Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Các vị thần trong huyền thoại Hi lạp cổ đại Nội dung và ý nghĩa tín ngưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.19 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

BÁO CÁO KHOA HỌC
Các vị thần trong huyền thoại Hi Lạp cổ đại : nội dung và ý nghĩa tín
ngưỡng

Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Lớp: K58 Văn học
Mssv: 13030039

Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp

Hà Nội - 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hà Nội, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp. Nguyễn Thị
Ngọc Bích tôi đã thực hiện đề tài “Các vị thần trong huyền thoại Hi Lạp cổ đại : nội
dung và ý nghĩa tín ngưỡng”
Để hoàn thành bài Báo cáo khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Đào Duy Hiệp đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện bài Báo cáo khoa
họctrong suốt quá trình qua. Xin cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất và cung
cấp tài liệu để tôi hoàn thành bài Báo cáo khoa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen công tác


nghiên cứu khoa học cũng như sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được
sự góp ý của Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để Niên luận hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC

Mở đầu............................................................................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................................8
5. Bố cục bài báo cáo khoa học.............................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. GIA PHẢ CÁC THẦN.........................................................................................................................9
TRONG HUYỀN THOAI HI LẠP.............................................................................................................................9
1.1. Sự hình thành Thế giới và các thần linh.........................................................................................................9
1.2. Hệ thống các thần nam và thần nữ..............................................................................................................14
1.3.Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THẦN NAM VÀ NỮ.........................................................................17
Tiểu kết................................................................................................................................................................20
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC THẦN...............................................................................20
1.1.NỘI DUNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC VỊ THÂN NAM TIÊU BIỂU........................................................................21
1.2.NỘI DUNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC VỊ THÂN NỮ TIÊU BIỂU...........................................................................31
1.3.Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỨC NĂNG.....................................................................................................................36
Tiểu kết................................................................................................................................................................38
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA TÍN NGƯỠNG.................................................................................................................39
CỦA CÁC VỊ THẦN..................................................................................................................................................39
3.1. Ý nghĩa tín ngưỡng của các vị thần trong đời sống và văn học Hi Lạp.........................................................39

3.2. Ý nghĩa tín ngưỡng của các vị thần với lịch sử nhân loại và nền văn học Thế giới......................................47
Tiểu kết................................................................................................................................................................54
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................56

3


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Hi Lạp cổ đại từ lâu đã trở thành một giá trị văn hóa phi vật thể quý giá của
nhân loại. Nó là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn của sáng tạo nghệ thuật. Hiếm có
một thần thọai nào trên thế giới lại luôn được tái sinh và thường xuyên có mặt trong
đời sống như thần thoại Hi Lạp. “Thần thoại Hi Lạp là tập hợp những huyền thoại và
truyền thuyết của người Hi Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản
chất của thế giới, và nguồn gốc cúng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo
của họ (wikipedia)”
Thế Giới van vật từ lâu đã trở thành một chủ đề tìm hiểu của loài người. Câu hỏi về
Thế giới xung quanh ta do đâu mà có và nó diễn biến như thế nào? là câu hỏi đã xuất
hiện kể từ khi con người biết tư duy và nó bám riết con người trong suốt chiều dài lịch
sử của nhân loại. Giống như những em bé luôn háo hức đặt ra cho người lớn những
câu hỏi không bao giờ dứt về mọi vật xung quanh chúng, các dân tộc khi mới hình
thành cũng đặt ra cho mình những câu hỏi về thế giới vạn vật để họ tự trả lời. Dường
như nhu cầu tìm hiểu ngọn nguồn của vạn vật là một nhu cầu tự nhiên của mỗi con
người và mỗi dân tộc. Và những câu trả lời sơ khai đó chính là triết lí nguyên thủy của
các dân tộc. Mỗi dân tộc đều có cách lí giải của riêng mình về nguồn gốc của thế giới.
Và mọt trong những dân tộc đã để lại cho loài người một cách lí giải độc đáo và sinh
động là dân tộc Hi Lạp. Cách lí giải của họ đã được thể hiện thành một hệ thống
truyền thuyết và thần thoại vô cùng hấp dẫn, góp phần làm phong phú tâm hồn nhân

loại. Người Hi Lạp đã khéo léo xây dựng những vị thần vĩ đại của họ, mọi sự vật, hiện
4


tượng đều được gán cho những sức mạnh thần bí, phi thường. Các câu chuyện thần
thoại được chia làm ba loại: loại thứ nhất là câu chuyện về gia hệ các thần (giải thích
sự hình thành của thế giới và loài người); loại thứ hai là câu chuyện về các thành bang
và các vị vua (kể về cuộc chiến đấu giữa các thành bang Hi Lạp) và loại thứ ba là các
câu chuyện về những vị anh hùng.
Trong đó “ những câu chuyện về gia hệ các thần” hay về hình tượng các vị thần là sự
biểu hiện rõ nhất sự sáng tạo, tín ngưỡng và đời sống tâm linh của người Hi Lạp cổ.
Hình tượng các vị thần trong sự sáng tạo của người Hi Lạp cổ không chỉ được xây
dựng bằng hình ảnh uy nghiêm tráng lệ mà họ còn có những tính cách rất con người.
Như nữ thần Hêra tuy là một nữ thần vô cùng xinh đẹp, là vợ thần Dớt toàn năng
nhưng cũng như nhiều bà vợ khác, Hêra là một bà vợ rất hay ghen còn thần Dớt lại là
người rất đa tình và say mê đàn bà. Có thể thấy người Hi Lạp cổ không chỉ có sự sáng
tạo phong phú mà họ còn khéo léo lồng ghép những đặc trưng của con người vào hình
tượng các vị thần của mình. Từ đó họ dễ dàng giải thích phát triển hình tượng các vị
thần mà họ tôn sùng.
Do có sự phát triển sớm của nền văn minh nên văn học thành văn của người Hi Lạp
cũng phát triển rất sớm. Và nó nhanh chóng hòa quyện với văn học dân gian. Rồi nhờ
có sự hòa quyện giữa hai hình thái văn học này mà thần thoại Hi Lạp rất mau chóng
được phổ biến rộng rãi sang các nền văn minh khác. Ngày nay ở nhiều nước trên Thế
giới và ở hầu hết các nước phương Tây, các tích thần thoại Hi Lạp đã xâm nhập vào
từng lĩnh vực của văn hóa và truyền thống của các nước đó, trở thành tài sản văn hóa
chung của cả nhân loại. Các hình tượng thần thoại Hi Lạp đã được các nước tiếp thu
và biến thành các hình tượng và các cách diễn đạt của riêng mình. Vì vậy việc nghiên
cứu hệ thống thần thoại Hi Lạp nói chung và nghiên cứu ý nghĩa hình tượng các vị
thần trong thần thoại Hi Lạp nói riêng sẽ là một điều bổ ích và lí thú cho tâm hồn mỗi
chúng ta.

