Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.74 KB, 113 trang )

Luận văn tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài nguồn vốn từ trong nước thì vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế quốc gia và địa phương 1, đặc biệt là đối với tỉnh Bến Tre, tạo điều kiện
đảm bảo an sinh xã hội qua tạo việc làm và thu nhập. Vì vậy, việc thu hút đầu tư các nhà đầu
tư/doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (viết tắt là doanh nghiệp FDI) là một ưu
tiên không chỉ ở cấp quốc gia mà còn ở góc độ phát triển của tỉnh Bến Tre.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) thì việc thu hút doanh nghiệp FDI là hết sức cần thiết. Để
thực hiện được điều đó, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ nhà đầu tư từ
lúc nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu dự án đến thực hiện các thủ tục để đăng ký đề nghị cấp
giấy chứng nhận đầu tư và quá trình triển khai dự án sau giấy chứng nhận đầu tư. Các quy
trình, thủ tục đầu tư được cải cách theo hướng chỉ có một cơ quan đầu mối tiếp nhận xử lý
và trả kết quả cho nhà đầu tư và tập trung hỗ trợ xuyên suốt cho doanh nghiệp trước, trong
và sau giấy chứng nhận đầu tư. Với những chính sách hỗ trợ của tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có
khoảng 2.500 doanh nghiệp, trong đó thu hút được 50 doanh nghiệp FDI, đứng hạng thứ 3
về vốn và số dự án trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long2.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của tỉnh, việc thu hút doanh nghiệp FDI trong nhiều
năm qua vẫn còn khiêm tốn, chưa có những dự án quy mô lớn, thật sự tác động đến phát
triển công nghiệp của tỉnh, công nghệ sản xuất còn ở mức trung bình do phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Một trong những nguyên nhân đó là i) việc khủng
hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước,
đặc biệt là việc thu hút doanh nghiệp FDI của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung,
1 Social

Sciences, “Ánh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế (của
nước nhận đầu tư)”. [Đọc từ: dau-tu/5568e3801. (Đọc ngày:


28/07/2015)
2 Lê Văn Công (2014), “ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông
Cửu Long”. [Đọc
từ: . (Đọc ngày: 29/07/2015)


Luận văn tốt nghiệp

của tỉnh Bến Tre nói riêng, cụ thể là năm 2009 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo
mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 6%, thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2008 là
6,23%3, việc này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp trong tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp FDI và còn bị ảnh hưởng cho đến ngày hôm
nay; và ii) do nằm ở hạ lưu sông Mekong, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long “9 con
rồng”, trong đó, Bến Tre sở hữu “4 con rồng: sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên”
với mạng lưới sông ngòi chằng chịt và giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65
km4. Vì vậy, tỉnh Bến Tre là tỉnh dẫn đầu trong 10 tỉnh của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều
nhất của sự biến đổi khí hậu về nước biển dâng và diện tích bị ngập mặn5.
Với những khó khăn tỉnh Bến Tre phải đang đối mặt như hiện nay, để tăng cường,
nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút các doanh nghiệp FDI đến tìm hiểu và đặt vấn đề đầu
tư với tỉnh cũng như hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hiện đã và đang đầu tư được an tâm và
tiếp tục đầu tư tại tỉnh thì tỉnh Bến Tre phải luôn quan tâm, chú trọng và luôn đi đầu trong
việc xác định và nhìn nhận những nhân tố cấu thành nào làm ảnh hưởng đến sự thu hút các
doanh nghiệp FDI và tìm biện pháp để cải thiện cho từng yếu tố đó.
Xuất phát từ thực trạng đó và để có thể xây dựng mô hình thu hút doanh nghiệp
FDI phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh Bến Tre, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Bến Tre” để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu của tác giả nhằm bổ sung một số ý kiến nhằm
mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả công tác thu hút doanh
nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh Bến Tre.


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài đầu tư vào tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh thu hút doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
3 Euro

Capital, “IMF dự báo kinh tế Việt Nam chưa phục hồi vào năm 2009”. [Đọc từ:
/>tabid=148&pzoneid=458&zoneid=536&distid=2370 1 (Đọc ngày: 29/07/2015) ^
^
4 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre. [Đọc từ: />(Đọc
ngày
28/07/2015)
5 Thiên Nhiên (23/10/2009), “Biến đổi khí hậu và giái pháp ứng phó ở Bến Tre”. [Đọc
từ: (Đọc ngày 28/7/2015)


Luận văn tốt nghiệp

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu cần giải quyết các mục tiêu cụ thể như:

i) Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư tại tỉnh Bến Tre
trong giai đoạn từ 1987 đến 2013.

ii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre;
iii) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút các doanh
nghiệp FDI tại tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 1987 - 2013
như thế nào?


(2) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre trong
thời gian qua?

(3) Các giải pháp nào cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả công tác thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bến Tre?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư
tại tỉnh Bến Tre thông qua việc khảo sát thực tế 106 nhà đầu tư đến từ 44 doanh nghiệp nước
ngoài hiện đang đầu tư tại tỉnh Bến Tre.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1

Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong vòng 9 tháng từ tháng 3/2015 đến tháng 11/2015. với số

liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp nhà đầu tư của các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài tại tỉnh Bến Tre thông qua phiếu khảo sát.

