Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM sát điều TRA các vụ án cố ý gây THƯƠNG TÍCH tại VIỆN KIỂM sát ND QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TẠI VIỆN KIỂM SÁT ND
QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Họ và tên học viên: LÊ THỊ BÍCH THỦY
Mã số học viên: AP141821
Chức vụ, đơn vị công tác: Viện trưởng VKSND quận Dương Kinh, TP Hải Phòng
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị khóa XI - Thành ủy Hải Phòng

Hải Phòng, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy
định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa được
triển khai trong thực tiễn.
Tác giả

Lê Thị Bích Thủy


ii

MỤC LỤC




iii

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN
1. BLHS
2. BLTTHS
3. CQĐT
4. KSĐT
5. THQCT
6. VKSND
7. VKS
8. ĐTV
9. KSV
10. CYGTT
11. TNHS
12. GĐV

Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra
Kiểm sát điều tra
Thực hành quyền công tố
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát
Điều tra viên
Kiểm sát viên
Cố ý gây thương tích
Trách nhiệm hình sự
Giám định viên



1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN
Dương Kinh là một quận mới được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2008
theo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP ngày 12/9/2007 của Chính phủ, trên cơ sở tách
ra từ huyện Kiến Thụy gồm 06 phường với tổng diện tích 4.584,87 ha và 50.051
nhân khẩu. Trước năm 2000, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản để cung cấp thực phẩm cho thành phố Hải Phòng và địa phương. Khi
đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quận Dương Kinh đã được
quy hoạch xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung với nhiều ngành nghề khác nhau,
thu hút một số lượng lớn nhân công tại địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cố
ý gây thương tích (CYGTT) nói riêng trên địa bàn có diễn biến ngày càng phức tạp và
có chiều hướng gia tăng về số vụ việc.
Tội CYGTT là tội phạm mang tính bạo lực, xâm phạm đến khách thể trực
tiếp là sức khoẻ con người, được Bộ luật hình sự bảo vệ. Xâm hại quyền bất khả
xâm phạm về thân thể và quyền được bảo hộ về sức khoẻ của cá nhân. Hậu quả của
tội phạm này gây ra không chỉ gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe, tính mạng của
người khác, mà còn làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, gây
bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, các đối tượng thực hiện tội phạm tội phạm
CYGTT thường có mối quan hệ quen biết từ trước với nạn nhân, nhân chứng và
những người liên quan.., nên những người này sợ bị trả thù hoặc ngại cung cấp
thông tin. Đây là nguyên nhân làm cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ của cơ quan
tiến hành tố tụng nói chung, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) nói riêng trong giai đoạn điều tra đối với loại tội phạm này gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động điều tra và xử lý
của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn quận Dương Kinh đối với tội

CYGTT là rất cần thiết.
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
tuân theo pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra (CQĐT),
nhằm đảm bảo cho pháp luật trong lĩnh vực điều tra được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất. Trên địa bàn quận Dương Kinh trong những năm qua, nhờ thực hiện
tốt công tác kiểm sát điều tra (KSĐT) các vụ án hình sự nói chung và các vụ án
CYGTT nói riêng đã làm cho hoạt động điều tra, xử lý tội phạm đúng người, đúng


2

tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất oan, sai. Qua đó đã góp phần nâng
cao hiệu quả công tác phòng ngừa loại tội phạm CYGTT trên địa bàn quận.
Song thực tiễn cho thấy cả trong nhận thức và thực thi công tác này đã bộc
lộ một số mặt tồn tại, hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm CYGTT. Những tồn tại, hạn chế đó có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì những lý do như trên, tác giả đã chọn đề
án: “Nâng cao chất lượng Kiểm sát điều tra các vụ án CYGTT tại Viện kiểm sát ND
thành phố Hải Phòng”, trên cơ sở vận dụng các kiến thức lý luận và pháp luật thực
định để giải quyết những vấn đề thực tiễn nhằm đánh giá những hạn chế, vướng
mắc để đưa ra các kiến nghị trong Kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án cố ý gây
thương tích ở nước ta hiện nay.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Mục tiêu nghiên cứu của đề án là tìm hiểu một số vấn đề chung của hoạt
động KSĐT và các hoạt động khác trong giai đoạn điều tra các vụ án CYGTT vủa
VKSND quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Qua đó làm rõ thực trạng, tìm
hiểu nguyên nhân của kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót khi thực hiện kiểm
sát hoạt động điều tra của VKSND quận Dương Kinh; Dự báo tình hình tội phạm và
đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt
động điều tra của VKSND quận Dương Kinh đối với các vụ án CYGTT.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
Đề án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm sát hoạt động điều tra
của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án CYGTT.
Khái quát, phân tích thực trạng, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động KSĐT của
VKSND quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng trong điều tra các vụ án CYGTT
ở giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
- Dự báo tình hình tội phạm CYGTT trên địa bàn quận Dương Kinh trong
thời gian tới và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát
của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án CYGTT.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
- Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động kiểm sát của VKSND trong
giai đoạn điều tra các vụ án CYGTT gồm: Hoạt động thực hành quyền công tố,
KSĐT của CQĐT và các hoạt động khác, trong đó, nội dung cơ bản là kiểm sát hoạt
động điều tra của CQĐT đối với các vụ án CYGTT trên địa bàn quận Dương Kinh.


3

Cụ thể hơn là hoạt động kiểm sát trong việc thu thập, xử lý tố giác tin báo về tội
phạm; trong khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đối với việc áp dụng, thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám
xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, vật chứng; kiểm sát việc tiến hành thu nhập lời
khai người làm chứng, người bị hại, hỏi cung bị can và những người có liên quan;
kiểm sát hoạt động đối chất và nhận dạng, thực nghiệm điều tra và trưng cầu giám
định; kiểm sát việc dùng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự; kiểm sát việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; kiểm sát việc chấp
hành thời hạn điều tra, phục hồi điều tra; kiểm sát phát hiện và khắc phục nguyên
nhân, điều kiện phạm tội; kiểm sát việc ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ
điều tra, phục hồi điều tra và kết thúc điều tra…

- Phạm vi nghiên cứu của đề án là kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án
CYGTT theo quy định tại điều 104 BLHS, xảy ra trên địa bàn quận Dương Kinh,
thành phố Hải Phòng từ năm 2011 đến năm 2015.


