Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LÂM SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK LÂM SẢN HOÀI NHƠN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.09 KB, 52 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, người ta rất là ưa chuộng các sản phẩm làm từ gỗ, chúng được sử
dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ tăng ngày
càng nhanh khoảng 8%/năm. Trước nhu cầu đó thì nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu
chú trọng đến ngành chế biến gỗ này đặc biệt là Trung Quốc có sự quan tâm đáng kể,
và trong đó Việt Nam cũng có sự chú trọng phát triển.
Trước xu thế này, ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và các doanh
nghiệp xuất khẩu gỗ chế biến nói riêng của Việt Nam cũng đã và đang nổ lực hết mình
cùng với các nước bạn làm giàu thêm về thị trường đồ gỗ trên thế giới đáp ứng nhu cầu
cho người tiêu dùng, và đã đạt được một số kết quả khả quan. Trong đó, Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu lâm sản Hoài Nhơn là một trong những công ty cũng chuyên sản
xuất và xuất khẩu gỗ có uy tín đạt được một số thành tựu trong ngành.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty, em nhận thấy rằng kim ngạch
xuất khẩu của công ty còn khiêm tốn và hoạt động xuất khẩu có nhiều hạn chế nên em
đã chọn đề tài “ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
LÂM SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK LÂM SẢN HOÀI NHƠN” làm chuyên đề
báo cáo thực tập.
Mục đích nghiên cứu: phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu cũng như xác
định những tồn tại, hạn chế nhằm tìm ra hướng khắc phục những yếu điểm đó, đồng
thời đề ra các giải pháp cụ thể để giúp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang
thị trường nước ngoài của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng
lực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam và các hoạt động xuất
khẩu mặt hàng lâm sản tại công ty cổ phần XNK lâm sản Hoài Nhơn trong những năm
gần đây 2009-2011.
Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu là phân tích, chọn lọc, và tổng hợp từ các
nguồn tài liệu trên Internet và các báo cáo hoạt động thực tế tại công ty.
Nội dung gồm hai phần:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần XNK lâm sản Hoài Nhơn
Phần II: THực trạng hoạt động xuất khẩu lâm sản tại công ty cổ phần XNK
lâm sản Hoài Nhơn



1


Rất mong được sự đóng góp chân thành từ các anh chị tại công ty và cô giáo
hướng dẫn, vì trong quá trình làm không thể nào tránh được những thiếu sót, và những
hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm.
SVTH: Nguyến Sơn Tịnh

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀI
NHƠN
1.1. Tên và địa chỉ Công ty.
Công ty CP XNK Lâm sản Hoài Nhơn là một đơn vị kinh tế tư nhân, có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng chịu sự quản lý của UBND tỉnh Bình Định và Bộ thương
mại về hoạt động king doanh xuất khẩu.

2


-

Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lâm sản Hoài Nhơn
Địa chỉ: Phụng Du, Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: (056) 3765.454
Fax: (056) 3863.10 Website: www.LS HOAINHON.com.vn
Mã số thuế: 4100608430
Giấy phép đăng kí kinh doanh: 3502000099 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình
Định cấp ngày 13/6/2006.
1.2. Quá trình thành lập Công ty.
Công ty CP XNK Lâm sản Hoài Nhơn là một đơn vị kinh tế tập thể được thành

lập và hoạt động theo Luật công ty, các văn bản pháp quy nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Công ty CP XNK Lâm sản Hoài Nhơn được thành lập vào ngày 13/06/2006 theo
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 3502000099 do Sở kế hoạch và đầu tư Bình
Định cấp.
Qua gần 6 năm đi vào hoạt động SXKD công ty đã dần đi vào ổn định và phát
triển, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài
nước.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ.
1.3.1. Chức năng
-Công ty chuyên về sản xuất ván gỗ, ván ép, bàn ghế, tủ gỗ, giường gỗ,… nhưng
chủ yếu là bàn ghế gỗ, tủ gỗ, giường gỗ và ván ép.
- Công ty ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ lao động, ưu tiên sử dụng
lao động tại địa phương, góp phẩn giảm thiểu số người thất nghiệp
1.3.2. Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và
mục đích thành lập.
+ Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, cải
tiến mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
+ Tạo nguồn vốn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nhằm đảm bảo tự
trang bị đầu tư, nâng cấp và mở rộng cơ sở hoạt động.
+ Đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra, tự trang trải nợ
đã vay và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
+ Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, quản lý XNK và
giao dịch đối ngoại do Bộ Thương Mại ban hành.

3


+ Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn của công ty cũng như

nguồn vốn tự cấp.
+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước.
+ Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp
với pháp luật Việt Nam và Quốc tế, ứng dụng các phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng, gia tăng khối lượng và chuyển loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu mở rộng thị
trường trong nước và thế giới.
+ Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, và bảo vệ tài
sản XHCN.
1. 4. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính.
1.4.1.Ngành nghề kinh doanh
Là một công ty sản xuất kinh doanh XNK lâm sản, ngành nghề kinh doanh của
Công ty rất đa dạng:
 Khai thác, chế biến, sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản (trong đó có các
mặt hàng bàn ghế gỗ, tủ gỗ, giường gỗ các loại, đồ gỗ sơ chế và tinh chế,…).
 Khai thác gỗ, tổ chức hội chợ triển lãm.
 Liên kết kinh tế với các đơn vị kinh tế của tỉnh Daklak, đầu tư xây dựng các
vùng kinh tế mở trên địa bàn nhằm khuyến khích các hộ dân định canh, định cư lâu dài,
đồng thời tạo được nguồn nguyên liệu lâm sản cung ứng cho sản xuất kinh doanh XK
1.4.2. Hoạt động chính của công ty
Từ lúc đi vào hoạt động cho đến nay, công ty đã cho ra đời rất nhiều mặt hàng có
giá trị với mẫu mã đa dạng, phong phú, chất lượng cao. Sản phẩm của công ty rất phù
hợp với sở thích người tiêu dùng như: tủ gỗ, bàn ghế gỗ, ván ép,… và nhiều loại sản
phẩm phụ khác.
Tùy theo đơn đặt hàng và yêu cầu của khách hàng, công ty sẽ sản xuất và cung
cấp theo yêu cầu đó. Hiện tại, công ty đã cho ra đời và tiêu thụ 397 loại sản phẩm với
nhiều mẫu mã, chức năng khác nhau.
Sản phẩm của công ty không những đạt chất lượng mà còn phù hợp với xu thế
thời trang nội thất hiện nay.
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Giám đốc: Do HĐCĐ bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của

