MỞ ĐẦU
Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cũng như đối với việc nâng cao đời
sống của nhân dân. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày
19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt Nam là nước sống về nông
nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng
nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp
một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì
nước ta thịnh!”.
Vào những năm đất nước bước vào giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm vụ
thực hiện các kế hoạch dài hạn công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế
nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.
Trong Bài nói với cán bộ ở Trung ương về xã tham gia cải tiến quản lý
hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật (đăng trên báo Nhân Dân, số 3300, ngày
9/4/1963), Người nói: “... Có gì sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào
công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ
nghĩa”. Với tư tưởng coi trọng nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo am hiểu sâu sắc
thực tiễn của đất nước mình. “Lấy nông nghiệp làm chính” và “Phải bắt đầu
từ nông nghiệp” đã trở thành quy luật trong nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai
đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đối với những nước nông
nghiệp lạc hậu như nước ta.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã vận dụng và phát triển tư tưởng nông
nghiệp của Hồ Chí Minh để xây dựng thành đường lối phát triển kinh tế nói
chung, đường lối phát triển nông nghiệp nói riêng qua các giai đoạn lịch sử, đặc
biệt là trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, tôi
lưa chọn nghiên cứu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn. Việc vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay" để làm rõ
1
hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp không những có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng và
Nhà nước ta vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp
không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà nó còn có giá trị thực tiễn hết sức sâu sắc.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT NÔNG
NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp
Khi bàn về vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và
phát triển xã hội loài người, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Trước hết con người
cần phải có ăn, uống, ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa
học, nghệ thuật và tôn giáo…”(1). Đúng vậy, xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu của con người về sản phẩm thiết yếu được sản xuất ra từ nông nghiệp
ngày càng tăng và đa dạng, phong phú. Vì vậy, phải đặc biệt quan tâm phát
triển sản xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Hơn nữa,
xét về mặt xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại và
xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản chỉ có thể giành
được thắng lợi trên cơ sở xây dựng được khối đại đoàn kết liên minh công
nông vững chắc. Tổng kết các bài học kinh nghiệm của công xã Pari, chủ
nghĩa Mác khẳng định: Để có thể giành và giữ chính quyền giai cấp vô sản
thành thị phải liên minh với giai cấp nông dân, nếu không“bài ca” của giai
cấp vô sản sẽ trở thành “bài ai điếu”. Khối liên minh ấy càng phải luôn luôn
được giữ vững, tăng cường sau khi giành được chính quyền, thực hiện công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở những nước nông nghiệp nếu giai cấp
công nhân không nhận thức đúng vị trí của vấn đề nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì những cải biến xã
hội chủ nghĩa sẽ không tránh khỏi những thất bại.
Thấm nhuần những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác, trong “Thư gửi
điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam là nước
sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công
cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào
nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta
thịnh thì nước ta thịnh” (2).
3
a). Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn bắt nguồn từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta.Các nhà khảo cổ, nông học đều nhất trí cho rằng Việt Nam là một
trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Các sưu tập trống đồng cho
ta nhiều họa tiết có liên quan về cây lúa trong đời sống dân cư cổ. Sách “Vân
đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn đã thống kê: Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ có tới
32 giống lúa tẻ và 29 giống lúa nếp, vùng Thuận Quảng có 23 giống lúa tẻ và
5 giống lúa nếp… Trong thời kỳ phong kiến, nhất là triều đại nhà Trần, nhà
Lê đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp, đê điều, thủy lợi… vì
vậy trong dân gian ngày hội mùa hay lễ mừng cơm mới ở đâu cũng là những
ngày hội vui nhất trong năm. Nhưng dưới sự thống trị của phong kiến, đế
quốc cái đói vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của số đông dân cư là nông
dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ“đồng bào nông
thôn đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinh nhiều nhất cho Tổ quốc.
Thế mà đồng bào nông dân lại là những người nghèo khổ nhất, vì họ thiếu
ruộng” (3). Cho nên khi trở thành vị đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ là cứu đói và
tăng gia sản xuất; tấm bằng khen đầu tiên được dành cho thành tích giữ đê
chống lụt; những sắc lệnh đầu tiên là bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò;
những văn bản ngoại giao đầu tiên phục vụ cho sự nghiệp kiến quốc là: “Sẵn
sàng gửi 50 thanh niên Việt Nam ưu tú sang học hỏi kỹ nghệ canh nông ở
Hoa Kỳ…”
b). Về mối quan hệ và vai trò của phát triển nông nghiệp, nông thôn
đối với các ngành kinh tế khác. của nền kinh tế quốc dân đã được Hồ Chí
Minh xác định :“Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải
chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông,
kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế … các ngành này phải lấy phục vụ nông
nghiệp làm trung tâm” (4). Điều này đòi hỏi mọi chủ trương, đường lối,
phương châm, kế hoạch, mục tiêu phát triển của công nghiệp và các ngành
4
kinh tế khác phải lấy nông nghiệp, nông thôn làm đối tượng phục vụ, phải có
chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với nông nghiệp và nông thôn. Người
nói: “Nông thôn tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có.
Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra. Đồng
thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành
thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công
nghiệp phát triển lại thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa.
Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh”(5). Như vậy,
Người không chỉ nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa ngành công nghiệp với
nông nghiệp mà còn chỉ rõ vấn đề có tính quy luật trong quá trình điều hành
của Nhà nước, thể hiện ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân, là cơ sở
để đoàn kết khối liên minh công nông.
Về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển hợp tác hóa trong nông
nghiệp, nông thôn. Theo Người, nước ta với điểm xuất phát là một nước
nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, vì vậy “làm hợp tác xã sẽ có lợi như quy luật tất yếu
là: một cây làm chẳng lên non, nhiều cây chụm lại nên hòn núi cao, đồng bào
nông gia hăng hái cùng nhau làm việc đó” (7). Bởi hợp tác xã nông nghiệp,
nông thôn là chiếc cầu nối đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, đưa nông dân từ chỗ làm ăn phân tán, manh mún lên chỗ làm ăn tập
thể, tập trung thống nhất. Phát triển hợp tác xã phải triệt để tuân thủ các
nguyên tắc : Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, từ thấp lên cao và có sự
giúp đỡ của Nhà nước. Hợp tác xã nông nghiệp là điều kiện cần thiết để xã
hội hóa nông nghiệp, nông thôn.
