Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý hoạt động xây dựng môi trường làm việc tích cực tại trường trung học phổ thông thị xã mường lay tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƢƠNG XUÂN TRƢỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ MƢỜNG LAY TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƢƠNG XUÂN TRƢỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ MƢỜNG LAY TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích

HÀ NỘI, 2015



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi luôn nhận
đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu
trƣờng Đại Học Giáo Dục - Đại Học Quốc Gia hà Nội, cùng các thầy cô giáo đã
giúp đỡ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích,
ngƣời cô đã tận tình giúp đỡ, truyền cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, phòng tổ
chức cán bộ cùng các thầy cô giáo công tác tại văn phòng sở GDĐT Điện Biên,
Ban giám hiệu, phòng đào tạo trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Điện Biên đã tạo mọi
điều kiện để chúng tôi học tập đƣợc tốt nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên
tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay, Ban giám đốc, giáo viên, nhân viên tại
Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi yên tâm
học tập tại trƣờng ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.
Mặc dù hết sức cố gắng nỗ lực nhƣng luận văn cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy cô
giáo, sự tham gia góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp bạn bè để luận văn đƣợc hoàn
thiện hơn, bản thân tôi cũng nhận thức rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Điện Biên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Dƣơng Xuân Trƣờng

i



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL: Cán bộ quản lý

LĐTT: Lao động tiên tiến

CNTT: Công nghệ thông tin

NV: Nhân viên

CSVC – KT: Cơ sở vật chất – kỹ

ML: Mƣờng Lay

thuật

MT: Môi trƣờng

CMHS: Cha mẹ học sinh

MTGD: Môi trƣờng giáo dục

BGDĐT: Bộ Giáo dục đào tạo

MTSP: Môi trƣờng sƣ phạm

BTC: Ban tổ chức

NQ: Nghị quyết


ĐHGD: Đại học giáo dục

PPGD: Phƣơng pháp giảng dạy

ĐHQG: Đại học Quốc Gia

QĐ: Quyết định

ĐHSP: Đại học sƣ phạm

QT: Quan trọng

ĐHTN: Đại học tự nhiên

QL: Quản lý

ĐTNCS: Đoàn thanh niên cộng sản

QLGD: Quản lý giáo dục

GV: Giáo viên

QLNT: Quản lý nhà trƣờng

GVDG: Giáo viên dạy giỏi

RQT: Rấ t quan tro ̣ng

GDTX: Giáo dục thƣờng xuyên


RKQT: Rất không quan trọng

GDĐT: Giáo dục đào tạo

RKT: Rấ t khả thi

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

RKKT: Rất không khả thi

HCM: Hồ Chí Minh

TBDH: Thiết bị dạy học

HS: Học sinh

THPT: Trung học phổ thông

KT-XH: Kinh tế xã hội

THCS: Trung học cơ sở

KTĐG: Kiểm tra đánh giá

TW: Trung ƣơng

KCYK: Không có ý kiến

TTg: Thủ tƣớng


KQT: Không quan trọng

TT: Thông tƣ

KT: Khả thi

TTCM: Tổ trƣởng chuyên môn

KCYK: Không có ý kiến

VHNT: Văn hóa nhà trƣờng

KKT: Không khả thi

VHTC: Văn hóa tổ chức

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn......... ................................... .................................................................i
Danh mục chữ viết tắt...........................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục bảng......................................................................... . .........................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI
TRƢỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC TRONG NHÀ TRƢỜNG ...................... 8
1.1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................ 8
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................... 11

1.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý ............................................................ 11
1.2.2. Quản lý giáo dục, nội dung quản lý giáo dục ........................................... 12
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng.................................................................................... 13
1.2.4 Văn hóa tổ chức.......................................................................................... 14
1.2.5 Văn hóa nhà trƣờng .................................................................................... 14
1.3. Môi trƣờng làm viê ̣c tích cực trong trƣờng THPT....................................... 17
1.3.1. Khái niệm về môi trƣờng .......................................................................... 17
1.3.2. Môi trƣờng giáo dục .................................................................................. 18
1.3.3 Môi trƣờng làm việc trong trƣờng THPT .................................................. 18
1.3.4. Môi trƣờng làm việc tích cực trong nhà trƣờng ........................................ 23
1.4. Vai trò của Hiệu trƣởng trong quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm
việc tích cực trong nhà trƣờng ............................................................................ 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC TẠI TRƢỜNG THPT THỊ XÃ
MƢỜNG LAY - TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................ 30
2.1. Đặc điểm KT - XH thị xã Mƣờng Lay - Điện Biên ..................................... 31

iii


2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, văn hóa, tỉ lệ các dân tộc tại thị xã Mƣờng Lay - Tỉnh
Điện Biên ............................................................................................................. 31
Thị xã Mƣờng Lay có địa bàn hẹp, dân cƣ tập trung tại nơi trung tâm nên trình
độ dân trí tƣơng đối cao, là địa phƣơng đã hoàn thành công tác phổ cập và xóa
mù chữ từ năm 2003, điện lƣới, bƣu chính, viễn thông rất thuận lợi, các hoạt
động văn hóa, thể dục thể thao khá phát triển, nhân dân tại thị xã Mƣờng Lay có
bản sắc văn hóa dân tộc Thái và H'Mông khá phong phú nên có nhiều thuận lợi
về phát triển KT-XH và giáo dục tại địa phƣơng; .............................................. 32
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục tại thị xã Mƣờng Lay ................................. 32

