Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ban hành Chương trình hành động về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.83 KB, 13 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 107 /QĐ-BTNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và
Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012
của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm
2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính
phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ
Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01
năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;


- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu VT, KH.
BỘ TRƯỞNG

(đã ký)
Nguyễn Minh Quang

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP ngày 03 tháng 01 năm 2012
của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012
(Ban hành theo Quyết định số 107 /QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 01 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính
phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết với những
nội dung chủ yếu sau:
PHẦN I
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-
CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách

nhà nước năm 2012.
Mục tiêu tổng quát của năm 2012 là phát huy tối đa nguồn lực tài nguyên
và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm
2011 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định
chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
2. Nhiệm vụ chung
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến
lược, quy hoạch về quản lý tài nguyên và môi trường; xây dựng, củng cố, kiện
toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành tài nguyên và
môi trường; phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
tăng cường phân cấp quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường, chủ
động hợp tác và hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm
bảo đảm quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ - CP ngày 24 tháng 02
2
năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
3. Nhiệm vụ từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành
3.1. Lĩnh vực đất đai
Tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 để trình Chính phủ vào tháng 6
năm 2012, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào tháng 8 năm 2012. Tổng hợp
báo cáo Tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trình Ban Chỉ đạo để Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị để trình Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 4 năm 2012.

Tiếp tục triển khai nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Triển khai Đề án nâng
cao năng lực quản lý nhà nước ngành đất đai. Tổ chức thực hiện lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của các cấp; thí
điểm kiện toàn hệ thống các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một
cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; thí điểm chuyển tổ chức phát triển
quỹ đất đang hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp. Chỉ đạo công bố bảng giá đất năm 2012 và xây dựng bảng giá
đất năm 2013; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3.2. Lĩnh vực tài nguyên nước
Hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua
tại kỳ họp thứ 3 năm 2012; xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật. Xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường
các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; trình Chính phủ phê duyệt
và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý,
bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
Tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ các Đề án: Theo dõi, giám sát nguồn
nước xuyên biên giới; Theo dõi biến động nguồn nước, các hoạt động khai thác,
sử dụng nước ngoài biên giới phía thượng nguồn lưu vực sông Hồng, sông Mê
Công; Kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; Bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn;
Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hệ thống sông quốc tế.
Hoàn thiện Quy trình vận hành liên hồ chứa mùa cạn trên lưu vực sông
Hồng và 4 lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên; giám sát việc khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy
thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; xác định dòng chảy tối thiểu trên một
số lưu vực sông lớn, quan trọng. Tăng cường công tác điều tra đánh giá tài
nguyên nước; triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước; xây dựng
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước. Đẩy mạnh thực

hiện công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
3
3.3. Lĩnh vực địa chất và tài nguyên khoáng sản
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011
của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai
khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức thực hiện Luật Khoáng sản và
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Khoanh định khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khu vực dự trữ khoáng
sản quốc gia; khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng
sản. Mở rộng công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt
là tài nguyên khoáng sản biển, điều tra môi trường địa chất và tai biến địa chất;
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tổ chức xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin
về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước. Thực hiện các đề án:
thăm dò quặng urani khu Pà Lừa - Pà Rồng, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam;
điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể Sông Hồng; điều tra,
đánh giá tổng thể quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam; đánh giá
tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam; điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo
nguy cơ thảm họa trượt lở đất đá ở các vùng núi Việt Nam.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản và công
tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động
khoáng sản, đặc biệt quan tâm tới công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy phép hoạt
động khoáng sản; kiên quyết xử lý và kiến nghị xử lý với những địa phương và tổ
chức, cá nhân doanh nghiệp có hành vi cố tình vi phạm pháp luật về khoáng sản.
3.4. Lĩnh vực môi trường
Nghiên cứu, đánh giá toàn diện tác động của Luật Bảo vệ môi trường 2005
theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh, thống nhất chức năng quản lý nhằm sửa

đổi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, trình Quốc hội năm 2013. Đẩy mạnh triển
khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược
Bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020; Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến
năm 2015; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về khắc
phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe
môi trường đến năm 2015.
Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn chi sự nghiệp môi trường;
đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường; cải thiện chất lượng môi trường, kiểm soát, xử lý triệt để
nguồn gây ô nhiễm; thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa, kiểm soát ô
nhiễm môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải.
3.5. Lĩnh vực khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu
Tập trung xây dựng Luật Khí tượng thuỷ văn; thực hiện Chiến lược phát
triển ngành khí tượng thuỷ văn quốc gia đến năm 2020, Chiến lược, Kế hoạch
hành động quốc gia về biến đổi khí hậu và các dự án, đề án thuộc Chương trình

×