Về tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông
thôn – Người nhấn mạnh: “Muốn no thì phải sản xuất nhiều gạo. Muốn ấm
thì phải sản xuất nhiều vải. Muốn có vải có gạo thì phải có máy móc, phải có
nhiều máy và máy tốt. Máy móc là do quá trình công nghiệp hóa mang lại
” (8).
5
Về tầm quan trọng của thủy lợi hóa trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn - Người khẳng định: phát triển hợp tác hóa phải đi liền với
công tác thủy lợi hóa, coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu của việc canh
nông. “Muốn nhân dân ăn no phải đẩy nhanh nông nghiệp. Muốn phát triển
tốt nông nghiệp thì phải làm tốt thủy lợi” (9). Bởi khí hậu nước ta không kém
phần khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều hay gây hạn hán, lũ lụt, làm tốt công
tác thủy lợi sẽ điều hòa được nước tưới tiêu, góp phần khắc phục thiên tai.
Người gọi lũ, hạn là “giặc lũ”, “giặc hạn” phải kiên quyết chống. “Phòng lụt
chống lụt như là một chiến dịch lớn trên một mặt trân dài, trong một thời
gian khá lâu. Toàn thể đồng bào và cán bộ phải có quyết tâm, vượt mọi khó
khăn, làm tròn nhiệm vụ đắp đê, giữ đê, phòng lụt, chống lụt” (10).
Về vai trò của kết cấu hạ tầng sản xuất đối với phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đã được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, mở rộng hệ thống
giao thông nông thôn là công việc của mọi ngành,mọi cấp.“Đắp đường lớn là
do Trung ương phụ trách, Bộ Giao thông chịu trách nhiệm. Nhưng địa
phương có thể làm những đường nhỏ. Làng này qua làng khác thì xã tự động
làm, nhiều xã đã làm tốt. Nên cho đồng bào thấy rõ lợi ích của việc làm thêm
đường xá” (11). Như vậy, Hồ Chí Minh là người đầu tiên khởi thảo phương
châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cơ sở hạ tầng sản xuất nông
nghiệp, nông thôn.
Về công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý trong nông nghiệp
nông - Người nhấn mạnh : “Cán bộ đem chính sách của Đảng và chính phủ
giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành, đồng thời đem tình hình dân chúng
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì
vậy, cán bộ là gốc của mọi công việc…Cán bộ nông dân phải tránh bệnh chủ
quan hình thức, bệnh giấy tờ. Cán bộ tỉnh phải đến tận các huyện, các xã.
Cán bộ huyện phải đến tận các xã các thôn. Cán bộ phải chân đi, mắt thấy,
tai nghe, miệng nói, tay làm, óc suy nghĩ. Để thiết thực điều tra giúp đỡ kiểm
soát, rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nông dân và học tập
6
dân. Trong các cấp chính quyền cũng như trong các ban lãnh đạo Nông hội
phải có những anh em bần nông, cố nông tham gia thật sự”(12)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn rất
rộng lớn và phong phú. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này chúng tôi
chỉ xin lược dẫn một số vấn đề đã được Hồ Chí Minh trình bày dưới hình thức
ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, giàu tính nhân văn, thể hiện tình cảm và sự quan
tâm sâu sắc của Người đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Hướng tới kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta
cùng nhau ôn lại và vận dụng tốt những lời dạy của Người về nông dân, nông
nghiệp, nông thôn vào nhiệm vụ công tác của mình cũng là việc làm có ý
nghĩa hết sức thiết thực hiện nay
2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phát triển một nền nông nghiệp ở
nước ta
Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển phải là một nền
nông nghiệp phát triển toàn diện, nền nông nghiệp phát triển đó càng không
phải trong một nền kinh tế thuần nông mà là trong một nền kinh tế bền vững
hiện đại, với sự phong phú về ngành nghề, đa dạng hóa về sản phẩm...Theo
Người: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng thời phải coi
trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề
phụ”(14). Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn
diện. Mình không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ
khác nữa. Cho nên phải toàn diện”
(15)
. Nói chuyện với cán bộ miền núi trong
Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất,
kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi, Người cũng nói: “Sản xuất
phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi,
phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, vì miền núi có nhiều khả
năng chăn nuôi”(16). Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình đồng bào Tuyên
Quang vì có “khuyết điểm là không toàn diện, không chú trọng đầy đủ về cây
7
công nghiệp và hoa màu” (17). Hay nhân dân xã Đại Nghĩa (Hà Đông) vì: “Sản
xuất chưa toàn diện” vì “xem nhẹ hoa màu và cây công nghiệp”…
Vậy cụ thể như thế nào là một nền nông nghiệp toàn diện theo tư tưởng
Hồ Chí Minh? Qua các tác phẩm, bài nói và viết của Hồ Chí Minh cho thấy
quan niệm về một nền nông nghiệp toàn diện theo Người phải là:
Thứ nhất: Nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông
nghiệp có ngành trồng trọt phát triển. Trong đó “Trồng trọt cũng phải phát
triển toàn diện”.
Hồ Chí Minh cho rằng, trồng trọt, trước hết, phải trồng cây lương thực,
bởi vì “nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực”
(18)
. Người nói nhiều đến
trồng lúa, coi cây lúa là cây chính trong các cây lương thực: “Sản xuất thóc là
chính”. Sau cây lúa, Người rất chú trọng đến các cây hoa màu như ngô, khoai,
sắn là nguồn lương thực bổ sung cho cây lúa và là nguồn thức ăn chủ yếu cho
chăn nuôi. Người nói: “Phải hết sức phát triển hoa màu, chỉ có thóc, không có
hoa màu là không được. Hoa màu không những là cây lương thực quý của
người, mà còn dùng để chăn nuôi. Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ý đến hoa màu
cho nên chăn nuôi kém” (19).
