Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 TỚI NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.86 KB, 32 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS 2)

HỌ VÀ TÊN : LÊ THỊ VÂN
LỚP : ĐH10NL1

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNG

Tên đề tài :THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG
TỐI THIỂU ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ
NĂM 2005 TỚI NAY.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12/2015


Mục lục
PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................1
1
Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2
Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
3
Phạm vi nghiên cứu......................................................................................1
4
Phương pháp nghiên cứu..............................................................................1
PHẦN 2 : NỘI DUNG................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẦN NGHIÊN CỨU......................2
1.1
Một số khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu...............................2
1.1.1
Tiền lương....................................................................................................2


1.1.2
Tiền lương tối thiểu......................................................................................3
1.2
Bản chất của tiền lương tối thiểu..................................................................5
1.3
Vai trò của tiền lương tối thiểu.....................................................................5
1.4
Phân loại tiền lương tối thiểu.......................................................................7
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG..................................................................................9
2.1
Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 tới nay.................9
2.2
Tác động của tiền lương tối thiểu tới đời sống người lao động..................16
2.3
Tiền lương tối thiểu còn khoảng cách khá xa với mức sống của người lao
động
.....................................................................................................................18
2.4
Tiền lương tối thiểu không đủ sống là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc đình
công của người lao động..............................................................................................21
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT..........................................................................24
PHẦN 3 : KẾT LUẬN...............................................................................................25
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................26
Phụ lục .....................................................................................................................27
Từ viết tắt
TLTT :
NLĐ :
Cty :
LĐTBXH :
LĐLĐVN :

BHXH :
BHYT :
DN :
TNHH :
CP :

Tiền lương tối thiểu
Người lao động
Công ty
Lao Động thương binh – Xã hội
Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Chính phủ



PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang ngày một phát triển nhanh như vũ bão,xu thế thế giới là hội nhập toàn
cầu, là một nước đang trong thời kỳ phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy.
Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nền kinh tế những năm qua không ngừng tăng trưởng
nhanh và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra rất nhiều. Bên cạnh đó,
trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với khoa học
thế giới.
Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh những
thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải như : Mức sống

của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/ năm. So với thế giới, mức thu nhập đó là
rất thấp. Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để
thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn. Gây khó
khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong nước. Mức thu nhập
thấp cũng một là nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là
vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đưa ra nhiều chính sách
đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biết là về lĩnh vực tiền lương tiền công, một trong những
công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong đời sống kinh tế - chính trị và
xã hội của bất cứ một quốc gia nào. Đồng thời, tiền lương cũng là một trong những vấn đề
cực kỳ phức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Chính vì vậy, sự cần thiêt của
việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan
tâm trao đổi thường xuyên và liên tục .
Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực, em đã được học về một số
vấn đề liên quan tới tiền lương, đăc biêt là đã nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp
thiết của tiền lương tối thiểu - vấn đề quan trọng bậc nhất đối với đời sống người lao động
Việt Nam.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “Thực trạng và tác động của tiền lương tối
thiệu đối với đời sống người dân Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 tới nay” làm đề tài
nghiên cứu của mình. Trong quá trình tìm hiểu do nhận thức còn yếu và tài liệu còn hạn chế
nên không tránh khỏi sai sót, rất mong sự chỉ bảo của thầy.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Nhận diện tiền lương và tiền lương tối thiểu.
• Hiểu được bản chất, vai trò,các loại tiền lương tối thiểu.
• Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
• Tác động của tiền lương tối thiểu tới đời sống người lao động Việt nam
• Đưa ra một số giải pháp.
3. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 tới nay
• Phạm vi không gian: ở Việt Nam

• Phạm vi nội dung: Thực trạng và tác động của tiền lương tối thiểu tới đời sống người
lao động
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp định tính
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

4


• Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu
1.1.1 Tiền lương

Tiền lương có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội, nó luôn gắn với người lao động là
nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ. Tiền lương là thước đo giá trị sức
lao động của người lao động đồng thời cũng là công cụ, phương tiện cho người sử dụng lao
động dùng để kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy khả
năng thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tiền lương còn có tác động tích cực đến quản
lý kinh tế, quản lý lao động, kích thích sản xuất.
Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của các chính
sách xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội. Có thể xem xét khái niệm tiền lương
dưới nhiều góc độ.
• Dưới góc độ kinh tế
Tiền lương được gọi với nhiều thành ngữ khác nhau như: tiền lương, tiền công, tiền
thù lao lao động.
Về mặt kinh tế, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của tất cả sức lao động được hình
thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động với

người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế
trong đó có quy luật cung - cầu.
Mặt khác, tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu
nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người
hưởng lương hoà nhập vào đời sống xã hội.
• Dưới góc độ pháp lý
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO ) thì: “Tiền lương là sự trả công và sự thu nhập,
bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng
thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

5


quốc gia, do người sử dụng lao động trả 5 cho người lao động theo một hợp đồng lao động
viết hay bằng miệng, cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải làm.”( Xem: Điều 1
Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương.)
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “Tiền lương của người lao động do
hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng
và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.”(Xem: Điều 55 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2006)
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao
động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, điều
kiện lao động thực tế của người lao động theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả
thuận hợp pháp của hai bên trong hợp đồng lao động.
1.1.2 Tiền lương tối thiểu
Trong cuộc sống, con người có những nhu cầu tối thiểu cần được đáp ứng là: ăn, ở,
mặc, nhu cầu bảo vệ sức khoẻ và duy trì giống nòi. Ngoài ra còn có những nhu cầu xã hội
khác như: học tập, giải trí, giao tiếp, đi lại… Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà nhu cầu
của mỗi cá nhân có sự khác nhau. Tuy nhiên, để có thể duy trì cuộc sống thì con người cần

phải có đủ điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu, hay nói cách khác đấy là mức sống tối thiểu
của mỗi người. ở mỗi thời kỳ khác nhau, mức sống tối thiểu lại khác nhau. Mức sống tối
thiểu là mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động bao gồm cơ cấu
chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn. Mức sống
tối thiểu của người lao động có liên quan chặt chẽ tới tiền lương tối thiểu, và nó được đảm
bảo thông qua tiền lương tối thiểu và các phúc lợi công cộng.
Vậy tiền lương tối thiểu là gì?
Trước hết có thể hiểu: tiền lương tối thiểu chính là mức lương thấp nhất mà người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho bản thân và
gia đình người lao động đó. Mức lương tối thiểu chính là mức lương nền móng được pháp
luật quy định và bắt buộc các người sử dụng lao động phải thực hiện. Các hành vi trả lương
cho người lao động cho dù là thoả thuận của hai bên mà thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị
coi là bất hợp pháp và phải chịu một chế tài tương ứng.
Theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế, thì “Các mức lương tối thiểu được ấn
định là bắt buộc với người sử dụng lao động và những người lao động hữu quan, mức lương
tối thiểu đó không thể bị hạ thấp bởi những người sử dụng lao động và những người lao
động hữu quan dù là thoả thuận cá nhân hay bằng hợp đồng tập thể, trừ phi các nhà chức
trách có thẩm quyền cho phép chung hoặc cho phép đặc biệt.”( Xem: Điều 3 Công ước số
26 năm 1930 về tiền lương tối thiểu.)
“Lương tối thiểu có hiệu lực pháp luật không thể bị hạ thấp, nếu không áp dụng sẽ bị
chế tài thích đáng, bao gồm cả những chế tài lịch sử hoặc những chế tài khác với những
người chịu trách nhiệm.”( Xem: Khoản 1 Điều 2 Công ước số 131 Năm 1972 về ấn định đặc
biệt đối với các nước đang phát triển)
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam : “Mức lương tối thiểu được ấn định
theo giá sinh hoạt bảo đảm cho người làm công việc giản đơn và một phần tích luỹ tái sản
xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao
động khác.”( Xem: Điều 56 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002)
Nói tóm lại, tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động
tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG


