Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở việt nam (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.55 KB, 13 trang )



PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Ở VIỆT NAM

Mục lục


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế quốc tế hoá ngày càng trở nên mạnh mẽ, việc thông qua một cơ chế thị
trường mở của Việt Nam nhằm hội nhập kinh tế quốc tế là một sự cần thiết tất yếu. Với
vai trò là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế bên ngoài, thì việc hình thành và
phát triển Thị trường ngoại hối Việt Nam một cách toàn diện và hiện đại theo trình độ
quốc tế lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Thị trường ngoại hối Việt Nam Nam mới chỉ được thực sự bắt đầu đi vào hoạt động từ
khi Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm
1994. Điều này đã thể hiện được việc nhận thức đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về ý
nghĩa của hoạt động này trong việc đưa Việt Nam từng bước đi lên.
Là một phần của thị trường tiền tệ,với vai trò là môt chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội
địa với nền kinh tế nước ngoài. Trong những năm qua, thị trường ngoại hối Việt Nam dã
góp phần không nhỏ đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tiền tệ nói riêng cũng
như đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, gần đây bên cạnh những chuyển chuyển biến tích cực như luân chuyển
ngoại tệ của nền kinh tế được cải thiện, số lượng kiều hối ấn tượng trong những năm gần
đây thì thì thi trường ngoại hối Việt Nam cũng đã xảy ra nhiều biến động đáng kể như
tình trạng đô la, sự hoạt động của thị trường chợ đen đã gây ảnh hưởng không nhỏ lên
nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Vì vậy viêc tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động
đến thị trường ngoại hối Việt Nam là một vấn đề cấp thiết không chỉ đối với các nhà kinh


tế, các nhà đầu tư mà còn đối với cả Chính phủ để điều tiêt vĩ mô nền kinh tế tốt hơn.
Bài tiểu luận với đề tài “phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở
Việt Nam” sẽ nêu ra các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối Việt Nam cũng như đề
xuất để một số giải pháp để giải quyết những khó khăn còn tồn tại.


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường ngoại hối
a. Khái niệm

Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể
đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác.Nói cách khác, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ thông qua quan hệ cung cầu. Việc trao đổi bao
gồm việc mua một đồng tiền này và đồng thời bán một đồng tiền khác. Như vậy, các đồng
tiền được trao đổi từng cặp với nhau. Ví dụ: USD/EUR
Ở các nước phát triển các quan hệ cung cầu ngoại hối đều tập trung ở thị trường ngoại
hối. Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trường
liên hàng mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau. Quá trình
hình thành thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức khác nhau. Hệ thống
hối đoái Anh - Mỹ và hệ thống hối đoái châu Âu.
Theo hệ thống Anh - Mỹ thì thị trường hối đoái có tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch
ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới qua các phương tiện
thông tin hiện đại, tức là loại thị trường không qua quầy. Quan hệ này có thể là trực tiếp,
có thể là gián tiếp qua điện thoại. Thị trường ngoại hối thực chất không phải là một địa
điểm cụ thể, tức không phải là một văn phòng nơi mọi người ngồi lại với nhau mà đó là
một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau, liên kết với người
môi giới ngoại hối.
Theo hệ thống Châu Âu lục địa (không bao gồm nước Anh) thì thị trường hối đoái có
địa điểm giao dịch nhất định và các giao dịch diễn ra hàng ngày, những người mua bán

ngoại hối đến đó để giao dịch và ký hợp đồng, nhưng chủ yếu qua điện thoại, fax…
Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới gồm có: London, NewYork, Tokyô,
Singapore, HongKong, Frankfurt… với doanh số hàng ngày rất lớn.
b. Đặc điểm của thị trường ngoại hối

- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế.