Thứ hai: Theo Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp toàn diện phải có ngành
chăn nuôi phát triển. Nói chuyện trong Hội nghị tổng kết phong trào sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp năm 1959, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về chăn nuôi,
phải chú ý phát triển chăn nuôi càng nhiều càng tốt” (20). Theo Người, “Phải
phát triển mạnh chăn nuôi để đảm bảo có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm
phân bón”
(21)
. Người cũng nhấn mạnh lợi ích của chăn nuôi với trồng trọt:
“Vì chăn nuôi kém mà phân bón ít, lại vì phân bón ít mà sản lượng lúa và hoa
màu giảm sút”
(22)
. Hay mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: “Muốn
ruộng tốt thì phải dùng nhiều phân. Muốn có nhiều phân thì phải đẩy mạnh
chăn nuôi. Muốn phát triển chăn nuôi thì phải tăng diện tích trồng thức ăn cho
trâu, bò, lợn…” (23).
8
Trong chăn nuôi, Người chú trọng và khuyến khích chăn nuôi trâu, bò,
lợn, vì “trâu, bò, lợn là nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng
nương”. Ngoài ra, Người cũng nhắc nhở “cần mở rộng hơn nữa việc chăn
nuôi dê, thỏ, gà, vịt...” (24)
Vì coi trọng và khuyến khích chăn nuôi, Người đã phê bình việc lạm sát
trâu bò, vừa làm giảm sức kéo, vừa lãng phí, lại gây ra tệ nạn ăn uống lu bù.
Trong Hội nghị toàn Đảng bộ Khu Việt Bắc (ngày 8/6/1959), Người nhắc nhở
và phê bình: “Các nơi phải nắm vững khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác
xã, tránh trình trạng ăn uống lãng phí như một số hợp tác xã lập xong đã mổ
bò, giết lợn liên hoan”(25). Hay khi về thăm cán bộ và bà con xã viên xã Vĩnh
Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), Người nói với đồng bào và cán bộ ở
đây: “Phải tiết kiệm, chớ có gặp một việc gì cũng làm mấy con lợn để liên
hoan, đầu mùa cấy liên hoan, gặt xong liên hoan”(26).
Thứ ba: nông nghiệp toàn diện, theo Người phải phát triển lâm nghiệp:
Trồng cây, gây rừng, khai thác lâm thổ sản có kế hoạch.
Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “cây và rừng là nguồn lợi lớn”, do vậy,
Người luôn nhắc nhở bà con nông dân, đặc biệt là bà con các dân tộc phải
trồng rừng và bảo vệ rừng. Nói chuyện với đồng bào nhân dân Tuyên Quang,
Người chỉ rõ: “Đồng bào... phải chú ý bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Tục
ngữ nói “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ
vàng của chúng ta”
(27)
. Người còn nhấn mạnh: “ Phá rừng thì dễ, nhưng gây
lại rừng thì phải mất hàng chục năm” (28).
Nói đến trồng rừng, Người còn nhắc phải “trồng cây ăn quả và cây làm
thuốc”
(29)
. Theo Người, khí hậu và đất rừng của chúng ta có ưu thế là cung
cấp rất nhiều cây dược liệu quý, nếu như ta biết bảo vệ và nuôi trồng.
Đi đôi với trồng rừng, bảo vệ rừng, Hồ Chí Minh cũng nói về khai thác
lâm, thổ sản, nguồn lợi kinh tế thu được từ rừng. Trong bài nói chuyện tại Hội
nghị cán bộ miền núi, ngày 1/9/1962, Người nhắc nhở: “Phải đẩy mạnh… nghề
rừng”. Nói với đồng bào tỉnh Tuyên Quang, Người chỉ ra: “Về khai thác lâm thổ
9
sản: Đó là một nguồn lợi cho đồng bào tỉnh ta, nó gần bằng 1 phần 3 giá trị của
lương thực”(30). Với tỉnh Hà Giang, Người cũng nói “việc khai thác lâm thổ sản
trong ba năm qua mỗi năm đưa lại cho đồng bào một số tiền bằng 3.765 tấn
thóc”(31).
Việc khai thác lâm thổ sản là cần thiết, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa
làm cho rừng phát triển. Nhưng việc khai thác không đúng cách hoặc lợi dụng
việc khai thác để phá rừng thì gây nhiều thiệt hại. Hồ Chí Minh phê bình: “…
đồng bào nông dân có khuyết điểm là không bảo vệ rừng, không giữ rừng được
tốt, làm rừng bừa bãi”(32). Người nhắc nhở: “Nghề rừng phải có kế hoạch chu
đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi như hiện nay”. Phá rừng nhiều,
theo Người “sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất
nhiều”(33). Đây là những vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu mà Hồ Chí Minh sớm
nhận ra, đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ giữa trồng cây, gây rừng với môi
trường sinh thái. Và hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu cũng như đang tìm
cách khắc phục những hậu quả do nạn phá rừng mà con người đã gây ra.
Thứ tư: nông nghiệp toàn diện, theo Hồ Chi Minh còn phải đặt trong
mối quan hệ với phát triển ngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền
với biển.
Khi ra thăm và nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô, Người dặn dò: “Cần
đẩy mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải
sâm, trân châu .v.v…”(34) là những nghề gắn với kinh tế biển mà nước ta có
nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Khi nói đến nghề cá, cũng phải lưu ý rằng, Hồ Chí Minh không chỉ nhắc
đến phát triển nghề cá ở vùng biển, Người còn nhắc phải phát triển nghề cá ở
các vùng đồng bằng ven biển. Do đó, Người từng nhắc nông dân ta phải trồng
dâu nuôi tằm, lấy tơ làm lưới đánh cá.
Hiểu rõ đặc điểm tự nhiên, khí hậu của nước ta đối với người làm nông
nghiệp, Hồ Chí Minh đã có ý tưởng kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong các ao
hồ, trên sông và cả trên ruộng theo phương thức kết hợp để nâng cao thu
10
nhập, cải thiện đời sống. Do đó, khi đi thăm nhân dân các tỉnh đồng bằng như
Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Người đều nhắc cùng với trồng lúa, hoa
màu, chăn nuôi cần phải thả cá. Người chỉ rõ: “Cần đẩy mạnh thả cá để cung
cấp thêm thực phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân. Nuôi cá
cũng dễ. Có nước và có công thì cá phát triển”(35).