Những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Các vị thần trong huyền thoại
Hi Lạp cổ đại : nội dung và ý nghĩa tín ngưỡng” cho bài Báo cáo khoa họccủa
mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
5


Các truyện kể thần thoại đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các thể loại của
văn học cổ Hi Lạp. Tuy nhiên chỉ có duy nhất cuốn sổ tay ghi chép tổng quát về thần
thoại còn lạo từ thời Hi Lạp cổ đại, đó là cuốn Bibliotheke (thư viện) của PseudoAppollodorus. Công trình này nỗ lực giải hòa những câu chuyện mâu thuẫn nhau của
các nhà thơ đương thời và cung cấp một tóm tắt lớn về thần thoại Hi Lạp. Hesiodos,
một người có thể cùng thời với Home (tác giả của hai anh hùng ca Iliade và Odyssée),
cung cấp trong Theogonía (nguồn gốc các vị thần) bản ghi chép đầy đủ nhất về các
huyền thoại Hi Lạp đầu tiên liên quan tới sự sáng tạo thế giới, nguồn gốc các vị thần,
các Titan và những người khổng lồ Gigantes,..
Các nhà sử học Herodotos và Diodorus Diculus cùng các nhà địa lí Pausanias và
Strabo, những người đã du hành khắp trong thế giới Hi Lạp và ghi chép về những câu
chuyện họ nghe được, cung cấp rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết địa phương,
cũng thường ghi lại những biến thể ít được biết đến. Đặc biệt Herodotos đã tìm kiếm
những truyền thống khác nhau mà ông giới thiệt và đã tìm thấy những nguồn gốc thần
thoại hay lịch sử trong sự đối chiếu giữa Hi Lạp và phương Đông. Trên cơ sở đó,
Herdotos cố gắng hòa giải các nguồn gốc và hỗn hợp các quan niệm văn hóa khác
nhau.
Các phát hiện khảo cổ học là một nguồn cung cấp nữa về các chi tiết trong thần thoại
Hi Lạp, với các thần và các anh hùng được mô tả nổi bật trong các trang trí của nhiều
đồ tạo tác. Các họa tiết trên đồ gốm của thế kỉ 8 trước Cn mô tả cảnh trong cuộc chiến
thành Troia cũng như các kỳ công của Herakles, nhiều trong số đó có niên đại sớm
hơn các tư liệu văn học trong cùng chủ đề. Thần thoại Hi Lạp đã có một ảnh hưởng
bao trùm từ văn hóa, văn học, nghệ thuật phương Tây và vẫn duy trì như một phần của
di sản và ngôn ngữ phương Tây. Nhiều nhà thơ và nghệ sĩ từ các thời kỳ cổ đại tới

hiện đại đã lấy cảm hững từ thần thoại Hi Lạp và khám phá những ý nghĩa và tính
thích đáng đương thời trong những chủ đề thần thoại này.
Xenophanes (khoảng 570-470 TCN) đã chỉ ra các hình ảnh thần minh – vốn là sản
phẩm của tâm trí con người – biến thể theo từng khu vực sinh sống khác nhau của con
người, ông phê phán kiểu lối con người thời nay hiểu và trình bày về thần minh theo
quan niệm thần nhân đồng hình. Hơn nữa, cần ghi nhận thêm rằng ông được xem là
6


nhà tư tưởng đầu tiên trong thế giới Hy-lạp cổ đại đưa ra giải trình về bản tính của thần
linh mà giải trình ấy có tính tích cực, phong phú và, phần nào đó, có tính hệ thống hơn
trước đây. Giải trình của ông một mặt cho thấy sự phê phán tính đa thần trong tôn giáo
thời bấy giờ, mặt khác còn khai dẫn đến quan niệm độc thần. Thêm vào đó, chính ông
cũng khuyến khích người dân tôn trọng thần linh. Sau Xenophanes là Carneades (214129 TCN). Ông không coi những bằng chứng luận lý mà phái Khắc Kỷ nêu dẫn để
chứng minh sự hiện hữu của thần minh là hoàn chỉnh; ngược lại, ông đã lập luận để
cho thấy các bằng chứng ấy thực sự chưa đủ. Tuy vậy, Carneades chấp nhận có sự
hiện hữu của các thần linh; hơn nữa, theo ông, việc thực hành niềm tin vào thần linh
còn là điều lợi bất cập hại.
Trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây của nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng
Nhân... phần thứ nhất Văn học cổ đại Hi Lạp do Nguyễn Thị Hoàng có viết: “Qua
những câu chuyện thần thoại của mình, người Hi Lạp đã tự lấy mình làm thước đo vũ
trụ”. Một tài liệu cần thiết dùng trong nhà trường Đại học nên tác giả chủ yeeys nói về
cách phân loại thần thoại, đặc điểm và giá trị nội dung nghệ thuật, chất thơ và trí tưởng
tượn trong thần thoại Hi Lạp mà chưa đi sâu làm sáng tỏ các khía cạnh cụ thể.
Nhiều công trình nghiên cứu và dịch giả đã quan tâm đến, Gorki nhận định “thần thoại
Hi Lạp như một công trình dệt gấm vóc bằng từ ngữ, xuất hiện từ thời tối cổ, những
sợi muôn màu nó lan khắp bốn phương, phủ trên trái đất một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ
lùng.”. Nó còn là một kho tàng điển tích vô tận giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà
hoạt động trong lĩnh vự văn chương, nghệ thuật sử dụng đạt những thành công rực rỡ.
Tiến sĩ Triết học Đinh Thanh Xuân trong bài nghiên cứu về “Thần thoại Hi Lạp với sự

hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hi lạp cổ đại” đã phân tích thần thoại
Hy Lạp với tính cách cội nguồn lý luận cho sự hình thành tư tưởng biện chứng trong
triết học Hy Lạp cổ đại. Theo tác giả, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã tiếp nhận có
phê phán những tư tưởng trong thần thoại Hy Lạp để xây dựng nên những học thuyết
nói chung và tư tưởng biện chứng nói riêng. Nói cách khác, giữa thần thoại và triết học
Hy Lạp cổ đại luôn có mối liên hệ mang tính phát sinh thể hiện ở sự thống nhất
phương pháp nhìn nhận thế giới. Từ đó có thể rút ra kết luận về sức ảnh hưởng của
thần thoại Hi lạp cổ đại với tư tưởng, quan niệm xã hội của người Hi lạp cổ.
7


Xuyên suốt chiều dài văn học phương Tây nói chung và văn học Hi Lạp nói chung,
hình tượng các vị thần trong tín người Hi Lạp cổ đại đã thu hút được sự quan tâm ,
nghiên cứu của hàng nghìn các độc giả trên Thế giới. Nó hiện diện ở hầu hết các tác
phẩm nghệ thuật và văn học Hi Lạp từ xưa đến nay. Có thể khẳng định rằng, thần thoại
Hi Lạp chính là nền tảng của nghệ thuật phương Tây. Vai trò nền tảng này không chỉ ở
thời kỳ cổ đại mà còn kéo dài, xuyên suốt lịch sử châu Âu, từ Phục Hưng, Tân cổ đến
hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu về các vị thần trong tín ngưỡng của người
Hi Lạp cổ còn góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu văn học Hi Lạp thời cổ đại một
cách đúng đắn và khoa học.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Niên luận tập trung nghiên cứu vào các vị thần có sự ảnh hưởng lớn và không thể bỏ
qua như: Thần Zeus, Thần biển Pôxâyđôn, Thần Hađêx, Thần ánh sáng Apôlô, Thần
đưa tin Hermêx, Thần chiến tranh Arêx, Thần ái tình Êrôx, Thần mặt trời Hêliôx, Nữ
thần Hêra, Artêmix - Nữ thần Săn bắn. Athêla - Nữ thần Thông thái, Aphrôđitê - Nữ
thần Ái tình và Sắc đẹp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn của bài niên luận, người viết chỉ sử dụng cuốn Thần thoại Hi Lạp bản dịch
, sưu tầm và biên soạn đầy đủ của Nguyễn Văn Dân ( Nxb Giáo dục) làm sơ sở để tái

hiện lại hình tượng các vị thần trong huyền thoại Hi Lạp cổ. Ngoài ra chúng tôi còn sử
dụng tài liệu chính thức của các webside uy tín về vấn đề tín ngưỡng và đời sống
người Hi Lạp cổ ( nguồn tham khảo sẽ được trích dẫn sau)
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập từ những tác phẩm có hình tượng các vị thần
của văn
học Hi Lạp, thu thập tài liệu từ Internet. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Từ
các tài liệu đã thu thập tiến hành nghiên cứu, phân tích và tổng hợp nội dung liên quan
đến đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu sẽ có sự góp ý, điều chỉnh từ giáo viên hướng dẫn
8


5. BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC
Mở đầu
Ch.1. Gia phả các thần trong huyền thoại Hi Lạp cổ đại
Ch.2. Nội dung chức năng của các vị thần
Ch.3. Ý nghĩa tín ngưỡng của các vị thần
Kết luận
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1. GIA PHẢ CÁC THẦN
TRONG HUYỀN THOAI HI LẠP

1.1. SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI VÀ CÁC THẦN LINH

9


Câu hỏi về nguồn gốc sự sống, sự ra đời của con người và sự hình thành của Thế giới

luôn là câu hỏi đầu tiên khi con người ý thức được sự tồn tại của mình. Chính vì vậy
mà người Hi Lạp cổ đại từ rất lâu đã sáng tạo ra những truyền thuyết kể về sự hình
thành Thế giới vạn vật. Nếu như ở Trung Quốc, có tích “ Nữ oa vá trời”, nếu như ở
Việt Nam có tích Âu cơ và Lạc Long Quân sinh ra 100 người con để giải thích về sự
tồn tại của con người thì truyền thuyết của người Hi Lạp cổ xưa kể rằng thế giới ban
đầu là một trạng thái hỗn mang, hồng hoang, vô biên, vĩnh hằng và chìm trong bóng
tối âm u, nó được hiện thân bằng một vị thần khởi nguyên mà người Hi Lạp gọi là thần
Khaôx (Khaos), trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là thần Hỗn Mang . Chính thần Hỗn
Mang này là nguồn gốc sự sống của vạn vật, trong đó có cả các vị thần bất tử đều sinh
ra từ thần Hỗn Mang vô biên. Cả nữ thần Gaia, tức nữ thần Đất, cũng được sinh ra từ
thần Hỗn Mang. Gaia là một nữ thần cường thịnh và phì nhiêu đem lại sự sống cho tất
cả những sinh vật nào sống trên cơ thể nữ thần, và vị nữ thần này thâu tóm cả một
miền đất rộng bao la vô bờ bến là Trái Đất. Còn ở trong sâu thẳm vô cùng dưới lòng
Trái Đất lại là nơi đẻ ra vị thần Tartarôx tối tăm – đó là vị thần Địa Ngục âm u khủng
khiếp. Từ vị thần Hỗn Mang Khaôx cũng sinh ra một vị thần có sức mạng vô biến nữa
là thần Ái Tình để đem lại sinh khí cho vạn vật, trong tiếng Hi Lạp vị thần này có tên
là thần Êrôx (Eros). Và thế là thế giới bắt đầu hình thành. Thần Khaôx vô biên còn đẻ
ra vị thần Tăm Tối vĩnh hằng , có tên gọi trong tiếng Hi lạp là thần Êrêbôx (Erebos),
rồi lại đẻ ra nữ thần Nix (Nyx), tức nữ thần Bóng Đêm đen tối. Còn cuộc hôn nhân
phối của nữ thần Nix với thần Êrêbôx lại sinh ra thần Không Khí và Ánh Sáng vĩnh
cửu của bầu trời xanh cao có tên là Aithe cùng với nữ thần Ban Ngày rạng rỡ vui tươi
có tên là Hêmera. Thần Aithe rọi chiếu ánh sáng lên toàn thế giới và từ đó đêm và
ngày bắt đầu nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn vĩnh cửu. Thế là, trong thần thoại
Hi Lạp, Tăm Tối và Bóng Đêm sinh ra Ánh Sáng và Ban Ngày chứ không phải ngược
lại.
Nữ thần Đất Gaia hùng mạnh và phồn thịnh lại sinh ra thần Bầu Trời trong xanh trải
rộng bao la, có tên trong tiếng Hi Lạp là thần Uranôx (Ouranos), vị thần này ra đời lại
dang rộng cánh tay bao bọc lấy cả Trái Đất rộng lớn. Như vậy là trong quan niệm của
10



người Hi Lạp cổ xưa thì đất sinh ra trời chứ không phải trời sinh ra đất, cho dù trời
rộng hơn đất rất nhiều. Sau đó nữ thần Đất Gaia lại sinh ra núi non hùng vĩ vươn mình
lên tận trời xanh, rồi lại sinh thêm ra thần Pôntôx (Pontos) hiện thân cho Biển Cả
mênh mông đổ nước tràn ra khắp bề mặt Trái Đất và quanh năm vỗ sóng ì ầm. Vậy là
trời, Núi, biển đều là con đẻ của đất và tất cả đều không có cha.
Uranôx kết hợp với mẹ mình là Nữ thần Đất Gaia sinh ra sáu người con trai (Titan) và
sáu người con gái, tất cả đều là các thần khổng lồ hùng mạnh và đáng sợ. Sáu nam
thần gồm có: Okeanos, Ceus, Hyperion, Japet, Cryos và Cronus. Sáu nữ thần là :
Tethys, Rhea, Themys, Mnemosyne, Phoibe, Thaya. Sau đó, Gaia lại sinh thêm Briare
và Gyas là hai thần nhân đại lực mỗi người có năm mươi đầu và một trăm tay.
Thần thoại Hi Lạp kể lại rằng sau đó vì tức giận các con mình mà thần Uranôx đạp hết
các con xuống vực thẳm Tartare, nhốt họ dưới đáy sâu trong lòng đất âm u, tức là
trong bụng nữ thần Đất Gaia, cấm không cho nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Gaia, mẹ
của họ vô cùng đau khổ vì gánh nặng trong bụng làm bà đau đớn. Tức giận, Gaia chế
ra một lưỡi hái và kêu gọi các con trả thù, nổi dậy chống lại cha. Tuy nhiên, các con bà
đều không dám làm theo lời mẹ, chỉ có người con út là Thần Cronus là dám nổi loạn
và được giao nhiệm vụ này. Cronus vớisự giúp đỡ của mẹ, đã chém cha mình là
Ouranos bị thương, bắt giam ông xuống Địa Ngục, sau đó thay thế Cha mình trị vì vũ
trụ. Máu của Ouranos chảy xuống đất sinh ra ba nữ thần Đại Nộ Furies.
Để trừng phạt tội lỗi của Cronus, Nữ thần Bóng Đêm Nix đã sinh một bầy thần khủng
khiếp: Thanatos - Thần Chết, Erys - Nữ thần Bất Hoà, Ates - Nữ thần Dối Trá, Kes Nữ thần Tàn Sát, Hypnos - Thần Ngủ cùng với bầy đoàn bóng ma tăm tối, Nemetys Nữ thần Báo Thù và nhiều thần khác. Các vị thần này chuyên đi gieo rắc nỗi kinh
hoàng, sự tan vỡ, dối trá, giao rắc sự tranh chấp và bất hạnh cho thế giớI mà Cronus đã
chiếm đoạt quyền ngự trị của cha mình.
Cronus lấy chị gái mình là Nữ thần Rhea và lên ngôi trị vì thay cho Uranôx. Với mặc
cảm giết cha, Cronus luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại lâu. Thần
bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi sẽ có lúc đến lượt các con mình sẽ nổi loạn lật
đổ thần như thần đã làm với chính cha mình. Thế là hễ Rhea sinh được người con nào,
11



