Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Luận văn đấu tranh phòng chống tội phạm chiếm đoạt tài sản tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.62 KB, 85 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


2

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn “Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do bản thân tôi
thực hiện.
Các suy luận, phân tích, chứng minh, số liệu, kết quả trong Luận văn là
trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


3

MỤC LỤC

Trang


1.2 Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh 13
hiện nay
1.2.1
Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ
Chí Minh

13

1.2.2

17

Động thái của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.2.3 Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí
Minh

18

1.2.4 Tính chất của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ
Chí Minh

22

1.2.5 Đặc điểm tội phạm học của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố
Hồ Chí Minh

26

1.2.6

Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh

26

1.2.7
2.1.3 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội

47

2.1.4 Nguyên nhân và điều kiện về sự hạn chế của Cơ quan bảo vệ pháp luật

48

trong đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2.2 Nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tài

51

sản tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội

51

2.2.2 Nguyên nhân và điều kiện từ phía người bị hại

54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

56

3.1 Thực tiễn phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố

56

Hồ Chí Minh trong thời gian qua
3.2 Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian tới

62

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo

68


4

chiếm đoạt tài sản
3.3.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội

68

3.3.2 Giải pháp về quản lý – tổ chức

69


3.3.3 Giải pháp pháp luật và nghiệp vụ về đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo

71

chiếm đoạt tài sản

KẾT LUẬN

76


5

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
------------------------------------ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Aseanpol : Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam
BLHS
: Bộ Luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự
BĐPV : Bộ đội phục viên
CAND : Công an nhân dân
CĐTS
: Chiếm đoạt tài sản
CNV
: Công nhân viên
HĐND : Hội đồng Nhân dân
GG
: Giam giữ
GDP
: Thu nhập bình quân đầu người

LĐCĐTS : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
L/C
: Thư tín dụng
NCĐTS : Nhằm chiếm đoạt tài sản
Interpol : Tổ chức Cảnh sát hình sự thế giới
ODA
: Vốn viện trợ ưu đãi
OTC
: Cổ phiếu chưa lên sàn
TS
: Tài sản
TB
: Trung bình
TC
: Tổng cộng
UBND : Uỷ ban Nhân dân
VA
: Vụ án
VKSND : Viện Kiểm sát Nhân dân
WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tàỉ
Từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước gia nhập ASEAN,
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cả nước nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói
riêng có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa lớn của cả nước. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị
trường, còn có nhiều diễn biến phức tạp, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Tội
phạm tại Tp. Hồ Chí Minh những năm gần đây diễn biến khá phức tạp, tính chất,
mức độ và thủ đoạn phạm tội của đối tượng gây án ngày càng tinh vi, xảo quyệt đã
gây khó khăn cho công tác điều tra và xử lý tội phạm. Đặc biệt đối với loại tội phạm
xâm phạm quyền sở hữu đã xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo mới để chiếm đoạt tài
sản có giá trị lớn, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Tội phạm đã lợi dụng sơ hở
của pháp luật, sự non yếu trong quản lý nhà nước, yếu kém của cán bộ, khai thác
mặt trái của kinh tế thị trường, lợi dụng sơ hở trong đầu tư xây dựng, quản lý kinh
tế, đất đai... để lừa đảo, thông qua hoạt động môi giới dịch vụ, đại lí mua bán hàng
xuất nhập khẩu, mạng Internet, các hợp đồng tín dụng, vay vốn để chiếm đoạt tài
sản với số lượng lớn, làm tổn thất nguồn tài chính nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự
quản lý kinh tế tại Tp Hồ Chí Minh.
Những năm qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp tích cực đấu
tranh phòng, chống tội phạm này, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đưa ra xét xử
nghiêm. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản còn bộc lộ nhiều thiếu sót, như: thiếu cơ chế kết phối hợp đồng
bộ giữa các cấp, các ngành trong và ngoài nước; cán bộ chưa nhận thức đầy đủ,
thiếu thông tin, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế hiện
nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
tại Tp. Hồ Chí Minh, qua đó đề ra một số giải pháp phòng ngừa đấu tranh loại tội
phạm này trong thời gian tới là một yêu cầu có tính cấp bách, có ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Đấu tranh
phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ Chí Minh”.