4

Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đề án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung và kiểm sát hoạt động điều tra tội phạm nói
riêng.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh hệ
thống hóa; trực tiếp khảo sát trao đổi nghiệp vụ với đội ngũ KSV tại đơn vị
VKSND quận Dương Kinh và một số đơn bị VKSND quận, huyện khác trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.
Trên cơ sở khảo sát thực tế đề án đã đánh giá, phân tích thực trạng kiểm sát
hoạt động điều tra các vụ án CYGTT trên địa bàn quận Dương Kinh trong thời gian
từ năm 2011 đến năm 2015, những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của tình hình,
kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm sát trong giai
đoạn điều tra nói chung và điều tra các vụ án CYGTT nói riêng. Đây là những tài
liệu quý phục vụ cho cán bộ, KSV ngành Kiểm sát nghiên cứu, học tập, vận dụng
trong hoạt động thực tiễn của mình.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1.Chương 1: Nhận thức chung về hoạt động kiểm sát của VKSND trong
giai đoạn điều tra các vụ án CYGTT.
2.2.1.1 Khái niệm tội phạm Cố ý gây thương tích
Về khái niệm tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS năm 1999 khẳng

định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp vủa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Qua khái niệm tội phạm, chúng ta thấy tội phạm có các dấu hiệu cơ bản là:
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Tính có lỗi;
- Phải được pháp luật hình sự bảo vệ (phải quy định trong BLHS).


5

Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 được
sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là BLHS) quy định tội phạm CYGTT tại
Điều 104 nằm trong chương XII thuộc nhóm “Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của BLHS.
Khái niệm tội CYGTT như sau: “Tội cố ý gây thương tích là hành vi do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý gây tổn hại cho sức
khoẻ người khác và thoả mãn các dấu hiệu quy định tại Điều 104 BLHS”. Đó là:
2.2.1.2 Các yếu tố cấu thành của tội CYGTT:
- Khách thể: Tội CYGTT xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự được quy định tại
Điều 104 BLHS. Khách thể trực tiếp của tội phạm CYGTT không phải là con người
nói chung mà là sức khỏe của người khác. Trường hợp tự gây thương tích hoặc tổn
hại sức khỏe cho bản thân mình thì không cấu thành tội danh quy định của điều luật
này.
- Mặt khách quan: của tội phạm CYGTT là hành vi dùng sức mạnh vật chất

(không có công cụ, phương tiện phạm tội: đấm đá, cắn… hoặc dùng các loại công
cụ phương tiện: bắn, đâm, chém…) tác động trực tiếp đến thân thể người khác, làm
cho người đó bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe, hoặc có thể do người phạm
tội bắt nạn nhân tự gây thương tích cho mình…
Tội CYGTT hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nhưng không có tính quyết định
tuyệt đối mà nó còn căn cứ vào cả một số dấu hiệu khác như: hành vi, tính chất,
quan hệ xã hội, trạng thái tâm lý… Cụ thể, nhìn chung về cấu thành của tội CYGTT
đòi hỏi tỷ lệ thương tật của nạn nhân phải từ 11% trở lên. Tuy nhiên, nhiều trường
hợp mặc dù không đủ 11% vẫn có khả năng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự
nếu thuộc các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k thuộc khoản 1, Điều 104
BLHS.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội CYGTT được thực hiện do lỗi cố ý (trực
tiếp hoặc gián tiếp), theo quy định tại Điều 9 của BLHS mô tả về lỗi cố ý như sau:
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn
có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS).


6

- Chủ thể của tội phạm: là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực TNHS và
đạt độ tuổi luật định, được quy định tại Điều 12 BLHS: Người từ đủ 16 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ
14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với khoản 3 Điều 8 BLHS
quy định về các loại tội phạm thì tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của tội CYGTT
là người đủ 16 tuổi trở lên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS

trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 104 của BLHS.
Tóm lại, nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội phạm CYGTT có ý nghĩa
cả về mặt lý luận thực tiễn. Qua đó, giúp cho hoạt động THQCT và KSĐT xử lý tội
phạm nói chung, tội phạm gây thương tích nói riêng được chính xác, đúng người,
đúng tội và đúng pháp luật.
2.2.1.3 Đặc điểm hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn
điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích
Kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự được quy định tại Điều 107
Hiến pháp năm 2013 và Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014: “VKSND là cơ
quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Kiểm sát hoạt động điều tra của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án
CYGTT là hoạt động kiểm sát các hoạt động điều tra của CQĐT từ thời điểm tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố điều tra và kết thúc khi vụ án được kết
thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố. Hoạt động này của VKSND được tiến
hành công khai theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS và các văn bản hướng dẫn
thực hiện BLTTHS.
- Chủ thể thực hiện kiểm sát hoạt động điều tra chỉ có thể là KSV và Viện
trưởng, Phó Viện trưởng VKSND có thẩm quyền và có sự phối hợp các chủ thể
khác có liên quan theo quy định của BLTTHS, Luật tổ chức VKSND.
- Quá trình kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án CYGTT, KSV chỉ được áp
dụng các biện pháp và phương tiện theo quy định của pháp luật và theo chức năng,
quyền hạn của ngành Kiểm sát nhân dân và của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án.
2.2.1.4 Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát trong
giai đoạn điều tra vụ án Cố ý gây thương tích
* Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa


7


Các hoạt động tố tụng hình sự phải tuân theo đúng các quy định của pháp
luật thể hiện việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ án CYGTT
nói riêng; cũng như việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự phải căn cứ và đúng
quy định của pháp luật. Toàn bộ hoạt động kiểm sát của VKS dựa trên căn cứ quy
định của pháp luật. Quyền chế ước của VKS đối với CQĐT cũng chỉ được giới hạn
trong phạm vi mà luật pháp quy định.
* Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân
Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, các cơ quan tố tụng đều phải tuân
thủ nguyên tắc không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. VKS phải giám
sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó và các hoạt động điều tra của
CQĐT có liên quan đến quyền con người. Nguyên tắc này, do vậy chi phối trong
mọi hoạt động KSĐT của VKSND.
* Nguyên tắc đảm bảo xác định sự thật của vụ án
Theo quy định tại Điều 10 BLTTHS thì CQĐT, VKS và Tòa án phải áp dụng
mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn
diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và
những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi vậy, cái đích của hoạt động
KSĐT do VKSND thực hiện tựu trung lại là nhằm xác định sự thật của vụ án.
* Nguyên tắc cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên trong hoạt động tố tụng
hình sự
Cấp dưới chịu sự chỉ đạo của cấp trên là nguyên tắc chung trong hệ thống
các cơ quan nhà nước ở nước ta, đặc biệt là đối với hệ thống VKSND nguyên tắc
này đảm bảo tính tập trung thống nhất trong hoạt động của bộ máy của Viện kiểm
sát, giúp VKS cấp trên có thể hướng dẫn hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các
VKS cấp dưới.
Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “VKSND do Viện trưởng
lãnh đạo. Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp
trên. Viện trưởng các VKS cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng
VKSND tối cao”.

