Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng công tác quản trị nhân lực ở công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị miền đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.09 KB, 74 trang )

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.........................................................1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.............................................................2
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MIỀN ĐÔNG...........................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MIỀN
ĐÔNG........................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ MIỀN ĐÔNG................................................................................ 69
3.2 Hạn chế................................................................................................... 70
3.3 Nguyên nhân của hạn chế:....................................................................71
KẾT LUẬN.................................................................................................. 72
PHỤ LỤC..................................................................................................... 74

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
I.

BẢNG BIỂU


2

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát
triển đô thị Miền Đông


Bảng 1.2: Cơ cấu lao động công ty
Bảng 1.3: Nguồn nguyên vật liệu của công ty
Bảng 1.4: Tài sản cố định của công ty
Bảng: 1.5: Bảng quản lý chất lượng công trình
Bảng 1.6: Kết quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị
Miền Đông
Bảng 2.1: Số lượng tuyển dụng lao động
Bảng 2.2: Số lượng lao động.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động công ty
II.

HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ tuyển dụng lao động
Hình :2.1 Sơ đồ mô hình đào tạo và phát triển nhân lực ở doanh nghiệp

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TSCĐ
TSLĐ
BCTC

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

HĐQT
CPXD
NL

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CỔ PHẦN XÂY DỰNG
NHÂN LỰC


3

CP
LN
ĐTLĐ
TLLĐ
SXKD
TCVN
TCXD
BGĐ

CỔ PHẦN
LỢI NHUẬN
ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG
TƯ LIỆU LAO ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
BAN GIÁM ĐỐC

LỜI MỞ ĐẦU
Để nước ta có thể thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải
chú trọng nhiều tới quản trị nhân lực, vì nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong quá
trình phát triển đó.
Một doanh nghiệp, hay một tổ chức, để có được một đội ngũ nhân viên đắc lực hay một
lực lượng lao động hùng hậu, thì điều trước tiên doanh nghiệp đó hay tổ chức đó phải làm

là phải có nghiệp vụ quản lý giỏi, phải có khoa học trong công tác quản trị nhân lực. Đó
là nắm được yếu tố con người là nắm trong tay được hơn nửa thành công.
Tổ chức và quản lý để tối ưu hoá, năng suất lao động và nghiệp vụ chủ yếu của quản trị
nhân lực và đồng thời quản trị nhân lực còn tạo ra được động lực thúc đẩy nhân viên


4

nâng cao năng suất lao động, sáng tạo trong công việc. Nhận thấy tầm quan trọng và sự
cần thiết phải đổi mới hơn nữa công tác quản trị nhân lực trong hệ thống doanh nghiệp
Việt Nam. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước với mong muốn góp một phần
nhỏ trong công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung và công tác quản
trị nhân lực của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông nói riêng.
Với sự giúp đỡ của lãnh đạo doanh nghiệp, sự cởi mở chân tình của các CBCNV
thuộc các phòng ban chức năng em đã thực tập viết đề tài “Thực trạng công tác quản
trị nhân lực ở Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông" nhằm nêu
lên được thực trạng sử dụng nguồn nhân lực đối với Công ty.
Do thời gian thực tập cũng như nhận thức, kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên
trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy,cô giáo và các cán bộ công nhân viên tại đơn vị thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Liên
đã giúp em hoàn thành bài viết này.


5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MIỀN ĐÔNG

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô

thị Miền Đông.
1.1.1 Căn cứ pháp lý hình thành công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị
Miền Đông.
- Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông được thành lập theo QĐ số
2055 TC/UB của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh.
- Tên công ty:
+ Tên đầy đủ:CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ MIỀN ĐÔNG
+ Tên viết tắt: MCD
+Tên tiếng Anh: MIEN DONG CONSTRUCTION AND RESIDENT
DEVELOPMENT JOIN SOTCK COMPANY
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 1, khu 6C, Phường Cẩm Trung, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh, Việt Nam.
- Mã số thuế: 5700662784
- Quy mô của công ty:
Vốn điều lệ cuả công ty Cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông là 9 tỉ đồng.
Công ty có 230 cán bộ công nhân viên chính thức trong đó có 110 nguời có trình độ
Đại học, Cao đẳng và hơn 120 người là công nhân kỹ thuật xây dựng, cơ khí, vận hành
cơ giới.


6

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và
trưởng thành nhanh chóng trong thị trường xây dựng và kinh doanh bất động sản, có
khả năng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.