4.2.2

Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện thông qua việc khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng cách phỏng vấn trực tiếp nhà đầu tư của các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.


5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
-

Ý nghĩa khoa học:
+ Phân tích một số, hệ thống các mô hình và thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp


Luận văn tốt nghiệp

nước ngoài đã được sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Qua đó nêu bật sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút doanh
nghiệp FDI tại tỉnh Bến Tre nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

-

Ý nghĩa thực tiễn:
+ Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến môi trường đầu tư của
tỉnh Bến Tre.
+ Đánh giá cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
+ Mạnh dạn, đề xuất các giải pháp mới và cụ thể nhằm tìm lối ra hiệu quả cho công
tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bến Tre.

6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
❖ Nghiên cứu ngoài nước
> Xiao Ling Huang, Athapol Ruangkanjanases and Chenin Chen (2014), “Factors
influencing Chinese firms’ decision making in foreign derect investment in Thailand",
International of Trade, Economic and Finance, Vol.5, No.6, December 2014. Mục đích của
nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của
các công ty Trung Quốc vào thị trường Thái Lan. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy

tương quan để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nước ngoài của các
công ty Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến
quyết định đầu tư của các công ty Trung Quốc vào thị trường Thái Lan bao gồm: (1) Những
nhân tố về nơi đầu tư (nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, ...); (2) Nhóm nhân tố văn hóa và
xã hội (mức độ giáo dục của người dân, an ninh tốt, cuộc sống người dân tốt, ....). Trong đó,
nhóm nhân tố văn hóa và xã hội có tác động lớn nhất đến quyết định đầu tư của các công ty
Trung Quốc vào Thái Lan.

> Suntonwasit Kummanont (2014), “Analysis of factors influencing the decision of Japanese
investors to direct investment in ThaiLand", IOSR Journal of Business and Management
(IOSR-JBM), Vol. 16, Issue 1. Ver VII, pages 47-57. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản vào thị trường
Thái Lan. Tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến


Luận văn tốt nghiệp

quyết định của nhà đầu tư Nhật Bản vào thị trường Thái Lan bao gồm: (1) nhân tố về chính
sách và tiềm lực kinh tế; (2) nhân tố về giáo dục của người lao động. Trong đó, nhân tố về
chính sách và tiềm lực kinh tế có tác động lớn nhất đến quyết định của nhà đầu tư Nhật Bản
vào thị trường Thái Lan.

> Ronan Coy & Kathryn Cormican (2014), “Determinants of foreign direct investment: an
analysis of Japanese investment in Ireland using the Kano model", Investment management
and Financial innovations, Vol. 11, Issue 1, pages 8 - 17. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu
khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư FDI của các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản vào
Ireland. Tác giả ứng dụng mô hình Kano để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu
tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư FDI của các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản vào Ireland bao
gồm: yếu tố về chính sách. yếu tố về kinh tế và yếu tố về môi trường kinh doanh.


> Lale BERKOZ & Sevkiye Sence TURK (2004), “Factors influencing the choice of FDI
locations in Turkey’", Istanbul Technical University. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra
các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào
Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vị trí đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Thổ
Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vị trí
đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: sự phát triển dân
số, cơ sở hạ tầng, phát triển tín dụng ngân hàng và thị trường nơi đó phát triển.

> Ambrose Jagongo & Vincent S. Mutswenje (2014), “A survey of the factors infuencing the
investment decisions: the case of individual investors at the NSE", international journal of
humanities and social science, Vol.4, No.4, pages 92 - 102. Nghiên cứu nhằm mục đích khảo
sát các nhân tố ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của bản thân cá nhân các nhà đầu tư
vào khu vực NSE. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để đưa ra
phương trình nhân tố để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bản thân
các nhà đầu tư vào khu cực NSE. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 9 nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của bản thân cá nhân nhà đầu tư vào khu vực NSE bao gồm: (1) Vị trí và
hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp; (2) Lợi nhuận đầu tư và điều kiện kinh tế; (3) Đa
dạng hóa và giảm thiểu các tổn thất; (4) Ý kiến của bên thứ 3 (ý kiến của gia đình, người
thân, bạn bè, ....); (5) Thiện chí của doanh nghiệp và thông tin lợi ích; (6) Sự nhận thức của


Luận văn tốt nghiệp

doanh nghiệp; (7) những nhân tố về môi trường kinh doanh; (8) Cảm nghĩ của doanh
nghiệp; (9) Rủi ro tổn thất. Trong đó, yếu tố vị trí, hoạt động của doanh nghiệp và yếu tố lợi
nhuận đầu tư và điều kiện kinh tế có tác động lớn nhất đến quyết định đầu tư của bản thân
cá nhân nhà đầu tư vào khu vực NSE.


> Owen. C.H. Ho (2004) “Determinants of foreign direct investment in China: a sectoral
analysis’", Department of Economics, University Western Australia. Nghiên cứu này nhằm
mục đích tìm ra các yếu tô quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc,
trường hợp phân tích một ngành. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ngước ngoài vào Trung Quốc. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ở Trung Quốc bao
gồm: (1) Chi phí lao động cao và nhà nước sở hữu nhiều làm ngăn cản dòng chảy vốn FDI;
(2) Quy mô thị trường lớn khuyến khích đầu tư hướng nội vào trong nước; (3) Nhiều hoạt
động đổi mới thu hút đầu tư FDI; (4) Độ biến động của kích thước thị trường và tiền lương
lao động.

