MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Rừng tự nhiên nƣớc ta thể hiện rõ những đặc trƣng cơ bản của rừng mƣa
nhiệt đới, phần lớn là rừng thƣờng xanh, kín tán, nhiều tầng, hỗn giao nhiều loài
cây, khác tuổi với các loài cây gỗ chiếm ƣu thế, có quá trình sinh trƣởng, tái sinh
liên tục.
Điều kiện tự nhiên nhiệt đới nói chung cũng nhƣ ở nƣớc ta nói riêng làm cho
các hệ sinh thái trong đó có hệ sinh thái rừng sinh sôi phát triển mạnh mẽ nhanh
chóng. Nhƣng nếu chúng bị suy thoái thì tốc độ suy thoái cũng rất nhanh và gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng rất khó khắc phục.
Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích rừng nƣớc ta bị thu hẹp. Sự suy
thoái của rừng đã giảm sút nhiều khả năng cung cấp lâm sản và tác dụng phòng hộ
của rừng. Theo đó là sự gia tăng tác hại của thiên tai, nhƣ bão, lũ, hạn, úng ... dẫn
đến tổn thất lớn về tài sản, tính mạng con ngƣời.
Tầng cây gỗ là thành phần chính tạo lập nên hệ sinh thái rừng, nó đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo lập tiểu hoàn cảnh rừng, sản lƣợng gỗ và chức năng
sinh thái của rừng. Bất cứ biến đổi đáng kể nào của tầng cây gỗ cũng dẫn đến sự
thay đổi về năng suất, sản lƣợng cũng nhƣ vai trò sinh thái của rừng.
Sự thay đổi tầng cây gỗ của rừng là kết quả của quá trình diễn thế rừng, và
do nhiều nguyên nhân gây ra nhƣ các yếu tố thuộc nội tại hoàn cảnh rừng, cũng nhƣ
các yếu tố tác động bên ngoài. Khai thác rừng là một nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng
cả trực tiếp và gián tiếp đến cấu trúc và tổ thành rừng, đặc biệt là tầng cây gỗ. Hoạt
động khai thác ảnh hƣởng trực tiếp đến tầng cây gỗ (tức là tác động trực tiếp đến
cấu trúc rừng), và ảnh hƣởng gián tiếp đến tiểu hoàn cảnh rừng, do vậy khai thác sẽ
ảnh hƣởng rõ đến tầng cây gỗ cả trung gian và dài hạn trong kinh doanh rừng. Theo
nhiều nghiên cứu trên thế giới, tổ thành và mức đa dạng tầng cây gỗ có quan hệ chặt
chẽ không chỉ với trữ lƣợng gỗ mục đích mà còn có ảnh hƣởng rõ rệt đến sự ổn định
và chức năng sinh thái của rừng. Việc đánh giá sự thay đổi về tổ thành và sự đa
1
dạng tầng cây gỗ trƣớc và sau khai thác vì thế có ý nghĩa quan trọng cho đề xuất
biện pháp khai thác và nuôi dƣỡng rừng sau khai thác nhằm đảm bảo kinh doanh
rừng bền vững (hƣớng tới bền vững về sản lƣợng, duy trì và phát huy chức năng
sinh thái rừng).
Tây Nguyên là vùng có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển
của nhiều loài cây. So với cả nƣớc thì trữ lƣợng rừng ở đây còn tƣơng đối cao. Kinh
doanh khai thác rừng bền vững đang mở ra cho vùng một hƣớng đi và cơ hội phát
triển mới. Để quản lý cũng nhƣ sử dụng bền vững tài nguyên rừng thì rất cần có
những công trình nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về những vấn đề có liên quan đến tài
nguyên rừng tại đây. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu có liên quan cần thiết là
nghiên cứu về sự thay đổi cấu trúc tổ thành và đa dạng cây gỗ trƣớc và sau khai
thác. Tuy nhiên, trong kinh doanh rừng tự nhiên nhiệt đới trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng, việc khai thác rừng đƣợc các nhà khoa học đề xuất đều tập
trung vào các chỉ tiêu: cƣờng độ, luân kỳ, lƣợng khai thác, xác định loài cây mục
đích khai thác mà ít chú ý đến tổ thành và sự đa dạng của tầng cây gỗ. Việc xác
định các biện pháp nuôi dƣỡng rừng chủ yếu dựa theo các quy định kỹ thuật chung
chung thiếu cơ sở khoa học dẫn đến việc khai thác không hợp lý và nuôi dƣỡng
rừng kém hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn đó, luận án “Đánh giá sự thay đổi đa dạng cây gỗ
trước và sau khai thác cho kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Tây
Nguyên” đƣợc thực hiện là rất cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề
tài là cơ sở khoa học cho việc khai thác và nuôi dƣỡng rừng một cách bền vững cho
khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nƣớc nói chung.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a. Về khoa học
Bổ sung những thông tin khoa học làm sáng tỏ sự thay đổi về tổ thành và đa
dạng cây gỗ trƣớc và sau khai thác. Đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề
xuất biện pháp kỹ thuật khai thác và nuôi dƣỡng rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh
sau khai thác ở vùng Tây Nguyên.
2
b. Về thực tiễn
- Làm sáng tỏ đƣợc sự thay đổi về tổ thành và đa dạng cây gỗ trƣớc và sau
khai thác.
- Đƣa ra đƣợc các biện pháp kỹ thuật khai thác và nuôi dƣỡng, phục hồi rừng
tự nhiên lá rộng thƣờng xanh sau khai thác ở vùng Tây Nguyên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc sự thay đổi đa dạng cây gỗ trƣớc và sau khai thác cho kiểu
rừng lá rộng thƣờng xanh ở khu vực Tây Nguyên làm cơ sở khoa học cho đề xuất
biện pháp kỹ thuật khai thác và nuôi dƣỡng rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh sau
khai thác ở vùng Tây Nguyên.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc sự thay đổi về tổ thành cây gỗ trƣớc và sau khai thác.
- Đánh giá đƣợc sự thay đổi về đa dạng cây gỗ trƣớc và sau khai thác.
- Đề xuất đƣợc biện pháp khai thác và nuôi dƣỡng rừng sau khai thác đảm
bảo cho rừng phát triển bền vững và duy trì sự đa dạng cây gỗ.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh là rừng sản
xuất đang đƣa vào khai thác chính tại Tây Nguyên.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận án, chỉ tiến hành nghiên
cứu một số cơ sở khoa học cho đề xuất biện pháp kỹ thuật khai thác và nuôi dƣỡng
rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh sau khai thác ở vùng Tây Nguyên.
- Về địa điểm nghiên cứu: Chỉ tiến hành nghiên cứu một số địa phƣơng có
khai thác gỗ tại vùng Tây Nguyên là: Gia Lai và Đắk Lắk loại hình khai thác chọn;
Kon Tum loại hình khai thác tác động thấp.
- Về thời điểm thu thập số liệu: Trƣớc và ngay sau khi khai thác xong.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ 2013 đến 2016.
3
5. Những đóng góp của luận án
- Về mặt học thuật: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ sung vào giáo
trình, bài giảng phục vụ cho giảng dạy ở bậc đại học trở lên.
- Về mặt lý luận: Bổ sung những thông tin khoa học làm sáng tỏ sự thay đổi
về tổ thành và đa dạng cây gỗ trƣớc và sau khai thác. Đồng thời cung cấp cơ sở
khoa học cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật khai thác và nuôi dƣỡng rừng tự nhiên
lá rộng thƣờng xanh sau khai thác ở vùng Tây Nguyên.
- Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
+ Đã xác định và đánh giá đƣợc một số thay đổi cơ bản về tổ thành và phân
tích đƣợc tính đa dạng loài tầng cây gỗ trƣớc và sau khai thác chọn cho kiểu rừng lá
rộng thƣờng xanh tại khu vực Tây Nguyên.