1.1.2 Quá trình phát triển công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền
Đông.
Qúa trình hình thành:

Tiền thân của công ty khi chưa thành lập, chỉ là một đội xây dựng nhỏ - trực
thuộc Công ty xây dựng nhà ở Cẩm Phả. Hàng năm sản lượng thi công chỉ đạt trên
dưới 1 đến 2 tỷ đồng/năm. Đội ngũ cán bộ công nhân chỉ có 11 người, địa bàn hoạt
động chủ yếu ở thị xã Móng Cái. Số lượng công trình thi công được rất ít, vốn đầu tư
vào công trình nhỏ chỉ đạt trên dưới 100 triệu đồng/công trình. Từ năm 1993 đến năm
1995 nhằm củng cố và tăng cường sự lớn mạnh của đội, đội đã được công ty bổ sung
thêm một số cán bộ kỹ thuật và công nhân. Lúc này nhân lực của đội lên đến 21 người,
nhưng số công nhân trực tiếp lại rất ít chỉ đạt trên 1/3 con số của toàn đội.
Đầu năm 1994 đội nhận được 1 số công trình trong thị xã Cẩm Phả và thị trấn
Hoành Bồ. Do đó toàn bộ lực lượng của đội đã chuyển về thị xã Cẩm Phả, Hoành Bồ,
lúc này ở Móng Cái chỉ để lại trụ sở của đội tại số nhà 91 đường Trần Phú – thị xã
Móng cái là nơi tiền trạm cho những lúc đi tìm kiếm việc làm tại Móng Cái. Với tinh
thần dám nghĩ dám làm, chịu khó tìm việc làm của đồng chí đội trưởng cùng với sự
gắn bó của Cán bộ, công nhân đội, số lượng thi công các công trình luôn cao hơn năm
trước. Về sản lượng thi công cũng tăng từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng/năm. Từ việc thi công các
công trình nhỏ có số vốn đầu tư ít đã tiến dần đến thi công các công trình lớn có số
vốn đầu tư từ 600 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/công trình.
Do nắm bắt được chủ trương của Nhà nước về ưu tiên phát triển cơ sở hạng khu
kinh tế cửa Móng Cái, (theo quyết định 675 của Chính Phủ). Lãnh đạo đội đã mạnh
dạn đề xuất với Ban giám đốc Công ty cho phép đưa đội lên thành cấp Xí nghiệp đóng


7

tại thị xã Móng Cái để xây dựng các công trình tại các huyện Miền Đông của tỉnh
Quảng Ninh. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở Xây dựng Quảng Ninh và Ban giám
đốc Công ty xây dựng nhà ở Cẩm Phả, ngày 28 tháng 10 năm 1996 Xí nghiệp được
thành lập lấy tên là: “ Xí nghiệp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Miền Đông”,
trực thuộc Công ty xây dựng nhà ở Cẩm Phả được sát nhập về Công ty xây dựng và
phát triển nhà ở Quảng Ninh. Và đến ngày 23 tháng 12 năm 1996 Sở xây dựng ra quyết

định số 484 TC/XD về việc chính thức công nhận thành Xí nghiệp và vẫn lấy tên ban
đầu. Vì vậy Xí nghiệp vẫn lấy ngày 28 tháng 10 năm 1996 là ngày thành lập của Xí
nghiệp.
Quá trình phát triển của công ty:
Sau khi Xí nghiệp ra đời từ đầu năm 1997 đến năm 2000 trên địa bàn thị xã
Móng Cái xuất hiện nhiều Công ty, xí nghiệp xây dựng Nhà nước và các công ty Xí
nghiệp tư nhân được thành lập và tập trung tại đây. Việc tìm kiếm việc làm mang tính
cạnh tranh và luật đấu thầu trong xây dựng cũng được tiến hành rộng rãi.Về phía Xí
nghiệp cũng gặp không ít khó khăn nhất là nguồn vốn làm bài thầu. Song với tinh thần
vượt khó cùng với kinh nghiệm của các năm truớc và mối quan hệ sẵn có Xí nghiệp
vẫn duy trì được hoạt động và thi công được nhiều công trình. Đội xây dựng Bình Liêu
được sát nhập về với Xí nghiệp, số cán bộ công nhân được tăng thêm, số đầu công
trình cũng tạm đủ có việc làm thường xuyên. Nhưng chủ yếu là các công trình nhỏ có
số vốn đầu tư thấp. Chính vì vậy Xí nghiệp chỉ đạo các công trình tập trung thi công
nhanh đảm bảo tiến độ, chất lượng tốt, bàn giao công trình nhanh để thu hồi lại vốn
phục vụ cho các công trình sau. Từ đây xí nghiệp cũng đã đấu thầu được những công
trình lớn hơn.
Đến cuối năm 2000 và đầu năm 2001 công việc tìm kiếm việc làm trở lên khó
khăn và cạnh tranh gay gắt hơn nhiều. Lãnh đạo Xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi
hướng đi mới đó là chuyển sang lĩnh vực kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ban đầu việc kinh
doanh cơ sở hạ tầng khu Bến Do trên địa bàn thị xã Cẩm Phả cũng đã gặp nhiều khó


