Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.13 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Vấn đề bản chất của nhà nước sẽ chỉ là lý luận thuần túy nếu như nó
không được “vật chất hóa” trong hoạt động thực tiễn của nhà nước, tức là trong
việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Hoạt động của nhà nước rất phong
phú , đa dạng, bao gồm nhiều mặt. Do vậy, một nhà nước có rất nhiều chức
năng . Và chức năng xã hội chính là một trong những chức năng quan trọng thể
hiện rõ nét bản chất “nhà nước của nhân dân ,do nhân dân , vì nhân dân” của nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với sự hội nhập và phát triển
của nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dẫn đến việc phát sinh những
vấn đề xã hội rộng rãi đòi hỏi nhà nước phải quản lý và điều tiết để đảm bảo sự
phát triển bền vững của nhà nước Việt Nam. Với mong muốn góp phần tìm hiểu
sâu hơn về chức năng xã hội của nhà nước em xin mạnh dạn chọn đề tài : “
Chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam hiện nay ”

NỘI DUNG
I.
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái niệm

1.1. Chức năng nhà nước
Chức năng nhà nước là những phương hướng ( phương diện, mặt) hoạt
động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước
trong các giai đoạn phát triển cụ thể.
I.2.

Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương diện


hoạt động cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất chính trị xã hội của nhà nước
trong việc thực hiện các trách nhiệm, nhiệm vụ xã hội ở các giai đoạn nhất định.
2.

Đặc điểm chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam hiện nay

Chức năng xã hội gắn với sự nghiệp cách mạng của nước ta, mục tiêu giải phóng
con người.
1


Chức năng xã hội luôn là chức năng cơ bản nhát quán của nhà nước ta trong
toàn bộ lịch sử phát triển của đất nước.
Sự phát triển chức năng xã hội của nhà nước ta gắn liền với sự phát triển và biến
đổi của hai mô hình kinh tế, đó là đối tượng tác động và nguyên tắc thực hiện.
Chức năng xã hội của Nhà nước được thực hiện bằng những phương thức nhất
định tương ứng với các cơ chế kinh tế
3. Tầm quan trọng chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chức năng này có nội dung rất rộng và rất quan trọng của nhà nước xã hội
chủ nghĩa Việt Nam,nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân,do
nhân dân, vì nhân dân, vì vậy tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội,
giữ gìn ổn định , trật tự xã hội, bảo đảm lợi ích về mọi mặt cho nhân dân là một
chức năng quan trọng của nó .
Thực hiện tốt chức năng này giúp cho nhà nước xã hội chủ nghĩa có đủ khả
năng đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của toàn xã hội, nâng
cao trình độ phát triển của khoa học công nghệ, nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho công dân phát triển toàn diện cá nhân .
II.

NỘI DUNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM HIỆN NAY

Nội dung cơ bản của chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể
khái quát ở các hướng chính sau:
- Nhà nước coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Nhà nước xác định khoa học - công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách bảo tồn văn hoá dân tộc, tiếp thu
có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- Nhà nước xây dựng, thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Nhà nước tạo điều kiện để mỗi công dân đều có việc làm, khuyến khích mở
rộng sản xuất, thu hút sức lao động; tích cực trong việc giải quyết vấn đề thất
nghiệp...
- Nhà nước xây dựng chính sách thu nhập hợp lý, điều tiết mức thu nhập giữa
những người có thu nhập cao sang những người có thu nhập thấp qua các chính
sách về thuế.
2


- Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần đối với những người có công, người về hưu, người già yếu cô
đơn...
- Nhà nước chủ động tìm các biện pháp để giải quyết các tệ nạn xã hội như ma
tuý, mãi dâm...
III.
THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Những thành tựu đạt được
1.1.
Về văn hóa