6


trong điều kiện lao động bình thường. Số tiền đó đảm bảo nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu
cần thiết cho bản thân và gia đình người lao động.
Từ khái niệm về tiền lương tối thiểu, ta thấy tiền lương tối thiểu có những đặc điểm
sau:
Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.
Tiền lương tối thiểu được xác định theo công việc, yêu cầu trình độ lao động giản đơn nhất,
nghĩa là “trình độ không qua đào tạo.” Điều đó được hiểu là người lao động chỉ yêu cầu
trình độ lao động ở mức giản đơn nhất, lao động chân tay, chưa cần qua đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ, không đòi hỏi về tính chất kỹ thuật phức tạp mà không phụ thuộc vào khả
năng lao động thực tế của người lao động đó.(Xem: Phần I Thông tư số 13 /2003/TTBLĐTB-XH.)
Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng
nhất diễn ra trong điều kiện bình thường. Năng suất lao động, sức khoẻ người lao động và
cường độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cường độ lao động trực tiếp ảnh hưởng
tới năng suất lao động và quyết định sức khoẻ người lao động. Trong thực tế, hiện nay chưa
có quy định cụ thể nào về cường độ lao động khi xác định tiền lương tối thiểu. Việc hiểu
“cường độ lao động nhẹ nhàng nhất” còn rất chung chung và trừu tượng .
Không những tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với “cường độ lao động
nhẹ nhàng nhất mà nó còn được xác định căn cứ điều kiện lao động, điều kiện lao động bình
thường”. Điều kiện lao động được hiểu căn cứ vào tổ chức công việc, ngành nghề, điều kiện
tự nhiên và điều kiện xã hội. Điều kiện lao động bình thường chính là điều kiện lao động
của một công việc không có tính chất khó nhọc trong môi trường tự nhiên bình thường và
điều kiện xã hội ổn định nhất.
Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.
Mục đích của lao động là nhằm đảm bảo nhu cầu tồn tại của bản thân và gia đình của người
lao động. Đó là nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và
làm việc.

Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động dưới sự tác động của các quy luật cung
- cầu trong nền kinh tế. Mục đích của tiền lương nhằm bù đắp hao phí sức lao động thông
qua việc thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của con người: ăn, ở, mặc, học tập,
sức khoẻ và những nhu cầu khác. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng nhu cầu của
người lao động và người thân của họ ở mức tối thiểu cần thiết, nên những nhu cầu về an
ninh, vệ sinh, đóng góp xã hội … không nằm trong cơ cấu tiền lương.
Tuy nhiên, qua từng thời kỳ, nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình người lao động
là khác nhau, phụ thuộc vào mức sống chung của từng địa phương và giá cả sinh hoạt của
thị trường và bản chất của những nhu cầu ấy cũng đang thay đổi theo điều kiện xã hội. Nếu
trước đây, nhu cầu cao nhất của 8 con người là ăn uống thì ngày nay, chi tiêu ăn uống thay
vào đó là nhu cầu học tập, giao tiếp xã hội…
Như vậy, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo phát triển đáp ứng được những nhu cầu tối
thiểu thiết yếu để có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của bản thân người
lao động và một phần cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình họ.
Tiền lương tối thiểu phải tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có
mức giá thấp nhất. Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động và gia đình họ cần được
xác định căn cứ vào giá cả tư liệu sinh hoạt thực tế của thị trường, nhưng phải xác định giá
cả tư liệu sinh hoạt như thế nào để hợp lý. ở mỗi vùng khác nhau, mức giá sinh hoạt khác
nhau. Có nơi mức giá cao, cũng có nơi mức giá thấp. Nếu lấy giá ở vùng thấp làm chuẩn
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

7


mực để tính lương tối thiểu thì e rằng sẽ không đảm bảo nhu cầu của người lao động, đồng
thời hạn chế hoạt động và hiệu quả của các doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng
đến tổng cầu hàng hoá, giảm sức mua của dân cư, giảm khả năng mở rộng sản xuất của
doanh nghiệp, đến giảm giá cả và nhất là làm cho nhu cầu cần thiết của người lao động và
gia đình họ ở các vùng có giá cả sinh hoạt cao hơn sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và khả năng tái sản xuất sức lao động của người lao động.

Nhưng nếu lấy giá ở vùng cao làm chuẩn để tính tiền lương tối thiểu thì có tác dụng
kích thích tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhưng nó lại là
nguyên nhân tăng gánh năng trả lương cho người sử dụng lao động, cho Nhà nước, mà điều
đó là rất khó khăn.
Như vậy, để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các bên trong quan hệ lao động và sự
công bằng xã hội, mà vẫn đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình
họ, thì nhu cầu tiêu dùng xác định trong tiền lương tối thiểu tương ứng với giá tư liệu sinh
hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu
Tiền lương trong sản xuất kinh doanh là yếu tố được tính vào chi phí sản xuất. Nó phụ
thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh hoạt, tập quán tiêu dùng
và hiệu quả kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp.
Về bản chất, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức
lao động, thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng
sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu. Trong đó giá trị sức lao động là toàn bộ những chi phí về ăn, ở, đi lại, nhằm bù đắp một
lượng nhất định những hao phí sức lao động: cơ bắp, trí tuệ, thần kinh, để duy trì sức khoẻ
của bản thân người lao động trong trạng thái bình thường và tái sản xuất sức lao động cả về
lượng và chất.
Tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành tiền lương. Về bản chất tiền lương tối
thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tuy nhiên giá cả
sức lao động ở đây được hiểu là giá cả thấp nhất của hàng hoá sức lao động. Tiền lương tối
thiểu không chỉ được áp dụng cho lao động giản đơn mà là khung pháp lý quan trọng do
Nhà nước quy định, mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thấp nhất là
bằng chứ không được thấp hơn mức Nhà nước ấn định. Tiền lương tối thiểu được quy định
phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ nhằm bảo vệ người lao động. Như vậy tiền
lương tối thiểu không phụ thuộc sự thoả thuận của hai bên trong quan hệ lao động mà được
quyết định bởi quyền lực nhà nước, tuy nhiên Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng
lao động áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn mức Nhà nước quy định.
Giá trị sức lao động được coi là cơ sở tính tiền lương tối thiểu bao gồm những chi phí

cần thiết để duy trì sức khỏe và đảm bảo tái sản xuất sức lao động ở mức tối thiểu. Nghĩa là
tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng cho giá trị sức lao động có trình độ giản đơn nhất trong điều
kiện lao động bình thường với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất. Nó không thể đáp ứng
được tất cả nhu cầu cuộc 10 sống của người lao động và gia đình họ, mà chỉ đáp ứng được
nhu cầu tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và
một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng.