+ Đã xây dựng đƣợc cơ sở và đề xuất đƣợc một cách tƣơng đối hệ thống các
biện pháp kỹ thuật từ thiết kế khai thác, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cho khai thác
đến các biện pháp xử lý lâm sinh phục hồi rừng sau khai thác theo định hƣớng điều
chế rừng một cách bền vững.
6. Cấu trúc luận án
Luận án chính dài 147 trang đánh máy A4 đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng và
hai phần (phần mở đầu và kết luận) nhƣ sau:
- Phần mở đầu: Luận giải sự cần thiết của luận án, mục đích nghiên cứu, ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.
- Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu;
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;
- Phần kết luận, tồn tại, khuyến nghị: Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên
cứu, nêu những hạn chế, tồn tại của luận án và các khuyến nghị về nghiên cứu tiếp
theo.
Ngoài ra còn có hệ thống 38 bảng, 04 biểu, 18 hình vẽ, biểu đồ minh họa.
Tham khảo 118 tài liệu trong đó 86 tài liệu tiếng Việt, 32 tài liệu tiếng nƣớc ngoài,
có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và phần phụ lục gồm các bảng biểu minh họa
kết quả điều tra và tính toán.
4
Chƣơng 1
Ề NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VẤ
1.1. Ở nƣớc ngoài
1.1.1. Phương thức khai thác
Rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về phƣơng thức khai thác
chọn, kết quả nghiên cứu đã đem lại những cống hiến và công trình có giá trị nhƣ
Baur G.N (1964) [2]: Cơ sở sinh thái học kinh doanh rừng mƣa. Meyenfeldt von
C.M (1978) [105]. Stocker G.C (1985) [112] đã nghiên cứu các vấn đề kinh doanh
rừng mƣa, phục hồi rừng về tái sinh vệt và quản lý rừng mƣa nhiệt đới... dƣới các
góc độ khác nhau đã xác định mức độ phù hợp của phƣơng thức khai thác chọn
trong kinh doanh rừng mƣa nhiệt đới.
Theo Baur G.N (1964) [2] những lý do để lựa chọn phƣơng thức khai thác
duy trì rừng khác tuổi nhiệt đới là: trong khai thác chỉ cần lấy ra những cây gỗ thành
thục và quá thành thục, những cây gỗ có kích thƣớc nhỏ hơn và bất kỳ cây gỗ nào
cao to hơn còn lành mạnh mà theo tình hình thông thƣờng là vô dụng song có triển
vọng thành loài có giá trị hàng hóa đều đƣợc chừa lại; cần tiếp tục bảo vệ đất, tránh
xói mòn sau khi mở tán rừng có thể xảy ra mạnh; chống các bất trắc do yếu tố khí
hậu có thể xảy ra; những lý do về mỹ quan trong cảnh quan chung của vùng, đặc
điểm là những nơi liền kề với các diện tích rừng dùng làm nơi vui chơi, giải trí hay
du lịch. Trong nhiều trƣờng hợp, tất cả các lý lẽ trên có thể hoàn toàn đƣợc chấp
nhận để duy trì một quần xã không đều tuổi. Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc các
lý lẽ này trƣớc khi quyết định đƣa ra những xử lý lâm sinh bởi phần lớn các loài cây
gỗ rừng nhiệt đới đều có xu hƣớng là loài ƣa sáng. Mặt khác, khác thác chọn nếu số
lần khai thác ít, cƣờng độ cao và tập trung sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt hơn là
khai thác cƣờng độ thấp số lần khai thác nhiều. Hơn nữa, nhiều loài cây đặc biệt là
ở rừng mƣa nhiệt đới thƣờng có tán lá cực lớn có thể tạo ra hệ số đổ vỡ cao khi khai
thác những cây này [22].
5
Một số phƣơng thức chặt chọn đƣợc coi là có nhiều hứa hẹn với những thành
công ban đầu phải kể đến là: i) Phương thức chặt chọn ở Surinam (Nam Mỹ), một
chƣơng trình thử nghiệm chặt chọn ở Surinam đƣợc tiến hành trong 17 năm với sự
hợp tác giữa trƣờng Đại học tổng hợp Surinam và trƣờng Đại học nông nghiệp
Wagenigen (Hà Lan) đã xây dựng một phƣơng thức xử lý rừng có tên gọi là
“phƣơng thức kinh doanh Celos”. (CMS – Celos Management System). CMS là
một phƣơng thức nhằm khai thác một cách chọn lọc tại rừng mƣa nhiệt đới với
những xáo trộn nhỏ nhất trong hệ sinh thái rừng trong quá trình bảo tồn những giá
trị kinh tế của rừng. Đây là một phƣơng thức đa chu kỳ, bởi vì một số thế hệ của
những cây gỗ hiện có trong quần xã đƣợc chặt hạ trong các chu kỳ khai thác khác
nhau khoảng 20 – 30 năm. CMS có ƣu điểm chính là bảo toàn đƣợc cấu trúc rừng
có hầu hết các cấp tuổi gần với trạng thái cân bằng cấp kính. ii) Chặt chọn ở
Puecto-Rico (Nam Mỹ), chặt chọn ở đây đƣợc xác định trƣớc hết là biện pháp xử lý
nhằm cải thiện quần xã và đƣa rừng vào các điều kiện thích hợp để kinh doanh, đƣa
lại năng suất ổn định theo một phƣơng thức chặt chọn chân chính. Bởi vậy, phƣơng
thức này còn đƣợc gọi là phƣơng thức chặt cải thiện tuyển chọn (selection
improvement cutting). Điểm đáng chú ý của phƣơng thức chặt này là, lúc đầu chu
kỳ chặt quy định 5 năm nhƣng sau đó tăng lên 10 năm. Đây là điều khó tránh khỏi
vì cƣờng độ nhẹ, chu kỳ ngắn đã làm tăng các phí tổn trong khai thác. Tuy nhiên,
việc kéo dài chu kỳ chặt này không làm đảo lộn ý định chung trong một phƣơng
thức chặt chọn mặc dù điều đó có thể làm cho sản lƣợng hàng năm có thể bị rút bớt
bởi qua chu kỳ dài mật độ của quần xã sẽ phải biến động ở mức cách xa hơn mức
mật độ tối ƣu cần có (Baur G.N 1964) [2]. iii) Chặt chọn ở Indonesia, cũng nhƣ
nhiều nƣớc Đông Nam Á khác, rừng mƣa ở Indonesia ƣu thế thuộc về các loài cây
họ Dầu (Dipterocarpaceae). Các quần xã rừng mƣa có giá trị thƣơng mại của quốc
đảo này tập trung chủ yếu ở hai đảo lớn là Kalimantan và Xumatra. Những công
việc lâm sinh trƣớc đây của Indonesia tập trung vào kinh doanh rừng Tếch (Tectona
grandis) rộng lớn và rất tốt ở vùng phân mùa rõ rệt, đặc biệt là ở Jawa. Tuy nhiên,
gần đây các cơ quan lâm nghiệp của nƣớc này đã chú ý đến việc kinh doanh rừng
6
mƣa. Với đối tƣợng này, phƣơng thức chặt chọn và trồng lại theo ngôn ngữ của
Indonesia là TPTI (Tebang Pilihdan Taman Indonesia) đƣợc áp dụng rộng rãi. Một
cách tổng quát, TPTI là một phƣơng thức khai thác chọn với chu kỳ 35 năm và giới
hạn dƣới của cỡ kính đƣợc phép khai thác là 50cm. Số lƣợng cây lấy đi trong một
lần chặt đƣợc khống chế bằng một chỉ số sao cho ít nhất phải chừa lại 25 cây trên
một hecta cho chu kỳ sau. Thông thƣờng, mỗi lần chặt không lấy đi quá 10
cây/hecta. Tại các khoảng trống hình thành sau khai thác đƣợc trồng bổ sung cây
con sau khi thu hoạch từ một đến hai năm. Ở nơi có cây tái sinh sau hai thác dày chỉ
chăm sóc, phát quang cho cây mục đích và tỉa thƣa những cây kém giá trị [22]. iv)
Chặt chọn ở Ấn Độ, một trong những chế độ quản lý rừng sớm nhất và còn đƣợc
chấp nhận rộng rãi nhất là phƣơng thức chặt chọn, nó bao gồm việc khai thác có
chọn lọc các cây gỗ có giá trị và dựa vào tái sinh tự nhiên là chủ yếu. Phƣơng thức
này đƣợc áp dụng ở những nơi có các loài cây có giá trị với tỷ lệ thấp; nơi thiếu
thông tin về sử dụng đầu ra, khó tiếp cận hoặc có yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.