Xã hội hóa văn hóa tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước trên thế giới, đã thúc
đẩy phát triển các hình thức sáng tạo, thưởng thức văn hóa theo hướng hiện đại
đồng thời cũng phục hồi cả nhiều loại hình văn hóa truyền
thống.Ở Việt Nam hiện nay, nhiều họa sĩ và nhà điêu khắc đang sử dụng những
vật liệu mới cùng các phương tiện điện tử để xử lý chúng. Các nhạc sĩ cũng sử
dụng máy tính và công nghệ điện tử để tạo ra những âm thanh, giai điệu mới lạ.
Một số nghệ sĩ đang dàn dựng những hình thức nghệ thuật sắp đặt - trình diễn
mang đậm dấu ấn cá nhân hiện đại và mang tính toàn cầu, tức là ít lệ thuộc vào
gốc rễ văn hóa truyền thống. Nhiều chương trình nghệ thuật biểu diễn sử dụng cả
nghệ thuật đặc thù của phim ảnh và truyền hình. Những viện bảo
tàng lớn được nối mạnh và có website. Các buổi biểu diễn ca nhạc, tạp kỹ lớn
được phát trên truyền hình, và đáp ứng người xem theo thời gian tại bất cứ nơi
nào trên đất nước.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc trao đổi sản phẩm văn hóa nghệ thuật với
nước ngoài được đẩy mạnh,chẳng hạn thông qua các Festival quốc tế; theo lời
mời của các đối tác, các nhà tài trợ; tham gia các cuộc thi âm nhạc quốc tế;
những ngày văn hóa Việt Nam tại các nước hay những ngày văn hóa nước ngoài
tại Việt Nam (Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Mỹ, Italia...). Việt Nam đã phối hợp
với một số nước để tạo ra một số sản phẩm văn hóa nghệ thuật chung, thí dụ các
vở kịch chung giữa nghệ sĩ Việt Nam với nghệ sĩ Mỹ, Pháp; tác phẩm điện ảnh
chung giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật. Đặc biệt việc khai thác
một số loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc, như rối nước, đã mang lại giá
trị giao lưu văn hóa và kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế
1.2.

Về giáo dục
3


Nhìn lại lịch sử phát triển giáo dục ở nước ta, không ai có thể phủ nhận được

thành tựu to lớn mà ngành Giáo dục đã đạt được trong 65 năm qua. Nếu như năm
1945 nước ta còn 95% người dân mù chữ, thì đến năm 2010 cả nước đã có
97,3% người dân biết chữ.
Cả nước hiện có 553 cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) ,
trong đó: 246 trường TCCN, 201 trường cao đẳng đào tạo TCCN, 74 trường đại
học có đào tạo TCCN, 32 cơ sở đào tạo TCCN, quy mô đào tạo trình độ TCCN
là 614.516 học sinh.
Trước Cách mạng tháng Tám, cả nước có 640.615 sinh viên trong đó chỉ có
582 sinh viên đại học, đến năm 2010 cả nước có khoảng 1,8 triệu sinh viên đại
học, cao đẳng. Cả nước có 412 trường đại học, cao đẳng (trong đó có 77 trường
dân lập); đã có 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học; 62/63 tỉnh/ thành phố có
ít nhất 1 trường đại học hoặc trường cao đẳng.
Điểm qua một vài nét về thành tựu giáo dục nước ta trong 65 năm qua để
thấy rõ được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và nhà nước, đồng thời thấy được
sự nỗ lực to lớn của toàn dân ta đối với sự nghiệp phát giáo dục của nước nhà.
1.3.

Về khoa học, công nghệ

Chúng ta có quyền tự hào về nền toán học, vật lý của Việt Nam đã đạt được
thứ hạng cao trong khu vực, với các nhà khoa học trẻ tài năng như GS Ngô Bảo
Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn, đã tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực
KH&CN mới về vũ trụ, y sinh, hạt nhân. Chúng ta đã tiệm cận trình độ các nước
trong khu vực về công nghệ nano, tế bào gốc, giải mã gen cây trồng, vật nuôi và
giải mã bộ gen người. Trong các lĩnh vực kinh tế : Việt Nam đã tự lực xây dựng
nhà máy thủy điện Sơn La 2400 MW lớn nhất Đông Nam Á, trong đó có thiết bị
cơ khí thủy công và thiết bị nâng hạ 1200 tấn; Việt Nam là 1 trong 3 nước ở
Châu Á và 1 trong 10 nước trên thế giới làm chủ thiết kế và chế tạo giàn khoan
dầu khí tự nâng 90m nước, 120 m nước...
Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ được đẩy mạnh. Đến nay, Việt

Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với trên 70 nước, tổ chức quốc tế và
vùng lãnh thổ; là thành viên của 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN; Bộ
KH&CN có bộ phận đại diện ở 12 nước có trình độ phát triển cao; đã có hơn 80
hiệp định, thỏa thuận hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ đã được ký kết
và đang thực hiện. Mới đây ngày 6/5/2014 Việt Nam đã ký chính thức Hiệp định
4


hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123) với Hoa Kỳ góp phần nâng cao năng lực
ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ chương trình
điện hạt nhân của Việt Nam.
1.4.

