Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

De cuong triet học mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.28 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Câu 1: Trình bày về khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung bản chất của chủ nghĩa duy vật biện
chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan
duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
1. Trình bày về khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan
A. Khái niệm Thế giới quan Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới. con người sống trên thế giới dù
muốn hay không, họ vẫn phải tìm hiểu về những thứ xung quanh mình. Bao hàm cả những cái thuộc về thế giới tự nhiên, trong xã
hội loài người, những cài thuộc về con người, thuộc xã hội loài người.
Nguồn gốc của thế giới quan: TGQ ra đời từ cuộc sống; nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức; song, suy cho đến cùng nó
là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn..
Nội dung của TGQ : cực kỳ phức tạp, nhưng khái quát lại có 3 mảng nội dung chính
- Những cái bên ngoài con người : TGQ là TGQ của con người, là kết quả nhận thức của con người, khi con người nhận thức những
cái bên ngoài bản thân mình sẽ hình thành những mảng nội dung riêng
- Những cái bên trong - chính bản thân con người : con người hiểu về mình, nhận thức về mình, có những quan điểm , quan niệm
của riêng mình
- Mối quan hệ của con người và cái bên ngoài con người : con người có sự hiểu biết những cái bên ngoài mình, những cái bên trong
mình và hiểu mối quan hệ giữa cái bên trong con người về thế giới bên ngoài con người.
Cấu trúc của TGQ gồm hai yếu tố cơ bản là Tri thức và Niềm tin. Một TGQ coi là nhất quán, hoàn chỉnh khi tri thức và niềm tin
thống nhất với nhau và con người hành động theo niềm tin đó.
S
Tri Thức
Niềm tin
Hành động
T
T
1
+
dao động, TGQ không nhất quán
2
+


dao động, TGQ không nhất quán
3
+
+
TGQ nhất quán, hoàn chỉnh
1 Con người có Tri thức thiếu niềm tin dẫn đến hành động dao động. ví dụ: nhiều người nói nhiều về CNXH, CNCS rất hay vì
người này có tri thức về CNXH, CNCS. Nhưng những người này chưa chắc gì có niềm tin về CNXH, CNCS nên dẫn tới hành động
ngược lại với CNXH, CNCS.
2 Con người có niềm tin thiếu tri thức dẫn đến hành động dao động. ví dụ: tất cả giáo dân của tôn giáo rất tin vào tôn giáo của họ
nhưng họ thiếu tri thức về tôn giáo của mình nên dẫn tới hành động dao động lúc thế này lúc thế khác.
3 Con người có tri thức có niềm tin thì dẫn đến TGQ nhất quán, hoàn chỉnh. Nhưng để có tri thức và niềm tin thì trải qua một quá
trình học tập, tìm hiểu, nguyên cứu sau đó con người kiểm nghiệm tri thức đó, trải nghiệm tri thức đó thì con người mới có niềm tin
về tri thức đó.
Chức năng của TGQ: TGQ có rất nhiều chức năng như nhận xét, đánh giá, nhận thức, nhận định… nhưng chức năng quan trọng
nhất là chức năng định hướng cho hoạt động của con người, định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người. định hướng cho quan
hệ con người, định hướng cho hệ giá trị con người, từ cách đi cách đứng của con người. những người có TGQ khác nhau sẽ định
hướng cho hoạt động của mình khác nhau. Ví dụ: Mỗi con người có TGQ khác nhau dẫn đến hành động khác nhau. Toàn bộ hành
động của con người bị TGQ chi phối. Cuộc sống của chúng ta đang bị TGQ của chúng ta chi phối.
B. Những hình thức cơ bản của TGQ: Sự phát triển của TGQ đã là TGQ thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: TGQ huyền thoại,
TGQ tôn giáo, TGQ triết học.
1. TGQ Huyền thoại hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của XH loài người. Đặc trưng cơ bản về TGQ huyền thoại:
Về hình thức thể hiện: TGQ huyền thoại thể hiện chủ yếu qua các câu chuyện thần thoại.
Về tính chất: Nội dung của truyện thần thoại có sự pha trộn giữa thần và người, giữa thật và ảo, trật tự không gian và thời gian bị
đảo lộn không tự giác. Bời vì Công Xã Nguyên Thủy chưa có chữ viết, câu chuyện thông qua truyền miện nên khi truyền miện thì
không chính xác, bản thân người dẫn chuyện đưa tình cảm của mình vào đó và càng ngày độ chính xác càng ít. Nội dung câu
chuyện càng ngày càng nhiều hơn. Trong tất cả những câu chuyện thần thoại thì thần thoại Hy Lạp thể hiện rõ nét nhất đặc điểm của
TGQ. TGQ huyền thoại thể hiện nổi bật nhất trong thần thoại Hy Lạp. Yếu tố thần và người có sự hòa trộn, đan xen.Thần nhưng lại
rất người, người nhưng lại rất thần.
Về trình độ nhận thức: TGQ huyền thoại thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở cấp độ nhận thức cảm tính nên những gì trừu
trượng thường được con người hình dung dưới những sự vật hữu hình, cụ thể.

2. TGQ tôn giáo: yếu tố niềm tin là yếu tố giữa vai trò tuyệt đối. sức mạnh của thế lực siêu nhiên.
Về hình thức thể hiện: TGQ tôn giáo thể hiện qua giáo lý của các tôn giáo.
Về tính chất: Niềm tin cao hơn lý trí, nặng tính hư ảo, tuyệt đối hóa yếu tố thần thánh, vai trò con người bị hạ thấp.
Về trình độ nhận thức: TGQ tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp nên
con người bất lực, sợ hãi trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội dẫn đến việc họ thần thánh hoá chúng,
quy chúng về sức mạnh siêu tự nhiên và tôn thờ chúng. Trong tất cả các tôn giáo chỉ có tôn giáo phật giáo là nói đến sức mạnh của
con người. con người có thể giải thoát cho mình bằng cách tích nghiệp thiện, tạo nghiệp thiện. do vậy nó không thể tồn tại với tư
cách là một TGQ KH3.
TGQ triết học là TGQ có hạt nhân lý luận là các học thuyết triết học. TGQ triết học, các học thuyết triết học là bộ phận quan trọng
nhất vì nó chi phối tất cả những quan điểm, quan niệm khác của TGQ con người.
Về hình thức thể hiện: TGQ triết học thể hiện chủ yếu qua các học thuyết triết học. TGQ triết học không chỉ thể hiện quan điểm,
quan niệm của con người về thế giới mà nó còn chứng minh các quan điểm, quan niệm ấy bằng lý luận.
Về tính chất: đề cao vai trò trí tuệ. Cụ thể hơn tính chất của TGQ triết học bị tính chất của các học thuyết triết học qui định và tất
cả các học thuyết triết học điều thể hiện cấp độ nhận thức cao.
Về trình độ nhận thức: TGQ triết học ra đời khi nhận thức của con người đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá, trừu tượng
hoá và khi các lực lượng xã hội đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống.
2. . Nội dung bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học

1


A. Nội dung: của CNDVBC với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học bao gồm 2 nhóm quan niệm. Đó là nhóm
quan niệm duy vật về thế giới nói chung và nhóm duy vật vầ xã hội nói riêng:
a)Quan điểm duy vật về thế giới:
- Tồn tại của thế giới là tiền đề thống nhất thế giới: Trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại.
Tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, tính vật chất này được chứng minh bằng một sự phát triển lâu dài và
khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, có nội dung như sau:
+ Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận.
+ Trong thế giới vật chất chỉ tồn tại các quá trình vật chất cụ thể, có mức độ tổ chức nhất định; đang biến đổi chuyển hóa lẫn nhau là

nguồn gốc, nguyên nhân của nhau; cùng chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan của TGVC.
+ Ý thức, tư duy con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao; thế giới thống nhất và duy nhất.
- Phạm trù vật chất: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
- Phạm trù ý thức, quan hệ giữa ý thức và vật chất: Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc con người, sau đó thông qua
thực tiễn lao động nó tồn tại trong các vật phẩm do con người sáng tạo ra. Ý thức gồm nhiều yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý
chí… trong đó tri thức và tình cảm có vai trò rất quan trọng. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức con người xâm nhập vào hiện
thực vật chất tạo nên sức mạnh tinh thần tác động lên thế giới góp phần biến đổi thế giới.
b. Quan điểm duy vật về xã hội:
- Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, nó là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên, có quy luật vận động, phát triển riêng, sự
vận động, phát triển của xã hội phải thông qua hoạt động thực tiễn.
- Sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội: Nền sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử gắn liền với một phương tiện sản xuất
nhất định, sự thay đổi PTSX sẽ làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
- Sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, là lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội một cách đa dạng nhưng
thống nhất từ thấp đến cao, mà thực chất là lịch sử phát triển của xã hội.
LLSX   QHSX   PTSX   (CSHT + KTTT)   HTKTXH 
- Quần chúng nhân dân (QCND) là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử: QCND là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất,
sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, quyết định thành bại của mọi cuộc cách mạng. Vai trò chủ thể QCND biểu hiện khác nhau ở những
điều kiện lịch sử khác nhau và ngày càng lớn dần; sức mạnh của họ chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo.
B. Bản chất
Bản chất của CNDVBC:
- CNDVBC đã giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn:
CNDV cũ thiếu quan điểm thực tiễn, máy móc  không thấy được tính năng động của ý thức; riêng CNDVBC khẳng định vật chất
có trước và quyết định ý thức; trong hoạt động thực tiễn ý thức tác động tích cực làm biến đổi hiện thực vật chất theo nhu cầu của
con người.
- CNDVBC đã thống nhất hữu cơ giữa TGQDV với phép biện chứng: CNDV cũ mang nặng tính siêu hình, PBC được nghiên cứu
trong hệ thống triết học duy tâm  Mác cải tạo CNDV cũ, giải thoát PBC ra khỏi tính thần bí, tư biện  xây dựng nên CNDVBC;
thống nhất giữa TGQDV với PBC.
- CNDVBC là CNDV triệt để; nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn trong lĩnh vực xã hội. CNDVLS là cống hiến vĩ
đại của C.Mác cho kho tàng tư tưởng của loài người: CNDV cũ không triệt để; CNDV lịch sử ra đời là kết quả vận dụng CNDV vào

nghiên cứu lĩnh vực xã hội, tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ sở khái quát thực tiễn mới của giai
cấp vô sản. Với CNDVLS nhân loại tiến bộ có được một công cụ vĩ đại trong nhận thức, cải tạo thế giới.
- CNDVBC mang tính thực tiễn - cách mạng, nó hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới:
+ CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản: Lợi ích giai cấp vô sản phù hợp lợi ích nhân loại tiến bộ, được luận chứng bằng
những cơ sở lý luận khoa học  CNDVBC trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản có sự thống nhất tính khoa học và tính cách
mạng.
+ CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới.
+ CNDVBC khẳng định sự tất thắng của cái mới: nó xóa bỏ cái cũ lỗi thời, xây dựng cái mới tiến bộ.
+ CNDVBC là một hệ thống mở, là kim chỉ nam cho mọi hành động.
3. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
A.
Những
nguyên
tắc
phương
pháp
luận
của
thế
giới
quan
duy
vật
biện
chứng
Nguyên tắc luận được rút ra để định hướng cho hoạt động của con người là: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người phải
tôn trọng khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.
Tôn trọng khách quan:
- Tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Điều này đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải

xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình.
- Một số biểu hiện của việc tôn trọng khách quan:
+ Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được xuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản
ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể.
+ Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng là: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng
phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
+ Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng, phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó.
Phát huy tính năng động chủ quan: Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và
phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc vật chất hoá những tính chất ấy.
- Một số biểu hiện cơ bản của nó là:
+ Phải tôn trọng tri thức khoa học, phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tri
thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động.