8

khăn nhưng với sự lãnh đạo Xí nghiệp cuối cùng các công trình mà công ty đảm nhận
đã thành công tốt đẹp và cũng từ các công trình này đã đem lại cho Xí nghiệp một tư
duy mới, giúp cho Xí nghiệp có động lực mới dồi dào hơn. Có thể nói sự chuyển đổi
hướng làm ăn mới đã giúp cho Xí nghiệp luôn đứng vững và lớn mạnh theo năm
tháng. Kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có nề nếp và chất

lượng.
Về giá trị sản lượng đến nay cũng tăng 5 đến 7 lần so với năm 1990, có khả
năng thi công được các công trình lớn hơn có số vốn đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ. Tính đến
hết năm 2006 Xí nghiệp đã thi công được 92 công trình lớn nhỏ, 3 dự án cơ sở hạ tầng.
Sự trưởng thành và vốn tích lũy của Xí nghiệp cũng luôn tăng trưởng.
Tháng 7 năm 2007 với sự phát triển ngày càng lớn mạnh đó Ban lãnh đạo Xí
nghiệp có một quyết định mới, xin tách ra khỏi Công ty Xây dựng và phát triển nhà ở
Quảng Ninh và thành lập một công ty mới mang tên “ Công ty cổ phần xây dựng và
phát triển đô thị Miền Đông”, theo Quyết định số: 04/2007QĐ-HĐQT ngày 16 tháng
06 năm 2007 của HĐQT Công ty CPXD và phát triển Nhà ở Quảng Ninh. Ngày 04
tháng 07 năm 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh lần đầu. Ngày 23 tháng 04 năm 2012 thay đổi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh lần thứ 2.Từ khi thành lập Công ty đến nay Công ty đã không ngừng mở
rộng quy mô lẫn lĩnh vực kinh doanh.
Là Doanh nghiệp có cơ sở bề dầy kinh nghiệm trên 15 năm trong công tác xây
lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, trang trí nội ngoại thất,
các công trình điện áp. Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp và kinh doanh bất động sản, kinh doanh bê tông công nghiệp và vật liệu xây
dựng. Có đội ngũ trên 100 cán bộ công nhân viên có trình độ quản lý, trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao, hệ thống máy móc thiết bị thi công hiện đại, đa chủng loại đủ khả
năng thi công các công trình với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng theo tiêu chuẩn Việt
Nam và Quốc tế.


9

Với phương châm đặt chất lượng và tiến độ thi công công trình lên vị trí hàng
đầu. Vì vậy trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều sự tín nhiệm của các
khách hàng, chủ đầu tư. Công ty đã và đang là đơn vị xây lắp có nhiều uy tín nhất
trong khu vực. Công ty đã giành được huy chương vàng, bằng khen cho những công

trình đạt chất lượng cao của ngành xây dựng. Trong những năm gần đây công ty liên
tục đảm nhận thi công các công trình lớn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã
hội trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát
triển đô thị Miền Đông


10

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông
So sánh
Kết quả kinh doanh hàng năm

2013/2012

2014/2013
Số

T
T
1

Chỉ tiêu
Vốn (đồng)

2

Lao

3


(người)
Doanh

4

(đồng)
Lợi

5

(đồng)
Thu nhập bình

động
thu
nhuận

2015/2014
Số

Số

Số

tương

Số

tương


Số

tương

tuyệt

đối

tuyệt

đối

tuyệt

đối

2012

2013

2014

2015

đối

(%)

đối


(%)

đối

(%)

104.835.926.840

131.713.917.165

103.351.439.306

97.228.550.327

26.877.990.325

125,6

(28.362.477.859)

78,5

(6.122.888.979)

94,08

150

200


220

295

50

133.3

20

110

75

134.09

132.770.149.509

108.545.470.781

97.742.019.610

104.371.529.566

(24.224.678.728)

81,7

(10.803.451.171)


90,04

6.629.509.956

106,8

6.418.529.587

4.037.032.286

903.759.203

1.572.464.947

(2.381.497.301)

62,9

(3.133.273.083)

22,4

668.705.744

173,9

5,355,000

6,250,000


5,500,000

7,250,000

895,000

116.71

-750,000

88.00

1,750,000

131.82

quân của người
6

lao động ( đồng)
Nộp ngân sách

1.462.638.777

1.021.406.435

203.380.364

352.957.162


(441.232.342)

69,8

(818.026.071)

