Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

THÁCH THỨC và KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC THU hút FDI TRONG THỜI GIAN tới – EUROCHAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.63 KB, 15 trang )

THÁCH THỨC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC THU
HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI – EUROCHAM
I.

Tổng quan

Trong khi các doanh nghiệp Châu Âu kiên nhẫn và vẫn hy vọng vào sựphát triển
trong dài hạn của Việt Nam, thì lòng tin của họ đã có chiều hướng suy giảm từ
đầu năm 2011, theo kết quả của cuộc điều tra vềchỉsốmôi trường kinh doanh
hàng quý (BCI) của EuroCham tại Việt Nam. Kết quảcủa cuộc khảo sát BCI lần
thứtám, được thực hiện vào tháng 7 năm 2012, cho thấy mức độtin cậy và triển
vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lần đầu
tiên đã giảm xuống dưới mức chỉ số“trung bình” (50 điểm). Điều đó cho thấy
các doanh nghiệp đang dần mất đi sựkiên nhẫn; đồng thời cũng nhấn mạnh
tính cấp thiết của việc Việt Nam cần nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh và sức thu
hút nhưlà một điểm đến kinh doanh.
Đồng thời, Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012”
của Ngân hàng Thế giới, xếp vịtrí thứ 98 trong tổng số183 nước được xếp hạng.
Theo báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012”, xếp hạng môi trường kinh doanh
của Việt Nam bịsụt giảm trong năm nay là do Việt Nam đã thất bại trong việc
cải thiện hệ thống điện. Báo cáo cũng đề cập đến tiến trình chậm chạp trong cải
cách hành chính của Việt Nam. Xét về tổng thể, Việt Nam mới chỉcải thiện
được một chút ít tại 3 trong số 10 lĩnh vực được đánh giá bao gồm giấy phép
xây dựng, bảo vệ nhà đầu tưvà thực thi hợp đồng. Những lĩnh vực đang yếu kém
đi là khởi sự doanh nghiệp (cấp phép), đăng ký tài sản, đóng thuế và thu giữ tín
dụng.
Vậy đâu là lý do cho việc sụt giảm lòng tin này trong năm vừa qua? EuroCham
tin rằng đây là sự kết hợp của tiến trình thay đổi chậm chạp trong nhiều vấn
đềvốn đã được nêu trong Sách trắng năm ngoái của EuroCham cùng với một
sốvấn đềmới làm suy giảm lòng tin vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Những khó khăn vềkinh tếvĩmô, cơsởhạtầng thiếu đồng bộvà các gánh nặng


vềthủtục hành chính vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới liên
quan đến “tiếp cận thị trường” gây ảnh hưởng đáng kể đến việc nhập khẩu hàng
hóa vào Việt Nam đã tiếp tục tác động tiêu cực đến nhận định của châu Âu
vềmôi trường kinh doanh tại Việt Nam.
EuroCham tin tưởng rằng Chính phủViệt Nam đã có những biện pháp để ổn
định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn, tuy nhiên còn rất nhiều việc cần tiến hành
174


đểcải thiện sức hấp dẫn trong dài hạn của thịtrường Việt Nam nhằm thu hút
nguồn đầu tưnước ngoài.
Hoạt động đầu tư trong môi trường quốc tế hiện nay cũng không thực
sựkhảquan. Sau hai mươi năm thời kỳ bong bóng tín dụng, chúng ta ngày nay
đang phải đối mặt với một thời kỳ mà lượng tiền – dù từ các nguồn đầu tưtrực
tiếp nước ngoài, tín dụng ngân hàng, hay viện trợ- đều hạn chếhơn rất nhiều so
với trong quá khứ, và không ai biết giai đoạn này sẽ kéo dài trong bao nhiêu
năm. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thu hút sự quan tâm
của các nhà đầu tưhiện đang thiếu kiên nhẫn hơn và khắt khe hơn so với trong
quá khứ. Đây là điều không dễchịu gì, nhưng lại là thực tếmà Việt Nam phải đối
mặt.
II. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô
Một trong những thành công nổi bật nhất của Chính phủnăm 2011 và đầu năm
2012 đó là sự ổn định đồng tiền từgiai đoạn bịmất giá năm ngoái. Ngoài ra,
mức lạm phát hàng năm đang có chiều hướng giảm, và được kỳvọng đạt mức
một con sốvào cuối quý II. Tính thanh khoản của các ngân hàng trong nước đã
được cải thiện chút ít. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cũng đã tăng lên. Chính
phủ đã duy trì được lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng trong thời
gian khó khăn vừa qua. Nhìn chung, bức tranh kinh tế vĩ mô đã được cải thiện
đáng kế.
Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ được ban hành năm ngoái đã có những tác

động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhưng cũng cần đảm bảo rằng đà tăng
trưởng phù hợp vẫn được duy trì. Niềm tin của người tiêu dùng đang có chiều
hướng sụt giảm và các dấu hiệu căng thẳng đã hiện diện trong nền kinh tế, bao
gồm: biên lợi bị thu hẹp, cắt giảm lao động, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới
tốt nghiệp cao, giảm giá bất động sản, và số lượng các vụ phá sản được báo cáo
gia tăng.
Ba ưu tiên chiến lược của Chính phủ bao gồm tái cấu trúc khu vực tài chính, tái
cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và cải thiện hiệu quả đầu tư ở khu vực công là
chiến lược nhất quán và theo lộ trình cải cách đúng đắn. Tuy nhiên, mặc dù một
chiến lược có tốt thế nào đi chăng nữa, việc triển khai thực hiện chiến lược đó
mới là điều cốt lõi. Nếu không đạt được thành công trong các lĩnh vực dài hạn
và mang tính cơcấu này, những lợi ích mà thành công về chính sách kinh tếvĩmô
đem lại gần đây cũng sẽ không còn. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng sẽ