công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

4


Phó giám đốc: được quyền điều hành trực tiếp phòng kỹ thuật công nghệ, các
phân xưởng sản xuất, có trách nhiệm đản bảo cho máy móc thiết bị vận hành liên tục
và có hiệu quả cho công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho GĐ về tổ chức nhân sự, tổ chức lao
động, tuyển chọn nhân viên, chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ thu chi tài chính
theo đúng quy định.
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Giám Đốc

Phó GĐ

P. Tổ chức
hành chính

P. Kế hoạch
kỹ thuật KCS

P. Kế toán

P. Kinh
doanh

Quản đốc
phân xưởng


5
Các tổ sản
xuất


- Phòng kế hoạch, kỹ thuật KCS: Xây dựng, kiểm tra, báo cáo tình hình thực
hiện định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng dùng cho
sản xuất hàng hóa.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho GĐ về chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Đồng
thời đảm bảo toàn bộ khâu tìm hiểu thị trường để tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên
quan hệ ngoại giao với khách hàng.
- Phòng Quản đốc phân xưởng: có nhiệm vụ giám sát trực tiếp quá trình sản xuất ở
xưởng.
- Các tổ sản xuất: Có trách nhiệm sản xuất ra các sản phẩm, mỗi tổ nhận một khâu
hoặc một giai đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm.
1.6. Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động.
Do đặc thù của ngành chế biến lâm sản nên số lượng lao dộng nam chiếm đa số,
khoảng 80% tổng số lao động. Số lượng lao động còn lại là nữ, chủ yếu phục vụ công
tác về thủ công, gia công bằng tay.
Số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm một phần nhỏ của công ty. Tuy
vậy, số lượng lao động này vẫn có đủ khả năng để lãnh đạo và giúp công ty phát triển.
Công ty với đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm đa số, do đặc thù ngành nghề nên
công ty chú trọng đến công nhân có tay nghề. Theo xu thế thị trường nên công ty chủ
trọng cắt giảm số lượng công nhân. Công ty tiến hành đầu tư máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ hiện đại.
Tóm lại, cơ cấu lao động của công ty không có gì biến đổi qua các năm. Đặc biệt
năm 2011, công ty không có chính sách tuyển dụng cũng như cắt giảm lao động, điều
này cho thấy công ty hoạt động ổn định. Điều này được thể hiện rõ qua bảng:


Bảng 1.6: Cơ cấu lao động tại công ty CP XNK Lâm sản Hoài Nhơn

STT
1
2
3

Phân loại
Tổng số LĐ
Giới tính
Nam
Nữ
Trình độ
Đại học

Năm 2009
530

Năm 2010
490

Năm 2011
480

390
140

410
80


400
80

36

38

38

6


4

Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân LĐ
Độ tuổi LĐ
18-25
26-35
36-45
>45

26
20
448

26
19
407


26
21
395

120
320
80
10

120
320
40
10

120
310
45
5

1.7. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011.
1.7.1. Về doanh thu và lợi nhuận.
Chèn bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

7


Nhận xét: Trong giai đoạn 2009 – 2010, công ty phải đối mặt với những tồn tại
như chưa khai thác hết tiềm lực nội tại, đặc biệt là đội ngũ nguồn nhân lực của công ty; bị
hạn chế về nguồn lực tài chính; các chính sách của nhà nước gây kkhó khăn trong việc

xuất nhập khẩu. Trước thực tại đó, công ty đề ra những giải pháp thích hợp để giải quyết
vấn đề đó. Những giải pháp mà công ty đề ra đã phát huy tác dụng giúp hoạt động kinh
doanh của công ty tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2009 - 2011. Cụ thể năm 2010
công ty thu được lợi nhuận sau thuế tăng 134.03% so với năm 2009 tăng 22,584,396,322
đồng. Và lợi nhuận của công ty năm 2011 tăng 39.1% so với năm 2010 tăng
15,419,389,452 đồng, sở dĩ năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng cao hơn nhiều
so với năm trước là do năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty
tăng cao, các khoản giảm trừ doanh thu tăng 63.14% so với năm 2009 làm cho doanh thu
tăng lên. Năm 2011, các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp giảm so với năm
2010 là 30.24%, tương đương giảm 1,101,341,809 đồng, chi phí tài chính và chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng tốc tộ nhiều hơn so với tốc độ tăng năm 2010, chi phí tài chính năm
2011 tăng 42.7% trong khi năm 2010 tăng chỉ 7.99%, chi phí quản lý doanh nghiệp năm
2011 tăng 12.87% trong khi năm 2010 tăng chỉ 7.46%, các chỉ tiêu còn lại tăng nhưng
tăng không nhiều so với tốc độ tăng năm 2010. Điều này làm cho tốc độ tăng lợi nhuận
năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2010.
Bảng 1.7.1 : Cơ cấu các khoản mục chi phí của công ty
CP

