Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài thuyết trình về hiến máu nhân đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.05 KB, 8 trang )

Bài thuyết trình về hiến máu nhân đạo
Cuộc sống của con người dù ở bất kì giai đoạn phát triển nào cũng phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên và môi trường sống. Những rủi ro, bất hạnh, khó khăn ngoài ý muốn
đã làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh yếu thế. Để có thể tồn tại và phát triển,
họ cần được sự trợ giúp của xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính
sách cứu trợ, ưu đãi xã hội. Các chương trình ủng hộ người nghèo, vì nụ cười trẻ thơ, trái
tim cho em, ánh sáng niềm tin… cho thấy điều đó. Hoạt động hiến máu tình nguyện là
một trong những hoạt động như thế .
I.

Hiến máu nhân đạo, một nghĩa cử cao đẹp.

Hãy thử tưởng tượng một tai nạn xảy ra và bạn mất đi một lượng máu lớn có thể
gây nguy hại đến tính mạng của chính bạn. Thật quý báu biết bao khi những chai máu
được truyền tới giành lại sự sống của bạn vừa mới suýt trôi tuột đi trong gang tấc. Hãy
thử tưởng tượng tai nạn đó không xảy ra với bạn mà là với một người khác. Thật tuyệt
vời biết bao khi biết một lượng máu của mình đã góp phần cứu sống một con người.
Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được cảm giác tự hào ấy. Chính từ những nhận
thức đó mà mỗi lần Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đến đâu vận động là mỗi lần có
hàng trăm đoàn viên thanh niên nô nức đến đăng kí tình nguyện hiến máu. Sự nhiệt huyết
của các bạn đã thực sự gây xúc động cho tất cả những người có mặt trong ngày hôm đó
và cũng là lời cổ vũ hiệu quả nhất để mọi người xua đi nỗi lo lắng, phấp phỏm của mình.
Trên gương mặt ai cũng hân hoan một nụ cười tươi sáng và hạnh phúc. Hạnh phúc vì
thấy mình đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Hạnh phúc khi nhìn thấy
hiển hiện vẻ ngưỡng mộ của những người xung quanh khi cánh tay mình đưa ra cho dòng
máu thanh niên Việt Nam chảy từ cơ thể mình vào cơ thể một người khác trong nay mai.
Hạnh phúc khi tưởng tượng rằng đâu đó trên đất nước này, trên thế giới này, dòng máu
của mình đang hoà chung trong một, thậm chí một vài người đã từng được mình cứu
sống. Hạnh phúc khi được sẻ chia. Hạnh phúc khi biết mình vừa làm một điều có ích cho
xã hội. Với những ý nghĩa đó, hiến máu nhân đạo còn hơn cả một nghĩa cử cao
đẹp.



1. 1.Sự cần thiết của hiến máu nhân đạo :
a,Ý nghĩa của máu và các chế phẩm từ máu đối với con người : Máu là một liều
thuốc điều trị đặc biệt chỉ có thể lấy từ người. Để duy trì sự sống thì không thể
không có máu. Nó là tia hi vọng của những người đang bị bệnh cần máu
Những trường hợp cần truyền máu khẩn cấp :-Tai nạn giao thông -Thảm họa -Tai
nạn lao động ( sập cầu cần thơ )
Những người phẫu thuật cần truyền máu ( cắt dạ dày, phẫu thuật tim mạch…).
Những bệnh nhân bị bệnh máu: (ung thư máu, suy tủy xương, xuất huyết giảm tiểu
cầu). Nhiều loại bệnh khác mà truyền máu cũng là mọt hoạt động không thể thiếu


trong điều trị: (chạy thận nhân tạo, hội chứng rối loạn sinh tủy, xuất huyết tiêu
hóa…)

1.2. Ý nghĩa cao đẹp khi hiến máu cứu người
Ý nghĩa về tinh thần: -Hiến máu có ý nghĩa vô cùng cao đẹp thể hiện tinh thần
nhân ái, sự tiến bộ, văn minh. -Một lần bạn hiến máu tức là hiến một phần cơ thể
mình để cứu chữa người bệnh, máu của bạn là sự sống của người bệnh.- Những
người đủ điều kiện hiến máu hãy tham giahiến máu ngay từ hôm nay, hãy chia sẻ
yêu thương từchính những giọt máu hồng của bạn không phân biệtbạn là ai, đang
làm gì và ở đâu
Tình nguyện hiến máu không lấy tiền là một hành động làm cho việc hiến máu
nhân đạo trở nên trọn vẹn hơn bởi:
+ Chỉ có hiến máu tình nguyện không lấy tiền thì chất lượng máu và an toàn
truyền máu mới được đảm bảo.
+ Chỉ có hiến máu tình nguyện không lấy tiền mới tôn vinh được nghĩa cử cao
đẹp của hiến máu tình nguyện.
+ Thực tế trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh chỉ khi hmtn không lấy tiền
mới thu hút được đông đảo người dân tham gia hiến máu.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những người xem máu như một loại hàng hóa để tư
lợi cá nhân.
- Hạ thấp ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạo.
-Việc bán máu chuyên nghiệp sẽ gây ra không ít hậu quả cho ca người truyền máu
và nhận máu. .Chất lượng máu sẽ giảm sút nghiêm trọng. . Ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sức khỏe của người bán máu do việc lấy máu nhiều lần trong một thời gian
ngắn.
Về mặt sức khỏe:
Đối với người nhận máu: .Hiến máu cứu sống được tính mạng người bệnh .Giúp
duy trì mạng sống của những người bị bệnh về máu.
Đối với người cho máu: .Làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch. .Là cách để mỗi người kiểm tra và tự giám sát sức khỏe của mình.
II.