Thứ năm: Khi nói đến nông nghiệp toàn diện, ngoài nông, lâm, ngư
nghiệp, Hồ Chí Minh cũng nói đến nghề phụ gia đình.
Ở những vùng nông thôn của Việt Nam, thông thường khi năng suất
trồng trọt và chăn nuôi đạt trình độ nhất định, có một số lao động dư thừa.
Mặt khác, đặc thù của sản xuất nông nghiệp là theo thời vụ, trong một mùa có
một số ngày nông nhàn, lao động không được sử dụng. Số lao động dư thừa
đó chuyển sang làm nghề phụ để có thêm thu nhập. Nắm chắc tình hình thực
tế đó, Hồ Chí Minh đã quan tâm, nhắc nhở đồng bào các địa phương khai thác
mảnh vườn, mở mang nghề phụ. Người nói: “Miếng vườn của mỗi gia đình xã
viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập” (36). Từ đó, Người
nhắc nhở: “Phát triển thích đáng nghề phụ của gia đình xã viên”.
Vậy, vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn
diện?
Sỡ dĩ Người coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, vì phát triển
nông nghiệp toàn diện không những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cái mặc,
chỗ ở, ổn định và cải thiện được đời sống nhân dân, mà còn vì phát triển nông
nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp mạnh mẽ.
Hay nói cách khác, đó là giải pháp quan trọng để phát triển bản thân nền nông
nghiệp Việt Nam
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là
nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và
ngành nghề phụ có cơ cấu kinh tế nội bộ ngành hợp lý, cân đối, hài hòa,
bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh tế cao và bền
vững. Sự đa dạng hóa nông nghiệp trong tư tưởng của Người có một ý
11
nghĩa lớn lao đối với sự hòa nhập và thích nghi nhanh của các sản phẩm
nông nghiệp đối với sự biến động; nó chính là cái đệm giảm sốc khi có
những chấn động vì thiên tai, địch họa, nó làm giảm bớt các hậu quả xấu
do nền kinh tế độc canh cây lúa mang lại, giúp nông dân có nhiều phương
án lựa chọn tổ chức sản xuất của mình, giúp họ nhanh nhạy và nâng cao
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
3. Các điều kiện cơ bản phát triển nông nghiệp
nông thôn
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển nền kinh tế nói
chung, nền kinh tế nông nghiệp nói riêng, Người đã chỉ ra các điều kiện
cơ bản để đảm bảo xây dựng và phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Đây
thực sự là những chỉ dẫn hết sức quan trọng, thể hiện sự tâm huyết và
quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đưa nền nông nghiệp Việt Nam
lên trình độ sản xuất XHCN, cũng như vì mục tiêu cao cả mà suốt đời
Người phấn đấu, hy sinh.
Những điều kiện cơ bản để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp
trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
- Thứ nhất, phải động viên khuyến khích nông nghiệp hăng hái tăng gia
sản xuất, thực hành tiết kiệm trong xây dựng và phát triển nông nghiệp..
- Thứ hai, công nghiệp phải giúp đỡ nông nghiệp, phải tiến hành
CNH nông nghiệp.
- Thứ ba, cải tiến và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp.
- Thứ tư, hợp tác hóa trong nông nghiệp là biện pháp quan trọng để đưa
nông nghiệp phát triển, là con đường đưa nông dân Việt Nam đi lên CNXH.
- Thứ năm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
trong xây dựng và phát triển nông nghiệp.
12
CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
2.1. Chủ trương lãnh đạo của Đảng và nhà nước về nông nghiệp và
kinh tế nông thôn
Tại Đại hội VI, Đại hội của đổi mới, Đảng ta đưa ra những chủ trương
lớn về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Trong nông nghiệp,
thực hiện ba chương trình mục tiêu, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp trong
việc đáp ứng yêu cẩu cấp thiết về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đại hội còn chỉ rõ:
“Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông
nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công
nghiệp nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông
nghiệp và công nghiệp có khác nhau. Trong chặng đường hiện nay, phải tập
trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa…”. Yêu cầu cấp
bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, về
hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Đại hội còn nhấn
mạnh: “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là
trong kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của
vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
2.2. Định hướng và mục tiêu:
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong điều kiện nước ta
thì nông nghiệp cần phát triển theo định hướng và nhằm đạt các mục tiêu sau:
Đẩy mạnh thâm canh sản xuất lương thực, đảm bảo an toàn lương thực
cho đất nước trước mắt và lâu dài, đồng thời ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm
có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất
nước.
13
Phát triển mạnh ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản
xuất chính trong nông nghiệp.
Phát triển nền nông nghiệp bền vững, nội dung của nông nghiệp bền
vững cần được hiểu là:
Một nền nông nghiệp biết giữ gìn, phát triển, bồi dưỡng và sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nông nghiệp, đặc biệt là đất
đai và nguồn nước.
Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, biết kết hợp một cách
hài hoà giữa việc sử dụng các kỹ thuật và công nghiệp tiên tiến.
Một nền nông nghiệp sạch, biết hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hoá
học có hại đến môi sinh, môi trường và sức khoẻ con người.
Một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng và con vật nuôi hợp lý, phù
hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Cơ cấu này phải đảm
bảo cho nông nghiệp khai thác được tối đa lợi thế so sánh, đảm bảo cho nông
nghiệp phát triển toàn diện với tốc độ nhanh.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, để tăng
năng suất lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nhanh chóng
nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước
ta tiến lên văn minh hiện đại.
Những mục tiêu cụ thể được đặt ra cho những năm tới như sau:
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp từ 4,5 - 5% năm 2000, 4 - 4,5% năm
2010 và 4 - 4,5% năm 2020.
GDP bình quân đầu người đạt 200 USD năm 2000, 500 USD năm 2010
và 1200 - 1400 USD năm 2020.
Lương thực đạt 30-32 triệu (tấn) vào năm 2000, 40 triệu (tấn) năm 2010
và 45 triệu (tấn) năm 2020.
