Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

thực nghiệm tác động sư phạm khả năng sáng tạp của trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi nặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 112 trang )

- Cần
nữa việc
đàothường
tạo vàimbồi
dưỡng
giáo viên
Trên
cácquan
giờ tâm
học, hơn
giờ chơi
trẻ nữ
lặng
tập trung
chú ýMầm
nghenon
cô giáo hướng dẫn. Khi cô giáo hướng dẫn xong, các cháu thực hiện bài tập tuy có chậm, nhưng kiên trì và chăm chú. Còn các cháu nam, khi cô giáo hướng
thức Tâm
học ngửa,
có liênnhìn
quanngó
tớixung
sự phát
triểnkhi
khảthực
nănghiện
sáng
dẫnnhững
thườngtriquay
ngang,lýquay
quanh,


bài tập thì làm nhanh, vội vã, nhưng lại thiếu kiên trì tỷ mỷ như các cháu nữ, cô giáo thường phải quan tâm và động viên trẻ thực hiện bài tập đến cùng, không bỏ
tạo
của
trẻ
mẫu
giáo
thông
qua
hoạt
động
tạo
hình
(vẽ,
nặn,
xé,
cắt
dán)
dở. Quan sát các giờ nặn, chúng tôi thấy, trẻ thường thích cái gì thì nặn cái đó, nghĩ đến cái gì thì
tăng
luyện nặn
kỹ năng
thựcvậthành
tri thức
trong
nặnvàcái
đó.cường
Trẻ nữrènthường
các con
hiềnnhững
lành như

thỏ, đó
mèo,
gà... Còn trẻ nam lại thích nặn các con vật dữ dằn như hổ, sư tử, gấu... Trẻ nữ thường thích nặn thêm các chi tiết cho sản phẩm của mình như Thúy
thựcThu
tiễnTrang
dạy trẻkhi
ở trường
Mầm con
non.mèo, các cháu nặn thêm cái nơ đeo cổ, cháu Thủy Tiên nặn con voi thì lại nặn thêm cái mũ cho “Voi đội ở trên đầu”. Nhưng trẻ nam thì lại không quan tâm đến điều đó.
Hạnh,
nặn xong

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động sáng tạo của con người là một hoạt động rất cần thiết cho
cuộc sống, là một động lực phát triển của xã hội loài người. Hơn lúc nào hết,
ngày nay trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, đất nước ta cần có một đội
ngũ những người lao động thông minh, sáng tạo đủ sức đưa sự phát triển của
nước nhà lên những tầm cao mới của thời đại. Điều đó phụ thuộc rất nhiều
vào sự nghiệp giáo dục nói chung, trong đó Giáo dục Mầm non có vị trí đặc
biệt quan trọng.
Nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của trẻ, các nhà Tâm lý học đã chỉ
ra rằng: Sự hình thành và phát triển tâm lý nói chung, khả năng sáng tạo nói
riêng ở trẻ Mẫu giáo là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển mạnh đội ngũ những
người lao động thông minh, sáng tạo sau này.
Hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Thông qua
hoạt động này, các chức năng tâm lý như tư duy, tưởng tượng, tình cảm, khả
năng sáng tạo... của trẻ đều được phát triển và đạt tới những trình độ mới.
Trong các hoạt động vui chơi thì các trò chơi tạo hình như vẽ, nặn, có vai trò
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Thông qua

trò chơi nặn, trẻ cảm nhận được về thế giới xung quanh, mở rộng thêm hiểu
biết về sự vật, hiện tượng ở quanh trẻ, trẻ học cách thể hiện những hiểu biết,
suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua hình khối, dáng vẻ, bố cục, màu sắc
v.v... Trong khi nặn trẻ tự do tưởng tượng những điều mình mơ ước, tự do tìm
kiếm, thử nghiệm và nhờ đó mà thỏa mãn nhu cầu khám phá cái chưa biết.
Qua đó, ở trẻ đặc biệt được hình thành và phát triển tư duy trực quan hình
tượng và trí sáng tạo. Ở đây, một câu hỏi được đặt ra là: Trong những điều
kiện nào thì trò chơi nặn ở tuổi mẫu giáo sẽ có tác dụng mạnh mẽ nhất đến sự
phát triển sự sáng tạo của trẻ. Chúng tôi cho rằng: Trò chơi nặn ở tuổi mẫu

1


giáo sẽ có tác dụng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển trí sáng tạo của trẻ khi
chúng được tổ chức, hướng dẫn và điều khiển một cách thật sự khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: "Thực
nghiệm tác động sư phạm khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn thông
qua trò chơi nặn" làm đề tài luận văn tốt nghiệp trình độ cao học của mình.
2. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ, giả thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm phát hiện khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5  6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi nặn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 5  6 tuổi thông qua trò chơi
nặn.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề sau:
2.3.1. Nghiên cứu những tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận
của luận văn.
2.3.2. Khảo sát thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi

thông qua trò chơi nặn (Thực hiện cả trước và sau khi tiến hành
thử nghiệm tác động sư phạm).
2.3.3. Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm cải thiện khả năng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi thông qua trò chơi nặn.
2.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm và đề xuất một số kiến nghị nhằm cải
thiện khả năng sáng tạo ở trẻ.
2.4. Giả thuyết nghiên cứu:

2


Trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi đã bộc lộ khả năng sáng tạo thông qua hoạt
động tạo hình, song thực tế khả năng này bộc lộ chưa cao, nếu có biện pháp
tác động sư phạm phù hợp thì khả năng sáng tạo này của trẻ sẽ được cải thiện.
Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn ở những môi trường khác nhau,
cũng như gới tính khác nhau là khác nhau.
2.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ chúng tôi chỉ tiến hành đề
tài ở hai Trường Mầm non Hoa Hồng và Trường Mầm non Kim Giang.
Khả năng sáng tạo của trẻ được bộc lộ trong nhiều hoạt động khác
nhau, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi nặn.
2.6. Khách thể nghiên cưú: 120 trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi ở 2 trường mầm
non Hoa hồng và trường mầm non Kim giang
2.7. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp điều tra thực trạng khả năng sáng tạo trước và sau khi tiến
hành thử nghiệm tác động sư phạm bằng trắc nghiệm của E. P.
Torrance.
Phương pháp thử nghiệm tác động sư phạm.

Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Phương pháp quan sát: Sử dụng trong suốt quá trình thực nghiệm, có ghi
biên bản để tìm hiểu hành vi của trẻ khi làm bài trắc nghiệm và
trong giờ tổ chức trò chơi nặn của giáo viên thực nghiệm.
Phương pháp xử lý thống kê toán học: Đánh giá theo thang điểm đưa ra và
xử lý các kết quả thu được từ trắc nghiệm.
3


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
1.1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề sáng tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc sống, bởi vậy nó
thu hút được nhiều quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học.
Vào cuối thế kỷ thứ 3 các nhà toán học, triết học lớn thời đó đã cố gắng
xây dựng lý thuyết về sáng tạo nhưng không thành. Khi nói đến sáng tạo,
người ta thường đề cập đến thiên tài trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật,
văn học, v.v… Như Lêona Đờ Vinci, Vangốc, Mozart, v.v... Và nguồn tư liệu
duy nhất để nghiên cứu vấn đề sáng tạo của họ là tiểu sử, hồi ký, các tác phẩm
văn học nghệ thuật. Qua đó, người ta chỉ mô tả, giải thích mà chưa đi sâu vào
nghiên cứu bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo.
Mười sáu thế kỷ tiếp theo, từ Thế kỷ IV đến Thế kỷ XX, khoa học sáng
tạo hầu như bị lãng quên.
Vào thế kỷ 19 các nhà xã hội học đã có những đóng góp đáng kể đầu
tiên trong việc gải quyết vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng, bản chất của tính tích
cực sáng tạo là ở hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích
thích khả năng sáng tạo.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vấn đề sáng tạo được chú ý nghiên cứu
mạnh, do yêu cầu về tài năng cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật của các nước.

Sau đây là một vài nét về nghiên cứu sáng tạo ở một số nước trên thế giới.

 Ở nước Mỹ:
Nước Mỹ là một nước có tiềm lực mạnh về khoa học kỹ thuật và kinh
tế, do đó có điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở vật chất để tiến hành nghiên cứu
về sáng tạo.

4


Năm 1934 cuốn sách đầu tiên về vấn đề sáng tạo được xuất bản là của
A. Osborn. Ông là một nhà kinh doanh nhưng rất quan tâm tới lĩnh vực sáng
tạo, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Ông đã cho ra đời 4 cuốn sách về lĩnh vực này
và đã được tái bản 26 lần. Một trong các cuốn sách đó là “Ứng dụng của ý
tưởng khoáng đạt”. Ông cho rằng, thành công của ông trong kinh doanh là
nhờ sự phát minh ra phương pháp tạo ra cho mình tự nghĩ ra nhiều ý tưởng,
ông gọi phương pháp đó là tập kích não (phương pháp này dựa trên cơ sở của
hoạt động sáng tạo).
Năm 1944 William Gardon  Nhà nghiên cứu sáng tạo người Mỹ 
Nghiên cứu về tư duy sáng tạo, về tâm lý và thực tiễn sáng chế đã đưa ra luận
điểm chung về việc kích thích tư duy sáng tạo. Từ 1953  1959, ông đề xuất
phương pháp sáng tạo với cái tên Xinetic (nghĩa là kết hợp các yếu tố khác
chủng loại). Vào giữa thế kỷ 20, các nhà Tâm lý học Mỹ bắt đầu nghiên cứu
vấn đề sáng tạo một cách có hệ thống.
Năm 1959 J. Guilford  Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp ở miền nam
California  là nhà Tâm lý học có công đầu tiên trong việc khẳng định sự tồn
tại của trí sáng tạo. Ông đưa ra mô hình trí tuệ gồm 120 thành tố, trong đó có
61 thành tố thông minh và 59 thành tố sáng tạo. Ông cho rằng, sáng tạo có vai
trò quan trọng trong mọi hoạt động tạo ra những giá trị mới chưa từng có
trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc chưa từng có trong kinh nghiệm xã hội.

Đồng thời ông khuyến khích các nhà Tâm lý học tham gia nghiên cứu vấn đề
này, theo hướng tìm cách trả lời những câu hỏi: Có thể nhận biết khả năng
sáng tạo của con người không? Nếu có thì bằng con đường nào? Có thể phát
triển được tiềm năng sáng tạo của con người không? Và bằng con đường nào?
Từ đó ở Mỹ xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về sáng tạo. Có
khoảng 14 nhóm nghiên cứu về vấn đề này thuộc phạm vi tâm lý giáo dục và
nhiều công trình nghiên cứu về sáng tạo liên tiếp được xuất bản. Nội dung của
các công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cơ bản của hoạt động
5


sáng tạo như: Những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động sáng tạo, sự khác biệt
giữa sáng tạo và không sáng tạo, bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo,
thuộc tính của nhân cách sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo, kích
thích hoạt động sáng tạo. Chính phủ Mỹ cũng rất quan tâm tới việc đầu tư cho
việc nghiên cứu và phát triển khả năng sáng tạo. Mỗi năm ngân sách nước Mỹ
dành 3 tỷ USD cho việc nghiên cứu, phát hiện và bồi dưỡng tài năng sáng tạo
của thế hệ trẻ nước Mỹ.

 Ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu:
Các nhà Tâm lý học ở các nước này rất quan tâm đến vấn đề sáng tạo.
Những nghiên cứu của họ về sáng tạo dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong những năm 1960  1980
nhiều hội thảo, hội nghị về sáng tạo, tư duy sáng tạo đã được tổ chức ở
Matxcơva, Budapest, Praha…
Ở Liên Xô (cũ), nhà Tâm lý học A. N. Luk có công trình “Tâm lý học
sáng tạo” nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của hoạt động sáng tạo, V.
N. Puskin nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tư duy sáng tạo,
mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo với vô thức. Các nhà Tâm lý học X. L.
Rubistein và L. X. Vưgôtxki nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy và

tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo, đánh giá sự có mặt tất yếu của tưởng
tượng sáng tạo trong hoạt động tư duy.
Bên cạnh các nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ), các nhà Tâm lý học Tiệp
Khắc (cũ), Ba Lan, Đức, Bungari cũng rất quan tâm nghiên cứu Tâm lý học
sáng tạo cả về lý luận và thực nghiệm.
Năm 1984, nhà Tâm lý học người Đức thuộc trường phái Heller ở
Muenchen là Erika Landau, trong cuốn sách của mình “Creatives Erleben” đã
khẳng định: “Trí sáng tạo là một thuộc tính bổ sung, mở rộng trí thông minh.
Theo Bà, trí sáng tạo được hình thành dựa trên trí thông minh, nó mở rộng và

6


nâng cao trí thông minh bằng cách tìm ra mối quan hệ mới giữa những thông
tin đã biết”.
M. Ar. Naudôp - Viện sỹ Hàn lâm, một nhà bác học Bungari nổi tiếng 
Có công trình nghiên cứu về bản chất sáng tạo văn học. Trong tác phẩm “Tâm
lý học sáng tạo văn học”, ông đã đề cập tới các vấn đề quá trình sáng tạo, các
yếu tố ý thức của sáng tạo văn học và vấn đề cảm hứng sáng tác dưới góc độ
duy vật biện chứng.
Ngoài ra, còn các công trình nghiên cứu của N. G. Alêchxayep, I. Ia.
Dener và E. M. Miarski, v.v… về tư duy sáng tạo trong nhà trường.