19,9

149.576.798

173,5

7

nhà nước (đồng)
Tỉ suất lợi nhuận

0,048

0,037

0,009

0,015

-0,011

76,9


-0,028

24,8

0,006

162,9

/ Doanh thu

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm 2013, 2014, 2015


11

Từ bảng số liệu trên ta thấy:
- Nguồn vốn của công ty năm 2012 là hơn 104 tỉ đồng. Vốn của công ty năm 2013 tăng
lên khoảng 125% so với năm 2012 tương ứng với số tiền tăng là khoảng 26 triệu đồng.
Đến năm 2014 vốn của công ty giảm bằng khoảng 78% so với lượng vốn năm 2013,
ứng với số tiền giảm là khoảng hơn 28 triệu đồng. Đến năm 2015 vốn của công ty lại
tiếp tục giảm mạnh, nhỏ số vốn ở các năm 2013, 2014. Nguồn vốn của công ty năm
2014 giảm hơn 6 tỉ đồng còn hơn 97 tỉ đồng bằng khoảng 94.08 % so với số vốn năm
2013.
Nguồn vốn của công ty qua từ năm 2012 đến năm 2015 chia làm 2 giai đoạn: tăng từ
năm 2012 đến năm 2013 và giảm từ năm 2013 đến năm 2015.
- Số lượng lao động của công ty năm 2012 là 180 người. Đến năm 2013 số lượng lao
động tăng lên là 200 người tương ứng tăng lên 33.33 % tương ứng 50 người. Đến năm
2014 số lượng lao động tăng lên 220 tương ứng tăng lên 10% là 20 người. Đến năm
2015 số lượng lao động tiếp tục tăng lên đến 295 người tương ứng tăng 34,09% so với
năm 2013 là 85 người.

Số lượng lao động của công ty liên tục qua các năm từ năm 2012 đến năm 2015 từ 150
người lên đến 295 người, do công ty liên tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Doanh thu năm 2012 của công ty là hơn 132 tỉ đồng. Đến năm 2013 doanh thu của
công ty giảm còn hơn 108 tỉ đồng, giảm hơn 24 tỉ đồng, bằng 81.75% so với năm 2013.
Đến năm 2014 doanh thu tiếp tục giảm sụt, giảm hơn 10 tỉ đồng, còn hơn 97 tỉ đồng
sấp xỉ 90% so với doanh thu năm 2013. Đến năm 2015 doanh thu của công ty lại tăng
nhẹ so với năm 2014,tăng hơn 6 tỉ đồng lên khoảng hơn 104 tỉ đồng, bằng 106,8%
doanh thu năm 2014.
Doanh thu của công ty từ năm 2012 đến năm 2015 có nhiều biến động. Doanh thu
giảm liên tiếp từ các năm 2012 đến 2014, tăng nhẹ từ 2014 đến 2015.
- Lợi nhuận của công ty năm 2012 là hơn 6,4 tỉ đồng. Đến năm 2013 lợi nhuân của
công ty giảm hơn 2 tỉ đồng xuống còn khoảng hơn 4 tỉ đồng bằng 62.9% lợi nhuận của


12

năm 2012. Đến năm 2014 lợi nhuận của công ty tiếp tục giảm mạnh, giảm hơn 3,1 tỉ
đồng, chỉ còn khoảng hơn 900 triệu đồng tương ứng với khoảng 22.4% lợi nhuận năm
2013. Đến năm 2015 lợi nhuận của công ty tăng nhẹ, tăng hơn 600 triệu đồng, lên
khoảng hơn 1,5 tỉ đồng, bằng khoảng 173,9 % doanh thu năm 2014.
Lợi nhuận của công ty liên tục giảm từ năm 2012 giảm xuống đến năm 2014, tăng nhẹ
từ năm 2014 đến năm 2015. Tính từ năm 2012 đến năm 2015 lợi nhuận giảm khá mạnh
từ hơn 6 tỉ đồng xuống còn hơn 1,5 tỉ đồng.
- Mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2012 là 5,355,000đ. Đến năm 2013
thu nhập bình quân của người lao động tăng lên 6,250,000đã tăng hơn 1 triệu đồng
tương ứng khoảng hơn 16,71% với so với mức thu nhập bình quân năm 2012. Năm
2014, mức thu nhập bình quân của người lao động giảm xuống còn 5,550,000đ, giảm
750.000đ bằng khoảng 88% mức thu nhập của người lao động năm 2013, nhưng vẫn
cao hơn năm 2012.Đến năm 2015 mức thu nhập bình quân của người lao động tăng lên
tới 7,250,000đ, tăng 1.750.000đã ứng với khoảng hơn 31,82% so với mức thu nhập