14
Kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ (USD) năm 2000, 15 tỷ (USD) năm 2010
và 20 tỷ, năm 2020.
Tạo việc làm hàng năm, 800 (nghìn/người) năm 2000 và năm 2010 , 500
(nghìn người) năm 2020.
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp:
Để khắc phục từng bước những khó khăn, vướng mắc chủ yếu của quá
trình sản xuất nông nghiệp và tiếp tục tạo động lực thúc đẩy cho tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp lớn, then chốt sau:
Tiếp tục thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá,
sinh học hoá...nhằm phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện theo hướng
sản xuất hàng hoá và cải thiện môi trường sinh thái, hình thành các vùng
chuyên canh có khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Phải gắn nghiên cứu với ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghiệp với
nông nghiệp, phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn,
tạo việc làm, tăng thu nhập, đặc biệt chú trọng phát triển các ngành nghề
truyền thống, mở mang nghề mới hướng về xuất khẩu.
Tăng cường vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên, tiếp tục khuyến khích
phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, tự nguyện, xây dựng quan hệ
liên kết ổn định giữa kinh tế nhà nước với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân
từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm lợi ích của
nông dân.
Đổi mới cơ chế lưu thông, trong đó doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò
chủ đạo, bảo đảm cung ứng vật tư, tiêu thụ nông sản ổn định cho nông dân,
thực hiện bảo hộ giá một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ lợi để duy trì cơ cấu
sản xuất ở các vùng chuyên canh.
Gắn xoá đói giảm nghèo với giải quyết việc làm, xây dựng kết cấu hạ
tầng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế với nâng
15
cao dân trí, bảo đảm công bằng xã hội. Coi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá là của dân, và do dân quyết định, bởi vậy phát huy lợi thế so sánh,
tăng cường nội sinh của từng hộ gia đình, từng địa phương, cơ sở, từng vùng
để tiếp nhận có hiệu quả sự đầu tư của nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc
trong chỉ đạo và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
Cần tiếp tục thực hiện các chính sách để phát triển nông nghiệp, chính
sách chính là điều kiện cần thiết nhất để đạt mục tiêu đề ra.
Những chính sách chủ yếu để công nghiệp hoá nông nghiệp là:
a) Chính sách vốn:
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh
tế và cơ sở hạ tầng văn hoá là chủ yếu.
Kêu gọi ODA không hoàn lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài kèm theo
những ưu đãi nhất định nhằm phát triển nông nghiệp kiểu trang trại quy mô
lớn là chủ yếu và phát triển nhiều ngành nghề trên đại bàn nông thôn.
Khuyến khích đầu tư trong nước vào phát triển nông nghiệp kiểu trang
trại, phát triển ngành nghề trên đại bàn nông thôn với các quy mô vừa, nhỏ và
một phần có quy mô lớn.
Phát triển tín dụng nông thôn, các ngân hàng người nghèo, thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi cho nông dân, hạ mức lãi xuất cho vay và giảm bớt
tối đa thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.
b)Chính sách về khoa học và công nghệ:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nghiên cứu gắn với
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng của
các loại nông, lâm, thuỷ sản và hàng chế biến xuất khẩu.
Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị
tiên tiến cho các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất
trong nước.
Tạo môi trường thuận lợi cho việc nhập khẩu công nghệ, đầu tư và
chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam: cung cấp thông tin, sử
16
dụng môi giới, giảm bớt thủ tục xét duyệt, giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu,
bảo lãnh cho vay vốn...
Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những giải pháp hữu hiệu về kỹ
thuật và quản lý trong nông nghiệp đối với các cán bộ khoa học - công nghệ
hoạt động trực tiếp ở địa bàn nông thôn.
c) Chính sách đất đai:
Cần có chính sách cụ thể để chỉ đạo quá trình tích tụ tập trung đất đai để
sản xuất, để hình thành và phát triển các nông trại, xí nghiệp, công ty kinh
doanh nông nghiệp...
Khắc phục tình trạng hộ nông dân không có đất bằng mở rộng khai hoang,
phục hoá, gắn ngay từ đầu việc cho vay vốn, hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ
thuật với việc hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, có chính sách hợp lý để hộ
nông dân chuyển nhượng ruộng đất có cơ hội chuyển sang nghề khác...
Xoá bỏ chế độ giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng chuyển sang
giao đất có rừng ổn định lâu dài cho dân.
d) Chính sách tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư phân bón:
Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước gắn với phát triển mạnh
các hình thức kinh tế hợp tác xã , gắn chức năng tiêu thụ nông sản và cung
ứng phân bón làm một, kể cả việc xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón.
Bố trí lại cơ cấu sản xuất trong nước cho phù hợp với lợi thế so sánh của
từng vùng và đảm bảo thị trường thống nhất, thông suốt cả nước.
Thực hiện đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, có cơ
chế chính sách khuyến khích tìm thị trường xuất khẩu gạo như: xây dựng chế
độ môi giới, tổ chức hợp tác xuất khẩu với các nước trong khu vực, tăng
cường hoạt động có hiệu quả của các cơ quan thương mại của ta ở nước ngoài
để không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá.
e) Chính sách đầu tư:
Cần cụ thể hoá luật đầu tư trong nước và nước ngoài bằng các chính sách
ưu đãi của nhà nước và hỗ trợ của dân, nhằm khuyến khích động viên các nhà
17
đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế nông thôn,
đặc biệt vào vùng cao, vùng dân tộc ít người, vùng sâu xa trung tâm.
Giảm bớt các thủ tục hành chính, phân cấp mạnh hơn cho chính quyền
địa phương xét duyệt các dự án, tăng cường phối hợp chặt chẽ, thống nhất
hơn giữa các ngành để nhanh chóng tiếp cận và triển khai thực hiện các dự
án đầu tư nước ngoài.