2009

Doanh thu
thuần

1,374,348,068,07
0

% DT 2010

% DT


1,652,249,815,8
17
100

Giá
vốn 1,238,455,062,98
hàng bán
7
Chi phí tài 36,268,105,160

90.11
2.64

2011

% DT

1,791,884,408,62
5
100

100

1,469,563,401,6
1,554,166,679,32
47 88.94
8
86.73
39,165,980,200
2.37

55,878,307,466
3.12

8


chính
Chi phí BH

40,333,566,994

Chi
phí
QLDN
40,655,915,118
Chi
phí
khác
948,188,062
Tổng

2.93

51,053,570,473

2.96 43,689,502,987
0.07

2,030,721,128


3.09

63,830,105,942

3.56

2.06

49,310,941,354

2.75

0.12

2,917,007,760

0.16

96.58

98.71

96.32

Nhận xét : : Qua 3 năm 2009-2011, doanh thu của công ty đều tăng, và lợi
nhuận sau thuế cũng tăng. Doanh thu tăng nhưng các khoản chi phí đồng thời cũng
tăng lên tương ứng. Năm 2009, để tạo ra 100 đồng doanh thu doanh nghiệp mất 90.11
đồng giá vốn, đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 88.94 đồng (giảm 1.17 đồng
so với 2009), và 2011 là 86.73 đồng (giảm 2.21 đồng so với 2010 và giảm 3.38 đồng so
với năm 2009) đây là một dấu hiệu rất đáng mừng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh

nghiệp có sự biến động qua các năm, giảm vào năm 2010 (giảm 0.9% so với năm
2009) và nhưng lại tăng vào năm 2011 (tăng 0.69% so với năm 2010 và giảm 0.21% so
với năm 2009) đây là dấu hiệu tốt. Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động bán hàng cũng
tăng dần qua các năm, các về giá trị lần tỷ trọng trong doanh thu, năm 2009 là
40,333,566,994 đồng (chiếm 2.93% doanh thu), năm 2010 là 51,053,570,473 đồng
(chiếm 3.09%) và năm 2011 tăng lên đến 63,830,105,942 đồng (chiếm 3.56%).
Về hoạt động tài chính, Tỷ trọng chi phí tài chính qua các năm lần lượt là: năm
2009 là 2.64%, 2010 là 2.37% và năm 2011 là 3.12%. Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó chi phí tài chính có xu hướng tăng,
đây là dấu hiệu không tốt.
1.7.2. Về tình hình tài chính của Công ty.
Chèn bảng cân đối kế toán

9


10


Nhận xét: qua bảng trên cho thấy, công ty có tài sản và nguồn vốn tăng qua các
năm. Đặi biệt năm 2011, công ty có tài sản và nguồn vốn tăng rất cao.
Về tài sản, nhìn chung tổng tài sản cuối năm 2010 là 603,079,609,888 đồng
tăng so với năm 2009 là 114,441,970,848 tương ứng tăng 23.42%, cuối năm 2011 là
626,222,298,903 đồng tăng so với năm 2010 là 23,142,689,015 đồng tương ứng
3.84% trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 121,387,580,506 đồng( tăng 39.92%) chủ yếu là do tiền và tương đương
tiền của công ty năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 ( tăng 107.66%) và các loại tài
sản ngắn hạn khác của công ty năm 2010 cũng tăng 4,432,866,356 đồng (tăng 58.15%)
so với năm 2009, phải thu ngắn hạn cũng tăng 91.53% so với năm 2009 trong khi đó

đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồng kho giảm so với năm 2009 lần lượt là 0.66% và
19.74%. Cuối năm 2011 TSNH tăng so với năm 2010 đạt 430,747,725,897 đồng ( tăng
1.82%) do công ty tăng lượng hàng tồn kho lên 166,392,911,090 (tăng 49.91%) so với
năm 2010, tốc độ tăng hàng tồn kho cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của tiền và
tương đương tiền, đấu tư TCNH, phải thu ngắn hạn và TSNH khác làm cho TSNH của
công ty vẫn tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng TSNH năm
2010.
+ Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty năm 2010 giảm so với năm
2009 là 6,945,609,658 đồng ( giảm 3.76%) do công ty giảm đầu tư cho tài sản cố định (
TSCĐ giảm 5.97%) và lợi thế thương mại của công ty giảm 14.29%. tốc độ giảm của 2
chỉ tiêu trên cao hơn tốc độ tăng của đầu tư TCDH và TSDH khác nên TSDH của công
ty giảm so với năm 2009. Năm 2011 TSDH tăng so với 2010 ( tăng 10.06%) là do công
ty đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho nhằm phục vụ cho quá trình kinh

11


doanh của công ty và khoản phải thu dài hạn của công ty tăng làm cho TSDH tăng
theo.
Về nguồn vốn, nhìn chung tổng nguồn vốn cuối năm 2010 là 603,079,609,888
đồng tăng so với năm 2009 là 114,441,970,848 tương ứng tăng 23.42%, cuối năm 2011
là 626,222,298,903 đồng tăng so với năm 2010 là 23,142,689,015 đồng tương ứng
3.84% trong đó:
+ Nợ phải trả của công ty năm 2010 tăng 86,204,141,549 đồng (tăng 23.08%)
so với năm 2009 do công ty tăng vay nợ ngắn hạn (tăng 30.55%) và nợ dài hạn của
công ty năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 15,682,843,957 đồng (giảm 39.18%).
Nợ phải trả năm 2011 giảm 4.64% so với 2010, cho thấy, công ty đã hạn chế sử dụng
nợ. Tuy nhiên nợ của công ty vẫn ở mức cao. Điều này sẽ tác động rất lớn đến Công ty
khi có sự biến động về kinh tế.
+ Vốn chủ sở hữu tăng. Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 25.79% tăng