bình quân năm 2014.
Thu nhập bình quân của người lao động từ các năm 2012 đến năm 2015 có nhiều biến
động, tăng từ năm 2012 đến năm 2013, đến năm 2014 giảm xuống và đến năm 2015
tăng mạnh.
Nộp ngân sách nhà nước năm 2012 là hơn 1,4 tỉ đồng. Đến năm 2013 khoản này giảm
xuống còn hơn 1 tỉ đồng bằng khoảng 69.8% so với khoản nộp năm 2012. Đến năm
2013 khoản nộp ngân sách nhà nước giảm mạnh còn hơn 200 triệu đồng, bằng khoảng
19,9% so với khoản nộp ngân sách năm 2013. Đến năm 2015 khoản nộp ngân sách nhà
nước tăng nhẹ so với năm 2014, là hơn 352 triệu đồng,tăng hơn 150 triệu đồng bằng
173,5 % so với khoản nộp ngân sách với năm 2014. Khoản nộp ngân sách nhà nước
phụ thuộc hoàn toàn vào lợi nhuân trước thuế của doanh nghiệp.
Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu cho chúng ta biết được 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác, tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu


13

phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh
có lời; tỷ số càng lớn nghĩa là lời càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh
doanh thua lỗ. Năm 2012 tỉ suất lợi nhuận/doanh thu là 0,048 lần, nghĩa là lợi nhuận
chiếm 4,8% trong tổng số doanh thu của công ty, tương ứng với doanh thu là hơn 132
tỉ đồng tạo ra được hơn 6,4 tỉ đồng lợi nhuận. Điều này khẳng định hiệu quả kinh
doanh của công ty năm 2012 khá cao. Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2013 giảm
0,036 lần và chỉ bằng khoảng 76,9% so với tỉ suất lợi nhuận năm 2012 giảm hơn 2 tỉ
đồng,do lợi nhuận của năm 2013 giảm mạnh trong khi doanh thu tăng mạnh. Từ đây ta
thấy hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2013 kém hơn so với năm 2012. Năm 2014
tỉ suất lợi nhuận là khoảng 0.009 lần, nghĩa là lợi nhuận chỉ chiếm 0,9% trong tổng số
doanh thu tương ứng lợi nhuận chỉ là hơn 900 triệu đồng trong khi doanh thu là hơn 97
tỉ đồng. Đến năm 2015, tỉ suất lợi nhuận là khoảng 0,015,nghĩa là lợi nhuận chiến 1,5%
trong doanh thu tương ứng lợi nhuận là hơn 1,5 tỉ đồng trong tổng số doanh thu hơn

104 tỉ đồng, tăng 0,06 lần so với năm 2014. Đến năm 2015, hiệu quả kinh doanh của
công ty tăng so với năm 2013.Trong 4 năm: 2012,2013,2014,2015 hiệu quả kinh doanh
của năm 2012 là cao nhất. Tỉ suất lợi nhuận phụ thuộc hoàn toàn vào lợi nhuận và
doanh thu của doanh nghiệp.
Sản phẩm và thị trường chính của công ty
Hiện nay, sản phẩm bao gồm: Xây dựng cơ bản, san lấp mặt bằng, sản xuất vật liệu xây
dựng (sản xuất bê tông thương phẩm,sản xuất gạch lát sân đường vỉa hè Terrazro); đầu
tư phát triển đô thị.
Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty
+ Bê tông thương phẩm:
+ Sản xuất gạch lát sân đường vỉa hè Terrazro
Thị trường
Khách hàng của công ty hầu hết là các nhóm khách hàng hay khách hàng lớn và 1 số
khách hàng nhỏ lẻ như hộ gia đình,nhà hàng,… Công ty đã và đang đánh vào thị


14

trường khách hàng tiềm năng ở khu vực miền bắc nói riêng và trên khu vục cả nước
nói chung. Khách hàng - họ là những “thượng đế” của công ty, yêu cầu của họ là
nhiệm vụ mà công ty phải làm được. Công ty luôn hướng đến cho khách hàng những
sản phẩm mang tính bền cao,luôn đặt tiêu chí cho mỗi công trình,bền vững và an toàn
để bất kì người khách nào cũng muốn trở thành khách hàng than thiết của công ty.
Hiện tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông chủ yếu hoạt
động tại thị trường Quảng Ninh.
1.3 Các đặc điểm kinh tế chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô
thị Miền Đông
1.3.1 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông



15
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

PHÒNG KẾ
HOẠCH

PHÒNG KẾ TOÁN
THỐNG KÊ

BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN

PHÒNG KỸ
THUẬT VẬT TƯ

CÁC TỔ ĐỘI SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TRÌNH

PHÂN XƯỞNG VẬT
LIỆU XÂY DỰNG


TỔ SẮT

TỔ NỀ

ĐỘI THI CÔNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG

TỔ MỘC

TỔ ĐIỆN

TRẠM BÊ TÔNG
THƯƠNG PHẨM

TỔ NƯỚC

ĐỘI THI CÔNG CƠ
GIỚI

TỔ XE,
MÁY THI
CÔNG

TỔ SỬA
CHỮA
XE, MÁY

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý, điều hành và sản xuất của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông.
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính.