1.3 Vai trò của tiền lương tối thiểu
Việc quy định tiền lương tối thiểu là cơ sở để xác định tiền lương thực tế của người lao
động được người sử dụng lao động trả cho dựa trên từng tính chất công việc, điều kiện lao
động nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu cho con người khi tham gia quan hệ lao động. Đồng
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

8


thời tiền lương tối thiểu cũng góp phần điều hoà quyền lợi của các bên trong quan hệ lao
động. Tiền lương tối thiểu còn có tác động lớn đến điều kiện kinh tế - xã hội, đến cung, cầu,
tình trạng lạm phát và quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Tiền lương tối thiểu có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chế độ tiền lương bao
gồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ
cấp lương, chế độ tiền thưởng. Trong đó tiền lương tối thiểu có vị trí đặc biệt, nó là mức
“sàn”, là cơ sở để xác định các nội dung khác trong chế độ tiền lương. Vị trí đặc biệt quan
trọng của tiền lương tối thiểu được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tiền lương tối thiểu là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao động xác
định các thang, bảng lương phù hợp với đơn vị mình.
Thứ hai, tiền lương tối thiểu là cơ sở để tính toán các khoản phụ cấp và thưởng trả cho
người lao động.
Thứ ba, tiền lương tối thiểu là cơ sở để thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội và chế
độ ưu đãi xã hội đối với người có công.

Tiền lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng, cụ thể:
Tiền lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao
động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểu
cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ lao động, Nhà
nước quy định tiền lương tối thiểu như là một sự đảm bảo về mặt pháp lý đối với người lao
động.
Trong quan hệ lao động, người lao động phải bỏ ra một lượng sức lực nhất định để tạo
ra giá trị thặng dư và nhận một khoản tiền công do người sử dụng lao động trả. Trên cơ sở
giá trị sử dụng của mình, với khoản tiền lương đó, người lao động mới có thể duy trì được
cuộc sống của bản thân và gia đình. Tiền lương tối thiểu là khoản tiền đáp ứng nhu cầu tối
thiểu nhất cho người lao động. Khi xác định tiền lương tối thiểu, Nhà nước đã căn cứ vào
những thoả thuận của người lao động phù hợp với trên cơ sở nền kinh tế của đất nước, do đó
tiền lương tối thiểu luôn đảm bảo cho người lao động có cuộc sống phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ.
Tiền lương tối thiểu còn là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và
trong từng cơ sở kinh tế.
Tiền lương tối thiểu loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm công ăn lương
trước sức ép của thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là
một loại hàng hoá và cũng được tự do mua bán theo thoả thuận của người lao động và người
sử dụng lao động. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp còn cao, cung lao động nhiều hơn cầu lao
động, là điều kiện để người sử dụng lao động có cơ sở gây sức ép với người lao động, trả
cho họ một mức lương thấp hơn mức lương họ đáng được hưởng. Việc quy định tiền lương
tối thiểu giới hạn rõ hành vi của người sử dụng lao động trong việc trả lương, bảo đảm sự
cân bằng và bảo vệ người lao động khỏi sự bóc lột trước sức ép của thị trường.
Tiền lương tối thiểu bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm
phát và các yếu tố kinh tế khác.
Tiền lương tối thiểu được xác định dựa trên cơ sở giá cả trung bình của thị trường
trong nước, vì thế nó có sự cân bằng với giá cả thị trường, hạn chế được sự lạm phát. Tiền
lương tối thiểu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động. Cạnh tranh

là quy luật chung của thị trường trong điều kiện hàng hoá sức lao động dư thừa, cung lao
động cao hơn so với cầu lao động cho nên cạnh tranh giữa người lao động với nhau là tất
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

9


yếu. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là khung pháp lý quan trọng, đảm bảo cho sự
cạnh tranh này luôn ở trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo cho yếu tố cạnh tranh trên thị
trường lành mạnh hơn.
Tiền lương tối thiểu đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương
đương, tiền lương tối thiểu ở một mức độ nào đó là sự điều hoà trong các nhóm người lao
động mà ở đó thường không được tính đúng mức.
Tiền lương tối thiểu, là cơ sở tính các mức lương tiếp theo trong thang, bảng lương. Vì
thế, ở những công việc tương đương người lao động sẽ được trả mức lương tương đương.
Tiền lương tối thiểu phòng ngừa xung đột, tranh chấp lao động. Sự xác định thoả đáng
các mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân gây nên xung đột
giữa chủ và thợ để thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.4 Phân loai tiền lương tối thiểu.
Việc phân loại tiền lương tối thiểu có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Thứ nhất, giúp
chúng ta phân biệt được loại tiền lương tối thiểu này với loại tiền lương tối thiểu khác, từ đó
đưa ra được các cơ chế điều chỉnh hợp lý tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi loại. Thứ hai,
đảm bảo được sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động khi điều kiện lao động
có những yếu tố khác nhau nhất định. Hiện nay, có nhiều cách phân loại tiền lương tối thiểu
khác nhau với những tiêu chí khác nhau cho thấy sự phong phú, đa dạng của tiền lương tối
thiểu.
a. Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu, chúng ta có: tiền
lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu ngành và tiền
lương trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
• Tiền lương tối thiểu chung

Tiền lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng
chung cho người lao động làm việc trong mọi ngành nghề, mọi khu vực trong cả nước.
Tiền lương tối thiểu chung là loại tiền lương phổ cập được áp dụng thống nhất trên
toàn lãnh thổ quốc gia, không phân biệt vùng, ngành kinh tế cũng như quan hệ lao động.
Mọi mức lương kể cả mức lương tối thiểu khác cũng không được thấp hơn mức lương tối
thiểu chung. Nói cách khác, lương tối thiểu chung phải đảm bảo là “lưới an toàn chung”, là
nền thấp nhất để trả công cho lao động xã hội, là cơ sở để xây dựng hệ thống thang lương,
bảng lương và các loại tiền tối thiểu khác.
Việc tính toán tiền lương tối thiểu chung dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, bao gồm
các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mức sống chung đạt được và sự
phân cực giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, khả năng chi trả của các cơ sản xuất kinh
doanh hay mức tiền lương, tiền công đạt trong từng lĩnh vực ngành nghề, khả năng phát
triển kinh tế của đất nước, mục tiêu và nội dung cơ bản của các chính sách lao động trong
từng thời kỳ. Trong quá trình xác định tiền lương tối thiểu chung phải tính đến chênh lệch
mức sống giữa các vùng, các ngành nghề khác nhau, khả năng chi trả của người sử dụng lao
động, các mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời kỳ tiếp theo.
• Tiền lương tối thiểu theo ngành
Tiền lương tối thiểu theo ngành là loại tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định để áp
dụng cho người lao động trong một ngành hoặc một nhóm ngành có tính chất kỹ thuật
tương đồng trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố lao động đặc thù
của từng ngành nghề đó sao cho tiền lương tối thiểu theo ngành ít nhất cũng phải bằng hoặc
phải cao hơn tiền lương tối thiểu chung.
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