2.1.2.1. Quy mô phát triể n giáo du ̣c thi ̣xã Mƣờng Lay tin̉ h Điê ̣n Biên ............. 32
Theo số liệu thống kê đầu năm học của toàn ngành giáo dục thị xã Mƣờng Lay
đầu năm 2015 – 2016 của tất cả các cấp học nhƣ sau:........................................ 32
2.1.2.2 Thuận lợi ................................................................................................. 32
2.1.3. Thực trạng chất lƣợng giáo dục tại trƣờng THPT Thị xã Mƣờng Lay ..... 34
2.2. Thực trạng môi trƣờng làm việc tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ........ 39
2.2.1. Quy mô trƣờng lớp, tổ chức bộ máy trong nhà trƣờng ............................. 39
2.2.2. Thực trạng môi trƣờng vật chất trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay............ 40
2.2.2. Thực trạng môi trƣờng văn hóa trong trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay .. 46
2.2.3. Thực trạng về phân công lao động và văn hóa quản lý nhà trƣờng của
Hiệu trƣởng ......................................................................................................... 57
2.2.4. Thực trạng về đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ đội ngũ ............................................................................................................ 63
2.3. Đánh giá chung về thƣ̣c tra ̣ng môi trƣờng làm việc tại trƣờng THPT thị xã
Mƣờng Lay .......................................................................................................... 67
2.3.1. Thực trạng môi trƣờng làm việc tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ..... 67
2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 69
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI
TRƢỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC TẠI TRƢỜNG THPT THỊ XÃ
MƢỜNG LAY - TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................ 74

iv


3.1. Định hƣớng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực tại
trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ......................................................................... 74
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................ 74
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện ........................................................... 74
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống............................................................ 75
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................. 75

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................ 75
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................. 75
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực tại
trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ......................................................................... 75
3.3.1. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng vật chất trong trƣờng
THPT thị xã Mƣờng Lay ..................................................................................... 76
3.3.2. Chia sẻ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi tại trƣờng THPT thị xã ML .......... 79
3.3.3. Xây dựng truyền thống, thƣơng hiệu nhà trƣờng của trƣờng THPT thị xã
Mƣờng Lay .......................................................................................................... 83
3.3.4. Tạo động lực cho đội ngũ trong trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ........... 85
3.3.5. Xây dựng các mối quan hệ trong trƣờng trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay
............................................................................................................................. 89
3.3.6. Phát triển văn hóa quản lý nhà trƣờng của Hiệu trƣởng trƣờng THPT thị
xã Mƣờng Lay ..................................................................................................... 92
3.4. Mố i quan hê ̣ giƣ̃a các biê ̣n pháp quản lý xây dựng môi trƣờng làm việc tích
cực trong trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ......................................................... 96
3.5. Khảo nghiệm về mức độ đồng thuận đối với sự quan trọng và khả thi của
các biện pháp đề xuất .......................................................................................... 96
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................. 96
3.5.2. Đối tƣợng khảo nghiệm............................................................................. 96
3.5.3. Mƣ́c đánh giá Bảng 3.3 – Bảng sƣ̉ du ̣ng thang đo Likert với mƣ́c đô ̣ quan
trọng và khả thi .................................................................................................... 96
3.5.4. Các biện pháp đƣợc khảo nghiệm ............................................................. 97

v


3.5.5. Kế t quả khảo nghiê ̣m ................................................................................ 97
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 102

1. Kết luận ......................................................................................................... 102
2. Khuyến nghị .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 105
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 107

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1- Chín bƣớc lên kế hoạch thay đổi văn hóa tổ chức nhà trƣờng ............. 8
Bảng 1.2 các dấu hiệu đặc trƣng của VHNT lành mạnh..................................... 15
Bảng 2.1- Quy mô phát triể n giáo du ̣c thi ̣xã Mƣờng Lay tin̉ h Điê ̣n Biên ......... 32
Bảng 2.2- Khảo sát chất lƣợng đầu vào năm học 2010-2011 ............................. 34
Bảng 2.3- Khảo sát chất lƣợng đầu vào năm học 2011 – 2012 .......................... 35
Bảng 2.4- Khảo sát chất lƣợng dạy và học từ năm 2008 – 2011 ........................ 35
Bảng 2.5- Khảo sát chất lƣợng dạy và học từ năm 2012 – 2015 ........................ 36
Bảng 2.6- Bảng kết quả thi học sinh cấp tỉnh từ 2009 - 2015............................. 37
Bảng 2.7- Bảng khảo sát học sinh nghỉ học ....................................................... 38
Bảng 2.8- Quy mô trƣờng lớp trƣờng THPT thị xã ML ..................................... 39
Bảng 2.9- Tổ chức bộ máy trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay ............................. 40
Bảng 2.10 Mô tả các nội dung điều tra thực trạng sử dụng phƣơng tiện, TBDH.
............................................................................................................................. 44
Bảng 2.11 điều tra thực trạng sử dụng thiết bị trong nhà trƣờng ........................ 45
Bảng 2.12- Điều tra thực trạng với đối tƣợng CBQL, GV, NV, số lƣợng 38 .... 48
Bảng 2.13 Điều tra thực trạng với đối tƣợng là phụ huynh học sinh, số lƣợng 42
............................................................................................................................. 48
Bảng 2.14 Điều tra thực trạng với đối tƣợng là học sinh số lƣợng 71 ................ 49
Bảng 2.15 Điều tra về giáo dục định hƣớng đối với học sinh, số lƣợng 71 ....... 49
Bảng 2.16- Thực trạng tạo động lực cho đội ngũ CB, GV, NV, số lƣợng 38. .. 51
Bảng 2.17–Thực trạng về quan hệ giữa hiệu trƣởng với GV,NV, số lƣợng 38.. 53

