Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội và CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI dưới góc độ địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.49 KB, 6 trang )

ơ

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG
(Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng)
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong 3 vùng
quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và
Vùng Thủ đô. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.231 km2, dân số 1,020
triệu người. Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là
về hạ tầng kỹ thuật, giao thông đối ngoại: liền kề cảng hàng không quốc tế Nội
Bài; có nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua như quốc lộ số 2,
đường sắt Hà Nội – Lào Cai; đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi Côn Minh
(Trung Quốc), kết nối với đường quốc lộ 18 và quốc lộ 5 kéo dài; trong vùng
ảnh hưởng của đường vành đai 4, vành đai 5 - Thành phố Hà Nội.
Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo còn nhiều khó
khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 53,2%, công nghiệp chỉ
chiếm 13%, thu ngân sách chỉ khoảng 100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu
người 144 USD. Với chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh là động lực quan
trọng trong phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy nội lực và tiềm năng, thế mạnh
của địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn bước đi đột phá, xác định định
hướng đúng, tập trung cao độ việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhằm tạo môi
trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
bàn tỉnh.
Trong những năm qua, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh đã đạt được kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 9 năm 2012, trên địa bàn
tỉnh đã có 121 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng
ký: 2.411,55 triệu USD. Vốn thực hiện đạt: 1.119,79 triệu USD, chiếm
46%/tổng vốn đầu tư đăng ký. Đến nay, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư trên địa bàn. FDI đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện trên các mặt sau:


Thứ nhất, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển,
113


đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế
Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Năm 2004 và 2005, FDI chiếm lần lượt 19,1% và 18,2% tổng vốn đầu tư xã hội;
giai đoạn 2006-2010 chiếm khoảng 18,41%. Tỷ trọng đóng góp của khu vực
FDI vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-2011 đạt 17,2%/năm, trong
đó: giai đoạn 2001-2005, nhịp độ tăng bình quân đạt 15,02%/năm; giai đoạn
2006-2010 nhịp độ tăng bình quân đạt 18,0%/năm .
Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực
sản xuất công nghiệp, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối
vĩ mô, góp phần đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn
FDI đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Vĩnh Phúc trong 15 năm qua. Đóng góp lớn vào giá trị sản xuất chung
(GO), trong đó: đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp trung bình qua các
giai đoạn chiếm trên 80%; đóng góp vào thu ngân sách chiếm 80-85%; đóng góp
vào giá trị xuất khẩu chiếm từ 85-90%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, nếu như năm 1997 (năm tái lập
tỉnh), cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp: 53,2%, công nghiệp-xây dựng: 13%, dịch
vụ: 33,8% thì đến năm 2011 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp-xây dựng:
54,39%, dịch vụ: 30,16%, nông, lâm thuỷ sản: 15,45%. Thu ngân sách hiện nay
xếp thứ 8 trên cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ
năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nước. GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ
đạt 144 USD, năm 2010 đạt 1.777 USD, năm 2011 đạt 2.045 USD. Trên cơ sở
đó, trong giai đoạn 2006-2010 Vĩnh Phúc đã đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 2.300 tỷ đồng.
Thứ ba, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ, có tác động lan tỏa đến

các thành phần kinh tế khác trong tỉnh:
FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh, phát
triển một số ngành kinh tế chủ lực của địa phương như: sản xuất, chế tạo, lắp ráp
ô tô, xe máy, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử..Nhất là sau khi Công ty
Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có
24 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần
nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa
114


bàn (tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô đạt khoảng 30% và xe máy đạt trên 80%).
Hầu hết các doanh nghiệp FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết
nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Công nghệ
tiên tiến đã được chuyển giao thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ
vào Việt Nam. FDI có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong
tỉnh, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ của tỉnh nâng cao chất lượng và phát triển nhanh
hơn, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, kinh doanh bất động
sản...
Thứ tư, FDI góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp tương đối đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
trong các KCN, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển.
Thứ năm, FDI góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo
việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực
FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (năm 2000: cơ cấu lao động:
trong ngành nông nghiệp: 85,7%, công nghiệp-xây dựng: 6,5%, dịch vụ: 7,8%;
đến năm 2010 cơ cấu lao động: trong ngành nông nghiệp: 46,4%, công nghiệpxây dựng: 25,5%, dịch vụ: 28,1%). Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho
trên 42 ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp phục vụ
trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện
đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên

hàng năm. Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ
cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao
và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các
phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Thứ sáu, FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập
kinh tế với khu vực và thế giới
FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với
khu vực và thế giới: Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp giúp tỉnh tiếp cận
và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa. Trong
giai đoạn 2001-2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 293,00 triệu USD,
mức tăng bình quân đạt 134,2%/năm; giai đoạn 2006-2010, giá trị kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 1.573,787 triệu USD, gấp 5,4 lần so với 5 năm trước, mức
tăng bình quân đạt 31,43%/năm; năm 2011, đạt 510 triệu USD. Đồng thời góp
phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng
115


đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác hữu nghị với với một số vùng, thành phố
của các quốc gia có dự án đầu tư trên địa bàn. Đến nay, tỉnh đã đặt quan hệ hợp
tác về kinh tế, văn hóa, đầu tư, thương mại với một số tỉnh của Hàn Quốc và
Nhật Bản.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đáng ghi nhận, cũng có nhiều vấn
đề nảy sinh trong quá trình thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: nền
kinh tế tăng trưởng chưa bền vững và phụ thuộc nhiều vào FDI; công nghiệp còn
chủ yếu là lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa một số
khâu còn thấp; ô nhiễm môi trường; việc đình công, lãn công chủ yếu xảy ra ở
các doanh nghiệp FDI; một số doanh nghiệp bỏ trốn, không đảm bảo quyền lợi
của người lao động; một số nhà đầu tư lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện
hành vi chuyển giá, hạn chế trong chuyển giao công nghệ....Trước thực trạng đó,
vấn đề đặt ra là: làm thế nào để công tác quản lý nguồn vốn này thực sự đạt hiệu

quả?
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác hậu kiểm,
quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện triển khai dự án FDI. Tăng cường sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn trong quá trình cấp GCNĐT
và theo dõi, giám sát hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sau cấp phép. Thực
hiện các biện pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân, nhất là đối với các dự án chậm
triển khai, kiên quyết thu hồi GPĐT/GCNĐT những dự án không có khả năng
triển khai, xử lý nghiêm các dự án vi phạm pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn có
nhiều khó khăn, tồn tại. Hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra
chưa đạt kết quả cao. Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn
còn nhiều quy định thiếu đồng bộ và không rõ ràng, ví dụ: thủ tục chuyển
nhượng vốn góp, chuyển nhượng dự án, thủ tục thanh lý doanh nghiệp, thanh lý
dự án đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án, thu hồi GCNĐT...; có những tình
huống phát sinh trong thực tế không được quy định trong các văn bản pháp luật
(như xử lý trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ về nước..); chưa có các chế tài
đủ mạnh để xử lý các dự án chậm tiến độ, nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng,
chấm dứt dự án đầu tư. Khi vi phạm dẫn tới hàng loạt các vấn đề phát sinh
nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu như chuyển giá, “lỗ giả” gây thất
thu cho ngân sách nhà nước. Trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh
tra chưa có quy định về địa vị pháp lý và thẩm quyền của Ban Quản lý các Khu
công nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.
116


Với mục tiêu phấn đấu đưa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và
trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI; trong bối
cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với các quốc gia có nền kinh tế và công
nghiệp phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc xác định quan điểm thu hút, sử dụng và quản

lý FDI trong thời gian tới như sau:
Một là: chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được
thiết kế phù hợp chiến lược chung của cả nước, đồng bộ với chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Chiến lược này có vai trò
tương hỗ với các chiến lược liên quan như: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển
đồng bộ thị trường, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính...
Hai là: Trong bối cảnh quốc tế và tình hình kinh tế-xã hội của đất nước
hiện nay và thời gian tới, tỉnh xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nhằm phục
vụ sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giải quyết việc
làm, đóng góp cho ngân sách, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, cải
thiện mối quan hệ đối ngoại...Xác định rõ quan điểm về FDI là khu vực doanh
nghiệp, hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và tín hiệu thị trường. Thu hút vốn
đầu tư phải coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI công nghệ hiện đại,
thu hút FDI phải tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao- lao
động có kỹ năng.
Ba là: Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải quan tâm quản lý
hoạt động FDI sau cấp giấy chứng nhận đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI,
có cơ chế và chính sách rõ ràng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của
FDI. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI; tăng
cường sự phối hợp với các bộ, ngành, trung ương và các sở, ban, ngành trên địa
bàn tỉnh trong thu hút, sử dụng và quản lý FDI.
Nhân buổi Tổng kết ngày hôm nay, tôi xin được đóng góp một số ý kiến,
đề nghị Ban Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ,
Ngành trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định của
pháp luật có liên quan đến thu hút, sử dụng, quản lý FDI như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về đầu tư; sớm ban hành
Nghị định sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Ban hành
117



Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về
KCN, KCX, KCNC;
Thứ hai, đề nghị sửa đổi Luật Đất đai nhằm đảm bảo thực hiện đền bù
một giá thống nhất, sát với giá thị trường; có quy định quản lý giá đất hiệu quả,
không để tăng đột biến làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng, tăng
chi phí đầu tư.
Thứ ba, điều chỉnh các quy định về Thuế thu nhập doanh nghiệp, xem xét,
ban hành ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư trong
KCN nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển KCN.
Thứ tư, ban hành các chế tài đủ mạnh để xử lý các dự án chậm tiến độ,
nhiều lần giãn tiến độ hoặc tự ý dừng, chấm dứt dự án đầu tư, có thể dùng biện
pháp thu hồi dự án, mọi thiệt hại nhà đầu tư phải chịu; bổ sung các quy định, chế
tài cụ thể về việc đặt cọc, ký quỹ (tương ứng khoảng 10-20% tổng mức đầu tư)
khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư các dự án kinh doanh BĐS của các nhà đầu tư
nước ngoài;
Thứ năm, đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động Thanh
tra của Ban quản lý KCN, KCX, KKT và có ý kiến với UBTV Quốc hội sửa đổi,
bổ sung quy định về tổ chức Thanh tra Ban quản lý KCN, KCX, KKT trong dự
án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh tra năm 2004.

118



×