Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH OST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.39 KB, 46 trang )

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH OST
1.1 Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Công ty
•Công ty TNHH OST là một Công ty với 100% vốn nước ngoài, được
thành lập bởi hai chủ đầu tư là hai Công ty của Nhật Bản: Công ty SEAMATE
INC. và Công ty OKAMOTO IRON WORKS LTD. hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty có tên đầy đủ là Công ty TNHH OST, có địa chỉ trụ sở chính tại số
5/92 Lê Thánh Tông, phường Máy Chai, Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Công ty TNHH OST được chính thức hoạt động theo:
- Giấy phép đầu tư số 61A/HP-GP ngày 24 tháng 07 năm 2003 của Ủy ban
Nhân dân thành phố Hải Phòng.
- Giấy phép điều chỉnh số 021043000225 ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, mở tài khoản tại Ngân hàng
theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động của Công ty và lợi ích của
các Chủ Đầu tư được điều chỉnh và bảo vệ theo Pháp luật Việt Nam.
•Các chức năng và nhiệm vụ của Công ty Giấy phép điều chỉnh số
021043000225 ngày 11 tháng 7 năm 2013 như sau:
- Sản xuất, gia công các thiết bị lắp ráp trên tàu thủy, sản phẩm xuất khẩu
80%, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam 20%;
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật về lĩnh vực đóng tàu;
- Mua hàng hóa để chế biến xuất khẩu hoặc xuất khẩu theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
•Là một Công ty mới được thành lập và hoạt động trong vòng 3 năm qua,
tuy nhiên nhờ có đội ngũ lãnh đạo trẻ năng động, sáng tạo và nhạy bén, đặc biệt
được sự hỗ trợ từ phía các chủ đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH OST đã có
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2



THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
những bước tiến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể hiện bằng
các kết quả mà Công ty đạt được qua một số chỉ tiêu sau:
Vốn góp theo giấy phép đầu tư:
- Vốn đầu tư:

9.980.000 USD

- Vốn pháp định:

3.170.000 USD

Với 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị tàu thủy
tại Việt Nam với quy mô vừa phải, Công ty đang cố gắng phát triển mở rộng sản
xuất trong giai đoạn khó khăn của ngành đóng tàu. Công ty không ngừng đổi mới
thiết bị sản xuất và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhờ có đội hình lãnh
đạo trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo đã đưa công ty phát triển lớn mạnh như ngày hôm
nay.Tuy nhiên mục tiêu sản xuất kinh doanh về lâu dài của Công ty là huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và các lĩnh
vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao
động, tăng lợi nhuận cho các chủ đầu tư, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và
phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
•Hiện nay Công ty đang duy trì một bộ phận sản xuất chính: chuyên sản
xuất các thiết bị lắp ráp trên tàu thủy mà hiện nay các sản phẩm chính là các loại
cửa tàu thủy.
Ngoài ra còn có các kho chứa nguyên vật liệu và kho chứa thành phẩm.
•Hiện nay Công ty áp dụng hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa
theo từng tổ sản xuất như sau:
- Tổ cắt: chuyên lấy dấu và cắt nguyên vật liệu theo bản vẽ

- Tổ sấn ép: chuyên sấn ép các nguyên liệu đã được cắt
- Tổ gá lắp: chuyên hàn và gá lắp các bộ phận chi tiết nhỏ
- Tổ hàn: chuyên hàn bán tự động hoàn chỉnh bán thành phẩm
- Tổ phun cát: chuyên phun cát làm sạch bề mặt bán thành phẩm
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tổ sơn và đóng gói: chuyên sơn các sản phẩm và đóng sản phẩm thành
từng lô sau khi hoàn thiện chờ xuất khẩu hoặc bán trong nước.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng: kiểm tra các sản phẩm sau khi hoàn thiện
1.3

Đặc điểm về quy trình công nghệ của Công ty

Công ty TNHH OST hoạt động sản xuất cố định tại trụ sở. Các sản phẩm
được sản xuất theo dây chuyền sản xuất được điều khiển bởi đội ngũ tổ trưởng có
tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ công nhân lành nghề. Các sản
phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín từ khi còn là nguyên vật liệu thô cho
đến khi trở thành một sản phẩm hoàn thiện, đáp ứng được chất lượng về sản
phẩm của Nhật Bản, là một trong những chất lượng được các nhà chuyên môn
đánh giá khá cao trong lĩnh vực đóng tàu.
•Quy trình công nghệ sản xuất thiết bị lắp ráp trên tàu thủy của Công ty như
sau:
Xuất kho nguyên vật
liệu


Tổ cắt

Tổ sấn ép

Tổ phun cát

Tổ hàn

Tổ gá lắp

Tổ sơn

Quản lý chất lượng

•Vì đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, Công ty mới đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất, gia công các thiết bị lắp ráp trên tàu thủy mà sản phẩm chính là
cửa tàu thủy các loại như:
- Cửa chống nước mưa
- Cửa hầm hàng tàu thủy
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

3


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Cửa hầm tàu có gắn bu lông
- Hệ thống quạt thông gió
- Lan can tay vịn cầu thang tàu
……