> Agniezka Chidlow and Stephen Young (2008), “Regional determinants of FDI distribution
in Poland", William Davidson institute working paper number 943. Nghiên cứu được thực
hiện nhằm mục đích kiểm tra các yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Ba Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố tìm kiếm kiến thức, nhóm nhân tố về
thị trường, nhóm nhân tố tích tự hay sự hình thành cụm ngành sẽ tác động trực tiếp đến
dòng vốn FDI vào các khu vực ở Ba Lan.
♦♦♦ Nghiên cứu trong nước

> Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm (2013), “Nghiên cứu định lượng về các nhân
tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Đại học ngoại thương. Nghiên cứu
này nhằm mục đích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong từng giai đoạn. Tác giả sử dụng phương pháp
hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở các tỉnh thành của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố về
tiến tới những thị trường mới, tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động rẻ, và sẵn sàng chấp
nhận những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc hoạt động của các doanh nghiệp



Luận văn tốt nghiệp

trên địa bàn, chính sách đất đai, cung ứng dịch vụ công và hỗ trợ đào tạo lao động là những
nhân tố ảnh hưởng mạnh đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh, thành của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

> Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, số 5(40). Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định những nhân tố chủ yếu giúp thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí
hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu
tư nước ngoài xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam.

> Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp nghiên cứu điển hình tại thành phố
Đà Nang", Tạp chí phát triển và hội nhập, Đại học Đà Nẵng, số 11(21). Mục đích của
nghiên cứu này nhằm nhận diện các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự hài lòng của các
nhà đầu tư nhằm giúp chính quyền địa phương đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong
vấn đề thu hút đầu tư FDI. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích khám phá kết hợp với
phương pháp phân tích hồi quy bội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
các nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố về cơ sở hạ tầng; công tác quản lý
và hỗ trợ của chính quyền địa phương; sự hình thành và phát triển của cụm ngành; chất
lượng của nguồn nhân lực và vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng đến sự hài
lòng của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào địa phương.

> Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn Trịnh (2012), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ", Tạp chí khoa
học, Đại học Cần Thơ, trang 12-18. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp để từ đó đề xuất giải

pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Cần Thơ trong thời gian tới. Tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng khả năng đầu tư của các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp Cần Thơ và phương pháp phân tích nhân tố khám phá để tìm ra
những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào


Luận văn tốt nghiệp

Khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ là vị trí, địa điểm thành lập Khu công nghiệp thuận
lợi cho sản xuất kinh doanh; nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và chính sách thu hút
đầu tư. Dựa trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thu hút
đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp ở Cần Thơ trong thời gian tới.

> Lê Quốc Thịnh (2011), “Determinants of investors’s satisfaction - the case of FDI investors
in Long An province'’", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu đã chứng minh rằng các nhóm yếu tố về thị trường, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và
chính sách đầu tư là những yếu tố tác động đến sự hài lòng của các doanh nghiệp FDI về
môi trường đầu tư tại tỉnh Long An.

> Nguyen Ngoc Anh và Nguyen Thang (2007), “Foriegn direct investment in VietNam: An
overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces",
Development and policies research center. Nghiên cứu đã chứng minh các nhóm yếu tố về
thị trường, nhóm yếu tố về lao động và cơ sở hạ tầng có tác động đến sự phân bố về mặt
không gian của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các địa phương.
> Phan Thành Tâm và Phan Văn Hải (2015), “Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn
vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, trang 52 - 54.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào Việt
Nam trong thời gian tới dựa vào việc đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1998)

để làm cơ sở đo lường sự hài lòng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp với hồi quy tuyến tính đa
biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố về kết cấu hạ tầng; nguồn nhân lực; pháp luật;
chính sách vĩ mô; thủ tục hành chính có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, nhân tố về nguồn nhân lực có
tác động lớn nhất đến sự hài lòng của các doanh nghiệp FDI. Trên cở sở đó tác giả đã đề
xuất một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời
gian tới.
♦♦♦ Đánh giá tổng quan tài liệu
Thông qua việc lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với cơ sở lý
thuyết sẽ được trình bày ở bên dưới thì tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu


Luận văn tốt nghiệp

các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre trên
cơ sở các mô hình đã được xây dựng trước đó thông qua các nhân tố được tổng hợp bao
gồm: (1) Nguồn nhân lực; (2) Yếu tố thuộc về địa phương; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi
trường sống và làm việc; (5) Yếu tố chi phí và (6) Yếu tố môi trường tự nhiên thông qua
việc phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre. Sau đó, tác giả sẽ sử
dụng những phương pháp nghiên cứu định lượng như: phương pháp phân tích nhân tố khám
phá (EFA) kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ hài
lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre. Dựa trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất một
số giải pháp phù hợp, có tính khoa học cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc
thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Trong chương này tác

giả trình bày về FDI là gì? đặc điểm của FDI, các hình thức FDI, lợi ích của FDI, các nhân
tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết nghiên cứu đề xuất để tiến hành nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào
tỉnh Bến Tre trong giai đoạn vừa qua. Trong chương này tác giả trình bày về tổng quan tỉnh
Bến Tre, thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnh Bến Tre và kết
quả nghiên cứu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư FDI
vào tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. Trong chương này tác giả trình bày cơ sở đề
xuất giải pháp, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư
FDI vào tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.