175


thấy được sự tiến bộrõ ràng trong việc triển khai các cải cách cơ cấu của Chính
phủ.
III. Cấp phép đầu tư
Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham tiếp tục phải trải qua quá trình phê
duyệt dài ngày và nhiều trì hoãn trong quá trình cấp phép đầu tưvà đăng ký kinh
doanh, cũng như rất nhiều các thủ tục rườm rà phức tạp yêu cầu phải trao đổi
nhiều với chính quyền địa phương.
Thực tế, các cơquan chính quyền yêu cầu các doanh nghiệp thành viên của
chúng tôi phải nộp các tài liệu bổsung ngày càng nhiều, mặc dù các tài liệu và
văn bản này không có trong yêu cầu pháp luật (SởKếhoạch Đầu tưcoi những tài
liệu này là tiền đề đểxem xét các hồ sơ đăng ký), và kết quả là tỷ lệ các doanh
nghiệp phải m ất hơn ba tháng để hoàn tất toàn bộ thủ tục cần thiết đểbắt đầu
kinh doanh hoặc cấp phép cho một dự án đã tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, chúng tôi lưu ý rằng thời gian yêu cầu cho việc cấp phép đầu tư giữa
các thành phố và các tỉnh tại Việt Nam là rất khác nhau, trong đó thời gian chờ
cấp giấy phép ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thường lâu hơn rất
nhiều. Thực tế cũng cho thấy thời gian xin giấy phép đầu tư giữa nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài cũng khác nhau.
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hiện tại và cảcác quy định hướng dẫn thi hành
của hai luật này nhìn chung được áp dụng nhưnhau đối với nhà đầu tưtrong
nước và nước ngoài. Tuy nhiên, trong một sốthủtục cấp phép, lại tồn tại việc áp
dụng không giống nhau. Một mặt, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tưvào Việt
Nam lần đầu tiên thành lập doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 100% hoặc doanh nghiệp liên doanh (không tính chủ sở hữu
cổ phần nước ngoài) sẽ cần phải xin một “giấy chứng nhận đầu tư” bao gồm
đồng thời giấy phép cho dự án đầu tư và “giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh”. Trong khi đó, ngoại trừ các dự án đầu tư với quy mô lớn hoặc có điều
kiện, các nhà đầu tư trong nước
chỉcần có “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Nói cách khác, vẫn tồn tại
cảhai thủ tục cấp phép cho đầu tưtrong nước và cho đầu tưnước ngoài.
Một ví dụ điển hình vềviệc áp dụng khác nhau giữa nhà đầu tưtrong nước và
nhà đầu tư nước ngoài đó là trong ngành bán lẻ, khi mà ENT (kiểm tra nhu cầu
kinh tế) không áp dụng đối với nhà đầu tưtrong nước nhưng lại áp dụng đối với
nhà đầu tư nước ngoài.
176


Ngoài ra, EuroCham đã nhận được nhiều ý kiến quan ngại vềviệc triển khai
Nghị định 102, theo đó các doanh nghiệp đã thành lập ởViệt Nam có sởhữu
của nhà đầu tưnước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện
và quy định đầu tưnhư đối với nhà đầu tưtrong nước. Tuy nhiên, chính quyền
địa phương có xu hướng đối xửvới các doanh nghiệp có sởhữu của nhà đầu
tưnước ngoài không quá 49% nhưmột doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước

ngoài, đi ngược lại với Nghị định 102. Các cơquan cấp bộnên có vai trò lớn
hơn trong việc đảm bảo các cơquan chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền
của mình thực thi quy định này một cách công bằng và nhất quán hơn. Không
nên tồn tại cách hiểu khác nhau giữa các cơquan chính quyền địa phương.
IV. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Đầu năm 2011, Chính phủViệt Nam tuyên bốsẽchú trọng “chất lượng hơn số
lượng” trong việc đầu tưcác dựán FDI. Điều đó dường nhưcó nghĩa là ngoài việc
thu hút đầu tưvào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu có chi phí lao động
thấp, Việt Nam đang tìm kiếm nhiều đầu tưhơn vềngành sản xuất giá trịgia tăng
công nghệcao. Tuy nhiên, với việc thiếu vắng sựthực thi hiệu quảvà mạnh
mẽvềcác quyền sởhữu trí tuệ, các doanh nghiệp nước ngoài đang kín đáo chuyển
giao các quyền sởhữu trí tuệcó giá trịvà các bí quyết độc quyền cần thiết của họ
đểhỗtrợcác sản xuất giá trịgia tăng có “chất lượng cao hơn” tại Việt Nam.
Ngoài ra, đểcó thểcung cấp lực lượng lao động và các nguồn nhân lực khác cần
thiết để hỗ trợviệc sản xuất công nghệcao tại Việt Nam thì Việt Nam phải đưa ra
một “văn hóa cải tiến” và tôn trọng quyền SHTT.
Một lần nữa, EuroCham kiến nghịmột cách tiếp cận theo hai hướng căn bản
đểgiải quyết vấn đềnghiêm trọng này. Trước hết, theo đềxuất trong cuốn sách
Trắng năm ngoái của EuroCham, Chính phủViệt Nam nên tiếp tục nỗlực đểtăng
cường nhận thức về giá trị của việc bảo vệquyền sởhữu trí tuệ. Bằng cách đó, có
thể giải thích cho người dân Việt Nam rằng đó là vì lợi ích của mỗi người dân
Việt Nam khi tôn trọng quyền SHTT và tránh việc sản xuất, thương mại và/hoặc
mua các sản phẩm vi phạm quyền SHTT của các doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài về thương hiệu và các quyền SHTT khác.
Ngoài những thông tin đó, nên nói cho người dân Việt Nam hiểu rằng tôn trọng
quyền SHTT sẽ: i) giúp bảo vệngười dân Việt Nam khỏi các sản phẩm rẻnhưng
thường nguy hiểm; ii) từ chối tài trợcho các tổchức không có nguyên tắc đạo
đức thường liên quan đến phạm tội kiếm tiền không ngay thẳng bằng cách lạm
dụng quyền SHTT của người khác và sử dụng doanh thu bất chính đểtài trợcho
177