Các sản phẩm của Công ty có tính năng nhất định trong ngành công nghiệp
đóng tàu. Các sản phẩm được thiết kế và sản xuất dựa theo yêu cầu của các hãng
tàu. Các sản phẩm hầu hết là các loại cửa tàu được sử dụng để ngăn chặn sự xâm
nhập của nước biển và nước mưa ngấm vào hàng hóa và các thiết bị trên tàu.
Tuy nhiên, các sản phẩm luôn được tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu
chuẩn về chất lượng quốc tế của Nhật Bản nên tính năng, công dụng và tiêu
chuẩn của các loại sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về
chất lượng. Nó được đánh giá cụ thể qua các sản phẩm được sản xuất, qua sự hài
lòng và các đơn đặt hàng ngày càng lớn từ phía bạn hàng nước ngoài.
1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
•Tổng quan về mô hình quản lý của Công ty
Công ty TNHH OST được có mô hình quản lý trực tuyến chức năng với
nguyên tắc quản lý và quản trị điều hành của Công ty như sau:
- Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn
trọng pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Hội đồng Quản trị.
- Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty là Giám đốc điều hành do
Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
- Mọi phòng ban trong Công ty hoạt động riêng biệt theo đúng chức năng
của mình và đều chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc điều hành.
•Khái quát chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
 Phòng Kế toán - tài vụ
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

4


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác tổ chức hạch toán, kiểm

tra đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện đúng luật kế toán thống kê.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động tài chính của
Công ty.
- Trực tiếp quản lý tài sản, tiền vốn của Công ty, chịu trách nhiệm thu hồi
vốn, bảo đảm đủ vốn hoạt động.
- Lập các báo cáo kế toán định kỳ theo quy định hiện hành của Nhà nước
đúng pháp luật.
- Theo dõi công nợ của khách hàng, các tài khoản thanh toán với ngân sách,
các khoản thanh toán nội bộ, thanh toán với công nhân viên.
- Tập hợp và phản ảnh chính xác các chi phí sản xuất để hạch toán giá thành
sản phẩm sản xuất trên nguyên tắc trung thực khách quan và đúng các chế độ của
Nhà nước.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty sử dụng hợp lý các nguồn vốn sao cho
có hiệu quả nhất và đúng pháp luật.
- Quản lý thu chi quỹ tiền mặt và báo cáo số dư quỹ hàng tuần theo lệnh của
Giám đốc.
- Kết hợp với phòng Vật tư có phương án bảo quản tốt vật tư ở kho của
Công ty.
 Phòng Kế hoạch - tổng hợp
- Chịu trách nhiệm nhận các đơn đặt hàng từ phía khách hàng, lập các kế
hoạch sản xuất của Công ty trong từng kỳ báo cáo theo quy định của Nhà nước
và các yêu cầu đột xuất của các cơ quan quản lý cấp trên.
- Lập các phương án kinh doanh theo yêu cầu của Công ty.
- Xúc tiến trao đổi, cung cấp thông tin về các sản phẩm của Công ty với
khách hàng.
- Lập và lưu trữ các loại hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu.
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

5



THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Phòng vật tư
- Tổng hợp vật tư và lên kế hoạch mua bán nguyên vật liệu để kịp thời phục
vụ cho sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về mua bán và quản lý toàn bộ nguyên vật liệu chính và
phụ của Công ty.
- Quản lý kỹ thuật thiết bị, quản lý kế hoạch lắp đặt và sửa chữa máy móc
thiết bị, sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn.
- Quản lý xuất - nhập vật tư theo quy định của Nhà nước.
- Kết hợp với phòng Kế toán để thống kê, lập phương án trong công tác
quản lý, bảo quản vật tư tại kho của Công ty.
 Phòng Tổ chức Hành chính
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ của Cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Theo dõi sự biến động nhân lực trong Công ty.
- Theo dõi việc xếp chuyển lương, lên lương cho Cán bộ công nhân viên.
- Lập các báo cáo về tổ chức lao động theo yêu cầu của Nhà nước, các cơ
quan quản lý cấp trên và Giám đốc Công ty.
- Theo dõi công tác thi đua khen thưởng của Công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty đề ra các nội quy, quy chế trong các lĩnh
vực hoạt động của Công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty có kế hoạch đổi mới lực lượng bao gồm
lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
- Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề
của công nhân viên.
- Bảo đảm các nhu cầu thiết yếu cho công tác quản lý, sinh hoạt tại trụ sở
Công ty và chịu trách nhiệm về công việc đón tiếp khách hàng.
- Làm công tác in ấn, đánh máy các tài liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.


Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

6


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chủ động đề xuất phương án trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho công
nhân viên.
 Phòng xuất nhập khẩu
- Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành toàn bộ hồ sơ chứng từ cung cấp cho
Hải quan để nhập nguyên vật liệu và xuất sản phẩm.
- Lưu trữ toàn bộ các tài liệu liên quan đến công tác xuất nhập khẩu.
- Xem xét, so sánh và cân nhắc để chọn ra các nhà cung cấp dịch vụ phù
hợp phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
- Thuê phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của Công ty.
- Chịu trách nhiệm về việc hoàn thuế nhập khẩu, các báo cáo liên quan đến
xuất nhập khẩu theo yêu cầu của các cấp quản lý và Giám đốc Công ty.
 Văn phòng xưởng
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất và quản lý điều động toàn bộ công
nhân viên của xưởng.
- Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất của toàn bộ các
xưởng.
- Quản lý các tổ sản xuất của xưởng.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm sản xuất.
• Mô hình bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng Quản trị

Giám đốc điều hành


Phòng
Kế toán
tài vụ

Phòng
Kế
hoạch
tổng hợp

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

Phòng
Vật tư

Phòng
Tổ chức
hành
chính

Phòng
Xuất
nhập
khẩu

Văn
phòng
xưởng

7



THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tổ
cắt

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

Tổ
sấn
ép

Tổ

lắp

Tổ
hàn

Tổ
phun
cát

Tổ
sơn

Quản lý
chất

lượng

8


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán
•Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH OST lựa chọn mô hình bộ máy kế toán tập trung (Bộ máy
kế toán một cấp). Mô hình này được tổ chức cho đơn vị sản xuất có đầy đủ tư
cách pháp nhân.
Người chịu trách nhiệm chính của phòng Kế toán tài vụ là Kế toán trưởng.
Ngoài ra còn có 4 kế toán viên phụ trách các công việc cụ thể của hệ thống kế
toán trong Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH OST
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Kế toán thanh
toán

Kế toán

Kế toán

vật tư (kho)

giá thành


Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán
 Kế toán trưởng:
- Kế toán trưởng của Công ty sẽ được bổ nhiệm bởi Hội đồng Quản trị trong
số những người có năng lực do Giám đốc đề cử.
- Kế toán trưởng giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý tài chính và kế
toán của Công ty, kiểm tra và ký các kế hoạch tài chính, tín dụng và tài khoản
của Công ty.
- Kế toán trưởng phải lập toàn bộ hồ sơ tài chính và kế toán của Công ty. Kế
toán trưởng phải giữ hồ sơ chính xác và trung thực về toàn bộ hóa đơn thu chi tài
chính và các vấn đề tài chính khác, đảm bảo cho mọi giao dịch tài chính của
Công ty đều được ghi chép chính xác, đầy đủ trong các tài khoản.
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

9


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Giữ và theo dõi quỹ tiền mặt của Công ty. Cuối tháng kiểm quỹ và đối
chiếu với sổ quỹ tiền mặt đồng thời báo cáo cho Giám đốc.
- Kiểm tra và ký duyệt toàn bộ báo cáo do phòng Kế toán lập.
 Kế toán tổng hợp
- Tính toán, tổng hợp toàn bộ phát sinh tăng giảm và khấu hao của tài sản cố
định tại các bộ phận trong tháng vào tài khoản.
- Tổng hợp và tính toán lãi lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tính toán và lập các báo cáo tài chính kế toán hàng tháng theo đúng mẫu
quy định về báo cáo tài chính của hệ thống kế toán Việt Nam.
- Lập các báo cáo hàng tháng và báo cáo cuối năm theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý cấp trên và Giám đốc như: Báo cáo Thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế

thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…); Báo cáo Sở Kế hoạch Đầu tư,
Sở Thương mại và Sở Thống kê thành phố.
- Lập báo cáo hàng tháng về doanh thu, chi phí và lãi lỗ của Công ty (theo
mẫu của Nhật Bản) cho Hội đồng quản trị.
 Kế toán thanh toán
- Giúp kế toán trưởng trong việc lập và lưu trữ các chứng từ thu chi phát
sinh trong tháng.
- Chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng đối với những khoản thu chi
phát sinh tại tài khoản ở ngân hàng trong tháng.
- Lập kế hoạch thu chi trong tháng tới và kế hoạch giữ tiền mặt tại két của
Công ty để phục vụ công tác sản xuất trong tháng.
- Theo dõi công nợ đối với các nhà cung cấp và các khách hàng để kịp thời
thông báo cho Giám đốc và Kế toán trưởng đối với những khoản nợ đến hạn và
những khoản nợ khó đòi.
- Lập bảng lương và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

10


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Theo dõi các tài khoản thanh toán với ngân sách, các khoản thanh toán nội
bộ, thanh toán với Công nhân viên.
 Kế toán vật tư (kế toán kho)
- Nhập xuất toàn bộ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mua vào và xuất
ra vào phần mềm kế toán.
- Đối chiếu giữa sổ sách chứng từ của thủ kho và hóa đơn cùng phiếu xuất
kho của nhà cung cấp để phản ánh chính xác và trung thực số lượng cũng như

đơn giá nguyên vật liệu và công cụ nhập vào.
- Đối chiếu giữa chứng từ của thủ kho với giấy yêu cầu xuất vật tư và công
cụ được lưu lại tại phòng kế toán để kiểm tra tính trung thực và chính xác của
từng số liệu kế toán.
- Xuất kho thành phẩm, đối chiếu giữa chứng từ xuất kho và các đơn đặt
hàng của khách hàng yêu cầu xuất trong tháng.
- Cuối tháng kết hợp với thủ kho ở phòng Vật tư để kiểm tra thực tế toàn bộ
số nguyên vật liệu, công cụ và thành phẩm còn lại trong kho để đối chiếu với sổ
sách kế toán xuất nhập trong tháng.
 Kế toán giá thành
- Nhập định mức nguyên vật liệu của các sản phẩm xuất bán trong tháng vào
phần mềm kế toán và tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong
tháng để sản xuất các sản phẩm đó.
- Tập hợp và phản ánh chính xác toàn bộ chi phí nhân công, chi phí sản xuất
chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng
của Công ty, kiểm tra đối chiếu giữa thực tế và hệ thống tài khoản.
- Tính toán tổng giá thành sản phẩm, đơn giá giá thành sản phẩm.
- Hạch toán toàn bộ giá thành sản phẩm vào phần mềm kế toán.
- Nhập kho toàn bộ thành phẩm sản xuất trong tháng cùng với giá thành của
từng sản phẩm
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

