Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chọn 1 vấn đề mà bạn cho là thú vị trong 1 tác phẩm chuyển thể ( phim Life of Pi) để phân tích giá trị thẩm mĩ và hiệu quả của nó.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 6 trang )

Họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Mssv: 13030039
Ngày sinh: 10-2-1995
Lớp: K58 Văn học
Tiểu luận cuối kì
Môn: Chuyển thể kịch bản trong nghệ thuật điện ảnh
Đề bài: Chọn 1 vấn đề mà bạn cho là thú vị trong 1 tác phẩm chuyển
thể để phân tích giá trị thẩm mĩ và hiệu quả của nó.
Bài làm:
Cũng giống như đọc sách, vẽ tranh, nghe nhạc, xem phim là một trong
những phương thức giải trí độc đáo. Có những bộ phim đem lại tiếng cười,
có những bộ phim thì lấy đi nước mắt của người xem và cũng có những bộ
phim để lại những cảm xúc sâu sắc còn đọng mãi trong lòng người xem. “
Life of Pi” là một bộ phim như thế, dù đã xem đi xem lại bao nhiêu lần, trải
qua bao nhiêu trạng thái cảm xúc thì bộ phim vẫn đem lại những ấn tượng
khó phai trong lòng người hâm mộ. Chi tiết cuối cùng của cuộc hành trình
trở về với cuộc sống của Pi cũng là chi tiết in đậm nhất trong tâm trí của
tôi, là chi tiết thú vị và có giá trị thẩm mĩ cao.
“Life of Pi” là một tiểu thuyết của nhà văn người Canada Yann Martel,
được xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản Knopf Canada. Năm 2002, cuốn
sách giúp tác giả giành được giải Man Booker. Năm 2003, văn bản tiếng
Anh, Life of Pi, được chọn cho giải Canada Reads và văn bản tiếng Pháp,
L'Histoire de Pi, được chọn cho giải Le combat des livres; cả hai giải là của
CBC Radio. Đến năm 2012, tác phẩm đã được chuyển thể thành bộ phim
cùng tên của đạo diễn Lý An. Bộ phim đã ra mắt trên toàn thế giới cũng là
phim khai mạc Liên hoan phim New York lần thứ 50 tại Nhà hát Walter
Reade và Alice Tully ở thành phố New York vào ngày 28 Tháng Chín năm
2012. Sau khi phát hành, Cuộc đời của Pi đã thành công nổi bật về thương
mại, thu về hơn 600 triệu USD trên toàn cầu. Phim đã đoạt được nhiều giải
thưởng tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85 cũng như giải Quả cầu vàng.



Tác phẩm kể về cậu bé Piscine Molitor Patel, sau đó, cậu tự gọi mình là Pi.
Pi là con trai của một chủ vườn thú tại vùng Pondicherry của Ấn Độ. Cậu
say mê tôn giáo và cùng một lúc theo cả đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Thiên
Chúa. Để tránh những biến cố chính trị, gia đình cậu chuyển toàn bộ vườn
thú tới Canada trên một con tàu của Nhật Bản có tên là Tsimtsum. Con tàu
đã gặp một cơn bão lớn và chìm, còn Pi lạc mất gia đình mình, cậu sống sót
trên chiếc thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal có tên Richard Parker,
một con linh cẩu, một con đười ươi và một con ngựa vằn. Cuối cùng, chỉ
còn lại con hổ và cậu lênh đênh trên biển. Sử dụng những hiểu biết về nuôi
dưỡng thú hoang, Pi đã duy trì sự sống của cả cậu và Richard Parker cho
tới khi cả hai dạt lên một bờ biển.
Chi tiết có thể coi như đắt giá nhất của bộ phim chính là cảnh mà Pi dạt vào
bờ biển và đã kiệt sức. Cậu nằm sấp trên bãi cát vàng ấm áp và gần như
tuyệt vọng. Richard Parker nhảy từ trên thuyền xuống bãi cát và từng bước
xiêu vẹo đi xa khỏi Pi, nó đi tới bìa rừng – nơi nó là chúa sơn lâm, nơi mà
nó thực sự thuộc về. Pi dù đã kiệt sức nhưng vẫn cố gắng ngước mắt dõi
theo bước đi của Parker và ảo tưởng một cách vô vọng, Pi luôn nghĩ rằng
sau hơn 200 ngày sát cánh bên nhau, sau từng ấy chuyện đã cùng trải qua
Parker dù có là một dã thú thì cũng sẽ động lòng trắc ẩn, một lúc nào đó
cũng đã thực sự coi Pi là bạn nhưng nghiệt ngã thay, sự thật lại không hề
như thế. Vẫn như chú hổ Parker niên thiếu suýt chút nữa ăn mất cánh tay
của Pi trong sở thú nhiều năm trước, con Parker của ngày hôm nay sau bao
nhiêu yêu thương mà Pi dành cho, nó là hổ thì vẫn mãi là hổ, không bao
giờ có thể trở thành bạn được. Đúng như cha của Pi đã nói “những gì con
nhìn thấy trong mắt nó chỉ là phản chiếu của ánh mắt con mà thôi”.
Con Parker đi vào khu rừng mà không hề quay lại nhìn Pi lấy một lần, nó
không hề dừng chân để nghĩ về Pi, không hề cụp tai và rơi nước mắt như Pi
tưởng tượng. Pi khóc. Có thể con Parker vô tình, nó không coi Pi là bạn,
nhưng dẫu có là như vậy đi chăng nữa thì ta cũng không thấy sự oán trách,