Những xử lý sau này của Ấn Độ có cải biến thêm là sử dụng phƣơng thức khai thác
chọn, kết hợp với các biện pháp nhằm cải thiện thúc đẩy cây tái sinh có sẵn phát
triển lên. Về kỹ thuật, chu kỳ chặt chọn khá dài (25 đến 45 năm), không mở
tánmạnh bằng cách quy định các giới hạn về đƣờng vanh thân cây và hạn chế số cây
lấy ra trên một hecta đồng thời xem xét đến cự ly giữa các cây gỗ chặt hạ. Tùy
thuộc vào tình hình tái sinh nơi khai thác, có thể bổ sung cây tái sinh thông qua tái
sinh nhân tạo nơi không có đủ cây con. Sau khai thác, tiến hành chăm sóc, phát
quang cho lớp cây tái sinh đã mọc và nâng dần tầm cao của vòm lá. Ở quần xã
Dipterocarpus spp và Mesua ferre, dùng kỹ thuật ken cây tầng giữa để nâng cao
vòm lá lên khoảng 9 mét, chăm sóc cây tái sinh, sau 10 năm, cây tái sinh có chiều
cao từ 0,3 mét đã sinh trƣởng đạt tới 2,25 mét. Còn ở nơi không dùng kỹ thuật nâng
cao vòm lá, cây tái sinh cùng tuổi chỉ sinh trƣởng đƣợc 0,3 mét sau khai thác lên
0,75 mét (Baur G.N 1964) [2].
Kỹ thuật khai thác tác động thấp (LIL – Low Impact Logging) hay còn đƣợc
gọi là khai thác giảm thiểu tác động (RIL - Reducing Impact Logging) đã đƣợc
7
chứng minh làm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng đến 50% so với phƣơng pháp
khai thác thông thƣờng, các khu vực rừng sau khai thác công nghệ RIL có tốc độ
phục hồi nhanh hơn, Pinard and Putz (1997) [100]. Viện sinh học và khoa học môi
trƣờng Malaysia đã tiến hành nghiên cứu đề tài sự tác động của khai thác và khả
năng phục hồi CO2 sau khai thác tác động thấp, kết quả cho thấy tỷ lệ cây bị tác
động (tổn thƣơng) ở phƣơng pháp thông thƣờng cao hơn RIL. Sau khai thác độ che
phủ của RIL duy trì ở mức 81%, phƣơng pháp thông thƣờng là 51%. Lƣợng lƣu trữ
CO2 sau khai thác RIL cao hơn đến 41%, Philippa R. Lincoln (2008) [99].
1.1.2. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới đƣợc phát triển từ những năm đầu của thế kỷ
XIX ở Ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi.
Khởi đầu, hoạt động quản lý đƣợc thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài
nguyên gỗ. Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý đƣợc đa dạng hóa nhƣ:
chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp, tác động nhằm
tạo rừng tự nhiên có năng suất cao hơn, hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái
sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự
nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục
hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi). Theo (Gomez-Pompa
& Burley, (1991) [92] có thể gộp các hệ thống quản lý rừng trên thế giới về 4 nhóm
chính: nhóm các hệ thống thay thế; nhóm các hệ thống rừng chặt trắng; nhóm các
hệ thống thúc đẩy tái sinh tự nhiên; nhóm các hệ thống rừng phục hồi.
Nỗ lực đầu tiên về quản lý rừng bền vững, gắn liền với chứng chỉ đƣợc thực
hiện là thành lập Hệ thống Rừng Trang trại Hoa Kỳ (American Tree Farm SystemATFS) năm 1941, tiếp đó là Hội đồng Quản trị Rừng (Forest Stewardship CouncilFSC) năm 1993, Lembaga Ekolabel Indonesia (LEI), Forest Certification Schemes
(PEFC) năm 1999 và Hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia MTCS (Malaysian Timber
Certification Scheme -MTCS) năm 2001. Cho đến cuối năm 2011, tổng diện tích
rừng đƣợc quản lý bến vững, đƣợc cấp chứng chỉ theo các bộ tiêu chuẩn khác nhau
là 401.418.552 ha, tƣơng đƣơng 10% tổng diện tích rừng toàn cầu [1].
8
Tháng 10 năm 1993, cuộc họp sáng lập FSC với 130 thành viên từ 26 quốc
gia diễn ra tại Toronto, Canada đã bầu ra Hội đồng Quản trị rừng đầu tiên. Tiếp đó
vào năm 1994 các thành viên sáng lập phê duyệt các nguyên tắc và tiêu chí FSC
cùng quy định về hệ thống tổ chức FSC. Từ đó tới nay FSC đã trải qua quá trình
phát triển mạnh mẽ với hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững có uy tín trên thế
giới. FSC là tổ chức uy tín nhất và chứng chỉ FSC đƣợc mọi thị trƣờng chấp nhận,
kể cả Bắc Mỹ và Tây Âu [37]. FSC đƣợc thành lập vào tháng 10/1993 tại TorontoCanada bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại
diện của các cơ quan môi trƣờng, các thƣơng gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại
diện các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. FSC cấp chứng chỉ
QLRBV cho rừng ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên, rừng trồng và đang mở rộng ra
rừng sản xuất lâm sản ngoài gỗ. Tổ chức này có trụ sở chính đặt tại thành phố
Bonn-Đức có cấu trúc quản trị duy nhất dựa trên các nguyên tắc sự tham gia, dân
chủ, công bằng. FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC đƣợc chia
thành nhóm xã hội, nhóm môi trƣờng và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại đƣợc chia ra
thành nhóm Bắc (các nƣớc công nghiệp) và nhóm Nam (các nƣớc đang phát triển).
Bất kỳ ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên
của FSC. Hội đồng Quản trị rừng quốc tế (FSC) đề xuất 10 nguyên tắc và các tiêu
chuẩn quản lý rừng. Ủy ban phát triển bền vững (CSD) cũng đề nghị các chỉ thị
rừng bền vững. Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và hội tiêu chuẩn Canada
(CSA) đã đƣa ra hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp - tiêu chuẩn ISO 14000.
Theo Christopher Upton và Stephen Bass (1996) [90], hầu hết các tiêu chuẩn
quản lý rừng do các tổ chức quốc tế đƣa ra đều đƣợc chấp nhận ở mức cao. Trong
đó các tiêu chuẩn của FSC đƣợc coi là sát thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi
hơn cả. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình QLRBV trên thế giới vẫn chƣa đƣợc cải
thiện đáng kể, nhiều khu rừng vẫn đứng trƣớc nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng.
Năm 1997, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới
(WWF) công bố chƣơng trình hợp tác với mục tiêu đƣa 200 triệu hecta rừng đƣợc
quản lý sản xuất gỗ vào chƣơng trình “Quản lý bền vững đƣợc cấp chứng chỉ độc
9
lập” vào năm 2005. Kết quả đạt đƣợc mục tiêu với 31,8 triệu hecta (16% mục tiêu),
trong đó chỉ có 1/3 ở các khu rừng nhiệt đới [30].
Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV
với 2 lý do, một là xu hƣớng mất rừng của các nƣớc đang phát triển do áp lực dân
số, lƣơng thực, khai thác lậu, cháy rừng..., hai là bị thị trƣờng thế giới từ chối nếu
gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế. Bỏ qua quan niệm
rào cản thƣơng mại, các nƣớc thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng nƣớc mình
và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị trƣờng quốc tế với giá bán cao. Vì đây là
nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 1995-2000 ASEAN đã hoàn
thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí
Minh và đƣợc phê duyệt tại Hội nghị Bộ trƣởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk
2001. Song, do Bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của
ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy, các nƣớc
có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN nhƣ: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 55,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7 - 5 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand
đều đƣợc cấp chứng chỉ FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 20022005, tuy rằng diện tích đƣợc cấp còn hạn chế [16].
1.1.3. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ
ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dƣới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau
khai thác, đất rừng sau nƣơng rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế
hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần
cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tái sinh rừng có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành và duy trì sự đa dạng về thực vật trong các hệ sinh thái rừng
(Phùng Ngọc Lan, 1986) [35].
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng đƣợc xác
định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc điểm phân
bố. Sự tƣơng đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầng cây gỗ đã đƣợc
10
nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930 ; Richards, 1933; 1939; Aubreville,
1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Jones, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur
G.N, 1964 ; Rollet, 1969) [106]. Do tính phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ
có một số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn, ngƣời ta chỉ khảo sát những loài
cây có ý nghĩa nhất định.
Khi nghiên cứu tái sinh ở rừng đới châu Phi, A.Obrevin (1938) (dẫn theo
Phùng Ngọc Lan, 1986) [35] đã khái quát hóa các hiện tƣợng tái sinh ở rừng nhiệt
đới châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhƣng phần lý giải các hiện
tƣợng đó còn bị hạn chế. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chƣa góp
ích cho thực tiễn sản xuất các biện pháp kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo
những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Vansteenis (1956) [106] khi nghiên cứu về rừng mƣa đã nhận xét, đặc điểm
hỗn loài của rừng mƣa nhiệt đới là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tái sinh phân tán
liên tục. Ngƣợc lại, tái sinh phân tán liên tục ở rừng mƣa lại là tiền đề để tạo thành
một rừng mƣa hỗn loài khác tuổi. Tổ thành những loài cây tái sinh mọc ở lỗ trống là
những loài cây ƣa sáng mọc nhanh, đời sống ngắn, không có mặt trong tổ thành
rừng, mà nguồn gốc có thể là do chim, những động vật từ xa mang tới… Tỷ lệ cây
ƣa sáng tỷ lệ thuận với kích thƣớc lỗ trống, tức là kích thƣớc lỗ trống càng lớn, thì
tỷ lệ cây ƣa sáng càng nhiều. Đây là loài cây tiên phong làm nhiệm vụ hàn gắn các
lỗ trống ở trong rừng. Sau khi các loài cây ƣa sáng đã tạo ra bóng, cây tái sinh của
những loài cây chịu bóng có trong thành phần của rừng nguyên sinh xuất hiện, vƣơn
lên thay thế các loài cây ƣa sáng. Khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Châu Á, tác giả
cho thấy có hai đặc điểm tái sinh phổ biến, đó là tái sinh vệt và tái sinh phân tán liên
tục.
M.Loeschau (1977) 46 đã đƣa ra một số đề nghị để đánh giá một khu rừng
có tái sinh đạt yêu cầu hay không phải áp dụng phƣơng pháp điều tra ngẫu nhiên,
trừ trƣờng hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận xét tổng quát về mật độ tái sinh
nhƣ nơi có lƣợng cây tái sinh rất lớn.
11
H. Lamprecht (1969) [94] căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành các nhóm cây ƣa
sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Đối với rừng nhiệt đới thì
các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm
của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tƣơi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp
đến quá trình tái sinh rừng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập
đến vấn đề này. Baur G. N. (1964) [2] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng
đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh
hƣởng này thƣờng không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng
của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhƣng
chúng vẫn có ảnh hƣởng đến cây tái sinh. Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và
mật độ cây tái sinh thƣờng khá lớn nhƣng số lƣợng loài cây có giá trị kinh tế thƣờng
không nhiều và đƣợc chú ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thƣờng ít
đƣợc nghiên cứu, đặc biệt là đối với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau
nƣơng rẫy.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng mƣa nhiệt đới
đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards P.W (1952), Bernard Rollet
(1974). Ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955)
xác định số lƣợng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung
bằng trồng rừng nhân tạo. Ngƣợc lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên
rừng nhiệt đới Châu Á nhƣ: Budowski (1956), Bava (1954), Catinot (1965) lại nhận
định dƣới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lƣợng cây tái sinh có giá trị kinh
tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh
có sẵn dƣới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1995) [14].
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh sáng, độ ẩm
đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tƣơi là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến
quá trình tái sinh rừng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến
vấn đề này: H.Lamprecht (1989) [95] cho rằng kết cấu của quần thụ lâm phần có
12
ảnh hƣởng đến tái sinh rừng. I.D.Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ƣu
cho sự phát triển bình thƣờng của đa số các loài cây gỗ là 0,6-0,7.
Trong các công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần
thụ, V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về
dinh dƣỡng khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của
quan hệ qua lại giữa các thực vật tùy thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện
sinh thái của quần thể thực vật. (theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [66].
Về phƣơng pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy
mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (Dẫn theo Ghent A. W, 1969) [91], với
diện tích ô đo đếm thông thƣờng từ 1 đến 4 m2. Để giảm sai số trong khi thống kê
tái sinh tự nhiên, Walton, Barnard (1950) [114] đã đề nghị một phƣơng pháp "điều
tra chẩn đoán" mà theo đó kích thƣớc ô đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn
phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau. Phƣơng pháp này đƣợc
áp dụng nhiều hơn vì nó thích hợp cho từng đối tƣợng cụ thể.
Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm
sáng tỏ các đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt
đới. Đó là cơ sở để xây dựng các giải pháp lâm sinh hợp lý. Kết quả nghiên cứu tái
sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các
phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận
dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên vì rừng mưa nhiệt đới luôn tồn
tại những quy luật hết sức phức tạp, đời sống của nó gắn liền với điều kiện tự nhiên
và tác động của con người. Vì thế cần tiếp tục nghiên cứu quy luật tái sinh tự nhiên
của hệ sinh thái rừng ở các vùng địa lý khác nhau và mức độ tác động (khai thác)
của con người. Đó là cơ sở cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp khai thác và
nuôi dưỡng rừng một cách khoa học và hợp lý.
1.1.4. Cấu trúc tổ thành
Cấu trúc tổ thành khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau tƣơng ứng về các đặc
trƣng cấu trúc khác của rừng. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành nhất là cấu trúc
13
tổ thành trong rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm đƣợc xem nhƣ công việc đầu tiên và quan
trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng.
Richards.P.W (1952) [58] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mƣa nhiệt đới về
mặt hình thái. Theo tác giả, một đặc điểm nổi bật của rừng mƣa nhiệt đới là tuyệt
đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và tác giả đã phân biệt tổ thành thực vật của
rừng mƣa thành hai loại, đó là rừng mƣa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và
rừng mƣa đơn ƣu có tổ thành loài cây đơn giản. Trong những điều kiện đặc biệt thì
rừng mƣa đơn ƣu chỉ bao gồm một vài loài cây. Rừng mƣa thƣờng có nhiều tầng
(thƣờng có 3 tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mƣa
nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ
hình dáng và kích thƣớc, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
"Rừng mƣa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và
cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
Baur G.N (1962) [2] khi nghiên cứu rừng mƣa ở khu vực gần Belem trên sông
Amazôn, trên ô tiêu chuẩn diện tích khoảng hai hecta đã thống kê đƣợc 36 họ thực
vật và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn bốn hecta ở phía bắc New South Wales cũng
đã ghi nhận đƣợc sự hiện diện của 31 họ chƣa kể cây leo, cây thân cỏ và thực vật
phụ sinh.
Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, theo Catinot. R (1974) [5] có đến vài trăm
loài thực vật; còn trong tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Á thƣờng
có một nhóm loài ƣu thế - nhóm họ dầu, chiếm trên 50% quần thụ.
Ở châu Á, trong rừng thứ sinh nhiệt đới vùng Shaxin - Trung Quốc, Zeng và
các cộng sự (1998) đã thống kê khoảng 280 loài cây dƣợc liệu, 80 loài cây có dầu
và 20 loài cây có sợi cũng nhƣ một số loài cây gỗ có giá trị khác (dẫn theo Zaizhi Z.
(2001) [118]). Mức độ phong phú của thành phần thực vật trong rừng thứ sinh ở
Nepal cũng đã đƣợc Kanel K.R và Shrestha K. (2001) [96] điểm qua, có đến trên
6.500 loài cây có hoa và 4.064 loài cây không hoa, trong đó có trên 1.500 loài nấm
và hơn 350 loài địa y.
14
1.1.5. Đa dạng tầng cây gỗ
Về đa dạng hệ thực vật, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặc
biệt những công trình có giá trị vào thế kỷ XIX – XX, nhƣ Thực vật chí Ấn Độ gồm
7 tập (1872), Thực vật chí Hải Nam (1973 – 1977), Thực vật chí Vân Nam
(1997),… Tất cả các công trình đều đã nêu lên mức độ phong phú và đa dạng của hệ
thực vật rừng ở từng vùng nhất định. Tiêu biểu là công trình của Tolmachop ở Liên
Xô (cũ), Nguyễn Bá Thụ (1995) [73]. Tác giả đã đƣa ra nhận định, một hệ thực vật
cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thƣờng có tới 1.500 – 2.000 loài.
Engler (1882) đƣa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật thế giới là
275.000 loài, trong đó thực vật có hoa có 155.000 - 160.000 loài, thực vật không có
hoa 30.000 - 135.000 loài. Riêng thực vật có hoa trên thế giới, Van lop (1940) đƣa
ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài. Hai vùng giàu có nhất
thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo Malaixia 45.000 loài. Hệ thực vật giàu
loài liên quan không chỉ có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi mà còn phụ thuộc
vào các nhân tố lịch sử. Trung Âu có 3500 loài, 800 chi, 120 họ trong khi đó ở
Trung Trung Hoa có 2900 loài 936 chi 155 họ (1/6/12,2) (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa
Thìn, 2008) [70].
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [24], hệ thực vật trên thế giới nhƣ sau:
Pháp có khoảng 4.800 loài, châu Âu 11.000 loài, Ấn Độ khoảng 12-14.000 loài,
Canada có khoảng 4.500 loài kể cả loài du nhập, cả Bắc Mỹ có trên 14.000 loài,
Malaysia và Indonesia có khoảng 25.000 loài.
Lê Trần Chấn và cs (1999) [13], đƣa ra con số về số lƣợng loài thực vật ở
các vùng nhƣ sau: vùng hàn đới (đất mới: 208 loài); vùng ôn đới (Litva: 1439 loài),
cận nhiệt đới (Palextin: 2334 loài); vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới gió mùa
(Philippin: 8099 loài, Bắc Việt Nam: 5609 loài.
Vƣờn quốc gia Doi Suthep-Pui ở miền Bắc Thái Lan, với diện tích 261km2
có 2.220 loài. Trong đó, rừng thƣờng xanh có độ phong phú về loài cây có mạch
cao nhất (930 loài) so với các loại rừng khác: rừng rụng lá-tre nứa có 740 loài, rừng
15
hỗn giao có 755 loài, rừng nửa rụng lá - Sồi, có 533 loài, rừng thƣờng xanh - Thông
có 540 loài. (Maxwell and Elliott, 2001) [102]
Cho đến nay, chƣa có đầy đủ các tài liệu nói về hệ thực vật của các nƣớc
Đông Dƣơng. Ngoài bộ sách nổi tiếng Flore générale de l’Indochine của Lecomte
xuất bản tại Pari (1907 - 1951) [97]. Một số công trình tổng quát ít nhiều nói về hệ
thực vật Đông Dƣơng nhƣ Vidal (1960) [113], Schimid (1989) đã cho con số tổng
quát khoảng 10.000 loài và dự đoán có thể con số đó tăng lên 12.000 đến 15.000
loài. Những công trình lớn khác cần đƣợc kể đến là Bộ Thực vật chí Campuchia,
Lào và Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, do Aubreville chủ biên, bộ sách gồm 29 tập
bộ Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam từ 1960 - 1997 [87] bao gồm 74 họ
cây có mạch (chƣa đầy 20% tổng số các họ) do các nhà thực vật Pháp biên soạn.
Theo Lê Trần Chấn và cs (1999) [13], trong phạm vi bắc bán cầu, tỷ lệ 10 họ
giàu loài nhất của hệ thực vật giảm dần từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo (từ gần
75% đến khoảng 40%). Trong khi đó số họ chiếm vị trí nổi bật trong 10 họ giàu loài
nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới (10%) đến vùng ôn đới, nhất là hàn đới.
Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tính đa dạng về thực vật
đã được nghiên cứu từ thế kỷ XIX. Các nghiên cứu tính đa dạng của thực vật
thường tập trung vào việc điều tra thống kê số lượng loài ở vùng, khu vực, một quốc
gia cụ thể. Trên cơ sở đó đánh giá độ phong phú về thành phần loài, sự phân bố
của thực vật… Đây là cơ sở dữ liệu để phân tích tính đa dạng thực vật ở một vùng
nào đó và để đánh giá so sánh giữa các vùng, các quốc gia.
1.1.6. Ứng dụng các chỉ số đa dạng sinh học trong nghiên cứu đa dạng thực vật
Hầu hết các nghiên cứu phân tích đánh giá về thảm thực vật đều áp dụng
phƣơng pháp Quadrat (Mishra, 1968; Rastogi, 1999 và Sharma, 2003) [28]. Quadrat
là một ô mẫu hay đơn vị lấy mẫu có kích thƣớc xác định và có thể có nhiều hình
dạng khác nhau. Có 4 phƣơng pháp Quadrat có thể đƣợc áp dụng đó là: phƣơng
pháp liệt kê, phƣơng pháp đếm, phƣơng pháp đếm và phân tích, và phƣơng pháp ô
cố định.
16
Rastogi (1999) [107] và Sharma (2003) [109], đã đƣa ra công thức tính mật
độ và mật độ tƣơng đối của loài trên mỗi ô tiêu chuẩn quadrat.
Raunkiaer (1934) [108]; Rastogi (1999) [107] và Sharma (2003) [109] đƣa ra
công thức tính tần số xuất hiện của loài trên các ô mẫu nghiên cứu.
Độ phong phú đƣợc tính theo công thức của Curtis và Mc.Intosh (1950).
Diện tích tiết diện thân là đặc điểm quan trọng để xác định ƣu thế loài, Honson và
Churchbill (1961), Rastogi (1999), Sharma (2003) đã đƣa ra công thức tính diện
tích tiết diện thân và diện tích tiết diện thân tƣơng đối [28].
Giá trị quan trọng (Importance Value - IV%) [28] đƣợc các tác giả Curtis &
Mc.Intosh (1950); Phillips (1959); Mishra (1968) áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối
tƣơng quan và trật tự ƣu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật.
Chỉ số đa dạng sinh học loài H đƣợc áp dụng phổ biến nhất là phƣơng pháp
Shannon and Wiener (1963) [110], chỉ số mức độ chiếm ƣu thế (Concentration of
Dominance-Cd) đƣợc tính toán theo Simpson (1949) [111]. Breugel M. V. (2007)
[87] đã sử dụng chỉ số entropy Rensyi để phân tích tính đa dạng của rừng phục hồi
sau nƣơng rẫy ở Mexicô.