7
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học như
luận văn tiến sĩ của tác giả Mai Thế Bảy, “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế”; “Thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản có sử dụng công nghệ cao và một số giải pháp đấu tranh phòng, chống tội
phạm này ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” của tác giả Lê Đăng Doanh,
luận văn cao học của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài “Đấu tranh phòng,
chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” và một số bài, hoặc một số cuộc hội thảo được đăng
trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Tòa án... Có thể thấy ràng,
cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về tình hình tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản tại Tp Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung
tâm kinh tế lớn ở Việt Nam. Hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một hiện
tượng tiêu cực trên cả nước, đặc biệt ở các khu vực kinh tế lớn trong đó có Tp Hồ
Chí Minh. Tình hình đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự trị an, quyền lợi
của những người bị hại và ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng nguồn lực tài
chính vào phát triển kinh tế của địa phương. Đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh” là một nghiên cứu chuyên
sâu về công tác đấu tranh phòng chống tội lừa đảo phù hợp với tình hình, điều kiện
kinh tế, xã hội của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng hoạt động đấu tranh phòng, chống tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ những nguyên nhân và
điều kiện của tình hình lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm đề ra các giải pháp đấu
tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới tại Tp. Hồ Chí
Minh.
+ Nghiên cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS 1999.
+ Nghiên cứu tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ Chí Minh từ
năm 2003 đến 2007.
+ Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản.


8
+ Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới tại Tp. Hồ
Chí Minh.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ Chí Minh.
-

Đối tượng nghiên cứu

+ Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp Hồ Chí Minh.
+ Hoạt động đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ
Chí Minh.
-

Phạm vi nghiên cứu

+ Về địa bàn: Tp. Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản nói riêng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời sử dụng những phương pháp cụ
thể như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, tổng kết thực
tiễn, phương pháp so sánh...
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Ý nghĩa khoa học

+ Kết quả nghiên cứu đề tài hy vọng sẽ góp phần bổ sung lý luận về đấu tranh
phòng, chống tội phạm trên cơ sở kết quả nghiên cứu về một tội phạm cụ thể trên
địa bàn cụ thể.
+ Đề tài là một công trình góp phần bổ sung cho các bộ môn Tội phạm học,
Xã hội học, Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự... nhất là hiện nay Việt Nam là
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
-

Giá trị ứng dụng của đề tài

Là tài liệu phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng, tổ
chức xã hội, học sinh sinh viên làm tài liệu tham khảo vận dụng trong công tác
tuyên truyền, vận động giáo dục mọi thành phần, tầng lớp nhân dân trong xã hội về


9
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn trong
lĩnh vực quản lý kinh tế.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 03 chương:
Chương 1: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 1999 và
tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.



10

CHƯƠNG 1
TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 1999 VÀ TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.

Tội lừa đảo chiếm đoat tài sản theo Bộ luật Hình sự 1999
.2.5.2

Khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định
trong chương các tội xâm phạm sở hữu. Ở BLHS năm 1985, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản được quy định hai tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134 BLHS
năm 1985) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân (Điều 157 BLHS năm 1985),
tuy nhiên đến BLHS năm 1999 chỉ quy định một tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 139) áp dụng đối với tất cả các hình thức sở hữu. Điều này thể hiện Đảng và
Nhà nước ta không còn phân biệt vị trí, vai trò của từng loại hình thức sở hữu mà
coi việc kiên quyết đấu tranh với các tội xâm phạm sở hữu với các hình thức khác
nhau là nhiệm vụ của toàn xã hội. Nhóm tội xâm phạm sở hữu được chia thành hai
nhóm: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và các tội xâm phạm sở
hữu không có tính chất chiếm đoạt. Với cách phân chia này, tội LĐCĐTS thuộc
nhóm “Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt”.
Khái niệm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn được thể hiện trong Từ
điển Bách khoa Công an nhân dân, trong Từ điển nghiệp vụ Công an nhân dân,
trong Từ điển tiếng Việt thông dụng.
Từ điển tiếng Việt thông dụng 1996 định nghĩa về khái niệm “lừa” và các hình
thức của “lừa’5 như sau:

“Lừa là dùng thủ đoạn mưu mẹo, hoặc thủ đoạn dối trá làm cho người khác bị
lầm mà tưởng thật. Trong đó:
Lừa bịp: Lừa bằng thủ đoạn dối trá;
Lừa dối: Lừa bằng cách nói dối;
Lừa đảo: Lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm đoạt của cải, tài sản;
Lừa gạt: Lừa để kiếm chác mưu lợi;


11
Lừa lọc: Lừa bằng mánh khoé gian xảo nói chung”1
Từ điển nghiệp vụ Công an nhân dân xuất bản năm 1977 định nghĩa lừa đảo là
“Lừa người khác, lạm dụng tín nhiệm của họ đối với mình để lấy tài sản, đoạt quyền
tài sản hoặc mọi lợi ích cá nhân. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và
chiếm đoạt tài sản công dân xử theo Điều 10 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm
sở hữu xã hội chủ nghĩa và Điều 9 Pháp lệnh trừng trị các tội xấm phạm tài sản
riêng công dân của ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.2
Trong Thông tư liên bộ ngày 16/3/1973 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an về hướng dẫn thi hành hai Pháp lệnh
trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội
xâm phạm tài sản riêng công dân ngày 12/10/1970 đã xác định rõ: “Trước hết, lừa
đảo là hành vi của kẻ chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý bằng cách
dùng mọi thủ đoạn mánh khóe, thủ đoạn gian dối (bằng lời nói, giả mạo giấy tờ,
giả danh cán bộ, giả tạo tổ chức, thông qua hợp đồng...) làm cho người quản lý tài
sản tin nhầm, tưởng giả là thật mà trao tài sản đó để chiếm đoạt... tính chất nghiêm
trọng của các thủ đoạn này là khả năng dễ lừa được nhiều người, dễ hư hỏng cán
bộ, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến phong trào xây dựng hợp tác xã thủ công
nghiệp và về nhiều mặt khác nữa...”.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS 1999:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ
năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn

đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm... ”
Từ những vấn đề nhận thức trên đây, theo chúng tôi khái niệm tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản nói chung được hiểu là: “Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài
sản là loại tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, bằng các thủ đoạn gian dối làm
1 Từ điển Tiếng Việt thông dụng, 1996
2 Từ điển Nghiệp vụ Công an nhân dân, 1997, trang 64


12
cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin nhầm, tưởng giả là thật mà trao tài
sản để chiếm đoạt”.
.2.5.2

Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

* Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các quyền sở hữu về tài sản
không phân biệt tài sản đó thuộc hình thức sở hữu nào. Đây là quan điểm mới trong
Bộ luật hình sự năm 1999 thể hiện quan điểm của Nhà nước sẽ bảo hộ công bằng
đối với các hình thức sở hữu khác nhau. Bộ Luật Dân sự năm 1995 quy định các
hình thức sở hữu gồm3:
-

Sở hữu nhà nước;
Sở hữu tập thể;
Sở hữu tư nhân;

Sở hữu chung;
Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Các quyền sở hữu mà tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản.
Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đối tượng tác động của tội LĐCĐTS là các loại tài sản được thể hiện dưới
hình thức vật chất hoặc các giấy tờ có giá vô danh. Các loại giấy tờ có giá có danh
không phải là đối tượng tác động của tội phạm này.
* Mặt khách quan của tội phạm
Điều 139 BLHS qui định: người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài
sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm...

3 Xem Bộ luật Dân sự 1995 từ Điều 97 đến Điều 112.


13
Là tội phạm có cấu thành vật chất nên biểu hiện khách quan của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản gồm:
-

Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.
Hậu quả: Thiệt hại về tài sản hoặc hậu quả nghiêm trọng khác.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm đoạt tài sản với hậu quả.

Phân tích những biểu hiện khách quan của tội LĐCĐTS:

Thứ nhất, giống như đa phần các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt, hành vi chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội LĐCDTS. Đó là hành
vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của
mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm4.
Hành vi chiếm đoạt tài sản có các đặc điểm sau:
-

Chiếm đoạt tài sản là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện

-

quyền sở hữu;
Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt phải còn nằm trong sự quản lý

-

của chủ sở hữu;
Hành vi chiếm đoạt được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối.
Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa
chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Tuy nhiên, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của
tội LĐCĐTS khác với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác ở chỗ, người phạm
tội đã dùng thủ đoạn “gian dối” để chiếm đoạt tài sản của người khác. Gian dối
chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự
thật làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tự nguyện trao tài
sản cho người phạm tội. Như vậy, thủ đoạn gian dối trong tội LĐCĐTS được hợp
thành bởi hai yếu tố: Một là, hành vi gian dối của người phạm tội, bằng lời nói,
hành động hoặc những biểu hiện ngồn ngữ khác nhằm cung cấp những thông tin sai
lệch về sự việc, như nói không thành có, ít thành nhiều, xấu thành tốt, giả thành
thật... Hai là, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm tin vào các thông tin

không đúng sự thật đã tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội.
Thứ hai, hậu quả của tội chiếm đoạt tài sản là gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt
hại nghiêm trọng khác.
4 Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật Hình sự Phần Các tội phạm, NXB Đại học QG Hà Nội, Hà Nội, tr 230.


14
-

Thiệt hại về tài sản ở đây là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị tối thiểu là 500.000 đồng
đối với trường hợp thông thường, dưới 500.000 đồng đối với các trường hợp gây
hậu quả nghiêm trọng khác; đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản

-

hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản.
Thiệt hại nghiêm trọng khác được hiểu là gây hậu quả về tính mạng và sức khỏe
gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước;
gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội 5.
Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trước đó đã bị
xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết
thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công
nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt sản: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của
Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân; Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng
quy định của cơ quan có thẩm quyền. Để định tội hoặc định khung hình phạt được
chính xác, một vấn đề nữa cũng cần được lưu ý là: Hết thời hạn để được coi là chưa
bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, Điều lệnh hoặc Điều lệ quy định (Theo quy
định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp “cá nhân, tổ

chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong
quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không
tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính"). Đối với các
trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử
lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý. Bị coi
là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt” nếu trước đó đã bị xử phạt
hành chính về một trong các hành vi sau đây: Hành vi cướp tài sản; hành vi bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản; hành vi cưỡng đoạt tài sản; hành vi cướp giật tài sản; hành
vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; hành vi trộm cấp tài sản; hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản; hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; hành vi tham ô tài sản;
hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Bị coi là “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” nếu trước đó đã bị kết án về
niột ừong các tội sau đây: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS); Tội bắt cóc nhằm
5 Thông tư liên tịch số 02/2001 của TANDTC – VKSNDTC – BCA – BTP ngày 25/12/2001 Hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999.