Bảng 2.18 - Điều tra thực trạng quan hệ ứng xử trong đồng nghiệp, số lƣợng 38
............................................................................................................................. 54
Bảng 2.19- Điều tra thực trạng quan hệ, ứng xử giữa GV và HS ....................... 55
Bảng 2.20 –Thực trạng quan hệ, ứng xử giữa GV và CMHS ............................. 56
Bảng 2.21 – Điều tra thực trạng phân công lao động trong nhà trƣờng, số lƣợng
38 CB, GV, NV ................................................................................................... 58
Bảng 2.22- Thực trạng về văn hóa quản lý của Hiệu trƣờng .............................. 61

vii


Bảng 2.23 – Thực trạng nhu cầu và khả năng đáp ứng sáng tạo trong nghề
nghiệp của đội ngũ CB, GV, NV ........................................................................ 64
Bảng 2.24- Điều tra thực trạng khả năng thích ứng của đội ngũ CB, GV, NV, số
lƣợng 38............................................................................................................... 65
Bảng 2.25 Nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ CB, GV, NV .................................................................. 66
Bảng 3.1 – Bảng yêu cầu về các ứng xử trong trƣờngTHPT thị xã Mƣờng Lay 91
Bảng 3.2 – Bảng yêu cầu về phát triển văn hóa quản lý của Hiệu trƣởng .......... 94
Bảng 3.4 – Bảng các biê ̣n pháp đƣơ ̣c khảo nghiê ̣m ............................................ 97
Bảng 3.5 – Bảng kết quả khảo nghiệm mƣ́c đô ̣ quan tro ̣ng ................................ 97
Bảng 3.6 Biểu đồ xác định mức độ quan trọng ................................................... 98
Bảng 3.7 – Bảng kết quả khảo nghiệm ở mức độ khả thi ................................... 98
Bảng 3.8 – Biểu đồ xác đinh mức độ khả thi ...................................................... 98
Bảng 3.9 Mối tƣơng quan giữa mức độ quan trọng và mức độ khả thi ............. 99

viii


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay, tiền thân là trƣờng cấp 2 - 3 Lai Châu
đƣơ ̣c thành lâ ̣p năm 1963, đặt tại thị trấn Lai Châu (nay là thi ̣ xã Mƣờng Lay)trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Lai Châu giai đoạn đó. Nhà trƣờng đón nhận
các học sinh ở các địa bàn thuô ̣c các huyê ̣n Tủa Chùa, Sìn Hồ, Mƣờng Lay (nay
là Mƣờng Chà ), Phong Thổ, Tam Đƣờng, Tuần Giáo thuô ̣c tin̉ h Lai Châu . Hơn
50 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, nhà trƣờng luôn là cái nôi đào tạo
nguồn nhân lực với hơn 12000 lƣợt học sinh ra trƣờng. Nhà trƣờng luôn là lá cờ
đầu trong tỉnh về chất lƣợng dạy và học, rất nhiều các thế hệ học trò trƣởng
thành trên nhiều cƣơng vị, nhiều lĩnh vực trên khắ p mo ̣i miề n đấ t nƣớc, đó chiń h
là niềm tự hào của nhà trƣờng , của các thế hệ thầy cô giáo , của các bậc phụ
huynh học sinh của Điện Biên.
Năm 1994, tỉnh Lai Châu có biến động rấ t lớn là chuyển t oàn bộ các cơ
quan đầu não của tỉnh Lai Châu từ thị xã Lai Châu về huyện Điện Biên nay là
thành phố Điện Biên, chính vì vậy nhà trƣờng cũng có rất nhiều những biến
động, nhiề u giáo viên xin thuyên chuyể n , tuyển mới gặp khó khăn gây nên tình
trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Có những môn vào năm học đƣợc hai tháng
mới tuyển dụng đƣợc giáo viên nhƣ môn Hóa, môn Sinh. Những giáo viên ở lại
thì chƣa an tâm công tác, cơ sở vật chất cũng ít đƣợc quan tâm đầu tƣ hơn trƣớc
nên mọi hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng gặp rất nhiều khó khăn. Năm
2004, thực hiện quyết định của thủ tƣớng chính phủ phê duyê ̣t phƣơng án xây
dựng thủy điện Tạ Bú - Sơn La và chia tách địa giới hành chính tỉnh Lai Châu
thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mƣờng
Lay) là vùng di dân tái định cƣ thuộc dự án thủy điện Tạ Bú - Sơn La. Mô ̣t lầ n
nƣ̃a, thị xã Mƣờng Lay lại bị đảo lộn, đội ngũ trong nhà trƣờng lại biến động
mạnh, khối lƣợng công việc trên mỗi thầy cô giáo tăng lên gấp nhiề u lầ n vì vƣ̀a
di chuyể n để giải phóng mặt bằng , vƣ̀a ổ n đinh
̣ nơi ở , nơi làm việc, chăm lo nơi