* Nguyên tắc Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cùng phối hợp hoạt động
trong tố tụng hình sự
Đây vừa là nguyên tắc vừa là sự thể hiện nội dung mối quan hệ phối hợp
giữa CQĐT và Viện kiển sát trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc này thể hiện bản


8

chất Nhà nước ta: đảm bảo cho công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
hình sự, phát huy sức mạnh tổng hợp đạt được hiệu quả cao trên thực tế.
* Nguyên tắc kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra
của Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT theo
pháp luật, yêu cầu CQĐT thực hiện các hành vi nhất định và hủy bỏ các quyết định
trái pháp luật của CQĐT (Điều 112 BLTTHS). Tất cả là nhằm đảm bảo cho quá
trình điều tra, xử lý người có hành vi phạm tội phải tuân theo đúng quy định của
pháp luật, đảm bảo hoạt động điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ
quyền con người khi thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự.
VKS có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để mọi hành
vi phạm tội đều phải được điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt người phạm tội,
không làm oan người vô tội, VKSND có quyền chỉ đạo cũng như hủy bỏ các quyết
định trái pháp luật của CQĐT.
2.2.1.5. Nội dung, biện pháp tiến hành hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát
Nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích
* Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và khởi tố vụ án hình
sự Cố ý gây thương tích
Theo quy định tại Điều 101 và Điều 103 BLTTHS thì CQĐT, VKS có trách
nhiệm phải tiếp nhận tố giác và tin báo về tội phạm do công dân, cơ quan, tổ chức
cung cấp. Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm trong thời hạn hai mươi
ngày đối với vụ việc đơn giản và trong thời hạn không quá hai tháng đối với vụ việc

phức tạp, CQĐT phải có trách nhiệm xác minh làm rõ để ra quyết định và gửi đến
VKS cùng cấp; VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về
tội phạm nói chung trong đó có tội cố ý thương tích.
Khởi tố vụ án nói chung và đối với vụ án CYGTT nói riêng, sau khi vụ án
được khởi tố thì cơ quan khởi tố vụ án có trách nhiệm gửi quyết định khởi tố vụ án
đến VKSND để tiến hành kiểm sát việc khởi tố. Đây là một trong những hoạt động
tố tụng của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát đối với CQĐT nhằm bảo đảm
việc khởi tố vụ án CYGTT được kịp thời, có căn cứ, đúng pháp luật. Theo đó, VKS
cũng phải kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố bị can trong các vụ án hình sự cũng như vụ
án Cố ý gây thương tích.
Quyết định khởi tố bị can chỉ được ban hành trên cơ sở quyết định khởi tố vụ
án, là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp điều tra


9

nhằm làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phương tiện của bị can gây ra. Hoạt
động kiểm sát việc khởi tố bị can về tội CYGTT không chỉ là quyền, mà còn là
nhiệm vụ của VKS nhằm đảm bảo CQĐT khởi tố đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, đảm bảo hoạt động điều tra các vụ án này được kịp thời nhằm chuẩn bị tốt cho
giai đoạn truy tố, xét xử sau này.
Theo quy định tại Điều 126 BLTTHS, khi có đủ căn cứ để xác định một
người đã thực hiện hành vi phạm tội thì CQÐT ra quyết định khởi tố bị can, VKS có
trách nhiệm phải phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT.
Hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can của VKS được thực hiện trong thời
hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi
tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn
việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị
can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị
can và gửi ngay cho CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố

bị can; VKS ra quyết định phê chuẩn và quyết định phê chuẩn này phải được gửi
ngay cho CQĐT cùng cấp và cho bị can.
* Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong vụ
án Cố ý gây thương tích
Để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, BLTTHS đã
quy định VKSND được phê chuẩn các quyết định bắt của CQĐT (trừ trường hợp
bắt quả tang hoặc bắt truy nã, đầu thú) và tự mình có quyền áp dụng các biện pháp
ngăn chặn. Để thực hiện trọng trách trên, khi tiến hành kiểm sát hoạt động điều tra
các vụ án hình sự CYGTT, VKSND phải thực hiện kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng
hoặc thay đổi hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Cụ thể như:
- Hoạt động kiểm sát việc bắt giữ bị can để tạm giam (Điều 80, Điều 88
BLTTHS)
Khi CQĐT đề nghị phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam, bị can, thì KSV phải
nghiên cứu thẩm định các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án một cách thận trọng,
trực tiếp kiểm tra chứng cứ trước khi báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ký phê chuẩn.
Nếu thấy vấn đề gì chưa rõ thì yêu cầu ĐTV thu thập tài liệu bổ sung chứng cứ. Chỉ
phê chuẩn tạm giam đối với bị can phạm tội trong trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 88 BLTTHS. Những trường hợp xét thấy không cần tạm giam thì ra quyết
định không phê chuẩn và có thể yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Ngược
lại, nếu phát hiện để lọt người phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì


10

yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt tạm giam để VKS phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đó hoặc
trong trường hợp cần thiết thì VKS trực tiếp ra lệnh bắt, tạm giam để phục vụ công
tác điều tra.
Trường hợp vụ án phức tạp cần gia hạn thời hạn tạm giam bị can thì yêu cầu
CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn thời hạn tạm giam để điều tra theo
đúng quy định tại khoản 3 Điều 120 BLTTHS.

- Kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang
hoặc truy nã (Điều 81, 82 BLTTHS )
Do đặc thù riêng của loại tội phạm CYGTT, CQĐT thường áp dụng chủ yếu
biện pháp ngăn chặn là bắt người trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp. Vì vậy,
kiểm sát hoạt động điều tra của VKS phải được tiến hành một cách chặt chẽ ngay
sau khi người tình nghi phạm tội đã bị bắt. KSV phải kiểm sát việc bắt người trong
trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Điều 81 BLTTHS và yêu cầu CQĐT sau khi
bắt khẩn cấp phải báo ngay cho VKS bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan
đến việc bắt khẩn cấp để VKS xét phê chuẩn. Trong trường hợp cần thiết, KSV phải
trực tiếp kiểm tra các căn cứ bắt khẩn cấp. Nếu thấy không đủ căn cứ thì báo cáo
lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định không phê chuẩn hoặc trực tiếp yêu cầu
CQĐT ra quyết định trả tự do ngay cho người bị bắt.
Kiểm sát viên phải yêu cầu CQĐT, sau khi nhận người bị bắt trong trường
hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, phải lấy ngay lời khai người bị bắt và trong
thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Đối với
người bị bắt theo lệnh truy nã thì KSV yêu cầu CQĐT sau khi lấy lời khai phải
thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và ra quyết định tạm giữ, giải ngay
người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
- Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, biện pháp tạm giam và thời hạn
tạm giam (Điều 86, 87, 88 BLTTHS).
Khi thực hiện hoạt động kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ, biện pháp
tạm giam, ngoài hoạt động kiểm sát các căn cứ để áp dụng và thẩm quyền của người
ra các quyết định tạm giữ, tạm giam thì cần thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc
thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam trong nhà tạm giam, tạm giữ. Hoạt động kiểm
sát này còn nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam
và tránh tình trạng thông cung trong quá trình giam, giữ, gây ảnh hưởng bất lợi đến
quá trình điều tra và xử ly vụ án.


11


- Kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác (Điều 91, 92,93
BLTTHS)
Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91); Bảo lĩnh (Điều 92); Đặt tiền hoặc tài sản
có giá trị để bảo đảm (Điều 93) và Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn (Điều
94 BLTTHS)
* Kiểm sát một số hoạt động điều tra khác trong quá trình điều tra tội phạm
Cố ý gây thương tích
- Kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra tố tụng hình sự nhằm thu
nhập, nghiên cứu và đánh giá dấu vết, vật chứng và các tin tức, tài liệu tại hiện
trường, phục vụ công tác điều tra và xử lý tội phạm.
Theo quy định tại Điều 150 BLTTHS thì ĐTV tiến hành khám nghiệm nơi
xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và
làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Khám nghiệm hiện trường có thể
tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến
hành khám nghiệm, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp biết, KSV phải có mặt
để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Đối với các vụ án CYGTT dẫn đến hậu quả chết người, thường thì sau khi
nạn nhân được đưa đi cấp cứu do vết thương quá nặng dẫn đến tử vong, nhưng cũng
có trường hợp mấy này sau hoặc có thể hàng tháng sau nạn nhân mới bị tử vong. Do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên hiện trường thường hay
bị xáo trộn. Do đó, hoạt động KSĐT tại hiện trường đòi hỏi phải tỉ mỉ, thận trọng và
khách quan.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm CYGTT xảy ra, VKS có trách
nhiệm phân công kiểm sát việc thực hiện kiểm sát việc điều tra tại hiện trường.
Trước khi khám nghiệm hiện trường, KSV phải yêu cầu CQĐT thông báo sự việc
xảy ra để tham gia ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm hiện trường. KSV phải
chú ý nội dung, biện pháp và trình tự khám nghiệm của ĐTV, việc khám nghiệm
hiện trường phải được lập biện bản và thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 95,

125, 150 BLTTHS. Trên cơ sở kết quả khám nghiệm hiện trường, nếu xác định có
dấu hiệu tội phạm mà CQĐT không khởi tố vụ án để điều tra, thì KSV phải báo cáo
đề xuất lãnh đạo cấp mình để xem xét quyết định.
Trong mọi trường hợp khám nghiệm tử thi, KSV phải kiểm sát chặc chẽ việc
khám nghiệm và phải có ý kiến về việc thu tập tài liệu chứng cứ để làm rõ nguyên


12

nhân chết, nhất là đối với tử thi chưa rõ tung tích. Việc khám nghiệm tử thi phải có
bác sĩ pháp y tham gia, phải có người chứng kiến và được lập thành biên bản, KSV
phải yêu cầu CQĐT thực hiện theo đúng quy định tại các Điều 95, 125 và Điều 151
BLTTHS.
Trường hợp cần phải khai quật tử thi thì KSV phải kiểm tra về sự cần thiết
và nội dung quyết định khai quật tử thi của CQĐT trước khi ra hiện trường, phải
yêu cầu CQĐT thông báo cho gia đình nạn nhân và chính quyền địa phương về lý
do khai quật tử thi.
- Kiểm sát việc trưng cầu giám định trong hoạt động điều tra vụ án CYGTT
Giám định là vấn đề quan trọng đối với việc phát hiện và xử lý vụ án hình sự
nói chung, các vụ án gây thương tích nói riêng. Kết quả giám định là một trong
những tài liệu, chứng cứ quan trọng để xác định những tình tiết cần chứng minh
trong vụ án hình sự, nhất là trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện
nay.
Việc trưng cầu giám định của CQĐT và kết luận giám định, KSV phải kiểm
sát những nội dung sau:
- Nội dung yêu cầu giám định cụ thể, sát sự việc và những vấn đề cần giải
đáp.
- Kết luận của GĐV giải đáp được các nội dung của quyết định trưng
cầu giám định.
Nếu thấy có nghi ngờ về tính khách quan, tính khoa học của bản kết luận

giám định, hoặc thấy kết luận của GĐV không phù hợp với các chứng cứ khác do
CQĐT đã thu nhập, KSV phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để yêu cầu CQĐT
hoặc trực tiếp yêu cầu GĐV phải giải đáp thêm, quyết định trưng cầu giám định bổ
sung hoặc giám định lại. VKS cần yêu cầu GĐV đã giám định lần trước không được
giám định lại và phải giao nộp đầy đủ tài liệu có liên quan cho người giám định lại.
-. Kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can
Hỏi cung là hoạt động điều tra trực diện với bị can nhằm phát hiện, thu nhập
và củng cố chứng cứ, làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội CYGTT của bị
can, của đồng phạm và những vấn đề có liên quan để phục vụ cho công tác điều tra,
xử lý đối với vụ án.
BLTTHS cho phép, nhưng không bắt buộc KSV trực tiếp tham gia vào việc
hỏi cung bị can. Thông thường hoạt động này được thực hiện gián tiếp qua nghiên
cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy chứng cứ chưa rõ ràng, lời khai giữa bị can, người làm