15
chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS); Tội
cướp giật tài sản (Điều 136BLHS); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137
BLHS); Tội trộm cấp tài sản (Điều 138 BLHS); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 139 BLHS); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS);
Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản (Điều 280 BLHS).
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất, theo quy định của Điều
139 BLHS thì tội phạm hoàn thành vào thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được
tài sản, tức là vào thời điểm chủ sở hữu hay người quản lý tài sản đã giao tài sản và
người phạm tội đã nhận được tài sản và có khả năng chiếm giữ, sử dụng hoặc định
đoạt tài sản đó.
* Mặt chủ quan của tội phạm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người
phạm tội ý thức được hành vi của mình là bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản
của người khác.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác,
tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 139 BLHS, vì khoản 1 Điều 139 BLHS là tội phạm ít
nghiêm trọng và khoản 2 Điều 139 là tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định tại
khoản 2 Điều 12 BLHS thì người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
.2.5.2

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các vi phạm dân sự, kinh

tế
Cần có sự phân biệt rõ giữa tội LĐCĐTS và các vi phạm dân sự, kinh tế, tránh
tình trạng “hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự”, dẫn đến trong một số hoạt động
kinh tế, dân sự người thực hiện hành vi này bị truy tố về tội LĐCĐTS và ngược lại.
Khi quyết định khởi tổ một vụ án, khởi tố một bị can đã có hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản thì hành vi “chiếm đoạt” cần được làm rõ và cần có sự phân biệt với các


16
hành vi khác có dấu hiệu tương tự. Chẳng hạn như hành vi “không trả nợ ’ hoặc
“không trả được nợ” là một ví dụ. Bởi vì, không phải cứ hành vi không trả nợ hoặc
không trả được nợ nào cũng là “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Để việc áp dụng thống
nhất và việc định tội tại điều luật này được chính xác, tránh “hình sự hoá” làm oan
người vô tội, cần thiết phải làm rõ: Thế nào là hành vi chiếm đoạt (biểu hiện); cách

chứng minh ý thức chiếm đoạt; các trường hợp nhầm lẫn với vi phạm nghĩa vụ
thanh toán. Nếu việc đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng về tính chất pháp lý
của hành vi vi phạm pháp luật trong các giao dịch kinh tế thiếu chính xác, nhận thức
sai bản chất của hành vi “chiếm đoạt”, thì có thể truy tố người đó về tội LĐCĐTS,
làm oan người vô tội. Trong thực tế có ý kiến cho rằng, nếu hết hạn nêu trong hợp
đồng kinh tế mà bên có nghĩa vụ không thanh toán được nợ thì bị xem là “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản”. Quan điểm này hết sức sai lầm và không có căn cứ pháp lý, bởi
vì nếu theo cách hiểu này thì tất cả các bị đơn trong các quan hệ dân sự, kinh tế đều
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,
việc chứng minh “ý thức chiếm đoạt” của người phạm tội rất quan trọng, vì đây là
dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội danh này. Dấu hiệu chủ quan này phải được
đánh giá thông qua những biểu hiện của hành vi khách quan. Khi không có cái nhìn
toàn diện về những biểu hiện của hành vi khách quan, các cơ quan tiến hành tố tụng
rất dễ đánh giá sai bản chất pháp lý của hành vi vi phạm 6.
Chỉ khi xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án và giải quyết đúng
đắn những vấn đề trên thì chúng ta mới có đủ cơ sở kết luận người vi phạm có ý
thức và mục đích “chiếm đoạt” và hành vi của họ mới có dấu hiệu phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản hay không. Nếu chúng ta chứng minh được họ đã cố ý dùng thủ
đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì ta mới có thể đề nghị truy tố tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Trong mọi trường hợp, dù người có hành vi vi phạm không trả
được nợ nhưng đó là do khách quan mà chính họ không thể khắc phục được thì
không thể kết luận là họ có ý định “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong trường hợp
không chứng minh được sự hiện diện của “chiếm đoạt” trong thái độ chủ quan của
người vi phạm thì việc khởi tố, điều tra, truy tố... người này về tội LĐCĐTS có thể
được xem là hành vi “hình sự hoá” quan hệ kinh tế, dân sự.
6 Nguyễn Am Hiểu, “Hình sự hóa các tranh chấp dân sự - kinh tế hiện nay. Vấn đề của quá trình chuyển đổi”,
Tạp chí Nhà nước pháp luật số 8/2004.