11


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Là một Công ty 100% vốn nước ngoài nhưng do hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam nên Công ty TNHH OST chịu toàn bộ quy định về chế độ Kế toán của

Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14
tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán FAST 2004 của Công ty phần mềm
máy tính FPT theo hình thức sổ Nhật ký chung để thuận lợi cho việc phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của mình. Các loại sổ sách và báo cáo
đêu được lập theo đúng mẫu của Nhà nước ban hành.
Công ty sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế Giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế, nguyên tắc đánh giá tài
sản cố định theo giá mua thực tế của tài sản cố định, áp dụng phương pháp khấu
hao tuyến tính.
Theo trình tự của hình thức Nhât ký chung, hàng ngày, căn cứ vào chứng từ
kế toán đã được kiểm tra, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo từng loại chứng từ:
phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất và phiếu kế toán (sử dụng hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác). Phần mềm sẽ tự động chuyển các dữ liệu
này vào sổ Nhật ký chung, sau đó Sổ Cái các tài khoản tương ứng cũng được ghi
lại. Cùng với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào
Sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phần mềm kế toán sẽ tự động khoá Sổ Cái và các Sổ chi tiết. Số
liệu trên các loại sổ chi tiết được kế toán đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát
sinh Có và số Dư cuối tháng của từng tài khoản trên Số Cái. Sau khi kiểm tra đối
chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khóa trên sổ Cái được sử dụng để lập
“Bảng cấn đối số phát sinh” và Báo cáo tài chính.
2 Các báo cáo tài chính công khai của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
12
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2



THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thuyết minh báo cáo tài chính. Tất cả những loại báo cáo này đều được kiểm
toán theo quy định Nhà nước ban hành.
3 Báo cáo nội bộ của Công ty có Báo cáo Doanh thu, lãi lỗ theo mẫu của
các chủ Đầu tư mà cụ thể là Hội đồng quản trị đưa ra.
Quy trình ghi sổ Nhật ký chung của Công ty TNHH OST được khái quát thành
mô hình như sau:

Chứng từ gốc

Phiếu thu

Phiếu chi

Phiếu nhập

Phiếu xuất

Phiếu kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái các

Sổ chi tiết các

Tài khoản

Tài khoản


Bảng tổng hợp
Bảng cân đối

chi tiết các

số phát sinh

tài khoản

Báo Cáo Tài Chính

Ghi chú:
: Ghi hàng tháng
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

13


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
:Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra.

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

14


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH OST
2.1 Mục đích của việc phân tích tài chính của Công ty
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
các công cụ dụng cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi
ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cương vị là các nhà
quản trị nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của
Ban Tổng giấm đốc, giám đốc tài chính, dự báo tài chính : kế hoạch đầu tư, ngân
quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.
Người cho vay phân tích tình hình tài chính để nhận biết khả năng và trả nợ
của khách hàng. Ngoài ra phân tích tình hình tài chính cũng rất cần thiết đối với
những người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra,
cảnh sát kinh tế, luật sư....Thực chất của việc phân tích tình hình tài chính là đánh
giá khả năng rủi ro xảy ra phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó
là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động, khả năng sinh
lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên
cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi
nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai.
2.2 Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh doanh 6 tháng đầu năm
của công ty TNHH OST ta thấy phần lớn các chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm
2015 đều tăng trong đó chỉ tiêu lợi nhuận tăng nhiều nhất tăng hơn 9 tỷ đồng, sản
lượng cũng tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước tương ứng tăng về mặt tuyệt
đối là 174 chiếc. Chỉ tiêu doanh thu tăng 25,74 % về mặt tương đối tương ứng
với hơn 10 tỷ đồng. Chỉ tiêu chi phí tăng 1,24% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ
tiêu lao động và tiền lương cũng có xu hướng tăng, cụ thể tổng quỹ lương tăng
334.843.761 đồng so với năm 2014, số lượng lao động tăng 6 người, thu nhập
bình quân của 1 lao động trung bình 6 tháng đầu năm 2014 là 4.041.212 đồng,

đến năm 2015 mức lương bình quân tăng 0,46% so với năm 2014 lên 4.059.867
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

