BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
---o0o---
TRỊNH THỊ THÙY DƯƠNG
MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG
LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG
2013-2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY
KHÓA 2010 - 2016
HẢI PHÒNG - 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
---o0o---
TRỊNH THỊ THÙY DƯƠNG
MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG
LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG
2013-2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY
KHÓA 2010 - 2016
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS: NGUYỄN HUY ĐIỆN
HẢI PHÒNG 2016
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình
và bạn bè.
Với tất cả lòng chân thành, em xin trân trọng cảm ơn tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Bộ môn lao và
Bệnh phổi trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
Đảng ủy, Ban giám đốc, các khoa phòng Bệnh viện Lao và Bệnh
phổi Hải Phòng.
Đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS: Trần Quang Phục – Phó hiệu trưởng, Trưởng bộ môn Lao
và bệnh phổi trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Phó giám đốc bệnh viện
Lao và bệnh phổi hải phòng đã cho phép và giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
PGS.TS Nguyễn Huy Điện, Phó trưởng bộ môn Lao và bệnh phổi
trường Đại học Y Dược Hải Phòng, trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Lao và
bệnh phổi hải phòngngười đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi học trên
lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong
nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy
thì em nghĩ khóa luận của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em
xin chân thành cảm ơn thầy.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những
người luôn yêu thương, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất cũng
như tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Cảm ơn bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hải Phòng, ngày 04/06/2016
Trịnh Thị Thùy Dương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trịnh Thị Thùy Dương, lớp K32D, trường Đại học Y Dược Hải
Phòng.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Huy Điện, Phó trưởng bộ môn
Lao và bệnh phổi trường Đại học Y Dược Hải Phòng, trưởng khoa cấp cứu
bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng . Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu
này là có thật. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực
và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tôi thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng về nội dung luận văn của mình.
Hải Phòng, ngày 31/5/2016
Tác giả khóa luận
Trịnh Thị Thùy Dương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFB
Acid fast bacilli (Trực khuẩn kháng acid)
BC
Bạch cầu
BN
Bệnh nhân
CĐ
Chẩn đoán
CTCLQG
Chương trình chống lao quốc gia
CTM
Công thức máu
CS
Cộng sự
ĐTĐ
Đái tháo đường
E
Ethambutol
H
Isoniazid
HC
Hồng cầu
L
Bạch cầu Lympho
MM
Mao mạch
N
Bạch cầu đa nhân trung tính
R
Rifampicin
S
Streptomycin
TCYTTG
Tổ chức Y tế thế giới
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Z
Pyrazinamid
MỤC LỤC
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH SÁCH TÊN BỆNH NHÂN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) những năm
qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lao vẫn
còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(TCYTTG), năm 2014 Việt Nam đứng thứ 13 trong số 22 nước có gánh nặng
lao cao trên thế giới [52]. Sự quay trở lại của bệnh lao ngoài vai trò to lớn của
đại dịch HIV/AIDS còn do nhiều nguyên nhân khác, trong đó có vai trò quan
trọng của bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết phổ biến nhất ở cả nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển. ĐTĐ cũng là bệnh có tốc độ phát
triển nhanh nhất[8]. Năm 1994, thế giới mới có 110 triệu người bị bệnh ĐTĐ,
năm 1995 đã có 135 triệu người mắc bệnh[43]. Ước tính năm 2010 có khoảng
215,6 triệu người bị ĐTĐ, dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng thành
400 triệu người.
Theo hiệp hội Đái tháo đường quốc tế, ĐTĐ là căn bệnh nguy hiểm đe
dọa sức khỏe và tính mạng con người, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ
tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển [4].
Hiện nay Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc
bệnh cũng đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các thành phố lớn [17].
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cấp tính cũng như mạn tính ở nhiều
cơ quan trong cơ thể: tim mạch, thận mắt, thần kinh, xương khớp, răng miệng,
nhiễm trùng… Lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ, nhất là ở bệnh nhân ĐTĐ type 2
rất hay gặp [4], [16].