Vấn đề nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học trên thế giới được tiến hành
rất sớm, đây là công cụ đắc lực phục vụ công tác nghiên cứu đa dạng thực vật;
những chỉ số đa dạng sinh học này được nhiều nước trên thế giới quan tâm áp
dụng, trong đó chỉ số Shannon and Wiener (1963) là được áp dụng phổ biến nhất
khi xác định tính đa dạng sinh học ở một khu vực nào đó, còn chỉ số mức độ quan
trọng thường được áp dụng khi tính toán tỷ lệ tổ thành sinh thái của các loài trong
quần xã thực vật. Cho đến nay thì những chỉ số này vẫn được áp dụng phổ biến,
nhưng chỉ số entropy Rensyi lại có ưu việt hơn các chỉ số đa dạng sinh học trên và
mới được đưa vào sử dụng.
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật
ĐDSH gắn liền với nguồn sinh kế của các cộng đồng cƣ dân sống trong và
gần hệ sinh thái rừng, các hoạt động sống của họ tác động ảnh hƣởng đến công tác
17
bảo tồn ĐDSH. Các khu BTTN đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn ĐDSH và đáp
ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng (IUCN, 2008) [32].
Theo Elliott S. và cs (2006) [20], nạn phá rừng nhiệt đới có lẽ là mối đe dọa
nguy hiểm nhất đến cộng đồng đông đảo các loài động, thực vật sống trên trái đất.
Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trên bề mặt trái đất, chúng lại là ngôi
nhà của hơn một nửa số loài động thực vật trên thế giới. Hơn nữa chúng cung cấp
cho ngƣời dân địa phƣơng nguồn lâm sản dồi dào, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt và
hạn hán gây nên, nhƣng những khu rừng đó đang biến mất nhanh chóng.
Trên phạm vi toàn thế giới, diện tích rừng nhiệt đới tự nhiên đã giảm từ
1.945 triệu hecta xuống còn 1.803 triệu hecta giữa những năm 1990 và 2000. 10
triệu hecta đã đƣợc chuyển thành đất trồng trọt, trong khi 142 triệu hecta đƣợc
chuyển thành các mục đích sử dụng đất khác, chỉ có khoảng 10 triệu hecta đất đã bị
mất rừng đƣợc tái sinh thành rừng nhiệt đới. Do đó tốc độ giảm diện tích rừng nhiệt
đới tự nhiên trung bình hàng năm là 14,2 triệu hecta (xấp xỉ 0,7%/năm), bằng tỷ lệ
giảm trong vòng 10 năm trƣớc; 1980-1990 (FAO, 2001) [116]. Tại Thái Lan, diện
tích rừng tự nhiên là 9,8 triệu hecta (19,3% diện tích cả nƣớc) vào năm 2000. Mặc
dù có lệnh cấm khai thác gỗ thƣơng mại từ năm 1989, diện tích rừng tự nhiên giảm
trung bình (1995-2000) vẫn là 0,26 triệu hecta (2,3% của năm 1995) (FAO, 1997,
2001) [115, 116]. Nhìn chung từ năm 1961, Thái Lan đã mất hơn 2/3 diện tích rừng
của mình (Bhumibamon, 1986) [89].
Theo Levingston R., Zamora R. (1983) [117], rừng đã cung cấp nguồn
nguyên liệu gỗ và một loạt các "sản phẩm ngoài gỗ", ngƣời dân địa phƣơng coi
"lâm sản phụ" thƣờng quan trọng hơn gỗ. Trong hơn 2 tỷ ngƣời sống ở các nƣớc
đang phát triển, gỗ là quan trọng nhất, nó cung cấp nguồn năng lƣợng. Hơn 80%
lƣợng tiêu thụ gỗ trong thế giới thứ ba là dùng làm nhiên liệu. Củi chiếm trung bình
85% tổng nguồn cung năng lƣợng của dân cƣ nông thôn. Vào năm 1977, xấp xỉ 300
triệu m3 tƣơng đƣơng 87% tổng sản lƣợng gỗ đã đƣợc sử dụng làm nhiên liệu ở
châu Phi, xấp xỉ 200 triệu m3 tƣơng đƣơng 75% ở Mỹ Latinh và 533 triệu m3 tƣơng
18
đƣơng 73% ở châu Á. Sự gia tăng nhu cầu của ngƣời dân khoảng 60% đƣợc dự báo
cho năm 1994.
Theo Lamprecht Hand (1989) [95], thông thƣờng trong khai thác gỗ, chỉ
những cây gỗ có giá trị nhất mới bị chặt hạ mà không cần xem xét đến tƣơng lai.
Hình thức quản lý nhƣ vậy đã để lại rừng nghèo. Các doanh nghiệp lâm nghiệp sau
đó chuyển đến những khu vực xa hơn chƣa bị tác động, rừng vẫn còn nguyên sinh.
Và những con đƣờng mòn nhanh chóng đƣợc hình thành bởi những ngƣời dân để
khai thác gỗ và nhƣ vậy, hậu quả cuối cùng là rừng bị tàn phá. Myers (1980) [103]
đã ƣớc tính rằng đối với mỗi m3 gỗ khai thác xấp xỉ bằng 1/5 hecta rừng bị phá hủy
bởi những ngƣời dân. Các nƣớc ảnh hƣởng nặng nhất bởi sự phát triển này là những
nƣớc có nguồn thu nhập phụ thuộc vào xuất khẩu gỗ. Một ví dụ của Côte d’Ivoire,
năm 1973, có đến 33% tổng số lợi nhuận của nƣớc này là bán gỗ. Đất nƣớc này
rộng nhất châu Phi, xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 trên thế giới.
Phần lớn ĐDSH tồn tại ở những nơi có các "cộng đồng dân tộc thiểu số" đã
từng sống qua nhiều thế hệ; họ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong môi
trƣờng sống của mình theo một cơ cấu bền vững (R.B. Primack, 1999) [57]. Trƣớc
đây, khi nguồn tài nguyên còn dồi dào, dân số ít nên không có nhiều áp lực từ việc
phát triển kinh tế, xã hội. Về sau, khi nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm, áp lực
gia tăng dân số, cần mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển kinh tế thì việc khai
thác tài nguyên đã trở thành mối đe dọa đối với công tác bảo tồn. Nhu cầu sử dụng
các sản phẩm sinh học tự nhiên ngày càng cao đã dẫn đến khai thác tài nguyên là
mối lo ngại lớn về sự suy thoái đa dạng sinh học.
Nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu” đƣợc LHQ [47] công bố
ngày 5/10/2010 cảnh báo ĐDSH rừng đang bị lâm nguy trên phạm vi toàn cầu do
tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và diện tích rừng nguyên thuỷ giảm quá nhanh trên
thế giới. Nghiên cứu chỉ rõ các mối đe dọa khác đối với ĐDSH rừng là do việc quản
lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm họa tự nhiên, dịch bệnh
và do sự phá hoại của các loài côn trùng và các sinh vật xâm thực.
19
Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên xây dựng thành công bản đồ thay đổi diện
tích rừng trên Trái đất [38] với độ phân giải cao, nhằm cung cấp cái nhìn chi tiết về
hệ thống rừng tại các khu vực trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu trong giai đoạn
từ năm 2000-2012, khoảng 2,3 triệu km2 diện tích rừng đã biến mất. Trong khi đó,
chỉ có 0,8 triệu km2 rừng đƣợc phủ xanh. Trung bình mỗi năm, diện tích rừng nhiệt
đới trên trái đất bị mất trên toàn cầu tăng khoảng 2.100 km2. Tốc độ thay đổi mật độ
rừng ở các khu rừng phía Đông Nam nƣớc Mỹ cao gấp 4 lần so với các khu rừng ở
Nam Mỹ, với hơn 31% diện tích rừng bị mất đi hoặc đƣợc tái sinh. Paraguay (Nam
Mỹ) và Malaysia, Campuchia (Đông Nam Á) là các quốc gia có tỷ lệ mất rừng cao
nhất thế giới.