Về y tê, môi trường

Trên lĩnh vực y tế, nhìn chung các chỉ số sức khoẻ và dịch vụ y tế đều đạt và
vượt mục tiêu chiến lược do ngành y tế đề ra, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh
truyền nhiễm gây dịch năm sau đều thấp hơn năm trước; các bệnh dịch như tả,
thương hàn, sốt rét, dịch hạch... không còn là nguy cơ cao trong cộng đồng.
Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi
được tiêm đầy đủ các loại vắc xin luôn đạt trên 90 %; Tiêm phòng uốn ván cho
phụ nữ có thai đạt trên 80%. Việt Nam có khả năng đạt mục tiêu Thiên niên kỷ
về tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi vào năm 2010, trước 5 năm so
với mục tiêu đề ra. Ngành y tế Việt Nam đã tích cực triển khai các giải pháp để
dịch lớn xảy ra. Việt Nam cũng tích cực tham gia các Hội nghị, diễn đàn quốc tế
và khu vực về hợp tác quốc tế trên lĩnh vực y tế như các phiên họp Đại hội đồng
WHO, Hội nghị khu vực của WHO, các Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN và
ASEAN +3 về phòng chống cúm gia cầm và cúm H1N1...Các nỗ lực và thành
công của Việt Nam về phòng chống cúm gia cầm đã được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, thể hiện qua việc Việt Nam đã được các nước lựa chọn là nơi tổ chức Hội

nghị Bộ trưởng quốc tế về cúm gia cầm vào tháng 4/2010 tại Hà Nội.
1.5.

Về dân số, lao động, việc làm

Trong 5 năm qua,nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về kế hoạch
điều chỉnh dân số, tăng hiệu quả nguồn lao động và tìm kiếm việc làm, nhà nước
ta cũng đã có những biện pháp đối với việc kế hoạch hoá gia đình như giảm tỷ lệ
sinh đẻ,thực hiện kế hoạch hoá gia đình mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 - 2
con,giảm tỷ lệ kết hôn ở tuổi còn quá trẻ. Về cơ bản,tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ
2,3% xuống còn 1,4%. Mỗi năm,tạo được hơn 1,2 triệu việc làm mới và hơn
2,1% lao động có việc làm mới.Ngoài ra, Nhà nước còn cho hàng nghìn công
nhân Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường quốc tế .Điều đó vừa tăng cơ
hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam, khẳng định những
chính sách của Đảng và Nhà Nước đưa ra là đúng đắn và sáng suốt.
1.6.

Về giai cấp, dân tộc, tôn giáo
5


Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng
và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế,
là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Về vấn đề dân tộc của nước ta hiện nay,nước ta gồm 54 dân tộc anh em,
trong đó, người Kinh là dân tộc đa số. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu
sống tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là địa bàn quan trọng, có vị
trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Do
vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách

phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc
ngày càng được nâng cao; văn hóa các dân tộc luôn được coi trọng, giữ gìn, bảo
tồn và phát huy; mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được tăng
cường và củng cố…
Về tôn giáo, hiện nay nước ta có 12 tôn giáo với 33 tổ chức tôn giáo được
công nhận và đăng ký hoạt động. Những ngày lễ lớn trong năm của các tôn
giáo như Lễ Nô-en của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo và một số
hoạt động tôn giáo lớn diễn ra vừa qua như “Bế mạc năm thánh và Đại hội
hành hương La Vang lần thứ 29 năm 2010; Phật giáo với 1.000 năm Thăng
Long, Hà Nội”… được Chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và có sự
quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến chúc mừng, động viên; Ngoài ra
Nhà nước Việt Nam còn tổ chức triển khai nhiều chương trình, mục tiêu chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại các vùng đồng
bào các tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo.
2.