 Ở Việt Nam:
Vấn đề sáng tạo ở nước ta được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong
các Nghị quyết của Trung ương Đảng tại các cuộc Hội nghị đều đề cập đến:
“…tập trung sức nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đủ kiến thức cần thiết
đi đôi với tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh…”. Ở nước ta, có rất
nhiều hoạt động thể hiện sự chăm lo, bồi dưỡng khuyến khích tài năng sáng
tạo. Các ngành nghề đều phát động sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao

năng suất lao động. Ngành Giáo dục, thường tổ chức Hội thi sáng tạo về Đồ
dùng dạy học, thi sáng tác Văn học, Âm nhạc v.v... Năm 1990, Viện Khoa học
Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, là cơ quan khoa học đầu tiên ở nước
ta tiến hành nghiên cứu về khả năng sáng tạo của học sinh. Các công trình
nghiên cứu này quan tâm tới bản chất, cấu trúc của Tâm lý sáng tạo, phương
pháp chẩn đoán, đánh giá khả năng sáng tạo và con đường giáo dục, phát huy
khả năng sáng tạo của người Việt Nam.
Tuy nhiên, ở nước ta chưa có một công trình khoa học nào đánh giá
bằng phương pháp kỹ thuật đáng tin cậy, có quy mô về khả năng sáng tạo của
người Việt Nam ở các độ tuổi khác nhau, mà mới sử dụng một số trắc nghiệm
của nước ngoài để nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về sáng
tạo ở nước ta còn rất ít, một số các tác giả có tập bài giảng về Tâm lý học sáng
7


tạo cho đào tạo sau đại học như của tác giả Nguyễn Huy Tú, Vũ Kim Thanh,
v.v... Một số các công trình nghiên cứu về sáng tạo khoa học kỹ thuật như của
tác giả Phan Dũng, Dương Xuân Bảo, Nguyễn Châu…
Về vấn đề sáng tạo của trẻ mẫu giáo, có một số các công trình nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn. Các tác giả này
đề cập đến vấn đề sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi. Hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi các
chức năng tâm lý của trẻ được phát triển. Các tác giả khẳng định: Hoạt động
vui chơi đã làm nảy sinh trí tưởng tượng, mà trí tưởng tượng là yếu tố cơ bản
của hoạt động sáng tạo.
Luận văn Tiến sỹ của tác giả Lê Thanh Thủy nghiên cứu: “Ảnh hưởng
của tri giác đối với tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo
lớn 56 tuổi”. Bằng thực nghiệm tác giả đã chứng minh được tri giác là yếu tố
quyết định ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo
của trẻ trong hoạt động tạo hình.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thu Hương nghiên cứu: “Tiềm năng
sáng tạo và biểu hiện của nó trong vận động âm nhạc của trẻ 56 tuổi”. Tác
giả chỉ ra rằng, nếu tổ chức tốt đời sống và môi trường sống của trẻ sẽ tạo ở
chúng nhu cầu và khả năng sáng tạo.
Vấn đề nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt
động tạo hình là rất cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn, bởi hiện nay, vấn đề đổi
mới nội dung và phương pháp cho phù hợp với xu thế ngày nay đang là vấn
đề cấp thiết của giáo dục nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng.
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về sáng tạo:
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:

 Khái niệm sáng tạo.

8


Theo quan điểm duy tâm, sáng tạo được xem là một quá trình vô thức,
tiền định, trong đó yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò chủ yếu. Platon coi sáng tạo
là trạng thái tâm linh quyến rũ. Phân tâm học coi bản năng tình dục là nguyên
nhân và động lực của mọi hoạt động sáng tạo của con người.
Trong những nghiên cứu của mình, khái niệm sáng tạo cũng được nhiều
nhà Tâm lý học theo quan điểm Macxit đề cập tới. L. X. Vưgôtxki trong cuốn
“Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên” đã khẳng định: “Sự sáng
tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà
còn ở cả những nơi mà con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi để tạo ra
một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng
tạo của các thiên tài”. [ 34; 5].
Theo X. L. Rubistein thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần mới mang ý nghĩa xã hội, hay nói một cách
khác thì đó là hoạt động tạo ra một cái gì đó mới mẻ, đặc sắc, cái mà không

chỉ đi vào lịch sử phát triển bản thân người sáng tạo mà còn đi vào lịch sử
phát triển khoa học kỹ thuật, nghệ thuật.
Giáo sư Đại học Bắc kinh  Chu Quang Tiềm  trong cuốn "Tâm lý
văn nghệ" định nghĩa: “Sáng tạo là căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm
tài liệu rồi cắt xén, gạn bỏ, chọn lọc, tổng hợp để tạo thành một hình tượng
mới”.
Nhà Tâm lý học J. Hlavsa (Tiệp Khắc) lại nhìn nhận sáng tạo dưới góc
độ phương pháp hoạt động: “Sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những
phương tiện mới, cách giải quyết mới”.
Ở Việt Nam, tác giả Phan Dũng trong cuốn “Từ điển triết học” đã định
nghĩa: “Sáng tạo là một quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị
vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc
trưng nghề nghiệp như khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, quân sự. Có thể
nói rằng, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh
9


thần”. [ 4; 5]. PGS  TS Nguyễn Huy Tú thì cho rằng: “Sáng tạo là một thuộc
tính tâm lý đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề.
Thuộc tính này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên
cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới,
độc đáo, hợp lý, trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ
được các giải pháp truyền thống để đưa ra giải pháp mới, độc đáo và thích
hợp cho vấn đề đặt ra”. [ 27; 5].
Ở Mỹ từ những năm 50 trở lại đây, nhờ thành tựu nghiên cứu của nhiều
công trình về sáng tạo mà khái niệm sáng tạo được gắn với tất cả các lĩnh vực
đời sống của con người.
J. Guilford không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quá trình sáng tạo,
mà ông đưa ra một mô hình lý thuyết về cấu trúc trí tuệ gồm 120 thành tố.
Trong đó có 2 thành phần, thứ nhất là tư duy hội tụ (Covergence thinging) là

thành phần logic của trí tuệ, thứ hai là tư duy phân kỳ (Divergence thinging)
là loại tư duy sáng tạo, làm cơ sở để cá nhân tạo ra cái mới, độc đáo và có ích
cho xã hội, như các sáng chế kỹ thuật, sáng tạo văn học, nghệ thuật, quân sự
v.v... Tức là sáng tạo ra cái mới có ích mà trước đó chưa có. [ 18; 49].
Còn E. P. Torrance đã định nghĩa về sáng tạo như sau: “Quá trình sáng
tạo là quá trình xác định các giả thuyết, nghiên cứu và tìm ra kết quả”. Chúng
ta thấy khái niệm sáng tạo này rất rộng rãi, nó được diễn tả ở tất cả các dạng
hoạt động khác nhau. Theo ông, sáng tạo là một quá trình có nảy sinh, có diễn
biến và có kết thúc. Bản chất của sáng tạo là một quá trình con người xây
dựng các giả thuyết nghiên cứu để tìm ra kết quả.
Tóm lại, theo các quan niệm trên, sáng tạo được hiểu là quá trình hoạt
động tạo ra sản phẩm mới mẻ, có giá trị, độc đáo về phương diện vật chất
hoặc tinh thần. Ở đây cái mới, có thể là đối với xã hội, hoặc cái mới chỉ đối
với cá nhân.