2


Như vậy, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu
cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn.
B. Vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay.
- Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta nôn nóng, tách rời
hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất nên đã phạm một số sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế.
- Ngày nay, với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá
nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành kinh tế và của toàn xã hội” cũng chính là tạo lực
lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
- Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của khoa học trong bối cảnh phức tạp của thế giới hiện nay, đối với cách mạng Việt Nam,
Đảng và Nhà nước ta khẳng định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Việc đầu tư có trọng
điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học, việc chủ trương xã hội hoá giáo dục để “cả nước trở thành một xã hội học

tập”
Câu 2: Trình bày và phân tích nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. Hãy phân tích ý
nghĩa phương pháp luận được rút ra từ hai nguyên lí này và việc vận dụng chúng trong quá trình thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Khái niệm. Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến dùng để khái quát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Cơ sở lý luận của mối liên hệ phổ biến
là tính thống nhất vật chất của thế giới; theo đó các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng
cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Tính chất của các mối liên hệ phổ biến
a) Tính khách quan. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật
chất. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng và cái tinh thần.
Có cái liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của quá trình nhận thức.
Các mối liên hệ, tác động đó, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
của thế giới khách quan.
b) Tính phổ biến. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệt nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng
c) Tính đa dạng, phong phú. Có nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa
các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ
riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng,
nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng
có mối liên hệ chỉ đóng vai trò phụ thuộc (không bản chất). Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu v.v chúng giữ những
vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được
toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó.
d) Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối
liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng
duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng :

- Trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng.
- Trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các
mối liên hệ trung gian, gián tiếp.
- Trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại
và phán đoán cả tương lai của nó.
- Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt
nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy được mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết
trung.
2. Nguyên lý về sự phát triển.
Khái niệm: Trong phép biện chứng duy vật phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá
trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự
vật.
Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới luôn vận động và sự vận động của sự vật hiện tượng có khuynh hướng đi lên.
Các tính chất
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân
sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan,
không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong
tất cả moi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó; trong mỗi quá trình biến đổi đã bao
hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với qui luật khách quan.
- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song
mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không
gian và thời gian khác nhau sự vật sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu nhiều sự

3


tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm
thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí có thể làm cho sự vật thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này

và thoái hóa ở mặt khác…Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này,
trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo Lênin: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự
phát triển, trong sự tự vận động…trong sự biến đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
định kiến, đối lập với sự phát triển.
Sự phát triển bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời và diễn ra quanh co, phức tạp do đó trước nưững khó khăn không được hoang mang,
dao động mà phải có niềm tin chắc chắn vào quy luật phát triển khách quan. Cái mới nhất định thắng đó là xu hướng tất yếu.
Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ
biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên. Đồng thời, phải phát huy vai trò nhân tố
chủ quan của con nguời để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng qui luật.
II. Việc vận dụng chúng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay?
1. Mối liên hệ phổ biến
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã
hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…), mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH. Cụ thể, về
xã hội: giải quyết tốt mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo thành mối liên hệ công nông trí thức. Về
chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh chồng chéo, tạo sự đồng bộ giữa đảng và nhà
nước. Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ yếu: văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Nó phải có mối liên hệ,
tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.
Tuy nhiên không phải đổi mới tất cả các lĩnh vực ngay cùng một lúc (như thế sẽ không đủ lực để thực hiện) mà phải
xác định đổi mới có trọng tâm, trọng điểm. Trong đổi mới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục…. Đảng xác
định đổi mới kinh tế là trước hết; đổi mới giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trên cơ sở phát
huy sức mạnh nội lực và tranh thủ ngoại lực.
2. Nguyên lý về sự phát triển
Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ,
định kiến. Điều này được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần IX
Gắn liền CNH với HĐH, đẩy mạnh CNH, HĐH để đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2001), Đảng ta đã
nhấn mạnh phải thực hiện “CNH đất nước theo hướng hiện đại” và coi đây là một nhiệm vụ trung tâm, phương hướng
cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay chúng ta đã cải biến căn bản, toàn diện để tạo nền tảng của một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế tiên tiến, quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN,
tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển vì mục tiêu phát
triển con người Việt Nam. Đó cũng là quá trình tăng cường nguồn lực con người, năng lực nội sinh về khoa học và
công nghệ, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, thân thiện và bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, nó giúp chúng ta nâng cao được
nhận thức được những tính chất phức tạp, quanh co về sự vật, hiện tượng trong thế giới quan, đồng thời giúp ta giải
quyết được những mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, bản thân chúng ta là cán bộ,
công nhân, viên chức, lao động muốn có sự thăng tiến trong công việc đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của công việc mình
đang làm, từ đó học tập, tìm hiểu những cách làm mới, hiệu quả hơn để làm tốt hơn công việc, đó gọi là sự phát triển
trong con người.
Câu 3: Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn của PBCDV. Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong sự phát
hiện và phân tích mâu thuẫn ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
1. Phần chung (Giới thiệu về Quy luật)
- Định nghĩa: Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, ổn định và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các mặt, các quá
trình của sự vật.
5 đặc trưng cơ bản của quy luật: mối liện hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, ổn định, lặp đi lặp lại.
- Phân loại: Có nhiều cách phân loại quy luật:
+ Phân theo mức độ rộng hẹp của sự tác động của QL: QL riêng, QL đặc thù, QL phổ biến (Triết học nghiên cứu những QL này)
+ Phân theo phạm vi phản ánh: QL tự nhiên (vô cơ, hữu cơ), QL xã hội, QL tư duy.
- Vai trò: Vì QL có tính khách quan nên con người chỉ có thể phát hiện ra QL và nhờ đó xác định được phương hướng hoạt động
của mình, chủ động điều chỉnh hoạt động phù hợp với QL. Và có thể tạo ra điều kiện để thay đổi sự tác động của QL phục vụ cho
mục đích của mình. (Lợi dụng QL)
2. Phần riêng
a. Nội dung QL mâu thuẫn của PBCDV. Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong sự phát hiện và
phân tích mâu thuẫn ở nước ta hiện nay
QL mâu thuẫn là 1 trong 3 QL cơ bản của PBCDV. Lênin đã nói: “QL mâu thuẫn là hạt nhân của PBC”, nó chỉ ra nguồn gốc,
động lực bên trong của sự vận động và phát triển trong thế giới quan.
* Mâu thuẫn BC
- Khái niệm

+ Mặt đối lập: Mặt đối lập: là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những mặt như vậy
nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
+ Mâu thuẫn: Là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát
triển trái ngược nhau cùng tốn tại trong mỗi sự vật. MT là sự thống nhất của 2 mặt đối lập.
+ MTBC: là do các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau trong 1 sự vật (một chỉnh thể) tạo thàn.

4


- Tình chất của MTBC
+ Tồn tại khách quan
+ Tồn tại phổ biến trong cả tự nhiên, xh và tư duy
+ Mang tính đa dạng và phức tạp
Thống nhất của các mặt đối lập: hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong sự “thống nhất” với nhau nghĩa là chúng
nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy mặt kia làm tiền đề và điều kiện cho sự tồn tại của mình. Sự
thống nhất của hai mặt đối lập thể hiện tính không thể tách rời của hai mặt đó.
Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
Chuyển hoá của các mặt đối lập là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại thường xuyên giữa các mặt đối lập làm cho sự vật thay đổi
về chất chuyển sang sự vật khác. Sự vật mới tồn tại với những mâu thuẫn mới, các mặt đối lập lại đấu tranh với nhau, chuyển hoá
làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.
Sự chuyển hoá các mặt đối lập có thể xảy ra ở từng bộ phận hay xảy ra toàn phần dưới hai hình thức cơ bản:
+ Chuyển hoá lẫn nhau: các mặt đối lập chuyển sang mặt đối lập của chính mình.
+ Chuyển hoá lên hình thức cao hơn: cả hai mặt đối lập cũ đều mất đi và hình thành hai mặt đối lập mới trong sự vật mới.
- Phân loại:
+ MT bên trong & bên ngoài
+ MT cơ bản và không cơ bản
+ MT chủ yếu và thứ yếu
+ MT đối kháng và không đối kháng
 MT có sự chuyển hóa cho nhau. Mỗi loại MT lại có cách giải quyết khác nhau và tùy vào hoàn cảnh khác nhau mà xác định MT.