Cronus lại nuốt ngay người ấy vào bụng không chút thương xót. Ba người con đầu là
Demeter, Hestia và Posiedon đều chịu số phận đó. Đến khi Rhea hạ sinh Zeus và Hera
thì Cronus chỉ nuốt được Hera còn Zeus thì bị Rhea đánh tráo bằng một cục đá. Sau đó
theo lời khuyên của mẹ là Gaia, Rhea bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên Địa Trung Hải.
Nàng giao Zeus cho các Nữ thần Sơn Thủy nuôi dưỡng. Đứa bé Zeus lớn lên trong sự
thương yêu chăm sóc của hai nữ thần; được bú sữa của con dê cái Amalthea; từng đàn
ong bay lên đỉnh núi và hai nữ thần Sơn Thủy lấy mật của chúng cho chàng; trong khi
đó các tu sĩ của Cybele thay nhau nhảy múa, ca hát ngăn không cho tiếng khóc của
Zeus lọt đến tai Cronus.
Khi bước vào tuổi trưởng thành, Zeus càng cường tráng khỏe mạnh và khôi ngô tuấn
tú. Sau khi biết chuyện về các anh chị của mình, Zeus đã nổi loạn buộc Cronus phải
nôn ra trở lại những người anh em của mình: đầu tiên là hòn sỏi thế mạng của Zeus
(sau này hòn đá được đặt tại Pytho trong khu thung lũng của Parnassus để làm dấu
hiệu cho những người chết) và cuối cùng là Pmphalos. Theo một số dị bản khác, Metis
đã cho Cronus uống một thứ thuốc gây nôn để bắt hắn ta nôn ra những đứa trẻ hoặc là
chính Zeus đã mổ dạ dày của Cronus để giải thoát cho anh em mình. Sau khi Zeus giải
thoát cho cả các chú, bác của mình, những người anh em của Cronus vốn bị nhốt dưới
Tartarus, là Gigantes, Hecatonchires và Cyclopes bằng cách giết chết người coi ngục
là nữ quỷ Campe. Để trả ơn, Cyclopes đã cho Zeus sấm và sét là những quyền năng
mà trước đây đã bị Gaia giấu đi. Rồi cùng với nhau, Zeus và các anh chị em cũng như
các Gigantes, Hecatonchires và Cyclopes đã đánh bại Cronus và những thần khổng lồ
Titan khác trong một cuộc chiến gọi là Titanomachy. Các thần khổng lồ Titan bại trận
sau đó lại bị nhốt vào lòng đất tăm tối gọi là Tartarus.
Sau trận chiến với các Titan, Zeus chia sẻ thế giới với các anh của mình là Poseidon và
Hades bằng cách rút thăm: Zeus cai trị bầu trời và không khí, Poseidon thì có mặt
nước và Hades là vua của âm phủ. Mẹ Đất cổ đại là Gaia không còn vai trò nữa mà
nhường lại cho ba người tuy theo quyền năng của mỗi người - điều này giải thích vi
sao Poseidon lại được gọi là "người gây động đất" (vị thần của động đất) và Hades
quản lý tất cả những người chết

12


Thấy các con mình liên tiếp thất bại trước các thần Olympos, nữ thần Gaia liền dùng
đến phương sách cuối cùng. Bà ăn nằm với thần Địa Ngục tối tăm Tartaros và đẻ ra
một quái thần gớm ghiếc có 100 cái đầu được gọi là quái thần Typhoeus. Với một trăm
cái đầu mẵng xà và thần hình vô cùng khổng lồ, con quái thần Typhoeus vừa ra khỏi
bụng mẹ đã cất lên những tiếng rú man dại làm rung chuyển cả không trung. Quanh
mình còn typhoon là những chiếc lưỡi lửa bốc cháy ngùn ngụt, còn mặt đất thì chao
đảo dưới sức nặng của bước chân nó. Với sức mạnh khủng khiếp, Typhoeus hùng hổ
kéo đến núi Olympos.
Các vị thần trên núi Olympos run lên vì sợ. Nhưng thần Zeus đã dũng mãnh lao vào nó
và thế là cuộc chiến bắt đầu diễn ra. Những lưỡi tầm sét tóe lửa trong tay thần Zeus,
còn những tiếng sấm của thần phát ra thì làm vỡ cả không trung. Mặt đất trở thành
biển lửa y như trong cuộc chiến trước đây với các vị thần Titan. Khi con Typhoeus đi
đến đâu thì nước biến bị sức nóng của nó làm sai lên sùng sục. Hàng trăm mũi tên lửa
do thần Zeus phóng ra thiêu rụi cả không trung, thậm chí đến cả những đám mây đen
mang giông bão cũng bị làm cho cháy rụi. Nhưng con quái thần typhoon dũng mãnh
đã bắt được thần. Nó cắt gân tay gân chân của thần và giam thần trong một chiếc hang
sâu trên đảo Xichilia (ngày nay thuộc Italia). Thần đưa tin Hermex cùng với con trai là
thần mục phu Pan đã tìm cách giải cứu cho thần Zeus. Hai cha con thần Hermex đã
đến gần Typhoeus và chơi đàn, thổi sáo cho nó nghe.Tiếng đàn lia của thần Hermex
làm cho quái thần typhoon mê mẩn. Thần Hermex còn bảo hắn là nếu lấy gân tay, gân
chân của một vị thần làm giây đàn thì tiếng đàn sẽ còn hay hơn nữa. Thần Typhoeus
ngốc nghếch liền lấy gân tay, gân chân của Zeus đưa cho Hermex. Thần Hermex liền
sai con bí mật mang gân đến nối lại cho thần Zeus. Vừa lấy lại được sức mạnh, thần
Zeus đã phóng ngay lưỡi tầm sét, thiêu rụi cả một trăm cái đầu của Typhoon. Thần
Zeus liền ném nó xuống nơi nó được sinh ra, vực thẳm Tartoros; rồi sau đó thần lấy
ngọn núi Etna chặn lên trên.
Ngay cả khi đã bị tống xuống Địa ngục tartaros, thì Typhoeusn vẫn là mối họa cho các

vì thần. Cơ thể nó luôn khuấy động cả lòng đất gây ra núi lửa phun trào. Tại đây, nó ăn
nằm với em gái mình là Ekhidna (Echidna), cũng là quái thần nửa đàn bà, nửa rắn và
13


đẻ ra một loạt quái vật : Chó ngao Kerberos, có nhiệm vụ canh cổng Âm phủ; Con hổ
dương xà Chimera; con Hydra xứ Lerne; Sư tử khổng lồ thành Nemea, con rồng
Ladon; con chó 2 đầu em song sinh với Kerberos, con Orthros và Nhân sư Sphinx.
Thế là một lần nữa các vị thần Olympos đã chiến thắng, và giờ đây sau thất bại của
quái thần Typhoeus hùng mạnh và đáng sợ, sẽ không còn ai dám đương đầu với sức
mạnh của họ nữa.
Các vị thần núi Olympos hay đơn giản gọi là các vị thần Olympos được dùng để chỉ
các vị thần thuộc phe thần Zeus trong cuộc chiến với các thần Titan. Trong tiếng Hy
Lạp, các vị thần này được gọi là Olympios Chẳng bao lâu sau khi lên ngôi vua của các
vị thần, Zeus lại phải chiến đấu cùng các người con khác của Gaia là các quái thú
Typhon và Echidna. Thần Zeus đã đánh bại Typhon và nhốt hắn dưới một ngọn núi
nhưng lại tha cho Echidna và con cái của nó để làm thành thử thách cho các anh hùng
trong tương lai.
Giành chiến thắng vinh quang trong cuộc tanh giành quyền cai trị thế giới, Zeus ngự
trên núi Ôlympôx ngập trong ánh hào quang để coi sóc muôn loài, vây quanh ông là cả
một bầy thần. Zeus cai trị thế giới bằng luật lệ và công lí, ban phát cho mọi người
niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau. Đó là cách lí giải về sự hình thành Thế giới và các vị
thần của người Hi lạp cổ đại.
1.2. HỆ THỐNG CÁC THẦN NAM VÀ THẦN NỮ
1.2.1. Hệ thống các thần nam
Sau đây là danh sách các vị thần nam được tìm hiểu trong bài niên luận, do hạn chế
của bài niên luận nên chúng tôi chỉ xin nêu rõ chức năng, tên gọi đầy đủ của các vị
thần được nhắc đến trong bài niên luận.
Tên La Chức năng


Thế



hệ

14


Jupiter

Là vua của các vị thần và người cai quản đỉnh Olympus; thần bầu trời và Thứ
sấm sét. Con út của Titan Cronus và Rhea. Biểu tượng bao gồm tia sét, đại nhất
bàng, cây sồi, quyền trượng và cái cân. Là em và chồng của Hera, dù vậy
ông có rất nhiều tình nhân.