Mối liên quan giữa lao phổi và ĐTĐ đã được biết đến từ hơn 2000 năm
nay, ĐTĐ kết hợp với lao phổi sẽ làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn, điều trị
10
khó khăn hơn và tiên lượng bệnh xấu hơn. Vì vậy vấn đề này vẫn được các nhà
khoa học thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu [47],[53].
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát hiện sớm lao phổi ở bệnh
nhân ĐTĐ.
Hải Phòng là thành phố lớn, phát triển, và đông dân cư, có bệnh viện chuyên
khoa lao thành phố, vì thế chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng lao phổi ở bệnh nhân
Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng 20132015.
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình bệnh lao hiện nay
1.1.1 Tình hình bệnh lao hiện nay và trên thế giới
Lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Vi khuẩn lao có
thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể, nhưng ở phổi là hay gặp nhất.
Bệnh lao đã xuất hiện ở giai đoạn loài người từ thời cổ đại, gắn liền với lịch
sử phát triển của xã hội loài người từ hàng nghìn năm nay. Vào khoảng 460
năm trước công nguyên, Hypocrat đã nhận thấy bệnh lao xuất hiện ở khắp mọi
nơi trên thế giới với các triệu chứng ho ra máu và sốt. Ở thế kỷ 19, đầu thế kỷ
20, lao phổi là bệnh rất phổ biến trong tầng lớp dân nghèo thành thị. Ngày ấy
bệnh lao được coi là căn bệnh hiểm nghèo không thể chữa khỏi được [22].
Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, đại dịch HIV/AIDS bùng nổ đã
làm bệnh lao trở thành một trong những căn bệnh mắc và tử vong chủ yếu,
đặc biệt là các nước đang phát triển[48].
Năm 1993, TCYTTG đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của
bệnh lao và mối hiểm họa của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc[54].
Nguyên nhân tăng tỷ lệ lao mới có nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào 4 yếu
tố chính[6]:
-
Không chú ý đúng mức tới bệnh lao trong các chính sách y tế.
-
Sự thay đổi dân số.
-
Nạn dịch HIV/AIDS
-
Xu hướng kinh tế xã hội xấu.
12
Báo cáo thường niên năm 2007 của TCYTTG cho biết năm 2005 thế
giới có 8,8 triệu bệnh nhân lao mới, trong đó 7,4 triệu ở Châu Á và Châu Phi,
1,6 triệu người chết do lao bao gồm 195.000 bệnh nhân lao có HIV [54].
Như vậy tỷ lệ tử vong do lao trên toàn cầu đã giảm xuống trong nhiều
năm. Công tác ngăn ngừa lao đã có hiệu quả hơn. Ở các nước phát triển có
đời sống đầy đủ, dân trí cao, công tác phòng và chống lao tốt nên tỷ lệ mắc
lao rất thấp. Ở Mỹ năm 2004, tỷ lệ mắc lao là 4,9/100.000 dân, ở Tây Âu, tỷ
lệ mắc lao cao nhất là Bồ Đào Nha 42/100.000 dân và Tây Ban Nha là
20/100.000 dân, ở Anh là 13/100.000 dân [42].
Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ mắc lao cao trên thế giới, chỉ sau Châu
Phi là nơi đại dịch HIV/AIDS đang lan rộng. Tình hình mắc bệnh lao ở một
số nước Đông Nam Á năm 2005 như sau [54]:
Bảng 1.1 Tình hình mắc lao năm 2005 ở Đông Nam Á
Bệnh nhân
Tỷ lệ /
Tổng số
Tổng số
Tổng số
100.000 dân
bệnh nhân
AFB (+)
tử vong
Campuchia
506
71.000
32.000
12.000
Philippin
291
242.000
109.000
39.000
Indonesia
239
533.000
240.000
92.000
Việt Nam
175
148.000
66.000
19.000
Myanma
171
86.000
38.000
8.000
Thái Lan
142
91.000
41.000
12.000
Quốc gia
Theo báo cáo năm 2005 của 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong 5 triệu
bệnh nhân lao phổi mới có 2,3 triệu bệnh nhân có xét nghiệm đờm AFB
dương tính [54]. Đây là nguồn lây chính trong cộng đồng. Nếu không được
13
chẩn đoán và điều trị kịp thời, mỗi bệnh nhân lao khạc ra vi khuẩn có thể lây
bệnh cho 10-15 người khác trong một năm [53].