* Nội dung quy luật
- Khi mới hình thành, mâu thuẫn thường chỉ biểu hiện là hai mặt khác nhau, song chỉ có hai mặt khác nhau có liên hệ hữu cơ
với nhau và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, cùng tồn tại trong một thể thống nhất của sự vật thì mới hình
thành bước đầu một mâu thuẫn.
- Trong quá trình phát triển hai mặt khác nhau đó trở thành hai mặt đối lập, hai mặt đối lập đó đấu tranh với nhau đến độ
chín muồi và có điều kiện thì chúng chuyển hoá. Chính bằng cách đó mâu thuẫn được giải quyết.
Tóm lại: Nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật là sự tác động qua lại lẫn nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập quy định
một cách tất yếu những thay đổi của sự vật nói chung làm cho sự vật chuyển sang trạng thái khác về chất. Nói cách khác đấu tranh
của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
Trong bài “Về vấn đề phép biện chứng” Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Phát triển là sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập được hiểu là:
Quá trình hình thành và phát triển của một mâu thuẫn: lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt, sau đó phát triển
thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và ó điều kiện thì giữa chúng có sự chuyển hoá mâu thuẫn được giải quyết.
Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và lại một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng vận động và phát triển.
Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hoá) thì không có sự phát triển. Chuyển hoá của các mặt đối
lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
* Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong sự phát hiện và phân tích mâu thuẫn ở nước ta hiện nay
- Muốn phát hiện ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sv, ht phải tìm trong chính sv, tìm trong thể thống nhất
giữa các mặt đối lập không tìm được nguồn gốc vận động ở bên ngoài (Mâu thuẫn bên trong giải quyết được mới là điều quan trọng)
VD1: Mảng giáo dục: MT: Điều kiện học tập tốt nhưng chất lượng đầu ra ngày càng kém (Tại sao chất lượng giáo dục ngày càng
đi xuống?)
Phải chăng do kinh tế khó khăn nên chất lượng không tốt? Thực chất cơ chế thị trường (thực dụng) chỉ có tác động tới 1 phần đó là
mang đến nhiều trò giải trí tác động vào học sinh làm các bạn giảm niềm say mê khoa học. Mà mâu thuẫn của nó phải là bên trong
học sinh: sự hưởng thụ + tâm lý lười nhác >< Động lực học tập. Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề để học tập tốt cần các yếu tố:
Tự giác, thông minh, niềm say mê tìm tòi và giải quyết được mâu thuẫn giữa học và chơi của học sinh.  Nhìn sự vật phải nhìn vào
bản chất và giải quyết đúng MT cơ bản.
VD2: Ở VN hiện nay không có sự MT về giai cấp mà MT cơ bản là: Phát triển KT thị trường theo định hướng XHCN với sự phân
hóa giàu nghèo trong XH.
- Mỗi loại MT khác nhau có cách giải quyết khác nhau do vậy phải linh hoạt tìm hình thức thích hợp để giải quyết MT
Tham khảo thêm: Ở nước ta hiện nay (nền kinh tế thị trường), việc xây dựng CNXH xuất hiện mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng kinh

tế với công bằng xã hội (Sự công bằng giữa các ngành nghề).Vì muốn tăng trưởng KT phải tập trung vào các ngành dịch vụ đem lại
lợi nhuận cao. Trong khi đó nhiều ngành nghề được đầu tư nhiều nhưng sản phầm đầu ra khó tiêu thụ  thu nhập của người làm
thấp, đời sống khó khăn (Các ngành KH cơ bản,…)
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, còn gọi là quy luật mâu thuẫn, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra
nguồn gốc bên trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
1. Khái niệm
a. Đối lập, mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy; chính những mặt đối lập này nằm trong sự
liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là tiền
đề cho sự tồn tại của mặt kia; chúng luôn tác động qua lại và đấu tranh lẫn nhau theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau gữa các
mặt đối lập.
2. Nội dung quy luật
Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những
mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát
triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.
3. Phân tích nội dung quy luật
a. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và mang tính phổ biến, là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

5


Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn bên trong của sự vật hiện tượng, chỉ thừa nhận có sự đối kháng,
sự xung đột bên ngoài giữa các sự vật hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là có tính quy luật.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong; mỗi sự vật hiện
tượng đều là một thể thống nhất giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau, những mặt đối lập nhau nhưng lại
ràng buộc nhau nên nó tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn là hiện tượng phổ biến; mâu thuẫn tồn tại khách quan trong thế giới tự
nhiên, xã hội và tư duy con người; tồn tại phổ biến chẳng những ở mọi sự vật hiện tượng mà còn phổ biến trong suốt quá trình vận
động và phát triển của chúng; mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành.

b. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Khái niệm "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là 2 mặt đối lập liên hệ nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt
này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại và phát triển. (ví dụ: đồng hóa và dị hóa, giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản
chủ nghĩa)
Khái niện "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn còn đồng nghĩa với khái niệm "đồng nhất", đó là sự thừa nhận những khuynh
hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau trong tất cả các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy; song "đồng nhất" còn có
ý nghĩa khác, đó là sự chuyễn hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập; và như vậy sự "đồng nhất" là không tách rời với sự khác nhau và
đối lập, (ví dụ liên hệ: một vật vừa là nó vừa không phải là nó; quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan điểm siêu hình, phiến
diện, xem sự vật mang tính đồng nhất thuần túy không có đối lập, không có sự chuyển hóa.
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không thể tách rời sự đấu tranh bài trừ nhau, phủ định nhau giữa chúng;
hình thức đấu tranh được thể hiện trong thế giới vật chất là rất đa dạng, từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp (ví dụ: trong thế
giới tự nhiên chỉ là những tác động ảnh hưởng lẫn nhau, trong xã hội đó là những xung đột gay gắt, quyết liệt bằng bạo lực cách
mạng mới có thể giải quyết căn bản các mâu thuẫn)
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn với những đặc điểm riêng của nó; khi mới
xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của 2 mặt có khuynh hướng trái ngược nhau; trong quá trình phát triển
của mâu thuẫn, sự khác nhau đó biến thành sự đối lập, khi 2 mặt đối lập xung đột nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi sẽ
chuyễn hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết; kết quả là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập cũ bị phá hũy, sự thống nhất của 2 mặt
đối lập mới được hình thành cùng mới mâu thuẫn mới.
Bất cứ sự thống nhất của các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời tương đối, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái
đứng im tương đối của sự vật hiện tượng; còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là có tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn
định dẫn đến sự chuyển hóa về chất của các sự vật hiện tượng, làm cho vật chất luôn vận động và phát triển.
3. Các loại mâu thuẫn
mâu thuẫn trong tự nhiên, xã hội và tư duy tồn tại rất đa dạng; tính đa dạng được quy định bởi đặc điểm của các mặt đối lập, điều
kiện thực hiện sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; trong đó, mâu
thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật hiện tượng; mâu thuẫn bên ngoài
là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác (ví dụ: đồng hóa-dị hóa: bên trong; cơ thể-môi trường: bên
ngoài); cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, các mâu thuẫn tác động lẫn nhau và mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định
trực tiếp đến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng (ví dụ: chính sách đối nội-đối ngoại).
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật hiện tượng, người ta phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu

thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật hiện tượng, quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn của sự vật hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng; mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc
trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật (liên hệ: mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa).
Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên
hàng đầu trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng, giải quyết nó tạo điều kiện giải quyết các mâu thuẫn thứ
yếu; phân biệt mâu thuẫn chủ yếu với mâu thuẫn thứ yếu chỉ mang tính tương đối, trong cùng một sự vật trong điều kiện này là mâu
thuẫn thứ yếu, trong điều kiện khác lại là mâu thuẫn chủ yếu.
Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng;
mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập
nhau (ví dụ); mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích
những mang tính cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân, giữa thành thị-nông thôn). Phân biệt được các
loại mâu thuẫn trên sẽ góp phần xác định chính xác phương pháp giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục
thuyết phục.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn, yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, nắm
được bản chất của sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng.
Hoạt động thực tiển nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của nó, muốn vậy phải xác định đúng trạng thái chín
muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn; không nên giải quyết mâu
thuẫn một cách vội vàng khi chưa đủ điều kiện.Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới nhiều hình thức
khác nhau, tuỳ loại mâu thuẫn mà có phương pháp giải quyết cụ thể.
Câu 4: Phân tích quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận
thức quy luật này trong xây dựng CNXH ở VN hiện nay.
Trả lời:
Vị trí của quy luật: là một trong 3 quy luật cơ bản của phép BC, quy luật này nói lên cách thức, phương thức của sự vận động, của
sự phát triển. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Để hiểu được mối quan hệ biện chứng
giữa hai mặt này, trước hết cần phải nắm vững các khái niệm chất và lượng.
* Khái niệm chất – lượng
- Khái niệm chất :Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ
các thuộc tính cấu thành nó phân biệt nó với cái khác .vd: đường, muối


6


- Khái niệm lượng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quyết định khách quan vố có của sự vật hiện tượng về các ơhng diện:số
lưọng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động phát tiển của sự vật.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong
mqh khác lại là lượng.
* Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra hai
trường hợp khác nhau:
- Một là: sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất.
- Hai là: Sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng không làm cho chất thay đổi ngay mà thay đổi dần dần từng bước.
- Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau theo cách thức bắt đầu là sự
thay đổi tuần tự về lượng (tăng dần hoặc giảm dần) nhưng sự thay đổi đó chưa làm cho chất đổi mà chỉ khi lượng thay đổi đến một
giới hạn nhất định thì chất mới thay đổi, sự vật không còn là nó nữa, sự vật mới ra đời thay thế nó.
- Điểm giới hạn khi lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì gọi là điểm nút.
- Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy, đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là
sự “đứt đoạn” trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là “đứt đoạn” trong liên tục, là trạng thái
liên hợp của các điểm nút.
- Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của
chất mới đối với lượng mới được biểu thị ở qui mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
Như vậy không có sự thay đổi dần dần về lượng thì không có sự nhảy vọt về chất được, sự thay đổi dần dần về lượng được gọi là sự
tiến hoá - sự nhảy vọt về chất được gọi là cách mạng.
Tuy nhiên không thể không đề cập đến sự tác động của chất đối với lượng hay nói cách khác “chiều ngược lại” của qui luật.
Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, Chịu sự tác động của chất, nhưng sự tác động của chất thể hiễn rõ nét nhất khi
sự vật có bước nhảy về chất - chất mới thay thế chất cũ.
Khi chất mới ra đời nó qui định qui mô, tốc độ phát triển của lượng mới trong độ mới tạo ra bước phát triển mới trong sự thay đổi
của lượng.