1



ở cho các em học sinh nội trú nên việc quan tâm, giảng dạy cho các em chƣa
đƣợc quan tâm chu đáo, kết quả dạy và học khá thấp.
Theo thố ng kê , kết quả dạy và học trong ba năm từ 2008 – 2011 là rất
đáng lo nga ̣i cu ̣ thể là : xếp loại học tập yếu kém cỡ 53%, tỉ lệ học sinh bỏ học
năm 2008 lên tới 11%, kết quả thi học sinh giỏi các cấp, thi Đại học, Cao đẳng
kết quả đạt đƣợc rất khiêm tốn. Không chỉ vậy, các vấn đề an ninh, tệ nạn xã
hội, ma túy, bạo lực học đƣờng tại địa phƣơng vào thời điểm này đang rất phức
tạp ảnh hƣởng không nhỏ đến học tập của các em.
Nhìn tổng thể trên nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, tình trạng "Dạy không
thật, học không thật" cũng khá phổ biến, tạo ra rất nhiều vụ bê bối, điển hình
nhƣ vụ thầy giáo Vũ Việt Khoa, vụ trƣờng THPT dân lập Đồi Ngô về tiêu cực
trong thi cử, nhiều vụ bạo lực trong học đƣờng, ma túy, giết ngƣời, cƣớp của để
lấy tiền chơi game đang để lại nhiều nhức nhối, đau lòng. Nhiều thầy cô giáo đã
không giữ đƣợc cái đạo làm thầy , không giữ gìn đạo đức nhân phẩm nhà giáo
đang là nhƣ̃ng vấ n đề nóng bỏng gây mất lòng tin trong nhân dân, làm méo mó
đi khuôn vàng thƣớc ngọc. Đây là những hồi chuông báo động đòi hỏi toàn
ngành giáo dục phải tự đánh giá, phải có sự thay đổi mạnh mẽ để giáo dục thật
sự là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
Từ những thực trạng nhƣ trên, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động cuộc
vận động "hai không"; Cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo"; Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực" và nhiều cuộc vận động phong trào khác để ổn định dƣ luận , củng cố
lòng tin của nhân dân đối với ngành Giáo dục . Đồng thời Bô ̣ GD &ĐT cũng chỉ
đa ̣o các sở GDĐT , các nhà trƣờng trên toàn quốc thƣ̣c hiê ̣n công tác

đổi mới

quản lý giáo dục, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá
nhằ m nâng cao chấ t lƣơ ̣ng da ̣y và ho ̣c . Đặc biệt, BCH Trung ƣơng Đảng đã ban

hành nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, nghị quyết hội nghị
trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo[1]
phản ánh sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp Giáo dục và
2


Đào tạo, mở ra những cơ hội mới nhƣng cũng đầy thách thức cho Giáo du ̣c Viê ̣t
Nam nói chung và các nhà trƣờng nói riêng.
Trong một nhà trƣờng, để thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào,
chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho đổi mới căn bản toàn diện lĩnh vực giáo dục đào
tạo theo tinh thần của nghị quyết 29-NQ/TW[1] nâng cao chất lƣợng dạy và học
phải bắt đầu từ QLNT. QLNT có vai trò rất quan trọng từ việc cụ thể hóa các
chủ trƣơng, chính sách, các mục tiêu giáo dục, đến các quá trình tổ chức thực
hiện mọi hoạt động Giáo dục trong nhà trƣờng. Các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục, những nhà quản lý cả trong và ngoài nƣớc đã
đƣa ra đƣợc nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý, những công trình
này cũng đã đƣợc khảo nghiệm qua thực tiễn đƣợc mọi tổ chức, các cơ sở kinh
doanh, các cơ quan công sở đón nhận vì đó là một khoa học thật sự, đem lại cho
tổ chức những thành công và nguồn lợi rất lớn cho xã hội.
Một số các quan điểm, cơ sở lý luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu đã có những kết luận rất phù hợp với đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu về quản lý tổ chức Barnard [16, Tr.69] đã khẳng định “cần khai
thác các tính trội của hệ thống tổ chức. Có nghĩa là tổ chức sẽ tạo đƣợc kết quả
lớn hơn kết quả của từng bộ phận trong tổ chức cộng lại. Chẳng hạn NSLĐ của
tập thể bao giờ cũng lớn hơn NSLĐ của từng cá nhân, bộ phận cộng lại. Hoặc
tạo ra những khả năng mới của hệ thống”; Koontz và O’Donnell cũng xác định:
“Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con ngƣời quan trọng hơn là công
việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có
một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trƣờng mà trong đó các cá
nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các

mục tiêu đã định” [8,Tr1]; Tác giả Đặng Quốc Bảo[3,tr3] cũng khẳng định:
"Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân
công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong
việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có
ngƣời đứng đầu. Đây là hoạt động để ngƣời thủ trƣởng phối hợp nỗ lực với các
3


thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đề ra";
Tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn thị Mỹ Lộc [5,tr9] đã định hƣớng: "Quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo(lãnh đạo), và kiểm tra"; Tác giả Nguyễn
Lân Dũng [6]có bài viết "Thực trạng giáo dục và những kiến nghị", đã trích lời
của nhà giáo Huỳnh Công Minh nguyên giám đốc sở GDĐT Thành phố Hồ Chí
Minh: "Cơ chế tổ chức quản lý, phải đổi mới mạnh mẽ từ quan liêu bao cấp
sang cơ chế tự chủ nhà trường, không chờ đợi, ỷ lại vào cấp trên mà phải tạo
điều kiện cho từng giáo viên sáng tạo, tự giác chấp hành luật pháp, thực hiện
quy chế với ý thức tổ chức kỷ luật cao, đồng thời chủ động thể hiện từng động
tác giáo dục phù hợp và hiệu quả với từng học sinh trong quá trình dạy học như
những nhà giáo dục thực thụ". Bàn về môi trƣờng giáo dục, tác giả Phạm Hồng
Quang đã nhấn mạnh "Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần
quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng
hơn là yếu tố môi trường thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động
năng động và sáng tạo hơn. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường
giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại".[20,Tr8].
Từ kết quả dạy học còn rất thấp tại nhà trƣờng, những thực trạng của toàn
ngành giáo dục trên cả nƣớc , tƣ̀ những đánh giá, nhâ ̣n xét của các nhà lãnh đạo,
nhà khoa học, nhà quản lý về giáo dục trong và ngoài nƣớc, từ những chủ trƣơng
lớn của Đảng và nhà nƣớc của toàn ngành giáo dục, tôi nhận thấy cần phải có
một hoạt động quản lý đúng đắn, tạo ra đƣợc một môi trƣờng giáo dục trong nhà

trƣờng thân thiện, trong sáng, lành mạnh, năng động để các nhà giáo, các học
sinh giảng dạy và học tập tốt nhất. Vì vậy, với cƣơng vị là Hiệu trƣởng nhà
trƣờng và để hoàn thành tốt nhiệm của mình, tôi đã chọn đề tài "QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC TẠI
TRƢỜNG THPT THỊ XÃ MƢỜNG LAY- TỈNH ĐIỆN BIÊN" để có thể phát
triển đƣợc một môi trƣờng làm viê ̣c tố t , mang đế n cho các thầy cô giáo mô ̣t bầ u
không khí làm viê ̣c vui tƣơi , hợp tác, cộng đồng trách nhiệm, phát huy đƣợc trí
4


lực tập thể, học trò sẽ có đƣợc nhiề u cơ hô ̣i nhấ t trong trong học tập và thƣ̣c tiễn
cuô ̣c số ng sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
làm việc tích cực tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và thực trạng môi trƣờng làm việc tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay tỉnh
Điện Biên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực tại trƣờng THPT thị xã
Mƣờng Lay – Tỉnh Điện Biên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý về các hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc
tích cực tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay - Điện Biên.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực tại trƣờng
THPT thị xã Mƣờng Lay- Tỉnh Điện Biên là quản lý những vấn đề gì? Cần
những biện pháp nào để xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực tại trƣờng THPT
thị xã Mƣờng Lay tỉnh Điện Biên?
5. Giả thuyết khoa học

Môi trƣờng làm việc tích cực đƣợc các nhà nghiên cứu xác định có các
đặc điểm chung sau:
- Có khả năng đáp ƣ́ng đƣơ ̣c các điề u kiê ̣n làm viê ̣c cho đội ngũ CBQL ,
GV, NV trong nhà trƣờng, đảm bảo các hoạt động giáo dục và các hoạt động
dạy học trong nhà trƣờng diễn ra tốt đẹp và đạt kết quả cao.
- Có khả năng phát huy đƣợc lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ
lực hết mình của đội ngũ CBQL, GV, NV trong nhà trƣờng.
- Khai thác đƣợc tài năng tiềm ẩn, sức sáng tạo trong đội ngũ CBQL, GV,
Nhân viên trong các hoạt động của quá trình giáo dục, dạy học và các nhiệm vụ
khác.

5


- Phát huy đƣợc ƣu thế của tổ chức bằng huy động trí lực tập thể thông
qua lao động hợp tác, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ khó khăn trong công việc
trong tập thể.
- Phát huy đƣợc ƣu thế của khoa học, kỹ thuật và công nghệ bằng khả
năng làm chủ và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của đội ngũ trong
các hoạt động nghiên cứu, học tập, quản lý, giảng dạy và các nhiệm vụ khác.
Vì vậy nếu Hiệu trƣởng và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp tác
đoàn kết xây dựng môi trƣờng làm việc tích trong nhà trƣờng thì chất lƣợng dạy
và học trong nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng lên rõ rệt.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa các lý thuyết và xác định đƣợc cơ sở khoa học về quản lý
hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực trong nhà trƣờng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định đƣợc thực trạng môi trƣờng làm việc tại trƣờng THPT thị xã
Mƣờng Lay.

Đề xuất các biện pháp quản lý để xây dƣ̣ng môi trƣờng làm viê ̣c tích cƣ̣c
tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm
việc tích cực trong trƣờng THPT.
- Phân tích, điều tra thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm
việc tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay – Điện Biên.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc
tích cực tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay tỉnh Điện Biên để nâng cao chất
lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng trong thời gian tới.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối
hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
6


quát hoá lý thuyết từ các nguồn tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà
trƣờng, môi trƣờng để xác định khung lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp phỏng vấn
- Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
8.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp chuyên gia
9. Giới hạn của đề tài nghiên cứu

9.1. Giới hạn nội dung
Luận văn nghiên cứu lý luận, thực trạng và quản lý hoạt động xây dựng
môi trƣờng làm việc tích cực tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay – Điện Biên.
9.2. Giới hạn đối tượng khảo sát:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong trƣờng
THPT thị xã Mƣờng Lay – Điện Biên.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm
việc tích cực trong nhà trƣờng.
Chƣơng 2: Điều tra thực trạng về quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
làm việc tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay.
Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng
làm việc tích cực tại trƣờng THPT thị xã Mƣờng Lay.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI
TRƢỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC TRONG NHÀ TRƢỜNG
1.1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực
trong nhà trƣờng. Để định hƣớng nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung vào các
nghiên cứu về quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng làm việc tích cực từ
phƣơng diện văn hóa nhà trƣờng. Trong quá trình thực hiện đề tài, những cơ sở
lý luận, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến môi trƣờng làm việc
nói chung, môi trƣờng làm việc trong nhà trƣờng nói riêng đƣợc tìm hiểu và
chọn lọc làm cơ sở lý luận.

Phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở
Việt Nam, có thể kể đến một số đề tài khoa học, một số luận văn, công trình
nghiên cứu, các tài liệu, một số bài viết, có liên quan mà đề tài sẽ trích dẫn và sử
dụng nhƣ sau:
1. Chƣơng trình nghiên cứu của Viện Đại học quốc tế, ĐHQG-HCM với
đề tài “chín bước lên kế hoạch thay đổi văn hóa tổ chức của nhà trường” [24,
Tr,3, 6]. Trong báo cáo, các tác giả đã đƣa ra quan điểm là “cần phải thay đổi
văn hóa tổ chức dựa trên mệnh lệnh và kiểm soát, thành văn hóa tổ chức có khả
năng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cao trong tƣơng lai”, “Hồ sơ văn hóa tổ
chức của mỗi đơn vị đều phản ánh những đặc điểm bên trong là: phong cách
quản lý, kế hoạch chiến lƣợc, bầu không khí của các mối quan hệ, hệ thống khen
thƣởng, phƣơng tiện kết nối, sự lãnh đạo và những giá trị cơ bản của tổ chức
ấy”. Đề tài cũng đã đƣa ra đƣợc “chín bước lên kế hoạch để thay đổi văn hóa tổ
chức của nhà trường”:
Bảng 1.1- Chín bƣớc lên kế hoạch thay đổi văn hóa tổ chức nhà trƣờng
Bước 1: Đạt đƣợc đến sự đồng thuận về
đặc điểm văn hóa hiện tại.

Bước 4: Xác định những câu chuyện minh
họa.

Bước 2: Đạt đƣợc đến điểm đồng thuận về
lọa văn hóa mong muốn trong tƣơng lai.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động.
Bước 6: Xác định những gì có thể làm
đƣợc ngay dù là nhỏ.

Bước 3: Xác định những đặc điểm văn hóa
này có nghĩa gì và không có nghĩa gì.


8


Bước 7: Xây dựng năng lực lãnh đạo phù

Bước 9: Xây dựng chiến lƣợc truyền

hợp.

thông.

Bước 8: Xây dựng những điểm mốc,
những tiêu chuẩn đánh giá và thƣớc đo.

2. Tác giả Nguyễn Viết Lộc trong nghiên cứu về “văn hóa tổ chức Đại
học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập” [17,Tr.230] đã nêu
rõ: “Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, văn hóa tổ chức có vai trò
hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho tổ
chức nhờ phát huy được nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn
lực ngoại sinh”;
3. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, thực trạng giáo dục Việt Nam
và những định hƣớng đổi mới [15]. Tác giả đã đƣa ra một bức tranh toàn cảnh
thực trạng về giáo dục Việt Nam, đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT cơ hội và
thách thức, những bài toán về giáo dục Việt Nam cần phải giải quyết, các giải
pháp chung và các giải pháp đề xuất.
4. Tác giả Phạm Hồng Quang trong sách “Môi trường giáo dục”[20,Tr.8],
tác giả đã đƣa ra đƣợc khái niệm về “môi trƣờng giáo dục”, “các thành tố của
môi trƣờng giáo dục”, “vai trò của môi trƣờng giáo dục với sự hình thành nhân
cách và phát triển tài năng của học trò”.

5. Lê Thị Ngoãn với luận văn “Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở
trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định”[19] đã nêu đƣợc vai trò quan trọng
của văn hóa nhà trƣờng đối với sự phát triển nhà trƣờng, đồng thời đƣa ra những
biện pháp quản lý rất thực tiễn tại trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.
6. Bài viết trên trang "voer.edu.vn", “các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
lao động” và trên trang "tsos.gov.vn", “bàn về tính tích cực nghề nghiệp của
công chức” của tác giả Tạ Ngọc Hải[10]. Cả hai tác giả đã phản ánh rất rõ nét về
vai trò của cơ sở vật chất, phƣơng tiện, thiết bị của môi trƣờng làm việc, ứng
dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng khả năng làm chủ của ngƣời lao
động. Các tác giả đã chỉ ra đƣợc vai trò của các mối quan hệ trong môi trƣờng
làm việc, phân công công việc và chia sẻ quyền lợi, cải thiện đời sống và điều