TÓM TẮT PHẦN NỘI DUNG
Trong phần này, tác giả trình bày các mục tiêu nghiên cứu của đề tài như: (1) Đánh giá thực
trạng hoạt động đầu tư FDI của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 1987 đến tháng 6/2015; (2) Xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre; (3) Đề
xuất một số giải pháp để thu hút đầu tư hiệu quả trong thời gian tới. Đồng thời, phần này cũng
trình bày tổng quan tài liệu và kết cấu của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1.1
1.1.1.1

Các khái niệm cơ bản
Khái niệm về FDI (Foreign direct investment)
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.


Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế,
đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều phải bổ sung
nguồn vốn cho mình bằng cách thu hút vốn từ bên ngoài. FDI là một trong những kênh thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về FDI như sau:
Theo tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì cho rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty” [28].
Theo Luật đầu tư 2014 của Việt Nam thì cho rằng: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu
tư nưới ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các
hoạt động đầu tư” [6].
Theo tổ chức tiền tệ Thế giới (IMF) đã đưa ra định nghĩa FDI vào năm 1977 như sau:


“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong
một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích
lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và
mở rộng thị trường [28].
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia (2014), đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu
tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất, kinh
doanh này [28].
Tóm lại, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được xem xét ở hai khía cạnh khác nhau:

-


Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một loại hình đầu tư dài hạn.

-

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là người trực tiếp quản lý, điều hành sử dụng vốn, chịu
trách nhiệm và hưởng lợi ích từ kết quả sản xuất, kinh doanh căn cứ vào mức độ góp vốn.

1.1.1.2

Đặc điểm của FDI
Đây là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài tự mình ra quyết định đầu tư,

quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi, không có những ràng buộc về
chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nước nhận đầu tư [27].
Nhà đầu tư nước ngoài tham gia điều hành hoặc điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư mặc
dù thường có bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa với nước nhận đầu tư.
Vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ [27].
Nước nhận đầu tư tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản
lý hiện đại của nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo hoặc qua việc trực tiếp tham gia
quản lý [27].
Nhà đầu tư nước ngoài sau một thời gian đầu tư, họ có thể mở rộng đầu tư bằng nguồn
lợi nhuận thu được của dự án đầu tư [27].

1.1.1.3

Các hình thức của FDI
Hiện nay, có rất nhiều hình thức của FDI tùy vào từng gốc độ tiếp cận. Dưới đây là một

số hình thức FDI:


a) Phân theo bản chất đầu tư ♦♦♦ Đầu tư
phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và


thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối
lượng đầu tư vào [28].
♦♦♦ Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI
đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước
nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình
thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào [28].

b) Phân theo tính chất dòng vốn
♦♦♦ Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty
trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của
công ty [28].
♦♦♦ Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong
quá khứ để đầu tư thêm [28].
♦♦♦ Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau
vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau [28].

c) Phân theo động cơ của nhà đầu tư
♦♦♦ Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ và dồi dào ở
nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác
nguồn lao động dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản có thương

hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản
trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài
nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh [28].
♦♦♦ Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận
như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin
liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp


lý,.... [28].
♦♦♦ Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữa thị trường khỏi bị đối thủ
cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác
kinh tế giữa các nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp
để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu [28].

1.1.2
1.1.2.1

Các lý thuyết liên quan đến đầu tư
Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Hymer (1976), khi đầu tư ra nước ngoài các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu

nhiều chi phí và rủi ro hơn các DN nước sở tại. Để cạnh tranh với các DN này, Doanh nghiệp
FDI phải có những lợi thế để bù đắp được những chi phí phụ trội đó. Lợi thế đó là sức mạnh độc
quyền ở một số mặt như: quy mô, kiến thức, sự khác biệt của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm,
công nghệ, mạng lưới phân phối và kỹ năng tiếp thị, khả năng tiếp cận với những nguồn vốn rẻ
[18].
Theo Dunning (1976), một DN chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hội tụ ba điều kiện: i)
sở hữu: DN phải sở hữu một lợi thế so sánh với DN khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới

tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của DN; ii)
nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ ND có lợi hơn là bán hay cho các DN
khác thuê; iii) Địa điểm: sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại
nước mẹ rồi xuất khẩu. lợi thế địa điểm có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động,
các rào cản thương mại, chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa
điểm có thể tạo ra cho DN khi hoạt động tại đó. Các DN có xu hướng xác định vị trí sản xuất của
mình ở những nơi “trung tâm” đông đúc dân cư và vốn, vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô.
Nhưng việc này sẽ dẫn tới dân cư - vừa là người cung cấp vừa là người tiêu dùng - sẽ càng di
chuyển tới những “trung tâm” này vì ở đó có lợi thế quy mô cao hơn, cũng có nghĩa là giá cả
hàng hóa rẻ hơn và sản phẩm đa dạng hơn [17].