Ngày nay số người chết do lao hằng năm vẫn còn cao. Trong thập niên
90, khoảng 30 triệu người trên thế giới đã chết do lao. Lao là 1 trong 3 bệnh
truyền nhiễm gây tử vong cao nhất. Số người chết do HIV/AIDS là 3 triệu
người, lao 2 triệu, sốt rét 1 triệu người trong một năm [46].
1.1.2 Tình hình bệnh lao hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay bệnh lao vẫn là vấn đề sức khỏe chủ yếu của nước ta. Mặc
dù CTCLQG những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
nhưng ở nước ta lao vẫn còn quá phổ biến và ở mức trung bình cao trong
khu vực [27], [54].
Năm 1997, ước tính Việt Nam có khoảng 145.000 bênh nhân lao xuất
hiện mới (nằm trong khoảng từ 95.000 – 209.000). Số bệnh nhân lao phổi có
vi trùng xuất hiện mới khoảng 65.000 (nằm trong khoảng 145.000 – 324.000)
và số người chết do lao hằng năm khoảng 20.000 người (dao động từ 13.000 –
28.000) [2].
Theo TCYTTG năm 1997, Việt Nam đứng thứ 11, năm 2007 đứng thứ
13 trong số 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao nhất thế giới, xếp thứ 3
sau Trung Quốc và Philipin ở khu vực Tây Thái Bình Dương về số lượng
bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm.
Năm 2005, với dân số khoảng 84.238.000 người, ước tính tỷ lệ và số
lượng bênh nhân lao ở nước ta như sau [54]:
14
Bảng 1.2 Tình hình mắc lao ở Việt Nam năm 2005
Thể lao
Số BN
Tỷ lệ /100.000
Số lượng
Lao mới
BN mắc các
Tử vong
Các thể
AFB (+)
thể lao
175
79
235
23
148.000
66.000
198.000
19.000
Với những kết quả đạt được trong chỉ tiêu phát hiện và điều trị bênh lao,
năm 1996 Việt Nam là nước Châu Á đầu tiên đạt dược mục tiêu đề ra của
TCYTTG. Ngày 24 tháng 3 năm 2004 nước ta là một trong 6 nước gồm Việt
Nam, Pê-ru, Mandivo, Cuba, Tunisi và Maroc và l là nước duy nhất trong số
22 nước có gánh nặng bệnh lao cao được nhận giải thưởng của TCYTTG về
thành tích đã đạt được mục tiêu và kết quả điều trị có tính bền vững trên 4
năm [23].
Tỷ lệ tử vong hằng năm do lao ở Việt Nam vẫn còn cao. Năm 2005 là
23/100.000 dân, ước tính có khoảng 19.000 bệnh nhân tử vong trong một năm
[54]. Như vậy, mỗi ngày trên cả nước, bệnh lao cướp đi sinh mạng của 52
người, gần gấp đôi số người chết do tai nạn giao thông, và làm cho 405 người
mắc lao mới.
Đến nay chưa có một điều tra bệnh lao một cách toàn diện nào được tiến
hành tại Việt Nam. Do vậy khó có thể đưa ra một kết luận chính thức về xu
hướng của dịch bệnh trong thời gian qua. Kết quả từ các điều tra nguy cơ
nhiễm lao cho thấy dịch bệnh ở Việt Nam không giảm mà cũng không tăng.
Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao AFB(+) mới dao động xung quanh 70/100.000
dân. Mặc dù ở nước ta những năm qua, CTCLQG đã đạt tỷ lệ phát hiện và
điều trị khỏi bệnh cao nhưng tỷ lệ mắc lao mới không giảm [2].
1.1.3 Tình hình bệnh lao tại Hải Phòng
15
Cũng như cả nước, công tác phòng chống lao của Hải Phòng vẫn được
duy trì tốt và thường xuyên. Tuy nhiên tình hình mắc lao ở thành phố vẫn còn
khá nghiêm trọng.
Theo Đào Thị Huấn và cộng sự (2001), Hải Phòng với dân số khoảng
1,7 triệu người, trong 5 năm (1996-2000) toàn thành phố đã phát hiện 7.052
bệnh nhân lao các thể, trong số đó, bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) hằng năm
từ 800 đến 1.000 người. Năm 2001 là 788 người [14].