10


Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chủ yếu dựa vào sự khái quát
này để tổ chức triển khai quá trình nghiên cứu, đặc biệt là tổ chức thử nghiệm
tác động sư phạm.

 Khái niệm hoạt động sáng tạo:
Hoạt động sáng tạo là loại hoạt động chỉ có ở con người. Nhưng không
phải hoạt động nào cũng đều dẫn đến một chất lượng sáng tạo.
Theo PGS  TS Nguyễn Huy Tú: “Hoạt động sáng tạo là loại hoạt động
đạt đến mục đích không phải bằng con đường trực tiếp nhờ kinh nghiệm,
không bằng những phương tiện quen thuộc đã biết, mà bằng một giải pháp
mới chưa có trong vốn kinh nghiệm ghi trong trí nhớ”. [ 27; 29]. Ở đây, ta
thấy Nguyễn Huy Tú đặc biệt nhấn mạnh đến con đường dẫn tới mục đích

trong hoạt động sáng tạo. Theo tác giả này, chiến lược mới là tiền đề có ý
nghĩa quyết định dẫn tới kết quả mới, độc đáo trong sản phẩm của hoạt động
sáng tạo. Chiến lược hành động mới này được xây dựng trong sự liên hệ với
các yếu tố kinh nghiệm một cách gián tiếp. Đối tượng quen biết đã được nhìn
nhận, theo một cách mới, hợp lý, tối ưu để tìm ra giải pháp mới.
Nói về hoạt động sáng tạo, L. X. Vưgotxki trong cuốn “Trí tưởng tượng
và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên” có đưa ra quan niệm: “Chúng ta gọi hoạt
động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được cái gì mới,
không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một
cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân
con người”. [ 34; 5].
Hoạt động sáng tạo mang bản chất xã hội, như Gơt trong cuốn “Tâm lý
học sáng tạo văn học” có nói: “Đăngtơ là vĩ đại đối với chúng ta, song ông có
ở phía sau mình cả một nền văn hóa của nhiều thế kỷ”. [ 16; 338]. Hay
“Những con người như Raphaen không sinh ra trên một chỗ trống rỗng, họ
đều dựa vào nghệ thuật cổ đại và tất cả những gì tốt đẹp đã được sử dụng
trước họ. Nếu như họ không biết sử dụng những ưu thế của thời đại mình, thì
11


về họ chẳng còn điều gì để nói nữa”. [ 16; 338]. Quan niệm này rất phù hợp
với việc nghiên cứu về hoạt động sáng tạo của trẻ.

 Khái niệm năng lực sáng tạo:
Nói đến năng lực, các nhà Tâm lý học cho rằng, năng lực là tổ hợp các
thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt
động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Khi nghiên cứu về hoạt
động sáng tạocủa con người, các nhà Tâm lý học đưa ra những quan niệm của
mình về năng lực sáng tạo.
Theo Nguyễn Huy Tú thì: “Năng lực sáng tạo được hiểu là những tiền

đề thành tích của nhân cách đặc trưng bởi những phẩm chất tâm lý, trước hết
là những phẩm chất trí tuệ, phẩm chất trí nhớ, xúc cảm  Động cơ và phẩm
chất ý chí cho con người tiếp cận giải quyết vấn đề một cách tự lập, linh hoạt,
mềm dẻo, chính xác, độc đáo và với tốc độ nhanh”. [ 27; 29]. Năng lực sáng
tạo quy định chiều hướng nảy sinh và diễn biến của hoạt động sáng tạo, kể cả
trường hợp sáng tạo bột phát hay trực cảm “Lóe sáng”. Những trường hợp
trực cảm “Lóe sáng” không phải do tác động của lực siêu nhiên trong nhân
cách mà là sự bộc lộ của tính tích cực tâm lý, sinh lý của chủ thể hoạt động
sáng tạo.
Theo J. Guilford: “Năng lực sáng tạo là thuộc tính của cá nhân, có thể
được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau mà không nhất thiết phải gắn liền
với một bộ môn xác định nào đó. Những năng lực chung đó biểu hiện rõ nét ở
khả năng tư duy sáng tạo. Tính đặc thù của tư duy sáng tạo thể hiện ở tính
phân kỳ (khả năng tìm ra nhiều giải pháp cho một vấn đề) được xác định bởi
tính mềm dẻo, tính độc đáo và tính nhuần nhuyễn”.
Theo quan niệm của E. P. Torrance thì ai cũng có tiềm năng sáng tạo,
chỉ có điều mức độ sáng tạo ở mỗi người là không giống nhau. Nếu có điều
kiện thuận lợi thì tiềm năng này sẽ được bộc lộ một cách tốt hơn.

12


Theo nghiên cứu của Tardif và Sternberg (Mỹ )  năm 1988  thì năng
lực sáng tạo nhìn chung có liên quan tới tính độc đáo, khả năng ngôn ngữ, trí
thông minh cao và khả năng tưởng tượng tốt.
Như vậy có thể nói năng lực sáng tạo của cá nhân bao gồm tất cả các
phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cho phép cá nhân tiếp cận giải quyết vấn đề
một cách chính xác, linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo và với tốc độ nhanh.

 Khái niệm tuổi mẫu giáo:

Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 0  6 tuổi được chia ra nhiều thời kỳ nhỏ:
 Từ 0  2 tháng gọi là tuổi Sơ sinh.
 Từ 2  12 tháng gọi là tuổi Hài nhi.
 Từ 1  3 tuổi gọi là tuổi Vườn trẻ (tuổi Ấu nhi).
 Từ 3  6 tuổi gọi là tuổi Mẫu giáo
Tuổi Mẫu giáo lại chia ra: Từ 3  4 tuổi là mẫu giáo bé, từ 4  5 tuổi là
mẫu giáo nhỡ, từ 5  6 tuổi là tuổi mẫu giáo lớn. Trên thế giới, có rất nhiều
công trình của Tâm lý học thế giới đã nghiên cứu về lứa tuổi này, tiêu biểu là
N. L. Phigurin, M. P. Đênixova, S. Phrơt, J. Piaget, A. V. Zaporoget, A. L.
Sorokina, A. Walon, V. X. Mukhina.
1.2.2. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của sáng tạo:
1.2.2.1. Cơ sở tự nhiên của sáng tạo:
+) Cơ sở sinh lý:
Năng lực tâm lý nói chung, năng lực sáng tạo nói riêng của con người
không phải do di truyền hay bẩm sinh mà có. Yếu tố di truyền và bẩm sinh là
điều kiện, là tiền đề của sự hình thành và phát triển năng lực này.
Vai trò của bẩm sinh, di truyền mà cụ thể là cấu trúc của não bộ, đặc
điểm hoạt động của hai hệ thống tín hiệu và kiểu loại của hoạt động thần kinh
13