Như vậy, các nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra những nguyên nhân làm suy
giảm tính đa dạng sinh học, nhưng chưa có một nghiên cứu nào nói đến hoạt động
của con người thông qua khai thác ảnh hưởng như thế nào đến đa dạng loài cây gỗ.
Đây là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu để đề xuất biện pháp khai thác và
nuôi dưỡng rừng sau khai thác đảm bảo cho rừng phát triển bền vững và duy trì sự
đa dạng cây gỗ.
1.2. Ở trong nƣớc
1.2.1. Phương thức khai thác
Nội dung kỹ thuật của biện pháp khai thác - tái sinh rừng này đƣợc thực hiện
theo quyết định 186/2006/QĐ-TTg về quy chế quản lý rừng và thông tƣ số
87/2009/TT-BNNPTNT, thông tƣ số 35/2011/TT-BNNPTNT, thông tƣ số
70/2011/TT-BNNPTNT về hƣớng dẫn khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [49], đã sớm nghiên cứu về công tác kinh doanh
rừng, xác định rõ phƣơng thức khai thác chọn không phải chỉ gồm việc chọn cây để
chặt và chừa lại một số cây gieo giống mà còn có một nội dung kỹ thuật toàn diện
phải tiến hành chặt những cây lớn đã thành thục đồng thời tỉa thƣa các cỡ cây gần
thành thục và ít tuổi hơn, chăm sóc cây con, xúc tiến tái sinh tự nhiên và bổ sung tái
sinh tự nhiên bằng tái sinh nhân tạo khi cần thiết.
20
Lê Sáu (1981) [59] cho rằng xét từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, nhu cầu kinh
tế xã hội, tính chất đặc điểm cấu trúc rừng, yêu cầu phòng hộ bảo vệ môi trƣờng
sinh thái… thì phƣơng thức khai thác chọn rất phù hợp với nhiều đối tƣợng rừng gỗ
tự nhiên ở nƣớc ta, tác giả đề nghị sớm hạn chế chặt chọn thô vì nó sẽ gây ra tác hại
khôn lƣờng, nên mở rộng áp dụng phƣơng thức chặt chọn đảm bảo tái sản xuất mở
rộng vốn rừng và lợi ích của rừng, tác giả cũng đề xuất những biện pháp nâng cao
chất lƣợng công tác bài cây khai thác chọn đảm bảo cho khai thác chọn có thể thực
thi các nội dung kỹ thuật nhằm tái sản xuất mở rộng vốn rừng.
Nguyễn Văn Trƣơng (1983 – 1984) [82] đã công bố nhiều công trình nghiên
cứu cấu trúc rừng phục vụ kinh doanh lợi dụng rừng, với quan điểm nền kinh doanh
rừng tiến bộ phải xuất phát từ các nghiên cứu về cấu trúc rừng, đặc biệt là phân phối
số cây trên mặt đất rừng, trong quá trình khai thác chọn phải điều chỉnh cấu trúc
rừng phù hợp với mục tiêu kinh doanh đề ra.
Nguyễn Ngọc Lung (1983-1987) [39, 40, 41] qua nghiên cứu thực trạng ở
các khu rừng khai thác chọn nƣớc ta đã nêu nguyên nhân làm cho rừng bị xuống cấp
và đặt vấn đề phải nhanh chóng sửa đổi bổ sung đối với quy trình khai thác gỗ đã
ban hành năm 1963. Tác giả đã xây dựng cơ sở khoa học cho lý thuyết rừng chuẩn
áp dụng vào khai thác chọn ở Việt Nam đồng thời nêu lên một số vấn đề giúp cho
việc chỉ đạo công tác khai thác chọn và xây dựng vốn rừng đảm bảo kinh doanh lâu
dài.
Nguyễn Hồng Quân (1983-1984) [55, 54] nghiên cứu về điều chế rừng ở
nƣớc ta tác giả chỉ rõ chính những bất hợp lý trong quá trình áp dụng phƣơng thức
khai thác chọn và sự lạc hậu về nội dung kỹ thuật lâm sinh lâu nay đã dẫn đến hậu
quả là vốn rừng ngày một nghèo nàn dần, tác giả đã đề xuất quan điểm và biện pháp
vừa khai thác vừa xây dựng vốn rừng nhằm khắc phục hậu quả nói trên.
Phùng Ngọc Lan (1984) [36] đã đề xuất những giải pháp đảm bảo tái sinh
trong khai thác chọn hiện nay góp phần đẩy mạnh kinh doanh lợi rừng và xây dựng
vốn rừng.
21
Vũ Đình Huề, Phạm Đình Tam (1989) [26] đã tiến hành khảo nghiệm quy
phạm khai thác đảm bảo tái sinh ở Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh và đƣa ra nhận định là
phƣơng thức khai thác chọn có kèm theo các biện pháp xử lý lâm sinh mang lại hiệu
quả cao nhất cho phục hồi rừng.
Nguyễn Hồng Quân, Trƣơng Hồ Tố, Hồ Viết Sắc (1981) [51] đã xác định
lƣợng khai thác, cƣờng độ khai thác cho bốn cấp sản xuất của rừng khộp (không
vƣợt quá 30% với cấp I và II, tối thiểu là 25% cho cấp III và IV), với luân kỳ khai
thác xác định là 20 năm.
Nguyễn Hồng Quân (1982) [52, 53] đã xác định phƣơng hƣớng điều chế
chung cho rừng tự nhiên Việt Nam; và đề xuất hƣớng điều chế tạm thời cho rừng
loại IVB ở Kon Hà Nừng với cƣờng độ khai thác (25-30%), luân kỳ 20 năm và
lƣợng khai thác đƣợc điều chỉnh qua tiết diện ngang.
Nguyễn Văn Trƣơng (1984) [83] đã đề xuất hƣớng khai thác nuôi dƣỡng cho
rừng nhiệt đới ẩm hỗn loài Việt Nam để đảm bảo tái tạo lại rừng, trong đó xác định
cơ sở tính toán lƣợng gỗ khai thác trên số bình quân của G/ha.
Về phƣơng diện quản lý, quy phạm QPN 14-92 (1993) [3] đề cập đến nuôi
dƣỡng rừng sau khai thác chọn với các quy định về kỹ thuật bài cây, cƣờng độ chặt,
số lần chặt, nhƣng chỉ nêu những quy định chung nhất, khó vận dụng vào điều kiện
thực tế ở từng địa phƣơng.
Trần Cẩm Tú (1998) [77] dựa trên hiện trạng về diện tích, trữ lƣợng, cấu
trúc, tăng trƣởng và tái sinh, đề xuất hƣớng điều chế cho rừng sản xuất ở lâm trƣờng
Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh, thông qua chu kỳ kiểm tra (10 năm), tính toán lƣợng khai
thác hiện tại và dự đoán lƣợng khai thác ở các giai đoạn sau.
Theo hƣớng sử dụng tái sinh nhân tạo để phục hồi rừng tự nhiên sau khai
thác có các nghiên cứu của: Bùi Đoàn và các cộng sự (2001) [19] triển khai ở Long
Đại (Quảng Bình); Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) [61] trong nghiên cứu, đánh
giá các biện pháp tác động vào rừng tự nhiên sau khai thác ở Hƣơng Sơn, Ba Rền và
Kon Hà Nừng.
22
Hồ Đức Soa (2001) [62] qua tổng hợp các đặc điểm rừng tự nhiên trƣớc và
sau khai thác 15 năm vùng Kon Hà Nừng, cho biết có sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc
tổ thành cũng nhƣ sự gia tăng số lƣợng cây tái sinh trên các lâm phần sau khai thác.