Tăng tỷ lệ đầu tư của nhà nước cho khu vực nông thôn lên 25% tổng
ngân sách nhà nước hàng năm bằng các chương trình, dự án có mục tiêu và
được phân bổ, giao ngay từ đầu năm cho các địa phương.
f) Chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, trường lớp học tập, nhất là trong
việc phổ cập giáo dục tiểu học. Duy trì và mở rộng trường phổ thông dân tộc
nội trú, các trường bán trú để tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc,
vùng xa trung tâm cơ hội đến trường. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi đối
với học sinh nghèo học giỏi, có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử
dụng nhân tài.
Cùng với việc nhà nước tăng cường mở rộng các trường dạy nghề ở các
khu vực nông thôn, cần khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và
nước ngoài mở trường lớp dạy nghề, hướng dẫn phổ biến khoa học kỹ thuật,
quản lý, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho nông dân.
Xoá xã "trắng" về trạm y tế, nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới
y tế, văn hoá cơ sở, thực hiện xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, thể dục
thể thao, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng tuổi thọ bình quân, động
viên toàn dân hăng hái tham gia lao động sản xuất, tăng tích luỹ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá...
18
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp không chỉ có giá trị về mặt lý
luận mà nó còn có giá trị thực tiễn hết sức sâu sắc. Trong quá trình lãnh đạo,
Đảng ta đã vận dụng và phát triển tư tưởng nông nghiệp của Hồ Chí Minh để
xây dựng thành đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển
nông nghiệp nói riêng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi
mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Rút kinh nghiệm từ bài học không thành công của thời bao cấp, trong
những năm đổi mới vừa qua vấn đề CNH - HĐH nông nghiệp, đã được điều
chỉnh cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp và bước đa cho phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn. Tuy vậy, tình hình CNH - HĐH trong nông nghiệp nước ta
hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề, chưa hoàn thiện hết. Điều đó cũng dễ hiểu, vì
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn vốn là vấn đề phức tạp, có nhiều nội dung
liên quan đến hàng chục triệu hộ nông dân trên địa bàn nông thôn rộng lớn với
80% dân số cả nước, sinh sống. Vì vậy quá trình đó diễn ra phải từ thấp đến cao,
từ thí điểm đến mở rộng các mô hình khác nhau và mỗi mô hình đều dựa trên
những điều kiện kinh tế và kỹ thuật nhất định của ngành, địa phương hoặc vùng
lãnh thổ, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của thế giới, nhất là các nước trong
khu vực đã tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn...
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, trên lĩnh vực nông nghiệp,
mặc dù còn những hạn chế, yếu kém, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp nước ta đã đạt được thành tựu “khá toàn diện và to lớn”. Nông nghiệp
tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới.
Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Ổn định lương thực đã tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế vượt qua
khủng hoảng, phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong suốt hơn 20 năm qua.
Cho đến nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp vẫn còn nguyên
giá trị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Ngọc (chủ biên): Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. Đặng Xuân Kỳ: Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Lê Minh Quân: Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I
Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Chí Minh toàn tập Nxb Chính trị Quốc gia
20
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã vận dụng và phát triển tư tưởng nông nghiệp của Hồ
Chí Minh để xây dựng thành đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển
nông nghiệp nói riêng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, tôi lưa chọn nghiên cứu "Tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc vận dụng tư tưởng đó ở Việt
Nam hiện nay" để làm rõ hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp không những có
ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp không chỉ có giá trị
về mặt lý luận mà nó còn có giá trị thực tiễn hết sức sâu sắc................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................................3
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ
NÔNG THÔN........................................................................................................................3
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp.............................................................................3
2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phát triển một nền nông nghiệp ở nước ta.....................7
Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển phải là một nền nông nghiệp phát
triển toàn diện, nền nông nghiệp phát triển đó càng không phải trong một nền kinh tế thuần
nông mà là trong một nền kinh tế bền vững hiện đại, với sự phong phú về ngành nghề, đa
dạng hóa về sản phẩm...Theo Người: “Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng
thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề
phụ”(14). Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện. Mình
không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa. Cho nên phải
toàn diện” (15). Nói chuyện với cán bộ miền núi trong Hội nghị tổng kết cuộc vận động
hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở miền
núi, Người cũng nói: “Sản xuất phải toàn diện, trồng cây lương thực và cây công nghiệp,
phát triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi, vì miền núi có
nhiều khả năng chăn nuôi”(16). Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình đồng bào Tuyên
Quang vì có “khuyết điểm là không toàn diện, không chú trọng đầy đủ về cây công nghiệp
và hoa màu” (17). Hay nhân dân xã Đại Nghĩa (Hà Đông) vì: “Sản xuất chưa toàn diện” vì
“xem nhẹ hoa màu và cây công nghiệp”…............................................................................7
Vậy cụ thể như thế nào là một nền nông nghiệp toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Qua
các tác phẩm, bài nói và viết của Hồ Chí Minh cho thấy quan niệm về một nền nông
nghiệp toàn diện theo Người phải là:.....................................................................................8
Thứ nhất: Nền nông nghiệp toàn diện trước hết phải là một nền nông nghiệp có ngành
trồng trọt phát triển. Trong đó “Trồng trọt cũng phải phát triển toàn diện”..........................8
Hồ Chí Minh cho rằng, trồng trọt, trước hết, phải trồng cây lương thực, bởi vì “nông
nghiệp là nguồn cung cấp lương thực” (18). Người nói nhiều đến trồng lúa, coi cây lúa là
cây chính trong các cây lương thực: “Sản xuất thóc là chính”. Sau cây lúa, Người rất chú
trọng đến các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn là nguồn lương thực bổ sung cho cây lúa và
là nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi. Người nói: “Phải hết sức phát triển hoa màu, chỉ
có thóc, không có hoa màu là không được. Hoa màu không những là cây lương thực quý