giận dỗi trong lời kể của Pi. Vẫn rộng lượng bao dung, Pi nói về vết thương
lòng mà một con hổ gây ra cho mình bằng những giọt nước mắt xúc động
và trái tim chan chứa yêu thương. Ngay cả khi tưởng chừng như kẻ khác đã
quá bạc bẽo, vô tình, nhưng những trái tim chân thật, thánh thiện vẫn luôn
tìm ra cái cớ để không oán trách và Pi là một người như vậy. Ngay cả khi
Parker ra đi một cách phũ phàng, ngay cả khi nó không hề coi Pi là bạn, Pi


vẫn mong có thể một ngày được cùng nó trở về đất liền, được nói với nó
rằng Pi yêu nó nhiều lắm, để được tự viết nên một cái kết có hậu theo cách
của Pi . Dù là mù quáng nhưng vẫn là một cái kết có hậu còn hơn để một
đường tròn có điểm đầu mà không có điểm cuối. Để hiểu được giá trị thẩm
mĩ của chi tiết này cần quay lại quá trình chung sống của Pi và Richar
Parker trong suốt những ngày lênh đênh trên biển. Có thể nói, Pi và
Richard Parker dường như có mối liên hệ nào đó rất tâm linh. Từ nhỏ, Pi đã
là một cậu bé “ cuồng đạo”, cậu tuân theo quy tắc của rất nhiều các đạo ở
đất nước mình, có lẽ vì vậy mà trogn thâm tâm cậu luôn tâm niệm rằng mọi
sự vật, sự việc xung quanh mình đều có tâm hồn, đã có lần cậu mạo hiểm
một cách ngốc nghếch đến cho con hổ ăn thịt để được nhìn nó. Đây không
phải chỉ là sự tinh nghịch thường thấy ở trẻ nhỏ mà còn được xem như một
hành động của đứa trẻ luôn tin vào thể giới có những điều bí ẩn và nghĩ
rằng mình có thể là người nắm bắt và điều khiển điều bí ẩn đấy. Giống như
đứa trẻ khi được tiếp xúc với các bộ phim siêu nhân, siêu anh hùng thì ngay
lập tức chúng sẽ đóng vai là người đi giải cứu thể giới mặc dù “ăn vẫn phải
để mẹ bón”. Đối với Pi, xét về khía cạnh cuộc sống với bạn bè, gia đình thì
cậu là người khá kì dị, ngay đến cả tên gọi của cậu còn bị đem ra làm thú
vui cho các bạn khác ở trường học, và ở trong gia đình của chính mình,
việc theo đạo của Pi cũng bị anh trai đem ra làm trò cười. Có lẽ vì vậy mà
Pi có thời gian để đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình chẳng?.
Và một điều bí ẩn ở ngay trong trại nuôi động vật của gia đình Pi chính là

Richard Parker. Đó không phải là một loài động vật gần gũi, đáng yêu
nhưng đó là loài động vật được xem là chúa tể của rừng sâu, một con thú
ăn thịt với sức mạnh khiến bất kì loài động vật nào cũng phải khiếp sợ. Pi
vừa sợ nhưng lại vừa tò mò về Richard. Sự tò mò kết hợp với tâm trí luôn
coi mọi thứ đều có linh hồn nên vệc Pi đến cho hổ ăn là điều tất yếu. Phân
cảnh Pi nhìn vào mắt Richar Parker như muốn thôi miên, muốn mời gọi và
thậm chí là muốn kết bạn và muốn đọc hiểu tâm trí của con hổ. Khi xem
đến đây, tôi tưởng rằng con hổ kia sẽ cho Pi thấy linh hồn của nó và biết
đâu lại diễn ra một cuộc phiêu lưu giống như trong những câu chuyện cổ
tích. Thế nhưng cuộc phiêu lưu thực sự của Pi lại diễn ra theo một cách
khác. Việc người bố cho Pi thấy sự thật rùng rợn về loài thú ăn mồi kia đã
khiến cho cuộc sống của của Pi trở nên “ buồn chán hơn bao giờ hết”, và
mọi việc lại diễn ra như thường ngày nó vẫn thế. Pi không còn nghĩ đến