15


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đồng. Các khoản phải nộp ngân sách năm 2015 cũng có dấu hiệu tăng.Trong đó
có chỉ tiêu nộp khác giảm, giảm 64,83% so với cùng kỳ năm 2014.
Điều đó cho chúng ta thấy sự đi lên của công ty trong năm 2015 về quy mô.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 công ty có nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm
2014, các chính sách về lương của người lao động trong công ty luôn được tăng
theo mỗi năm để đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sống của người lao động. Do
các đơn đặt hàng gia tăng buộc nhà quản trị doanh nghiệp phải tuyển thêm người
đáp ứng nhu cầu lớn của các đơn đặt hàng. Với đặc thù sản phẩm của doanh
nghiệp chủ yếu là xuất khẩu nên việc hoàn thành nhiều đơn đặt hàng cũng làm
cho chi phí và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước như thuế GTGT, thuế xuất
nhập khẩu tăng theo là hoàn toàn hợp lý. Điều đó làm cho lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng lên so với cùng kỳ năm trước với lượng lớn. Qua đó thấy được tình
hình kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn phục hồi, phát triển sau quá
trình đầu tư xây dựng xưởng mới hoàn thành vào năm 2014.
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh của công ty
TNHH OST.
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty trong 6
tháng đầu năm 2015 đều có biến động tăng như sau:
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có biến động tăng 25,74%
so với năm 2014 tương ứng tăng hơn 10 tỷ đồng.
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán có biến động tăng 0,99 % so với cùng kỳ năm
2014 tương ứng tăng hơn 389 triệu đồng.

Chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 138 triệu đồng về mặt tuyệt
đối. Các chỉ tiêu chi phí cũng lần lượt tăng trong đó phải nói đến chi phí tài chính
tăng với lượng rất lớn cụ thể tăng trong chi phí lãi vay tăng hơn 73 triệu đồng so
với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2015
không có tăng giảm, nhưng chi phí khác lại có lượng tăng lớn điều đó làm ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu còn lại như tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Các biến
động của các chỉ tiêu trên có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Như đã nói trong 6 tháng đầu năm 2015 Công ty TNHH OST có nhiều đơn
đặt hàng hoàn thành trước hẹn, khách hàng thanh toán nhanh chóng giúp cho
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

16


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
doanh thu của công ty tăng. Đồng thời các chỉ tiêu giá vốn mang yếu tố chi phí
sản xuất cũng tăng theo. Điều đó là hoàn toàn hợp lý.
- Doanh nghiệp không tham gia vào đầu tư tài chính mà chỉ tập chung vào
lĩnh vực sản xuất nên việc có doanh thu tài chính có biến động như vậy phần lớn
là do tỷ giá ngoại tệ trong năm 2015 có biến động tăng cao so với năm 2014.
- Biến động tăng giảm của tỷ giá ngoại tệ có tác động rất lớn đến Công ty do
phần lớn các nguyên vật liệu chính của công ty đều được nhập khẩu để đảm bảo
chất lượng của sản phẩm cho các đơn đặt hàng. Điều đó kéo theo sự tăng lên của
chi phí tài chính.
- Với việc chi trả lượng chi phí lớn làm cho doanh thu có tăng nhưng lợi
nhuận tăng không nhiều không đủ bù đắp cho các chi phí của công ty.
Công ty nên áp dụng một số biện pháp để cải thiện việc sử dụng các nguồn
vốn cho hiệu quả. Đồng thời nên đảm bảo công tác dự trữ nguồn nguyên vật liệu
chính cho hợp lý để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất.

Công ty nên tìm một số nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới trong nước để
giảm thiểu chi phí tài chính không cần thiết do biến động tỷ giá ngoại tệ .
2.4 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty TNHH OST.
Qua bảng tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành sản lượng của doanh nghiệp
chúng ta dễ nhận thấy rằng các Khoản mục trong 6 tháng đầu năm năm 2015
đều có xu hướng tăng so với năm 2014 cụ thể:
- Khoản mục tăng nhiều nhất là chi phí sửa chữa Tài sản cố định, chi phí
khác bằng tiền, chi phí khấu hao TSCĐ.
- Khoản mục tăng ít nhất là chi phí bán hàng và chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Khoản mục lương trong năm 2015 tăng hơn 174 triệu đồng so với năm
2014 tương ứng tăng 2,12% bội chi 1,13 % so với năm 2014 điều đó là không
hợp lý. Biến động tăng của chi phí lương có thể do công ty tuyển thêm lao động
nhưng không đạt yêu cầu trình độ kỹ thuật .
- Khoản mục Bảo hiểm xã hội tăng 46,96% so với năm 2014 . Bội chi về
mặt tuyệt đối hơn 64 tỷ đồng, bội chi về mặt tương đói 45,97%. Điều này là
không hợp lý xong mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí rất nhỏ chỉ là 0,13%.
Biến động tăng trên có thể do công ty tuyển thêm lao động để phục vụ cho việc
sản xuất khối lượng lớn đơn đặt hàng.
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu có 1 tỷ trọng rất lớn trong công ty bởi
công ty là một công ty sản xuất thiết bị do đó rất được quan tâm. Về quy mô chi
17
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phí nguyên vật liệu trong 6 tháng đầu năm 2015 có biến động tăng cụ thể tăng
4,79% so với năm 2014 tương ứng tăng 3,8% về mặt tương đối, có mức độ ảnh
hưởng khá cao tới tổng chi của doanh nghiệp đó là 3,08%. Biến động tăng trên
có thể do biến động tăng của tỷ giá ngoại tệ, do công ty vào 6 tháng đầu năm