16

Nhận xét: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý mà công ty sử dụng theo kiểu trực tuyến –
chức năng. Tức là thủ trưởng cấp dưới chỉ phục tùng một thủ trưởng cấp trên, giúp việc
cho thủ trưởng các cấp là các phòng ban và đội hoặc các chuyên viên. Việc tổ chức và
quản lý theo mô hình này đảm bảo cho các quyết định sản xuất kinh doanh được kịp
thời và nghiêm túc. Bên cạnh đó thủ trưởng mỗi cấp sẽ được các bộ phận chức năng hỗ
trợ đắc lực trong quá trình ra quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
+ Hội đồng quản trị
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan có
đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm
quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.
Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của
Công ty.
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất các loại cổ phiếu
có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và
các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; quyết định thời hạn
và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty.
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
+ Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát

mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát


17

chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực
hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Được Hội đồng Quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc
lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công
ty kiểm toán độc lập; thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi
kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán.
- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình
Hội đồng quản trị;
- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán
giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc.
+ Giám đốc công ty
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị cổ đông thông qua.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp
đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công
ty.
- Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà Công ty cần thuê để Hội đồng
quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt
nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản
trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng
lao động của cán bộ quản lý.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động,
mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên
quan đến hợp đồng lao động của người lao động.
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ

hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh
doanh.


18

- Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
+ Phó giám đốc kinh tế
Chức năng:
Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty trong lĩnh
vực kinh tế.
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Quyền hạn:
Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp
công việc.
+ Phó giám đốc kỹ thuật
Chức năng:
Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty trong lĩnh
vực kỹ thuật
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Quyền hạn:
Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp
công việc.
+ Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ,
nhân sự, tổ chức lao động tiền lương, đào tạo. Soạn thảo, lưu trữ các hợp dồng lao
động, lập bảng chấm công, báo cáo về lao động tiền lương theo kế hoạch.
+ Phòng kế hoạch

Lập kế hoạch trình ban giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, định
hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các kỳ tiếp theo
+ Phòng kế toán – thống kê


19

Có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động kinh tế, thường xuyên báo cáo tình hình tài
chính của công ty, tham mưu cho giám đốc về các phương án cải thiện tình hình tài
chính của công ty…..Theo dõi tình hình mọi biến động về các nghiệp vụ của công ty.
Tổng hợp số liệu và lập báo cáo theo quy định.
+ Ban quản lý dự án
Xây dựng các bài thầu phục vụ cho công tác đấu thầu các công trình mà công ty tham
gia đấu thầu.
+Vẽ, thiết kế các công trình mà công ty dự định xây dựng.
+Tham gia vào công tác nghiệm thu công trình.
+Quản lý dự án
+ Phòng kỹ thuật vật tư
Tham mưu giúp giám đốc công ty trong công tác xây dựng, điều hành và quản lý hoạt
động kỹ thuật của công ty.
1.3.2 Chiến lược và kế hoạch
Chiến lược
+ Chiến lược cấp công ty
- Chiến lược tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng các công trình giao
thông, trường học, bệnh viện,xây dựng dân dụng...;
- Các liên minh chiến lược của công ty: Góp vốn cổ phần; liên doanh, liên kết.
+ Chiến lược cấp chức năng
Cơ sở hạ tầng; Marketing; Nguồn nhân lực; Nghiên cứu và phát triển; Sản xuất; Tài
chính.
+ Các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)

- Đơn vị kinh doanh xây lắp Hiện tại Công ty đang tập trung vào hoạt động kinh doanh
xây lắp, hoạt động của SBU này đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập thị trường và đáp


20

ứng được khách hàng. Tuy nhiên, Công ty chưa có chiến lược đầu tư để tăng năng lực
thi công nhằm đón đầu các dự án có quy mô lớn.
- Đơn vị kinh doanh bất động sản và chuyển quyền sử dụng đất: đang trên đà phát triển
với 2 công trình lớn: Khu chung cư cao tầng Cẩm Bình và đất nền khu đô thị mới Cẩm
Bình tại tỉnh Quảng Ninh.
Kế hoạch
* Mục tiêu tổng quát của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông
đến năm 2020
Xây dựng và phát triển công ty trở thành đơn vị chủ lực trong lĩnh vực xây dựng ở tình
Quảng Ninh , có năng lực quản lý và trình độ công nghệ mang tầm quốc tế; chuyên thi
công các công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình nhà cao tầng và cơ sở hạ
tầng theo hình thức tổng thầu EPC.
Phấn đấu đến năm 2020 công ty sẽ là đơn vị đứng trong Top đầu ngành xây dựng Việt
Nam.
* Mục tiêu cụ thể:
Trong những năm đầu, công ty tập trung vào lĩnh vực chuyên ngành xây dựng công
nghiệp và dân dụng, nhằm ổn định và tạo đà cho sự phát triển bền vững của công ty
sau này.
Những năm tiếp theo, chuyển dịch cơ cấu theo tỷ trọng tăng dần về sản xuất công
nghiệp và kinh doanh khác, giảm dần giá trị xây lắp.
Tập trung vào 3 lĩnh vực chính:
+ Lĩnh vực xây lắp:
Công ty đang từng bước đầu tư phát triển để đến năm 2018 có đủ năng lực kết hợp với
các nhà thầu trong nước và quốc tế tham gia đấu thầu và thi công các công trình theo