cấp cao có ảnh hưởng to lớn đến khả năng sáng tạo nói riêng, năng lực nhận
thức nói chung.
Não bộ gồm hai bán cầu đại não ngăn cách bởi khe liên bán cầu. Hai
bán cầu nối liền với nhau bởi thể trai. Sự khác biệt về chức năng của hai bán
cầu được quy định bởi các hoạt động của mỗi bán cầu:
 Bán cầu não trái là trung tâm điều khiển các chức năng trí tuệ như trí
nhớ, ngôn ngữ, logic, viết, phân tích, phân loại, xếp loại, tính toán và tư duy
hội tụ.
 Bán cầu não phải là trung tâm điều khiển các chức năng như trực

giác, ngoại cảm, thái độ, xúc cảm, các liên hệ thị giác - không gian, tiếp nhận
các tín hiệu âm nhạc, nhịp điệu, vũ điệu, các hoạt động có sự phối hợp cơ thể,
các quá trình tư duy phân kỳ.
 Các chức năng của não trái có đặc điểm là tuần tự và hệ thống, trong
khi não phải có đặc điểm là ngẫu hứng và tản mạn. Não trái có thể kết hợp các
bộ phận thành một chỉnh thể, não phải có khả năng nhìn thấy mối liên hệ giữa
cái tổng thể và các bộ phận.
 Tư duy của não trái là cốt lõi của những thành công mang tính kinh
viện và trí thông minh. Tư duy não phải là cơ sở của hoạt động sáng tạo. Thực
tế, sự sáng tạo không thể diễn ra ở một nơi trống rỗng, nó phải lấy thông tin
được thu thập từ não trái để hành động một cách sáng tạo, những thông tin
này tạo thành cơ sở cho hoạt động sáng tạo của não phải. Những cá nhân có
khả năng sáng tạo và trí thông minh cao có hai bán cầu não hoạt động tốt, cân
bằng và có sự tương tác tốt giữa hai bán cầu não.
 Kiểu loại hoạt động thần kinh cấp cao có ảnh hưởng ở một mức độ
nào đó đến sự khác biệt về năng lực nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng
giữa người này với người khác, đến tốc độ phát triển năng lực, đến xu hướng
phát triển năng lực trong một số lĩnh vực chuyên biệt. Chẳng hạn, người có
14


kiểu thần kinh “Nghệ sỹ” sẽ dể dàng phát triển năng lực sáng tác văn học
nghệ thuật hơn.
 Học thuyết về hệ thống tín hiệu là một bộ phận rất quan trọng trong
học thuyết về thần kinh cấp cao. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý
của hoạt động cảm tính, trực quan và tư duy cụ thể (có khi có cả xúc cảm)
Những hoạt động cảm tính này cung cấp cho con người các thông tin cần thiết
của hoạt động tư duy, tưởng tượng và sáng tạo.
 Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy
trừu tượng, ý thức, tình cảm. Nhờ có hệ thống tín hiệu hai này con người tiến

hành các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái
quát hóa. Trên cơ sở tư duy này con người mới có những khả năng giải quyết
khác nhau về một vấn đề, hay độc lập suy nghĩ về một vấn đề.
+) Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, hoàn cảnh thiên
nhiên, nơi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành, sinh sống, làm việc, và
các yếu tố dinh dưỡng như: Không khí, nước, thức ăn, v.v... Các yếu tố thuộc
về môi trường tự nhiên trên đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra rằng: Cường độ sáng tạo của
cá thể phụ thuộc trực tiếp vào sức khỏe của cá thể. Khi khỏe mạnh, con người
luôn thấy phấn chấn, dễ đương đầu với khó khăn, hoạt động đạt hiệu quả cao
hơn. Hơn nữa, sáng tạo cũng là kết quả của sự miệt mài lao động, bền bỉ trong
công việc. Nếu như không có sức khỏe cá nhân sẽ không thực hiện được công
việc.
Môi trường tự nhiên cũng là điều kiện làm nảy sinh các ứng tác, là
người cộng sự trong việc giải quyết những vấn đề sáng tạo. Như thiên nhiên,
phong cảnh núi rừng, đất nước tươi đẹp là nguồn cảm hứng sáng tạo của các
nhà văn, nhà thơ, các họa sỹ… Trong khoa học cũng nhờ sự gợi ý của thiên
nhiên mà các nhà khoa học đã phát minh ra những định luật. Chẳng hạn nhìn
15


thấy quả táo rơi mà Newtơn phát minh ra Định luật vạn vật hấp dẫn, hay khi
đang tắm Asimet phát minh ra Định luật về khối lượng riêng của nước.
1.2.2.2. Cơ sở xã hội của sáng tạo:
Con người trong quá trình phát triển chịu sự chi phối của các nhân tố
sinh học (bẩm sinh và di truyền) và các nhân tố xã hội. Nhân tố xã hội bao
gồm: Gia đình, giáo dục của nhà trường, nền văn hóa của dân tộc v.v... Môi
trường xã hội tốt sẽ thuận lợi cho sự phát triển các thuộc tính tâm lý của cá
nhân, trong đó có tính sáng tạo. Ngược lại, môi trường xã hội xấu sẽ có ảnh

hưởng không tốt đến sự phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân và kìm hãm
hoạt động sáng tạo. Phơbach đã từng nói: “Ở đâu không có đất để bộc lộ tài
năng, thì ở đó không có tài năng”.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên có tác động đến sự phát triển thể
chất và năng lực của mỗi cá nhân. Một gia đình hạnh phúc thì đó là điều kiện
thuận lợi để trẻ phát triển tính sáng tạo. Gia đình là nơi trẻ được hưởng đầy đủ
tình thương yêu, có được những niềm vui mà thiếu hụt nó sẽ ảnh hưởng đến
đời sống tinh thần và sự phát triển nói chung của trẻ; Là nơi chăm sóc, dạy dỗ
trẻ phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ. Một công trình nghiên cứu được thực
hiện tại trường Đại học Chicago (Mỹ) cho rõ: Trí thông minh, khả năng sáng
tạo được phát triển thuận lợi trong những gia đình biết động viên con em học
tập và bố mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc của các con.
Khi trẻ tới trường, nhà giáo dục nói riêng, hệ thống giáo dục nói chung
có vai trò rất to lớn trong việc phát hiện và phát huy khả năng sáng tạo của
học sinh. Nhà giáo dục lựa chọn các phương pháp để hướng học sinh lĩnh hội
tri thức văn hóa của loài người, hướng trẻ tham gia vào các hoạt động. Trẻ
càng tích cực tham gia vào các hoạt động đó, không bị gò ép, áp đặt trong các
hoạt động đó thì trẻ càng có cơ hội phát triển, bộc lộ khả năng sáng tạo của
mình.