13

chứng và người bị hại có mâu thuẫn hoặc phát hiện việc hỏi cung của CQĐT không
khách quan như: Bức cung, mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình hoặc khi bị can
phản cung, kêu oan… thì KSV thụ lý vụ án tiến hành hỏi cung, làm rõ các tình tiết
liên quan đến hành vi phạm tội của bị can.
Kiểm sát việc hỏi cung đối với bị can là người chưa thành niên thì phải có
người giám hộ chứng kiến, hỏi cung đối với người bị nhược điểm về thể chất thì
phải có phiên dịch (đối với các trường hợp bị câm, điếc…).
Theo quy định tại Điều 131 BLTTHS “việc hỏi cung bị can phải do ĐTV
tiến hành…” và trên thực tế, hoạt động này cũng được ĐTV tiến hành một cách độc
lập trong hầu hết các trường hợp, phải lập biên bản theo nội dung quy định tại Điều
95 và Điều 132 BLTTHS.
- Kiểm sát hoạt động lấy lời khai người làm chứng
Lấy lời khai người làm chứng là hoạt động điều tra nhằm phát hiện, thu thập

thêm tài liệu, chứng cứ do người làm chứng đưa ra góp phần đánh giá một cách
khách quan, toàn diện vụ án. Việc lấy lời khai người làm chứng phải đảm bảo tính
chính xác, khách quan, theo đúng quy định tại các Điều 44, 133, 135 và Điều 136
BLTTHS. Trong các vụ án hình sự CYGTT thì thường có nhiều người có mặt tại
hiện trường chứng kiến, có mối quan hệ thân thuộc, nhiều người họ hàng của hai
bên bị can, người bị hại, cho nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng trong việc khai báo, có
trường hợp họ vừa là bị can và cũng vừa là người làm chứng về hành vi phạm tội bị
can khác trong các vụ án… Viện kiển sát có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kiển sát
hoạt động này để đảm bảo việc lấy lời khai người làm chứng theo đúng luật định, có
căn cứ và hợp pháp, trở thành chứng cứ chứng minh trong các vụ án CYGTT.
-. Kiểm sát hoat động khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản của Cơ
quan điều tra
Trong các vụ án hình sự cố gây thương tích thì việc kê biên tài sản rất ít khi
thực hiện, chủ yếu là thực hiện việc khám xét, thu giữ, tạm giữ là hung khí sử dụng
gây án hoặc thu giữ quần áo đối tượng mặc có dấu vết của tội phạm. Số lượng vụ án
ra lệnh khám xét đối với loại án này cũng không nhiều vì các vụ án xảy ra đa số
không phải là nơi ở của đối tượng gây án và sau khi gây án đối tượng thường vứt
hung khí hoặc vật chứng mang dấu vết tội phạm tại hiện trường vụ án hoặc trên
đường bỏ chạy.
Do vậy, KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc khám xét của CQĐT đảm bảo tính
hợp pháp. Khi thực hiện kiểm sát việc khám xét, KSV phải yêu cầu CQĐT chấp


14

hành nghiêm chỉnh các quy định tại Điều 140 đến Điều 148 BLTTHS và hướng
dẫn của VKSND tối cao, Bộ công an, Bô Tư pháp và Bộ Tài chính về bảo quản,
giao nhận vật chứng và tài sản tạm giữ. Đối với những trường hợp CQĐT đề
nghị phê chuẩn lệnh khám người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm… KSV phải
khẩn trương nghiên cứu, xem xét thận trọng yêu cầu của CQĐT; kịp thời báo

cáo, đề xuất với lãnh đạo có thẩm quyền quyết định việc phê chuẩn hoặc không
phê chuẩn. KSV yêu cầu CQĐT sau khi khám xét xong, phải thông báo bằng văn
bản cho VKS cùng cấp. KSV phải nghiên cứu các lệnh, các biên bản khám xét
của CQĐT để kịp thời phát hiện và yêu cầu sửa chữa các vi phạm pháp luật. Phải
yêu cầu theo dõi và kiểm tra việc bảo quản tài sản vật chứng, giải quyết xử lý kịp
thời những vấn đề liên quan đến vật chứng, tài sản.
-. Kiểm sát hoạt động thực nghiệm điều tra
Kiểm sát viên phải yêu cầu CQĐT tiến hành dựng lại hiện trường, diễn lại
hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành
các hoạt động thực nghiệm cần thiết để củng cố làm rõ các tài liệu chứng cứ đã thu
nhập được. Trong trường hợp cần thiết VKSND cũng có thể tự mình tiến hành thực
nghiệm điều tra theo quy định. Việc thực nghiệm điều tra tuân thủ đúng các quy
định tại Điều 153 và 154 BLTTHS.
- Kiểm sát việc đối chất và nhận dạng
Khi cần thiết phải nhận dạng người hay đồ vật, KSV yêu cầu CQĐT tiến
hành việc đối chất hoặc nhận dạng. KSV kiểm sát chặt chẽ việc đối chất hoặc nhận
dạng, bảo đảm các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 138 và
139 BLTTHS.
-. Kiểm sát việc dùng tiếng nói chữ viết
KSV phải đảm bảo mọi hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bằng tiếng
Việt. Đối với người bị tạm giữ, bị can và người tham gia tố tụng khác mà không sử
dụng được tiếng Việt hoặc bị câm, bị điếc KSV chủ động yêu cầu CQĐT đảm bảo
cho họ có quyền thông qua người phiên dịch hoặc người biết dấu hiệu của người
câm, người điếc để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; khi đó KSV phải yêu cầu
CQĐT giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch hoặc người biết dấu hiệu
của người bị câm, người điếc theo quy định của pháp luật. Việc phiên dịch, diễn tả
bằng tiếng Việt dấu hiệu của người câm, người điếc phải được ghi biên bản theo
quy định tại Điều 95 BLTTHS và đưa vào hồ sơ vụ án.



