Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.93 KB, 5 trang )

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong lĩnh vực
nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đạt được những thành tựu nhất
định, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, góp phần
bước đầu thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng
hóa sản phẩm, thay đổi các phương thức sản xuất truyền thống bằng các phương
thức sản xuất mới quy mô lớn hơn, tiếp thu và áp dụng các công nghệ mới vào
sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của hàng hóa nông lâm
thủy sản, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
ĐTNN cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, nhất là các
dự án có đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu;
Đầu thập kỷ 90, ĐTNN tập trung chủ yếu vào các dự án chế biến gỗ và
các loại lâm sản. Từ những năm 1995 đến nay, ĐTNN có sự chuyển hướng sang
đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất đường mía,
sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất
nguyên liệu giấy, dịch vụ hậu cần kho lạnh, vận chuyển…
Từ năm 2010, Việt Nam đưa ra tiêu chí mới về phân loại lại nhóm ngành,
do đó cách dự án ĐTNN chế biến trong lĩnh vực nông lâm thủy sản ghép lại với
các dự án ĐTNN chế biến khác. Theo cách phân loại mới số lượng dự án ĐTNN
ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp giảm. Tính đến tháng 12/2011, số lượng dự án
lũy kế các dự án trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn hiệu lực là 495 dự án
với số vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD.
Tính đến 12/2011, Bình Dương là tỉnh thu hút nhiều vốn nhất trong ngành
nông nghiệp đồng thời có nhiều dự án nhất, tiếp theo là Lâm đồng và thành phố
Hồ Chí Minh. Các tỉnh thành khác có các dự án đầu tư, tuy nhiên với số lượng
dự án đầu tư không nhiều và tổng số vốn đăng ký đầu tư không cao.
Đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực đầu tư


vào lĩnh vực nông lâm thủy sản tại Việt Nam, đứng đầu là Đài Loan. Các đối tác
châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,
Thái Lan) chiếm gần 55% tổng vốn đăng ký đầu tư. Các đối tác EU đầu tư vào
Việt Nam đáng kể nhất gồm có British VirginIslands (10%), Pháp (7%). Các
nước Hoa Kỳ, Canada, Úc chiếm tỷ trọng đầu tư nhỏ.
84


Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2011 đạt trên 25 tỷ
USD, trong đó nông sản 13,6 tỷ USD, thủy sản 6,11 tỷ USD và lâm sản 4,2 tỷ
USD.
2. Những hạn chế, tồn tại và khó khăn, vướng mắc trong công tác
quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Mặc dù tỷ trọng ĐTNN cả nước có xu hướng tăng, nhưng trong thời gian
qua dòng vốn ĐTNN vào lĩnh vực nông lâm thủy sản còn hạn chế, quá nhỏ cả về
quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng ĐTNN của cả nước, chưa xứng
với tiềm năng cũng như thế mạnh phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Tỷ
trọng ĐTNN vào lĩnh vực nông lâm thủy sản giảm từ 9.4% trong giai đoạn 1988
- 1990 còn 1.6% giai đoạn hiện nay. Mặc dù, trong tổng thể chính sách thu hút
ĐTNN, nông nghiệp và PTNT luôn được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc
biệt khuyến khích đầu tư, song so với hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vực khác,
hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản còn rất hạn chế,
tỷ trọng ĐTNN vào nông nghiệp còn thấp, thiếu ổn định và có xu hướng giảm
trong khi xu thế ĐTNN vào nông nghiệp của thế giới đang ngày một tăng.
Một số nguyên nhận chính dẫn đến tồn tại và hạn chế ĐTNN vào ngành
nông nghiệp, đó là:
- Đầu tư vào nông nghiệp mang tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng của khí
hậu, thời tiết, bệnh dịch, sử dụng nguồn lực đất đai lớn;
- Đầu tư vào nông nghiệp có lợi nhuận thấp, tốc độ và thời gian thu hồi
vốn chậm. Hiện nay có một thực trạng đó là Nhà ĐTNN không đầu tư và sản

xuất kinh doanh mà tập trung vào xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối các sản
phẩm nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận đươc nhiều
dự án có vốn nước ngoài xin ý kiến thẩm tra hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu
tư cho thành lập công ty với mục tiêu hoạt động là xin quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu, quyền bán buôn bán lẻ các hàng hóa mã HS nông nghiệp, các dự án
ĐTNN vào sản xuất nông lâm thủy sản rất ít);
- Nông nghiệp của ta còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự
cấp, ruộng đất manh mún, đầu tư phân tán, thiếu tính chuyên môn, mâu thuẫn
với lực lượng sản xuất mới đòi hỏi một nền sản xuất công nghiệp có năng suất
cao, sản xuất tập trung và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường quốc tế;
- Công tác vấn động xúc tiến ĐTNN lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn chưa có hiệu quả, thiếu cả về nguồn lực và kinh phí để triển khai các
chương trình xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, chưa kết nối toàn quốc
và danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trong ngành;
- Định hướng thu hút chính sách ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
và phát triển nông thôn chưa đồng bộ và thiếu rõ ràng, chưa thực sự hấp dẫn
Nhà đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp.
85