2015 cần mua một số lượng lớn nguyên vật liệu để phục vụ việc sản xuất.
- Khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng
11,71% so với năm 2014 tương ứng tăng hơn 215 triệu đồng về mặt tuyệt đối và
10,72% vè mặt tương đối, có mức ảnh hưởng không lớn tới tổng chi với mức độ
ảnh hưởng là 0,42%. Với việc mở rộng quy mô sản xuất vừa hoàn thành vào năm
2014,công ty cần mua thêm máy móc phục vụ cho sản xuất ở xưởng mới làm cho
chi phí khấu hao TSCĐ trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng.
- Khoản mục chi phí sửa chữa TSCĐ có biến động tăng lớn thứ 2 so với
năm 2014 cụ thể tăng 53,49%. Tương ứng tăng bội chi lên mức 52,5% so với
năm trước tuy nhiên lại có mức độ không lớn tới tổng chi của doanh nghiệp do
chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Với các xưởng sản xuất cũ, các máy móc đã cũ với quy
mô lớn luôn cần có chi phí sửa chữa TSCĐ định kỳ để đảm bảo máy móc thiết bị
phục vụ cho sản xuất không bị gián đoạn.
- Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp có biến động tăng 4,73% so với
năm trước. Tương ứng bội chi về mặt tuyệt đối hơn 138 triệu đồng, về mặt tương
đối là 3,74% làm ảnh hưởng tới tổng chi của doanh nghiệp ở mức 0,27%.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho
khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm,
hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu,. .Chi phí dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp có biến động tăng nhỏ
0.92% so với năm 2014 tiết kiệm về mặt tương đối 0,07% có mức độ ảnh hưởng
tới tổng chi là 0,05%.
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh
trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ
phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi
phí hội nghị khách hàng,.... chi phí khác bằng tiền năm 2015 có biến động tăng
lớn nhất so với các chi phí khác tăng hơn 1 tỷ, có mức ảnh hưởng lớn nhất là
3,38% tới tổng chi của toàn doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng có biến động tăng với mức rất nhỏ so với năm 2014 cụ

thể tăng hơn 18 triệu đồng về mặt tuyệt đối ảnh hưởng tới tổng chi của doanh
nghiệp với một mức độ nhỏ là 0,04 % .
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

18


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các biến động tăng của chi phí cho thấy doanh nghiệp cần có những biện
pháp nhất định để giảm thiểu chi phí không cần thiết như:
- Tuyển thêm lao động nhưng hợp lý trong những thời điểm cần nhất định
với trình độ tay nghề cao đảm bảo tăng giá trị sản xuất.
- Cần có những kho dự trữ nguyên vật liệu mới giảm thiểu ảnh hưởng của
sự biến động tỷ giá ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp nên tìm những nguồn
nguyên vật liệu mới trong nước có giá hợp lý với chất lượng tương ứng.
- Cắt giảm một số chi phí không cần thiết, thiết lập việc quản lý tốt, cải
thiện công tác kế toán, quy trình quản lý .
- Với một tổ sản xuất có quá nhiều người quản lý, thiếu công nhân sản xuất
là điều không hợp lý. Doanh nghiệp nên cắt giảm các cán bộ không có năng lực,
không mang lại hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.
2.5 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công
ty tại thời điểm lập báo cáo. Phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta sẽ thấy
được khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh
nghiệp, triển vọng kinh tế tài chính của công ty để định hướng cho việc nghiên
cứu và phân tích tiếp theo.
2.5.1 Phân tích cơ cấu tài sản.
Qua bảng phân tích kết cấu tài sản ta thấy vào 6 tháng đầu năm năm 2015
tổng tài sản tăng 12,72 % so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy việc tăng

quy mô hoạt động của doanh nghiệp cụ thể do nguyên nhân tài sản ngắn hạn tăng
12,32% về mặt tương đối. Trong đó tăng lượng tài sản lưu động cụ thể tiền mặt
và tiền gửi ngân hàng đồng thời lượng hàng tồn kho còn lớn. Các khoản phải thu
ngắn hạn giảm mạnh do công ty phải ứng trước lượng tiền của công ty để sản
xuất cho các đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời công ty phải
trả trước các khoản tiền mua nguyên vật liệu trong kỳ cho người bán điều đó làm
đến tài sản ngắn hạn tăng nhưng không nhiều do phải bù đắp các khoản thâm hụt.
Bên cạnh đó chỉ tiêu tài sản dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng so với
cùng kỳ năm trước cụ thể tăng về mặt tương đối là 0,41% tương ứng tăng
khoảng 274 triệu đồng về mặt tuyệt đối. Điều đó do công ty đầu tư mạnh vào
việc mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất dẫn theo giá trị hao mòn lỹ kế
trong kỳ cũng tăng theo. Trong khi đó chi phí trả trước dài hạn lại giảm nhiều .
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