Neptune

Chúa tể của biển cả, động đất và ngựa. Biểu tượng: ngựa, bò đực, cá heo Thứ
và cây đinh ba. Con giữa của Cronus và Rhea. Anh của Zeus và là em của nhất
Hades. Kết hôn với nữ thần biển Amphitrite, nhưng cũng như hầu hết các

Apollo

nam thần Hi Lạp, ông có khá nhiều tình nhân.
Thần ánh sáng, tri thức, âm nhạc, thơ ca, tiên tri và thuật bắn cung. Con Thứ
trai của Zeus và Leto. Biểu tượng: mặt trời, đàn lia (lyre), cung và tên, hai

Mercury


quạ, cá heo, sói, thiên nga và chuột. Anh song sinh với Artemis
Người đưa tin của các thần; thần thương nghiệp và trộm cắp. Biểu tượng: Thứ
y hiệu (quyền trượng có hai con rắn quấn nhau), mũ và đôi dép có cánh, hai
cò và rùa (thần từng dùng mai rùa để chế tạo ra đàn lia). Con trai của Zeus
và tiên nữ Maia. Vị thần trẻ thứ hai của đỉnh Olympus, chỉ lớn tuổi hơn
Dionysus. Kết hôn với Dryope, con gái của Dryops. Pan, con trai họ trở

Mars

thành thần thiên nhiên và chúa tể của các thần rừng.
Thần chiến tranh, bạo lực và chém giết. Biểu tượng: lợn rừng, rắn, chó, Thứ
kền kền, giáo và khiên. Con trai của Zeus và Hera. Tất cả các vị thần khác hai
đều khinh thường ông, trừ Aphrodite. Tên Latin của ông, Mars, là gốc của

Cupid

từ "martial."
Thần của tình yêu dục tính và cái đẹp, còn được coi là thần sinh sản. Con Thứ
trai của Aphrodite và Ares. Thần thường được miêu tả mang bên mình cây ba
đàn lia hoặc cung và tên, kèm theo cá heo, hoa hồng và ngọn đuốc.

hoặc
Nguyê
n thủy

Vulcan

Thần thợ rèn và thợ thủ công của các thần; thần lửa và luyện kim. Biểu Thứ
tượng: lửa, cái đe, rìa, lừa, búa, cái kẹp và chim cút. Con trai của Hera hai
hoặc của Hera và Zeus. Kết hôn với Aphrodite, tuy nhiên khác với các ông

chồng khác, ông hiếm khi nào lăng nhăng bên ngoài. Tên Latin của ông,

Bacchus

Vulcan, là gốc của từ "volcano" (núi lửa).
Thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc. Thần bảo trợ của nghệ thuật sân khấu. Thứ

15


Biểu tượng: rượu nho, dây trường xuân, cốc rượu, hổ, báo đen, báo đốm, hai
cá heo và dê. Con trai của Zeus và công chúa thành Thebe Semele. Kết
hôn với công chúa đảo Crete Ariadne. Vị thần trẻ nhất đỉnh Olympus,
Helios

cũng là vị thần duy nhất có mẹ là người trần.
Helios là con của hai Titan: Hyperion và Theia và là anh của nữ thần Mặt Thứ
Trăng Selene và nữ thần bình minh Eos. Helios được miêu tả là một vị hai
thần đẹp trai với vầng hào quang của tia nắng Mặt Trời trên đầu, cưỡi một
chiếc xe ngựa đi trên bầu trời. Là thần ban phát cho Trái Đất ánh sáng ,

hơi ấm và sự sống
Bảng 1.1: Hệ thống các vị thần nam (Nguồn tham khảo: Danh sách các nhân vật thần
thoại Hi Lạp, Wikipedia tiếng Việt)
1.2.2. Hệ thống các thần nữ
Tên

Tên

Chức năng


Thế hệ

Hi Lạp
Hera

La Mã
Juno

Nữ hoàng của các thần; nữ thần hôn nhân và gia đình. Biểu Thứ
tượng: chim công, quả lựu, vương miện, chim cu, sư tử và bò nhất
cái. Con gái út của Cronus và Rhea. Chị và vợ của Zeus. Vì là
thần hôn nhân nên bà thường đi trả thù những tình nhân và

Artemis

Diana

con riêng của Zeus.
Trinh nữ và nữ thần săn bắn, trinh tiết, trẻ sơ sinh, thuật bắn Thứ hai
cung, Mặt Trăng và muôn thú. Biểu tượng: Mặt Trăng, hươu,
chó săn, gấu cái, rắn, cây bách, cung và tên. Con gái của Zeus

Athena

và Leto, em song sinh với Apollo.
Minerva Trinh nữ và nữ thần trí tuệ, thủ công, quốc phòng và chiến Thứ hai
tranh chính nghĩa. Biểu tượng: cú và cây olive. Con gái của
Zeus và Hải tinh (Oceanid) Metis. Athena trưởng thành phóng
ra từ đầu của Zeus với đầy đủ trang bị vũ khí sau khi Zeus


Aphrodite

Venus

nuốt mẹ bà.
Nữ thần tình yêu, sắc đẹp và dục vọng. Biểu tượng: Bồ câu, Thứ hai
chim chóc, táo, ong, thiên nga, mía và hoa hồng. Con gái của hoặc từ
Zeus và Hải tinh Dione, hoặc cũng có thể sinh ra từ bọt biển thế hệ
sau khi máu của Uranus nhỏ xuống biển và mặt đất khi bị đứa Titan
con út Cronus đánh bại. Kết hôn với Hephaestus, dù vậy bà

16


cũng có nhiều chuyện yêu đương bên ngoài, đáng chú ý nhất
là với Ares. Tên bà là gốc của từ "aphrodisiac", và tên Latin
Demeter

Ceres

của bà là gốc của từ "venereal" (giao phối).[B]
Nữ thần sinh sản, nông nghiệp, tự nhiên và mùa màng. Biểu Thứ
tượng: chó con, lúa mì, ngọn đuốc và heo. Con gái giữa của nhất
Cronus và Rhea. Tên Latin của bà, Ceres, là gốc của từ

"cereal" (ngũ cốc).
Bảng 1.2: Hệ thống các vị thần nữ ( Nguồn tham khảo: Danh sách các nhân vật thần thoại Hi
Lạp, Wikipedia Tiếng Việt)


1.3. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THẦN NAM VÀ NỮ
1.3.1. Tương quan : số lượng thần nam / thần nữ
Số lượng của các thần nam và thần nữ trong huyền thoại Hi Lạp cổ đại tương đối
giống nhau. Về phạm vi nghiên cứu của bài Niên luận thì số lượng các vị thần nam
nhiều hơn số lượng các vị thần nữ. Cụ thể, bài niên luận nghiên cứu 13 vị thần tiêu
biểu, trong đó có 8 vị thần nam và 5 vị thần nữ. Đây đều là các vị thần có ý nghĩa to
lớn về mặt biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần không thể không nhắc đến. Zeus là vị
thần đứng đầu với tư cách là chủ nhân của sấm sét và giữ quyền cai quản Thượng
Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung thần Zeus và các anh chị em
của mình. Tuy nhiên Zeus vẫn là vị thần ngự ở trên cùng.
1.3.2. “Nghề nghiệp”, vai trò của thần nam/thần nữ
Huyền thoại Hi Lạp cổ đại có rất nhiều các vị thần và mỗi vị thần xuất thân từ một phả
hệ riêng, theo đuổi những mối quan tâm khác nhau, có một thẩm quyền nhất định, và
có cả một cá tính độc nhất. Vai trò của mỗi vị thần nam, thần nữ đều gắn với một khía
cạnh riêng biệt của cuộc sống và là người bảo hộ cho con người ở khía cạnh đó. Vai
trò , chức năng của mỗi vị thần gắn với ước mong cuộc sống yên ổn thanh bình của
người Hi Lạp cổ đại. Như thần Zeus là vị thần tối cao và là người duy nhất biết mọi
việc trên trời dưới đất, người trừng trị những kẻ xấu xa và ban phước lành cho người
tốt. Thần Poseidon – anh trai của thần Zeus nắm quyền cai quản mọi vùng nước biển
trên Trái Đất. Thần Apollo là vị thần của ánh sáng, tri thức, âm nhạc, thơ ca, tiên tri và