các hoạt động không hợp pháp; iii) bổsung vào thâm hụt thương mại đang phát
triển tại Việt Nam bằng việc mua hàng giảbên ngoài có nguồn gốc Trung Quốc
đang lưu hành tại Việt Nam; và iv) giúp đưa ra một “văn hóa cải tiến” có thểthôi
thúc và khuyến khích người dân Việt Nam đưa ra những ý tưởng mới và tạo
quyền SHTT mới, các sản phẩm liên kết và trao cho họ khi họ thực hiện.
Thứhai, Chính phủViệt Nam nên chỉ đạo các cơquan liên quan tại tất cảcác cấp
tăng cường việc thực thi pháp luật và hành chính cho các quyền SHTT qua đó
các doanh nghiệp và cá nhân vi phạm quyền SHTT sẽbịngăn cản từviệc lôi kéo
vào các hành vi không đúng đắn nhưvậy. Điều đó có nghĩa là việc áp dụng
thường xuyên các hình phạt hành chính cao hơn và tạo sựthuận lợi hơn cho các
chủsởhữu của quyền SHTT có lợi thế ởtất cảcác biện pháp pháp lý có sẵn bao
gồm cảviệc giảm nhẹcó tính chất cảnh báo và thiệt hại về tiền.
Nếu Việt Nam thực hiện thành công, duy trì một chương trình giáo dục người
dân Việt Nam và thực thi hiệu quảquyền SHTT thì điều này sẽlà một bước tiến
xa khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu và nước ngoài khác
chuyển giao công nghệcao và kiến thức tiên tiến cho Việt Nam.
V. Cơ sở hạ tầng và nguồn cung năng lượng
Cho đến năm 2020, Việt Nam sẽcần hơn 150 tỷ đô-la Mỹ đểphát triển kinh tế
và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm các hệthống giao thông, cầu đường, các nhà
máy điện, hệthống cấp nước và các nhà máy xửlý chất thải. Trong khi đó, các
nguồn vốn truyền thống nhưngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủvà nguồn
hỗtrợphát triển từcác Chính phủnước ngoài chỉcó thể đáp ứng được một nửa nhu
cầu trên. Điều này có nghĩa là 50% nguồn vốn đầu tư phải huy động từcác
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp
nước ngoài còn đang cân nhắc khi đầu tưvào các dựán cơsởhạtầng do lo ngại về
hiệu quả đầu tư, tỷlệthu hồi lãi và sựbảo đảm vềvốn. Những nguyên nhân chính
dẫn đến sựthờ ơcủa nhà đầu tưnước ngoài đó là việc phân bổrủi ro kém hiệu
quả, các yêu cầu hành chính phức tạp, thiếu minh bạch trong thủtục đấu thầu và

việc giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian và chi phí trong nhiều dựán cơ sở
hạ tầng.
Nhưcác quốc gia khác, Chính phủViệt Nam đã nhận ra rằng nguồn vốn ODA
sẽkhông đủ vềlâu dài, do đó trong năm 2010 Chính phủ đã ban hành các quy
định mới vềcác dựán ưu tiên theo hình thức đối tác công tư(PPP). Theo Quyết
định của Thủtướng Chính phủsố 71/2010/QĐ-TTg vềviệc ban hành Quy chếthí
điểm đầu tưtheo hình thức đối tác công tư, các quy định này sẽ được áp dụng
178


trong hai hoặc ba dựán thí điểm, từ đó Chính phủvà các cơquan có thểrút ra bài
học và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý từkinh nghiệm trong triển khai các dựán
này. Theo các quy định mới vềcác dựán ưu tiên, Chính phủkhuyến khích đầu tư
tưnhân vào các dựán ưu tiên đã được lựa chọn và mởthầu đểtuyển chọn các nhà
thầu có năng lực và kinh nghiệm. EuroCham tin tưởng rằng, vềdài hạn, điều
thiết yếu là cần phải có cảcác dựán khảthi có thểvay vốn ngân hàng cùng với
một khuôn khổpháp lý thống nhất để đảm bảo thành công cho các dựán đối tác
công tư.
Về nguồn cung năng lượng, việc tiêu thụ điện được dự đoán sẽtăng nhanh
ởmức ít nhất là gấp đôi GDP với m ức tối thiểu khoảng 12%/năm. Việc xây
dựng mới các nhà máy điện ở Việt Nam chưa bắt kịp với nhu cầu, dẫn đến
sựthiếu hụt nguồn cung, đặc biệt khi nhu cầu đạt đỉnh điểm. Đểgiải quyết vấn
đềnày, Việt Nam cần điều chỉnh giá năng lượng theo mức của khu vực. Chỉkhi
các mức giá được điều chỉnh cao hơn nhưng phải phản ánh đúng thực tếmới
giúp các doanh nghiệp có thặng dư đểtrang trải các chi phí vốn, từ đó cho phép
các doanh nghiệp có thểtồn tại được và bền vững vềmặt kinh tế. Đồng thời,
Việt Nam nên chú trọng đến vấn đề đầu tưvào năng lượng tái tạo, Chính
phủcũng nên đặc biệt khuyến khích các giải pháp bền vững và thân thiện với
môi trường trong trung và dài hạn.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng theo Thông tư mới ban hành của BộCông Thương,