15

- Kiểm sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia
tố tụng
Quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, KSV chủ động yêu cầu CQĐT giải
thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can
và những người tham gia tố tụng khác trong hoạt động điều tra theo quy định tại
Điều 162 BLTTHS; việc giải thích được ghi vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều
57 BLTTHS mà bị can hoặc người bị đại diện hợp pháp của họ không mời người
bào chữa, thì KSV yêu cầu CQĐT thực hiện yêu cầu người bào chữa cho họ và giải
quyết theo quy định của pháp luật.
- Kiểm sát quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ án Cố ý gây thương
tích của Cơ quan điều tra
Theo quy định tại khoản 2, Điều 164 BLTTHS thì CQĐT đình chỉ điều tra
khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ
luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2, Điều 69 của BLHS, hoặc đã hết thời
hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đó thực hiện tội phạm. Khi tiến
hành hoạt động kiểm sát việc đình chỉ điều tra thì KSV phải nghiên cứu hồ sơ vụ án
kiểm tra căn cứ của việc đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 164 BLTTHS. Nếu
thấy việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can là đúng thì KSV phải báo
cáo lãnh đạo VKS về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vật chứng, các biện
pháp ngăn chặn đã áp dụng và tài sản đã bị tạm giữ… Nếu thấy lý do việc đình chỉ
điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can là không đúng thì KSV báo cáo người có
thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT, đồng thời
yêu cầu phục hồi điều tra vụ án.
Đối với các vụ án tạm đình chỉ điều tra thì KSV phải kiểm tra tính có căn cứ
trong việc tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại các Điều 160, 169 BLTTHS. Nếu
không biết bị can đang ở đâu thì CQĐT ra quy định truy nã bị can theo quy định tại
các Điều 160, 161, BLTTHS. Nếu thấy việc tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ

thì KSV báo cáo các lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm
đình chỉ điều tra của CQĐT, đồng thời ra văn bản yêu cầu điều tra tiếp. Trường hợp
việc tạm đình chỉ điều tra có căn cứ thì KSV phải theo dõi, khi thấy lý do tạm đình
chỉ điều tra không còn nữa thì yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra vụ án.
Kết luận: Trên đây là những nhận thức chung có tính lý luận về hoạt động
kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án CYGTT. Cơ


16

sở pháp lý và các quy trình của hoạt động kiểm sát điều tra của cơ quan kiểm sát đối
với CQĐT là những hoạt động có tính thực tiễn cao trong việc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của các cá nhân bị xâm hại bởi tội phạm CYGTT. Do vậy, việc thực
hiện tốt hoạt động KSĐT đối với cơ quan điều tra là cơ sở quan trọng trong việc xác
định sự thật vụ án, nhằm giám sát, đánh giá một cách chính xác hơn các căn cứ mà
cơ quan điều tra khẳng định đó là những hành vi phạm tội.


17

2.2.2. Chương 2. Thực trạng hoạt động kiểm sát của VKSND trong giai đoạn
điều tra các vụ án CYGTT trên địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải
Phòng
2.2.2.1. Tình hình có liên quan đến tội phạm Cố ý gây thương tích xảy ra trên
địa bàn quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
Dương Kinh là một quận mới của Thành phố Hải Phòng, có địa giới hành
chính tiếp giáp với các đơn vị: Huyện Kiến Thụy, quận Kiến An, Đồ Sơn, Ngô
Quyền, Hải An của thành phố Hải Phòng. Trong khoảng 15 năm gần đây Dương
Kinh được quy hoạch đầu tư các khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Đường
14, khu công nghiệp Đồ Sơn (một nửa nằm trên địa bàn quận Dương Kinh), khu

công nghiệp đường 355…; khu đô thị Our city, Trung tâm hội trợ thành phố; trên
địa bàn quận Dương Kinh còn có một số trường cao đẳng, trung học đóng trên
địa bàn như: trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng…; Dương Kinh cũng là nơi
có nhiều di tích lịch sử, lễ hội: Đền Trần, đình Phấn Dũng thuộc phường Anh
Dũng, chùa Vân Quan thuộc phường Đa Phúc… bộ mặt kinh tế, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân ngày càng được cài thiện, nâng cao. Tuy nhiên bên
cạnh đó cũng kéo theo những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về
nhà cửa đất đai, kinh doanh, buôn bán… tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây là một
trong những nguyên nhân nảy sinh diễn tiến tình hình tội phạm hình sự nói
chung, tội phạm CYGTT nói riêng ngày càng phức tạp trên địa bàn quận.
2.2.2.2 Đặc điểm hình sự của tội phạm Cố ý gây thương tích có liên quan đến
hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
*Người bị hại, địa điểm,công cụ phương tiện gây án trong vụ án CYGTT
- Bị hại trong các vụ án CYGTT là một trong những thành phần cấu trúc đặc
điểm hình sự của tội phạm này. Nghiên cứu đặc điểm nạn nhân giúp cho KSV nắm
rõ để đề ra yêu cầu điều tra, để định hướng điều tra nhằm thu thập chứng cứ chứng
minh người, phương tiện phạm tội và đề ra những kiến nghị phòng ngừa chung đối
với loại tội phạm CYGTT khi thực hiện kiểm sát hoạt động điều tra loại tội phạm
này.
- Về hậu quả: Qua thực tiễn điều tra và xử lý các vụ án CYGTT thấy rằng
100% nạn nhân đều bị gây thương tích trên cơ thể hoặc bị tổn hại về sức khỏe, có
một số trường hợp nạn nhân bị tử vong.
- Về quan hệ: Qua thống kê các vụ án CYGTT trên địa bàn quận Dương
Kinh, thành phố Hải Phòng từ năm 2011 đến năm 2015 thấy rằng, khoảng 55,8%


18

(48/86) số vụ CYGTT xảy ra là có mối quan hệ quen biết nhau từ trước, cùng làm
ăn, sinh sống, trong đó có cả những trường hợp là người thân họ hàng của nhau.