Chỉ số nguy cơ nhiễm lao của Hải Phòng là 1,31%, thấp hơn so với toàn
quốc và còn cao hơn so với chỉ số trung bình của các tỉnh phía Bắc là 1,12
lần. So với năm 1996, nguy cơ nhiễm lao ở Hải Phòng từ 1,6% - 1,58% đã
giảm xuống 1,35% - 1,31% năm 2001 [11]. Điều đó chứng tỏ hoạt động
phòng và chống lao tại thành phố những năm qua đã đạt được những thành
quả nhất định.
Ở Hải Phòng hiện nay chưa có nghiên cứu cơ bản nào về lao phổi ở
bệnh nhân ĐTĐ được báo cáo. Phan Xuân Trường và Lê Thị Thi theo dõi từ
tháng 6 năm 2002 đến tháng 6 năm 2004 thấy có 64 bệnh nhân ĐTĐ bị lao
phổi điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng [31]. Đây là vấn đề
lớn đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2 Tình hình bệnh đái tháo đường hiện nay
1.2.1 Định nghĩa và phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.1.1 Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường được định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa
được đặc trưng bởi tăng glucose mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc
giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính
trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác
16
nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch [3],[5], [16],
[33].
Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh
được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối
loạn chuyển hóa carbonhidrat, lipid, protein do thiếu hụt của tình trạng tiết
insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai.
1.2.1.2 Phân loại
Năm 1999 TCYTTG đã đưa ra phân loại ĐTĐ mới như sau [3]:
-
Bệnh ĐTĐ type 1: Do tế bào bê-ta tụy bị phá hủy, thường dẫn đến thiếu
insulin tuyệt đối. Do nguyên nhân tự miễn dịch hoặc vô căn.
-
Bệnh ĐTĐ type 2: Do kháng insulin ở các cơ quan kèm theo suy giảm chức
năng tế bào bê-ta.
-
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là bệnh ĐTĐ khởi phát hoặc được phát hiện lần
đầu tiên khi phụ nữ mang thai.
Những thể bệnh ĐTĐ đặc biệt:
-
Do khiếm khuyết gen hoạt động của insulin
-
Do khiếm khuyết gen hoạt động tế bào bê-ta
-
Bệnh tụy ngoại tiết do tác động gây tổn thương lớn ở tụy có thể gây bệnh
ĐTĐ: những nguyên nhân gây tổn thương như viêm tụy, chấn thương, nhiễm
trùng, cắt bỏ tụy…
-
Các bệnh nội tiết có quá nhiều hormone có tác dụng đối lập hoạt động của
insulin như GH, cortisol, glucagon… có thể gây bệnh ĐTĐ.
-
ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất: pentamidin, glucocoricoid…
-
Một số bệnh nhiễm trùng như virus coxsakie B, adenovirus, vius quai bị… có
thể gây bệnh ĐTĐ.
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
17
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo ADA(Hiệp hội ĐTĐ Mỹ) năm 2010
[34]: chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi có 1 trong các tiêu chuẩn dưới đây:
-
Đường huyết tương bất kỳ > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng của tăng
đường huyết ( ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút).
-
Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn > 8-14h) >7mmol/l trong 2 buổi sáng
khác nhau.
-
Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g glucose > 11,1 mmol/l (Nghiệm
pháp tăng đường huyết).
-
HbA1c (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) > 6,5%.
1.2.3 Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới
Hiện nay ĐTĐ là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất. theo
hiệp hội Đái tháo đường quốc tế, năm 2000 thế giới có khỏng 151 triệu người
bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6% dân số [3],[33].
ĐTĐ cũng là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm
1994, thế giới mới có 110 triệu người mắc bệnh, năm 1995 con số đó đã là
135 triệu, dự báo đến năm 2010 là 221 triệu và năm 2025 là 330 triệu người,
chiếm tỷ lệ 5,4% dân số [33].