28,054,786,975 đồng so với năm 2009. Vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 31.92% so với
2010, cho thấy sự tự chủ về nguồn vốn của Công ty ngày càng cao, tốc độ tăng nguồn
vốn của công ty nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng nợ. Công ty cần tăng cường
huy động nguồn vốn tự có của mình hơn nữa thay vì sử dụng nợ quá nhiều, điều này sẽ
làm giảm đi áp lực thanh toán xuống rất nhiều.
1.7.3. Phân tích tỷ số tài chính của công ty
 Tỷ số khả năng hoạt động của công ty
Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 20092011 ta xem xét một số tiêu chí sau:
• Số vòng quay của vốn
Tổng doanh thu
Số vòng quay của vốn = --------------------------------Tổng số vốn bình quân
Năm 2009 = 2.81
Năm 2010 = 2.74
Năm 2011 = 2.86
Số vòng quay của vốn cho biết trong thời gian 1 năm vốn của công ty quay được
mấy vòng. Số vòng quay của vốn nó cho biết tốc độ luân chuyển của vốn của công ty.

12


Nếu công ty có số vòng quay của vốn trong một năm cao điều đó chứng tỏ công việc
kinh doanh của công ty là thuận lợi. Nếu nhìn vào chỉ tiêu của công ty ta thấy rằng số
vòng quay của vốn của công ty là khá cao. Năm 2009 vốn quay được 2.81 vòng sang
năm 2010 con số này là 2.74 vòng và năm 2011 là 2.86 vòng. Số vòng quay của vốn
còn cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty sử dụng vốn tương đối có hiệu
quả. Số vòng quay vốn có xu hướng tăng là dấu hiệu tích cực.
• Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Tổng lợi nhuận ròng
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động = ------------------------------------------Tổng số tài sản lưu động bình quân.
Năm 2009 = 0.15

Năm 2010 = 0.22
Năm 2011 = 0.27
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (hay còn gọi là sức sản xuất của tài sản lưu
động) là một chỉ tiêu cho ta biết số lợi nhuận được sinh ra khi sử dụng một đơn vị tài
sản lưu động. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng tài sản lưu
động cao. Các công ty luôn cố gắng để đẩy cao chỉ tiêu này lên mức tối đa có thể. Đối
với công ty thì chỉ tiêu này là có thể chấp nhận và chỉ tiêu này của công ty có chiều
hướng tăng lên cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động ngày càng có hiệu quả. Năm
2009 chỉ tiêu này là 0.15 mà sang năm 2010 con số này tăng lên là 0.22 và năm 2011 là
0.27.
• Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Tổng lợi nhuận ròng
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = -----------------------------------------Tổng tài sản cố định bình quân
Năm 2009 = 0.11
Năm 2010 = 0.26
Năm 2011 = 0.33
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định (hay còn gọi là sức sản xuất của tài sản
cố định) là một chỉ tiêu cho biết cứ mỗi một đơn vị tài sản cố định đem vào sản xuất
kinh doanh thì sinh ra được bao nhiêu lợi nhuận. Nó cho biết công ty sử dụng tài sản cố
định có hiệu quả hay không?. Nếu nhìn vào chỉ tiêu trên của công ty ta thấy chỉ tiêu
này không thấp và nó có xu hướng tăng mạnh. Năm 2009 chỉ tiêu này là 0.11 thì sang

13


năm 2010 chỉ tiêu này là 0.26 và năm 2011 là 0.33, công ty sử dụng tài sản cố định của
mình tốt.

Chỉ tiêu


2009

2010

2011

Số vòng quay hàng tồn kho

vòng

9.94

14.89

10.77

Kỳ thu tiền bình quân

ngày

34.76

55.38

42.79

Số vòng quay tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của
doanh nghiệp. Số vòng quay hàn tồn kho là số lần mà hàng hoá bình quân luân chuyển
trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng
tốt. Nếu chỉ tiêu này ≥ 9 thì chứng tỏ có dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ.

Doanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn kho biến động qua các năm, năm 2009 là 9.94
vòng, năm 2010 là 14.89 vòng. Con số này cho thấy doanh nghiệp có tình hình tiêu thụ
và dự trữ tốt. Tuy nhiên năm 2011, con số này giảm xuống chỉ còn 10.77 vòng. Tuy
giảm nhưng vẫn nằm ở mức hợp lý, cho thấy doanh nghiệp có tình hình dự trữ tốt.
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hoá bán ra được thu
hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân
thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ít có nợ khó
đòi. Kỳ thu tiền bình quân của công ty biến động qua các năm và vẫn ở mức cho thấy
công ty có hoạt động kinh doanh tốt. Năm 2009, kỳ thu tiền bình quân là 34.76 ngày,
đến năm 2010 tăng lên 55.38 ngày và năm 2011 chỉ còn 42.79 ngày. Sở dĩ năm 2011
kì thu tiền bình quân giảm xuống thấp như vậy là do các khoản phải thu năm 2011 thấp
hơn rất so với hai năm trước mà doanh thu thuần lại tăng mạnh làm cho kỳ thu tiền
bình quân của công ty giảm xuống.
 Tỷ số khả năng sinh lời của công ty
Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của các quyết
định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty và là một căm cứ quan trọng để
các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai. Dưới đây là bảng thể hiện
các tỷ số sinh lợi của công ty.