17

Trong tội LĐCĐTS dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản với các tội chiếm đoạt tài sản khác là người phạm tội này có thủ đoạn gian dối
làm cho người khác tin là thật mà tự giác trao tài sản. Nếu hành vi lừa đảo gắn với
việc mua bán tài sản mà đối tượng mua bán là hàng giả thì hành vi đó cấu thành tội
buôn bán hàng giả.
Hành vi gian dối trong tội lừa đảo bao giờ cùng xảy ra trước thời điểm nhận
tài sản đây là dấu hiệu để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vẫn
có thể có sự gian dối của người phạm tội, nhưng sự gian dối đó chỉ là cách thức
biện minh việc không giao trả tài sản.
1.4

Hình phạt
Điều 139 BLHS quy định hình phạt nghiêm khắc áp dụng đối với người phạm
tội. Tuỳ theo mức độ phạm tội và hoàn cảnh cụ thể người phạm tội có thể bị truy
cứu TNHS theo các khung với các hình phạt tương ứng sau:
Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt
tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với người
phạm tội khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy
hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 7 đến 15 năm áp dụng cho trường hợp
phạm tội khi có một trong các tình tiết: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm
triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Khung 4: Quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử
hình áp dụng cho trường hợp phạm tội khi có một trong các tình tiết sau:
-


Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thông qua chế tài đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại
khoản 1, 2, 3, 4 Điều 139 BLHS cho thấy Nhà nước đã thể hiện thái độ phân hoá rõ


18
nét theo sự phân loại các tội phạm ít nghiêm trọng (khung 1); tội nghiêm trọng
(khung 2); tội rất nghiêm trọng (khung 3); tội đặc biệt nghiêm trọng (khung 4). Đặc
biệt, trong xu thế hạn chế quy định hình phạt tử hình thì khung hình phạt này vẫn
tiếp tục được quy định trong BLHS 1999, thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính
chất nghiêm trọng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, trong Dự thảo sửa
đổi một số quy định của BLHS năm 1999 đang đặt ra vấn đề phi hình sự hóa đối với
tội LĐCĐTS theo hướng bỏ quy định về hình phạt tử hình đối với tội phạm này.
1.1 Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
Tình hình tội phạm được đánh giá trên các thông số phản ánh biểu hiện về
lượng và về chất của tình hình tội phạm. Những thông số về thực trạng, diễn biến
của tình hình tội phạm phản ánh biểu hiện về lượng, còn các thông số về cơ cấu,
tính chất phản ánh biểu hiện về chất của tình hình tội phạm.
.2.1 Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí
Minh.
“Thực trạng của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã được thực
hiện và những người thực hiện các tội phạm đó ở một địa bàn nhất định và trong
một khoảng thời gian nhất định” 7.
Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những thông số chỉ
về số lượng vụ án và số lượng người phạm tội đã thực hiện tội LĐCĐTS trong một
thời gian nhất định trên một địa bàn nhất định. Tổng số các tội phạm đã thực hiện

bao gồm: số lượng các tội phạm đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử về hình sự
và số lượng các vụ án và người phạm tội đã xảy ra mà chưa bị phát hiện, chưa bị xử
lý về hình sự, chưa có thống kê hình sự gọi là tình hình tội phạm ẩn.
* Thực trạng tội phạm rõ
Qua các thống kê của Viện kiểm sát Tp. Hồ Chí Minh và Tòa án Tp. Hồ Chí
Minh cho thấy thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ Chí
Minh trong 5 năm gần đây (từ 2003 -2007) diễn biến như sau:

7 Võ Khánh Vinh (2002), Giáo trình tội phạm học, Đại học Huế, tr 59.


19
Bảng số 01: Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trong tình hình tội phạm chung

Năm

Tổng số vụ án và
người phạm tội bị
xét xử

Số vụ án và người
phạm tội bị xét xử về
tội LĐCĐTS

Số vụ Số bị cáo

Số vụ

Tỷ lệ sô vụ án và sô người bị xét xử về tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản trên tổng số các vụ án
và người bị xét xử về các tội phạm

Số bị cáo Tỷ lệ về số vụ

Tỷ lệ vê số bị cáo

2003

6245

9260

415

511

6.65%

5.52%

2004

6050

9769

425

493


7.02%

5.05%

2005

5720

9419

436

545

7.62%

5.79%

2006

6233

10488

443

597

7.11%


5.69%

2007

6232

10352

383

543

6.15%

5.25%

49.288

2.102

2.689

6.89%

5.46%

Cộng: 30.480

(Báo cáo tổng kết ngành Kiểm sát TPHCM2003-2007)