Khu vực có ĐTĐ cao nhất thế giới là Bắc Mỹ 7,8%, khu vực Địa Trung
Hải, Trung Đông 7,7%. Tiếp đến là khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ là 5,3%,
Châu Âu 4,9%, Trung Mỹ 3,7%, khu vực Tây Thái Bình Dương 3,6% và
Châu Phi 1,2% [4].
Hiện khu vực Tây Thái Bình Dương có 44 triệu người mắc bệnh ĐTĐ,
Đông Nam Á có 35 triệu. Đây là hai khu vực có số người mắc bệnh ĐTĐ cao
nhất [3],[30].
18
Ở Trung Qốc năm 1980, có khoảng 1% dân số mắc bệnh ĐTĐ. Năm
1994 đã có 2,5%. Từ năm 1986 đến năm 1994 tỷ lệ người mắc ĐTĐ ở Trung
Quốc đã tăng 300% [32].
Một thống kê ở 6 thành phố chính của Ấn Độ năm 2000 thấy tỷ lệ bệnh
ĐTĐ type 2 không những tăng cao mà còn tăng lên nhanh chóng trong cộng
đồng dân cư. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở người lớn, trên 20 tuổi là 12,1% [46].
Bệnh ĐTĐ đang tăng lên nhanh trên thế giới do hậu quả của lối sống ít
hoạt động thể lực, môi trường sống và làm việc căng thẳng, chế độ ăn không
cân đối, nhiều mỡ là những yếu tố môi trường chính làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Sự già hóa của quần thể, bệnh béo phì cũng là những tác nhân quan trọng làm
bệnh ĐTĐ gia tăng [3].
Những báo cáo mới đây của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế đã khẳng
định ĐTĐ type 2 là bệnh phổ biến nhất, chiếm từ 85 đến 90% tổng số các
trường hợp ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm chí còn đang tăng
cao hơn ở các nước đang phát triển [4].
Bệnh ĐTĐ type 2 đang tăng lên với mức dộ đáng báo động. Cứ 15 năm
số bệnh nhân ĐTĐ lại tăng lên gấp đôi. Đây là một vấn đề nghiêm trọng làm
giảm tuổi thọ, tăng tỷ lệ bệnh tật, là gánh nặng về kinh tế với mỗi cá nhân,
mỗi gia đình và toàn xã hội [3], [4].
1.2.4 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân ĐTĐ cũng đang tăng lên nhanh.
Nghiên cứu của Trần đức Thọ và CS năm 2001 tại Hà Nội thấy tỷ lệ bệnh
ĐTĐ chiếm 2,42% dân số. Tỷ lệ này tương đương với thành phố Hồ Chí
Minh (2,52%) [26].
19
Kết quả điều tra năm 2001 trên 2.394 người có độ tuổi từ 30 – 64 tại 4
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ
bệnh ĐTĐ đã được điều chỉnh theo tuổi lả 4% dân số [4].
Điều tra quốc gia năm 2002 trên 9122 người đã phát hiện tỷ lệ bệnh
ĐTĐ đã được điều chỉnh trên toàn quốc là 2,7%. Trong đó các thành phố và
khu công nghiệp là 4,4%, khu vực đồng bằng là 2,7%, khu vực trung du là
2,2% và miền núi là 2,1% [4].
Trước đây nếu bệnh ĐTĐ type 2 chủ yếu gặp ở người trưởng thành trên
40 tuổi thì ngày nay bệnh đang có xu hướng tăng lên ở những người trẻ hơn,
đặc biệt là ở những cộng đồng có những thay đổi nhanh chóng về lối sống do
ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế phát triển [5].
1.3 Một số biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng cấp tính cũng như mạn tính ở
nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, mắt, thần kinh, xương khớp, nhiễm
trùng… Sự ra đời của insulin và các thuốc điều trị mới đã làm giảm tỉ lệ tử
vong do các biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ, cuộc sống của bệnh nhân
ĐTĐ được kéo dài rõ rệt. Điều đó đã gián tiếp làm cho các biến chứng mạn
tính của ĐTĐ cũng tăng lên.
ĐTĐ type 2 thường không có biểu hiện triệu chứng gì trong nhiều năm.
Chỉ có khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ type 2 có những triệu chứng điển hình.