14


Hệ số
Hệ số lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu thuần

ĐVT

Năm 2009


Năm 2010

Năm 2011

%

1.23

2.39

3.06

Hệ số lợi nhuận sau
thuế/Vốn chủ sở hữu

%

15.49

28.82

30.39

Hệ số lợi nhuận sau
thuế/Tổng tài sản

%

3.45


6.54

8.76

Nhận xét: Doanh lợi doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu
phần trăm lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này của công ty tăng từ 1.23% năm 2009 lên
2.39% năm 2010. Và đến năm 2011 tăng lên là 3.06%. Cho thấy công ty có sự điều
chỉnh về chiến lược tiêu thụ theo chiều hướng tích cực.
Năm 2009 ROA= 3.45% cho biết bình quân 1 đồng tài sản được sử dụng trong
quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được 0.0345 đồng lợi nhuận. Đến 2010 thì ROA tăng,
đạt 6.54% và 2011 tiếp tục tăng mạnh đạt 8.76% . Qua chỉ số trên ta thấy tình hình sử
dụng tài sản của công ty đạt hiệu quả.
Năm 2009 ROE= 15.49% cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào quá trình
kinh doanh sẽ tạo ra được 0.1549 đồng lợi nhuận. Chỉ số này lại tăng dần qua các năm,
đến 2011 chỉ đạt 30.39%. Qua đây ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công
ty tăng qua các năm từ 2009 đến 2011. Cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty được sử
dụng ngày càng có hiệu quả, mức lợi nhuận trên mức đầu tư của chủ sở hữu tăng là
điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm và mong muốn.
1.7.4.Về thu nhập của người lao động.
Năm

2009

Thu nhập B/Q tháng (đ/người)

2.830.000

Thu nhập bình quân:

15


2010

2011

3.660.000 4.550.000


+ Thu nhập bình quân năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,91% với lượng tuyệt
đối tăng tương ứng 70.000 đồng./người.
+ Thu nhập bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 là 29,2% với lượng tuyệt
đối tăng tương ứng 630.000 đồng/người.
+ Thu nhập bình quân năm 2011 tăng so với năm 2010 là 18,12% với lượng tuyệt
đối tăng tương ứng 790.000 đồng/người.
Về chế độ tiền lương, tiền thưởng:
+ Công ty sẽ có một bậc thang lương theo các trình độ có trong công ty. Người
lao động sẽ được xem xét điều chỉnh mức lương hiện giữ trong khoảng thời gian từ 01
đến 03 năm.
+ Công ty sử dụng các hình thức trả lương theo thời gian ( giờ, ngày, tuần, tháng
) theo sản phẩm, khoán, tuỳ theo từng thời kỳ và tình hình sản xuất kinh doanh.
+ Lương của người lao động sẽ được quyết định dựa trên các vị trí công việc và
trình độ của mỗi người trên cơ sở thoả thuận giữa công ty và người lao động
+ Mỗi năm 1 lần, công ty sẽ tiến hành xem xét điều chỉnh tăng lương dựa trên
kết quả kinh doanh của công ty và sự đánh giá thành tích của mỗi cá nhân
+ Các loại lương liên quan đến việc làm thêm giờ, đi làm vào ngày nghỉ, làm
đêm sẽ được qui định các mức lương với mức phần trăm tương ứng dựa trên Luật lao
động của nưóc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tiền lương của nhân viên công ty trung bình hàng tháng là 3.000.000 đến
6.000.000 VND
+ Riêng bộ phận lễ tân, bảo vệ thì mức tiền lương: 2.000.000 VND/tháng.

+ Công ty có các hình thức thưởng hợp lý cho nhân viên theo kết quả làm việc
của mỗi người, dựa vào kết quả kinh doanh của công ty. Việc thưởng này sẽ do Ban
Tổng giám đốc quyết định.

16


PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LÂM SẢN TẠI CÔNG
TY XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN HOÀI NHƠN.

17


2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LÂM SẢN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
LÂM SẢN HOÀI NHƠN.
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản của công ty
Bảng 2.1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ Tiêu
Kim ngạch (USD)
Mức tăng trưởng (%)

2009
3,758
-

2010
5,459
59.23

2011

6,422
54.05

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng giá trị xuất khẩu của công ty tăng đều qua các
năm. Vì mục tiêu hàng đầu của công ty là đẩy mạnh xuất khẩu nên có chính sách ưu
tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu như chú trọng nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho nhân viên, cải tiến công nghệ kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
tiêu dùng đồ gỗ nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu.
Mức tăng trưởng 2010 so với 2009 là 59.23%, và 2011 so với 2010 là 54.05 %. Nhìn
chung thì giá trị xuất khẩu có tăng nhưng mức tăng trưởng 2011 không bằng 2010 do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu. Mặc dù vậy mà công ty vẫn hoạt
động có hiệu quả giá trị xuất khẩu vẫn tăng so với 2010, chứng tỏ công ty hoạt động
khá tốt, có chính sách và đường lối chống lại khủng hoảng khá tốt.