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế do chênh lệch mức giờ của từng khu vực, thị
trường hoạt động gần như liên tục trừ ngày nghĩ truyền thống. Về mặt lý thuyết, từ khi
đóng cửa các thị trường Châu Âu, giao dịch có thể được tiến hành ở New York, Tokyo.
Phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối của nó không chỉ dừng lại ở một quốc gia
mà mở rộng trên phạm vi quốc tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu mua bán, giao dịch về
ngoại tệ. Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện thực hiện các cuộc
đàm thoại thế giới nhanh chóng và tức thời với toàn bộ thị trường hối đoái đang mở cửa,
dẫn đến việc quốc tế hoá việc yết giá nói riêng và hoạt động của thị trường ngoại hối nói
chung.
- Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục: Thị trường hối đoái hoạt động liên tục
suốt ngày đêm 24giờ/ ngày trên các khu vực khác nhau của thế giới.
- Không có địa điểm cụ thể.
- Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên
lạc hiện đại như: telex, điện thoại, máy vi tính
- Trong bất cứ giao dịch ngoại hối nào thì ít nhất có một đồng tiền đóng vai trò làm
ngoại tệ.
- Ngôn ngữ sử dụng trên thị trường rất ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp vụ rất
khó hiểu với người thường.
- Doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối rất lớn.
- Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành

một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó, thị
trường ngoại hối rất nhạy cảm không chỉ với các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm xã
hội., mức tăng sản xuất, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của lãi suất mà còn chịu sự tác động
của các sự kiện chính trị - xã hội như: biểu tình, thiên tai, chiến tranh…
- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch là USD.
c. Vai trò của thị trường ngoại hối


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

- Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ
Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ
cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại
khác. Thể hiện:
Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng nhu cầu về
ngoại tệ của bất kỳ người mua, người bán nào đều có thể được đáp ứng ngay lập tức.
Khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, sự tham dự của các ngân hàng và các
nhà đầu cơ đã góp phần giải quyết sự mất cân đối đó thông qua việc điều chỉnh tỷ giá cân
bằng của thị trường hoặc thông qua đầu cơ ngoại tệ.
- Phòng chống rủi ro tỷ giá
Ngày nay đa số các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi nên tỷ giá hối
đoái luôn luôn biến động. Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các
chủ thể. Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu,
nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỷ giá
hối đoái. Do vậy, các chủ thể này cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế
những rủi ro này. Thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn…của thị trường
ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro.
- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ
Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho
chính mình. Các ngân hàng chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá

giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị
trường kia giá cao hơn.
Không chỉ có các ngân hàng mà các công ty, doanh nghiệp và cá nhân cũng có thể thu
lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Ngoài ra, thị trường ngoại hối còn giúp các nhà
đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao.
2. Một số nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

- Cán cân thanh toán quốc tế.
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia.
- Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.
+ Các biện pháp hành chính
+ Chính sách hối đoái
+ Chính sách chiết khấu
+ Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư nước
ngoài
- Lạm phát.
-Tình hình chính trị.
- Tăng trưởng kinh tế.
- Cung cầu ngoại tệ trên thị trường

III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VIỆT NAM
1. Cơ chế và chính sách điều hành thị trường hối đoái

Thị trường ngoại hối có phát triển hay không do ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác

nhau. Nhưng ở Việt Nam quan trọng nhất là cơ chế và chính sách điều hành thị trường
ngoại hối của Ngân hàng Trung ương.
Ở thị trường hối đoái Việt Nam, do nền kinh tế còn quá kém, nên Ngân hàng nhà nước
còn ấn định mức tỷ giá giao dịch và chỉ cho phép giao dịch biến động +/-5% / năm.
Mặt khác, cơ quan điều hành thị trường cũng chỉ cho phép các tổ chức, cá nhân xuất
nhập khẩu hàng hóa hoặc có nhu cầu mua bán ngoại tệ chính đáng mới được giao dịch và
phải xin phép với các thủ tục rườm rà.
Hiện nay, thị trường vẫn chưa thực sự mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng được tham gia thị trường ngoại tệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại
hối, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép.
Đánh giá về thị trường ngoại hối Việt Nam hoạt động vẫn thuộc loại kém phát triển. Đó
là do chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện
cho những hành vi vi phạm về quản lý
Một số thực trạng về vấn đề quản lý ngoại hối trong việc điều tiết cán cân thanh toán quốc
tế

+ Đối với giao dịch vãng lai: Việt Nam đã tự do hóa việc chuyển đổi ngoại tệ và thanh
toán đối với hầu hết các giao dịch loại này. Nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ trên
thực tế còn rất rườm rà.