Tuy nhiên tình trạng tăng glucose trong máu không được kiểm soát tốt vẫn có
thể gây ra các biến chứng. Hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt Nam mắc
bệnh ĐTĐ và 65% trong số họ không biết gì về bệnh của mình cho tới khi có
các biến chứng xuất hiện [3], [4].
20
1.4 Nghiên cứu về lao phổi ở người trưởng thành
1.4.1 Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của lao phổi
Trong cơ thể mọi cơ quan bộ phận đều có thể bị lao nhưng lao phổi là
thể bệnh gặp nhiều nhất chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân lao. Lao phổi
là nguồn lây nguy hiểm đặc biệt là lao phổi AFB(+) bằng nhuộm soi trực tiếp.
Đây là nguồn lây chủ yếu làm cho bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều
thế kỷ. Ở nước ta theo ước tính tỷ lệ lao phổi AFB(+) qua soi trực tiếp hàng
năm là 85/100.000 dân[22].
-Nguyên nhân gây bệnh lao phổi: chủ yếu là do vi khuẩn lao người
(Mycobacterium Tuberculosis Hominis), có thể do vi khuẩn lao bò (M. Bovis)
nhưng ít gặp. Ở bệnh nhân lao phổi /HIV(+) nguyên nhân gây bệnh có thể do
các trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình (M. Atipiques).
-Nguồn lây: Tất cả các thể lao đều là nguồn lây, nhưng nguồn lây chủ
yếu là lao phổi, đặc biệt là lao phổi AFB(+) soi trực tiếp.
- Cơ chế bệnh sinh của lao phổi: Ngày nay người ta cho rằng bệnh lao
có quá trình diễn biến qua hai giai đoạn và lao phổi nằm trong giai đoạn hai
của quá trình này (bệnh lao hay lao hậu tiên phát) là tổn thương lao phát
triển ở cơ thể đã có dị ứng với lao (phản ứng Tuberculin dương tính) nghĩa
là trước đó cơ thể mắc lao tiên phát đã khỏi hoặc tiếp tục của lao tiên phát
(lao sơ nhiễm).
+ Yếu tố nguy cơ: Vi khuẩn lao gây bệnh cho người khi độc tính mạnh
và sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
+ Nguồn gốc của lao phổi: Lao phổi là thể bệnh thường gặp ở người lớn
có thể xảy ra theo các cơ chế sau:
21
Tái hoạt động nội tại : Cơ chế này được coi là chủ yếu. Vi khuẩn lao ngủ
trong những tổn thương sơ nhiễm cũ đã vôi hóa hoặc trong các huyệt lao di
căn ở đỉnh phổi trong thời kỳ lao tiên phát. Khi sức đề kháng của cơ thể suy
giảm BK thức tỉnh và hoạt động trở lại gây nên lao phổi.
Tái nhiễm ngoại lai: Là mắc lao phổi do nhiễm vi khuẩn lao mới sau khi
lao sơ nhiễm đã khỏi gây nên tổn thương lao mới. Tái nhiễm ngoại lai tuy ít
xảy ra ở những nước phát triển nhưng vẫn gặp nhiều ở những nước đang phát
triển có dịch tễ lao cao.
1.4.2 Phân loại lao phổi
1.4.2.1 Phân loại theo HHCLQT và CTCLQG [8]
* Dựa vào xét nghiệm vi khuẩn lao
- Lao phổi AFB (+)
+ Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh nghi lao trên Xquang phổi.
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy (+)
- Lao phổi AFB (-)
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) ít nhất 6 mẫu đờm khác nhau qua 2
lần thăm khám cách nhau 2 tuần đến 1 tháng và có tổn thương nghi lao trên
Xquang được bác sĩ chuyên khoa tuyến tỉnh kết luận.
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-), nuôi cấy (+)
* Dựa vào tiền sử dùng thuốc:
- Bệnh nhân lao phổi mới: Bệnh nhân chưa bao giờ dùng thuốc hoặc
mới chỉ dùng thuốc lao dưới 1 tháng.
22
- Bệnh nhân tái phát: BN đã điều trị lao, được thầy thuốc xác định là
khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+) sau 60 ngày.
Nếu trên 5 năm thì là tái phát xa.
- BN thất bại: BN còn vi khuẩn lao trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi.
