Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TìNH HìNH quản lý dược PHẨM tại NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN TRẺ EM hải PHòNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.91 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BÁO CÁO THỰC TẾ
ĐỀ TÀI : TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
DƯỢC PHẨM TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI
PHÒNG

Sinh viên : Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Lớp : Dược K2 – Đại học Y Dược Hải Phòng
Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Thị Bích Diệp

HẢI PHÒNG 2016


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài tiểu luận này,em xin chân thành cảm ơn:
-

Thầy cô thuộc khoa dược trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
Cô Đỗ Thị Bích Diệp đã hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý cho em trong quá trình em
thực hiện đề tài này.
Cô Bùi Thị Ánh Tuyết – Trưởng khoa dược bệnh viện trẻ em Hải Phòng.
Cùng toàn thể các cán bộ,dược sĩ thuộc khoa dược bệnh viện trẻ em Hải Phòng đã
hết lòng tạo điều kiện,hỗ trợ và giúp đỡ chúng em về vấn đề chuyên môn trong
suốt thời gian chúng em thực tế tại bệnh viện.
Sau đây em xin trình bày về bài tiểu luận,rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của thầy cô và mọi người

I. Đặt vấn đề
-


-

-

-

Hiện nay,nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, thuốc cũng trở
thành một loại hàng hóa (hàng hóa đặc biệt) đang rất được quan tâm và có nhu
cầu sử dụng ngày càng lớn.
Trên thị trường, bên cạnh các nhà thuốc của bệnh viện còn rất nhiều các quầy
thuốc,hiệu thuốc,nhà thuốc tư nhân cũng đang hoạt động phục vụ nhu cầu thuốc
men của cộng đồng.
Vì thế nhà thuốc của bệnh viện không những cần cung ứng thuốc đầy đủ,kịp
thời,đảm bảo chất lượng mà còn cần tăng cường quản lý chặt chẽ để góp phần
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, đồng thời nâng cao sức
cạnh tranh với các nhà thuốc khác trong khu vực.
Do đó em xin chọn đề tài : Tình hình quản lý dược phẩm tại nhà thuốc bệnh viện
trẻ em Hải Phòng. Với các mục tiêu :

1. Mô tả sơ bộ các hoạt động quản lý dược phẩm tại nhà thuốc.
2. Đưa ra một số đề xuất giúp nhà thuốc thực hiện nhiệm vụ, vai trò hiệu quả hơn nữa,
hướng đến đạt chuẩn GPP.


II. Tổng quan
1.Giới thiệu sơ bộ về bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
-

-


Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (Hai Phong children’s hospital) còn có tên “Bệnh viện
Nhi Đức Hải Phòng” được thành lập năm 1977 do chính phủ nước Cộng hòa dân chủ
Đức tặng.
Địa chỉ: Trường Chinh, phường Quán Trữ, quận Kiến An, Hải Phòng.
Là bệnh viện hạng 1 của thành phố với quy mô 500 giường bệnh, 36 khoa phòng và
gần 600 cán bộ viên chức.

2. Khoa Dược bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Khoa Dược bệnh viện là một khoa dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc
bệnh viện. Trong bệnh viện khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về
Dược,không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa, mà còn có tính chất của một bộ
phận quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa
bệnh,nhất là trong sử dụng thuốc. Khoa Dược nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực
thi chính sách quốc gia về thuốc.
Chức năng của khoa Dược : là khoa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của bệnh viện. Có chức
năng tham mưu ,quản lí cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện
nhằm đảm bảo cung cấp đày đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn sử dụng thuốc an
toàn, hợp lí.
Khoa hiện có 22 nhân viên trong đó có:
-

2 dược sỹ chuyên khoa 1
2 dược sỹ đại học
3 dược sỹ cao đẳng
10 dược sỹ trung học
4 dược tá
1 kỹ thuật viên (điều dưỡng trưởng)

3. Nhà thuốc bệnh viện:
- Nhà thuốc bệnh viện là cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện, được tổ chức

theo các hình thức nhà thuốc, quầy thuốc (chỉ được mở tại các bệnh viện trên địa bàn
các huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cơ sở chuyên bán lẻ thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu.
- Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
- Trong trường hợp liên doanh, liên kết thì giám đốc đơn vị hoặc cá nhân liên doanh,
liên kết cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
- Mỗi nhà thuốc bệnh viện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo
quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/1/2007 hướng dẫn thi hành một số


điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo Luật Dược và ngày 9/8/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
- Nhà thuốc bệnh viện thực hiện niêm yết giá thuốc theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 và không được bán giá cao hơn giá
niêm yết
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được mở cơ sở bán lẻ thuốc của chính
doanh nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 76/2003/QH11 ngày 29/11/2006 của
Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế
giới, Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 về việc công bố lộ trình thực
hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
hàng hóa.(theo quy định Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 24/2008/QÐ-BYT quy định
về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện)

III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.ĐỐI TƯỢNG: nhân sự, cơ vật chất,cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc....
2.PHƯƠNG PHÁP:


Quan sát mô tả




Hỏi- phỏng vấn.

IV. Kết quả
Mục tiêu 1: Mô tả các hoạt động quản lí dược phẩm tại nhà thuốc
1.1 Thông tin chung về nhà thuốc
- Vị trí : Nhà thuốc nằm ngay phía bên phải khi đi từ cồng chính của bệnh viện vào, rất
gần với khu khám bệnh đa khoa,thuận lợi để cung ứng thuốc cho người bệnh
- Diện tích : 15 m²
- Cơ sở vật chất, thiết bị, văn kiện pháp lý, tài liệu tham khảo, các quy trình thao tác
chuẩn…trong nhà thuốc được trang bị đầy đủ
- Nhân sự : hai dược sĩ phụ trách chính là :
DSTH Nguyễn Thị Quỳnh Hương
DSTH Bùi Thị Phượng
1.2 Quản lý thông tin các loại dược phẩm trong nhà thuốc bệnh viện :
- Dược phẩm gồm thuốc và sản phẩm khác thuốc được lưu trữ đầy đủ thông tin cần
thiết giúp quản lý chặt chẽ, tránh tồn đọng, hư hỏng, mất mát
+ các thông tin về thuốc : tên thuốc, hoạt chất chính, đơn vị tính, nồng độ, hàm lượng,
dạng bào chế, ngày sản xuất-hết hạn, số lô, số đăng kí, quy trình đóng gói, điều kiện bảo
quản, nhà cung cấp, nước sản xuất


+ Các thông tin về sản phẩm khác thuốc : tên sản phẩm, đơn vị tính, ngày sản xuấthết hạn,số lô,điều kiện bảo quản,nhà cung cấp,nước sản xuất
- Xây dựng danh mục thuốc theo nhóm thuốc:
VD: +nhóm kháng sinh: Amoxillin 500mg
Augmentin 250mg
Augmentin 500mg
Azithromycin 200mg
Biseptol 480mg

Ciprofloxacin 500mg
Cefixime 50mg
Cefodomid 100mg
……..
Zinnat 125mg
Zithromax 200mg/5ml
+nhóm hạ sốt giảm đau: Ameflu ngày/ đêm
Brufen
Cenpadol 150mg
Efferalgan 80/250/500mg
Hapacol 150/325mg
Paracetamol 250/500mg
+nhóm hướng tâm thần: Carbamazepin 200mg
Diazepam 5mg
Gardenan 10mg
+nhóm corticoid: Dexamethasol 0.5mg
Hidro cortisone 100/125mg
Medrol 4mg
Neo-dexa
Nemydexan
……


Solumedrol 40/125mg
Stadexmin

- Với những thuốc không còn bán nữa, nhà thuốc xóa khỏi danh mục thuốc hiện thời
nhưng vẫn giữ lại trong cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc đối chiếu số liệu hoặc tra cứu
về sau khi có nhu cầu.
- Các báo cáo phải trình lên cho ban giám đốc phê duyệt gồm:

+ Báo cáo nhập thêm loại dược phẩm mới
+ Báo cáo dược phẩm sắp hết số lượng
+ Báo cáo dược phẩm sắp hết hạn sử dụng
+ Hóa đơn nhập dược phẩm
- Chế độ sổ sách
+ Sổ theo dõi hàng ngày
+ Sổ theo dõi lượng thuốc mua vào
+ Sổ theo dõi xuất nhập kho để kiểm soát số lượng hàng
→ giúp tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và được cập
nhật liên tục
1.3 Hoạt động bán thuốc tại nhà thuốc
*Quy trình bán ( chủ yếu bán theo đơn )
+ Tiếp nhận đơn thuốc
+ Kiểm tra đơn thuốc
+ Lựa chọn thuốc, tư vấn nếu có
+ Lập hóa đơn
+ Lấy thuốc theo đơn,mỗi loại thuốc đều ghi lại rõ ràng HDSD bên ngoài bao bì
+ Hướng dẫn cách dùng, giao thuốc
+ Giữ bí mật thông tin khách hàng
* Nhận xét hoạt động bán thuốc
- Ưu điểm:
+ Các dược sĩ thực hiện đúng, nghiêm chỉnh quy trình bán thuốc ( quy trình bán và tư
vấn sử dụng thuốc bán theo đơn gồm 7 bước theo nguyên tắc” Thực hành tốt nhà
thuốc” GPP)
+ Dược sĩ phụ trách nhà thuốc dày dặn kinh nghiệm, tận tình chu đáo, tôn trọng khách
hàng (HDSD chi tiết 1 số kháng sinh như klacid, zithromax, zinnat chai)
+ Thực hiện tư vấn sử dụng thuốc có hiệu quả, đa số người bệnh đều đồng ý với sự tư
vấn của dược sĩ
+ Trang thiết bị phục vụ bán hàng, trưng bày : Tủ quẩy, giá kệ, dụng cụ ra lẻ thuốc, máy
vi tính… đầy đủ

+ Chia các ngăn, các khu riêng chứa thuốc kê đơn/không kê đơn/ngăn biệt trữ/tủ


trực;thuốc/thuốc bổ/dụng cụ,vật tư y tế giúp đảm bảo 3 dễ :”dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm
tra”

+ Xuất thuốc theo nguyên tắc : hết hạn trước xuất trước, nhập trước xuất trước giúp
dược phẩm không bị quá hạn, hư hỏng, tồn đọng
+ Các tài liệu tham khảo : Dược điển, dược thư quốc gia… giúp hỗ trợ tư vấn sử dụng
thuốc
+ Dược sĩ phụ trách nhà thuốc ghi chép số lượng và các loại dược phẩm đã bán vào sổ
theo dõi hàng ngày giúp quản lý chặt chẽ, tránh mất mát, hao hụt
- Nhược điểm :
+ Số lượng thuốc trong nhà thuốc chưa nhiều. Chưa đáp ứng đầy đủ các đơn thuốc về
mắt
+ Một số thuốc có số lượng ít( Rulid,Neazi,Dismolan ) còn để lẫn,đôi khi làm tìm thuốc
mất nhiều thời gian
+ Tuy có máy tính nhưng chưa dùng vào việc bán thuốc
+ Chỗ bệnh nhân ngồi chờ mua thuốc và chỗ đứng để mua thuốc xa nhau, số ghế phục
vụ bệnh nhân chờ còn ít
1.4 Hoạt động mua thuốc
*Quy trình mua
+ Lập kế hoạch mua thuốc ( hàng tháng,hàng quí)
+ Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín
+ Đàm phán ký hợp đồng
+ Lập đơn đặt hàng
+ Gửi đơn đặt hàng trực tiếp hoặc bằng email
+ Kiểm – Nhận hàng:










Nhân viên nhà thuốc kiểm tra chủng loại, tên thuốc, hàm lượng, số lô, hạn dùng
trên hóa đơn và thực tế phải trùng khớp nhau. Nếu có sai lệch thì đề nghị chỉnh
sửa lại hóa đơn hoặc không nhận đơn hàng đó
Dược sĩ nhà thuốc chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thuốc khi nhập hàng
( kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất sứ của thuốc; kiểm tra cảm quan chất
lượng thuốc; kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc; theo dõi hạn dùng
của tất cả các loại thuốc )
Nếu thuốc đạt chất lượng, hóa đơn chứng từ đúng thì cho nhận hàng, nhập
thông tin mua hàng vào phần mềm
Lập hóa đơn trình lên ban giám đốc xét duyệt