Những hạn chế trong việc thực hiện những chức năng xã hội của nhà
nước.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chúng ta
còn có những yếu kém và khuyết điểm sau đây :
• Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết .
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao,
đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Chất lượng giáo
dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây
lãng phí.Giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn . Môi
trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô
nhiễm ngày càng nặng.Công tác quản lý báo chí văn hoá,xuất bản
6













3.
-

-

-

-

nhiềumặt còn buông lỏng , để nảy sinh những khuynh hướng không lành
mạnh . Một số giá trị và văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm.Mê tín , hủ
tục phát triển .
Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp.Chính sách
tiền lương và phân phối trong xã hội còn thiếu hợp lý.Sự phân hoá giàu
nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân
cư tăng nhanh chóng .
Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát
triển.Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với
cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp nhiều ngành chưa thay thế , sửa

đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp , chưa bổ
sung những cơ chế , chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực
lượng sản xuất .
Tình trạng tham nhũng , suy thoái về tư tưởng ,chính trị,đạo đức,lối sống ở
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất là quan trọng.Nạn tham
nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thóng chính trị và trong nhiều tổ chức
kinh tế là một nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta
Việc tổ chức thực hiện nghị quyết,chủ trương,chính sách của đảng chưa
tốt,kỷ luật,kỷ cương chưa nghiêm .
Một số quan điểm chủ trương chư rõ , chưa có sự nhận thức thống nhất và
chưa được thông suốt ở các cấp,các ngành .
Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết , hiệu quả thấp .
Công tác tư tưởng,công tác lý luận,công tác tổ chức,cán bộ có nhiều yếu
kém,bất cập .
Giải pháp khắc phục.
Tăng cường nhận thức và nghiên cứu lý luận về vấn đề chức năng xã hội
của nhà nước để tạo ra cơ sở lý luận khoa học, nhận thức đúng đắn, góp
phần thực hiện tốt chức năng.
Tăng cường hoàn thiện hệ thông pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện chức năng xã hội, phù hợp với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật
nói chung và yêu cầu của thực tế đời sống xã hội.
Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, chú trọng các chính sách xã hội
mang tầm cỡ chiến lược, chính sách chung cho quốc gia,đồng thời cũng
cần quan tâm đến các chính sách dành cho từng loại đối tượng, từng vùng,
từng địa phương cụ thể.
Đổi mới vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của
các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng này trong việc yêu cầu hoàn
thiện một cách đồng bộ bộ máy nhà nước. Xác định đúng mức độ, phạm vi
7



-

-

-

tác động của Nhà nước tới lĩnh vực xã hội, xây dựng các tổ chức và dịch
vụ xã hội. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức và bản lĩnh
chính trị của đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước.
Nhà nước cần tăng cường đầu tư và đầu tư có hiệu quả cho việc giải quyết
các vấn đề xã hội.
Tăng cường mạng lưới và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của ác
cơ quan chức năng, phối hợp với phát huy dân chủ, nâng cao vai trò và
trách nhiệm của công dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức
năng xã hội của nhà nước.
Đẩy mạnh việc xã hội hóa việc thực hiện chức năng xã hội trên cơ sở phân
định rõ trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của cộng đồng trong việc
giải quyết các vấn đề xã hội. Nhà nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và tạo
điều kiện thực tế cần thiết để các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các chủ
thể khác tham gia thực hiện chức năng.
Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, khai thác triệt để những thuận lợi, tranh
thủ các nguồn tài chính và giúp đỡ do hợp tác quốc tế mang lại nhưng phải
thận trọng, không chấp nhận nhưng điều kiện đi ngược lại lợi ích quốc gia,
đồng thời góp sức mình vào việc giải quyết các vấn đề xã hội mang tính
quốc tế.
KẾT LUẬN

Chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất của nhà nước
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều

kiện để Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm và giữ vững địa vị
thống trị xã hội về phương diện chính trị, đảm bảo quyền dân chủ cho nhân
dân, xây dựng cơ sở để quyền làm chủ đó được thực hiện trên thực tế. Trên
đây là bài làm của em về đề tài : “ Chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam
hiện nay”. Bài làm của em còn nhiều thiếu xót, mong thầy ( cô) góp ý đề bài
làm của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn trong những bài tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB
Công An Nhân Dân – 2014.
8


2.

3.

4.

5.

6.

Nguyễn Thị Hồi,Hướng dẫn ôn tập môn học lý luận
nhà nước và pháp luật, NXB tư pháp, Hà Nội – 2010
Nguyễn Văn Động, Giáo trình lí luận về nhà nước
và pháp luật ( tái bản lần thứ 4, có sửa chữa, bổ
sung), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội – 2014.

01/08/2014 08:50
/>option=com_content&view=article&id=7904:khoa-hc-cong-nghnhng-thanh-tu-ni-bt&catid=52:tin-tc&Itemid=68 Thứ ba, 20 Tháng
5 2014 21:05
Thứ tư - 25/09/2013 13:35

9



×