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

trái phiếu, giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài hay ngân hàng nhà nước đầu tư từ
nguồn dự trữ ngoài hối.
+ Đối với các giao dịch vốn: Văn bản cao nhất về vấn đề này là Nghị định 63/NĐ-CP
của chính phủ chỉ nêu chung chung về việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được thực
hiện theo quy định riêng của pháp luật và cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định
cụ thể về cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của doanh nghiệp
+ Hoạt động đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam hoặc của Việt Nam ra

nước ngoài: cũng không có cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực thi và thực tế là các nhà đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài phải “lách” bằng cách thông qua việc mua các

2. Cơ chế điều hành tỷ giá

- Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam do ngân hàng trung ương quy định dựa trên kết quả giao
dịch trong ngày trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt
Nam và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn +/0,25% so với tỷ giá chính thức. Mức dao động cho phép (biên độ). Biên độ của tỷ giá mà
do ngân hàng nhà nước quy định được nới rộng dần theo thời gian trong quá trình hội
nhập nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam. Ban đầu tỷ giá là cố định, sau đó tỷ giá có
biên độ dao động từ mức +/- 0.25%; +/-0.3% … và hiện nay +/- (3%-5%)
- Giá cả các loại tiền tệ phụ thuộc vào mức cung và cầu trên thị trường của chính nó và
các loại tiền tệ khác nữa. Tuy nhiên, về cơ bản tỷ giá phụ thuộc vào tình hình kinh tế của
các quốc gia. Khi một quốc gia tăng trưởng kinh tế tốt, xuất khẩu mạnh hơn các nước liên
đới thì nguồn ngoại tệ thu về dồi dào làm cho nội tệ lên giá và tỷ giá giảm và ngược lại.
Vậy tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào Xuất Nhập Khẩu ròng (NX) của 1 quốc gia. Khi NX >
0 thì tỷ giá giảm và ngược lại. Một quốc gia phát triển tốt thì mức độ giao dịch diễn ra sôi
động và thị trường hối đoái càng có điều kiện phát triển tốt hơn.
- Ngoài ra, các yếu tố như lãi suất, lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái theo hai
hướng ngược nhau. Khi lãi suất tăng thì cầu về nội tệ sẽ tăng làm cho đồng nội tệ tăng giá
nên tỷ giá sẽ giảm và ngược lại. Đối với lạm phát khi lạm phát tăng, thì giá cả hàng hóa


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

trong nước sẽ tăng làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, lượng cung tiền trong nuớc
tăng lên làm cho giá trị nội tệ sẽ giảm hay tỷ giá sẽ tăng.
- Mức dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương cũng có tác động đến tỷ giá hối đoái.
Khi dự trữ ngoại hối tăng thì cung ngoại tệ trên thị trường giảm và tỷ giá sẽ tăng do ngoại
tệ tăng giá.

- Chi tiêu ngân sách của chính phủ cũng tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Khi ngân
sách thâm hụt do chính phủ chi tiêu nhiều thì giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ tăng làm cho
xuất khẩu giảm nên tỷ giá sẽ tăng.
- Các quy định về giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối cũng tác động đến mức
cung cầu tiền tệ các nước. Nếu quy định thông thoáng tự do thì sẽ có nhiều người giao
dịch mua bán và thị trường sẽ hoạt động hiệu quả không nghiêng về phía cung như thị
trường ngoại hối Việt Nam.
- Cuối cùng, các loại công cụ , dịch vụ trên thị trường càng đa dạng phong phú thì thị
trường ngoại hối càng phát triển.
3. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế đến thị trường ngoại hối Việt Nam