Tóm lại: Qui luật lượng - chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi của sự vật và hiện tượng. Trước hết lượng biến đổi dần dần và liên tục,
khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy vọt về chất; chất mới ra đời lại tạo nên
sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới diễn ra theo cách thức lúc thì biến đổi
tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất tạo ra một đường nút vo tận làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế cho sự vật cũ.
* Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong xây dựng CNXH ở VN hiện nay
Ý nghiã phương pháp luận:
Qui luật lượng - chất có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Đối với nhận thức: để có tri thức đúng về sự vật chúng ta phải nhận thức cả về mặt chất và lượng của nó.
Đối với hoạt động thực tiễn:
Do sự vận động và phát triển của sự vật, trước hết là sự tích luỹ về lượng và khi sự tích luỹ về lượng vượt quá giới hạn độ thì tất yếu
có bước nhảy về chất, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng.
Thứ nhất, “tả khuynh” - tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý chí, thể hiện ở chỗ khi chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện
bước nhảy về chất.
Thứ hai, “hữu khuynh” - tư tưởng bảo thủ, chờ đợi, không thực hiện bước nhảy về chất khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng hoặc
chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng.
Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy theo quan niệm lịch sử.
Có thể thay đổi các sự vật bằng cách tác động làm thay đổi phương thức liên kết của các yếu tố hợp thành trên cơ sở hiểu rõ kết cấu
sự vật.
Cần có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có các điều kiện đầy đủ.
Vận dụng XDXHCN (Các bạn nêu và triển khai ý thêm)
Đổi mới từ nền HT tập trung quan liêu, bao cấp sang nền KT thị trường theo định hướng XHCN…- Phân tích--. (Lượng: trình độ
lao động sx thấp  Thay đổi dần về lượng; SX: tập trung HTX cha chung không ai khóc  Cải biến thay đổi các quan hệ KT –
ruộng đất khoán cho hộ gia đình,….)
(Đổi mới trước & sau năm 86: Sau 20 năm đổi mới thì chúng ta lại phải tổng kết, rút kinh nghiệm.
Trước: Thừa nhận 6 thành phần kinh tế trong đó sở hữu nhà nước là chủ đạo. Nhưng sau đó sở hữu nhà nước lại có sự khuyết điểm
trong sự quản lý làm gây thất thoát ngân sách NN.  Cần đổi mới cách thức QL của NN với các tp kinh tế. Tiếp đến đổi mới chính
trị: Xây dựng cơ chế dân chủ ở địa phương, tổ chức công đoàn ở các cơ sở tư nhân,…..)
Câu 5: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong việc xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay?
Trả lời:

Quy luật phủ định của phủ định vạch rõ xu hướng đi lên của sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển.
1. Phủ định biện chứng:
- “Phủ định”: là khái niệm nói lên quá trình vận động của sự vật, hiện tượng. Trong đó sự vật, hiện tượng này thay thế cho
sự vật, hiện tượng khác.
- “Phủ định biện chứng”: là phủ định mà trong đó cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Cái mới làm tiền đề, tạo điều kiện
cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật cho rằng: sự diệt vong của cái cũ và sự ra đời của cái mới, sự
thoái hóa và sự phát triển có liên hệ nội tại với nhau. Không có mặt này cũng không có mặt kia.
“Phủ định trong phép biện chứng không chỉ có ý nghĩa đơn giản là nói không hoặc giả là tuyên bố rằng một sự vật không
tồn tại, hay phá hủy sự vật ấy theo một cách nào đó… Cho nên phải thiết lập sự phủ định thứ nhất như thế nào cho sự phủ định lần
thứ hai vẫn có khả năng thực hiện được hay trở thành có khả năng thực hiện được” (Ăngghen “Chống Đuy-rinh”, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1976, tr. 230-321).
Đặc trưng của phủ định biện chứng:
Thứ nhất: Tính khách quan.

7


Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phát triển ngay
trong bản thân sự vật .Đó là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật .
Phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật
Thứ hai: Tính kế thừa
Sự vật mới ra đời đó là một quá trình mà nền tảng của nó là ở sự vật cũ .Cái mới ra đời trên cơ sở gạt bỏ những cái mặt tiêu cực ,lỗi
thời lạchậu của cái cũ va chọn lọc, giữ lại , cải tạo những mặt còn thích hợp với hiện thực,Điều này nói lên rằng phủ
định biện chứng mang tính kế thừa.
Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở những mâu thuẫn vốn có của sự vật và hiện tượng nên
nó không thể là một sự phủ định tuyệt đối, một sự phủ định sạch trơn.
Phép biện chứng duy vật coi sự kế thừa là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng.
2. Nội dung quy luật:
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định có thể được trình bày như sau: Quá trình vận động của sự vật là quá trình

phủ định liên tiếp các tính chất của nó. Trong chuỗi các phủ định một tính chất nào đó, cứ sau hai lần phủ định thì tính chất ban
đầu được lặp lại. Khi lặp lại một tính chất nào đó, sự vật không hoàn toàn giống với nó lúc đầu, vì có thêm những tính chất mới.
Tức là, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều luôn luôn vận động, phát triển, quá trình đó cũng là quá trình phủ định lẫn nhau của các
mặt đối lập. Khuynh hướng tất yếu của sự vận động là: cái mới thay thế cho cái cũ, cái mới làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát
triển của sự vật, hiện tượng. Nhưng sự phát triển có tính chu kỳ.
a. Tính chu kỳ của sự phát triển:
Từ một điểm xuất phát (A) qua một số lần phủ định biện chứng (B(n)) sự vật dường như lặp lại điểm xuất phát (A’) nhưng
trên cơ sở cao hơn.
┤A → B(n) →A’├ →
Chẳng hạn, sự thay đổi của thời tiết ở Việt Nam theo khuynh hướng là hết nắng sẽ đến không nắng (mưa), hết không nắng
sẽ đến nắng; hết ngày sẽ đến không phải ngày (đêm), hết không phải ngày sẽ đến ngày; hết mùa xuân sẽ đến không phải mùa xuân
(các mùa hạ, thu, đông), hết không phải mùa xuân sẽ đến mùa xuân. Sự thay đổi về sức khỏe của con người theo khuynh hướng là:
hết khỏe sẽ đến không khỏe (yếu), hết không khỏe sẽ đến khỏe; hết béo lại đến không béo, hết không béo lại đến béo. Sự thay đổi
của loài lúa theo khuynh hướng là: hết hạt lại đến không phải hạt (cây), hết không phải hạt lại đến hạt. Sự thay đổi về mặt xã hội của
một quốc gia theo khuynh hướng là: hết ổn định sẽ đến bất ổn định, hết bất ổn định sẽ đến ổn định; hết cào bằng sẽ đến không cào
bằng, hết không cào bằng sẽ đến cào bằng... Chúng ta không thể đưa ra tất cả ví dụ, vì số lượng sự vật và số lượng tính chất là vô
cùng nhiều. Tuy nhiên, không có một ví dụ nào mà lại trái ngược với công thức trên.
- Sự phủ định biện chứng lần thứ nhất (B) là bước trung gian trong sự phát triển. Trình độ mới của (A) phải qua (B) mà
được thực hiện chứ không phải (B) là giai đoạn cao hơn (A).
- Sự phủ định biện chứng lần thứ hai (A’) là phủ định của phủ định.
- (A’) là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển mới.
- Để hoàn thành một chu kỳ phát triển, sự vật hiện tượng phải trải qua ít nhất hai lần phủ định biện chứng.
b. Hình thức và khuynh hướng của sự phát triển:
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính tất yếu tiến lên của sự vận động của sự vật và hiện tượng. Sự phát triển đi
lên đó không diễn ra theo con đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Trong thế giới vô sinh, khuynh hướng vận động nói chung và
nói riêng đều không phải phát triển. Chẳng hạn, mùa xuân sau không phát triển hơn mùa xuân trước. Vì thế, chúng ta có thể hình
dung khuynh hướng vận động trong thế giới vô sinh giống như đường xoắn lòxo. Nhưng trong thế giới hữu sinh và trong xã hội loài
người, khuynh hướng vận động nói chung là sự phát triển; sự vật ở giai đoạn sau tuy lặp lại một tính chất nào đó ở giai đoạn trước,
nhưng lại có những điểm tiến bộ hơn. Ví dụ, lúa thế hệ sau nhìn chung tốt hơn lúa thế hệ trước. Do có sự phát triển, nên chúng ta có
thể hình dung khuynh hướng vận động nói chung trong thế giới hữu sinh và trong xã hội loài người giống như đường xoáy ốc.

Lênin viết: “Một sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua nhưng dưới một hình thức khác ở một trình độ cao
hơn (phủ định của phủ định), một sự phát triển có thể nói là theo đường xoáy ốc chứ không theo đường thẳng (Lênin toàn tập, T.26,
Nxb Tiến bộ, Maatsxcơva, 1981, tr.65).
- “Đường xoáy ốc” biểu hiện các mặt của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên của sự vận
động.
- “Đường xoáy ốc” thể hiện tính phức tạp trong quá trình biến đổi, phủ định của sự vật. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc
thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.
3. Ý nghĩa phương pháp luận nói riêng
- Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu rằng quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co,
phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định biện chứng, nhiều khâu trung gian.
- Là cơ sở lý luận để hiểu về sự ra đời của cái mới: trong thực tiễn xã hội, các quá trình diễn ra phức tạp, nhưng cái cũ nhất
định sẽ mất đi, cái mới nhất định sẽ xuất hiện. Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ. Phải biết phát hiện
cái mới, duy trì và phát triển cái mới.
- Phải có cách nhìn biện chứng khi phê phán cái cũ, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ. Tránh nhìn đơn giản trong việc
nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội. Cần chống lại hai khuynh hướng: kế thừa không chọn lọc hoặc
phủ định sạch trơn.
Ý nghĩa phương pháp luận của sự nhận thức quy luật này trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
ở nước ta hiện nay
Hiện nay,vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và những biến thể của nó đang là một trong nhữg vấn đề được đặc biệt quan tâm ở Việt Na
m.Nỗi ám ảnh về bản sắc hiện diện ở khắp nơi, từ những diễn ngôn chính trị như "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà
bản sắc
dân tộc", "hội nhập nhưng không hòa tan" cho đến các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội
như xây dựng thương hiệu Việt, tự kiểm điểm tính cách dân tộc hay phê bình văn học nghệthuật.
«Bản» là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật; «Sắc» là thể hiện
ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc,căn bản,
cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam.Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân

8



tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến
nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực như: vănhọc nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứ
ng xử
hằng ngày của người Việt Nam.
Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành dần dần và được
khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không th
ay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ sung vào. Có những g
iá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới.
Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá
tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
Không nên có tư tưởng tĩnh và siêu hình đối với những giá trị hạt nhân đó, thậm chí đối
với những giá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất. Nếu dân tộc không có ý thức
giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi.
Giai cấp lãnh đạo phải sáng suốt và chủ động đối với quá trình diễn biến của bản sắc dân
tộc. Những giá trị nào lỗi thời phải xóa bỏ, những giá trị mới nào cần bổ sung thêm vào,
những giá trị nào cần kế thừa, nhưng dưới một hình thức mới, và hình thức mới đó thêm ra sao?
Không phải không có lý do mà sau 10 thế kỷ Bắc thuộc, bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời bấy giờ đã gạt bỏ Nho giáo và chấp nhận
tư tưởng Phật giáo. Cũng với những lý do xác
đáng, dân tộc ta kinh qua cuộc cách Mạng tháng tám đã chấp nhận hệ tư tưởng MácLênin
như là dòng tư tưởng chủ lưu hiện nay của mình.Những cuộc kiểm nghiệm như thế cũng
cần được tiến hành khi xảy ra giao tiếp văn hóa rộng rãi giữa các nền văn hóa khác nhau,
ví dụ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Xô Viết, văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ,
Trung Hoa, văn hóa Việt Nam và văn hóa Âu, Mỹ...
Thời đại hiện nay là thời đại của kỹ thuật giao thông liên lạc và thông tin cực kỳ phát triểnTrái đất như bị thu nhỏ lại hàng mấy trăm
lần, so với chục năm về trước. Do đó sự tiếp xúcvăn hóa giữa các dân tộc sống cách xa nhau là tất nhiên và tất yếu.
Qua những cuộc tiếp xúc đó, bản sắc văn hóa của các dân tộc đều có sự thay đổi, bên cạnh
những cái khẳng định.
Những yếu tố tiến bộ của văn hóa nước ngoài, một khi đã được dân tộc ta chấp nhận và
biến thành sở hữu của mình rồi, thì chúng có thể trở thành một bộ phận của giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình
toàn cầu hoá và hội nhập văn hóa hiện nay.
+Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp
của đất nước, tạo sự chuyển biến cơ bản và bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắ
c dân tộc đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội
+Chúng ta phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hoá với nhiệm vụ trung tâm xây dựng
kinh tế và nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, bảo đảm hoạt động văn hoá tiến hành đồng bộ với hoạt động kinh tế, hình thành nền t
ảng tinh thần vững chắc cho xã hội.
+ tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, trước hết và tăng mức đầu tư từ ngân sách cho phát triển sự nghi
ệp văn hoá đi đôi với việc huy động sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực đó;
+sớm xây dựng và thực hiện chiến lược tuyển chọn, đào tạo, phát triển các tài năng văn
hoá, nghệ thuật; tăng cường và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với văn hoá.
Câu 6: Trình bày quan niệm của triết học Mác – Lenin về thực tiễn, những nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực
tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm này trong việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Trả lời:
1. Phạm trù thực tiễn
Khái niệm: Phạm trù thực tiễn là phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ triết học
Mác - Lênin nói chung.
Các nhà duy vật trước Mác có đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và phát triển thế giới quan
duy vật. C.Mác chỉ rõ: “Khuyết điểm chủ yếu từ trước cho đến nay, của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả duy vật của Phoiơbắc) là sự
vật, hiện thực, cái có thể cảm giác đựơc, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được
nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”1.
Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đã nhiều năm đấu tranh không khoan nhượng chống lại chế độ phong kiến và tôn giáo, nhưng
vẫn không hiểu được rằng thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân là yếu tố quyết định những bước chuyển biến xã
hội. Con đường chủ yếu để cải tạo xã hội, theo họ là mở mang trí tuệ, là giáo dục con người.
Phoiơbắc tuy có đề cập đến thực tiễn, nhưng ông không thấy được thực tiễn như là hoạt động vật chất cảm tính, có tính năng động
của con người. Hêghen thấy được tính năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người, vì vậy, “ý niệm thực tiễn” trong triết học
của ông chứa đựng một tư tưởng sâu sắc: bằng thực tiễn, chủ thể tự “nhân đôi” mình, đối tượng hóa bản thân mình trong quan hệ
với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn, theo Hêghen là hoạt động tinh thần, là sự tự vận động của “ý niệm tuyệt
đối'”, chứ không phải là hoạt động vật chất của con người .

Trên cơ sở khắc phục những yếu tố sai lầm, kế thừa có chọn lọc các quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đây, Mác và
Ăngghen đã đưa ra một quan niệm khoa học về thực tiễn và về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Với đóng góp này, hai ông đã
thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, V.I.Lênin nhận xét: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ
bản của lý luận về nhận thức”2.
Thực tiễn là phạm trù chỉ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội.
1
2

C. Mác, Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1980, tr.252.
V.i.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb tb, M, 1980, tr.167.

13

9


Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người cần phải tiến hành những hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội gồm: hoạt động
vật chất và hoạt động tinh thần, hoạt động sản xuất và hoạt động phi sản xuất, v.v..
Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản của xã hội và nó có những đặc trưng riêng. Đây là hoạt động vật chất
(đối lập với hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận), theo cách nói của C.Mác là hoạt động cảm tính. Trong hoạt động thực tiễn, con
người sử dụng các công cụ, phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất của chính mình để cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực
tiễn là hoạt động đối tượng hóa, vật chất hóa tư tưởng. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tạo ra một hiện thực mới, “một
nhiên nhiên thứ hai” với tính cánh là điều kiện mới cho sự tồn tại và phát triển của xã hội .
Hoạt động thực tiễn có tính lịch sử - xã hội. Cải tạo tự nhiên và xã hội là hoạt động cơ bản, phổ biến, là phương
thức tồn tại của xã hội loài người. Động vật hoạt động theo bản năng, chỉ biết tìm kiếm những gì sẵn có trong tự nhiên để sống. Con
người không thể thỏa mãn với những cái mà tự nhiên mang đến cho mình dưới dạng sẵn có. Để tồn tại, con người phải tiến hành lao
động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất nuôi sống mình. Như vậy, cũng như các động vật khác, con người để lại dấu vết của
mình trong tự nhiên. Nhưng sự tham gia,''sự can thiệp'' của con người vào môi trường xung quanh khác về nguyên tắc so với hoạt

động của loài vật.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Thực tiễn là
phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội.
Đồng thời, thực tiễn là hoạt động có tính chất "loài" (loài người). Đó là hoạt động của cộng đồng người, của đông
đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Thực tiễn có quá trình vận động của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ
chinh phục tự nhiên, trình độ làm chủ xã hội của con người.
Thực tiễn gồm những dạng cơ bản và không cơ bản. Dạng cơ bản đầu tiên của thực tiễn là hoạt động sản xuất vật
chất. Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, quyết
định các dạng khác của hoạt động thực tiễn. Dạng cơ bản thứ hai của thực tiễn là hoạt động chính trị - xã hội nhằm cải tạo xã hội,
phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội. Với sự ra đời và phát triển của khoa học, một dạng cơ bản khác của thực thực tiễn cũng
xuất hiện - đó là hoạt động thực nghiệm khoa học. Các dạng không cơ bản của thực tiễn là những hoạt động trong một số lĩnh vực
như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo, v.v.. Các dạng này được hình thành và phát triển từ những dạng cơ bản, chúng là dạng
thực tiễn phát sinh.
2. Phạm trù lý luận
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan trên cơ sơ thực tiễn xã hội. Quá
trình nhận thức không diễn ra thụ động, giản đơn, máy móc, mà là quá trình phản ánh năng động, sáng tạo, biện chứng. Đó là quá
trình đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ không đầy đủ và không chính xác đến đầy đủ và chính xác hơn. Quá trình
nhận thức của con người và loài người nói chung trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Sự nhận thức của
loài người tất yếu dẫn đến sự ra đời của lý luận.
Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, nhưng chúng lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, giả định
lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính
và nhận thứ lý tính, bởi vì trong nhận thức kinh nghiệm đã bao hàm yếu tố lý tính. Do đó, có thể coi kinh nghiệm và lý luận là
những bậc thang của lý tính. Chúng khác nhau về trình độ, tính chất phẩn ánh hiện thực, về vai trò cũng như về trật tự lịch sử.
Tri thức kinh nghiệm chủ yếu thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm và bao gồm hai loại sau:
1) Tri thức kinh nghiệm thông thường thu nhận được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất.
2) Tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học.
Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội - một sự nghiệp vô cùng khó khăn và phức tạp - những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn sẽ đem lại cho chúng ta những bài
học hết sức quan trọng. Kinh nghiệm còn là cơ sở để chúng ta kiểm tra lý luận, sửa đổi, bổ sung lý luận đã có, đồng thời tổng kết
khái quát thành lý lý luận mới.

Tuy vậy, tri thức kinh nghiệm có những hạn chế nhất định bởi nó giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện thu
được từ quan sát và thí nghiệm; mới chỉ đem lại những hiểu biết về các mặt riêng rẽ, về các mối mối liên hệ bên ngoài. ở trình độ tri
thức kinh nghiệm chưa thể nắm bắt được mối quan hệ bản chất, tất yếu của các sự vật, hiện tượng.
Vì vậy, coi trọng tri thức kinh nghiệm, nhưng chúng ta không được cường điệu nó, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần phát
triển lên trình độ lý luận.
Tri thức lý luận được khái quát từ kinh nghiệm. Theo Hồ Chí Minh, lý luận "là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự
tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử"3.
Xét về bản chất, lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật
của thế giới khách quan.
Lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, nhưng lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý
luận thể hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát
cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Lý luận
thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng
của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. C. Mác, Ph. Ăngghen chỉ rõ: “Sự quan sát theo kinh nghiệm
tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề
ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự”4.
II. Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
1. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn của chân lý; sự hình thành và phát triển của lý luận
xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; luận phải được kiểm nghiệm, được bổ sung và phát triển trong thực
tiễn
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại nhau, trong đó, thực tiễn có vai trò quyết định.
V.I.Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính
hiện thực trực tiếp”5. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển, được nâng cao dần cho đến lúc có lý
luận, khoa học. Nhưng bản thân lý luận không có mục đích tự thân. Lý luận khoa học ra đời vì chúng cần thiết cho hoạt động cải tạo
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 789.
C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb st, Hà Nội, 1981, t..25, ph..I, tr. 343
5
V.I. Lênin: Toàn tập, t.29, Nxb Tiến Bộ, M. 1981, tr.230.

421

10


tự nhiên và xã hội. Hay nói một cách khác, thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ
thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi
chúng được vận dụng vào thực tiễn, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. C. Mác viết: “Vấn đề tìm
hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn
đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”6.
Chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận được tri thức đạt được là đúng hay sai, là chân lý hay sai lầm. Thực tiễn sẽ nghiêm
khắc chứng minh chân lý, bác bỏ sai lầm. Tuy nhiên, cần phải hiểu tiêu chuẩn thực tiễn một cách biện chứng: tiêu chuẩn này vừa có
tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối là ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý,
thực tiễn ở mỗi gia đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối vì thực tiễn không đứng
im một chỗ mà biến đổi và phát triển; thực tiễn là một qúa trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố
chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người trở thành những chân vĩnh viễn, tuyệt đích cuối
cùng
2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; lý luận đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp cho thực tiễn
Thực tiễn có vai trò quan trong đối với lý luận, tuy nhiên coi trọng thực tiễn không có nghĩa là xem thường lý luận, hạ thấp vai trò
của lý luận. Không nên đề cao cái này, hạ thấp cái kia và ngược lại. Không thể dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận lại trực tiếp
từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý luận bởi lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Lý luận có vai trò rất lớn
đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận là “kim chỉ
nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận, Lênin viết: “Không có lý
luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
III. ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong thời kỳ đổi mới đất nước
1. Tính tất yếu đổi mới, tăng cường công tác tư tưởng, lý luận
Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học làm tăng thêm sức mạnh trí tuệ cho con người trong việc sáng
tạo những giá trị vật chất và tinh thần, góp phần hoàn thiện các quan hệ xã hội và nhân cách con người. Tri thức khoa học ngày càng
thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội, góp phần phát triển các khoa học tương ứng với các hình thái đó.