16


Trước đây, phương pháp dạy học truyền thống, thày đọc, trò chép mang
lại kết quả học sinh thuộc bài một cách máy móc, hạn chế học sinh phát huy
những ý tưởng sáng tạo của mình. Theo nhận xét của Erika Landau  nhà
Tâm lý học Đức  Giáo dục ở nhiều nước hiện nay vẫn định hướng phát triển
trí thông minh, tức là chỉ coi trọng sự thu nhận thông tin chứa đựng trong các
môn học ổn định và hẹp, chưa chú ý đúng mức đến sự phát triển tư duy độc
lập, sáng tạo.[25]

Các nhà Tâm lý học cũng đã chỉ ra điều hạn chế trong sáng tạo đó là sự
sợ hãi, sự phê bình quá mạnh mẽ và sự lười biếng. Các nhà giáo dục cần phải
có niềm tin rằng: ở mỗi học sinh đều có tiềm năng sáng tạo, vấn đề là phải
biết cách dạy cho trẻ yêu thích hoạt động, thói quen làm việc kiên trì và nghị
lực vượt khó khăn để đạt mục tiêu đã đặt ra.
Tóm lại, sự phát triển năng lực của cá nhân nói chung, và khả năng
sáng tạo nói riêng chịu sự ảnh hưởng to lớn của yếu tố sinh lý, song những
yếu tố xã hội (trong đó có giáo dục) đóng vai trò quyết định.
1.2.3. Trí thông minh và sáng tạo:
Trí thông minh là gì? Có nhiều quan niệm về trí thông minh, những
quan niệm tuy có khác nhau, song tựu chung lại: trí thông minh đó là các
phẩm chất thuộc về năng lực nhận thức và ứng phó của cá nhân trong hoàn
cảnh mới ở môi trường xã hội nhằm đạt được sự thích nghi tối ưu của cá
nhân.
Thông minh là một thành phần quan trọng của trí tuệ cho phép con
người nhận thức được thế giới ngày càng sâu sắc, đầy đủ, hoàn thiện, toàn
diện. Còn trí sáng tạo là thành phần quan trọng khác của trí tuệ và có quan hệ
chặt chẽ với trí thông minh. Nhờ trí sáng tạo mà người ta đưa ra được các cải
tiến, các sáng chế, tức là đưa ra được cái mới mà trước đó chưa có, như các
dụng cụ gia đình, các thiết bị kỹ thuật, như đòn bẩy, ôtô, tàu hỏa, máy bay.
Hai nhân tố này của quá trình nhận thức đều đã đo lường và định lượng được.
17


Nhiều nhà Tâm lý học đã quan tâm nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số
thông minh và sáng tạo.
Những nghiên cứu về các thuộc tính của nhân cách sáng tạo cho thấy,
người có trí tuệ cao (thường là một nhân tài) thường vừa là người vừa thông
minh, vừa sáng tạo. Nhưng hai phẩm chất này không phải bao giờ cũng ở mức
ngang nhau trong một con người cụ thể. So với trí thông minh thì trí sáng tạo

có sự thâm nhập mạnh hơn của các thuộc tính tâm lý khác như ý chí, xúc cảm,
động cơ v.v... Sáng tạo không đồng nhất với thông minh. Có người vừa thông
minh vừa sáng tạo, có người tuy thông minh, nhưng lại ít sáng tạo. Jacôp
Getzels và Philip Jacsơn (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa
chỉ số thông minh và chỉ số sáng tạo trên trẻ vị thành niên năm 1962. Sau khi
khảo sát các em bằng nhiều trắc nghiệm sáng tạo, họ đã chia các em thành hai
nhóm. Nhóm thứ nhất có điểm số sáng tạo rất cao và chỉ số IQ trung bình là
127, nhóm thứ hai có chỉ số thông minh IQ trung bình lên tới 150 nhưng lại
không có dấu hiệu đặc biệt gì về hành vi sáng tạo. Họ rút ra kết luận: Mức độ
sáng tạo cao đôi khi có thể bù lại cho điểm số thông minh thấp hơn.
E. P. Torrance đã tiến hành nghiên cứu tư duy sáng tạo ở trẻ tuổi mẫu
giáo đến tuổi học sinh trung học phổ thông đã cho rằng: Trí sáng tạo có sự
độc lập nhất định với trí thông tuệ. Những trẻ sáng tạo thì thường cũng rất
thông minh, nhưng những trẻ thông minh thì lại ít sáng tạo, hay nói một cách
khác, tỷ lệ trẻ có tính sáng tạo cao trong số trẻ rất thông minh là không lớn
(gần 42%).
Kết quả này cũng có thể giải thích như sau: Các trắc nghiệm IQ chỉ đo
tư duy hội tụ của con người. Tư duy hội tụ được định tuyến theo một mục
đích nhất định, mục đích đã có sẵn, nó tiến đến đích đó theo một thuật toán
logic, trong khi đó trắc nghiệm sáng tạo chỉ đo tư duy phân kỳ. Tư duy phân
kỳ chỉ đi đến đích, không phải đích cụ thể mà là một giải pháp sáng tạo, độc
đáo, tối ưu chưa có trong kinh nghiệm hiện thời, bằng cách tìm tòi thử nghiệm
theo nhiều hướng khác nhau, nó ngược lại với tư duy hội tụ. Do đó cá nhân có
18


chỉ số thông minh rất cao thường có kiểu tư duy không thích hợp với cách tư
duy sáng tạo. Song giữa hai chỉ số này có liên quan đến nhau.
Theo nhà Tâm lý học Mỹ Alfred, W. Munzent thì những người có khả
năng sáng tạo cao không cần thiết phải tỏ ra là có điểm số thông minh cao.

Tuy nhiên, họ không thể nỗ lực sáng tạo cao như vậy, nếu khả năng trí tuệ của
họ quá thấp. Những người có khả năng sáng tạo đặc biệt thường có chỉ số
thông minh từ 120-139 theo thang trắc nghiệm chuẩn.
Để sáng tạo, chúng ta cần có thông tin, vốn kinh nghiệm, ý tưởng từ
trình độ trí tuệ chung, bởi vậy nếu chỉ số thông minh thấp thì khó có sáng tạo.
1.2.4. Cảm xúc và sáng tạo:
Xúc cảm, tình cảm của con người hết sức phong phú và đa dạng, nó
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nó ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ
các quá trình tâm lý nói chung và sáng tạo nói riêng.
Piagie cho rằng: Xúc cảm và nhận thức không thể tách rời nhau, mặc
dù chúng khác biệt nhau.
Danien Goleman cho rằng, các xúc cảm chỉ đạo trí tuệ. Vì vậy ông đề
nghị phải giáo dục tình cảm cho trẻ em ngay từ khi chúng còn nhỏ.
Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ nói chung,
sáng tạo nói riêng trên hai phương diện: Là động lực thúc đẩy, hoặc kìm hãm
một hành động trí tuệ nào đó và là người hướng đạo cho hành động đó. Vai
trò hướng đạo của cảm xúc được biểu hiện ít nhất trên ba phương diện sau:
Thứ nhất, cảm xúc như là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quá
trình hành động trí tuệ từ tri giác sự vật đến các quá trình tư duy trừu tượng.
Thứ hai, trong suốt quá trình hành động trí tuệ, ngay từ những thao tác
đầu tiên cho tới thao tác cuối cùng, mỗi khi xuất hiện một thao tác, thì liền
ngay sau đó xuất hiện một cảm xúc tương ứng và cảm xúc này trở thành tâm
thế, dẫn chuỗi thao tác tiếp theo đi theo hướng phù hợp với tâm thế đó.
19


Thứ ba, kết quả của mỗi thao tác, mỗi hành động trí tuệ sẽ mang đến
cho chủ thể một cảm xúc mới. Đến lượt nó, cảm xúc này sẽ chi phối các quyết
định tiếp theo của chủ thể, đặc biệt là trong việc lựa chọn các phương án, các
kế hoạch hành động trí tuệ.