của người, mà còn dùng để chăn nuôi. Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ý đến hoa màu cho nên
chăn nuôi kém” (19)...............................................................................................................8
Thứ hai: Theo Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp toàn diện phải có ngành chăn nuôi phát
triển. Nói chuyện trong Hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm
1959, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về chăn nuôi, phải chú ý phát triển chăn nuôi càng nhiều
càng tốt”(20). Theo Người, “Phải phát triển mạnh chăn nuôi để đảm bảo có thêm thịt ăn,
thêm sức kéo, thêm phân bón” (21). Người cũng nhấn mạnh lợi ích của chăn nuôi với trồng
trọt: “Vì chăn nuôi kém mà phân bón ít, lại vì phân bón ít mà sản lượng lúa và hoa màu
giảm sút” (22). Hay mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: “Muốn ruộng tốt thì phải
dùng nhiều phân. Muốn có nhiều phân thì phải đẩy mạnh chăn nuôi. Muốn phát triển chăn
nuôi thì phải tăng diện tích trồng thức ăn cho trâu, bò, lợn…” (23)......................................8
Trong chăn nuôi, Người chú trọng và khuyến khích chăn nuôi trâu, bò, lợn, vì “trâu, bò,
lợn là nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng nương”. Ngoài ra, Người cũng nhắc
nhở “cần mở rộng hơn nữa việc chăn nuôi dê, thỏ, gà, vịt...” (24)........................................9
Vì coi trọng và khuyến khích chăn nuôi, Người đã phê bình việc lạm sát trâu bò, vừa làm
giảm sức kéo, vừa lãng phí, lại gây ra tệ nạn ăn uống lu bù. Trong Hội nghị toàn Đảng bộ
Khu Việt Bắc (ngày 8/6/1959), Người nhắc nhở và phê bình: “Các nơi phải nắm vững khẩu
hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã, tránh trình trạng ăn uống lãng phí như một số hợp tác
xã lập xong đã mổ bò, giết lợn liên hoan”(25). Hay khi về thăm cán bộ và bà con xã viên
xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), Người nói với đồng bào và cán bộ ở đây:
“Phải tiết kiệm, chớ có gặp một việc gì cũng làm mấy con lợn để liên hoan, đầu mùa cấy
liên hoan, gặt xong liên hoan”(26).........................................................................................9
Thứ ba: nông nghiệp toàn diện, theo Người phải phát triển lâm nghiệp: Trồng cây, gây
rừng, khai thác lâm thổ sản có kế hoạch................................................................................9
Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “cây và rừng là nguồn lợi lớn”, do vậy, Người luôn nhắc
nhở bà con nông dân, đặc biệt là bà con các dân tộc phải trồng rừng và bảo vệ rừng. Nói
chuyện với đồng bào nhân dân Tuyên Quang, Người chỉ rõ: “Đồng bào... phải chú ý bảo vệ
rừng và trồng cây gây rừng. Tục ngữ nói “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí
vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta” (27). Người còn nhấn mạnh: “ Phá rừng thì dễ,
nhưng gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm” (28)...........................................................9
Nói đến trồng rừng, Người còn nhắc phải “trồng cây ăn quả và cây làm thuốc” (29). Theo
Người, khí hậu và đất rừng của chúng ta có ưu thế là cung cấp rất nhiều cây dược liệu quý,
nếu như ta biết bảo vệ và nuôi trồng......................................................................................9
Đi đôi với trồng rừng, bảo vệ rừng, Hồ Chí Minh cũng nói về khai thác lâm, thổ sản, nguồn
lợi kinh tế thu được từ rừng. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, ngày
1/9/1962, Người nhắc nhở: “Phải đẩy mạnh… nghề rừng”. Nói với đồng bào tỉnh Tuyên
Quang, Người chỉ ra: “Về khai thác lâm thổ sản: Đó là một nguồn lợi cho đồng bào tỉnh ta,
nó gần bằng 1 phần 3 giá trị của lương thực”(30). Với tỉnh Hà Giang, Người cũng nói
“việc khai thác lâm thổ sản trong ba năm qua mỗi năm đưa lại cho đồng bào một số tiền
bằng 3.765 tấn thóc”(31)........................................................................................................9
Việc khai thác lâm thổ sản là cần thiết, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa làm cho rừng phát
triển. Nhưng việc khai thác không đúng cách hoặc lợi dụng việc khai thác để phá rừng thì
gây nhiều thiệt hại. Hồ Chí Minh phê bình: “…đồng bào nông dân có khuyết điểm là
không bảo vệ rừng, không giữ rừng được tốt, làm rừng bừa bãi”(32). Người nhắc nhở:
“Nghề rừng phải có kế hoạch chu đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi như hiện
nay”. Phá rừng nhiều, theo Người “sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời
sống rất nhiều”(33). Đây là những vấn đề lớn, có tính chất toàn cầu mà Hồ Chí Minh sớm
nhận ra, đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ giữa trồng cây, gây rừng với môi trường sinh
thái. Và hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu cũng như đang tìm cách khắc phục những
hậu quả do nạn phá rừng mà con người đã gây ra................................................................10
Thứ tư: nông nghiệp toàn diện, theo Hồ Chi Minh còn phải đặt trong mối quan hệ với phát
triển ngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền với biển...........................................10
Khi ra thăm và nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô, Người dặn dò: “Cần đẩy mạnh nghề
đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải sâm, trân châu .v.v…”(34) là
những nghề gắn với kinh tế biển mà nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ
trong tương lai......................................................................................................................10
Khi nói đến nghề cá, cũng phải lưu ý rằng, Hồ Chí Minh không chỉ nhắc đến phát triển
nghề cá ở vùng biển, Người còn nhắc phải phát triển nghề cá ở các vùng đồng bằng ven
biển. Do đó, Người từng nhắc nông dân ta phải trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ làm lưới đánh
cá..........................................................................................................................................10
Hiểu rõ đặc điểm tự nhiên, khí hậu của nước ta đối với người làm nông nghiệp, Hồ Chí
Minh đã có ý tưởng kết hợp trồng lúa và nuôi cá trong các ao hồ, trên sông và cả trên
ruộng theo phương thức kết hợp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Do đó, khi đi
thăm nhân dân các tỉnh đồng bằng như Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Người đều nhắc
cùng với trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi cần phải thả cá. Người chỉ rõ: “Cần đẩy mạnh thả
cá để cung cấp thêm thực phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống nhân dân. Nuôi cá
cũng dễ. Có nước và có công thì cá phát triển”(35).............................................................10
Thứ năm: Khi nói đến nông nghiệp toàn diện, ngoài nông, lâm, ngư nghiệp, Hồ Chí Minh
cũng nói đến nghề phụ gia đình............................................................................................11
Ở những vùng nông thôn của Việt Nam, thông thường khi năng suất trồng trọt và chăn
nuôi đạt trình độ nhất định, có một số lao động dư thừa. Mặt khác, đặc thù của sản xuất
nông nghiệp là theo thời vụ, trong một mùa có một số ngày nông nhàn, lao động không
được sử dụng. Số lao động dư thừa đó chuyển sang làm nghề phụ để có thêm thu nhập.