10


Trên thực tế, các ngành nghề khác nhau thì có những yếu tố đặc trưng không giống
nhau áp dụng chung cùng một mức lương là không hợp lý. Mục tiêu của tiền lương tối thiểu
theo ngành là nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất lao động giản đơn cho người lao động và

gia đình họ với yêu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà
các yếu tố này chưa thể hiện ở mức lương tối thiểu chung.
Như đã nói ở trên, tiền lương tối thiểu chung cần phải quy định thống nhất trên phạm
vi cả nước. Không giống như vậy, tiền lương tối thiểu ngành được quy định tùy theo điều
kiện của từng ngành và khả năng thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động
trong từng ngành. Thông thường, mức lương tối thiểu ngành được xác định cho lao động
giản đơn nhất của ngành đó, nói cách khác đó chính là mức lương nền của một ngành. Mức
lương nền của một ngành chịu ảnh hưởng bởi mức lương tối thiểu chung.
• Tiền lương tối thiểu vùng
Tiền lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ
nhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu tố đặc thù vùng
lãnh thổ đó như điều kiện kinh tế của vùng, trình độ phát triển kinh tế của vùng, mức thu
nhập bình quân trên đầu người của từng vùng, mức chi tiêu tối thiểu chung của vùng và các
yếu tố có liên quan khác như điều kiện làm việc, ăn ở, đi lại, yếu tố địa lý…
Phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu vùng hẹp hơn so với tiền lương tối thiểu
chung vì nó chỉ áp dụng cho một vùng lãnh thổ nhất định đặc trưng bởi những yếu tố địa lý
như đồng bằng, miền núi, trung du, miền biển khác nhau… do đó, ảnh hưởng khác nhau đến
quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của người lao động và gia đình họ. Mục tiêu của
tiền lương tối thiểu theo vùng là đáp ứng sự khác biệt về không gian của các yếu tố chi phối
tiền lương tối thiểu chung, nhấn mạnh yếu tố đặc thù của từng vùng cũng như chiến lược
phát triển trong từng vùng đó.
Việc quy định mức lương tối thiểu theo vùng không chỉ đảm bảo sức mua của mức
tiền lương tối thiểu chung tại các vùng với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị đặc biệt
hơn để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động mà còn góp phần điều tiết cung- cầu
lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cư
hợp lý giữa các vùng, góp phần điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng. Đồng thời nó
còn tiến tới hoàn thiện hệ thống trả công lao động, loại bỏ một số phụ cấp trong tiền lương
như phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút lao động.
Việc xây dựng các mức tiền lương tối thiểu theo từng vùng là rất phức tạp bởi nó vừa
trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung sao cho tiền lương tối thiểu chung phải nhỏ hơn hoặc

bằng tiền lương tối thiểu vùng, đặc biệt vừa trên cơ sở các chỉ số chênh lệch giữa các vùng
như: chênh lệch về thu nhập và mức chi tiêu bình quân giữa các vùng, chênh lệch về chỉ số
phát triển con người giữa các vùng và quan hệ cung cầu giữa các vùng.
Ở nước ta, chính sách áp dụng tiền lương tối thiểu vùng mới được thực hiện từ tháng
1 năm 2008 với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2007/NĐ-CP quy định
mức lương tối thiểu vùng. Đây là một sự thay đổi lớn trong việc chúng ta đang hoàn thiện
chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng quốc tế hóa, phù hợp hơn với yêu cầu chung
trong xu thế hội nhập.
• Tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Đây là loại tiền lương tối thiểu đặc biệt bởi nó chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam
có thuê mướn lao động là người Việt Nam.
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

11


Việc quy định một mức lương tối thiểu riêng cho các đối tượng này xuất phát từ thực
tế hiện nay, các quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi chế độ lao
động và chi phí lao động cao hơn so với các quan hệ lao động khác. Đồng thời, do cách thức
tổ chức, quản lý lao động và việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mà năng suất, chất
lượng và hiệu quả lao động ở đây cũng cao hơn so với các quan hệ lao động khác trong xã
hội, do đó đòi hỏi mức lương tối thiểu cũng phải cao hơn so với mặt bằng lương tối thiểu
chung. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, là công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ người lao
động Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng chỉ có
tính chất nhất thời. Chúng sẽ mất đi khi mà những sự khác biệt trên không còn tồn tại.
b. Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu, chúng ta có các
loại tiền lương tối thiểu:
• Tiền lương tối thiểu do Chính phủ quyết định và công bố
Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính sách tiền lương mà

ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động và sự tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội trong các thời kỳ. Cho nên việc công bố tiền lương tối thiểu là rất quan trọng, phải
thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới đảm bảo được hiệu lực pháp lý và tầm
quan trọng của nó.
Hiện nay, thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực này là: “Chính phủ công bố mức
lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành, mức lương tối
thiểu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động.”
Trong một số trường hợp, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện của người
sử dụng lao động và các bộ ngành liên quan sẽ có thẩm quyền quyết định và công bố mức
lương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
• Tiền lương tối thiểu do doanh nghiệp tự xác định và áp dụng trong phạm vi doanh
nghiệp
Việc Nhà nước ban hành tiền lương tối thiểu là để tạo ra “lưới an toàn” xã hội cho
người lao động, đảm bảo cho họ có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động.
Người sử dụng lao động trong mọi trường hợp phải tiến hành trả lương cho người lao động
ở “ngưỡng” đó, nghĩa là không được thấp hơn tiền lương tối thiểu. Tuy nhiên, “Tùy theo
điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, cho phép doanh nghiệp, cơ quan áp dụng mức
lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương
cho người lao động”. Quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bởi mỗi doanh nghiệp
đều có khả năng riêng, đồng thời chính sách tiền lương cũng là công cụ hữu hiệu để các
doanh nghiệp thu hút lao động khi cần thiết, đồng thời đó cũng là cách Nhà nước tôn trọng
và khuyến khích sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trên tinh thần tự nguyện.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG
2.1 Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 tới nay.
Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam được pháp luật ban hành từ khi ra đời đến nay đã có
nhiều thay đổi và không ngừng đổi mới phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, tác
dộng mạnh đến đời sống người dân. Nổi bật từ năm 2005 tới nay.
• Năm 2005


LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

12


Ngày 15/09/2005, Chính phủ (thủ tướng Phan Văn Khải) ký Nghị định 118/2005/NĐCP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Điều chỉnh áp dụng từ ngày 01-10-2005
là 350.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu này áp dụng từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006 trong khu
vực nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và là căn cứ để điều chỉnh
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Chính phủ cũng ký Nghị định 117 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp
bảo hiểm xã hội. Từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng
tháng được điều chỉnh như sau: đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức nghỉ hưu,
tăng 10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu
dưới 390 đồng/tháng; tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương
trước khi nghỉ hưu từ 390 đồng/tháng trở lên, tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng đối với
người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng;
công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng..
• Năm 2006
Ngày 11.9, Văn phòng Chính phủ đã công bố Nghị định 94/2006/NĐ-CP của Chính
phủ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký trước đó 4 ngày (7.9) điều chỉnh mức lương tối
thiểu chung. Theo Nghị định này, kể từ ngày 1.10.2006, mức lương tối thiểu chung hiện
hành (được quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15.9.2005 của Chính phủ) từ
350.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng.
• Năm 2008
Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007 về
mức lương tối thiểu chung cho người lao động. Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơ

quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được
hưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng (tăng 20% so với mức lương tối thiểu là
450.000 đồng).
Đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI), cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt
Nam, Chính phủ cũng có nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên. Cụ
thể, tăng lên:
- Mức 1 triệu đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận
thuộc TP Hà Nội, TP.HCM.
- Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
các huyện thuộc TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc TP Hải
Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh,
các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng
Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên
thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tạm gọi
vùng 2).
- Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa
bàn còn lại.
- Đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê
mướn lao động, Chính phủ quy định:
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

13


-

Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
các quận thuộc TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
vùng 2.
- Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa
bàn còn lại.
Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức
lương tối thiểu vùng mà Chính phủ quy định. Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể
cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), Chính phủ yêu cầu phải trả mức lương cho họ
cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định...
• Năm 2009
Chiều 13/10, Bộ LĐ - TB và XH họp báo giới thiệu nội dung, từ ngày 1/1/2009, mức
lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008
và Nghị định số 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao
động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong
nước đó là các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân
và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức
nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam của Chính phủ.
Theo đó, các mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
- Vùng I: Đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 1.200.000 đồng/tháng.
- Vùng II: Đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 1.080.000 đồng/tháng.
- Vùng III: Đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 950.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: Đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 920.000 đồng/tháng.
Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng.
Mức lương tối thiểu chung này được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ
chức, bao gồm:

- Các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội:
- Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật;
- Các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
nhà nước.
- Các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ
chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống
thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định
của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng để tính trợ cấp
kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

14


26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty
nhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng
thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao gồm:
-Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân
dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
-Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày
21/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ
đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
-Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp
hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ;
công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

-Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số
130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày
13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
-Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ chợ cấp hàng tháng quy định
tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Các địa phương thuộc vùng II, III, IV
Vùng II: Một số huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Thành
phố Hồ Chí Minh]], các quận, huyện thuộc TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hạ Long,
Quảng Ninh, TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành,
Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An,
Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện
Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn và
các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc
Bắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn
Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí
Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã
Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; các
thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc Quảng
Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa; huyện Trảng
Bàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình
Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương; các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
TP Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc Long An; các
huyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vùng IV là những địa phương còn lại.
• Năm 2010
Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng
đối với doanh nghiệp trong nước và Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng
từ ngày 01/01/2010.
Nghị định 97, các đối tượng chịu điều chỉnh là người lao động làm việc ở công ty,
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

15


Việt Nam. Mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và
mức sống tại vùng đó. Cụ thể:
- Vùng I là 980.000 đồng/tháng;
- Vùng II: 880.000 đồng/tháng;
- Vùng III: 810.000 đồng/ tháng;
- Vùng IV: 730.000 đồng/tháng.
Tại Nghị định 98, lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định:
- Vùng I là 1.340.000 đồng/ tháng;
- Vùng II: 1.190.000 đồng/tháng;
- Vùng III: 1.040.000 đồng/tháng;
- Vùng IV: 1.000.000 đồng/tháng.
Lúc trước, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước
lần lượt theo từng vùng là 800.000; 740.000; 690.000; 650.000 đồng /tháng và đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.200.000; 1.080.000; 950.000; 920.000
đồng/tháng.
01/05/2010
Ngày 25.3; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 28/2010/NĐ-CP quy định
mức lương tối thiểu chung. Ngày 1.5.2010 tăng từ 650.000 lên 730.000 đ/tháng, tăng
80.000đ.
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cũng được tăng thêm
12,3%.

Mức lương này được áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ
chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức
quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành
viên do
Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nó còn được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng
lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật...
Đồng thời, được dùng để tính trợ cấp từ ngày 1/5/2010 đối với lao động dôi dư do sắp
xếp lại công ty nhà nước theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007; ngoài ra, dùng
để tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010, từ ngày 1/5/2010, lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 12,3% đối với 5
nhóm đối tượng:Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động; quân nhân, công
an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009,
Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày
23/1/1998 đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp
hàng tháng theo Quyết định 91/2000/Đ-TTg ngày 4/8/2000; công nhân cao su đang hưởng
trợ cấp hàng tháng.

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

16


Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP
ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của

Hội đồng Bộ trưởng.
Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số
142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008.
Kinh phí thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp được Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH
bảo đảm.
• Năm 2011
Ngày 29 tháng 10 năm 2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định số
108/2010/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm
việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các
tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Mức lương tối thiểu vùng cụ thể: Mức
1.350.000 đồng/tháng áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 1.200.000 đồng/tháng áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng
II. Mức 1.050.000 đồng/tháng áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc
vùng III. Mức 830.000 đồng/tháng áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
thuộc vùng IV.
Nghị định Số: 22/2011/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày
01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức,
các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ
chức:
Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ
chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Các quy định nêu
tại Nghị định này được tính hưởng từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. Bãi bỏ Nghị định số
28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu
chung. Các công ty, tổ chức quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 108/2010/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ được áp dụng mức lương tối thiểu chung quy
định tại Nghị định này để tính đơn giá tiền lương, trong đó nếu bảo đảm các điều kiện quy

định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,1 lần so với mức lương tối thiểu
chung; trường hợp bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐCP và có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm
trước liền kề thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 1,7 lần so với mức
lương tối thiểu chung.
• Năm 2012
Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01
tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức,
các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ
chức:
Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

17


Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ
chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012. Các quy định nêu tại
Nghị định này được tính hưởng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012. Bãi bỏ Nghị định số
22/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu
chung.
• Năm 2013
Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP về mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu chung sẽ
chính thức tăng 100.000 đồng từ ngày 1/7/2013.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước và tiền lương làm
căn cứ đóng BHYT sẽ thực hiện theo mức 1.150.000 đồng/tháng.

Nghị định 66 thay thế Nghị định 31/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu chung.
• Năm 2014
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu
vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ
gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, thay thế Nghị định
103/2012/NĐ-CP ngày 4-12-2012.
Đối tượng áp dụng gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của
Việt Nam có thuê mướn lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân
người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị
định này).
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1-1-2014 tới đây như
sau: Vùng I: 2.700.000 đồng/tháng; vùng II: 2.400.000 đồng/tháng; vùng III: 2.100.000
đồng/tháng; vùng IV: 1.900.000 đồng/tháng.
Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là cơ sở để doanh nghiệp và
người lao động thỏa thuận tiền lương, bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người
lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình
thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao
động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh
nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng nêu trên, doanh nghiệp xác định, điều chỉnh các
mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và mức lương ghi trong hợp
đồng lao động của người lao động cho phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Cũng theo Nghị định, khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người
lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
Nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31-12-2013. Mức lương tối
thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 1-1-2014.

• Năm 2015
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

18


Ngày 11/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2014/NĐ-CP quy định về
mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ
gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối
thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 tới đây như sau: Vùng I:
3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng
IV: 2.150.000 đồng/tháng
 Nhận xét
Theo em, trong thực tế, với mức lương tối thiểu hiện hành vẫn chưa thể đáp ứng được
mức sống cơ bản của người lao động. Đối với những công nhân viên chức làm việc cho nhà
nước và người lao động làm việc cho các công ty trong nước hưởng lương theo chế độ hiện
hành thì với mức lương tối thiểu Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng, vùng II: 2.750.000
đồng/tháng, vùng III: 2.400.000 đồng/tháng, vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng so với nhu cầu
ăn mặc ở trong nền kinh tế thị trường giá cả ngày một leo thang như hiện nay là không đủ
sống.
Lương tối thiểu tại Việt Nam, theo ĐBQH Trần Thanh Hải, Chủ tịch Liên đoàn Lao
Động TPHCM trong một cuộc trao đổi với Lao Động Điện tử sau phần trả lời chất vấn Bộ
trưởng Bộ LĐ-TB và XH có nói: " Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đã có khảo sát, với
mức lương hiện tại mới chỉ đáp ứng được 65-70% mức sống tối thiểu của người lao động.
Tôi nghĩ cần cố gắng tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề này. Mà giải quyết không phải
chỉ duy nhất bằng mức tiền lương tối thiểu”.(Theo Báo Lao Động số ra ngày 14/06/2013)

2.2 Tác động của mức lương tối thiểu đến người lao động
• Mặt tích cực
Với cơ chế tính lương ở nước ta thì lương tối thiểu là một cơ sở thu nhập hết sức quan

trọng với người lao động. Mức lương tối thiểu cao sẽ dẫn đến lương thực tế cao. Như vậy,
nó có tác dụng cả về mặt vật chất và tinh thần đối với người lao động. Về tinh thần là làm
cho người lao động bằng lòng vui vẻ và hăng say với công việc hơn, tránh được tình trạng
thiếu nhân công do NLĐ nghỉ việc, nhảy việc.