- Về tâm lý: Nhiều trường hợp trong khi va chạm nạn nhân không kiềm
chế, có nói lời xúc phạm làm kích động đối tượng gây án, phần lớn này là nam
giới, số nạn nhân nữ rất ít. Kết quả nghiên cứu thấy rằng, có những trường hợp
nạn nhân là người có tâm lý mạnh, thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế trong khi va
chạm, mong muốn dùng sức mạnh để giải quyết, dẫn đến bị đối tượng tấn công
và gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Nhiều vụ
việc giữa các bên có tranh chấp với nhau về tiền nong, vay mượn hoặc nhiều vụ
việc là người trong gia đình tranh chấp với nhau về đất đai, lối đi; hai bên không
thể thỏa thuận được nên dẫn đến việc gây thương tích.
Điển hình là vụ: Do tranh chấp về san lấp đất khu vực hành lang an toàn giao
thông đường Phạm Văn Đồng cạnh Công ty may Thiên Nam, thuộc tổ dân phố
Ninh Hải 2, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh. Sáng ngày 28/12/2014, ông
Phạm Văn Hảo, sinh năm 1963, vợ là Phạm Thị Oanh, SN: 1972, TQ: Đông Lãm 3,
Đa Phúc cùng với: Phạm Văn Hưng, sinh năm 1956 (anh trai ông Hảo); Phạm Văn
Nguyên, sinh năm 1973 (em trai ông Hảo) đều TQ: Tổ 3 Hải Thành; Lương Ngọc
Vi, sinh năm 1968, Lương Ngọc Văn sinh năm 1994, trú tại: Trà Khê – Anh Dũng
ra khu vực đất trên tiến hành láng xi măng cát để lấy mặt bằng mở quán bán hàng.
Khi bắt đầu thi công, Nguyễn Tiên Sơn và Phạm Văn Phú đến yêu cầu ông Hảo
không được làm. Ông Hảo dừng lại rồi cùng với ông Vi đi vào chòi của Sơn ở gần
đó nói chuyện về việc san lấp nhưng Sơn không đồng ý, sau đó ông Hảo quay ra
vẫn tiếp tục làm việc.
Khoảng 13h30 phút cùng ngày, thấy ông Hảo vẫn láng xi măng, Sơn và Phú
quay lại hô “đánh chết mẹ nó đi”. Nguyễn Tiên Sơn lao vào dùng tay túm cổ nhấc
bổng và đẩy ông Hảo ngã đập đầu xuống thành xe cút kít chở vật liệu xây dựng;
Phạm Văn Phú dùng tay chân đấm đá vào người ông Hảo gây thương tích. Thấy
ông Hảo bị ngất, các đối tượng bỏ đi, mọi người đưa ông Hảo đi cấp cứu tại bệnh
viện Việt - Tiệp Hải Phòng. Ông Phạm Văn Hảo bị các thương tích: Chấn thương
gây vỡ xương trán đỉnh bên phải; tổn thương nhu mô não,chảy máu dưới màng
cứng đã được điều trị còn đang thoái triển làm giảm 38% sức khỏe.
- Về chất kích thích: Nhiều trường hợp do nạn nhân uống rượu, bia say, bị

kích thích mạnh dẫn đến thiếu bình tĩnh, không làm chủ được bản thân, dẫn đến
có lời nói, hành động xúc phạm đối tượng, có khi do nạn nhân đe dọa đánh đối


19

tượng trước nên bị đối tượng đánh gây thương tích. Điển hình vụ: Sáng ngày
19/8/2014, Đỗ Văn Đáng sinh năm 1944 và ông Vũ Ngọc San - sinh năm 1942, đăng ký hộ khẩ u thườ ng trú : Khu Trà Khê I, phường Anh Dũng, quận
Dương Kinh đến nhà ông Vũ Văn Vinh - sinh năm: 1955, đăng ký hộ khẩ u
thườ ng trú : khu Trà Khê III, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh để câu cá.
Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, trong khi ăn cơm, uống rượu tại chòi cá nhà ông
Vinh, ông San có dùng những lời lẽ mạt sát, xúc phạm ông Đáng và bố đẻ ông
Đáng là cụ Hân (đã mất). Ông Đáng bực tức nên đã dùng bát ăn cơm bằng sứ
màu trắng đang cầm ở tay đập vào đầu ông San gây thương làm giảm 60% sức
khỏe của nạn nhân. Ngày 13/11/2014, ông Vũ Ngọc San có đơn đề nghị khởi tố
vụ án hình sự.
Như vậy, người bị hại trong các vụ án CYGTT thường bị mang thương tích,
tổn hại về sức khỏe hoặc có thể bị tử vong, đa số trong các vụ án CYGTT giữa nạn
nhân và thủ phạm có mối quan hệ quen biết nhau từ trước, thậm chí nhiều trường
hợp có quan hệ họ hàng, làng xóm với nhau.
- Địa điểm gây án của người thực hiện hành vi phạm tội CYGTT trên địa bàn
quận Dương Kinh rất đa dạng và phức tạp: nó có thể xẩy ra bất kỳ ở đâu, nếu ở đâu
có phát sinh mâu thuẫn, nhưng chủ yếu tập trung ở ngoài đường, thôn xóm, ở một
số hàng quán, thậm chí ở trong nhà… và phần lớn thường diễn ra gần nơi cư trú của
nạn nhân.
- Thời gian gây án của tội phạm CYGTT trên địa bàn quận Dương Kinh có
thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm, không theo một quy luật nhất định. Qua thực tiễn hoạt
động kiểm sát của VKS trong giai đoạn điều tra đối với tội phạm CYGTT trên địa
bàn cho thấy cơ bản các vụ CYGTT xảy ra là vào ban ngày.
- Về công cụ, phương tiện phạm tội đối với các vụ án CYGTT xảy ra trên địa

bàn quận Dương Kinh chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm khoảng 70%) là các đối tượng sử
dụng hung khí (dao, kiếm, ống tuýt sắt, gậy…) để gây thương tích cho các nạn
nhân. Qua xem xét việc các đối tượng sủ dụng loại công cụ phạm tội giúp chúng ta
xác định được phương pháp, thủ đoạn gây án của thủ phạm. Việc lựa chọn sử dụng
công cụ, phương tiện nào để gây án có thể còn phụ thuộc vào nạn nhân và nghề
nghiệp của đối tượng gây án…
Trong các vụ án CYGTT, mục đích của thủ phạm là gây thương tích cho nạn
nhân và nhanh chóng tẩu thoát. Vì vậy, các vụ án có dự mưu, thủ phạm và nạn nhân
có mâu thuẫn từ trước, đối tượng gây án thường có sự chuẩn bị cả về hung khí và