giá điện hiện nay sẽ được điều chỉnh hàng quý thay vì hàng năm bắt đầu
từngày 01/09/2011. Thông tư này ban hành theo Quyết định số24 ngày 15 tháng
4 của Thủtướng Chính phủvề điều chỉnh giá điện theo cơchếthịtrường. Theo
đó, các mức giá điện có thể được tính và kiểm tra hàng tháng theo sựthay đổi
của ngoại tệ, giá nhiên liệu và sản lượng điện. Việt Nam đã tăng mức giá điện
trung bình lên hơn 15% vào đầu tháng 3 trong một nỗlực nhằm xây dựng một
thịtrường điện lành mạnh. Ởcấp rộng hơn, Việt Nam nên tiếp tục khuyến khích
các cơ chếthịtrường này và giảm sựthống trịcủa EVN bằng cách cho phép các
doanh nghiệp tham gia vào thịtrường và xây dựng một thịtrường điện có sựcạnh
tranh đầy đủvào năm 2015 (thay vì năm 2024).
VI. Giấy phép lao động và Phát triển nguồn nhân lực
Theo kết quảcủa các cuộc khảo sát, hơn 65% lực lượng lao động của Việt Nam
không có kỹ năng chuyên môn, 78% lao động từ20 đến 24 tuổi không có hoặc
thiếu kỹnăng chuyên môn. Khoảng 60% lao động Việt Nam vẫn được coi là
đang làm việc trong các khu vực không chính thức, không có hợp đồng lao động
chính thức, được trảlương dưới mức lương tối thiểu và không được cung cấp các
179


bảo hiểm y tếvà bảo hiểm xã hội. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp ởnửa dưới
vềphát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, cải thiện và nâng cao chất lượng lực lượng
lao động là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của Việt Nam nhằm đáp ứng
nhu cầu của thịtrường lao động trong và ngoài nước đang thay đổi nhanh chóng.
Ngoài ra, Việt Nam cần ưu tiên dịch chuyển lao động từkhu vực không chính
thức sang khu vực chính thức. Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham hiện
vẫn tiếp tục tuyển dụng hàng nghìn lao động Việt Nam, qua đó đóng góp vào
tiến trình chuyển dịch nền kinh tếsang các ngành có giá trịgia tăng cao tại Việt
Nam và góp phần phát triển xã hội.
EuroCham tin tưởng rằng phát triển các trang thiết bịvà giáo trình đào tạo
nghềhiện đại là yếu tốthen chốt đểcải thiện chất lượng lao động của Việt Nam,

đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động thay đổi nhanh chóng và thu hút
các nguồn đầu tưnước ngoài có giá trịgia tăng cao hơn. Hiện tại, công tác đào
tạo và dạy nghềkhông dựa trên nhu cầu thực tếcủa các doanh nghiệp đang hoạt
động tại Việt Nam. Các công ty thành viên EuroCham đã phải chi ra những
khoản tiền lớn đểgửi nhân viên Việt Nam đến các trụsởchính tại nước ngoài để
đào tạo họtại các cơsởvới trang thiết bịhiện đại. Các doanh nghiệp này phải chấp
nhận rủi ro vềtài chính nếu các nhân viên đó không trởlại làm việc hoặc nghỉviệc
không lâu sau khi được đào tạo. EuroCham hiểu rằng Việt Nam đã nhận thức rõ
tính cấp thiết của việc cải thiện chất lượng lực lượng lao động. Tuy nhiên, chúng
tôi cũng xin lưu ý rằng mặc dù các nỗ lực cải cách vẫn liên tục được tiến hành,
nhiều người Việt Nam vẫn đang tìm cách đi du học ởnước ngoài.
Chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự lo lắng của mình vềmột số điều khoản trong
dựthảo Bộluật Lao động mới đang trong quá trình rà soát. Một số điều khoản
trong Nghị định 46/2011/NĐ-CP (Nghị định 46) do Chính phủban hành ngày
17/06/2011 đã đưa ra nhiều sửa đổi lớn so với Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày
25/03/2008 vềViệc làm và Quản lý Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Cụthểlà theo Nghị định 46 và dựthảo Bộluật Lao động mới thì đểgia hạn giấy
phép lao động cho một nhân viên nước ngoài, giờ đây một công ty phải ký kết
hợp đồng đào tạo với một nhân viên Việt Nam dựkiến sẽthay thếnhân viên nước
ngoài đó. Bên cạnh đó, thời hạn của giấy phép lao động cũng bịgiới hạn xuống
còn một năm. Với những quy định này, Việt Nam sẽ đặt một gánh nặng hành
chính rất lớn lên các doanh nghiệp.
EuroCham đã từng bày tỏquan ngại vềviệc thắt chặt các quy định này, theo đó
mặc dù được đặt ra là đểkiểm soát khu vực lao động không chính thức, nhưng
lại gây tác động rất lớn đến khu vực lao động chính thức.
180


Chúng tôi khẳng định rằng nhiều công ty thành viên EuroCham luôn ưu tiên
hàng đầu cho sự phát triển của nhân viên Việt Nam, vì điều này sẽtốt hơn cho