Về vật chất tức là giá trị của số tiền lương mà họ nhận được: điều này liên quan tới
giá trị thực của tiền (lạm phát). Nếu lạm phát quá cao thì nhiều tiền chưa hẳn đã mang lại lợi
ích xã hội tốt hơn cho người lao động, vì khi đó giá cả hàng hóa tăng, họ phải chi thêm
nhiều tiền hơn. Như thế lương tăng lên cũng thường chỉ phù hợp với mức tăng đó của giá

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

19


cả. Đi cùng với tăng trưởng kinh tế là lạm phát và tăng lương tối thiểu là một biện pháp đảm
bảo đời sống cơ bản của người lao động được như cũ hoặc ngày một tốt hơn.
Mức lương này cơ bản đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ, cải thiện thu nhập
nói chung của NLĐ trên toàn quốc.
Tăng lượng cung lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất, giảm số
người hưởng trợ cấp.
• Mặt tiêu cực
Giá cả là kinh tế tổng hợp và bao giờ nó cũng đẩy lên trước. Thử hỏi nếu giá cả tăng,
lương không tăng thì người lao động sẽ như thế nào. Ở đây giá tăng là do nhiều yếu tố tổng
hợp như hiện nay nhà nước tăng giá điện là giá đầu vào nên đẩy toàn bộ giá cả tăng theo.
Thực tế lương tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng là tăng 13,7%, trong khi trượt giá
năm 2010 là 11,75 %, như vậy là lương tăng cao hơn mức trượt giá. Nhưng tại sao người
lao động sống không đủ lại là việc khác, đó là do giá cả thiết yếu tiêu dùng đẩy quá cao, tích
lũy của người lao động ít, nền lương tối thiểu của mình thấp không đảm bảo mức sống cho
nên khi lương tăng tỷ lệ cao, nhưng tổng tuyệt đối tiền lương của người lao động lại thấp.

Dù Chính phủ liên tục điều chỉnh lương tối thiểu, thậm chí điều chỉnh trước lộ trình theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng do giá cả các mặt hàng thiết
mức sống tối thiểu cho người lao động. Việc tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc phí
bảo hiểm tăng mà người lao động trong khối doanh nghiệp sản xuất được hưởng lương theo
sản phẩm hoặc doanh thu, nếu giá thị trường không thay đổi thì người lao động phải đóng
phí bảo hiểm tăng lương trong khi họ vẫn lĩnh số lương cũ tính theo doanh thu hoặc sản
phẩm.
Nếu Nhà nước không có chế độ điều chỉnh giá và cơ cấu tiền lương trong chi phí sản
xuất thì sẽ mang lại sự bất lợi, thiệt thòi cho người lao động và cả doanh nghiệp. Vấn đề
tăng lương hiện nay được điểu chỉnh theo kiểu đến hẹn lại lên. Tức là khi thị trường lạm
phát tăng cao, giá cả trong nước bất ổn định, đồng tiền bị trượt giá, đời sống nhân dân gặp
khó khăn thì khi ấy mới điều chỉnh lương gây ra hiện tượng đình công. Vì tăng LTT dẫn đến
tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, do vậy làm giảm cầu về lao động, dẫn đến người
lao động có ít việc làm hơn.
Theo số liệu báo cáo của các trung tâm giới thiệu việc làm, tính đến ngày 20/5/2011,
cả nước có 146.538 người đến đăng ký thất nghiệp. Có ý kiến lo ngại, nếu điều chỉnh lương
lên cao như đề xuất, doanh nghiệp không làm ăn đ ược có thể sa th ải lượng lớn lao động
nữa và tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất cơ quan ,doanh nghiệp phải trả cho người
lao động do nhà nước quy định. Nhà nước quy định như vậy để bảo vệ người lao động,
nhưng mức lương đó có bảo vệ được hay không còn phụ thuộc vào giá trị thực tế mà người
lao động được hưởng. Ví dụ: trong kỳ điều chỉnh mức lương tới đây chưa chắc đời sống của
lao động được cải thiện, vì chưa thực hiện thì giá thị trường đã tăng .Sợ rằng đến lúc thực
hiện thì giá thị trường đã vượt quá tỷ lệ tăng lương tối thiểu rồi. Nếu như vậy thì cải tiến
thành cải lùi... Nhưng dù sao đi nữa vẫn hơn là không điều chỉnh.
 Nhận xét
Tiền lương tối thiểu có tác động trực tiếp tời đời sống của người lao động. Kết quả
khảo sát thực tế tiền lương, thu nhập và mức sống tối thiểu trong các DN do nhóm công tác
của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) công bố ngày 9.11 cho thấy, lương tối
thiểu hiện nay của NLĐ khu vực DN chỉ đáp ứng đủ mức sống tối thiểu trong vòng nửa
tháng.

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

20


Ông Đặng Quang Hợp – chuyên viên cao cấp của Viện Công nhân và Công đoàn thay mặt nhóm khảo sát thực tế tiền lương, thu nhập và mức sống tối thiểu trong các DN của
viện này cho biết: Qua khảo sát tại 60 DN thuộc các thành phần kinh tế, đại diện cho 4 vùng
lương trong cả nước (gồm 12 DN cổ phần, 13 DN FDI, 12 Cty TNHH vốn tư nhân tại 12
tỉnh, TP trong cả nước) và tiến hành 2.000 phiếu hỏi đối với NLĐ (chủ yếu là đối tượng sản
xuất) cho thấy: Lương thực nhận trung bình của NLĐ chỉ có 2.860.000đ/tháng, Mặc dù
Chính phủ đã có nhiều cố gắng để cải thiện thu nhập cho NLĐ, nhưng do tình hình sản xuất
kinh doanh năm 2012 gặp nhiều khó khăn nên thu nhập trung bình của NLĐ cũng chỉ đạt
khoảng 3,6 triệu đồng/tháng. Theo kết quả khảo sát thì chi tiêu của một gia đình NLĐ (có
quy mô phổ biến là 3 người) vào khoảng 4,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, với mức chi tiêu
này, mức lương tối thiểu hiện tại do Nhà nước quy định chỉ đáp ứng được 49 -56,3% mức
sống tối thiểu của NLĐ.( Theo Báo Lao Động số ra ngày 12/11/2012)
Ông Trần Ngọc Bính - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chính sách, pháp luật
LĐLĐ tỉnh Hải Dương - nói: “Nhiều DN chỉ trả lương thực tế cho NLĐ cao hơn mức lương
tối thiểu chút ít. Vì thế, tiền lương tối thiểu như thế này thì NLĐ sống ra sao? NLĐ sống có
rất nhiều nhu cầu không thể thiếu như ăn, ở, đi lại, mặc, sinh hoạt văn hóa và cả trăm thứ
nữa. Đó là chưa nói đến việc họ còn phải nuôi con, khám- chữa bệnh...”. Theo ông Bính,
cũng có DN khó khăn thật, nhưng cũng cần có biện pháp xử lý với những DN có lực, nhưng
chỉ trả lương cho NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu một chút để nhằm trốn đóng BHXH.
(Theo Báo Lao Động số ra ngày 12/11/2012)
2.3 Tiền lương tối thiểu còn khoảng cách khá xa với mức sống tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất người lao động được trả để đáp ứng nhu
cầu sống tối thiểu của người lao động. Nhưng trên thực tế, mức lương tối thiểu vẫn còn một
khoảng cách khá xa so với mức sống tối thiểu, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất của
cuộc sống.


• Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án cuối cùng về mức tăng lương tối
thiểu vùng năm 2016 là 12,4% để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, lương tối
thiểu vùng 1 sẽ tăng từ 3,1 triệu đồng/tháng năm 2015 lên 3,5 triệu đồng/tháng trong năm
2016.
Mặc dù đây là mức tăng phải mất rất nhiều thời gian thỏa thuận giữa các bên trong Hội
đồng Tiền lương Quốc gia, song hầu hết người lao động được hỏi cho rằng, mức tăng này
chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của họ.
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

21


• Khảo sát trong năm 2015 của Tổng liên đoàn Lao động cho thấy, với 1.600 lao động thuộc
các ngành khác nhau ở cả 4 vùng lương, vẫn có 20% lao động nhận lương không đủ sống,
31% phải chi tiêu tằn tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy. Mức tăng lương tối
thiểu lần này cơ bản không tác động đến vấn đề trả lương cho người lao động mà chủ yếu là
doanh nghiệp sẽ tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
• Trong một cuộc điều tra gần đây của báo Lao Động đã phỏng vấn một số người dân lao
động trên địa bàn cả nước và thu được kết quả như sau:
- Chị Như Thị Ánh Nguyệt và chị Trần Thị Thu Hồng – CN Cty TNHH Star Hair (KCN
Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội, 100% vốn Hàn Quốc, sản phẩm chính là các loại tóc
giả) - cho biết: “Chúng tôi làm việc tại Cty này đã 3, 4 năm. Phải nói thật là Cty cũng đã
chăm lo đến việc làm và đời sống của CNLĐ. Cụ thể là CNLĐ có đủ việc làm, mọi người
trong Cty đều được đóng BHXH, BHYT. Thời gian làm việc trong ngày đảm bảo theo quy
định là 8 tiếng, không bị ép làm thêm.
Ngày lễ được thưởng thức văn hóa văn nghệ do CĐ Cty tổ chức. Bữa ăn trưa cho CN
được Cty tổ chức miễn phí với 15.000đ/suất, ăn no, đảm bảo dinh dưỡng. Chúng tôi được
Cty trả lương 5.000.000đ/tháng là đã vượt mức LTT vùng theo Nghị định 103/2012/NĐ CP do Thủ tướng Chính phủ được áp dụng từ ngày 1.1.2013 và cũng là mức khá so với một
số Cty khác trong thời điểm hiện nay”.
Tuy nhiên trên thực tế, dù Cty cố gắng lo cho CN, nhưng với mức thu nhập này, anh chị em

CN vẫn chật vật trong cuộc sống. Chúng tôi ở nhà trọ, mỗi tháng mỗi người chi hết
800.000đ cho tiền trọ, tiền điện, nước. Các CN độc thân đã khó khăn, anh chị em có gia
đình phải lo tiền ăn, tiền học cho con, tiền gửi trẻ nữa thì khó khăn quá”.
- Làm việc tại KCN Nội Bài, nhà xa nên gia đình anh Nguyễn Văn Thành - Cty TNHH thiết
bị và sản phẩm an toàn Việt Nam – PROTEC, Hoa Kỳ (KCN Nội Bài, Sóc Sơn, HN) - phải
thuê nhà ở tại xã Quang Tiến (Sóc Sơn) để gần nơi làm việc.
Anh Thành tâm sự: “Với mức tăng LTT được Cty trả theo đúng luật định, cộng với
thâm niên làm việc cao, tôi có thu nhập khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng. Là LĐ chính ở nhà,
vợ không có việc làm, nên khoản thu nhập hàng tháng đó vẫn không đảm bảo chi tiêu sinh
hoạt hằng ngày của gia đình. Nếu không có sự trợ giúp của người thân, thực sự cuộc sống
của chúng tôi sẽ hết sức khó khăn. Chỉ riêng khoản chi phí để thuê nhà, tiền điện, nước đã
gần 1 triệu đồng/tháng; hai đứa con đều phải gửi trẻ ở ngoài khá tốn kém. Nguyện vọng của
chúng tôi là xây dựng nhà trẻ tại các KCN để CNLĐ có nơi gửi gắm con em mình và yên
tâm làm việc, gắn bó với DN”.
- Làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kolex (thuộc Khu công nghiệp Quang Minh,
Mê Linh, Hà Nội) được 4 năm, lương mỗi tháng của chị Nguyễn Thị Hòa, (35 tuổi, ở huyện
Sóc Sơn) là 3,5 triệu đồng. Chị Hòa chia sẻ, hiện thu nhập của hai vợ chồng chị 1 tháng là 7
triệu đồng. Nuôi hai con ăn học nên cả nhà đành phải tằn tiện lắm mới không phải vay
mượn.

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

22


Công nhân các khu công nghiệp vẫn sống chật vật với mức lương như hiện nay
Hai vợ chồng luôn xin làm tăng ca, thêm giờ để có thêm chút thu nhập cho đủ sống.
Chị Hòa nhẩm tính, tiền chi tiêu ăn học cho 2 con, tiền ăn, tiền điện, nước, điện thoại, xăng
xe đi lại, chưa kể những lúc ốm đau thì mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng trên 10 triệu
mới tạm đủ. Vậy nên, việc tăng thêm 400.000 đồng với những người công nhân như vợ

chồng chị Hòa cũng chỉ là tăng được đồng nào hay đồng ấy.
- Cùng quan điểm với chị Hòa, anh Đỗ Văn Thắng (quê ở Nam Định), với 5 năm làm việc tại
Khu công nghiệp Nam Thăng Long cho biết: “Em mới lập gia đình, so với mặt bằng chung
lương công nhân chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Em tính đi làm, ăn ở công ty 20.000 1
suất, xăng xe 300.000, chi phí ăn đi lại, con cái… nếu so với mức lương tối thiểu thế thì
cuộc sống hơi khó khăn, hai vợ chồng vẫn phải căn ke”.(Theo Đài phát thanh và truyền
hình Thanh Hóa lúc 08:10:09 13/09/2015 )
• Theo tính toán, với phương án tăng lương khoảng 12,4% như Hội đồng Tiền lương Quốc
gia thông qua, thì mỗi công nhân ở khu công nghiệp xét theo bậc lương sẽ được tăng thêm
trung bình khoảng 500.000 đồng/tháng. Theo đó, sau khi trừ bảo hiểm các loại và bù cho
các khoản tăng theo lương, công nhân sẽ có thể còn một số tiền nhỏ để chi tiêu.
Tuy nhiên hiện nay người lao động cũng lo ngại, khi lương tăng, giá cả các mặt hàng
có thể tăng theo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm các khoản phụ thu của người
lao động. Như vậy, việc tăng lương tối thiểu cũng chẳng thể giải quyết được bài toán thu
nhập của họ.
Anh Nguyễn Văn Nam, công nhân ở khu công nghiệp Quang Minh tính toán: “Doanh
nghiệp tăng cho mình khoản này nhưng khoản khác họ sẽ cắt, chiết khấu. Ví dụ ngày xưa
mình thi đua có các mức A, B, C, D, như A được 300.000 đồng, C thì 100.000 đồng, D
không có. Giờ đưa mức lương này vào thì tự nhiên không còn A, B, C nữa. Mình làm cả
tháng may ra được hơn 4 triệu đồng, thu nhập không đáng kể”.( Theo Đài phát thanh và
truyền hình Thanh Hóa lúc 08:10:09 13/09/2015 )
 Nhận xét
Theo tìm hiểu của em, trong một cuộc khảo sát gần đây về mức chi tiêu cơ bản của một
người lao động/hộ gia đình cho thấy mức lương tối thiệu hiện hành cơ bản là không đủ chi
tiêu những nhu cầu ăn, mặc ở bình thường của cuộc sống.
Mức chi tiêu của người lao động qua khảo sát:
Chi tiêu của NLĐ và gia đình gồm: Chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm và chi phí
nuôi con.
LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG


23


Theo kết quả khảo sát cho thấy:
Chi tiêu của một gia đình NLĐ (có quy mô phổ biến là 3 người) khoảng 4,6 triệu
đồng/tháng.
Căn cứ vào tỉ lệ NLĐ và người con phải nuôi của hộ gia đình từng vùng, thì chi phí của
NLĐ độc thân là 2.058.000đ/tháng. Do đó, mức chi tiêu trung bình của NLĐ có nuôi con sẽ
là 3.498.000đ/tháng (chưa bao gồm bữa ăn ca tại DN, trẻ em bằng 70% người lớn).
Mức chi tiêu theo vùng như sau:
Vùng 1: 4.126.000đ;
vùng 2: 3.723.000đ;
vùng 3: 3.479.000đ;
vùng 4: 2.770.000đ.
(Nguồn: Viện Công nhân và Công đoàn)
Như vậy, so với mức sống hiện nay trong tình hình kinh tế giá cả leo thang, mức lương
tối thiểu vẫn chưa đủ để đáp ứng cuộc sống cơ bản cho người lao động
Các doanh nghiệp dưa theo chế độ lương tối thiểu để tính lương cho người lao động,
mức lương thực tế của các công nhân không vượt quá mức lương tối thiểu là bao, điều này
gây hoang mang và lo lắng cho người lao động vì không đủ tiền chi trả cho cuộc sống. Điều
này dẫn tới việc công nhân nhảy việc và không gắn bó với doanh nghiệp, tổ chức, điều này
gây khó khăn cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm người thay
thế và đào tạo lại còn người lao động phải tìm công việc khác và bắt đầu với mức lương thử
việc.
Các cơ quan, Bộ, Ban ngành các cấp cần có sự rà soát, xem xét tình hình để nâng mức
lương tối thiểu lên đủ để đáp ứng mức sống cơ bản cho người Lao Động. Nếu mức lương
không đủ chi trả cho cuộc sống hằng ngày thì người lao động không thể yên tâm làm việc,
dẫn đến năng suất và hiệu quả làm việc sụt giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh tế Đất Nước.
2.4 Tiền lương tối thiểu không đủ sống là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc đình công

của người lao động.
Khảo sát mới đây của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của
NLĐ cho thấy mức LTT chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Vì vậy,
nếu doanh nghiệp (DN) chỉ trả tiền lương cho NLĐ dựa trên mức LTT, chắc chắn NLĐ sẽ
không đủ sống để làm việc.Vì vậy nhiều cuộc tranh chấp, ngừng việc, đình công của người
lao động đã không ngừng diễn ra thời gian qua.

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

24


2.4.1 Khoảng 2,300 công nhân đình công tại công ty TNHH IVORY Thanh Hóa
Theo bản tin báo Lao Động hôm Thứ Hai 16-4-2012 cho biết cuộc đình công xảy ra tại
công ty “TNHH Ivory (Thanh Hóa): Trên hai nghìn công nhân ngừng việc.”
Bản tin cho biết đình công đã xảy ra suốt cả tuần lễ.
Suốt trong 5 ngày qua (11-15.4), khoảng 2.300 CN đang làm việc tại Cty TNHH Ivory
(Cty Ivory) đóng trên địa bàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã ngừng việc tự phát, yêu cầu
giới chủ giải quyết 4 nội dung.
4 nội dung này gồm: Tăng tiền ăn ca, tăng tiền phụ cấp xăng xe, tăng tiền chuyên cần
và trả tiền thâm niên cho CN làm việc lâu năm. Ngay khi vụ việc xảy ra, LĐLĐ tỉnh và các
đơn vị liên quan, chính quyền huyện Hậu Lộc đã làm việc với giới chủ Cty Ivory. Tuy
nhiên, phía giới chủ khẳng định chỉ đáp ứng yêu cầu trả tiền thâm niên cho NLĐ, các nội
dung còn lại Cty Ivory không giải quyết.
Sáng 14.4, “hàng nghìn CN Cty này vẫn đang ngừng việc một cách tự phát. Các LĐ
được hỏi đều phản ánh rằng: Do nguồn trợ cấp hằng tháng của Cty Ivory trả cho NLĐ quá
thấp, trong khi giá cả thị trường các mặt hàng đều tăng cao nên họ phải ngừng việc để đòi
hỏi quyền lợi.”
Một CN tự xưng tên là Trương Thị Hương cho biết: “Hiện nay giá xăng, tiền nhà trọ
đều tăng; thức ăn hằng ngày như rau cỏ cũng lên đến 2.000-3.000 đồng/mớ..., trong khi

đồng lương và các khoản trợ cấp hằng tháng của Cty Ivory trả cho CN chúng tôi vẫn giữ
nguyên như thời các mặt hàng nhu yếu cần thiết chưa lên giá, khiến cuộc sống của NLĐ
ngày càng trở nên khó khăn hơn”.
“...Hơn 2.300 CN Cty Ivory tổ chức ngừng việc tự phát để đưa ra 4 yêu cầu đề nghị
giới chủ giải quyết. Cụ thể, ngoài lương cơ bản, Cty Ivory phải trợ cấp tiền ăn lên mức
15.000 đồng/ngày, tiền xăng xe tăng thêm 100.000 đồng/tháng, tiền chuyên cần đưa lên
mức 300.000 đồng/tháng. Lâu nay, nhiều CN không được hưởng tiền thâm niên, Cty Ivory
phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Một CN đại diện CĐ phân xưởng 1 giấu tên, cho biết: Phía giới chủ Cty Ivory tỏ rõ
quan điểm không đáp ứng 3 trong 4 yêu cầu của NLĐ. Giới chủ còn tuyên bố, đến sáng thứ
hai (16.4) nếu CN nào chấp nhận thì tiếp tục vào nhà máy làm. Ngược lại, CN nào cảm thấy
không thể tiếp tục gắn bó với DN thì nghỉ...”
2.4.2 Hơn 20.000 công nhân đình công đòi tăng lương ở công ty TNHH giày
Chingluh.
Ngày 31/3, hơn 20.000 công nhân của Công ty TNHH giày Chingluh, 100% vốn Đài
Loan, đã đình công, đòi Ban giám đốc tăng lương.
Công ty giày Chingluh toạ lạc tại khu công nghiệp Thuận Đạo, huyện Bến Lức, tỉnh
Long An, hiện trả lương cho công nhân với mức trung bình là 900.000đ/tháng.
Tuy nhiên, nhiều công nhân cho biết từ đầu năm 2008 đến nay, số tiền thâm niên của
họ lại bị nhập vào lương cơ bản; bữa ăn trưa của công nhân cũng bị kém đi về chất và số
lượng, không đảm bảo về chất dinh dưỡng, ăn không no khiến nhiều công nhân phải bỏ ra
ăn thêm ở ngoài.
Nhiều tháng qua, công nhân liên tiếp đình công mong cải thiện lại tình hình nhưng
không được Ban giám đốc công ty đồng ý.
Một số công nhân cho biết, họ yêu cầu được tăng thêm 200.000đ/tháng vào lương cơ
bản nhưng công ty lại cho tăng thêm cho họ 20.000 - 50.000đ/tháng. Nhiều công nhân

LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG

25



×