2.1.2. Cơ cấu hàng lâm sản xuất khẩu của công ty
Bảng 2.1.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2009-2011
Đvt: 1000 USD, %
Mặt Hàng

Năm 2009
Giá Trị Tỷ Trọng
Ván nhân tạo
423
11.26
Dăm, bột gỗ làm 81
2.16
giấy
Sản phẩm đồ gỗ 3,235
86.11

(bàn
ghế,
tủ,

Năm 2010
Giá Trị Tỷ Trọng
385
7.05
176
3.22

Năm 2011
Giá Trị Tỷ Trọng
41
0.64
28
0.44

2,670

3,685

18

48.91

57.38


giường gỗ các loại)

Hàng Khác
18
Tổng
3,757

0.47
100

2,228
5,459

40.82
100

2,668
6,422

41.54
100

Nhìn vào bảng trên thấy sản phẩm đồ gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
công ty, bao gồm các sản phẩmL: Bàn ghế gỗ, tủ gỗ, giường gỗ cá loại...; Hàng thủ
công mỹ nghệ bằng gỗ có khắc, khảm, chạm trổ, tiện, sơn mài v.v.; Tượng gỗ Ván tinh
chế trang trí nội thất; Sản phẩm gỗ chuyên dùng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng kim ngạch xuất khẩu, cụ thể là 2009 chiếm 86.11%, 2010 là 48.91%, 2011 là
57.38%.
Tuy nhiên thì tỷ trọng sản phẩm đồ gỗ giảm dần qua các năm từ 86.11% 2009
còn 57.38% do công ty mở rộng xuất khẩu sang các mặt hàng khác nữa không chỉ
hàng sản phẩm đồ gỗ không, nhưng sản phẩm đồ gỗ luôn là hàng xuất khẩu trọng tâm.
Ván nhân tạo và Dăm, bột gỗ làm giấy dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đã góp

phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Mặt hàng khác chủ yếu là xuất khẩu gốm sứ nhận ủy thác từ các công ty khác,
Sản phẩm song mây hoàn chỉnh Các sản phẩm từ tre, trúc, luồng, mai, vầu, lồ ô, nứa, lá
cây rừng. Các sản phẩm dược liệu rừng, tinh dầu nhựa và vỏ cây rừng, quế, hồi, bột
nhang, phong lan, cây cảnh... sản phẩm đa dạng phong phú được nhiều nước ưa
chuộng, giúp cho giá trị xuất khẩu tăng mạnh từ 2009 là 18 nghìn USD lên 2011 là
2,668 nghìn USD.
2.1.3. Chất lượng hàng lâm sản xuất khẩu của công ty.
Khách hàng luôn mong muốn mua được những sản phẩm chất lượng cao với giá
tốt. Điều này tạo nên quá trình cơ cấu lại thị trường bậc thấp và bậc trung cho hầu hết
các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. Để đáp ứng mong muốn của khách hàng, công ty đã
nâng cấp sản phẩm để có được chất lượng cao hơn, thiết kế đẹp hơn. Công ty đã đưa ra
một tiêu chuẩn chất lượng mới cho phần lớn các sản phẩm có giá bán thấp và gây áp
lực lớn tới hầu hết các phân đoạn thị trường khác buộc các nhà sản xuất khác phải giảm
giá và nâng cao chất lượng. Vì thế, để định vị DN trên thị trường, công ty chuyên sản
xuất những sản phẩm có chất lượng tốt nhất có thể, ngay cả với các sản phẩm không
đắt tiền. Cố gắng không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.3.1. Tiêu chuẩn chọn nguyên liệu thô đưa vào sản xuất.
Vật liệu gỗ thô phải được chọn lựa kỹ trước khi đem vào gia công chế tạo sản
phẩm:

19



Màu sắc phải đều nhau tương đối > 85%

Bề mặt không có các tật lỗi, không nứt nẻ mong tróc.

Các vân gỗ cho các mảng vách lớn hay hệ cánh tủ…(tương tự khác). phải

được chọn lựa sao cho đồng đều và hợp lý.

Gỗ được chọn đưa vào sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu theo chỉ tiêu
chất lượng về qui định cường độ, độ ẩm, độ co ngót cong vênh, độ đặc chắc….
2.1.3.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật chung của sản phẩm
Các sản phẩm thi công đồ gỗphải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật sau. Tiêu
chuẩn về kỹ thật là căn cứ đánh giá sản phẩm khi kết thúc công đoạn.
 Đúng thiết kế về kích thước, hình dáng, độ dung sai cho phép.
 Các chi tiết cấu tạo phải đảm bảo về kết cấu liên kết và thẩm mỹ, nếu có
bản vẽ chỉ định kết cấu thì phải tuân theo bản thiết kế.
 Các vết ghép nối phải đảm bảo nằm trong độ dung sai cho phép về kỹ
thuật. Tối đa các kẽ hở không vượt quá 1mm.
 Cạnh cắt của các tấm phải được trà nhẵn phẳng không để bị răng cưa, đối
với những cạnh lộ ra phía ngoài phải được dán cạnh bằng ván lạng theo đúng tiêu
chuẩn, không để bị phồng hoắc nứt và kín khít không để lộ vết.
 Các góc sản phẩm gỗ thịt, gỗ MDF phải được bo mép từ 1mm đến 2mm.
Đối với các sản phẩm bề mặt bằng Veneer phải ghép theo phương pháp ghép mòi.
Không sử dụng các mảng ván veneer ken mỏng to bản quá 50mm để dán cạnh.

Không được lấy dấu hoặc ghi tên lên các sản phẩm bằng bút bi hay bút
dạ (dùng bút chì và mác tạm để đánh dấu).

Các sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được bảo quản đúng cách
không được để bị trấy sước, sứt góc. Phải có biện pháp che mặt và bọc góc để bảo vệ
sản phẩm khi xếp lưu kho trước khi chuyển sang công đoạn sơn. Phải có khu vực lưu
kho riêng biệt đảm bảo khô dáo và gọn gàng.