*Nhận xét: thực hiện đúng theo nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP
1.5 Bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
-Bảo quản
+ Các thuốc có yêu cầu bảo quản khác nhau sắp xếp ở các vị trí khác nhau:
Điều kiện bảo quản

Cách sắp xếp

Nhiệt độ 2-15C

Ngăn mát tủ lạnh


Tránh ánh sáng

Để trong tối

Thuốc kê đơn

Để trong khu vực thuốc kê đơn,xếp theo nhóm tác
dụng dược lí

Thuốc không kê đơn

Để trong khu vực thuốc không kê đơn,xếp theo nhóm
tác dụng dược lí

Sản phẩm không phải là
thuốc

Để ngoài khu vực bảo quản thuốc

+ Theo dõi,ghi chép,bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 ᵒC, độ ẩm dưới 70% , 2 lần trên ngày,
vệ sinh nhà thuốc sạch sẽ



+ Trang thiết bị phục vụ bảo quản: tủ kính, giá kệ, điều hòa, tủ lạnh, máy lạnh, nhiệt
ẩm kể, quạt trần đã có; còn hệ thống thông gió chưa có
+ Có chỗ bảo quản riêng cho những thuốc có yêu cầu đặc biệt : thuốc tránh ánh sáng,
bảo quản lạnh,bảo quản mát,tiền chất…
+ Giá kệ,tủ kê cách đất,cách tường 15cm
→giúp đảm bảo 5 chống : chống ẩm nóng ; chống mối mọt , nấm mốc ; chống cháy nổ;

chống quá hạn sử dụng ; chống nhầm lẫn , đổ vỡ, mất mát.
-Hàng tháng, kiểm tra lại chất lượng của toàn bộ thuốc trong kho 1 lần
*Nhận xét: bảo quản thuốc tốt, trong vòng 2 năm trở lại đây chưa xảy ra trường hợp
nào về chất lượng thuốc bị hư hỏng, biến chất

Mục tiêu 2 : Đưa ra một số đề xuất giúp nhà thuốc thực hiện
nhiệm vụ, vai trò hiệu quả hơn nữa, hướng đến đạt chuẩn
GPP
• Tiếp tục hướng tới đạt các tiêu chuẩn về GPP ( Dược sĩ nhà thuốc đạt trình độc
dược sĩ đại học, số lượng thuốc )
• Bệnh viện mở rộng , hoàn thiện hơn nữa dịch vụ khám bệnh đa khoa, khám theo
yêu cầu để tăng nhu cầu thuốc men của người bệnh → nhà thuốc sẽ tăng nhập xuất
thuốc với số lượng lớn hơn, nhiều loại thuốc hơn
• Sắp xếp riêng rẽ,ngăn nắp một số thuốc có số lượng ít để hoạt động bán thuốc và
bảo quản, kiểm tra chất lượng thuốc hiệu quả hơn nữa
• Áp dụng các phần mềm máy tính vào việc quản lý,bán thuốc giúp chính xác
hơn,tiết kiệm thời gian hơn
• Thực hiện kê đơn trên máy tính, kết nối mạng cục bộ giữa các khoa phòng trong cả
bệnh viện để quản lý,tính toán hóa đơn,theo dõi,kiểm soát…theo hệ thống,nhanh
nhạy,chính xác,dễ dàng
• Bố trí kho thuốc của nhà thuốc với nhà thuốc gần hơn để thuận tiện, tiết kiệm thời
gian trong việc vận chuyển,nhập-xuất kho
• Hỗ trợ thêm ,bố trí hợp lý vị trí ghế chờ và vị trí đứng mua thuốc

Các tài liệu tham khảo
- Thông tư 07” Quy chế hành nghề dược tại nhà thuốc”


- Thông tư 22 năm 2011
- Nguyên tắc, tiêu chuẩn” Thực hành tốt nhà thuốc “GPP ( Thông tư 43 năm 2010 và

thông tư 46 năm 2011)
- Thông tư 15 năm 201” Quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong
bệnh viện”






×