1.1.2.2

Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư
Mô hình ngoại tác của Romer (1986), Lucas (1988) cho thấy các nhân tố tác động tới

hành vi đầu tư: i) sự thay đổi trong cung cầu; ii) lãi suất; iii) mức độ phát triển của hệ thống tài
chính; iv) đầu tư công; v) khả năng về nguồn nhân lực; vi) các dự án đầu tư khác trong cùng


ngành hay trong các ngành có mối liên kết; vii) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu
và vận dụng công nghệ; viii) mức độ ổn định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế
vĩ mô, pháp luật; ix) các quy định về thủ tục; và x) mức độ đầy đủ về thông tin, kể cả thông tin
về thị trường, luật lệ, thủ tục, về các tiến bộ công nghệ.
Lý thuyết tiếp thị địa phương đã chỉ ra rằng, những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của
nhà đầu tư có thể chia thành ba nhóm chính, đó là: i) cơ sở hạ tầng đầu tư; ii) chế độ, chính sách
đầu tư; và iii) môi trường làm việc và sinh sống. Khách hàng thỏa mãn với một địa phương khi
họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác
nhau tùy theo mục tiêu của DN. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả
khi nó đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Khi một nhà đầu tư đạt được mục tiêu,

họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của mình cũng như giới thiệu cho các công ty khác
đầu tư tại địa phương.

1.1.3

Một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư

vốn toàn bộ vào Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh
của mình trước pháp luật Việt nam, trong đó có đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây
gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ
tầng, cung cấp dịch vụ công, cụ thể:
+ Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình
trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định;
+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng;


nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán
bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác đúng theo quy định;
+ Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp
đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết

cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công
trình đó trong một thời hạn nhất định;
+ Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình
đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán
cho nhà đầu tư theo các điều kiện theo quy định;
+ Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ
sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện; hết thời hạn cung cấp dịch
vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ
công trình trong một thời hạn nhất định [6].

-

Doanh nghiệp liên doanh (Joint-Venture): đây là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên
hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hay hợp đồng được ký kết giữa
chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài, hoặc do doanh nghiệp Việt Nam liên doanh hợp
tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh [6].

-

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Coopération Contract-BCC): đây là loại văn bản ký kết
giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động của các bên nhận đầu
tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành

lập một xí nghiệp liên doanh hay bất cứ một pháp nhân mới nào. Các bên phải thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và


bản hợp đồng đã ký [6].

1.1.4

Lợi ích mang lại từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích như sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bổ sung nguồn vốn cho nhu cầu phát triển nền

kinh tế của nước sở tại;
Thứ hai, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân
thanh toán trong ngắn hạn;
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh
nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài;
Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển phân công lao động trong nước
và quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường cho nước tiếp nhận đầu tư [28].

1.1.5

Cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu

1.1.5.1

Thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên


ngoài vào một quốc gia. Như vậy, bản chất của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là
hoạt động tác động đến hành vi của các nhà đầu tư ngoài nước nhằm thu hút họ đầu tư về vốn và
trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia được đầu tư [27].
Theo cách tiếp cận hiện đại về marketing thì xem các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
ngoài như là khách hàng và việc am hiểu hành vi và mong muốn của khách hàng là hết sức cần
thiết để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ từ đó sẽ tác động rất lớn đến hành vi của nhà đầu
tư [5].
Tóm lại, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là chính phủ ở nước
sở tại đưa ra các hoạt động nhằm tác động đến hành vi của nhà đầu tư doanh nghiệp ngoài nước
để thu hút họ đầu tư vốn và trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc
gia sở tại.

1.1.5.2

Sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài
Một khi khách hàng đã thỏa mãn với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thì họ thường sẽ

có hành vi sử dụng lại sản phẩm hoặc dịch vụ đó là rất cao. Mặc khác, khi họ đã thỏa mãn thì họ


có xu hướng nói tốt về tổ chức đó với các khách hàng khác.
Theo Philip Kotler (2001) thì cho rằng “Sự thỏa mãn là mức độ trạng thái cảm giác của
một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kỳ vọng của
người đó” [28].
Trong đó, kỳ vọng được xem như là ước mong hay mong đợi của khách hàng, nó bắt
nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và từ các thông tin bên ngoài như quảng cáo,
thông tin, truyền miệng từ bạn bè, gia đình,... và nhu cầu cá nhân là yếu tố được hình thành từ
nhận thức của con người mong muốn thỏa mãn cái gì đó như nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi,
thông tin, ....

Tóm lại, dựa vào phân tích trên ta có thể chia sự thỏa mãn thành ba mức độ khác nhau
như sau:



Mức không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng;
• Mức hài lòng: Khi mức độ nhận được của khách hàng bằng với kỳ vọng



Mức rất hài lòng và thích thú: Khi mức độ nhận được của khách hàng lớn hơn kỳ vọng

1.1.5.3

Mối quan hệ giữa sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài và việc thu hút các

doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Thông thường nếu như khách hàng cảm nhận được sự thỏa mãn về một tổ chức thì họ sẽ
có hành vi tốt đối với tổ chức đó. Do đó, việc làm thỏa mãn nhu cầu của họ sẽ giúp cho tổ chức
có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng về họ.
Theo các nghiên cứu của Tâm và Hải (2015); Thịnh (2011); Lộc và Tuyết (2013) đã
chứng minh rằng nếu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cảm thấy hài lòng hơn thì việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ hiệu quả hơn.
Tóm lại, từ những phân tích trên nên nghiên cứu này sẽ xem xét các yếu tố tác động đến
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc phân tích sự hài lòng của các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bến Tre.