Hồ Đức Soa - Trần Kế Lâm - Nguyễn Thanh Xuân (2001) [63] từ nghiên cứu nuôi
dƣỡng rừng tự nhiên vùng bắc Tây Nguyên, cho rằng rừng giàu và trung bình khai
thác với cƣờng độ từ 30-50%, kết hợp các biện pháp nuôi dƣỡng hợp lý sẽ đảm bảo
cho rừng phục hồi tốt cả về chất lƣợng và trữ lƣợng. Vấn đề này cần phải xem xét
thêm, vì nếu khai thác với cƣờng độ lớn đến 50% thì hầu nhƣ toàn bộ lớp cây gần
thành thục và thành thục bị khai thác hết, rừng bị tàn phá nặng nề, khó phục hồi để
đảm bảo luân kỳ khai thác.
Để nuôi dƣỡng rừng tự nhiên sau khai thác chọn ở Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh,
Nguyễn Bá Chất (2001, 2003) [11, 12] đề nghị nên điều tiết giảm số loài ít giá trị
kinh tế và số cây ở các cỡ kính tập trung (cỡ 8, 12, 16 cm) theo tỷ lệ số cây các cỡ
kính với tổng số cây trên hecta ở các lâm phần mẫu, và chặt 20% số cây ít giá trị
kinh tế để thúc đẩy sinh trƣởng các loài còn lại.
Nhằm phục hồi rừng ở vƣờn quốc gia Yordon - Đăk Lăk, Peter Erskine, Bảo
Huy và Võ Hùng (2003) [101] đã đề xuất các phƣơng pháp tác động lâm sinh gồm:
xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung nơi đất trống, làm giàu rừng và luỗng phát
tre nứa xâm chiếm.
Như vậy, qua tổng hợp các nghiên cứu nêu trên thì khai thác chọn được các
nhà khoa học đề xuất đều tập trung vào các chỉ tiêu: cường độ, luân kỳ, lượng khai
thác, xác định loài cây mục đích khai thác và đề xuất giải pháp lâm sinh sau khai
thác rừng.
Nhưng ảnh hưởng của khai thác chọn đến cấu trúc tổ thành và tái sinh tự
nhiên, cũng như các đặc trưng cấu trúc tổ thành và tái sinh tự nhiên rừng trước và
sau khai thác chọn vẫn còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu. Các hạn chế trong kỹ
thuật thi công khai thác rừng, việc vận dụng quy trình khai thác vào điều kiện thực
tế ở địa phương trước và sau khai thác chọn chưa được đề cập đầy đủ; cho thấy
23
đang có sự thiếu hụt hiểu biết về kỹ thuật tác động đối với rừng sau khai thác, đặc
biệt là ở khu vực Tây Nguyên trên đối tượng rừng thường xanh.
1.2.2. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Trong Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã xác định:
Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 đƣợc xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát
triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu hecta đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ
lệ đất có rừng lên 47% vào năm 2020 [75].
Năm 1998 có Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR cũng là một tổ chức
NGO thuộc Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam đảm nhiệm cuộc vận
động này, đồng thời còn phải soạn thảo Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV, và vận
động thành lập mạng lƣới mô hình các chủ rừng quản lý tốt. Giống nhƣ các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm và thƣơng mại tự nguyện phấn đấu thực hiện các tiêu chí
quản lý chất lƣợng và môi trƣờng để đạt chứng chỉ ISO 9000 và 14000 vì lợi ích
của chính mình và vì lợi ích và uy tín của quốc gia mình. QLRBV và CCR là cách
áp dụng đặc thù cho ngành lâm nghiêp. Trong nửa thế kỷ từ 1945 đến 1990 tại Việt
Nam, rừng liên tục giảm diện tích từ 14,3 xuống 9,2 triệu hecta (mất 5,1 triệu
hecta), tốc độ mất rừng cao nhất là giai đoạn 1980-1990 (mất 1,5 triệu hecta rừng),
mà lý do chính là do quản lý rừng không bền vững [76].
Từ năm 1993, nhờ nỗ lực to lớn của nhà nƣớc và nhân dân thông qua các
chƣơng trình lớn nhƣ: 327, 661, trên 2 triệu hecta rừng đã đƣợc phục hồi. Song đó
mới là con số về số lƣợng, nếu rừng không đƣợc QLRBV thì việc mất rừng sẽ song
song diễn ra với quá trình phục hồi rừng và chất lƣợng rừng cũng nhƣ các chức
năng phòng hộ môi trƣờng, xóa đói giảm nghèo cũng không thể phát huy đƣợc. Các
chƣơng trình trồng rừng chỉ có ý nghĩa nếu nhƣ diện tích rừng hiện có đƣợc quản lý
bảo vệ tốt. Tháng 2/1998 một hội thảo quốc gia để xây dựng chƣơng trình QLRBV
đƣợc Bộ NN&PTNT, tổ chức FSC quốc tế, tổ chức WWF Đông Dƣơng và đại sứ
quán Hà Lan đồng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại hội thảo này đã thành
24
lập Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR (viết tắt là NWG) để thực hiện quá
trình này.
Từ tháng 6/2006 Viện QLRBV và CCR đã đƣợc thành lập nhằm tăng cƣờng
năng lực thực hiện quá trình QLRBV ở Việt Nam, và thu hút mọi sự hỗ trợ quốc tế,
trƣớc hết là cầu nối giữa các chủ thể QLRBV Việt Nam với FSC quốc tế. Việt Nam
thƣờng xuyên thắt chặt quan hệ quốc tế bằng cách tham gia các hội nghị, hội thảo
chuyên đề và theo vùng của FSC, tham gia các hoạt động và hội nghị cấp chuyên
gia về QLRBV và CCR của khối ASEAN [42]. Năm 2006 Việt Nam mới có 10.000
hecta rừng trồng đạt chứng chỉ FSC [43].
Năm 2008, Viện QLRBV bắt đầu tiến hành thử nghiệm mô hình chứng chỉ
rừng theo nhóm cho gần 300 hộ trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái và hƣớng dẫn Công ty Hải Vƣơng xin cấp Chứng chỉ quản lý rừng của FSC.
Năm 2010, lần đầu tại Việt Nam có một nhóm các hộ trồng rừng quy mô nhỏ
đã đƣợc Hội đồng Quản trị rừng (FSC) cấp chứng nhận quản lý rừng đạt tiêu chuẩn
quốc tế bền vững về mặt môi trƣờng, có lợi cho xã hội và mang lại lợi ích kinh tế.
Nhóm trồng rừng này gồm 118 hộ sinh sống tại năm thôn thuộc hai huyện Gio Linh
và Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Theo đó, diện tích rừng Keo đƣợc cấp chứng chỉ của
nhóm là 317 hecta, đến năm 2013 đã có trên 800 hecta của 13 nhóm hộ đƣợc cấp
chứng chỉ rừng FSC. Hỗ trợ xin cấp chứng chỉ là một hoạt động của dự án: "Quản
lý rừng và kinh doanh lâm sản bền vững" của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
(WWF). Dự án nhằm kết nối thị trƣờng giữa các khu rừng ở Việt Nam và các công
ty quốc tế có chính sách thu mua thông qua việc cấp chứng chỉ FSC. Bên cạnh lợi
ích kinh tế, các hộ dân còn đƣợc hoàn thiện kỹ năng quản lý rừng.
Đến năm 2011 (nguồn Vụ Sử dụng rừng – Tổng cục Lâm nghiệp), đã có 10
Công ty Lâm nghiệp thuộc 6 tỉnh đƣợc Bộ đã thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt
các phƣơng án. Tổng diện tích tự nhiên đƣợc thực hiện 220.535 hecta, trong đó: có
rừng tự nhiên: 160.177 hecta; rừng trồng: 6.100 hecta. Sản lƣợng khai thác hàng
năm: 56.000 m3/25.000 m3 đƣợc thực tế khai thác trƣớc khi thực hiện phƣơng án.
Đến năm 2011, diện tích rừng đã giao cho các hộ gia đình là 3.431.555 hecta (rừng
25