Nắm chắc tình hình thực tế đó, Hồ Chí Minh đã quan tâm, nhắc nhở đồng bào các địa
phương khai thác mảnh vườn, mở mang nghề phụ. Người nói: “Miếng vườn của mỗi gia
đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập”(36). Từ đó, Người nhắc
nhở: “Phát triển thích đáng nghề phụ của gia đình xã viên”................................................11
Vậy, vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện?.................11
Sỡ dĩ Người coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, vì phát triển nông nghiệp toàn diện
không những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cái mặc, chỗ ở, ổn định và cải thiện được đời
sống nhân dân, mà còn vì phát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát
triển nông nghiệp mạnh mẽ. Hay nói cách khác, đó là giải pháp quan trọng để phát triển
bản thân nền nông nghiệp Việt Nam....................................................................................11
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là nền nông nghiệp bao
gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và ngành nghề phụ có cơ cấu kinh tế nội bộ
ngành hợp lý, cân đối, hài hòa, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh
tế cao và bền vững. Sự đa dạng hóa nông nghiệp trong tư tưởng của Người có một ý nghĩa
lớn lao đối với sự hòa nhập và thích nghi nhanh của các sản phẩm nông nghiệp đối với sự
biến động; nó chính là cái đệm giảm sốc khi có những chấn động vì thiên tai, địch họa, nó
làm giảm bớt các hậu quả xấu do nền kinh tế độc canh cây lúa mang lại, giúp nông dân có
nhiều phương án lựa chọn tổ chức sản xuất của mình, giúp họ nhanh nhạy và nâng cao hiệu
quả của sản xuất nông nghiệp...............................................................................................11
3. Các điều kiện cơ bản phát triển nông nghiệp nông thôn..................................................12
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển nền kinh tế nói chung, nền kinh tế nông
nghiệp nói riêng, Người đã chỉ ra các điều kiện cơ bản để đảm bảo xây dựng và phát triển
nền nông nghiệp nước nhà. Đây thực sự là những chỉ dẫn hết sức quan trọng, thể hiện sự
tâm huyết và quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên
trình độ sản xuất XHCN, cũng như vì mục tiêu cao cả mà suốt đời Người phấn đấu, hy
sinh.......................................................................................................................................12
Những điều kiện cơ bản để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp trong tư tưởng Hồ Chí
Minh bao gồm:.....................................................................................................................12
- Thứ nhất, phải động viên khuyến khích nông nghiệp hăng hái tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm trong xây dựng và phát triển nông nghiệp....................................................12
- Thứ hai, công nghiệp phải giúp đỡ nông nghiệp, phải tiến hành CNH nông nghiệp........12
Thứ ba, cải tiến và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp........................12
- Thứ tư, hợp tác hóa trong nông nghiệp là biện pháp quan trọng để đưa nông nghiệp phát
triển, là con đường đưa nông dân Việt Nam đi lên CNXH..................................................12
- Thứ năm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong xây dựng và
phát triển nông nghiệp..........................................................................................................12
2.1. Chủ trương lãnh đạo của Đảng và nhà nước về nông nghiệp và kinh tế nông thôn.....13
Tại Đại hội VI, Đại hội của đổi mới, Đảng ta đưa ra những chủ trương lớn về đổi mới,
trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Trong nông nghiệp, thực hiện ba chương trình mục
tiêu, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp trong việc đáp ứng yêu cẩu cấp thiết về lương
thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Đại hội còn chỉ rõ: “Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông
nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp nhưng ở
mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác
nhau. Trong chặng đường hiện nay, phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa…”. Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu
dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Đại hội còn nhấn
mạnh: “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5
năm 1986 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba
chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.......13
KẾT LUẬN..........................................................................................................................19
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà nó còn có
giá trị thực tiễn hết sức sâu sắc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã vận dụng và phát
triển tư tưởng nông nghiệp của Hồ Chí Minh để xây dựng thành đường lối phát triển kinh
tế nói chung, đường lối phát triển nông nghiệp nói riêng qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt
là trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước...................................................19
Rút kinh nghiệm từ bài học không thành công của thời bao cấp, trong những năm đổi mới
vừa qua vấn đề CNH - HĐH nông nghiệp, đã được điều chỉnh cả về mục tiêu, nội dung,
phương pháp và bước đa cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy vậy, tình hình CNH HĐH trong nông nghiệp nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề, chưa hoàn thiện hết.
Điều đó cũng dễ hiểu, vì CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn vốn là vấn đề phức tạp, có
nhiều nội dung liên quan đến hàng chục triệu hộ nông dân trên địa bàn nông thôn rộng lớn
với 80% dân số cả nước, sinh sống. Vì vậy quá trình đó diễn ra phải từ thấp đến cao, từ thí
điểm đến mở rộng các mô hình khác nhau và mỗi mô hình đều dựa trên những điều kiện
kinh tế và kỹ thuật nhất định của ngành, địa phương hoặc vùng lãnh thổ, đồng thời tham
khảo kinh nghiệm của thế giới, nhất là các nước trong khu vực đã tiến hành CNH - HĐH
nông nghiệp, nông thôn........................................................................................................19
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, trên lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù còn
những hạn chế, yếu kém, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp nước ta đã đạt
được thành tựu “khá toàn diện và to lớn”. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá
cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên
thị trường thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới. Ổn định lương thực đã tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế vượt qua khủng hoảng,
phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong suốt hơn 20 năm qua...............................................19
Cho đến nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp vẫn còn nguyên giá trị trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.....................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................20
MỤC LỤC............................................................................................................................21