Các sản phẩm sản xuất ra phải được lắp giáp lên hoàn chỉnh để kiểm tra
trước mọi vấn đề vướng mắc để điều chỉ lần cuối giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KCS
giám sát nhà sưởng- KCS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và

kí xác nhận rồi mới làm thủ tục bàn giao sang công đoạn sơn hoàn thiện sản phẩm.

Đối với các mặt trái của sản phẩm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ
thuật trên nhưng sử dụng vác loại ván không đòi hỏi chất lượng cao như mặt phải.
Không dùng các loại các gỗ tạp kém phẩm chất. (vẫn phải là ván có đủ chất lượng
nhưng không đỏi hỏi cao về bề mặt.)
2.1.3.3 TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM HOÀN THIỆN SƠN
A.TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHUNG CỦA SẢN PHẨM SƠN

20


Tiêu chuẩn kỹ thuật chung đối với sản phẩm sau khi kết thúc công đoạn sơn phải đảm
bảo: Đúng màu sắc theo mã màu chỉ định thiết kế, đúng chủng loại của hãng sơn đã
được chọn và sử dụng đúng cách thức pha chộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn.

Đối với sản phẩm sơn hoàn thiện PU: Màu sơn đúng, đều màu, bề mặt
nhẵn mịn, quá trình sử dụng không biến màu; như ố mốc, chuyển mầu. Tuyệt đối
không để bề mặt bị cháy màu, bị chảy sơn và bị bụi bám vào bề mặt.

Đối với các sản phẩm sơn công nghiệp: Bề mặt sơn phải nhẵn mịn, màu
sắc không bị ố hay chuyển mầu theo thời gian. Độ dày và độ phủ của lớp sơn phải đạt
chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của từng hãng sơn.
B. BẢO QUẢN LƯU KHO ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM
Việc bảo quản sản phẩm trong giai đoạn này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
kết quả của toàn bộ các khâu công đoạn trước đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm xuất kho.

Các sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được bảo quản đúng cách
không được để bị trấy sước, sứt góc.


Sau khi các sản phẩm hoàn thiện công đoạn sơn các sản phẩm được tiến
hành nghiệm thu nội bộ giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KCS giám sát nhà sưởng- KCS
giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi các sản
phẩm được tiến hành bọc góc và đóng kiện theo các bộ sản phẩm, gắn mã số xuất
xưởng.

Các sản phẩm trong thời gian lưu kho chờ xuất đi công trình phải có khu
vực lưu kho riêng biệt đảm bảo khô ráo và gọn gàng.
Nhận xét
Nhìn chung, chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên,
một số mặt hàng xuất khẩu của công ty đã đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và một số các
quốc gia trên thế giới. Một số sản phẩm của công ty được bạn bè quốc tế đánh giá cao
về chất lượng. Ví dụ: mới đây, sản phẩm của Công tham gia hội chợ triển lãm
Cevisama 2009 được tổ chức tại Tây Ban Nha và đã được báo chí Tây Ban Nha đánh
giá rất cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Tổng công ty đã đạt được nhiều giải
thưởng quốc tế như:
Giải thưởng xây dựng quốc tế lần thứ 11 do tổ chức quốc tế Editorial office cấp
tại Madrid- Tây Ban Nha năm 2008.

21


Giải sao vàng quốc tế về chất lượng do tổ chức quốc tế BTD chứng nhận năm
2009.
Giải thưởng bạc Châu Âu về chất lượng lần thứ 15 do tổ chức Editoral office
cấp tại Paris- Pháp năm 2010. Ngoài ra, việc công ty được cấp chứng chỉ ISO về hệ
thống chất lượng cũng là một yếu tố thuận lợi cho công tác xuất khẩu. Mặc dù chất
lượng sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn như trên nhưng vẫn chưa cạnh tranh được với
nhiều hãng sản xuất hàng lâm sản trên thế giới.


2.1.4. Giá cả hàng lâm sản xuất khẩu của công ty
Phương pháp tính giá của công ty “ Cổ phần XNK lâm sản Hoài nhơn”: công ty xác
định giá bán sản phẩm dựa trên phương pháp định giá cộng lải kế hoạch vào giá thành.
Giá bán xuất khẩu= giá thành sản phẩm/ĐVSP + thuế XNK+ lải kế hoạch
Dưới đây là bảng giá một số loai sản phẩm chính của công ty

Bảng 12: Giá bán bình quân các mặt hàng xuất khẩu năm 2011.
STT

1

2

3

TÊN SẢN
PHẨM
Bộ Bàn Ăn 4
Ghế DT1307/DC4716
Bộ bàn ăn
4 ghế DT1426W4728

Bộ bàn học

Mã hàng

Tên Hàng

Quy Cách

(mm)

DT-1307

BÀN ĂN

1300X800X750

DC-4716

GHẾ

445X530X895

DT-1426

BÀN ĂN

1400X850X760

DC-4728

GHẾ

DC-1021P
SH-0903P

BÀN
HỌC
KỆ

ĐỨNG

22

Chất liệu

Giá
(USD)

Gổ cao xu

260

Gổ gụ

292

Gổ thông

178

1000X600X720
600X270X1160


SC-0904P

4

Bộ Bàn học

nhỏ dài

DK-8122W
CH-7420
DC-4201W

GHẾ
440X500X780
BÀN
HỌC
1050X450X710
NHỎ DÀI
TỦ
350X420X580
GHẾ

Gổ cao xu

186

430X480X820

5

Tủ quần áo
2 cánh 3
ngăn kéo

WR2345W


900x605x1050

Gổ gụ

476

6

Tủ quần áo
4 cánh 4
ngăn kéo

WR4449W

1800x605x2050

Gỗ gụ

821

900X605X2050

Gổ gụ

517

985x2010x900

Gổ thông


175

1620x2205x951

Gổ gụ

288

7

8

9

Tủ quần áo
2 cánh liền

Giường
trái tim cao

Giường
hộp nan
ngang

WR-02451P

BD-0988P

BD-1626P


Phương pháp này được áp dụng phổ biến vì có những ưu điểm sau dây
Một là: đơn giản, dể làm, dể tính,chi phí sản xuất là đại lượng công ty hoàn toàn
có thể kiểm soát được.