Hội nhập kinh tế tạo điều kiện giúp các nước tham gia có thể phát huy những tiềm
năng của nền kinh tế đồng thời tận dụng được những ưu thế của các quốc gia khác, căn cứ
vào tiêu chí của quá trình hội nhập là đảm bảo sự công bằng trong giao dịch thương mạitài chính nhằm hướng tới mục đích hợp tác và cùng phát triển.
Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng
do sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô hướng đến nền kinh tế thị trường, qua đó tác
động đến cung cầu ngoại tệ, cụ thể là ảnh hưởng do: tự do hóa thương mại, mở cửa thị
trường dịch vụ, giảm dần các hạn chế trong thị trường tài chính, là những hoạt động có
liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ và trực tiếp gia tăng nguồn cung và cầu ngoại
tệ.
4. Chính sách kiều hối
Tác động đến thị trường ngoại hối
-

Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nhằm ổn định tỷ giá


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam
-


Góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia giúp tang năng lực can thiệp vào

thị trường của Ngân hang nhà nước
Tăng cường nguồn cung ngoai tệ, đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường giúp
ổn định thị trường ngoại hối
- Lượng kiều hối tăng nhanh nhưng nguồn kiều hối khong được thu hút hoàn
toàn vào hệ thống ngân hang ( nhất là những thời điểm tỉ giá trên thị trường tự do
cao hơn tỉ giá niêm yết của ngân hàng) dẫn đến một phần kiều hối bán ra chợ đen
đã làn trầm trọng them trình trạng đôla hóa tiền mặt trong nền kinh, Ngân hàng nhà
nước khó kiểm soát được hoàn toàn thị trường ngoại hối

5. Thị trường ngoại tệ không chính thức (thị trường chợ đen)

Tỷ giá thị trường tự do được quyết định bởi cung cầu thị trường tự do. Các nguồn
cung và cầu trên thị trường tự do bao gồm: kiều hối,du lịch nước ngoài, buôn lậu và
các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn ngoại tệ chính thức. Giao dịch tự do
được thực hiện chủ yếu tại các tiệm vàng hoặc đại lý thu đỏi ngoại tệ không chính
thức
Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen là một tất yếu xuất phát từ thực trạng
kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam.Nắm bắt được những tns hiệu thị
trường này, nơi mà các lực thị trường về cơ bản là không điều phối được các quy định
hành chính, có thể giúp ích công tác điêu hành tỷ giá
So với tỷ giá USD của ngân hàng , tỷ giá USD ở chợ đen phần nào phản ánh cung
cầu, giá cả trên thị trường chính thức. bằng chứng là mỗi khi tỷ giá trên thị trường
chính thức tăng, giảm thì tỷ giá trên thị trường chợ đen cũng tăng giảm theo
Tuy nhiên thị trường có 2 tỷ giá sẽ bao ham cả nguy cơ đầu cơ lũng đoạn thị trường


Triệt phá đầu cơ lũng đoạn thị trường


Tỷ giá thị trường chợ đen “nóng” như hiện nay, một phần phản ánh cung - cầu,
nhưng trong đó có đầu cơ lũng đoạn.Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do song song
với thị trường chính thức với sự lan truyền của các tin đồn thất thiệt tạo tâm lý lo ngại
cho người dân. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá trên thị trường tự do có độ chênh lệch lớn s