Qua thống kê trên thấy, tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến khá
phức tạp, có chiều hướng tăng, giảm thất thường. Trong thời gian 5 năm từ năm
2003 đến năm 2007, Toà án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã xử 30.480 vụ án hình sự,
trong đó có 2.102 vụ phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ 6.89%,
với 49.288 bị cáo, chiếm 5.46%. Như vậy, mỗi năm có khoảng trung bình trên dưới
400 vụ án và trên dưới 500 người bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp. Hồ Chí Minh
còn được thể hiện ở hệ số tình hình tội phạm là số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
100.000 dân. Qua các số liệu thể hiện bảng số 2 cho thấy hệ số tình hình tội phạm
trung bình là 6.73 vụ/100.000 dân, nghĩa là trong 100.000 dân sống tại Tp. Hồ Chí
Minh có gần 7 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bảng số 2: Hệ số tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tp Hồ Chí Minh
Năm
2003

Sô vụ án
LĐCĐTS
415

Dân số
thành phố
6.125.191

Hệ số tình hình tội
LĐCĐTS/100.000 dân
6.77


20

2004
2005
2006
2007
Hê số TB

425
436
443
438
2102

6.059.092
6.172.937
6.312.725
6.522.676
31.192.621

7.01
7.06
7.02
6.71
6.73

(Thống kê tội phạm hình sự của Viện Kiểm sát Tp Hồ Chỉ Minh và 24 Quận, huyện)

* Thực trạng tội phạm ẩn
Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ thể hiện ở
những thông số về vụ án và người phạm tội đã bị xét xử mà còn thể hiện ở miền tội
phạm ẩn - là những vụ án và người phạm tội không bị phát hiện. Để phản ánh chính

xác thực trạng tội LĐCĐTS tại Tp. Hồ Chí Mỉnh đòi hỏi ngoài con số tội phạm rõ
phải cộng thêm số tội phạm ẩn. Tuy nhiên, rất khó để xác định được tội phạm ẩn bởi
một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như do nạn nhân không tố giác, do
thiếu sót của cơ quan bảo về pháp luật trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm,
do pháp luật còn kẻ hở, do thái độ không đúng của nhân chứng hoặc người phạm tội
thực hiện tội phạm bằng các thủ đoạn gây án mới, tinh vi xảo quyệt... Chính vì thế,
để đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình tội LĐCĐTS tại Tp. Hồ Chí
Minh, ngoài thống kê về số vụ, đối tượng phạm tội ở trên cần xem xét số vụ đã
khám phá, số đối tượng bị phát hiện nhưng không cần thiết áp dụng thủ tục xét xử
của tòa án và số tội phạm đã phát hiện, song chưa đủ yếu tố cấu thành để đưa ra xét
xử. Số liệu này được ghi nhận trong thống kê của Viện Kiểm sát và của cơ quan
Công an. Thống kê hình sự của Công an và Viện Kiểm sát phản ánh đầy đủ hơn về
thực trạng tội phạm so với thống kê hình sự của Tòa án. Vì nó tính đến các tội phạm
đã được ghi sổ, trong đó có cả những vụ án chưa phát hiện người phạm tội; chưa
chứng minh được bị can phạm tội và cả những vụ đã chứng minh được người phạm
tội nhưng không cần thiết phải đưa ra xét xử.
Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Tp. Hồ Chí Minh thì trong 5 năm từ
2003 đến 2007 đã thụ lý 2.460 vụ với 2.924 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
quyết định truy tố 2.110 vụ với 2.699 bị can, đình chỉ điều tra 29 vụ với 31 bị can,
tam đình chỉ 321 vụ với 194 bị can. Bảng thống kê số 3 phản ánh một phần thực
trạng của tội phạm ẩn - về số vụ và số người đã bị truy tố về tội LĐCĐTS đã bị tạm
đình chỉ và đình chỉ.


21
Bảng số 03: Tình hình truy tố và xét xử các vụ án về lừa đảo chiếm đoạt
tài sản tại Tp HCM từ năm 2003-2007
Tổng số thụ lý
NĂM
2003

2004
2005
2006
2007
TC

Vụ
478
520
487
532
443
2460

Quyết định
truy tố
Bị can
Vụ
Bị can
568
415
511
561
427
495
576
436
545
646
446

600
573
386
548
2924 2110
2699

Đã giải quyết
Đình chỉ
Tạm đình chỉ điều tra
điều tra
Vụ Bị can
Vụ
Bị can
5
5
58
52
5
6
88
60
2
3
49
28
10
12
76
34

7
5
50
20
29
31
321
194

(Nguồn: Thống kê tội phạm hình sự - Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM - 24 quận huyện)