các doanh nghiệp Châu Âu về lâu dài. Chúng tôi đã và đang làm nhưvậy mà
không cần bất kỳluật nào yêu cầu, xuất phát từlợi ích kinh tếvà chiến lược mà nó
mang lại. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài lo lắng rằng Nghị định 46 và
dựthảo Bộluật Lao động mới sẽngăn cản việc đầu tưvào Việt Nam.
Chúng tôi muốn tìm kiếm một giải pháp đáp ứng được cảnhu cầu kiểm soát
thịtrường lao động của Việt Nam cũng nhưquyền tựdo của người nước ngoài
trong việc tuyển dụng nhân viên mà họmong muốn mà không phải chịu các gánh
nặng gia tăng vềhành chính.
EuroCham kiến nghịmạnh mẽrằng các nhà tuyển dụng nên được phép lựa chọn
các ứng viên phù hợp dựa trên mong muốn riêng và các qui trình nội bộcủa họ.
Theo đó, nên bỏyêu cầu vềviệc phải ký một hợp đồng đào tạo với một cá nhân
được nêu tên trong trường hợp gia hạn giấy phép lao động. Cho phép nhân viên
phù hợp tiếp nhận công việc dựa trên các nhu cầu vềkinh doanh và trình
độchuyên môn, các công ty sẽchỉcần bảo đảm họcó một chương trình đào tạo
dành cho nhân viên Việt Nam tại chỗvà có thểchứng tỏvới các cơ quan nhà nước
là việc đào tạo đã diễn ra.
VII. Minh bạch và Tham nhũng
EuroCham tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao sựminh
bạch và giảm thiểu tham nhũng tại Việt Nam. Hối lộvà tham nhũng đang ảnh
hưởng đến thểchếdân chủ, quản trịdoanh nghiệp và sựhoạt động hiệu quảvà trôi
chảy của các doanh nghiệp. Hối lộvà tham nhũng cũng cản trởhoạt động đầu
tưvà làm xói mòn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam (cảdoanh
nghiệp trong nước và ngoài nước) khi “thưởng” với các doanh nghiệp không có
nguyên tắc đạo đức (thường là thiếu năng lực) và những người chủ/quản lý của
các doanh nghiệp này trong khi lại “phạt” những doanh nghiệp có đạo đức,
thường là có khảnăng cạnh tranh, lớn mạnh, có khảnăng tuyển dụng các lao
động Việt Nam và đóngthuếcho nhà nước. Cụthểlà tham nhũng làm chệch
hướng khiến cho các nguồn vốn không đến được với những hoạt động kinh
tếphù hợp, có thể đóng góp đểnâng cao phúc lợi về kinh tế, xã hội và môi
trường cũng như xóa đói giảm nghèo. Tham nhũng cũng khiến các Chính

phủnước ngoài ngần ngại khi có ý định cung cấp ODA cho Việt Nam khi thấy
một phần trong khoản hỗtrợnày bịchệch hướng và không đến được với các dựán
có mục tiêu cải thiện môi trường cạnh tranh. Chỉsốcảm nhận tham nhũng năm
2011 của tổchức Minh bạch Quốc tế đã chỉra rằng có tới gần ba phần tưtrong
181


tổng số183 quốc gia được thống kê có chỉsốdưới 5 trong thang điểm từ10 (rất
minh bạch) đến 0 (tham nhũng cao). Đáng tiếc là Việt Nam vẫn bịcho là một
trong số các quốc gia tham nhũng nhất thếgiới, xếp hạng 112 trên tổng 183 quốc
gia theo chỉsốnăm 2011 (điểm sốlà 2.9).
Do vậy nên cũng không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp Châu Âu và các doanh
nghiệp nước ngoài khác ngày càng nản lòng và mệt mỏi với nạn tham nhũng
hiện vẫn đang lan tràn, len lỏi và tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp châu Âu đã kỳvọng rằng tình trạng
sẽ được cải thiện đáng kểsau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc
vềchống tham nhũng (UNCAC) vào tháng 06/2009. Đây là sáng kiến toàn cầu
duy nhất đưa ra một khung pháp lý cho việc xóa bỏnạn tham nhũng. Tuy nhiên,
cho đến nay các các doanh nghiệp châu Âu và nước ngoài khác vẫn phải tiếp tục
đối mặt với các vấn đềvềtham nhũng liên quan đến việc xin giấy chứng nhận đầu
tư, phê duyệt pháp lý, nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, bảo vệquyền sởhữu trí
tuệvà thực thi quyền sở hữu trí tuệcũng nhưcác quyền hợp pháp khác. Không thể
đánh giá thấp tác động của tham nhũng đến đầu tưvà môi trường kinh doanh tại
Việt Nam. Do đó, EuroCham khuyến nghị Chính phủViệt Nam có những hành
động nhanh chóng và hiệu quả đểthực thi có ý nghĩa UNCAC tại Việt Nam.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không chỉcác doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy
nạn tham nhũng là một vấn nạn lớn tại Việt Nam. Trên thực tế, ngay cảcác đại
diện từcác doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau và các tổchức
đã nhiều lần bày tỏrằng Việt Nam không những cần cam kết thực hiện cải cách
hành chính trên toàn quốc mà đồng thời cần cam kết sẽnâng cao chuẩn mực đạo

đức của cán bộcông chức Việt Nam tại tất cảcác cấp. Họcũng cho biết thực
tếtham nhũng đang ảnh hưởng đến sự hoạt động thuận lợi của các doanh nghiệp
Việt Nam và có tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh của họ. Trong khi Việt
Nam tiếp tục cạnh tranh với các nước khác vềFDI và cốgắng tăng sức cạnh tranh
của tổng thểnền kinh tếViệt Nam, thì các bước cụthể đểgiảm đáng kểsựtham
nhũng sẽ đóng góp vào việc nâng cao đầu tưvà môi trường kinh doanh tại Việt
Nam. EuroCham đặc biệt tin rằng chỉcó việc thực hiện nhanh chóng và nghiêm
ngặt UNCAC mới là chìa khóa đểgiải quyết vấn đềnày.
VIII. Các vấn đề tiếp cận thị trường và Hiệp định Thương mại Tựdo Việt
Nam - EU
EuroCham lo ngại rằng Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế
thương mại, bao gồm kếhoạch của BộCông thương nhằm “quản lý” nhập khẩu
(tháng 4/2011), theo đó “Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu các hàng
182