Ở nước ta, lý luận trở thành thiết thân đối với sự nghiệp đổi mới nói riêng, đối với toàn bộ vận mệnh của chủ nghĩa xã hội nói
chung. Giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần
phát triển lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của
mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra”7.
Trong những năm qua, công tác tư tưởng, công tác lý luận được Đảng ta hết sức chú trọng. Chúng ta coi đổi mới tư duy lý luận là
khâu đột phá, là điều kiện và tiền đề cho những đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Công tác tư tưởng, lý luận đã góp phần không
nhỏ vào những thành công của công cuộc đổi mới. Tuy vậy, công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác tổ chức, cán bộ nhìn chung
vẫn có nhiều yếu kém, bất cập.
Bên cạnh đó, trình độ tư duy lý luận của nhiều cán bộ, đảng viên nhìn chung còn thấp kém, chưa tương xứng với những công việc
được giao phó. Vì vậy, nâng cao một cách căn bản trình độ trình độ lý luận, trình độ trí tuệ của Đảng là phương hướng quan trọng
và cấp bách hiện nay. ý thức được tình trạng thiếu tri thức khoa học và yếu kém về lý luận, Đảng ta đã vạch ra phương hướng và
giải pháp khắc phục hạn chế đó.
2. Định hướng chủ yếu nhằm đổi mới, tăng cường công tác tư tưởng, lý luận
Đổi mới nhận thức lý luận và công tác lý luận là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đấu tranh với tính bảo thủ, trì trệ và
sức ỳ của những quan niệm lý luận. Đồng thời, cần chỉ rõ những tư tưởng sai trái, cực đoan muốn từ bỏ những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay thế vào đó là hệ tư tưởng tư sản và con đường tư bản chủ nghĩa.
Khắc phục bệnh giáo điều và kinh nghiệm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong trong quá trình đổi mới lý luận ở nước ta hiện
nay. Vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thường dẫn đến sai lầm cực đoan là bệnh giáo điều và bệnh kinh
nghiệm. Đây là hai "căn bệnh" mà cán bộ, đảng viên ta ít nhiều mắc phải trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua và đã
gây ra những tác hại nhất định.
Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, hiểu lý luận một
cách trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó,áp dụng một cách rập khuôn, tách lý luận khỏi
thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể khi vận dụng lý luận.
Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều có hiệu quả, chúng ta phải từng bước nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân; phát huy dân chủ; hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, v.v..
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tuởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường, hạ thấp vai trò lý luận khoa học. Người mắc
bệnh kinh nghiệm thường có thái độ thỏa mãn với kinh nghiệm bản thân, không chịu học tập nâng cao trình độ lý luận, coi thường
khoa học - kỹ thuật, coi nhẹ vai trò của cán bộ lý luận, của đội ngũ trí thức. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh kinh nghiệm có hiệu
quả, chúng ta phải từng bước nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; từng bước khắc phục tư tưởng

phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản; quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; coi trọng công tác tổng kết thực tiễn v.v..
Như vậy, sự yếu kém về lý luận là một nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu của bệnh kinh nghiệm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi
mới tư duy lý luận, cần tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội, tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, tạo hệ thống thông tin chính
xác; tự phê bình và phê bình được tiến hành một cách thường xuyên và nghiêm túc...Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với xu hướng lợi
dụng dân chủ để tuyên truyền những tư tưởng lạc hậu, phản động.
Tổng kết thực tiễn là một phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận. Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh
đường lối, chính sách, phát triển lý luận để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội. Việc bám sát những vấn đề thực tiễn, hướng vào thực
tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn... là cái bảo đảm thành công cho đổi mới lý luận và đổi mới công tác lý luận.
Công tác tổng kết thực tiễn phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản như: tính khách quan, tính khái quát cao và tính mục đích đúng đắn.

6

7

13

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thơig kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, HN, 1991, tr 5

11


Lý luận phải góp phần quan trọng trong việc tăng cường sự thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng; tạo cơ sở khoa học giúp
Đảng và Nhà nước có những quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn.
Câu 7 : Hãy phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ? Vận dụng quy
luật này luận chứng tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay ?
Trả lời
1 - Các khái niệm:
a) Lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định, ở một thời kỳ nhất định. Lực lượng sản xuất

biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người với tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người và năng lực thực tiễn của con
người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với tri thức, phương pháp sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen
lao động của họ. Trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể và bao giờ cũng là lực lượng sản xuất cơ
bản, quyết định nhất của xã hội.
b) Quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm
xã hội (sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên, tác động vào giới tự nhiên, mà còn có quan hệ với nhau,
tác động lẫn nhau. Hơn nữa, chỉ có trong quan hệ tác động lẫn nhau thì con người mới có sự tác động vào tự nhiên và mới có sản
xuất.
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người trên ba mặt chủ yếu sau:
- Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ
yếu của xã hội.
- Quan hệ trong tổ chức và quản lý là quan hệ giữa con người với con người trong việc tổ chức quản lý sản xuất xã hội và trong
trao đổi hoạt động cho nhau.
- Quan hệ phân phối lưu thông là quan hệ giữa con người với con người trong phân phối và lưu thông sản phẩm xã hội.
Các mặt nói trên của quan hệ sản xuất có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sản xuất thì giai cấp đó là giai cấp
thống trị; giai cấp ấy đứng ra tổ chức, quản lý sản xuất và sẽ quyết định tính chất, hình thức phân phối, cũng như quy mô thu nhập.
Ngược lại, giai cấp, tầng lớp nào không có tư liệu sản xuất thì sẽ là giai cấp, tầng lớp bị thống trị, bị bóc lột vì buộc phải làm thuê và
bị bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tuy vậy, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông cũng có tác động trở lại quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất trong tính hiện thực của nó không phải là những quan hệ ý chí, pháp lý mà là quan hệ kinh tế được biểu diễn
thành các phạm trù, quy luật kinh tế.
Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Sự thay đổi của các kiểu quan hệ
sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
c) Phương thức sản xuất:
Phương thức sản xuất là cách thức con người khai thác những của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho
hoạt động tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất
cả các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch
sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.
Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản
xuất tương ứng.
2 - Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
a) Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất:
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại
lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
(quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội).
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một
phương thức sản xuất mới ra đời,xuất hiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát
triển” của lực lượng sản xuất.Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù
hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực
lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay
thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng
sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất
đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.
b) Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất không hoàn toàn thụ động mà tác động trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, tác
động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa
học và công nghệ... và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến
trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế
độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.


12


II/Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là nền kinh tế đang thực hiện những cuộc cải biến cách mạng toàn diện và sâu sắc
trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế đó là việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ
sản xuất mới xã hội chủ nghĩa gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất xã hội
chủ nghĩa, từng bước chuyển nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nhỏ là chủ yếu lên nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế quá độ, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác làm nền tảng cho sự phát triển
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện vai trò ấy, theo Nghị quyết Đại hội VIII, kinh tế
nhà nước phải được tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả, nắm vững những vị trí then chốt, những lĩnh vực trọng yếu trong nền
kinh tế như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ
quan trọng. Các doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, phát huy được ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện ở chỗ “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn , hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng
vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
1 - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Từ khi hoà bình được lập lại năm 1954, miền Bắc nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đặc điểm to nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Tuy vậy, sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bằng sự nỗ lực sáng tạo của quần chúng, các ngành, các cấp, chúng
ta đã vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội: kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ, phát huy nội lực đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bộ mặt kinh tế - xã
hội thay da đổi thịt hàng ngày, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Trong quá trình đổi mới, một trong những vấn đề tư duy lý luận cốt lõi thuộc về đường lối là sự chuyển đổi từ nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận

động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý điều tiết của nhà nước.
Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới cho phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý
và phân phối.
2 - Những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được
Trong những năm qua, Đảng và toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng:
Một là, kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch tích cực. Trong GDP hiện nay, tỷ trọng nông nghiệp là 24,3%, công nghiệp và xây dựng là 36,6%, dịch vụ là 39,1%.
- Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực.
- Công nghiệp và xây dựng vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được nhiều tiến bộ.
- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn hơn trước, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ
đời sống
- Hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo được những năng lực gối đầu cho thời kỳ
sau.
- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển.
Hai là văn hoá, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
- Việc làm và đời sống của nhân dân được giải quyết có nhiều kết quả.
- Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình; bảo vệ chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; chăm sóc người có công, đền
ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; thể dục thể thao … đã đạt nhiều kết quả tốt.
Những thành tựu đạt đạt được trong những năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và
đời sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên
trường quốc tế.
3 - Những vấn đề còn tồn tại
Cùng với những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn có những nhược điểm:
Một là, trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. Đó là do các nguyên nhân.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế máy móc, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công
nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2 - 3 thế hệ (có lĩnh vực 4 - 5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số lao động xã hội.
- Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc … còn lạc hậu, kém phát triển (mật độ

đường giao thông/km bằng 1% với mức trung bình của thế giới; tốc độ truyền thông trung bình cả nước chậm hơn của thế giới 30
lần).
- Do cơ sỏ vật chất - kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ.
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài còn rất yếu.
Hai là, thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ.
- Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hoá
thống nhất.
- Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng
nhái vẫn làm rối loạn thị trường).
- Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện
nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng.