- BN điều trị lại sau bỏ điều trị: BN không dùng thuốc trên 2 tháng trong
quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với AFB (+) trong đờm.
- Bệnh nhân lao phổi mãn tính: BN vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm sau
khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc[8], [9].
1.4.2.2 Phân loại theo Lopo de Carvalho 46 dựa vào đặc điểm tổn thương
trên Xquang: chia tổn thương lao phổi thành 4 thể[12]:
- Lao thâm nhiễm không có hang (1a) có hang (1b)
- Lao nốt không có hang (2a), có hang (2b).
- Lao kê
- Lao xơ: Không có hang (4a), có hang (4b).
1.4.3 Nghiên cứu về lâm sàng
Bệnh cảnh lâm sàng của lao phổi rất đa dạng và không đặc hiệu vì vậy
lâm sàng không quyết định chẩn đoán nhưng cho hướng chẩn đoán, là yếu tố quan
trọng để chỉ định một số thăm dò, xét nghiệm để xác định chẩn đoán [22] .
1.4.3.1 Cách khởi phát bệnh
Khởi phát của lao phổi rất đa dạng, tuy nhiên hay gặp một trong các
kiểu khởi phát chính sau[22]:
- Khởi phát từ từ (Bán cấp tính): Chiếm đa số các trường hợp lao phổi.
Biểu hiện: mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, ăn kém, gầy sút, sốt nhẹ về
chiều (37,5- 38) bệnh xuất hiện từ từ, tiến triển kéo dài và tăng dần. Doãn
23
Trọng Tiên (1996) nghiên cứu 126 bệnh nhân lao phổi AFB(+) ở người
trưởng thành cũng cho thấy cách khởi phát bán cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất
(74,6%)[29].
- Khởi phát cấp tính: Chiếm khoảng 10-20% giống viêm phổi, cúm,
viêm phế quản cấp tính. Bệnh bắt đầu với sốt cao 39-40 oC, ho, đau ngực
nhiều, ho ra máu, kèm theo khó thở. Cách bắt đầu này thường gặp trong thể
viêm phổi bã đậu hoặc phế quản phế viêm lao.
- Khởi phát lặng lẽ: Triệu chứng lâm sàng kín đáo không rõ rệt, được
phát hiện bằng kiểm tra X.quang phổi tình cờ.
1.4.3.2 Triệu chứng lâm sàng
Trong lao phổi các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu vì nhiều
bệnh hô hấp có triệu chứng giống lao phổi. Theo Crofton.J. và CS (2001)
những dấu hiệu lâm sàng gợi ý đến lao phổi là [39]:
+ Triệu chứng hô hấp: Ho; Khạc đờm; Ho ra máu; Đau ngực; Khó thở;
Ran rít khu trú; Hay cảm cúm.
+ Triệu chứng toàn thân: Sút cân; Sốt và ra mồ hôi đêm; Mệt mỏi; Kém ăn.
Điều quan trọng là các triệu chứng nêu trên nặng dần lên sau hàng tuần
hoặc hàng tháng đặc biệt là đối với triệu chứng toàn thân.
- Nguyễn Thanh Hiền và Bùi Xuân Tám (1984) phân tích 167 bệnh
nhân lao phổi AFB(+) có nhận xét: Các dấu hiệu cơ năng, toàn thân hay gặp
(từ 71%-89%) theo thứ tự là ho, sốt, sút cân, mệt mỏi, khạc đờm, đau ngực.
Ho khạc đờm trên 15 ngày gặp 71% sốt về chiều 69%, khái huyết và đổ mồ
hôi trộm (ban đêm) chỉ gặp có50-52%. Tổ hợp ho khạc đờm, sốt về chiều, gày
sút cân hay gặp nhất ở bệnh nhân lao phổi mới mắc[24].
1.4.4 Nghiên cứu cận lâm sàng
1.4.4.1 Xquang phổi chuẩn
24
a.