1.1.5.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bến Tre

Thông qua phần lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn thì tác

giả rút ra một số nhân tố đã được các nhà nghiên cứu phát hiện và kiểm định thực tế bao gồm:
nhóm yếu tố về nguồn nhân lực; nhóm yếu tố về địa phương; nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng;
nhóm yếu tố về môi trường sống và làm việc; nhóm yếu tố về chi phí; và nhóm yếu tố về môi


trường tự nhiên.

a) Nguồn nhân lực
Theo nghiên cứu của BERKOZ & TURK (2004) đã chứng minh nhóm nhân tố về nguồn
nhân lực có ảnh hưởng đến quyết định thu hút đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp. Nguồn
nhân lực chất lượng cao sẽ tác động tích cực đến quyết định thu hút đầu tư nước ngoài của các
doanh nghiệp (Xiao Ling Huang et al, 2014). Theo Owen. C.H Ho (2004) đã chứng minh rằng
chi phí sử dụng lao động càng cao thì sẽ tác động tiêu cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài
của các doanh nghiệp ngoài nước.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước của Anh và Tâm (2013); Lộc và Tuyết (2013)
đã chứng minh rằng các yếu tố về nguồn nhân lực tại từng địa phương ở Việt Nam có ảnh hưởng
đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp vào các địa phương ở Việt Nam.

b) Yếu tố về địa phương
Theo nghiên cứu của Suntonwasit Kummanont (2014) đã chứng minh rằng nhóm nhân tố
về chính sách của quốc gia có tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia
đó. Các yếu tố về chính sách của quốc gia phát triển sẽ tác động rất lớn đến việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia đó (Ronan & Cormican, 2014). Theo nghiên cứu của Owen.
C.H. Ho, 2004 cũng chỉ ra yếu tố chính phủ có nhiều chính sách đổi mới thu hút đầu tư FDI sẽ
tác động đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào quốc gia đó.
Nghiên cứu trong nước của Anh và Tâm (2013) đã chứng minh rằng chính sách đất đai
có tác động lớn đến việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào các tỉnh thành tại
Việt Nam. Theo nghiên cứu của Toàn (2010); Thuận và Trịnh (2012) cũng đã chứng minh rằng

các chính sách hỗ trợ của địa phương là yếu tố mang tính quyết định khi các nhà đầu tư ngoài
nước xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam. Nghiên cứu của Lộc và Tuyết (2013) cũng
đồng quan điểm với các tác giả trên và chỉ ra rằng công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền
địa phương sẽ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Đà Nẵng.

c) Cơ sở hạ tầng
Theo nghiên cứu Xiao Ling Huang et al (2014) đã chứng minh những nhân tố về cơ sở
hạ tầng sẽ ảnh hưởng đến quyết định thu hút đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp. Sự phát
triển về cơ sở vật chất sẽ tác động đến quyết định lựa chọn vị trí đầu tư của các doanh nghiệp


đầu tư nước ngoài vào một nơi (BERKOZ & TURK, 2004).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước của Anh và Tâm (2013); Toàn (2010); Lộc và
Tuyến (2013) đã chứng minh rằng các điều kiện về cơ sở vật chất có tác động rất lớn đến việc
thu hút đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nước vào các địa phương ở Việt Nam.

d) Môi trường sống và làm việc
Theo nghiên cứu của Ronan Coy & Kathryn Cormican (2014) đã chứng minh rằng yếu
tố môi trường sống và làm việc có ảnh hưởng việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước
ngoài vào quốc gia đó. Nghiên cứu của Ambrose Jagongo & Vincent S. Mutswenje (2014) cũng
đã chứng minh rằng nhóm yếu tố về môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định đầu tư của bản thân các nhà đầu tư nước ngoài. Những yếu tố về môi trường sống văn hóa
xã hội sẽ tác động rất lớn đến quyết định của các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài (Xiao
Ling Huang et al, 2014).

e) Yếu tố chi phí
Theo nghiên cứu của Xiao Ling Huang et al (2014) đã chứng minh rằng yếu tố về chi phí
hoạt động sẽ tác động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Ambrose
Jagongo & Vincent S. Mutswenje (2014) đã chứng minh rằng các yếu tố về chi phí thấp sẽ tạo

điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào địa phương đó. Một khi chi
phí sử dụng lao động càng cao sẽ ngăn cản các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào địa phương
đó (Owen. C.H. Ho, 2004).
Bên cạnh đó, nghiên cứu trong nước của Anh & Tâm (2013) đã chứng minh rằng yếu tố
chi phí sử dụng lao động giá rẻ sẽ tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài
vào các địa phương ở Việt Nam. Chi phí hoạt động thấp sẽ tác động đến quyết định đầu tư của
các doanh nghiệp nước ngoài vào địa phương (Toàn, 2010).

f) Yếu tố môi trường tự nhiên
Theo nghiên cứu của Lộc và Tuyết (2013) đã chứng minh rằng yếu tố tài nguyên thiên
nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
địa phương. Các yếu tố về môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ
cung cấp các loại nguyên liệu giá rẻ cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
bàn, đó từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các
doanh nghiệp ngoài nước (Dunning, 1977).