13


- Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Thị trường chứng khoán ra đời nhưng chưa
có nhiều “hàng hoá” để mua - bán và mới có rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia thị trường này.
Ba là, có nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường, do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hoá cùng
tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến.
Bốn là, sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới,
trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác.
- Toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tế đang đặt ra chung cho các nước cũng như nước ta nói riêng những thách thức hết sức
gay gắt. Phải chủ động hội nhập, chuẩn bị tốt để tham gia vào khu vực hoá và toàn cầu hoá, tìm ra “cái mạnh tương đối” của ta, thực
hiện đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại để tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực, nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nền kinh tế quốc dân, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm là, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã nhận định
về vấn đề này như sau: “Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Công tác tài
chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, thủ tục hành chính … chậm đổi
mới. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng, chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất

nhập khẩu có nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gâ tác động xấu đối với sản xuất. Chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý. Bội
chi ngân sách và nhập siêu còn lớn. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc”.
Câu 8 : Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội ? Vận dụng mối quan hệ này để
phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển xã hội ở nước ta và luận chứng cho tính tất yếu cải
cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay ?
Trả lời :
I.
Cơ sở hạ tầng
1. Khái niệm
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
2. Đặc điểm, tính chất
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể thường bao gồm: kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong nền kinh tế. Đồng thời trong mỗi cơ sở
hạ tầng xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác như: dấu vết, tàn trữ quan hệ sản xuất cũ và mầm mống, tiền đề của quan hệ
sản xuất mới.
Ví dụ như: Trong xã hội phong kiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếm địa vị thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư
của xã hội chiếm hữu nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính 3 yếu tố đó cấu thành nên cơ sở hạ tầng
phong kiến.
Đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Quan hệ sản xuất thống trị qui định và
tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sồng kinh tế - xã hội. Qui định tính chất cơ bản của toàn bộ cơ sở hạ tầng xã
hội đương thời mặc dù quan hệ tàn dư, mầm mống có vị trí không đáng kể trong xã hội có nền kinh tế xã hội phát triển đã trưởng
thành, nhưng lại có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của xã hội đang ở giai đoạn mang tính chất quá độ.
Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mà dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính chất
đối kháng của cơ sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể điều hoà được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản
chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện của sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong
xã hội.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.
Nó được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng sản xuất.
II. Kiến trúc thượng tầng xã hội
1. Khái niệm
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật... với những thể

chế tương ứng: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể... được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Bởi vậy, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư
tưởng của hình thái kinh tế -xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ phận khác trong xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của
hình thái kinh tế-xã hội.
2. Đặc điểm, tính chất
Như vậy, các bộ phận khác nhau của kiến truc thượng tầng đều ra đời và có vai trò nhất định trong việc tạo nên bộ mặt tinh thần, tư
tưởng của xã phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định, là phản ánh cơ sở hạ tầng. Song không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc
thượng tầng đều liên quan như nhau với cơ sở hạ tầng của nó. Mà trong xã hội có giai cấp, tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền
cùng những tổ chức tương ứng như chính đảng, nhà nước là những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và là thành phần chính
của kiến trúc thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị, xã hội ấy. Ngoài ra còn có các yếu tố khác đối lập với những tư tưởng quan
điểm, tổ chức chính trị của các giai cáp bị trị.
Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng biểu hiện
ở sự đối địch về quan điểm, tư tưởng và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có tính chất đối kháng giai cấp là nhà nước-Đây là công cụ
của giai cấp thống trị tiêu biểu cho xã hội về mặt pháp lý- chính trị.
III. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội
Chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó
có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng, nhưng nó có vai
trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đóng vai trò với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng
phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy.
Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng diễn ra theo hai hướng :
Một là: sự phát triển hoạc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất.
Hai là: sự tăng hay giảm về lượng không làm cho chất thay đổi ngay mà thay đổi dần dần từng phần từng bước .
Theo quy luật này thì quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra như sau:

14


Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó gọi là điểm nút, thì nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi về kiến trúc

thượng tầng. Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến một hay nhiều bộ phận mà là sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế
chính trị và hình thái kinh tế chính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này.
Cơ sở hạ tầng ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trình đào thải. Mác nói: ”nếu không có phủ định
những hình thức tồn tại đã có trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào”. Chính vì cơ sở hạ tầng cũ được thay
thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ đã được cải tạo đi trên những nấc thang mới. Cơ sở hạ
tầng thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thượng tầng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ sở hạ
tầng.
a.Vai trò quết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng xã hội:
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng, và kiến trúc thượng tầng của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang
tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng
tầng.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện trước hết là ở chỗ: Cơ sở hạ tầng là những quan hệ vật chất khách quan quy định mọi
quan hệ khác: Về chính trị, tinh thần, tư tưởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, nói cách khác cơ sở
hạ tầng đã sinh ra kiến trúc thượng tầng, và kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng phản ánh một cơ sở hạ tầng nhất định, khônh có kiến
trúc thượng tầng chung cho mọi xã hội.
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng về tính chất, nội dung và kết cấu: Tính chất của kiến trúc thượng tầng đối kháng hay
không đối kháng, nội dung của kiến trúc thượng tầng nghèo nàn hay đa dạng, phong phú và hình thức của kiến trúc thượng tầng gọn
nhẹ hay phức tạp do cơ sở hạ tầng quyết định.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng
dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Mác viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng
đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.
Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ tầng này thay thế cơ sở hạ tầng khác. Nghĩa là, khi cách mạng xã
hội đưa đến sự thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ và thay thế cơ sở hạ tầng mới thì sự thống trị cũ bị xoá bỏ và thay thế bằng sự
thống trị của giai cấp mới. Qua đó mà chính trị của giai cấp thay đổi, bộ máy nhà nước mới thành lập thay thế nhà nước cũ, ý thức
xã hội cũng biến đổi.
Như vậy, chúng ta có thể thấy cơ sở hạ tầng có quyết định to lớn đối với kiến trúc thượng tầng, do đó trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa việc xây dựng cơ sở chủ nghĩa có tác dụng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của xã hội. Chính vì tầm quan trọng của nó mà
khi xem xét, cải tạo một bộ phận nào đó của kiến trúc thượng tầng phải xem xét cải tạo từ cơ sở hạ tầng xã hội. và tính quyết định
của cơ sở hạ tầng đối với với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ một hình thái kinh tế- xã hội khác.
Tuy vậy, những quan hệ tinh thần, tư tưởng của xã hội đó là kiến trúc thượng tầng, cũng không hoàn toàn thụ động, nó có vai trò tác

động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
b. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng .
Trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng biểu hiện tập trung đời sống tinh thần xã hội, do
đó có vai trò tác động to lớn trở lại với cơ sở hạ tầng.
Là một bộ phận cấu thành hình thành kinh tế xã hội, được sinh ra và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định, cho nên sự tác động
tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là luôn luôn bảo
vệ duy trì, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã lỗi thời lạc
hậu.
Trong các yếu tố cấu thành nên kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có tác dụng to lớn đối với cơ sở
hạ tầng vì, nó là một lượng vật chất tập trung sức mạnh kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị . Sử dụng quyền lực nhà nước, giai
cấp thống trị sẽ không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tế trên toàn xã hội. Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường.
Nhà nước được tăng cường lại tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc hơn địa vị kinh tế và xã hội của giai cấp thống
trị. cứ như thế, sự tác động qua lại biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đưa lại sự phát triển hợp quy luật của
kinh tế và chính trị. Ở đây, nhà nước là phương tiện vật chất, có sức mạnh kinh tế, còn kinh tế là mục đích của chính trị, điều này
được chứng minh qua sự ra đời và sự tồn tại của nhà nước khác nhau .
Cùng với nhà nước, các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng cũng đã tác động đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng không những chỉ có tác động lẫn nhau. Song thường thường những sự tác động đó phải thông
qua nhà nước, pháp luật và thể chế tương ứng, chỉ qua đó chúng mới phát huy được hết hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, và đối với
toàn xã hội.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng nó tác động cùng chiều với quy luật vận động của cơ sở hạ tầng. Trái
lại, khi nó tác động ngược chiều vớ qui luật kinh tế khách quan nó sẽ cản trở sự phát triển của cơ sở hạ tầng.
Hiệu quả tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào năng động chủ quan trong nhận thức và vận dụng
quy luật kinh tế- xã hội, vào hoạt động thực tiễn của con người. Kiến trúc thượng tầng có vai trò to lớn, định hướng những hoạt
động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh, tuyệt đối hoá, phủ nhận tính tất
yếu kinh tế của xã hội, sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan dưới những hình thức khác nhau.
IV. Tính tất yếu của cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay
Về mặt lý luận:
Thứ nhất: Phải thấy rằng: Cải cách hành chính là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương trong quá trình phát triển của
mình.Vấn đề tư duy cần đổi mới ở đây là đổi mới phương pháp nhìn nhận, đánh giá đối tượng, trình độ phát triển và hoàn cảnh mà
đối tượng quản lý đang vận động…có thể nói: Mục tiêu của quản lý là không thay đổi, nguyên tắc quản lý là tương đối ổn định

trong một thời gian dài, nhưng phương pháp và nội dung cụ thể trong quản lý phải luôn linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển của
đối tượng quản lý.
Thứ hai: Nội dung cải cách hành chính là toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội; mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh… Phải xác định được trọng tâm cải cách hành chính của từng lĩnh vực, phải xác định được và nhằm vào khắc phục
khâu yếu nhất của từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị cơ sở (trọng tâm hiện nay là cải cách thủ tục hành chính), tức là phải
đổi mới tư duy liên tục theo sự vận động, phát triển của đối tượng quản lý.
Thứ ba: Cải cách hành chính là một quá trình lâu dài, liên tục theo sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị cơ sở, của từng ngành,
từng lĩnh vực… bảo đảm được mục tiêu, nguyên tắc chung của cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, không thể vì