17


thuật bắn cung,..... Các vị thần nam thiên về chức năng cai trị có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của con người như: chiến tranh, ánh sáng, biển cả,... Còn các vị thần nữ
thiên về các chức năng ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của con người. Như nữ thần
Hera là thần của hôn nhân và gia đình, nữ thần Aphrodite là nữ thần của tình yêu, sắc
đẹp và dục vọng, nữ thần Demeter là nữ thần sinh sản, nông nghiệp, tự nhiên và mùa
màng. Sự xuất hiện của các thần thiên về bảo trợ cho cuộc sống của con người như:

thần chiến tranh Ares, thần tình yêu Eros, nữ thần hôn nhân và gia đình Hera, nữ thần
thông thái Athena, nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite là biểu tượng cho cuộc sống
tinh thần của con người. Chiến tranh , tình yêu, trí tuệ và sắc đẹp,.. những phạm trù
không thể thiếu trong cuộc sống của con người đều đã được người Hi Lạp cổ đại chú
trọng xấy dựng, họ không chỉ xấy dựng nên hình tượng của các vị thần mà còn sáng
tạo nên những câu chuyện về họ, làm nổi bật lên tính cách riêng của mỗi vị thần từ đó
giải thích công việc, tính cách của họ. Chức năng của mỗi vị thần là khác nhau, họ có
sức mạnh riêng và không ai thay thể được ai, họ làm việc dựa trên tinh thần vốn có của
phạm trù mà họ bảo trợ. Chức năng của các vị thần gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của
con người, không ở đâu người ta có thể tìm thấy lời lí giải cho các hiện tượng thiên
nhiên và đời sống con người chặt chẽ và có hệ thống như huyền thoại Hi Lạp cổ đại..
Người Hi Lạp cổ đại đã phân biệt rõ vai trò của các vị thần nam và thần giống như vai
trò của đàn ông và phụ nữ trong xã hội. Người đàn ông thường có vóc dáng và sức
mạnh khỏe khoắn, có thế tham gia vào việc chiến đấu, còn phụ nữ vẫn được xem là
hình ảnh “ chân yếu tay mềm” nên họ chỉ tham gia vào những công việc trong gia đình
như nuôi dạy con cái, sản xuất lương thực, thực phẩm. Cũng chính vì vậy mà hình
tượng các vị thần nam và thần nữ có sự phân biệt về chứ năng và vai trò. Trong đó các
vị thần nam là biểu tượng cho sức mạnh và các vị thần nữ là biểu tượng cho sự khéo
léo và vẹn tròn.
1.3.3. Rút ra ý nghĩa về các mối tương quan trên
Vấn đề trọng nam khinh nữ luôn là vấn đề được nghiên cứu, bình luận và đề cập trong
rất nhiều các nghiên cứu khoa học cũng như các diễn đàn xã hội và là vẫn đề được đề
cập từ xưa đến nay. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là phổ biến ở cả Đông và Tây. Tư
18


tưởng này có nguồn gốc xã hội của nó. Từ xa xưa cho đến bây giờ đa số còn quan
niệm ngưòi đàn ông là trụ cột của gia đình. Thời trước, chỉ có đàn ông mới có quyền
làm các công việc tế lễ thần linh. Thêm vào đó là chỉ có con trai mới có quyền thờ
phụng ông bà. Trong những cuốn Kinh thánh cổ xưa của đạo Thiên Chúa cũng luôn

nêu ra vấn đề: “Đàn bà có linh hồn như đàn ông không?” Họ cho rằng chỉ có bào thai
con trai mới có phần hồn nhập vào. Ở Ân Độ người ta ăn mừng rất lớn khi sinh con
trai. Nhà nào sinh con gái, người bố lặng lẽ không nói cho ai biết. Họ hàng có biết
cũng không dám thăm hỏi, đối xử như là người dưng. Ngoài các lý do tập tục, còn có
một lý do nữa khiến người ta muốn có con trai. Đó là vì loài người nói chung đang
sống trong chế độ phụ hệ, tuy ngày nay tư tưởng phụ hệ có biến đổi ít nhiều nhưng
nam giới vẫn được coi trọng hơn nữ giới. Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ
đại là sự chia phân chia giữa người tự do và nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và
nữ giới, sự ít phân biệt địa vị xã hôi dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn
giáo. Dựa vào sự tương quan giữa số lượng các vị thần nam và thần nữ cũng như vai
trò của các vị thần nam so với thần nữ có thể thấy Người Hi Lạp cổ đại coi trọng nam
giới hơn phụ nữ. Thậm chí Aristotle còn cho rằng phụ nữ là “ phiên bản biến dạng của
đàn ông”. Nhất là trong hoàn cảnh xã hội Hi Lạp cổ đại xảy ra nhiều cuộc chiến thì
vai trò của người đàn ông lại càng được coi trọng. Trong xã hội Hi Lạp ngày xưa,
người phụ nữ có vai trò nuôi dạy con cái tốt để nam giới có thời gian huấn luyện thành
lính và tham gia chiến trận. Như đã đề cập, các vị thần trong huyền thoại Hi Lạp cũng
chính là tượng trưng cho đời sống vật chất và tinh thần của người Hi Lạp cổ đại nên
rất dễ để nhận ra người Hi Lạp cổ đại đã ưu tiên cho các vị nam những đặc quyền về
sức mạnh nhiều hơn các vị thần nữ. Vị thần tối cao là Zeus- là vị thần nam, là thần
nắm quyền cai trị thế giới và có vai trò to lớn trong tín ngưỡng thờ cũng của người Hi
Lạp cổ đại. Bên cạnh Zeus tối cao là vị thần Hera, tuy nhiên Hera chỉ được coi là vị nữ
thần đứng sau Zeus, bởi lẽ hình tượng của người phụ nữ trong xã hội xưa không thể
thay thế cho hình tượng dũng mãnh của các vị thần nam. Vậy là người Hi Lạp xưa đã
sử dụng hình ảnh chân thực ngay trong xã hội để xây dựng nên hình tượng các vị thần
linh. Người đàn ông trong xã hội xưa luôn được coi trọng và đề cao hơn các vị thần
19


nữ. Cũng chính vì vậy mà các vị thần nam và thần nữ cũng được xây dựng phù hợp
với quy cách của xã hội. Các vị thần nắm quyền lực cai quản âm phủ, biển cả, ánh

sáng (những thứ từ tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống con người) cũng là các
vị thần nam. Các vị thần nữ tuy có số lượng khá đông đảo nhưng hầu như họ có vai trò
bảo hộ cho đời sống tâm linh của con người về sức khỏe, tình yêu , mùa màng. Có thể
kết luận, người Hi Lạp xưa coi trọng đàn ông hơn phụ nữ, vì vậy khi sáng tạo nên các
vị thần, họ đã có sự phân chia rõ ràng về chức năng của các vị thần nam và thần nữ.
TIỂU KẾT
Trong chương 1, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu sự hình thành Thế giới và các vị thần
linh, chỉ ra chức năng chính của các vị thần tiêu biểu. Phân tích sự tương quan số
lượng giữa các vị thần nam và thần nữ và rút ra kết luận về mối liên hệ giữa sự tương
quan đó với đời sống của người Hi Lạp cổ đại. Từ đó có thể thấy được người Hi Lạp
cổ đại đã xây dựng thế giới thần linh một cách sáng tạo, chặt chẽ và thế giới đó thể
hiện quan niệm, đời sống xã hội của người Hi lạp. Huyền thoại về sự hình thành thế
giới và các vị thần linh đã mở đầu cho kỉ nguyên phát triển đời sống tâm linh của con
người. Thần Zeus với cuộc đấu tranh giành lại thế giới chính là cuộc đấu tranh chính
nghĩa thế hiện cho mục đích chiến đấu cao cả vì hòa bình của con người. Sự tương
quan giữa hệ thống thần nam và thần nữ, giữa việc phân chia vai trò khác nhau giữa
thần nam và thần nữ đều phản ánhđời sống xã hội và tín ngưỡng của người Hi Lạp cổ
đại với quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Nghiên cứu về huyền thoại các vị thần Hi
Lạp chính là nghiên cứu về đời sống xã hội và tâm linh của người Hi Lạp cổ đại.
Chuyển sang chương 2, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu và phân tích sự hình thành của
các vị thần cũng như chức năng của từng vị thần.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC THẦN

