Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ địa lý thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.53 KB, 7 trang )

Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ địa lý thương
mại
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
thương nhân với nhau thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội. Khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tùy
thuộc vào đối tượng giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của thương vụ
mà thương nhân lựa chọn các phương thức giao dịch sao cho phù hợp. Một trong
những hình thức giao dịch được các thương nhân sử dụng phổ biến nhất hiện nay là
hình thức đại lí thương mại. Trong bài tập học kì, em xin trình bày vấn đề: “Phân
tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại.”
B. THÂN BÀI
I. Khái niệm:
1. Đại lý thương mại:
Điều 166 LTM2005 quy định:
“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”
2. Hợp đồng đại lý:
Điều 168 LTM 2005 quy định:
“Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương.”
II. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại:


Khi hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa được giao kết thì sẽ làm phát sinh các quyền
và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau và các bên phải thực hiện đúng, đầy
đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế thường gặp một hoặc các bên không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng (vi
phạm hợp đồng). Các hành vi vi phạm hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa thường
gặp trong thực tế là: vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, tiền thù lao cho bên đại
lý; vi phạm các chính sách đại lý do bên giao đại lý công bố; vi phạm tiến độ giao


hành hóa đại lý…Các hành vi này có thể dẫn đến những thiệt hại cho bên bị vi
phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm pháp luật quy định
nhiều hình thức trách nhiệm hợp đồng (chế tài thương mại) áp dụng cho bên có
hành vi vi phạm như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường
thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp
đồng…Bên cạnh đó trong quan hệ đại lý cũng có trường hợp đơn phương chấm dứt
hợp đồng của một trong hai bên làm chấm dứt hợp đồng đại lý.
Hợp đồng đại lý thương mại cũng như hợp đồng nói chung có thể chấm dứt trong
một số trường hợp mà pháp luật quy định trong đó có trường hợp đơn phương chấm
dứt hợp đồng. Theo Bộ Luật Dân sự 2005 thì hợp đồng đại lý thương mại là một
loại hợp đồng dịch vụ. Do đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương
mại sẽ được điều chỉnh bới Điều 177 LTM 2005 và Điều 525 BLDS 2005.
Điều 525 BLDS 2005 quy định:
“1. Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê
dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,
nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê
dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện
và bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực
hiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”


Điều 177 LTM 2005 quy định:
“1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời
gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên
thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao
đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao

đại lý đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian
nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường
hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù
lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì
bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà
mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.”
Căn cứ Điều 177 LTM 2005 thì bên giao đại lý và bên đại lý đều có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng đại lý.
LTM 2005 không quy định một cách tổng quát về các trường hợp chấm dứt hợp
đồng đại lý. Song căn cứ vào quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự
tại BLDS 2005 thì hợp đồng đại lý thương mại chấm dứt trong các trường hợp do
các bên thỏa thuận và trong những trường hợp sau: hợp đồng đã được thực hiện
xong, hết thời hạn hiệu lực, một trong các bên tham gia hợp đồng đã chết, mất hoặc
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân, hợp đồng bị hủy bỏ,
bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Khoản 1 Điều 525 BLDS 2005 có quy định cụ
thể về một trong những lí do mà bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại
lý:


“1.Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê
dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,
nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê
dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện
và bồi thường thiệt hại.”

Theo đó, bên giao đại lý trong trường hợp nhận thấy việc tiếp tục hợp đồng là
không có lợi cho mình thì cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên đại lý biết trước ít nhất 60 ngày theo

khoản 1 Điều 177 LTM 2005.
Quy định về về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do trong quan hệ
đại lý là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên điều đó cần tuân thủ một số điều kiện nhất
định của pháp luật. Mà ở đây là điều khoản về thời hạn báo trước, ít nhất 60 ngày kể
từ ngày một bên gửi thông báo bằng văn bản cho bên kia, để bên kia có thời gian
chuẩn bị, điều chỉnh lại hoạt động đại lý của mình trước khi chấm dứt hoàn toàn
hợp đồng đại lý. Quy định như khoản 1 Điều 177 LTM 2005 là hoàn toàn phù hợp
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm khi một bên vi phạm
đơn phương chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn đại lý.
Chính vì hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự nên nó mang những
đặc điểm chung của hợp đồng dân sự đó là sự thỏa thuận. Nên theo khoản 2 Điều
177 LTM 2005 nếu hai bên không có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại khi
việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý xảy ra thì sẽ không có việc bồi thường.
Nếu có hai bên có thỏa thuận về việc bồi thường thì hai bên tuân thủ khoản 2 Điều
177 LTM 2005: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo
chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu
cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý
cho bên giao đại lý đó.”
Việc bồi thường khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý được
quy định cụ thể: “Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung
bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao


đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được
tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. 3. Trường
hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý
không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm
đại lý cho bên giao đại lý” Điều này khá rõ ràng, tuy nhiên, việc bồi thường là một
phần rất quan trọng, do đó em có một số kiến nghị liên quan ở phần thực tiễn và
kiến nghị.


III. Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại:
1. Thực tiễn:
Luật thương mại 2005 có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý
trong trường hợp hai bên không thỏa thuận về thời hạn trong hợp đồng. Tuy nhiên,
luật lại không quy định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong trường
hợp hai bên không thỏa thuận về thời hạn trong hợp đồng. Hay trường hợp bên sản
xuất hàng hóa ký hợp đồng với bên làm đại lý thương mại thường yêu cầu không
được bán mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, nếu đại
lý thương mại vi phạm thì việc đưa ra giải quyết về pháp lý thường rất khó thực
hiện vì rất tốn kém, cơ quan quản lý nhà nước thì không can thiệp được vì đó là
tranh chấp thương mại thông thường.
2. Kiến nghị:
Thứ hai, việc xác định thời gian thông báo và giá trị bồi thường trong việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng rất phức tạp. Tuy nhiên, cách quy định giá trị khoản bồi
thường của LTM2005 mang tính chủ quan, không phù hợp nguyện tắc tính bồi
thường thiệt hại. Điều 177 chỉ quy định bồi thường về thù lao. Tuy nhiên, trong
thực tế, bên đại lý phải tốn rất nhiều chi phí khác. Vì quan hệ giữa hai bên đại lý và
bên giao đại lý là quan hệ lâu dài, bên đại lý thường phải đầu tư rất nhiều cho việc


xây dựng cơ sở hạ tầng để chứa đựng hàng hóa của bên giao đại lý. Do đó, nên bổ
sung về chi phí quản lí như: vận chuyển, bảo quản hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ
tầng… Ngoài ra có thể tính phí cơ hội như bên đại lý bỏ qua cơ hội làm đại lý cho
bên khác để làm đại lý cho bên giao đại lý hoặc chi phí phát sinh khi việc bên giao
đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại làm cho việc sản xuất kinh
doanh của bên đại lý không ổn định được. Vì thông thường, bên đại lí thường chịu
nhiều thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại hơn là bên giao đại lý.
Việc bồi thường theo khoản 2 Điều 177 LTM 2005 là quy định cứng của pháp luật,

tuy nhiên, theo em nghĩ, hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ dân sự nên
nó mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự đó là sự thỏa thuận, do đó
việc bồi thường có thể được hai bên thỏa thuận để phù hợp điều kiện và hoàn cảnh
thực tại.
Thứ ba, quy định của pháp luật cần bảo vệ quyền lợi của bên đại lý trong trường
hợp bên giao đại lý không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
buộc bên đại lý phải chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, trong trường hợp này cần xử lí
theo khoản 2 Điều 525 BLDS 2005: “2. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không
thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên
cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.”
Thứ tư, LTM 2005 chỉ quy định một số trường hợp về việc chấm dứt hợp đồng đại
lý. Nên khi áp dụng cần phải quay trở lại luật gốc, cụ thể là Bộ Luật Dân sự 2005.
Theo em, đại lý thương mại có những đặc trưng riêng nên việc quy định cụ thể về
các trường hợp chấm dứt hợp đồng là cần thiết, nhất là trong điều kiện hiện nay khi
mà hình thức đại lý đang ngày càng được mở rộng phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt
động.
C. KẾT BÀI


Đại lí thương mại là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Đây là kênh phân phối tương đối lớn để đưa hàng hoá, dịch vụ của người
sản xuất, người cung ứng đến với người tiêu dùng, người sử dụng. Vì vậy, Luật
thương mại cần có các quy định chặt chẽ và cụ thể hơn để các chủ thể tham gia có
cơ chế pháp lý hoạt động tránh những tranh chấp không đáng có, bảo vệ quyền và
lợi ích của các chủ thể trong quan hệ. Ngoài ra, muốn bảo vệ quyền và lợi ích tối đa
của mình để tránh những tranh chấp phát sinh trong quan hệ đại lý, bên giao đại lý
và bên đại lý cần có những thỏa thuận cụ thể và chi tiết về tất cả các vấn đề liên
quan đến hợp đồng đại lý. Các thỏa thuận càng cụ thể bao nhiêu càng dễ dàng khi
tiến hành hoạt động đại lý và quan hệ đại lý về sau.




×