Vai trò của Xquang phổi chuẩn
Hiện nay có nhiều kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán lao phổi nhưng chụp
Xquang phổi chuẩn vẫn là phương pháp cơ bản, quan trọng mà các phương
pháp khác chưa thay thế được. Chụp Xquang phổi chuẩn thường được các
thầy thuốc chỉ định ngay từ đầu khi khám bệnh về hô hấp. Trên cơ sở phim
phổi chuẩn rồi mới tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Hình ảnh
tổn thương trên phim phổi chuẩn không quyết định chẩn đoán nhưng rất có
giá trị định hướng cho chẩn đoán lao phổi.
- Theo Bùi Xuân Tám (1998), Chụp Xquang phổi chuẩn là phương pháp
cơ bản để chẩn đoán lao phổi tuy rằng không phải là quyết định. Lợi ích của
chụp Xquang phổi chuẩn là có một tài liệu khách quan để phân tích tỷ mỉ tổn
thương lao, để theo dõi lâu dài và để hội chẩn nếu cần thiết. Chỉ có Xquang
phổi mới chẩn đoán được các thể lao phổi, các giai đoạn tiến triển (kết hợp
với lâm sàng và xét nghiệm), xác định được vị trí và diện tích tổn thương lao,
kích thước và số lượng hang lao. Xquang phổi còn cho phép theo dõi và đánh
giá kết quả điều trị lao bằng cách so sánh các phim trong quá trình điều trị,
nếu tổn thương Xquang xóa nhanh dưới 1 tháng thì thường không phải do lao
phổi[24].
b. Các tổn thương Xquang cơ bản trong lao phổi.
+ Thâm nhiễm: Là một đám mờ thuần nhất hoặc không thuần nhất
đường kính từ 10mm trở lên, giới hạn không rõ.
+ Nốt: Là bóng mờ đa dạng kích thước khác nhau, trung bình 5mm , tối
đa không quá 10mm, có thể tập trung ở một vùng của phổi hoặc rải rác 2 phổi.
Nốt kê là nốt phân bố lan tỏa, rải đều ở hai trường phổi (tập trung nhiều ở
vùng đỉnh và cạnh rốn phổi) nốt tương đối đều về hình dạng, kích thước,sự
25
phân bố và đậm độ cản quang, đường kính nốt có thể nhỏ 1-3mm (lao kê thể
hạt) hoặc lớn hơn 3-6 mm (lao kê thể nốt).
+ Hang: là một hình sáng, bờ khép kín, kích thước to nhỏ khác nhau, khi
hang có phế quản thông trên phim có thể thấy hình của phế quản là hai đường
mờ song song nối hang với cuống phổi, những hang mới có thành dày, hang
cũ thành mỏng và độ cản quang đậm.
+ Xơ: Có thể chỉ là một vài dải xơ, có khi là đám xơ rộng co kéo một
thùy, một phổi, co kéo trung thất ảnh hưởng tới chức năng hô hấp.
+ Vôi: Hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 2-5mm có thể gặp ở bất kỳ
vị trí nào của nhu mô phổi nhưng gặp nhiều nhất ở đỉnh phổi. Chẩn đoán dựa
vào đậm độ rất đậm, đậm hơn trung thất, chỉ có thể so sánh với đậm độ của
mảnh kim loại hoặc sản phẩm có iod. Cần phân biệt với những nốt lao có đậm
độ cao và cần nhớ rằng nốt vôi hóa có thể tồn tại song song với các nốt bã đậu
(của lao đang tiến triển) vì vậy sự có mặt của các nốt vôi hóa không cho phép
chẩn đoán lao đã ổn định không còn tiến triển.
- Theo Sutton.D. một dấu hiệu Xquang đặc biệt mà theo ông chỉ có lao
phổi mới có (trừ bệnh Histoplasma) đó là hình hang, nốt xen kẽ với hình xơ,
vôi. Mà theo Sutton.D gọi là hình tổn thương tiến triển xen kẽ với hình tổn
thương ổn định, nói cách khác trên phim Xquang lao phổi mãn tính “tuổi” của
tổn thương xen kẽ nhau [50].
c. Phân loại mức độ tổn thương trên Xquang:
- Phân loại mức độ tổn thương phổi trên Xquang theo Hội lồng ngực
Mỹ (ATS - 1990)[37].
+ Tổn thương nhẹ (Độ I): Tổn thương không có hang, tổng diện tích tổn
thương 1 hoặc 2 bên phổi không vượt quá một phân thùy phổi.