19


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
giảm 2,71 % so với cùng kỳ năm trước. Nhưng với đặc thù là một công ty sản
xuất theo các đơn đặt hàng lớn từ các bạn hàng nước ngoài việc hàng tồn kho còn
nhiều cho thấy việc sản xuất của công ty diễn ra nhanh kịp tiến độ giao hàng cho
khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm năm 2015 tình trạng các khoản thu dài hạn
giảm mạnh điều đó làm lượng vốn bằng tiền của công ty tăng hơn so với cùng kỳ
năm trước điều đó là hoàn toàn hợp lý.
2.5.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH OST.
- Nợ phải trả của Công ty TNHH OST trong năm 2015 có biến động tăng
so với năm 2014 cụ thể tăng hơn 11 tỷ, đồng thời chỉ tiêu nợ phải trả của công ty
chiếm lượng tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp
qua đó cho thấy công ty có chiếm dụng vốn lớn để hoạt động sản xuất kinh

doanh. Trong đó chỉ tiêu nợ ngắn hạn chiếm lượng lớn trong tổng số nợ phải trả
cụ thể đó là khoản phải trả người bán. Tuy nhiên các khoản nợ ngắn hạn trong 6
tháng đầu năm 2015 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước giảm hơn 4 tỷ
đồng tương ứng giảm 8, 27% so với năm trước. Tuy nhiên trong nợ ngắn hạn các
khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lại có xu hướng tăng trong 6 tháng
đầu năm 2015 tăng khoảng 452 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2014. Trong năm
2015 nợ dài hạn của công ty cũng có xu hướng tăng cao so với năm 2014 cụ thể
tăng khoảng 16 tỷ đồng tương ứng tăng 82,85% điều đó cho thấy doanh nghiệp
đang mở rộng nguồn vốn hoạt động của mình, tăng khả năng chiếm dụng vốn
lớn, đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ nhiều đơn đặt hàng hơn trước.
Qua 2 năm 2014, 2015 chúng ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp không có biến động nhiều. Vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi, do
hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp các chi phí lớn, lại hoạt động theo mô
hình đơn đặt hàng lớn phải ứng trước vốn của công ty do đó lợi nhuận của công
ty luôn âm. Do vậy nguồn vốn đầu tư không được bổ sung nhiều năm.
2.6 Tỷ suất tài chính
2.6.1.Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh- quick ratio thể hiện khả
năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh
thành tiền(TS nhanh).
Các tài sản nhanh bao gồm:
1. Tiền và các khoản tương đương tiền ở trong trạng thái sẵn sàng được sử
dụng để thanh toán nợ
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

20


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2. Các khoản đầu tư ngắn hạn có thể chuyển nhượng nhanh chóng trên thị

trường chứng khoán để có tiền thanh toán nợ
3. Nợ phải thu khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán của
các ngân hàng thương mại để chuyển đổi nhanh chóng thành tiền.
2.6.2 Chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời:
Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do
tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được
sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN.
Hệ số khả năng
thanh toán tức
thời

Tiền và các khoản tương
đương tiền
=

Nợ ngắn hạn

2.6.3 Tỷ suất tự tài trợ.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có được đều đầu tư bằng số vốn của mình.
Nhưng mức độ có khác nhau nhiều doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn.
Tỷ suất tự tài trợ

Nguồn vốn chủ sở hữu
=

Tổng nguồn vốn

2.6.4 Tỷ suất đầu tư.
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và

máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và
xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
TSCCD đã và đang đầu tư

Tỷ suất đầu tư
=

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

Tổng giá trị tài sản

21


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

22


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG III:Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH OST
3.1. Kế toán chi phí sản xuất cảu Công ty TNHH OST
3.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Hiện nay, toàn bộ sản phẩm sản xuất của công ty là các loại cửa tàu thủy
theo từng đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng về quy

cách của các loại cửa tàu nên đối tượng chi phí sản xuất của công ty được xác
định là từng sản phẩm riêng biệt.
Mỗi một sản phẩm có một định mức nguyên vật liệu riêng, được các kỹ sư
của công ty bóc tách từ bản vẽ chi tiết. Toàn bộ số lượng thép và nguyên vật liệu
các loại cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm được tập hợp theo định mức này,
cho phép định mức tiêu hao là 3%.
3.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các giá trị nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu khác (như nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu ...) được xuất dùng
trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Vật liệu chính chỉ tham gia vào
một chu kỳ sản xuất nhất định. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá thành
sản phẩm làm ra.
Tại Công ty TNHH OST, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán
vào từng đối tượng sử dụng. Do việc sản xuất sản phẩm của công ty diễn ra qua
nhiều công đonạ nên việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
được công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này
theo dõi liên tục tình hình nhập xuất nguyên vật liệu và thành phẩm. Những tài
khoản phản ánh theo phương pháp này sẽ phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến
động tăng giảm nguyên vật liệu và thành phẩm.
Các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Thép các loại như thép tấm, thép dẹt, thép tròn, thép góc, thép ống,..
Linh phụ kiện các loại như: tai hồng, kẹp clip, bản lề, tay nắm, khuy móc,
gioăng.
Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp lại toàn bộ phiếu xuất kho, lập bảng
tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu trong tháng. Do toàn bộ nguyên vật liệu
chính của công ty hiện nay là nhập ngoại nên giá nhập kho của toàn bộ nguyên
vật liệu bao gồm cả phí tàu biển, phí hải quan và chi phí nhận hàng. Do hiện nay,
sản phẩm của công ty được xuất khẩu 100% nên giá nguyên vật liệu nhập về
không bao gồm thuế nhập khẩu.
Trong tháng 12 năm 2014, tổng chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng cho