9


kiện làm việc cho công chức. Phát triển văn hóa quản lý của ngƣời đứng đầu tổ
chức với mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm.
Xét về mặt bản chất, nhà trƣờng là một tổ chức hành chính - sƣ phạm, là
nơi lƣu giữ, truyền bá các tinh hoa văn hóa nhân loại, bản sắc văn hóa dân tộc,
các giá trị, niềm tin, đạo đức xã hội. Nhà trƣờng cũng là nơi cung cấp những
kiến thức chuyên môn, văn hóa xã hội, kỹ năng sống, ứng xử giao tiếp cho các
thế hệ học sinh, giúp ngƣời học phát huy tối đa năng lực bản thân, có định
hƣớng tốt cho tƣơng lai, có khả năng hòa nhập và thích nghi, tồn tại trong đời
sống xã hội. Nhân cách của giáo viên cũng là một thành tố hết sức quan trọng
của môi trƣờng nhà trƣờng.
Nhà trƣờng là một trong ba nền tảng lớn của giáo dục (gia đình, nhà
trƣờng và xã hội), trong nhà trƣờng diễn ra các hoạt động giáo dục, và dạy học,
văn hóa trong nhà trƣờng góp phần hình thành nhân cách cho cả ngƣời dạy

,


ngƣời học và ngƣời quản lý. Nhà giáo vừa là nhà sƣ phạm, nhà trí thức với đầy
đủ các phẩm chất cần thiết nhƣ đạo đức, nghệ thuật, sáng tạo, phƣơng pháp giáo
dục học trò với đầy đủ các ý nghĩa về ƣơm trồng, chăm sóc và phát triển tài năng
cho tƣơng lai, bồi đắp cho học trò tình yêu quê hƣơng đất nƣớc , lòng vị tha ,
những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp và nhân văn . Vì vậy, nhà giáo và học trò
rất cần một môi trƣờng giàu văn hóa, mang đến cho ngƣời dạy, ngƣời học sự
năng động, sáng tạo, tạo nên vị thế, uy tín, lòng tự hào cho các thế hệ thầy cô
giáo, các thế hệ học sinh, thƣơng hiệu và truyền thống nhà trƣờng và rất nhiều
lợi ích cho xã hội.
Môi trƣờng làm việc dung chứa mọi yếu tố con ngƣời, thời gian, tài chính,
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cảnh quan môi trƣờng, các mối quan hệ, bầu
không khí tập thể trong nhà trƣờng, các thể chế, các quy định, quy chế và nhiều
yếu tố khác. Nếu môi trƣờng làm việc trong nhà trƣờng thật sự tích cực sẽ tạo
nên sự đột phá, khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững. Ngƣợc lại, môi trƣờng
làm việc trong nhà trƣờng ấy thiếu tính tích cực sẽ kìm hãm sự phát triển nhƣ
chất lƣợng dạy và học yếu kém, nội bộ mất đoàn kết, kiện tụng kéo dài, cán bộ,
giáo viên, nhân viên không yên tâm công tác, có trạng thái tâm lý chán nản, ỉ lại,
10


trông chờ, thậm chí đối với những ngƣời có năng lực và trình độ, có thể xin
chuyển công tác hoặc xin thôi việc.
Tóm lại, môi trƣờng làm việc tích cực trong nhà trƣờng là môi trƣờng có
đủ các nguồn lực, có cảnh quan môi trƣờng xanh sạch đẹp, có văn hóa nhà
trƣờng để duy trì và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục và các hoạt động dạy
học trong nhà trƣờng, chất lƣợng học sinh ra trƣờng đạt chuẩn so với mục tiêu
giáo dục đặt ra.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý

Khái niệm quản lý (Management) là khái niệm chung và tổng quát. Có rất
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau (Kinh tế, xã hội, giáo dục...) vì vậy khái niệm
quản lý cũng có những quan niệm rất khác nhau.
Các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đã đƣa ra khá nhiều những định
nghĩa tƣơng đối đồng nhất về khái niệm quản lý. Nhà khoa học Frederick
Winslow Taylor (1856-1915) đã thể hiện trong tƣ tƣởng cốt lõi của mình về
quản lý là “Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy xã hội phát
triển”. Ông cũng cho rằng “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời
khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất”[ 7,Tr.237].

Henry Fayol, nhà khoa học ngƣời pháp (1841-1925)

cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng
các hoạt động: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), kiểm tra”. Ông còn
khẳng định “Khi con ngƣời lao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ phải
xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân
phải là mắt lƣới dệt nên mục tiêu của tổ chức” [5,Tr.31] ; Tác giả Trần Khánh
Đức cũng khẳng định rằng: "Quản lý là hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm
phối hợp hành động của một nhóm ngƣời, hay một cộng đồng ngƣời để đạt đƣợc
mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [7,Tr.328].
Quản lý ngày nay đƣợc coi là một trong 5 nhân tố phát triển kinh tế xã hội:
vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản lý. Trong 5 nhân
tố, quản lý giữ vai trò quyết định sự thành công.
11


1.2.2. Quản lý giáo dục, nội dung quản lý giáo dục
1.2.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục
Giáo dục là một bộ phận của xã hội, nên QLGD là một loại hình quản lý