23


Hai là: khi tất cả các công ty trong một ngành hàng đều sử dụng phương pháp này
thì việc làm của họ có xu hướng tương tự nhau. Vì thế có khả năng giảm thiểu khả
năng cạnh tranh về giá
Ba là: giá trị này được nhiều người đồng tình vì nó đảm bảo được công bàng cả
người mua lẩn người bán
Tuy nhiên phương pháp này trong nhiều trường hợp củng chưa thật sự hơp lý vì
nó bỏ qua ảnh hưởng của cầu và sự nhận thức của khách hàng. Khó có thể dung hòa sự
cạnh tranh trên thị trường về giá cả của công ty với các đối thủ cạnh tranh
2.1.5. Thị trường tiêu thụ hàng lâm sản của công ty
2.1.5.1. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2009-2011:
Bảng 2.1.5.1: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2009 2011
Đvt: 1000 USD, %
Thị Trường
Châu Á
Châu Âu
Châu Úc
Châu Mỹ
Tổng

Năm 2009
Giá Trị
2,602
585

481
89
3,757

Tỷ Trọng
71.38
15.57
12.77
0.28
100

Năm 2010
Giá Trị
1,610
2,975
666
208
5,459

Tỷ Trọng
74.54
15.19
9.73
0.54
100

Năm 2011
Giá Trị
664
3,658

1,133
967
6,422

Tỷ Trọng
10.33
56.96
17.64
15.07
100

Sản phẩm của công ty có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhìn vào bảng
trên thì năm 2009 và 2010 thì thị trường Châu Á luôn là thị trường lớn của công ty
chiếm lần lượt năm 2009 là 71.38%, năm 2010 là 74.54%, tiếp theo là Châu Âu và
Châu Úc cuối cùng là Châu Mỹ Tuy nhiên ta thấy giá trị xuất khẩu ở các thị trường
tăng lên từ năm 2009 qua năm 2010 nhưng mà trong đó chỉ có Châu Á và Châu Mỹ có
tỷ trọng tăng lên thôi. Châu Á tăng 71.38% năm 2009 lên 74.54% năm 2010. Còn Châu
Âu và Úc thì tỷ trọng giảm, Châu Âu 15.57 năm 2009 xuống 15.19% rất ít, Châu Úc là
12.77% 20077 xuống 9.73% khá nhiều. Mà sang năm 2011 có sự thay đổi cơ cấu thị
trường rõ rệt, Châu Á không còn là thị trường đứng đầu của công ty nữa, đã chuyển
sang Châu Âu chiếm 56.94% tiếp theo là Châu Úc 17.64% kế tiếp là Châu Mỹ 15.07%
cuối cùng là Châu Á 10.33%. Châu Âu và Úc có sự chuyển đổi mạnh chiếm vị trí thứ
nhất và hai luôn. Bởi công ty có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, có sự quan tâm tìm
hiểu thị trường mới và xâm nhập bước đầu đem lại kết quả khá tốt. Eu và Mỹ là hai thị

24


trường nổi tiếng khó tính, mà sản phẩm công ty đã xâm nhập vào như vây là tín hiệu
khả quan, tạo bước đi nhanh và mạnh về sau nầy.

Nhìn vào bảng trên nhận thấy rằng Châu Úc một thị trường có sự thay đổi tỷ
trọng khá lớn từ vị trí thứ ba trong bốn Châu từ năm 2009 - 2010, sang năm 2011 đã
vươn lên vị trí thứ hai, chiếm tỷ trọng kha khá trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty. Đây là thị trường tiềm năng xuất khẩu của công ty cần chú trọng phát triển
hơn nữa.
2.1.5.2. Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia 2009-2011
Bảng 2.1.5.2: Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia của công ty 2009- 2011
Đvt: 1000 USD, %
Thị Trường Năm 2009
Giá Trị
Malaysia
344
UAE
99
Korea
14
Hongkong
125
Thailand
222
Japan
18
China
1,050
Taiwan
777
Germany
18
England
France

Holland
120
Netherland
101
USA
Australia
67
Newzealand 413
Russia
10
Canada
10
Ireland
98
Spain
204
Denmark
35
Khác
32
Tổng
3,757

Tỷ Trọng
9.16
2.64
0.37
3.33
5.91
0.48

27.95
20.68
0.48
3.19
2.69
1.78
10.99
0.27
0.27
2.60
5.43
0.93
0.85
100

Năm 2010
Giá Trị
346
24
322
65
316
527
2,340
616
568
97
19
219
5,459


Tỷ Trọng
6.34
0.44
5.91
1.19
5.79
9.65
42.86
11.28
10.40
1.78
0.35
4.01
100

Năm 2011
Giá Trị
79
21
49
450
1,680
39
522
968
878
55
287
211

1,183
6,422

Tỷ Trọng
1.23
0.33
0.76
7.01
26.16
0.61
8.12
15.07
13.67
0.86
4.47
3.29
18.42
100

Qua bảng số liệu có thể thấy được các nước Châu Á là những nước nhập khẩu
phần lớn sản phẩm của SADACO. Trong đó, thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Đài

25


×