hóa không thiết yếu và các hàng hóa đã được sản xuất trong nước”. EuroCham
cho rằng thay vì “quản lý” thâm hụt thương mại bằng cách hạn chế nhập khẩu,
Chính phủViệt Nam nên khuyến khích nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu trong
dài hạn.
Chúng tôi cũng lưu ý thêm rằng các thủtục “cấp phép nhập khẩu tự động” quy
định trong Thông tư 24/2010/TT- BCT đang tiếp tục gây ảnh hưởng đến việc
xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi vào Việt Nam. Từ ngày 12/07/2010, một
loạt khối lượng lớn các hàng hóa nhập khẩu được yêu cầu nộp giấy phép nhập
khẩu tự động để thông quan theo Thông tư 24.
Một lần nữa, chúng tôi khuyến nghị rằng việc đơn giản hóa, chứkhông phải gia
tăng, các gánh nặng hành chính sẽgiúp thu hút đầu tưnước ngoài nhiều hơn, từ
đó tạo ra các chi phí cơhội cho việc tăng trưởng nền kinh tếnội địa của Việt
Nam.
Các ví dụkhác tương tựcũng tồn tại trong ngành dược phẩm. Theo cam kết gia

nhập WTO, từ ngày 01/01/2009, Việt Nam đã mởrộng các quyền thương mại
cho ngành dược (chẳng hạn nhưquyền nhập khẩu và xuất khẩu thuốc). Cơ sở
pháp lý cho các quyền kinh doanh này cũng được củng cố thông qua các quy
định về quyền xuất nhập khẩu chẳng hạn như tại Nghị định số23/2007/NĐ-CP
ngày 12/02/2007 và Quyết định số10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ
Công thương. Các sản phẩm dược còn là đối tượng điều chỉnh của các quy định
b ổsung và cụ thể của BộY tếvà Cục Quản lý Dược Việt Nam. BộY tế cho biết
sẽ ban hành các hướng dẫn về quy định hoạt động đối với các pháp nhân muốn
tham gia hoạt động nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam. Các hướng dẫn này
sẽthay thế cho Thông tư số 06/2006/TT-BYT của BộY tế về xuất nhập khẩu
thuốc và mỹ phẩm đang có hiệu lực thi hành. Thông tư 06/2006/TT-BYT hiện
tại không cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài được nhập khẩu thuốc
thành phẩm vào Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay thông tưthay thế Thông tư
06 vẫn chưa được ban hành.
Khi đăng ký thuốc mới, các công ty đa quốc gia vẫn buộc phải tiến hành thử
nghiệm lâm sàng tại Việt Nam nếu thuốc này lưu hành tại nước sở tại dưới 5
năm. Quy định này trùng lặp với các quy định thửnghiệm hiện hành, vì các
hãng dược phẩm của các công ty thành viên EuroCham đã thực hiện nghiên cứu,
phát triển và sản xuất theo những nguyên tắc khắt khe và quy trình nghiêm ngặt
của Cơquan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơquan Quản
lý Dược Châu Âu (EMEA) và các tổ chức quốc tế uy tín khác như Hội nghị
Quốc tế về hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật trong đăng ký thuốc điều trị cho con
183


người (ICH). Việc lặp lại các thử nghiệm lâm sàng này tại Việt Nam trong khi
đã được thử nghiệm bên ngoài Việt Nam trước đó sẽ gây tổn thất tài chính
đáng kể cho nhà sản xuất, làm tăng các gánh nặng hành chính cho Chính
phủViệt Nam, và gây ra những chậm trễkhông cần thiết và khiến cho các bác
sỹvà bệnh nhân Việt Nam không tiếp cận được với thuốc. Những bệnh nhân khó

tiếp cận với thuốc nhất cũng là những người không đủ điều kiện đi ra nước
ngoài, nơi các loại thuốc này có thể đã sẵn có.
Một ví dụ khác là vềngành công nghệ thông tin (CNTT). Gần đây Chính
phủViệt Nam mới công bố dự thảo Thông tư về dịch vụ CNTT và đang lấy ý
kiến từ các bên liên quan. Nhìn chung dự thảo Thông tưnày ủng hộ các dịch vụ
CNTT, nhưng một số điều khoản có thể tác động rất tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh nói chung tại Việt Nam, và tăng thêm gánh nặng đối với các nhà đầu
tư nước ngoài. Điều 19.3 của dự thảo Nghị định (phiên bản 3.8) về quản lý kinh
doanh hoạt động CNTT xuyên quốc gia quy định rằng đối với một số dịch vụ
CNTT nhất định, nhà cung cấp dịch vụxuyên biên giới từ nước ngoài phải thực
hiện việc kinh doanh thông qua chi nhánh thương mại tại Việt Nam hoặc trung
gian thương mại tại Việt Nam. Chúng tôi cho rằng quy định này vi phạm “Cam
kết vềDịch vụtheo WTO của Việt Nam”, vốn không tạo ra bất kì các rào cản nào
về tiếp cận thịtrường đối với việc cung cấp xuyên biên giới máy tính và các dịch
vụliên quan (mã CPC 841-845; CPC 849) và các dịch vụquy trình xửlý dữ liệu
thông tin trực tuyến (bao gồm quy trình giao dịch) theo mã CPC 843.
Mặc dù có những khó khăn như đã nêu ởtrên, EuroCham cho rằng việc EU và
Việt Nam bắt đầu các vòng đàm phán chính thức về Hiệp định thương mại tựdo
(FTA) là rất đáng khích lệ, sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị đểcó được một
sựhiểu biết chung vềnhững vấn đề chính được đề cập trong Hiệp định. Cảhai
bên chia sẻ các mục tiêu tham vọng chung trong các vòng đàm phán sắp tới. Hai
bên sẽ đưa ra một loạt các vấn đề bao gồm cảviệc xóa bỏ hàng rào thuếquan,
tăng cường thương mại trong dịch vụvà giải quyết các rào cản phi thuế quan,
đồng thời đạt được một thỏa thuận rộng hơn về quyền sở hữu trí tuệ và sự cạnh
tranh trong thị trường của nhau.
EuroCham tin tưởng rằng Hiệp định thương mại tựdo Việt Nam-EU sẽ giúp
Việt Nam có được lợi ích từ việc nhập khẩu chất lượng cao và tăng cường
chuyển giao công nghệ. Việc tăng cường nhập khẩu chất lượng cao ngược lại sẽ
giúp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, do đó các doanh
nghiệp Việt Nam sẽcó thể nâng cao sức cạnh tranh về mặt dài hạn.