sản xuất được tính tổng hợp theo định mức là 157.600.833 đồng, phân bổ cho 83
sản phẩm cửa tàu.
3.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp sản xuất
Nguyên vật liệu phụ trực tiếp của công ty chỉ có sơn và dầu pha sơn được sử
dụng sau khi sản phẩm đã hoàn thành ở dạng thô. Sơn và dầu pha sơn hiện nay
23
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
được cấp phát theo yêu cầu thực tế của sản phẩm sau khi Quản đốc phân xưởng
đưa ra lệnh sản xuất. Tùy từng loại sản phẩm yêu cầu sử dụng các loại sơn khác
nhau.
Hiện tại, sơn và dầu pha sơn bao gồm các loại:
- Sơn:
+ Sơn Bannoh.
+ Sơn Biscon.
+ Sơn Epicon.
+ Sơn Galvanile.
+ Sơn Ravax.
+ Sơn Rosvvan.
- Dầu pha sơn:
+ Biscon.
+ Epicon.
+ Marine.
+ Ravax.
Toàn bộ các loại sơn và dầu pha sơn này đều thuộc loại tiêu chuẩn sử dụng
trong ngành công nghiệp đóng tàu. Màu sắc của các loại sơn phụ thuộc vào yêu
cầu của bên khách hàng.

Sơn và dầu pha sơn được xuất kho hàng ngày nhưng được phần mềm kế
toán phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp vào cuối tháng sau khi
đã tính tổng hợp được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính.
Hiện tổng khối lượng của sản phẩm trong đó bao gồm cả định mức tiêu hao 3%
đã được tính toán cho các loại nguyên vật liệu là thép các loại.
Bảng định mức này là căn cứ để thủ kho xuất nguyên vật liệu cho các tổ sản
xuất. Khi có yêu cầu xuất vật tư từ các tổ đưa lên, sau khi kiểm tra có đầy đủ chữ
ký thẩm quyền, thủ kho sẽ xuất nguyên vật liệu cho các tổ theo đúng số lượng,
chủng loại, quy cách định mức đã đưa ra đối với từng đơn hàng. Phiếu xuất kho
sẽ được lập theo đúng phiếu yêu cầu thực tế. Nguyên vật liệu xuất kho được tính
theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Cuối ngày thủ kho tập hợp toàn bộ phiếu yêu cầu xuất vật tư và đưa lên
phòng kế toán. Kế toán vật tư sẽ lập phiếu xuất kho (trong phần mềm kế toán)
phản ánh toàn bộ số nguyên vật liệu thủ kho xuất trong ngày.
Từ số liệu của các phiếu xuất kho, phần mềm sẽ tự động vào sổ nhật ký
chung theo các định khoản đã ghi trên phiếu xuất.
Nợ 6211: 53319989
Có 1521: 53319989
NHẬT KÝ CHUNG
3.1.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại Công ty TNHH OST hiện nay đang áp dụng hai hình thức trả lương chủ
yếu cho cán bộ công nhân viên. Đó là hình thức trả lương theo sản phẩm và hình
24
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thức trả lương theo thời gian. Trong đó hình thức trả lương theo sản phẩm được
áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất, còn hình thức trả lương theo thời gian

được áp dụng cho bộ phận gián tiếp như các phòng ban và nhân viên phân
xưởng.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: tiền lương của
công nhân trực tiếp sản xuất, phụ cấp và các khoản trích theo lương như: bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của số
công nhân.
Kinh phí công đoàn của công ty được trích theo quy định và được hạch toán
vào chi phí sản xuất, knh doanh, dịch vụ của công ty trong kỳ.
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 – chi phí
nhân công trực tiếp.
Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan như TK334 – phải trả công nhân
viên và TK338 – phải trả phải nộp khác.
* Chứng từ phản ánh:
Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng các chứng từ sau:
Bảng lương công nhân.
Bảng tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Sổ cái TK622
* Trình tự ghi sổ:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp
sản xuất.
Tiền lương theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên
cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và đơn giá tiền lương đối với
từng loại tay nghề phải đảm bảo tính hợp lý, chính xác vì nó là yếu tố quan trọng
thúc đẩy công nhân hăng say làm việc, luôn cố gắng rèn luyện tay nghề nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như cố gắng để nâng cao thu nhập của bản
thân.
Tiền lương ở đây bao gồm: lương theo sản phẩm hàng tháng, thưởng năng
suất hàng tháng (nếu có) và các khoản phụ cấp, làm thêm giờ. Toàn bộ tổng thu
nhập của người lao động sẽ được tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thanh toán tại

thời điểm hiện tại.
Sản phẩm để tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất của công ty không
phải là tổng số thành phẩm mà là tổng khối lượng tịnh (đơn vị tính: tấn) tương
ứng của tổng số thành phẩm đó. Cụ thể tiền lương sản phẩm được tính theo công
thức sau:
Tiền lương
thực tế trong
tháng của 1 công
Nguyễn Thị Thùy
QKT53-ĐH2

Đơn giá
tiền lương/tấn

Tổng khối
lượng tịnh của
thành phẩm trong

Số ngày
làm việc trong
tháng
25


×