dạng hợp đồng EPC.


21

Công ty tập trung xây dựng các công trình nhà cao tầng như: Trường học, Khách sạn,
toà nhà cao ốc phức hợp, chung cư cao cấp văn phòng, chung cư, Trung tâm tài chính,
trung tâm thương mại.
+ Lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
Đầu tư xây dựng nhà máy bê tông thương phẩm, sản xuất gạch lát đường nhằm phục
vụ cho nhu cầu trực tiếp của công ty cũng như thị trường.
+ Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và dịch vụ:
Triển khai đầu tư các dự án khu đô thị, tập trung chủ yếu vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh
và các tỉnh lân cận
Hợp tác với các nhà đầu tư trong ngành và ngoài ngành để thực hiện các dự án có quy
mô, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như các khu đô thị, khu phức hợp văn phòng, khách sạn,
siêu thị …
Với những mục tiêu trên, công ty đang nỗ lực xây dựng thương hiệu công ty cổ phần
xây dựng và phát triển đô thị Miền Đông thành thương hiệu mạnh, mang tính cạnh
tranh, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm dịch vụ chất
lượng, độ tin cậy cao, mang đẳng cấp quốc tế.
1.3.3 Quá trình sản xuất và tác nghiệp
* Quy trình công nghệ xây lắp
+ Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ xây lắp là tập hợp các công đoạn, trình tự tiến hành các công việc
có thể tiến hành song song, không thể chồng chéo, không ảnh hưởng lẫn nhau và đảm
bảo an toàn khi sản xuất, có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:


22


Tiếp nhận
mặt bằng thi
công

Ký hợp đồng xây dựng

Bố trí nhân
lực thiết bị
thi công

Lập biện pháp
thi công chi tiết

Đặt hàng và tiếp nhận vật tư

Thi công các hạng mục

Nghiệm thu, bàn giao

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xây lắp của công ty
Nguồn: Phòng kỹ thuật
* Quy trình sản xuất gạch
+ Quy trình sản xuất:
Bước 1: Làm sạch, chuẩn bị khuôn mẫu
Bước 2: Trước hết, lấy cát và nguyên liệu bề mặt cho vào máy trộn khô trong vòng 10
phút, tiếp đó cho khoảng 2 lít nước, để nước thấm hết vào hỗn hợp cát và nguyên liệu
bề mặt.
Bước 3: Đong keo phụ gia theo đúng tỉ lệ yêu cầu, cho nước vào pha loãng rồi mới cho
vào máy trộn. Đổ tiếp một lượng nước thích hợp, để máy trộn đều. Lượng nước như

thế nào là phù hợp, người đi học kỹ thuật cần nắm kỹ khi học pha mầu.