Nói tóm lại, mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc. Bởi
vậy cho nên cảm xúc có vai trò quan trọng đối với hoạt động trí tuệ nói
chung, sáng tạo nói riêng. Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động,
giúp con người khắc phục những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình
hoạt động. Sự thành công của bất kỳ một loại công việc nào phần lớn cũng
đều phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó. Tình cảm có
một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. Trạng thái “Dâng trào cảm
hứng” mà nhà thơ, nhà bác học, người họa sỹ, nhà phát minh từng thể nghiệm
trong quá trình làm việc của mình đều có liên quan chặt chẽ với những tình
cảm của họ. Một con người khô khan, dửng dưng thờ ơ với tất cả mọi việc thì
không thể đề ra và giải quyết những nhiệm vụ to lớn, có ý nghĩa sống còn,
không có khả năng đạt tới những thắng lợi và thành tích chân chính.
 Trong hoạt động sáng tạo, năng lực sáng tạo có liên quan tới tư duy
phân kỳ. Tư duy phân kỳ có tính chất cơ động, linh hoạt, không theo một
khuôn mẫu cứng nhắc, nó đi theo nhiều hướng khác nhau, có thể đưa ra nhiều
cách giải quyết khác nhau. Vì vậy, hoạt động sáng tạo đòi hỏi con người phải
nhậy cảm với mọi vấn đề có thể nảy sinh. Mỗi vấn đề lại có thể làm nảy sinh
ra nhiều hướng tìm tòi về nó. Tính nhạy cảm vấn đề vì vậy mà trở thành yếu
tố thúc đẩy sự tiến triển của hoạt động sáng tạo.
 Trong các hoạt động, đa số các trường hợp, thành công của mỗi cá
nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố phi trí tuệ logic, đặc biệt là phụ thuộc
vào mức độ thấu hiểu và kiểm soát được cảm xúc của mình cũng như của
người khác mà người ta gọi đó là cảm xúc. Các tác giả Peter Salovey, John
Mayer và Daniel Golman cho rằng: “Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm
20


xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử
dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân, bày tỏ cảm
xúc của mình, điều khiển và kiểm soát cảm xúc bản thân và người khác”. Trí

tuệ cảm xúc quyết định cách con người hướng dẫn cuộc sống của mình như
thế nào.
 Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật: Các hình tượng được các nhà
văn, nhà thơ xây dựng lên đều được bắt nguồn từ những cảm xúc có thật ở các
tình huống, hoàn cảnh mà người nghệ sỹ, nhà văn, nhà thơ đã từng trải qua,
họ đã đúc kết trong kho tàng kinh nghiệm của mình để xây dựng, sáng tạo nên
những hình tượng nghệ thuật. Từ những cảm xúc về cuộc sống, về những sự
kiện xảy ra trong cuộc sống và làm nảy sinh những sáng tác. Ví dụ như nhạc
sỹ Phạm Tuyên, sau khi nghe tin quân đội ta chiến thắng ở Plâycu, ở Buôn Ma
Thuột và hôm sau giải phóng Sài Gòn. Và chỉ sau một đêm ông đã sáng tác
được bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Ông đã gửi gắm tất
cả cảm xúc của mình vào trong sáng tác đó.
Vậy, hoạt động sáng tạo rất cần có cảm xúc. Nếu không có “cảm xúc”
của con người, thì sẽ chẳng bao giờ có những phát minh khoa học và cũng
chẳng bao giờ có những tác phẩm nghệ thuật. Trong hoạt động sáng tạo, cảm
xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động sáng tạo và là người hướng
đạo cho hoạt động đó.
1.2.5. Quá trình sáng tạo:
Sáng tạo là sản phẩm hoạt động của con người, là quá trình tạo ra sản
phẩm mới về chất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật và
hoạt động thực tiễn. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu hoạt động sáng tạo
có nhiều quan điểm về “mắt xích trung tâm” của sáng tạo.
Nhiều nhà Tâm lý học quan niệm rằng, sáng tạo là kết quả của cảm
hứng, linh cảm hay trực giác. Đại diện là B. M. Kedrop, V. N. Puskin, K.
Chikhomirop, họ cho rằng linh cảm, vô thức, là khả năng con người có thể
21


hành động một cách đúng đắn trước một tình huống, hoặc có thể tạo ra một
tác phẩm trong khi không biết chính xác tại sao mình lại hoạt động như vậy.

Theo quan niệm này, thì linh cảm (trực giác) có liên hệ với hoạt động vô thức
của con người và nó quyết định hoạt động sáng tạo.
Các nhà Tâm lý học khác cho rằng, tư duy, tưởng tượng là nội dung cơ
bản của hoạt động sáng tạo. Đại diện cho xu hướng này là A. N. Leonchiep,
L. X. Vưgôtxki, X. L. Rubistein. Theo quan điểm này, hoạt động có ý thức
của con người giữ vai trò quyết định trong hoạt động sáng tạo.
Cả hai quan điểm trên đều đúng, nhưng chưa đủ. Trực giác, tư duy,
tưởng tượng là các yếu tố không thể tách rời nhau trong hoạt động sáng tạo.
Chỉ một mình yếu tố trực giác tự thân chưa phải là sáng tạo. Chính nhờ có quá
trình tư duy, tưởng tượng tích cực, thậm chí căng thẳng lâu dài mà có được
giây phút “lóe sáng” được gọi là linh cảm (trực giác), những người có linh
cảm lại không biết được nguyên nhân nên đã gọi là sự may mắn. Linh cảm
(trực giác) là sản phẩm của hoạt động lao động tích cực đầy khó khăn, gian
khổ của con người nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề. Hơn nữa, hiệu
quả của yếu tố trực giác phải được ý thức, ngôn ngữ hóa và hợp thức hóa
bằng phương tiện tư duy logic. Chẳng hạn, như chúng ta đã biết quả táo rơi
trúng đầu mà Newtơn đã phát minh ra định luật Vạn vật hấp dẫn vũ trụ, hoặc
kỹ sư Samuen Braun nảy ra ý tưởng thiết kế chiếc cầu treo đầu tiên trên thế
giới từ mạng nhện giăng trên cây. Những điều đó không phải bỗng nhiên trực
giác có được, mà đó là kết quả của sự lao động đầy khó khăn và miệt mài.
Newtơn đã có ý tưởng về việc nghiên cứu trọng lượng từ năm 1666, nhưng
phải mất 14 năm nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm mới dẫn đến khoảnh
khắc ông nhận ra nó có liên quan đến một quy luật tự nhiên.
Vậy trực giác là kết quả của tư duy, tưởng tượng và nó chỉ là một phút
“lóe sáng” bất ngờ đến nỗi người ta nhầm tưởng là sự ngẫu nhiên hay may
rủi. Theo PGS Trần Trọng Thủy: “vô thức (trực giác, bừng sáng) không phải
đối lập, tách rời, không liên quan với ý thức, mà trái lại nó có quan hệ qua lại
22