việc mạo hiểm cho hổ ăn nhưng đối với Pi, đó vẫn là một con vật mà cậu
ấn tượng và “ tôn sùng” nhất.
Cuộc giáp mặt trực tiếp của Pi và Richard Parker trên con thuyền cứu sinh
là cuộc gặp mặt giữa hai tâm linh ở hai thể giới hoàn toàn khác nhau, chính
điều này đã tạo nên một cuộc hành trình kì diệu và một kết thúc có tính
thẩm mĩ cao. Pi là con người vì vậy Pi có khả năng nói và hành động để
diễn tả ý nghĩ của mình, còn Parker là một con hổ, không biết nói, và
không có khả năng diễn tả cảm xúc của mình. Chỉ có điều duy nhất là đôi
mắt đã khiến cho Pi cảm thấy cso mối liên hệ với Parker. Trên chiếc thuyền
cứu sinh khi mà cả hai vô tình bị đẩy vào một cuộc sống mưu sinh chung,
Pi đã rất sợ khi thấy Parker còn sống và có ý định lên chiếc thuyền của
mình nhưng vì một lí do nào đó Pi đã chấp nhận chung sống cùng với
Parker trong giai đoạn mong manh giữa sinh và tử. Và sau này như Pi đã
nói, chính việc luôn phải canh chừng khỏi bị con hổ ăn thịt mà Pi đã có
mục đích để sống, ngược lại nếu không có Pi, Parker cũng không thể sống

sót. Trái qua những tháng ngày lênh đênh trên biển, Pi và Parker đều nhiễm
tính cách của nhau, hay nói cách khác, hai nhân vật đã tìm được “ tiếng nói
chung”, Pi đã huấn luyện Parker trở thành con vật biết nghe lời, đó là điều
cần thiết để chung sống được với nhau. Bước đầu tiên, anh bắt đầu giao
tiếp với Parker bằng cách huấn luyện, đánh dấu lãnh thổ và thiết lập một số
quy tắc. Sống cùng Parker trên thyền, anh luôn giữ chính mình ở trạng thái
cảnh giác. Nhưng khi Parker đói bụng và nhảy xuống biển bắt cá, Pi đã
giúp nó trở lại thuyền một cách từ từ. Parker được xem là một nhà đồng
sáng lập và cũng là đối thủ cạnh tranh trong suốt hành trình “kinh doanh”
của Pi. Và giống như bất kì con vật nào khi được huấn luyện cũng đều biết
bổn phẩn của mình. Nhưng với cương vị là chúa tể sơn lâm, Parker cũng
không hề mất đi vẻ oai hùng bởi lẽ Parker không hoàn toàn nghe theo lời
Pi, vẫn có những phân cảnh Parker nhảy xuống nước để ăn thịt Pi, đây là
điều tất yếu. Đối với Pi, Parker đã gián tiếp dạy cho Pi cách ăn thịt để tồn
tại, hai linh hồn đã phải dựa vào nhau để tồn tại. Nếu Pi chỉ có một mình
lênh đênh trên biển cả trong suốt từng đấy ngày thì có lẽ Pi đã phó mặc số
phận của mình. Nhưng khi con người ta đã có mục đích sống, như Pi có
mục đích là canh chừng Parker và tìm cách để Parker không chết thì Pi đã
hành động để giành giật sự sống với hoàn cảnh của mình. Có thể thấy trong
suốt quá trình lệnh đênh trên biển, thiếu đói nhưng Pi vẫn không nỡ giết


chết Parker mà ngược lại còn cứu và tha thứ cho hành động định ăn thịt
mình cảu Parker. Có lẽ sợ dây kết nối giứa Pi và Parker vẫn được suyên
suốt từ khi Pi biết đến Parker. Sự sợ hãi vẫn còn mỗi khi Parker trải qua
nhiều ngày nhìn đói và nguy cơ Pi có thể bị ăn thịt bất cứ lúc nào nhưng
nhiều hơn hết là Pi đã coi Parker như người bạn tri kỉ trong cảnh khốn
cùng. Người bạn duy nhất sau khi gia đình Pi mất. Có lẽ vì vậy mà sau này
khi trở về đất liền, trước khi hạnh phúc thì Pi đã khóc và buồn vì không
một lần Parker quay lại nhìn mình.