3. Nhận định về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn trong giai đoạn tới:
Tuy còn có những thách thức và khó khăn đối với ĐTNN vào ngành nông
nghiệp, nhưng phải khẳng định rằng khả năng thu hút nguồn vốn ĐTNN vào
nông nghiệp là rất cao và khả quan bởi vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, có
nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh đồng thời hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới. Bên cạnh việc Việt Nam có các lợi thế về tự nhiên, con người, dân số đông,
sức mua lớn, Việt Nam đang là nước phát triển, ổn định về chính trị. Việt Nam
được thế giới biết đến như là một quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng
đầu trên thế giới (gạo, cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, thủy sản, sản phẩm gỗ…)

và hiển diện ở trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản của Việt
Nam liên tục tăng trong hơn 2 thập kỷ qua, năm 2011 kim ngạch xuất khâu
nông lâm thuỷ sản đạt trên 25 tỷ USD với gần chục mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 1 tỷ USD.
Về mặt chính sách, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo
điều kiện thuận lợi việc thu hút ĐTNN đặc biệt nông nghiệp và phát triển nông
thôn luôn được coi là lĩnh vực khuyến khích. Gần đây chúng ta đã ban hành
Nghị quyết 26 NQ-TW-về Nông nghiệp Nông thôn Nông dân và Chương trình
nông thôn mới sẽ tạo thuận lợi thu hút nguồn vốn ĐTNN vào nông nghiệp. Tiếp
theo Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp và PTNT như Nghị định 61/2010//NĐ-CP, Nghị định về tín
dụng nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP Về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo thêm nhiều động lực thu hút
nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Giai đoạn hiện nay Việt Nam
bước vào giai đoạn thực thi mạnh mẽ các cam kết quôc tế do đó môi trường
pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn. Do vậy Việt
Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các Nhà ĐTNN, làn sóng đầu tư
vào Việt Nam đang gia tăng đặc biệt, trong đó có kể đến cả ĐTNN cho ngành
nông nghiệp.
4. Phương hướng, giải pháp thu hút và quản lý và sử dụng nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
có hiệu quả hơn trong giai đoạn tới 2020:
Định hướng ưu tiên kêu gọi ĐTNN vào ngành nông lâm thủy sản trong
thời gian tới của Bộ là tập trung vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai; tăng
cường liên kết các doanh nghiệp trong nước; thu hút đầu tư vào ngành công
86


nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản nhất là bảo quản sau thu hoạch

nhằm tăng sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cũng cho các sản phẩm và khả năng
tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu;
Về chính sách, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP quy
định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho DN đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 25/7/2010. Các doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng một số ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư bổ sung của Nhà nước về đất đai, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, hỗ
trợ dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa học công nghệ và hỗ trợ về cước phí vận tải.
Đồng thời theo Nghị định này, Chính phủ cũng ban hành danh mục 28 lĩnh vực
nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Nghị quyết
06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã xây dựng Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa thành nội
dung, nhiệm vụ để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính
phủ. Theo Chương trình hành động này:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ ngành xây
dựng Đề án thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Nông nghiệp
và phát triển nông thôn đến năm 2020. Đề án này sẽ được xây dựng và trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt vào Quý 3/2013;
- Trong năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành
tổng kết kinh nghiệm qua mô hình đầu tư thí điểm Đối tác công tư được thành
lập giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 15 Tập đoàn quốc tế trong
khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Thế giới, qua đó xây dựng Đề án cơ chế đầu tư công
tư trong nông nghiệp. Đề án này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
vào Quý 3/2013;
- Bộ đang chỉ đạo xây dựng Danh mục dự án kêu gọi ĐTNN vào ngành
nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015. Danh mục này sẽ được sử dụng cho công tác
xúc tiến đầu tư kêu gọi ĐTNN vào ngành nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và
PTNT;

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý theo hướng thông thoáng, minh bạch
hoá, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất cho các Nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực nông lâm thủy sản;
- Bên cạnh việc thu hút ĐTNN vào ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng rất chú trọng đến đa dạng
87


hóa các hình thức đầu tư khác trong đó có đầu tư công tư. Bộ luôn khuyến khích
các địa phương, giới doanh nhân và các đối tác phát triển tham gia tích cực vào
chủ động hơn nữa vào các hoạt động đầu tư, tư vấn kỹ thuật, góp ý xây dựng
chính sách, tạo điều kiện tốt hơn nữa để nông dân tham gia hiệu quả hơn vào các
hoạt động sản xuất và phát triển với sự hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước;
5. Một số kiến nghị đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Tăng vốn xúc tiến ĐTNN vào ngành nông nghiệp và PTNT;
- Rà soát đánh giá lại ĐTNN trong ngành nông nghiệp và PTNT để đề
xuất các cơ chế và chính sách phù hợp;
- Tăng cường công tác thông tin, thống kê, thống nhất biểu mẫu liên kết
giữa các Bộ và các Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu
tư của các tỉnh và thành phố, Khu Công nghiệp, Khu chế xuất…;
- Chế độ báo cáo cần được cải thiện và tăng cường./.

88



×