Số liệu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian 2003-2007 trong Bảng
thống kê số 3 đã phản ánh: Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã
đình chỉ 29 vụ với 31 bị can, tạm đình chỉ 321/2460 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản với 194 bị can, chiếm tỷ lệ 13,048%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
mặc dù đã khởi tố vụ án và bị can, song chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để đưa
ra xét xử hoặc không cần thiết phải đưa ra xét xử. Đây là con số khá lớn, chứng tỏ
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
Tp. Hồ Chí Minh thời gian qua cũng chưa thực sự hiệu quả.
Thực trạng tội phạm ẩn còn thể hiện thông qua số vụ phạm tội LĐCĐTS
không bị phát hiện do người bị hại không tố giác hoặc đã được giải quyết bằng thủ
tục dân sự. Những năm gần đây, các cơ quan tiến hành tố tụng hết sức thận trọng
thụ lý các vụ án về tranh chấp vay nợ theo trình tự tố tụng hình sự. Sự thận trọng đó
có ý nghĩa tích cực nhằm hạn chế tình trạng hình sự hóa các tranh chấp dân sự và
kinh tế. Tuy nhiên, chính từ thận trọng này đã đưa đến một thực tế không ít vụ tranh
chấp vay nợ có dấu hiệu lừa đảo nhưng lại được giải quyết bằng thủ tục dân sự.
1.2.2

Động thái của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.



22
Động thái của tình hình tội phạm hay còn gọi là diễn biến của tình hình tội
phạm đó là những phản ánh về sự vận động và sự thay đổi của thực trạng tình hình
tội phạm trong một khoảng thời gian nhất định 8.
Khi nghiên cứu về động thái của tình hình tội LĐCĐTS tại thành phố Hồ Chí
Minh, chúng tồi đã tiến hành nghiên cứu các số liệu thống kê hình sự của Viện
Kiểm sát Tp. Hồ Chí Minh và 24 Quận, Huyện và có được biểu đồ về sự tăng, giảm
số lượng vụ án và số lượng người phạm tội nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản nói riêng, như sau:

Chúng ta thấy rằng số vụ và người phạm tội được phát hiện tăng giảm thất
thường. Nguyên nhân là trong thời gian gần đây, đất nước ta bên cạnh việc đẩy
manh phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển đa ngành đa nghề... thì
các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền và đặc biệt là lực lượng công an đã ra
sức phòng chống, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, không để chúng phát
sinh phát triển thêm và đi đến việc đẩy lùi được tình hình LĐCĐTS.
Theo thống kê số 1 và biểu đồ biểu thị động thái của tình hình tội LĐCĐTS tại
thành phố HCM trong 5 năm từ 2003 đến 2007 cho thấy diễn biến của loại tội này
tăng giảm phức tạp, chưa có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy cần nỗ lực
hơn nữa, cần có giải pháp có hiệu quả hơn nữa trong đấu tranh phòng chống tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
1.2.3 Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh.
Số liệu về vụ án và đối tượng gây án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới chỉ phản
ánh các đặc điểm về lượng, về quy mô, kích cỡ hay nói cách khác là những dấu hiệu
bên ngoài mà chưa cho chúng ta biết được những đặc điểm đặc trưng về chất ở bên
trong. Vì vậy, để nhận biết các đặc điểm về chất, tính chất của tình hình tội phạm
cần phải xác định các con số tương đối, các thông số phản ánh mối quan hệ giữa các
nhóm loại tội phạm, tức là những thông số về cơ cấu của tình hình tội phạm.
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội

phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian nhất
8 Võ Khánh Vinh (2002), Giáo trình tội phạm học, Đại học Huế, tr 61.


23
định và ở một lãnh thổ nhất định 9. Cơ cấu tình hình của tội LĐCĐTS thể hiện qua
các thông số phản ánh tỷ trọng giữa số vụ và người phạm tội LĐCĐTS với tổng số
vụ và người phạm tội nói chung; tỷ trọng giữa số vụ về tội LĐCĐTS với số vụ án
hình sự trong nhóm tội xâm phạm sở hữu; tỷ trọng về các mức độ xử lý đối với tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong năm năm qua tại Tp Hồ Chí Minh.
* Tỷ trọng giữa số vụ và người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng
sô vụ và người phạm tội nói chung
Tỷ trọng số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản so với số vụ phạm tội hình
sự chung thể hiện ở biểu đồ sau đây:

Từ biểu đồ trên cho thấy: Tỷ lệ phạm tội LĐCĐTS so với tổng số vụ án hình
sự xảy ra trong năm năm (từ năm 2003-2007) tại Tp. Hồ Chí Minh là 2110/30480,
chiếm tỷ lệ 6%.
Tỷ lệ người phạm tội LĐCĐTS so với tổng số người phạm tội hình sự tại
Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2003 - 2007 là 2689/49288 được thể hiện qua biểu đồ sau:

94%

Biểu đồ trên đã phản ánh tỷ lệ số người phạm tội LĐCĐTS so với số người
phạm tội chung như sau: năm 2003: 5.5%, năm 2004: 5.6%, năm 2005: 5.7%, năm
2006:5.3% năm 2007: 4.62%. Tỷ lệ trung bình 5 năm từ năm 2003-2007 số người

95%

phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản so với số người phạm tội chung là 5%.


* Về tỷ lệ giữa số vụ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số vụ về các tội
phạm chiếm đoạt khác trong nhóm tội xâm phạm sở hữu.