Nếu không có Richar Parker có lẽ Pi sẽ tự do hơn trên chiếc thuyền cứu
sinh, cũng có nghĩa Pi chỉ có một mình. Vì vậy Parker đã đem đến cho Pi
một điều khác, nó đem đến cho Pi ý nghĩa của cuộc sống. Cả hai đều cô
độc và muốn sống sót, vì vậy cả hai cần nhau. Khi dạt vào một hòn đảo lạ,
chi tiết chú hổ Parker vẫn quay lại khi nghe tiếng gọi của Pi đã chứng tỏ
Parker và Pi thật sự có mối liên hệ chặt chẽ. Parker không còn tìm cách ăn
thịt Pi nữa nhưng cũng không coi Pi là chủ mình, chú hổ này vẫn còn thuộc
tính hoang dã và lãnh đạo của một chúa sơn lâm dũng mãnh. Pi đã dạy cho
Pi tính kiên trì và nhiều bài học về sự sống, nếu Parker là một con người,
nó chắc chắn sẽ trở thành người bạn tốt nhất của Pi. Sự ra đi của Parker ở
cuối tác phẩm để lại trong lòng người xem những giây phút xúc động khi
một bên là niềm tiếc nuối của một con người về những tháng ngày giành
giật sự sống với người bạn “ đặc biệt” của mình và một bên là sự dứt khoát
ra đi của người bạn đặc biệt ấy. Parker và Pi không bao giờ còn gặp lại
nhau nữa, nhưng hình ảnh và kỉ niệm về cuộc hành trình trên con thuyền
cứu sinh không bao giờ Pi có thể quên. Còn con hổ kia?, đâu ai có thể đọc
được ý nghĩ trong tâm trí của nó, khi Parker không quay lại nhìn Pi lần
cuối, người ta chỉ nhìn thấy ở con hổ niềm khao khát được chở về với rừng
xanh
Một bộ phim mang nhiều thông điệp ẩn dụ về con người và cách người ta
đối xử với nhau. Cái cách mà con Parker rời bỏ Pi thật quá tàn nhẫn, làm
sao người ta lại không nỡ để nó quay lại nhìn Pi lấy một lần để cuộc đời
này có thêm hi vọng. Không, thực ra không nên. Sự vô tình là thứ tồn tại
một cách hiển nhiên trong cuộc đời bên cạnh những trái tim nhân hậu mù
quáng. Không phải trái tim lạnh giá nào cũng có thể được cảm hóa bởi tình
yêu thương ấm áp, chân thành. Không phải bao giờ cũng có một cái kết có
hậu dù cho ta có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa. Có những thứ bản chất đã


luôn vô tình, xấu xí thì không ai, không cách nào có thể làm nó trở nên đẹp

được..
Cuộc đời của Pi là một câu chuyện của tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc
thậm chí trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Cho dù giữa đại dương
bao la, bão to, sóng lớn, cá voi, hỗ dữ..., Pi không bao giờ từ bỏ hy vọng
sống sót.” Life of Pi” là bài học về niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, dù
trong hoàn cảnh nào con người cũng phải đấu tranh để tồn tại. Tình cảm là
giá trị tinh thần thiêng liêng dù đó là tình cảm giữa người và người hay
người với vaath.Tình cảm giữa Pi dành cho Parker cũng là câu chuyện để
lại trong lòng người xem những cảm xúc khó quên.
Tóm tắt kịch bản truyện “ Hai đứa trẻ”:
Bố mẹ Liên và An lấy nhau không được sự chấp thuận của gia đình do nhà
mẹ Liên nghèo, ba Liên mất trong một vụ tai nạn rồi chẳng bao lâu mẹ Liên
cũng mất, toàn bộ tài sản của ba mẹ Liên để lại đều do ông bà nội quản lí.
Liên và An bị đẩy về quê ngoại nghèo nàn, lặng lẽ. Để có tiền nuôi An ăn
học, Liên phải bỏ học đi bán vé số trên tàu. Rồi một lần Liên bị một người
đàn bà lạ trên tàu lừa đi Trung Quốc. Liên bị ép cưới và sống cuộc sống
đau khổ suốt 20 năm. Ở quê lúc này An không thấy chị về liền đi tìm chị
khắp nơi và ngã trước cửa nhà một người đàn bà góa phụ, không con, bà ta
nhận nuôi An. Nhiều năm sau Liên trốn được về Việt Nam nhưng lại trở
thành người có tâm lí và hành động không bình thường do những năm
tháng bị nhà chồng ngược đãi, đánh đập. An gặp lại chị trong bộ dạng một
người ăn xin, An lúc này đang làm phó giám độc một công ty nước ngoài
và có vợ là con nhà danh giá, dù thương chị nhưng do mặc cảm có người
chị bị điên nên An chỉ dám đưa chị vào trại tâm thần và thỉnh thoảng cho
chị chút tiền. Vợ An biết mọi chuyện khi hỏi An về những điều An hay nói
nhảm trong mơ, vợ An đã khuyên An đưa chị về để mình chăm sóc và cô
không những không mặc cảm vì có chị dâu bị như vậy mà càng thương An
hơn. Sau đó mọi người sống hạnh phúc.




×