20


1.1. NỘI DUNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC VỊ THÂN NAM TIÊU
BIỂU


1.1.1. Thần Zeus
Zeus đóng một vai trò thống trị, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hi
Lạp cổ đại. Là con út của Titan Cronus và Rhea. Biểu tượng bao gồm tia sét, đại bàng,
cây sồi, quyền trượng và cái cân. Là em và chồng của Hera, dù vậy ông có rất nhiều
tình nhân. Zeus đã sinh ra rất nhiều các anh hùng và xuất hiện trong rất nhiều các câu
chuyện của họ. Xét về nghĩa nào đó, Zeus là hiện thân của tín ngưỡng tôn giáo Hi Lạp
và là vị thần nguyên mẫu của Hi Lạp. Với tư cách là chủ nhân của sấm xét, thần Zeus
giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung
của Zeus và các anh chị em của mình. Mặc dù phân chia quyền lực như vậy , nhưng
ngự ở tên cùng vẫn là thần Zeus. Thần là người cai quản tối cao đối với số phận của cả
thần linh lẫn người trần , là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ đó trật tự vĩnh
viễn thiết lập trong vũ trụ với thần Zeus là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài,
không có sự tách biết giữa các vị thần và loài người. Ngự trên đỉnh núi Olympus, thần
Zeus ban phát số phận cho cho loài người, củng cố luật lệ và quy tắc trên toàn trái đất.
Số phận của tất cả mọi người đều nằm trong tay thần Zeus: sung sướng hay bất hạnh,
thiện hoặc ác, sống hay chết, tất cả đều phụ thuộc vào Zeus. Trước cửa cung điện của
Zeus có hai chiếc vại lớn: một chiếc đựng quà thiện, một chiếc đựng quà ác. Hàng
ngày Zeus sai lấy quà trong hai chiếc vại này đem phân phát cho mọi người trần. Thật
khốn thay cho người trần nào được Zeus ban cho toàn những món quà lấy ở chiếc vại
ác. Và thật khốn thay cho kẻ nào vi phạm luật lệ do thần đặt ra trên Trái đất và không
tuân thủ các quy định của thần. Zeus cai trị thể giới bằng luật lệ và công lí, ban phát
cho mọi người niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau. Mặc dù Zeus là người phân chia hạnh
phúc và đau khổ cho mọi người, nhưng số phận của họ lại do các nữ thần Số Mệnh
Môria quyết định một cách không khoan nhượng. Họ bao gồm ba người có tên là
Clôthô, Lakhêxix và Atrôpôx, tất cả cũng đều sống trên núi Olympus và ngay cả số

21


phận của Zeus cũng nằm trong tay họ. Cả người trần và thần linh cũng đều phải chịu

sự quy định của số mệnh. Không ai có thể cưỡng lại được quyền lực không khoan
ngượng của số mệnh. Không thế lực nào có thể thay đổi được những gì đã được số
mệnh sắp đặt trước cho thần linh và người trần.
Zeus có vợ và cũng là chị của người là nữ thần Hera, tuy nhiên Zeus lại có hàng chục
tình nhân khác. Dù có khi Zeus cũng nhỏ nhen và hiểm độc nhưng thần cũng là người
công bằng. Có thể minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là thần đã giúp đỡ cho vua
Atreus và việc thần giết chết Capaneus vì sự kiêu ngạo của ông này. Thần cũng là
người bảo vệ cho những người khách lạ, những người du hành đối với những ai muốn
làm hại họ.Zeus biến Pandareus thành một hòn đá vì tội đã dám trộm cắp một con chó
bằng đồng thiếc từ một trong những ngôi đền thờ thần ở đảo Crete. Zeus giết
Salmoneus bằng một tia sét vì đã cố ngang hàng với Zeus bằng cách cưỡi một cỗ xe
ngựa bằng đồng thiếc và giả làm ra sấm ầm ĩ.
Khi còn là một đứa trẻ, Zeus có một người bạn là Celmis. Nhiều năm sau đó, Hera bị
xúc phạm bởi trò hề của Celmis nên bà đã yêu cầu Zeus biến anh ta thành một cục sắt
hay kim cương và Zeus đã làm điều đó. Zeus biến Periphas thành một con đại bàng
sau cái chết của ông này như một phần thưởng cho sự chính trực và công bằng.Tại lễ
cưới của Zeus và Hera, một tiên nữ tên là Chelone đã từ chối tham dự và Zeus buộc
tiên nữ này phải im lặng vĩnh viễn.Khi Memnon chết, Zeus cảm thấy thương xót mẹ
ông ta là Eos, nữ thần bình minh và ban phép cho ông ta thành bất tử. Zeus quyết định
gả Aphrodite cho Hephaestus để tránh các cuộc tàn sát lẫn nhau giữa các thần mê đắm
nhan sắc của nữ thần sắc đẹp. Zeus và Hera biến vua Haemus và hoàng hậu Rhodope
thành những ngọn núi(các ngọn núi vùng Balkan, hay Stara Planina và các ngọn núi
Rhodope theo thứ tự) vì tính tự cao tự đại của họ. Zeus biến Atalanta và Hippomenes
(hay Melanion) thành sư tử vì họ đã có hành vi tính dục trong đền thờ của thần. Zeus
làm Tiresias mù nhưng đồng thời cũng ban cho ông ta món quà là khả năng tiên tri (dù
theo một số bản khác thì chính Hera mới là người làm Tiresias bị mù). Zeus trừng phạt
Hera bằng cách treo bà bằng các ngón chân lơ lửng giữa trời.Zeus trừng phạt
Prometheus bằng cách xiềng Prometheus vào một ngọn núi và hàng ngày cho con đại
22



bàng của mình xuống mổ bụng, ruột gan vì Prometheus đã lấy trộm lửa của các vị thần
rồi trao cho con người. Zeus thỉng thoảng biến thành đại bàng và bắt các chàng trai
đẹp lên đỉnh Olympus làm người hầu rượu cho các vị thần trong các bữa tiệc.
Như vậy, thần Zeus có chức năng quan trọng nhất và là vị thần hàng đầu trong huyền
thoại Hi Lạp cổ đại.
1.1.2.