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

với thị trường chính thức đã tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ lũng đoạn , làm ảnh
hưởng đến thị trường ngoại hối
Các chuyên gia kinh tế phân tích, khi dập tắt được đầu cơ lũng đoạn, dập tắt được
kỳ vọng ảo, Chính phủ cho thấy sự bảo đảm kiểm saots tốt cung – cầu ngoại tệ cân
bằng, kỳ vọng này sẽ không còn,tỷ giá ổn định lại
Vì vậy, để giải bài toán tỷ giá cần có một gói giải pháp cấp bách nhằm đem lại sự
ổn định cho thị trường ngoại hối VN. Trong đó, kể cả giải pháp kinh tế và những giải
pháp hành chính, mới có thể can thiệp được tình trạng phức tạp về ngoại tệ hiện nay,
nhất là nạn đầu cơ lũng đoạn thị trường
IV. GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một cơ chế pháp lý, thiết chế theo hướng khẳng định
thị trường ngoại hối phát triển theo cung cầu, các biện pháp đảm bảo an toàn thông qua
việc cho phép cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phong toả việc chuyển tiền
hoặc tài sản của cá nhân, tổ chức có liên quan đến các lĩnh vực như khủng bố, rửa tiền bất
hợp pháp.
- Cần có quy định tương đối thông thoáng về thị trường ngoại hối với đối tượng tham gia
thị trường và các công cụ của thị trường.
- Từng bước nới lỏng các giao dịch vốn bằng việc nhấn mạnh đến việc quản lý và giám
sát các luồng vốn ngoại tệ vào ra thông qua hệ thống ngân hàng được phép, thông qua các
tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép áp dụng cho từng loại hình giao dịch vốn.
- Quy định rõ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoai đối với lợi nhuận, nguồn thu hợp pháp,

quyền được chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về nước.
- Các luồng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng cần được lựa chọn mở rộng từng bước theo
thứ tự đầu tư trực tiếp đến đầu tư gián tiếp để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
- Một vấn đề quan trọng khác là hoạt động vay, trả nợ nước ngoài và cho vay thu hồi nợ
nước ngoài cần được thống nhất quản lý theo từng nhóm đối tượng, áp dụng các cơ chế
kiểm soát thông qua cấp phép, quy định tổng hạn mức, đăng ký,...Đồng thời, Việt Nam
cần thể hiện rõ lập trường kiên định và các biện pháp cụ thể trong việc từng bước hạn chế,


Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường ngoại hối ở Việt Nam

tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng đô la hoá, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên
lãnh thổ Việt Nam.
- Một cơ chế tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của Nhà nước cũng là điều cần hướng tới
trong thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế.


V. KẾT LUẬN

Hiện nay, thị trường ngoại hối việt nam vẫn còn nhiều bất cập và có nhiều điểm hạn
chế. Đó có lẽ cũng là một vấn đề bình thường bởi việt nam mới chỉ là những người mới
trong sân chơi thế giới chung. Điều quan trọng là Nhà nước cũng như các bộ ban ngành
đã nhận thức được thực trạng đó, và đang tiến hành những bước đi đúng đằn theo hướng
đưa chính sách đến gần với thực tiễn hơn.
Như vậy qua việc tìm hiểu phân tích các tác nhân tác động đến thị trường ngoại hối
việt nam chúng ta có thể tìm ra những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế hiện
có ở thị trường ngoại hối nước ta.Bằng việc cải tiến một cách tích cực theo hướng đưa thị
trường ngoại hối của Việt Nam hòa nhập với thị trường ngoại hối quốc tế, đưa hoạt động
của các ngân hàng thương mại phát triển
Theo hướng đa dạng hóa, có hiệu quả, và thiết thực; đưa các doanh nghiệp của việt

nam tiếp cận, học tập, tiến tới tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh tiến tiến của
các nước phát triển cũng như tiếp cận được với một số công cụ phòng ngừa rủi ro hữu
hiệu trong bối cảnh thị trường thế giới đang diễn ra không ngừng và có nhiều biến động
bất thường không thể lường trước được.


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Web
2. Giáo trình kinh tế quốc tế (Đỗ Đức Bình) – Nhà xuất bản giáo dục
3. Web Tổng cục thống kê />
4. Giáo trình “Kinh tế học vĩ mô” – NXB Giáo dục Việt Nam
5. Tạp chí tài chính />6.Hội đầu tư Forex Việt Nam :

/>
%C3%A0-%C4%90%E1%BA%A7u-T%C6%B0-Forex-Vi%E1%BB%87t-Nam447527618648954/?fref=nf
7.



×