184


Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết, FDI của EU sẽ
tiếp tục tăng cả về sốlượng lẫn chất lượng. Các doanh nghiệp châu Âu ngày càng
nhận thấy Việt Nam như cửa ngõ vào ASEAN hoặc thậm chí là trụ sở chính từ
đó họcó thể phục vụ hiệu quả thị trường ASEAN và các nước láng giềng như
Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.
IX. Cải cách thủtục hành chính
EuroCham biết rằng khi Đềán 30 chính thức kết thúc, có rất nhiều thành tựu đã
đạt được:
Trước hết là việc giới thiệu một cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
(TTHC) với trên 100.000 TTHC và hơn 9.500 văn bản pháp lý thuộc 24 bộ
ngành và 63 tỉnh. Thứ hai, sau giai đoạn rà soát, Chính phủ đã ban hành 25 Nghị
quyết đơn giản hóa gần 5.000 TTHC thuộc 24 bộ, ngành khác nhau. Cuối cùng
là việc thành lập “Cục Kiểm soát thủ tục hành chính” thuộc Văn phòng Chính
phủ nhằm kiểm soát TTHC. Tuy nhiên, EuroCham cho rằng tác động thực sự
của Đề án 30 vẫn chưa được thể hiện rõ ràng: yếu tố then chốt trong các nỗ lực
cải cách của Việt Nam đó là không nên đưa ra các TTHC mới và không cần
thiết, đồng thời tiếp tục đơn giản hóa các TTHC hiện hành.
Công việc hiện nay vẫn đang được tiếp tục, các bộ ngành chịu trách nhiệm vẫn
đang trong tiến trình thực hiện các Nghi quyết đưa ra trong Đềán 30. Đây quả là
một nhiệm vụ nặng nề khi phải hủy bỏ hơn 480 TTHC, thay thếgần 200 TTHC
và sửa đổi bổ sung hơn 4.000 TTHC.
EuroCham hy vọng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính sẽ là một cơ quan mạnh
và hoạt động hiệu quả để hỗ trợ quá trình thực hiện đơn giản hóa các TTHC và
kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới.
X. Thực thi Nghị định 160/Nghị định 95 trong ngành Du lịch và Khách sạn
EuroCham về cơ bản đồng thuận với việc thực hiện nghiêm túc Nghị định 160
và các biện pháp xửphạt hành chính quy định trong Nghị định 95 của Chính

phủ. Tuy nhiên, các biện pháp này đã khiến các thành viên EuroCham hoạt động
trong ngành Du lịch và Khách sạn có một sốquan ngại và gặp phải một sốvấn đề
trên thực tế. Một sốtrong đó là do sựthiếu rõ ràng trong diễn giải một số điều
khoản trong Nghị định 160 và do việc thi hành Nghị định nghiêm ngặt hơn.
Điều này dẫn đến một sốtổchức mà chúng tôi coi là “các công dân doanh nghiệp
tốt” không cố ý vi phạm luật pháp bị xử phạt.

185


Một trong những mối lo ngại chính xuất phát từcác khách sạn và đơn vị lữ hành
đang bán hàng hóa và dịch vụ cho các nhóm khách du lịch trong nước và các
khách du lịch cá nhân (độc lập) nước ngoài. Do tiền Đồng Việt Nam không phải
là đồng tiền chuyển đổi nên hầu hết các khách du lịch và các đơn vị kinh doanh
nước ngoài không quen thuộc với tiền Đồng, và trên thực tế nếu chuyển tiền
thanh toán từnước ngoài về thì việc thanh toán sẽthực hiện bằng một loại tiền
tệkhác không phải tiền Đồng Việt Nam. Điều này cũng tương tựvới giá tham
khảo trong các báo giá gửi các khách hàng ngoại quốc không quen thuộc với tiền
Đồng. EuroCham cho rằng các khách sạn và các đơn vị lữ hành nên được phép
niêm yết giá bằng cảhai loại tiền tệ trên trang web của họ bất kể máy chủ đặt ở
Việt Nam hay nước ngoài.
Một vấn đề khác nữa nảy sinh từthực tế rằng rất nhiều khách sạn ởViệt Nam
thực hiện dịch vụ bằng cách hợp tác với một đơn vịlữhành nội địa, và các đơn
vị này lữ hành này lại hợp tác với các các đơn vị lữ hành nước ngoài. Theo
Nghị định 160, các đơn vịtrong nước phải ký kết hợp đồng bằng tiền Đồng,
trong khi đơn vị giao dịch với các đơn vị nước ngoài phải thống nhất giá cả
bằng ngoại tệ. Điều này gây ra các vấn đề quản lý hành chính và cả các vấn
đềliên quan đến tiền tệ.
EuroCham cho rằng các biện pháp này sẽtác động tiêu cực đến sự phát triển của
ngành du lịch, Chính phủ Việt Nam nên cho phép hợp đồng ký kết được ghi