Thần biển cả Poseidon

Poseidon là 1 trong 12 vị thần ngự trị trên đỉnh Olympia trong Thần thoại Hi Lạp, là vị
thần cai quản biển cả, và "người rung chuyển Trái Đất", điều khiển các trận động đất,
gây ra bởi các thần mã của Poseidon. Poseidon là con trai thứ hai của Cronus và Rhea.
Ông bị Cronus nuốt khi sinh ra sau đó được Zeus cứu thoát cùng anh chị em khác của
mình. Tuy nhiên trong một số phiên bản của câu chuyện, giống như em trai Zeus, ông
không chịu số phận như những người anh chị em khác của mình. Ông đã được mẹ của
mình là Rhea cứu thoát bằng cách giấu ông trong một đàn cừu và giả vờ đã sinh ra một
con lừa con và bà đưa cho Cronus ăn tươi nuốt sống.Theo John Tzetzes, các bà đỡ của
Poseidon là Arne, đã không nói nơi giấu ông khi Cronus tìm kiếm; theo Diodorus
Siculus, Poseidon được nuôi dưỡng bởi Telchines trên đảo Rhodes, cũng như Zeus đã
được nuôi dưỡng bởi Korybantes trên đảo Crete.
Theo một tài liệu tham khảo duy nhất trong Iliad, khi thế giới bị phân chia cho 3 anh
em, Zeus nhận được bầu trời, Hades nhận thế giới dưới lòng đất và Poseidon nhận biển
cả. Trong Odyssey, Poseidon có một ngôi nhà ở Aegae. Poseidon được miêu tả với
hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi với mái tóc xoăn và bộ râu bạc. Những vị thần
biển Rodon trong thần thoại Illyria, Nethuns trong thần thoại Etrusca, và Neptune
trong thần thoại La Mã đều tương tự như Poseidon. Poseidon là anh trai của Thần
Zeus, em trai của Hades. Ông là vị thần hộ vệ cho nhiều thành phố của Hy lạp, mặc dù
bị mất quyền bảo vệ Athens vào tay của Athena. Lục địa bí ẩn Atlantis được chọn là
thủ phủ của ông. Với vẻ đẹp rực rỡ của một vị thần hùng mạnh cai trị biển cả,

Poseidon có một cung điện tráng lệ nguy nga dưới đáy biển sâu. Mỗi khi Thần
Poseidon trầm lặng, uy nghi ngồi trên chiếc xe do những con hải thần mã dũng mãnh
kéo chạy trên mặt biển mênh mông, khi đó thì sóng biển dạt sang hai bên nhường
23


đường cho thần, xung quanh có những con cá heo nhào lộn đón mừng và từng đàn cá
tung tăng bám theo cỗ xe thần thánh. Khi Poseidon khua chiếc đinh ba xuống mặt
nước thì biển cả dậy sóng, bão tố kinh hoàng, gây nên những cơn địa chấn rung
chuyển mặt đất. Nhưng khi thần chĩa đinh ba lên đầu các ngọn sóng thì chúng ngoan
ngoãn dịu đi. Bão tố ngừng thổi và mặt biển trở nên êm dịu hiền hoà như cũ.Bão tố
ngừng thổi và mặt biển trở lại hiền hòa trong xanh như mặt gương bao la. Chính tay
Poseidon chặt ngang các lục địa tạo thành những eo biển, cửa sông. Thần cũng tự tay
phát ra các mạch nước nguồn, làm nổi lên những hòn đảo ngoài biển khơi. Cũng chính
Poseidon đã giữ gìn cho các lục địa khỏi sụp đổ.
Vợ của thần là nữ thần Amphotorite xinh đẹp, con gái của thần biển già nua Nereus, bị
Poseidon bắt cóc. Trước đây, một hôm di dạo bằng xe ngựa trên mặt biển, thần nhìn
thấy nàng trên bờ đảo Nacsos đang nhảy mua vui đùa cùng các chị em của nàng cũng
là các nữ thần biển. Poseidon đem lòng yêu nàng và muốn bắt cóc nàng về làm vợ.
Nhưng nàng chạy trốn đến lâu đài của thần Atlas, một vị thần khổng lồ Titan làm
nhiệm vụ gánh đỡ bầu trời. Poseidon đã mất bao nhiêu thời gian tìm kiếm mà không
tìm ra nàng Amphotorite xinh đẹp. Cuối cùng, một con cá heo tiết lộ chỗ ở của nàng
cho thần biết. Để đền ơn, Poseidon đã cho con cá heo thành mọt chòm sao trên trời.
Sau đó thần bắt Amphorite về làm vợ.
Từ đó Amphorite sống với Poseidon trong cung điện của thần dưới đáy biển sau. Xung
quanh Poseidon là một bầy thần biển luôn sẵn sàng đợi lệnh của thần. Trong đó có cả
con trai của Poseidon tên là Toriton. Chàng có một chiếc tù và bằng vỏ ốc biển mà mỗi
khi chàng thổi mạnh thì bão tố khủng khiếp nổi lên ầm ầm. Trong số các thần biển còn
có bốn mươi chín nữ thần biển gọi là các nữ thần Neraydes, đều là các chị em xinh đẹp
của Amphorite.

Chúng ta đã biết tới thần Zeus là thần thống trị bầu trời còn thần thống trị biển cả
chính là thần Poseidon.
1.1.3.

Thần ánh sáng Apollo

Apollo là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hi Lạp, thường được
thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Thần
24


là con ngoại hôn của thần Zeus và nữ thần Leto. Em song sinh của Apollo là nữ thần
săn bắn Artemis. Trong các tác phẩm của Homer, Apollo thường được gọi là vị thần
bắn xa muôn dặm. Trong thời kỳ sau Apollo thường được đồng nhất với thần Mặt Trời
Helios. Apollo là người có quyền năng chi phối bệnh tật, vẻ đẹp, ánh sáng, việc chữa
bệnh, những người khai hoang, y học, thuật bắn cung, thơ ca, tiên tri, nhảy múa, lý trí,
sức mạnh lý trí, các pháp sư và là thần hộ mệnh cho các bầy hay đàn thú nuôi. Khi
Hera phát hiện ra rằng Leto đang mang thai với Zeus, chồng mình, bà bèn cấm Leto
sinh con trên mặt đất trên lục địa hay bất cứ một hòn đảo nào trên biển. Trong khi lang
thang khắp nơi, Leto tìm được một hòn đảo mới nổi lên trên mặt biển gọi là đảo Delos
thỏa mãn tất cả các yêu cầu khắc nghiệt của Hera và sinh con trên đó. Cả hòn đảo
được rất nhiều thiên nga vây quanh. Sau đó, Zeus tìm cách bảo vệ Leto; ông đưa bà
xuống đáy đại dương. Hòn đảo Delos sau này là nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm
dành cho Apollo. Trong một dị bản khác của câu chuyện, Hera đã bắt cóc Ilithyia, nữ
thần của việc sinh sản, để không cho Leto sinh con. Các thần khác đã lừa Hera để bà
thả cho Ilithyia đi bằng cách đưa cho bà một sợi dây đeo cổ dài 9 yard bằng hổ phách.
Theo truyền thuyết, Artemis là người ra đời trước và sau giúp đỡ mẹ sinh ra Apollo.
Một bản khác thì nói rằng Artemis đã chào đời trước Apollo một ngày trên đảo
Ortygia và rồi bà giúp mẹ mình vượt biển đến đảo Delos sinh ra Apollo một ngày sau
đó. Apollo được sinh ra vào ngày 7 của tháng Thargelion theo tín ngưỡng của đảo

Delos hay là tháng Bysios theo tín ngưỡng của thành phố Delphi. Ngày 7 và ngày 20
là những ngày của trăng non và trăng tròn sau đó đã là những ngày mà người ta tiến
hành thờ cúng thần.
Những vật tượng trưng phổ biến nhất của Apollo là đàn lia và cây cung. Đại hội thể
thao Pythian được tổ chức mỗi 4 năm một lần tại Delphi để tỏ lòng ngưỡng vọng của
người Hy Lạp đối với Apollo. Vòng nguyệt quế được dùng để làm vật tế thần và làm
vương miện biểu trưng cho chiến thắng tại Đại hội. Cây cọ cũng là một loại cây được
sùng kính vì Apollo được sinh ra dưới một cây cọ ở Delos. Những loài vật được dùng
để cúng tế thần bao gồm sói, cá heo và trứng của chúng, thiên nga, châu chấu (tượng
trưng cho âm nhạc và ca khúc), chim ưng, quạ, rắn (tượng trưng cho quyền năng của
25


×