với ý thức, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Trực giác là kết quả chuyển hóa
của ý thức thành vô thức”.
Có thể kết luận rằng, mắt xích trung tâm của hoạt động sáng tạo chính
là linh cảm (trực giác) và tư duy, tưởng tượng.
Từ việc nghiên cứu “mắt xích trung tâm” của hoạt động sáng tạo, các
nhà khoa học đã đề xuất cách phân chia các giai đoạn của quá trình sáng tạo.
 H.L. Von Heimholtz  Nhà Tâm lý học người Mỹ  Đưa ra ba giai đoạn
của quá trình sáng tạo như sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị.
2. Giai đoạn ấp ủ: Giai đoạn này chủ thể thoải mái, trút bỏ mọi sự căng
thẳng vì thúc bách, thấm nhuần tư tưởng vào trong các quá trình tư
tưởng của cá nhân, xếp đặt lại kiến thức. Đây là thời gian để cho ý
tưởng trở thành trọng tâm.
3. Giai đoạn hiển minh: Đây là giai đoạn sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi,
ấp ủ, đề xuất về quan niệm về câu trả lời cho vấn đề.
Về sau G. Wallass đưa thêm vào giai đọan thứ tư như sau:
4. Giai đoạn kiểm nghiệm: Giai đoạn kiểm tra và có được kết luận.
Theo ông giai đoạn thứ 2 và thứ 3 là đặc trưng cho quá trình sáng tạo.
 A. N. Luk quan niệm, quá trình sáng tạo gồm 5 giai đoạn:
1. Giai đoạn tích lũy tri thức, kỹ năng cần thiết cho việc làm sáng tỏ nhiệm
vụ.
2. Tập trung nỗ lực, tìm kiếm bổ sung thông tin.
3. Giai đoạn nung nấu, thai nghén vấn đề, nhiệm vụ.
4. Giai đoạn linh cảm (Bừng sáng).
5. Giai đoạn kiểm tra.
23


 L. X. Xumbaev cũng chia hoạt động sáng tạo ra làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn hoạt động, cảm hứng, tưởng tượng. Ở giai đoạn này xuất hiện

ý tưởng sáng tạo.
2. Giai đoạn sắp đặt logic những ý nghĩ, tư tưởng nhờ các thao tác khái
quát hóa, trừu tượng hóa của tư duy.
3. Thực hiện ý tưởng ấy.
Theo ông, trong giai đoạn 1 bao giờ cũng có linh cảm và tiền ý thức
tham gia.
Tóm lại, tuy có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về các giai đoạn
của quá trình sáng tạo, song nhìn chung có thể chia quá trình này thành các
giai đoạn sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị: Tích lũy tri thức, nhận thức vấn đề tìm phương tiện,
phương pháp giải quyết vấn đề. Hoạt động nhận thức là hoạt động chủ
yếu của giai đoạn này. Cá nhân phải vận dụng những kinh nghiệm cũ và
sắp xếp chúng một cách logic theo mục đích của việc giải quyết nhiệm
vụ.
2. Giai đoạn phát sinh: Đây là giai đoạn nung nấu, thai nghén vấn đề.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, linh cảm phần nhiều xuất hiện ở giai đoạn
này. Tuy nhiên, không phải mọi linh cảm đều đúng, vì vậy cần phải
kiểm tra tính chính xác của chúng.
3. Giai đoạn phát minh: Là kết quả của giai đoạn phát sinh (chủ yếu thực
hiện bằng trực giác). Ở đây, vấn đề bất ngờ được giải quyết và được thể
hiện một cách rõ nét bằng việc giải quyết trạng thái căng thẳng của chủ
thể. Có thể xem đây là đỉnh điểm của hoạt động sáng tạo.
4. Giai đoạn kiểm tra: Xác minh lại sự hợp lý, đúng đắn của những giải
pháp đã lựa chọn và kết quả nghiên cứu. Sau khi kiểm tra kết quả, thành

24


công của hoạt động sáng tạo sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo
tiếp theo.

Việc phân chia các giai đoạn của quá trình sáng tạo như trên cũng chỉ là
tương đối. Thực tế quá trình sáng tạo có thể diễn ra rất linh hoạt, không phải
nhất thiết theo trình tự như trên mà có thể đan xen nhau.
1.2.6. Tiêu chí sáng tạo:
Kết quả của hoạt động sáng tạo là tạo ra sản phẩm (tinh thần hoặc vật
chất). Tuy nhiên, khi nào thì một hoạt động và sản phẩm của nó được gọi là
sáng tạo? Nói cách khác, có những tiêu chí nào để khẳng định một hoạt động
và sản phẩm của hoạt động đó được gọi là sáng tạo.
Nhà Tâm lý học người Nga X. L. Rubistêin cho rằng hoạt động sáng
tạo là hoạt động tạo ra những cái mới, cái độc đáo. Cái mới, cái độc đáo này
không chỉ đi vào lịch sử của cá nhân người sáng tạo mà còn đi vào lịch sử
Khoa học kỹ thuật, Nghệ thuật.
Một số nhà Tâm lý học người Mỹ như Claus Meier, Ripple, Taylor,
Kogan quan niệm cấu trúc của năng lực sáng tạo gồm các yếu tố:
1. Tính linh hoạt: Là khả năng biến đổi những thông tin đã thu nhận được,
khả năng thay đổi dễ dàng và nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức,
chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác, khả năng
định nghĩa lại sự vật, gạt bỏ mô hình tư duy đã có sẵn để xây dựng
những mối quan hệ khác nhau để tạo nên hình ảnh mới. Tính linh noạt
bột phát (khả năng cấu trúc lại cái đã có) và linh hoạt thích ứng (khả
năng tạo ra cái độc đáo).
2. Tính mềm dẻo: Là năng lực tổng hợp nhanh chóng dẫn tới ý tưởng mới
để kết hợp các yếu tố riêng của tình huống, hoàn cảnh của sự vật, hiện
tượng. Tính mềm dẻo thể hiện:

25


×