bằng ngoại tệnếu bên ký kết là các pháp nhân Việt Nam nhưng có người sử dụng
cuối cùng là một cá nhân hay đơn vị lữ hành quốc tế. Chúng tôi cũng cho rằng
ngành du lịch nên được coi nhưmột ngành xuất khẩu và nên áp dụng quy định
nhưvới bất kỳmột ngành xuất khẩu nào khác, mà theo đó các công ty được
thương thảo và ký kết hợp đồng bằng ngoại tệ.
Chúng tôi tin tưởng rằng Chính phủViệt Nam mong muốn tạo ra môi trường
thuận lợi cho ngành du lịch, và chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ
có cách tiếp cận thực tiễn với các vấn đềnêu trên khi diễn giải Nghị định 160, và
nếu cần thiết, đưa ra các hướng dẫn triển khai phù hợp để đảm bảo rằng những
bên tham gia chính trong ngành du lịch vận hành trôi chảy. Chúng tôi khuyến
nghị Chính phủ hành động nhanh chóng để loại bỏnhững điểm mơ hồ và nêu rõ
những gì được phép, những gì không được phép.
XI. Mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi
Việt Nam đã áp mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi được gần 13 năm,
kểtừnăm 1999. Sau nhiều nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2008, Chính
186


phủ cho biết mức trần chi phí này sẽ sớm được dỡ bỏ. Tuy nhiên, cho đến hiện
tại thì sự khống chế này hầu như vẫn được giữ nguyên.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực không cho phép miễn trừ thuế đối
với toàn bộ chi phí quảng cáo và khuyến mãi. Điều này là không phù hợp với xu
thếchung của khu vực và thế giới, khiến Việt Nam trởnên kém cạnh tranh hơn,
môi trường kinh doanh kém hiệu quảvà kém hiệu suất hơn so với các đối thủ
cạnh tranh láng giềng. Mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi do đó đã
không khuyến khích được cả đầu tưmới và mở rộng mức đầu tư đã có.
Trên thực tế, Chính phủ có thể thu thuế thấp hơn nhiều so với mức lẽ ra có thể
thu, vì mức trần chi phí quảng cáo và khuyến mãi làm cản trởdòng vốn đầu tư
nước ngoài cũng như việc mở rộng kinh doanh đang có, và chuyển dòng đầu tư,
vốn và thuế sang các thị trường trong khu vực. Hoạt động đầu tư và mở rộng

giảm đi cũng có nghĩa là số lượng việc làm tạo ra ít hơn, và thuế thu nhập cá
nhân thu được cũng ít hơn.
Ngoài ra, khiến cho doanh nghiệp ít được lợi ích từ quảng cáo và khuyến mãi
cũng có nghĩa là lượng thông tin về sản phẩm cung cấp đến người tiêu dùng bị
giảm đi đáng kể, mức độ cạnh tranh bịhạn chế, và cả hai điều này đều bất lợi
với người tiêu dùng.
Giới hạn việc khấu trừ chi phí quảng cáo và khuyến mãi cũng có thể làm suy yếu
các doanh nghiệp nhỏvà vừa trong nước vì họ không có phương thức nào
đểchịu được mức chi phí phát sinh từ quy định trần chi phí quảng cáo và
khuyến mãi, họ có thể giảm bớt các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, và làm
mất thị phần vào tay các đối thủ mạnh hơn, thường là các doanh nghiệp nước
ngoài.
Nếu một chính sách làm tổn hại đến tất cả các bên liên quan thì chính sách đó
cần được dỡ bỏ, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, khi Chính
phủ cần nhanh chóng nâng cao sức hấp dẫn của thịtrường Việt Nam.
XII. Kết luận
Tựu chung lại, EuroCham tiếp tục nhấn mạnh rằng việc tiến hành các cải cách
ngay lập tức trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và giáo dục là rất cần thiết nếu Việt
Nam muốn hướng đến một mô hình phát triển kinh tế bền vững có sức cạnh
tranh toàn cầu. Cụ thể, EuroCham tin rằng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài nhiều hơn và với chất lượng tốt hơn, Chính phủViệt Nam nên tập trung
các nỗlực trong năm 2012 vào việc loại bỏ các hạn chế không cần thiết trong
tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến tự do thương mại. Chính phủ cũng nên tiếp
187


tục giải quyết nạn quan liêu và tham nhũng, giảm và đơn giản các gánh nặng
hành chính tại tất cả các cấp. Chính phủ cũng nên cho phép các doanh nghiệp
nước ngoài được tuyển dụng người Việt Nam và người nước ngoài theo mong
muốn của họ. Việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và thực thi hiệu quả các

trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn là yếu tố quan trọng để thu hút
nguồn vốn đầu tư chất lượng cao.
Mặc dù việc triển khai hành động trên nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và cấp
thiết, nhưng chúng tôi cũng muốn khuyến nghị rằng không nên triển khai áp
dụng các bộ luật, nghị định và thủtục mới mà không thảo luận và cân nhắc kỹ
lưỡng. Đã có một số trường hợp trong những năm gần đây, như đã trích dẫn
một số ở trên, các cơ quan Chính phủ đã vội vàng ban hành các quy định, nghị
định và hướng dẫn mới chỉnhằm để hoàn thành đúng thời hạn ban hành đã nêu
trong bản kế hoạch tập trung cứng nhắc nào đó. Cách thức này đã hạn chế khả
năng thảo luận với các đối tượng chịu ảnh hưởng để vấn đề được phản ánh toàn
diện hơn, và rủi ro là thường gây ra nhiều rắc rối hơn là cải thiện tình hình.
Chúng tôi đề xuất rằng cần xem xét cẩn thận các quy định pháp lý, và cân nhắc
tất cảcác hệ quả xảy ra; cũng như tiến hành triển khai các quy định đó một cách
nhất quán và có hệ thống.

188



×