23

Bước 4: Sau khi cho nước, trộn khoảng 5 phút, tắt máy, cho công nhân đeo bao tay
kiểm tra dung dịch, bóp vụn những cục bột mầu bị vón lại và cát dính vào xung quanh
máy cũng như trên bàn quay.
Bước 5: Sau khi cho đủ nước, bắt đầu tính giờ. Thời gian trộn (tính từ lúc cho đủ nước
vào máy): Màu đỏ 25 phút; màu vàng và màu xanh 35-40 phút.
Bước 6: Dùng muỗng múc nguyên liệu bề mặt cho vào khuôn (khuôn cỡ 25 xã 25cm,
bề mặt có độ dầy 0.6-1cm, nguyên liệu phủ kín bề mặt khuôn, không hở lỗ, không lộ
lớp hoa văn là được.
Bước 7: Các khuôn đã được múc nguyên liệu bề mặt xong, được đặt lên bàn đầm rung,
dùng tay ấn xuống, có thể đặt chồng 2-3 chiếc khuôn lên nhau để đầm một lúc, thời
gian đầm rung khoảng 30 giây, nếu chưa thấy tan hết bọt khí có thể để thêm một lát,
mục đích là làm tan hết bọt khí, tránh làm rỗ mặt hoặc nước từ trên bêtông lọt xuống.
Bước 8: Đặt những khuôn đã đầm rung xong xuống đất, xếp chồng lên nhau hoặc đặt
theo thứ tự trước sau, đợi khoảng 5- 10 phút để phần bề mặt đông kết cứng lại (nghiêng
thử khuôn thấy chỉ có nước chảy là được), sẽ tiến hành đổ lớp bêtông tiếp theo. Chú ý:
không đổ nước còn lại trong khuôn đi.
Bước 9: Các khuôn đã qua giai đoạn đông kết sẽ được tiến hành đổ bêtông ngay, dùng
bay gạt phẳng, rồi đặt lên bàn rung bêtông khoảng 5 giây. Không nên rung lâu tránh đá
trong bê tông chòi lên mặt làm rỗ mặt gạch.
Bước 10: Những sản phẩm đã đầm rung xong được xếp lên giá bảo dưỡng, đặt lên xe
đẩy chuyển sang khu bảo dưỡng. Trong thời gian bảo dưỡng, nhất thiết không được
dịch chuyển. Khu bảo dưỡng là khu vực xưởng có mái che, thoáng mát, không có nắng
chiếu vào.
Bước 11: Thời gian bảo dưỡng trong khuôn tối thiểu là 72 tiếng, sau 72 tiếng có thể
tháo khuôn. Trong trường hợp thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, nếu khi tháo thấy mặt

gạch còn ướt, nên để bảo dưỡng thêm từ 12-24 h chờ cho khô hẳn mới tháo. Khi tháo
khuôn, phải dùng giá tháo khuôn, lắc đập nhẹ nhàng, dứt khoát để gạch rời khuôn.


24

Bước 12: Gạch bảo dưỡng 28 ngày sau khi tháo khuôn có thể xuất xưởng. Nếu nơi đặt
thành phẩm lộ thiên thì nên dùng tấm cót ép đậy lên trên, nhưng vẫn cần giữ cho thông
thoáng.
* Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Bước 1:Nguyên vật liệu & Kiểm tra thiết kế: Chuẩn bị đầu vào nguyên vật liệu có sự
kiểm soát tốt như: Xi măng,phụ gia, Cát phải đúng theo module làm cọc, sạch và được
giữa ẩm - Đá 1x2 được sàn ra theo tiêu chuẩn và cũng được rửa sạch để làm tăng mác
bê tông.
- Tạo lòng thép thông qua hàn tại nhà máy
Song song với khâu chuẩn bị vật liệu là làm rõ các thiết kế cọc, cấp phối sử dụng để
bước sang bước khâu nạp liệu
Bước 2: Nạp liệu: Lắp lòng thép vào khuôn cọc và tiến hành đổ bê tông với các thiết kế
cấp phối đã được duyệt từ khách hàng (nhà tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu thi công...).
Lấp cốt pha và kiểm tra kỹ độ kính tránh rò rỉ nước bê tông và quay ly tâm không bị
ảnh hưởng.
Bước 3:Căng thép: Là bước ứng lực trước cho cọc bê tông ly tâm theo các ứng suất
theo thiết kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả kéo thép
được lưu tại phòng thí nghiệm.
Bước 4:Quay ly tâm: Đây là bước rất quan trọng để lèn chặt bê tông và thông thường
có 4 cấp độ quay để cọc đạt được chất lượng như thiết kế. (Vui lòng văn bảng kiểm tra
cọc)
Bước 5: Hấp cọc : Đây bước đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao động
100oC (±20) để quyết định tháo khuôn sớm, hơi nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình thủy
hóa bê tông ở môi trường nhiệt độ cao. Thông thường hấp cọc khoảng 8h. Hoặc tùy

theo công nghệ của từng nhà máy sản xuất.
Bước 6: Tháo khuôn và kiểm tra sản phầm : Đây có thể là bước cuối nếu không thông
qua lò cao áp tùy theo tiến độ hoặc quyết định có liên quan đến chứa hàng tại nhà máy.


25

Trong bước này chúng ta sẻ kiểm tra và phân loại các loại cọc đúng chất lượng hoặc
cần lưu ý khác.
Bước 7: Hấp qua lò cao áp: Đây cách tại các nhà máy có các đơn hàng cần cung cấp
nhanh hoặc muốn làm tăng thêm mác bê tông, và ngay sau khi lấy cọc ra khỏi lò cao áp
thì chúng ta có thể đưa cọc ra bải thành phẩm.
Bước 8:Hấp qua lò cao áp: Đây giao đoạn kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại
hàng hóa và vận chuyển đến công trình thông qua các đầu xe kéo hoặc các xà lan
đường sông chuyển đến khách hàng.


×