1.1.6

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Dựa vào phần cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước có

liên quan đến đề tài như: nghiên cứu của Xiao Ling Huang et al (2014); nghiên cứu của
Suntonwasit Kummanont (2014); nghiên cứu của Ronan Coy & Kathryn Cormican (2014);
nghiên cứu của Lale BERKOZ & Sevkiye TURK (2004); Nghiên cứu của Ambrose
Jagongo & Vincent S. Mutswenje (2014); Nghiên cứu của Nguyễn Tường Anh và Nguyễn
Hữu Tâm (2013); nghiên cứu Nguyễn Mạnh Toàn (2010); Nghiên cứu của Lê Tấn Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết (2013) và một số nghiên cứu khác có liên quan làm cơ sở để đề xuất mô
hình nghiên cứu như sau:


Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, 2015.
Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu được tác giả đề
xuất như sau:
HÌ: Yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của nhà đầu tư doanh


nghiệp nước ngoài.
H2: Yếu tố về địa phương có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của nhà đầu tư doanh nghiệp
nước ngoài.
H3: Yếu tố cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của nhà đầu tư doanh nghiệp
nước ngoài.
H4: Yếu tố môi trường sống và làm việc có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của nhà đầu tư
doanh nghiệp nước ngoài.
H5: Yếu tố chi phí có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của nhà đầu tư doanh nghiệp nước
ngoài.
H : Yếu tố về môi trường tự nhiên có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của nhà đầu tư
6

doanh nghiệp nước ngoài.

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Cụ thể là:

1.2.1

Nghiên cứu định tính
Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận tay đôi (phỏng vấn sâu)


có một số ưu điểm sau:

-

Sử dụng bảng hướng dẫn phỏng vấn ^ tiết kiệm thời gian phỏng vấn;

Danh mục câu hỏi giúp xác định rõ vấn đề, cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh
hoạt cần thiết trong phỏng vấn;

-

Dễ dàng hệ thống hóa và phân tích thông tin thu được.
Dựa vào điều kiện nguồn lực của tác giả và các yếu tố khác nên nghiên cứu này sẽ

sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi. Qua đó dùng điều chỉnh và bổ sung thêm các thành
phần trong thang đo. Bốn nhà đầu tư của 04 doanh nghiệp và một chuyên gia được chọn để
thảo luận, trong đó chuyên gia được chọn là Ông Nguyễn Trúc Sơn - Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư. Sau đó dựa vào bảng điều chỉnh để tiếp tục phỏng vấn thử 07 nhà đầu tư
của 05 doanh nghiệp để hiệu chỉnh
bảng câu hỏi lần 2. Sau đó, sử dụng bảng câu hỏi hiệu chỉnh lần để tiến hành thực hiện nghiên
cứu định lượng.

1.2.2

Nghiên cứu định lượng


Được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đội ngũ lãnh đạo của 44 doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bến Tre nhằm mục đích điều chỉnh mô hình và kiểm định
các giả thuyết đã được đề ra trước đó.


1.2.3

Tiến trình nghiên cứu

Hình 1.2: Tiến trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2015.

1.2.4

Điều chỉnh thang đo
Từ phần cơ sở lý thuyết, đề tài xác định chọn thang đo SAT làm thang đo cơ sở để sau đó

khám phá và hiệu chỉnh ra thang đo chính thức để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu
hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh Bến Tre. Sau quá trình phỏng vấn định tính
thực hiện thảo luận tay đôi, đồng thời dựa trên bảng nghiên cứu của Anh và Tâm (2013); Nghiên
cứu của Lộc và Tuyết (2013) thì thang đo SAT được điều chỉnh và bổ sung lần 1 gồm 27 biến.


(Xem phụ lục 1)
Sử dụng thang đo lần 1 để tiếp tục bổ sung và điều chỉnh lần 2 bằng phương pháp phỏng
vấn thử 07 nhà đầu tư đến từ 05 doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi được điều chỉnh lần này đã
cho ra thang đo SAT chính thức với 26 biến. Trong đó có 6 biến thành phần là: (1) thành phần
nguồn nhân lực có 3 biến quan sát, (2) thành phần yếu tố địa phương có 10 biến quan sát, (3)
thành phần cơ sở hạ tầng có 4 biến quan sát, (4) thành phần môi trường sống và làm việc có 3
biến quan sát; (5) thành phần yếu tố chi phí có 3 biến quan sát; (6) thành phần điều kiện tự nhiên
có 3 biến quan sát.
Thang đo SAT chính thức được đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ (1 - Hoàn
toàn không hài lòng, 2 - Không hài lòng, 3 - Bình thường, 4 - Hài lòng, 5 - Hoàn toàn hài lòng)
Các thành phần của thang đo SAT chính thức được diễn giải trong bảng như sau:



Bảng 1.1: Thành phần của thang đo SAT chính thức

CÁC BIÉN ĐO LƯỜNG
HIỆU
(1) Nguồn nhân lực (3 biến)
NNL1
Nguồn lao động dồi dào.
NNL2
Lao động có tay nghề nhiều.
Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng
NNL3
(2) Yếu tố vềcao.
địa phương (10 biến)
DPI
Địa phương ưu đãi nhiều về thuê mặt bằng.
DP2
Địa phương có nhiều ưu đãi về thuế.
DP3
Doanh nghiệp vẫn đầu tư nếu địa phương không có nhiều chính
sách ưu đãi.
DP4
Thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn.
DP5
Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ quản lý tốt.
DP6
Cơ quan nhà nước địa phương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp.
DP7
Các thắc mắc, phản ảnh của doanh nghiệp luôn được giải đáp

thỏa đáng.
DP8
Tại địa phương có nhiều cụm khu công nghiệp tập trung cho
doanh nghiệp hoạt động.
DP9
Các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp cung cấp nguyên
liệu phù hợp tập trung gần nhau.
DP10
Các nhà cung cấp nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
(3) Cơ sở hạ tầng (4 biến)
CSVC1
Hệ thống giao thông thuận lợi.
CSVC2
Hệ thống cấp điện ổn định.
CSVC3
Hệ thống cấp nước hoạt động tốt.
CSVC4
Hệ thống bưu chính, ngân hàng thuận lợi.
(4) Môi trường sống và làm việc (3 biến)
DKLV1
Người dân địa phương thân thiện.
DKLV2
Điều kiện sống và làm việc luôn được đảm bảo.
DKLV3
Công ty không gặp trở ngại về văn hóa.
(5) Yếu tố chi phí (3 biến)
CP1
Chi phí lao động rẻ.
CP2

Chi phí trả cho thuê mướn mặt bằng thấp.
CP3
Chi phí trả cho việc sử dụng điện, nước, cước vận tải phù hợp.
(6) Yếu tố môi trường tự nhiên (3 biến)
MTTN1 Vị trí địa lý thuận lợi.
MTTN2 Tài nguyên phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất.
MTTN3 Yếu tố biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh (lũ lụt, hạn hán, bão, ....).
(7)
o mức độ thỏa mãn
Thang
SAT1 t
Sự hài lòng của nhà đầu tư đối với mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
SAT2
Sự hài lòng của nhà đầu tư đối với việc tăng trưởng lợi nhuận.
SAT3
Nhà đầu tư sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.
SAT4
Nhà đầu tư sẵn sàng giới thiệu với các nhà đầu tư khác vào đầu
------ĩ-----9---------------------------------1-------------tư.
Nguồn: Tổng hợp từ kêt quả nghiên cứu định tính, 2015.

Thang đo
Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5
Likert
1^
5
Likert 1 ^

5
Likert
1^
5Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5
Likert
1^
5Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5
Likert
1^
5
Likert
1^
5Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5Likert 1 ^

5
Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5
Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5
Likert
1^
5
Likert 1 ^
5
Likert
1^
5Likert 1 ^
5Likert 1 ^
5


1.2.5

Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu sơ cấp: Để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu nên tác giả tiến hành

thu thập số liệu thông qua phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (quota). Đối tượng tiếp cận
thu thập số liệu là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 44 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
vào tỉnh Bến Tre.
Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu từ báo cáo của Trung tâm Xúc
tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre, Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài ở tỉnh Bến Tre các năm vừa qua, niêm giám thống kê, sách, báo, tạp chí khoa học
của các Viện/Trường Đại học trong và ngoài nước, các trang mạng,

1.2.5.1

Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (Quota Sampling) để tiến hành

thu thập số liệu. Lý do tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch là do thông tin
khai khác từ nhà đầu tư nước ngoài là rất khó khăn và do tổng thể nghiên cứu khá rộng, vì
vậy, việc sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch sẽ giúp tác giả có thể chọn được mẫu
có tính đại diện cao cho tổng thể.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến trình sau:
Bước 1: Chọn địa điểm điều tra và đối tượng nghiên cứu.
Bước 2: Thực hiện điều tra thử: sau khi đã có phiếu điều tra soạn sẵn, tác giả đã
tiến hành liên lạc đặt lịch hẹn để được phỏng vấn thử đối tượng nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện điều tra chính thức: sau bước hiệu chỉnh phiếu điều tra, tác
giả tiến hành phỏng vấn chính thức các đối tượng nghiên cứu có liên quan theo phương
pháp chọn mẫu hạn ngạch với sự hỗ trợ của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bến Tre trong
việc liên hệ và đặt lịch hẹn phỏng vấn.

1.2.5.2

Phương pháp xác định cỡ mẫu
Cỡ mẫu trong đề tài được xác định dựa vào mô hình nghiên cứu. Đề tài thực hiện

nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại
tỉnh Bến Tre theo các mô hình nghiên cứu sau: mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA
để phân tích các yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài
vào tỉnh Bến Tre. Sau đó, kết hợp với mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mức độ tác

động của các nhân tố đó đến việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh


×