xã hội. Dựa trên khái niệm "quản lý" các nhà nghiên cứu giáo dục đƣa ra nhiều
định nghĩa về QLGD. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: "QLGD là tổ chức các
hoạt động dạy học. Có tổ chức các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính
chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được
giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó
thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước". [11,Tr,9];
Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý
đến tất cả các mắt xích của hệ thống ở các cấp khác nhau (từ trung ương đến
địa phương) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển
GD&ĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.”[14,Tr.10]
Tóm lại quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức (có mục đích, có
tổ chức ) của chủ thể quản lý tới khách thể , thực hiện các chức năng quản lý
nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu GD với
hiệu quả mong muốn. QLGD có hai cấp độ là cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô.
1.2.2.2. Nội dung quản lý giáo dục
Ở Việt Nam, nội dung của quản lý nhà nƣớc về giáo dục đƣợc quy định
tại Điều 99 - Luật giáo dục Việt Nam 2005 [21,Tr,31].
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục.
2. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy hoạch pháp luật giáo dục đào tạo, ban
hành điều lệ nhà trường, quy định hoạt động cơ sở giáo dục - đào tạo.
3. Quy định mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở
vật chất thiết bị trường học, biên soạn, in, xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi và
cấp văn bằng chứng chỉ.
4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo, kiểm định chất lượng
giáo dục - đào tạo.
5. Thực hiện công tác thống kê thông tin về tổ chức hoạt động giáo dục.
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.


12


7. Tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
8. Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
9. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực
giáo dục.
10. Tổ chức quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo.
11. Quy định việc tặng danh hiệu cho người có nhiều công lao cho sự nghiệp giáo
dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật giáo dục, giải quyết kiếu nại, tố cáo, xử lý
hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo.

1.2.3. Quản lý nhà trường
1.2.3.1. Khái niệm quản lý nhà trường
Theo tác giả Lê Thị Ngoãn, trong luận văn “Biện pháp xây dựng văn hóa
nhà trường ở trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định ”: “Nhà trƣờng là một
dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt của XH, thực hiện chức năng kiến tạo các
kinh nghiệm XH cần thiết cho một nhóm dân cƣ nhất định sao cho việc kiến tạo
kinh nghiệm XH đạt đƣợc mục tiêu XH đặt ra. Quản lý nhà trƣờng là một loại
hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ Quản lý giáo dục vi mô”.
[20,Tr,18].
“Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch
hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng, các bộ phận chức năng, các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về GD cấp trên) nhằm làm cho quá trình GD nói chung
và các hoạt động GD - dạy học cụ thể đƣợc tiến hành trong nhà trƣờng đảm bảo
thực hiện tốt các mục tiêu GD của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển
nhà trƣờng”. [19,Tr,18] .
1.2.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Ở Việt Nam, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng đƣợc quy định tại

Điều 58 Luật Giáo dục Việt Nam, 2005 [21,Tr,19]
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương
trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;

13


4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã
hội;
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ
quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.2.4 Văn hóa tổ chức
Tác giả Phạm Quang Huân [12] đã tổng hợp một số định nghĩa về văn
hoá tổ chức nhƣ sau:
- Văn hoá tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và
tƣơng đối ổn định trong tổ chức (Williams, A, Dobson, P & Walters);
- Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn
nhau trong phổ biến trong tổ chức và có xu hƣớng tự lƣu truyền trong thời gian
dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.);
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức đƣợc nhận thức phân biệt nó với các tổ
chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.);
- Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói

quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại
cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi
theo thời gian. (Michel Amiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs – 1993).
1.2.5 Văn hóa nhà trường
1.2.5.1. Văn hóa nhà trường
Theo tác giả Phạm Quan Huân, “Xét về bản chất, mỗi nhà trƣờng là một
tổ chức hành chính – sư phạm”. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu,
chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do
những con ngƣời cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tƣ cách là một tổ chức,
mỗi nhà trƣờng đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định” [12].
Tác giả Phạm Quan Huân cũng khẳng định rằng “văn hoá nhà trường là
văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm”, quan niệm về văn hoá của một
14


tổ chức hành chính – sƣ phạm (Văn hoá nhà trƣờng – School Culture) “Văn hoá
tổ chức của một nhà trƣờng là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen
và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trƣờng, đƣợc các
thành viên trong nhà trƣờng thừa nhận, làm theo và đƣợc thể hiện trong các hình
thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sƣ
phạm” [12].
1.2.5.2 Các dấu hiệu đặc trưng của VHNT lành mạnh được thể hiện [13]:
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh [13] có 8 thứ hạng cao nhất của văn
hóa nhà trƣờng là:
Bảng 1.2 các dấu hiệu đặc trƣng của VHNT lành mạnh
1. Sự đổi mới

5 Tập trung vào kết quả

2. Chấp nhận rủi ro


6 Tập trung vào con ngƣời

3. Trao quyền lực

7 Làm việc nhóm

4. Sự tham gia của mọi ngƣời

8 Sự ổn định

1.2.5.3 Tầm quan trọng của văn hoá nhà trường với chất lượng giáo dục
Tác giả Phạm Quan Huân [12] đánh giá về tầm quan trọng của VHNT đối
với chất lƣợng giáo dục là;
1. Văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào
Đối với nhà trƣờng văn hóa có ý nghĩa rất lớn vì:
- Nhà trƣờng là nơi bảo tồn vào lƣu truyền các giá trị văn hoá nhân loại;
- Nhà trƣờng là nơi đào luyện những lớp ngƣời mới, chủ nhân gìn giữ và
sáng tạo văn hoá cho tƣơng lai;
- Nhà trƣờng là nơi con ngƣời với con ngƣời (ngƣời dạy với ngƣời học)
cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn
hoá, dựa trên những phƣơng tiện văn hoá, trong môi trƣờng văn hoá đại diện cho
mỗi vùng, miền, địa phƣơng.
2. Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc
Động lực sƣ phạm đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một
động lực vô hình nhƣng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ
thể:
15



×