15


“chủ động”. “sáng tạo” mà đề ra các biện pháp cải cách một cách tuỳ tiện, phá bỏ nguyên tắc, xa rời mục tiêu của cải cách nền hành
chính quốc gia.
Thứ tư là: Trong quá trình cải cách hành chính, cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm của
từng cấp, từng ngành, từng Cải cách hành chính là chương trình lớn của đất nước, cần thiết phải được nghiên cứu, nắm vững về mục
tiêu, nguyên tắc và những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng phải được nghiên cứu, áp dụng một cách nghiêm túc trong
thực tiễn của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị cơ sở, lý luận phải đóng vai trò định hướng, hướng dẫn trong thực tiễn cải cách hành
chính ở đơn vị cơ sở.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất: cải cách hành chính không thể chung chung mà phải nhằm vào mục tiêu cụ thể theo chức năng của từng cơ quan, đơn vị
cụ thể để nhằm thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan, phải thật sự lấy hiệu quả(cả kinh tế và xã hội) làm
chuẩn mực để đánh giá.
Thứ hai là: Phải nắm vững những nội dung cần phải cải cách trong nền hành chính quốc gia nói chung và từng mặt công tác trong
các lĩnh vực hành chính hiện nay; các lĩnh vực hành chính cần tập trung để cải cách là: Việc tham mưu, đề xuất để ban hành các
chính sách và cơ chế quản lý; cơ chế phối hợp quản lý; chế độ công vụ của từng chức danh cán bộ; thái độ của công chức, viên chức
trong thực thi công vụ; thái độ giao tiếp; quy trình giải quyết các thủ tục liên quan những công việc cụ thể… là những việc thuộc
lĩnh vực thủ tục hành chính (trong tâm của cải cách hành chính hiện nay)
Thứ ba là: Song song với việc tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất, phương tiện (trang, thiết bị, hệ thống mạng máy tính, đường
truyền…) thì một vấn đề rất cần được đầu tư hơn nữa đó là đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ quản trị mạng, đòi hỏi phải có

năng lực thực hiện “quản trị mạng” thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải được coi là vấn đề hàng đầu
Thứ tư là: Trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dù là cải cách ở lĩnh vực nào cũng cần phải có lộ trình, kế hoạch
cải cách hành chính trong từng cơ quan, đơn vị, từng cấp, từng ngành…, cải cách hành chính là một quá trình liên tục, toàn diện…
Thứ năm là: Cải cách hành chính đòi hỏi phải cải cách một cách cụ thể phương pháp, cách thức quản lý, điều hành các công việc
cụ thể, những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động thực tiễn, do đó vai trò chủ động của cá nhân trong cải cách phương pháp thực hiện
nhiệm vụ hàng ngày… là yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự thành công của cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính
hiện nay.
Câu 9: Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lenin về nguồn gốc bản chất của nhà nước ? Nêu các đặc trưng của nhà nước pháp
quyền và bản chất nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ? Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN đối với việc xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay ?
Trả lời :
I. Quan niệm :
Nhà nước là gì?
Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế lập ra nhằm bảo vệ chế độ kinh tế hiện có và đàn áp các giai cấp khác.
Nhà nước là cơ quan quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, là một tổ chức quan trọng nhất trong các tổ chức chính trị của giai
cấp cầm quyền dùng để thống trị xã hội.
Nhà nước là một phạm trù lịch sử, không đồng nghĩa với xã hội.
1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước.
Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy rằng xã hội nguyên thủy, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mọi người sống bình
đẳng, chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước.
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Đó là nhà nước xuất hiện trong cuộc đấu tranh không thể điều hòa
được giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.
Tiếp đó là nhà nước phong kiến và nhà nước tư bản chủ nghĩa mà sự xuất hiện của nó cũng dựa trên mâu thuẫn đối kháng nói trên.
Như thế là bất kỳ ở đâu và lúc nào khi mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì ở đó nhà nước sẽ xuất hiện. Cũng như
thế, nơi nào có nhà nước xuất hiện và tồn tại thì chừng đó ở đó có mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đó là nguồn gốc ra
đời của Nhà nước.
Như Lênin đã viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ
lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước sẽ xuất hiện và ngược
lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.
Như vậy sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan của xã hội có giai cấp đối kháng. Sau này, khi xã hội không còn phân

chia giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp đối kháng thì nhà nước cũng sẽ tự tiêu vong.
Hiện tại, nhà nước của giai cấp công nhân, gọi là nhà nước chuyên chính vô sản là một hình thức nhà nước quá độ, nhà nước không
còn nguyên nghĩa của nó, là nhà nước “nửa nhà nước” để tiến tới xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn nhà nước. Nhưng
sự tồn tại của nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lại là một tất yếu vì nó là công cụ sắc bén trong tay giai cấp công
nhân dùng để cải tạo triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới.
2. Bản chất của nhà nước.
Bản chất của nhà nước là nền chuyên chính của một giai cấp này đối với một giai cấp khác và đối với toàn xã hội. Như Ăngghen đã
nêu rõ: “Bản chất của nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó trong
chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”.
Với tư cách là bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước của các giai cấp bóc lột không thể “là một tổ chức
công bằng”, “một trọng tài công minh” để bảo vệ lợi ích chung cho mọi giai cấp, cho giai cấp bóc lột và cả giai cấp bị bóc lột. Mà
nhà nước của các giai cấp bóc lột là bộ máy được lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của giai cấp đó đối với giai cấp bị
trị và đối với quần chúng nhân dân lao động. Đó chính là bản chất của nhà nước của các giai cấp bóc lột, nhà nước theo đúng nghĩa
của nó. Với bản chất đó, nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Tất cả mọi
hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích và nhằm để phục vụ cho lợi ích của
giai cấp thống trị.
II.Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ
của nhân dân

16


Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ” 8; “Chế độ ta là chế độ dân chủ,
tức là nhân dân là chủ”9. Với Hồ Chí Minh nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà
nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân. Bộ
máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể
là các ông quan cách mạng mà là công bộc của nhân dân. Là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử
dân chủ. Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính
chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao
nhất bằng Hiến pháp. Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền
lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay
không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội.
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất
cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại. Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ
phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật.
Pháp luật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ
vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội
Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước cách mạng chân chính, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc
đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy cho cùng,
chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá
nhân, từng con người.
- Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc
thực hiện quyền lực nhà nước
Theo đó nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp đã được hoàn thiện một bước quan trọng. Quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế
mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.
Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định phương hướng chính trị của Nhà nước , bảo đảm cho
Nhà nước ta thực sự là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân, để thực hiện thành công công

cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của
Đảng bằng các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…
III.Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay
3.1. Bộ máy nhà nước cần được đổi mới để xử lý tốt hơn, hiệu quả hơn mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường và doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Tính chất, trình độ phát triển mới của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ
thống pháp luật với một chất lượng mới, hiệu quả mới, thật sự tạo dựng được một môi trường pháp lý cho “quyền tự do” kinh
doanh, một môi trường vừa ổn định, vừa thông thoáng và minh bạch cho sự vận hành của các quan hệ kinh tế, đảm bảo sự quản lý
kinh tế thật sự theo luật pháp và bằng pháp luật, loại bỏ sự can thiệp hành chính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Trong lĩnh vực hành pháp, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia
trên tất cả các phương diện từ cải cách thể chế hành chính (mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước, cải cách tài chính công đến xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức chuyên nghiệp.
-Trong lĩnh vực tư pháp, nền kinh tế thị trường đòi hỏi một chế độ tài phán tư pháp dân chủ, khách quan và có hiệu lực trong việc
bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, xử lý đúng đắn các xung đột, tranh chấp kinh tế theo đúng quy định pháp luật,
làm cho thị trường luôn ổn định, công bằng và có trật tự.
3.2. Tính chất và trình độ phát triển của dân chủ XHCN trong bối cảnh phát triển mới của đất nước và thế giới đòi hỏi phải
hoàn thiện bộ máy nhà nước để thật sự là “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Hiến pháp 1946), đảm bảo
nguyên tắc “toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ” (Hiến pháp 1992)
Trước hết, phải đổi mới nhận thức mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
Bộ máy nhà nước và công chức nhà nước phải kiên quyết vượt qua được tư duy của lối quản lý truyền thống “tư duy quyền uy”
tiến tới tư duy mới: tư duy nghĩa vu, trách nhiêm, thay đổi cách ứng xử từ “cho phép” sang “phục vụ” trong mối quan hệ với
công dân.
Mặt khác, bộ máy nhà nước phải được hoàn thiện theo hướng: đảm bảo cho nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động nhà nước,
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Để thực hiện được yêu cầu này, cần thiết phải
đổi mới mạnh mẽ pháp luật trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước và trong lĩnh vực tự do dân chủ của người dân. Trước hết là đổi
mới, hoàn thiện chế độ bầu cử vào Quốc hội và HĐND các cấp sao cho người dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử của
mình, tự mình độc lập lựa chọn người đại biểu thay mặt mình thực thi công quyền trong bộ máy nhà nước.
3.3. Thời đại và thế giới đã và đang thay đổi, bộ máy nhà nước ta phải đổi mới đế thích ứng và hội nhập thành công
8

9

Sđd, tập 6, tr.515.
Sđd, tập 7, tr.499.

17


Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế và có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế
giới.
Trước hết, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, tài chính quốc tế đã được bắt đầu và do vậy sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế càng trở
nên quyết liệt hơn, khó khăn hơn. Bộ máy nhà nước đang phải đồng thời giải quyết hai nhiệm vụ: tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia
thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách cải cách kinh tế vĩ mô thích hợp và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế, tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cạnh tranh quốc tế.
Đồng thời, với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia, bộ máy nhà nước có trách nhiệm to lớn tạo cơ chế pháp
lý và sự hỗ trợ chính sách cần thiết, nghiên cứu, dự báo, hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào quá trình tái cơ cấu
nền kinh tế thế giới, tranh thủ được các cơ hội do các quá trình này mang lại để đưa kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, bền vững
hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Những thay đổi trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới cũng đang tạo ra những cú hích tích cực để các nước đổi mới bộ máy nhà
nước của mình. Nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy, hầu hết các quốc gia tuy ở những mức độ khác nhau đều đang đẩy mạnh việc
đổi mới, cải tổ bộ máy nhà nước và ngay các tổ chức quốc tế cũng đang xem việc đổi mới tổ chức và hoạt động để thúc đẩy các thay
đổi tích cực, vượt qua các thách thức đang đặt ra trong thế giới toàn cầu hoá.
Bộ máy nhà nước ta nói chung và từng thiết chế bộ máy nhà nước nói riêng đều có quan hệ hợp tác với bộ máy nhà nước các nước
và các tổ chức quốc tế. Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, chính quyền địa phương đều đa phương với Nghị viện, Chính
phủ, các cơ quan tư pháp của các nước đối tác. Chính vì vậy, chúng ta cần có các nghiên cứu sâu rộng về những thay đổi, những cải
cách mà bộ máy nhà nước tại các quốc gia có quan hệ hợp tác với Việt Nam để tham khảo trong việc xây dựng các phương án đổi
mới bộ máy phù hợp cho Việt Nam, vừa mang đặc điểm của Việt Nam và tương thích với các mô hình bộ máy phổ biến để nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế.
Thế giới đang thay đổi và dĩ nhiên Việt Nam không thể đứng ngoài những thay đổi đó. Hội nhập quốc tế và khu vực là một trong
những điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của mình. Sự hội nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

trong đó bộ máy nhà nước là một yếu tố quan trọng. Do vậy, đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của
bộ máy nhà nước không chỉ là yêu cầu của các vấn đề bên trong đât nước, mà còn là nhu cầu của thế giới toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế của Việt Nam.

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×