9 Võ Khánh Vinh (2002), Giáo trình tội phạm học, Đại học Huế, tr 61.


24
Tỷ lệ số vụ, số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản so với các vụ phạm
tội chiếm đoạt khác trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu được thể hiện trong
bảng số 4 sau:
Bảng số 4: Thống kê tội phạm xâm phạm quyền sở hữu xảy ra tại thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2003-2007
Năm 2003
bị
vụ
can
CướpTS
266 595
Bắt cóc NCĐTS
1
9
Cưỡng đoạt TS
72 161 .
Cướp giật TS
1394 2208
Công nhiên CĐTS 19
24
Trộm cắp TS
2136 2541

Lừa đào CĐTS
478 568
Lạm dụng tín
491 499
nhiệm CĐTS
Tông cộng
4856 6605

Điều Tội danh ghi theo
luật
BLHS
133
134
135
136
137
138
139
140

Năm 2004
bị
vụ
can
306 717
1
L
67 147
1230 1796
15- 23

2382 2681
520 561

Năm 2005
bị
vụ
can
395 893
2
3
54
85
1402 2038
16
18
2643 2855
487 576

Năm 2006
bị
Vụ
can
508 1031
2
7
52
92
1914 2632
12
14

3028 3017
532 646

Năm 2007
Tông cộng
Tỷ lê số vu
bị
(%)
vụ
vụ
bị can
can
508 898 1983 4134 6.9765%
0
0
6
20
0.0211%
62
99
307
584 1.0801%
1953 2664 7893 11338 27.7688%
19
26
81
105 0.2850%
3505 2946 13694 14040 48.1775%
443 573 2460 2924 8.6547%


427

366

374

342

448

404

377

328

2000

2056

4948 6374 5365 6872 6422 7816 6832 7334 28424 35201

7.0363%
100%

(Nguồn: Thống kê tội phạm hình sự - Viện KSND TPHCM - 24 quận, huyện)
Qua bảng thống kê chúng ta thấy rằng, trong nhóm tội phạm xâm phạm quyền
sở hữu tại Tp. Hồ Chí Minh từ 2003 đến 2007, thì tội LĐCĐTS có 2.460 vụ trong
tổng số 28.424 vụ, chiếm tỉ lệ 8,65%. Trong nhóm này, thì tội trộm cắp tài sản và tội
cướp giật tài sản chiếm tỉ lệ lớn nhất lần lượt là 48,18% và 27,77%.

Trong tổng số bị can thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu trong khoảng
thời gian từ năm 2003-2007, số bị can phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có
2.924/35.201 bị can, chiếm 8.3%. Như vậy tỷ trọng số lượng bị can phạm tội
LĐCĐTS so với tổng số bị can trong nhóm tội xâm phạm sở hữu thấp hơn tỉ trọng
vụ án. Điều này cho thấy số bị can trong vụ án LĐCĐTS ít hơn trung bình các vụ án
thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu.
Cơ cấu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong nhóm tội xâm phạm sở hữu tại
Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2003-2007


25
Như vậy, xét về số vụ cũng như số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
thì tội phạm này đứng ở vị trí thứ 3 trong 8 tội phạm xâm phạm sở hữu. Với vị trí
thứ ba trong bảng tổng sắp nhóm tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản cho thấy
được mức độ phổ biến của loại tội phạm này trong tình hình các tội phạm chiếm
đoạt tài sản hiện nay.
So sánh số bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị đưa ra xét xử từ năm 20032007 tại Tp. Hồ Chí Minh thấy:

Bảng số 5: Phân tích tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Toà án thụ lý, xét xử từ
năm 2003 đến năm 2007
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
TC

Tòa án thụ lý
Vụ

415
427
436
446
386
2110

Bị cáo
511
495
545
600
548
2699

Đình chỉ vụ án

Tạm đình chỉ VA

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

1

1


1

1

2

2

3

3

1
3
5

1
5
7

Số án đã xét xử
Vụ
415
425
436
443
383
2102


Bị cáo
511
493
545
597
543
2689

(Nguồn: Thống kê tội phạm hình sự của Viện Kiểm sát TP và 24 quận, huyện)
Qua bảng phân tích trên thấy, trong tổng số 2110 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đã có 3 vụ bị đình chỉ và 5 vụ tạm đình chỉ, tổng số vụ đưa ra truy tố xét xử khá cao.
Số bị cáo bị đưa ra xét xử là 2.689/2.699 (đình chỉ và tạm đình chỉ 10 bị cáo), chiếm
tỷ lệ: 99.63%.
1.2.4

Tính chất của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Mình.
Tính chất của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn thể hiện ở quy mô
đồng phạm trong một vụ lừa đảo. So sánh tổng số bị can trên tổng số vụ án về lừa
đảo chiếm đoạt tài sản thấy: 2.924 bị can/2.460 vụ án, như vậy trung bình có 1,19 bị


×