20

phương tiện thích hợp như dao, kiếm, ống tuýt sắt… để thực hiện tội phạm. Đối với
các vụ án CYGTT xảy ra do nguyên nhân từ những mâu thuẫn, xung đột có sự va
chạm, lời nói xúc phạm… thì thường thủ phạm sử dụng các vật có sẵn trong người
hoặc xung quanh khu vực phát sinh xung đột (như gậy gộc, gạch đá, chai lọ, cốc
thủy tinh, ghế ngồi…) để tấn công gây thương tích cho nạn nhân.
Điển hình là vụ: Hoàng Văn Nam, sinh năm: 1995 ở xã Đại Đồng - Kiến
Thụy và Đỗ Mạnh Cường có mối quan hệ bạn bè chơi với nhau, ngày 12/5/2015
Nam cho Đỗ Mạnh Cường mượn 01 xe mô tô tô BKS: 15P1-267, Cường hẹn bốn
ngày sau sẽ trả. Khoảng 16 giờ ngày 16/5/2015, Nam rủ Phạm Xuân Thượng, sinh
năm: 1991; Vũ Văn Cường, sinh năm: 1990; Phạm Văn Vinh, sinh năm: 1993 cùng
ở: Đại Đồng - Kiến Thụy đến nhà Đỗ Mạnh Cường ở tổ 11 Tiểu trà Hưng Đạo –
Dương Kinh để đòi xe mô tô. Phạm Xuân Thượng điều khiển xe mô tô BKS: 16N22874 chở Hoàng Văn Nam; Vũ Văn Cường điều khiển xe mô tô BKS: 16P5-5979;
Phạm Văn Vinh điều khiển xe mô tô BKS: 16H7-1470. Khi đến nhà Đỗ Mạnh
Cường, Nam, Thượng và Vũ Văn Cường đi xe máy vào sân, còn Vinh dừng xe ở
cổng và ngồi trên xe mô tô chờ. Hoàng Văn Nam nói chuyện với bà Phạm Thị Hiền
(mẹ đẻ Đỗ Mạnh Cường) và chị Đỗ Thị Mai Hương (em gái Đỗ Mạnh Cường) về
việc Cường mượn xe mô tô. Lúc này Cường từ trong nhà đi ra cãi chửi nhau với

nhóm của Nam, Đỗ Mạnh Cường dùng chân đạp vào người Vũ Văn Cường rồi chạy
ra góc sân cách đó khoảng 4 mét lấy 01 chiếc búa chim phần cán bằng tre dài 85
cm, đường kính 4,5 cm; phần búa chim kích thước dài 40 cm, bản rộng (chỗ rộng
nhất) 5,5 cm quay lại đuổi đánh nhóm của Nam. Khi Đỗ Mạnh Cường giơ búa chim
lên để đánh thì phần búa rơi ra, các anh Nam, Thượng, Vũ Văn Cường thấy vậy bỏ
chạy ra ngoài đường; Đỗ Mạnh Cường đuổi theo ra đến cổng thì thấy anh Vinh
đang ngồi trên xe xe mô tô BKS: 16H7-1470, Đỗ Mạnh Cường đã dùng cán búa vụt
01 nhát vào sườn bên trái của anh Vinh, Vinh bỏ chạy. Đỗ Mạnh Cường quay lại
dùng cán búa đập phá xe mô tô BKS: 16H7 - 1470 của Vinh đang dựng ở cổng và
chiếc xe mô tô BKS: 16N2-2874 của anh Thượng dựng trong sân. Phạm Văn Vinh
được các anh Hoàng Văn Nam, Phạm Xuân Thượng, Vũ Văn Cường đưa đi cấp cứu
và điều trị tại bệnh viện Kiến An từ ngày 16/5 đến ngày 27/5/2015 thì xuất viện.
Thương tích của anh Vinh làm tổn hại 29% sức khỏe.
Nghiên cứu đặc điểm về công cụ, phương tiện gây án sẽ giúp KSV đề ra các
yêu cầu điều tra, để định hướng điều tra nhằm thu thập chứng cứ và tạo điều kiện


21

cho KSV có đủ thông tin phục vụ tốt công tác đánh giá và sử dụng chứng cứ đối với
các vụ án CYGTT xảy ra.
* Về nhân thân đối tượng phạm tội
Nhân thân của các bị can trong các vụ án CYGTT xảy ra trên địa bàn quận
Dương Kinh rất phức tạp và đa dạng. Thành phần xuất thân của đối tượng phạm tội
rất khác nhau, họ có thể là những người dân lao động bình thường, là học sinh, sinh
viên, cán bộ nhân viên chức nhà nước hoặc cũng có thể là các đối tượng nghiện hút,
tiền án tiền sự… Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm sát các vụ án hình sự
CYGTT trên địa bàn quận Dương Kinh 5 năm từ 2011 đến năm 2015, thấy các đối
tượng bị bắt giữ, khởi tố điều tra và xử lý về tội CYGTT có nhân thân cụ thể như
sau:

- Về độ tuổi và giới tính (nguồn tư liệu lấy từ VKSND quận Dương Kinh):
+ Số đối tượng phạm tội có độ tuổi dưới 18 (chưa thành niên), chiếm khoảng
12,5% (17/136);
+ Từ 18 tuổi đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 62,5% (85/136);
+ Đối tượng phạm tội có độ tuổi trên 30 chiếm khoảng 28,7% (39/136);
+ Đối tượng phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ 86,7% (118/136), nữ giới
chiếm 12,5% (17/136);
- Về trình độ học vấn (nguồn tư liệu lấy từ VKSND quận Dương Kinh):
+ Trình độ học vấn cấp tiểu học chiếm khoảng 54,4% (74/136).
+ Trình độ học vấn cấp trung học cơ sở chiếm khoảng 33% (45/136).
+ Trình độ học vấn phổ thông trung học chiếm tỷ lệ khoảng 12,5% (17/136).
- Về nghề nghiệp (nguồn tư liệu lấy từ VKSND quận Dương Kinh):
+ Số đối tượng không có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 38% (52/136).
+ Học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 11% (15/136).
+ Cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ 15,4% (21/136).
+ Những đối tượng làm ruộng, lao động tự do và các đối tượng khác chiếm
tỷ lệ khoảng 35% (48/136).
- Về thân nhân: Số đối tượng có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ tương đối khoảng
28% (38/136).
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong giai
đoạn điều tra các vụ Cố ý gây thương tích
*. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát


×