Thực trạng hiến máu nhân đạo hiện nay
2.1Tình trạng khan hiếm máu

Như chúng ta đẫ biết,khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo đó là bao nhiêu vấn nạn
như ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông…một ngày có biết bao nhiêu bệnh nhân phải
đưa đi cấp cứu,trong tình trạng nguy kịch,bệnh viện quá tải trầm trọng,và hơn hết,lượng
máu dự trữ cho những ca cấp cứu đó cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu.có những bệnh
viện đã phải tự lấy máu của chính nhân viên,nhưng quá trình xét nghiệm máu lại khá
lâu.trong khi tình trạng bệnh nhân đang nguy kịch.Đó cũng là một vấn đề mà khiến các
nhà chức trách đau đầu,người dân hoang mang,lo lắng… Ông Nguyễn Văn Nhữ - Phó
Trưởng khoa vận động hiến máu Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết,
lượng máu cứu người sẽ thiếu trầm trọng trong dịp tết Nguyên đán Canh Dần do lực
lượng hiến máu tình nguyện chủ chốt là sinh viên sẽ về quê ăn Tết dài ngày. Cộng với
quan niệm không cho máu vào đầu năm mới cũng sẽ là yếu tố khiến ngân hàng máu sẽ



thiếu hụt trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Nhữ cũng cho biết, nhu cầu máu cứu người của cả
nước hiện lên tới 1,75 triệu đơn vị máu/năm trong khi số lượng máu thu gom năm 2009
chỉ đạt 650 nghìn đơn vị máu và đáp ứng hơn 30% nhu cầu máu. Trong đó, lượng máu
của những người tình nguyện hiến đạt trên 79%, của người cho máu chuyên nghiệp là
mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn là trên 6%. Nhiều bệnh viện tỷ lệ người hiến máu rất
thấp,thậm chí 0%. Ngoài ra, việc bảo quản máu và chế phẩm còn hạn chế ảnh hưởng đến
việc thu gom, lượng máu thu được chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% so với nhu cầu cần
thiết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo TS. Phạm Tuấn Dương –Viện phó
Viện Huyết học –Truyền máu TW :”vì là cuối năm, dù viện đã gửi công văn đưa cán bộ
đi vận động lãnh đạo các 3 đơn vị tổ chức hiến máu nhân đạo nhưng đa phần đều bị…từ
chối khéo.Trong khi đó lực lượng hiến máu tình nguyện chủ chốt là học sinh ,sinh viên
lại bận thi học kỳ và về quê ăn Tết”. TS. Nguyễn Anh Tri, Viện trưởng Viện Huyết học
Truyền máu TW cho biết ,Viện Huyết học Truyền máu TW năm nào Viện cũng đau đầu
về vấn đề khan hiếm máu. Viện Huyết học Truyền máu TW đang cung cấp máu cho
khoảng 16 tỉnh thành với hơn 60 bệnh viện khu vực Phía Bắc. Với tình trạng thu gom
máu như hiện nay thì số máu còn trong ngân hàng có thể không đủ để phát cho các bệnh
viện trong vòng 1 ngày. Nguyên nhân là do nguồn máu dự trữ thì ít mà bệnh nhân tai nạn
giao thông thì nhiều. Còn tại bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Giám đốc Lê Hoàng Minh,
cho biết,” mỗi ngày nhu cầu sử dụng máu của bệnh viện khoảng 40 đơn vị máu (mỗi đơn
vị 250 ml), thế nhưng sáng nay, chật vật lắm bệnh viện mới mua được 5 đơn vị từ bệnh
viện Huyết học Quân đội. Số tài sản quý báu này chỉ để dành cho nạn nhân cấp cứu khẩn,
những bệnh nhân khác phải nhờ đến thân nhân hoặc chờ". Cũng theo ông Minh, chưa
năm nào máu bị khan hiếm như đợt này. Việc thiếu máu đã làm ảnh hưởng đến công tác
điều trị đặc biệt với những bệnh nhân bị ung thư máu. Bệnh viện phụ sản Từ Dũ cũng có
chung cảnh ngộ. Toàn bệnh viện chỉ còn 2 đơn vị máu, trong khi đó nhu cầu sử dụng
hằng ngày là 20 đơn vị. Tại phòng chờ sinh của bệnh viện, hơn 50 sản phụ vẫn đang chờ,
trong số ấy, nhiều người dự kiến sinh mổ phải cần máu.Theo tin từ Bệnh viện T.Ư Huế,
hiện tình trạng thiếu máu phục vụ cho bệnh nhân tại bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa
bàn đang ở mức báo động trầm trọng.Chỉ tính riêng tại Bệnh viện T.Ư Huế, mỗi ngày có
khoảng 40 - 50 bệnh nhân cần được truyền máu với số lượng lớn (chủ yếu ở các khoa

ngoại, sản, nội tiêu hóa, tim mạch). Đặc biệt, vào những ngày cao điểm số bệnh nhân đến
trên 100 ca cần được truyền máu. Cũng theo nguồn tin của Bệnh viện T.Ư Huế, trong
thời gian này Bệnh viện 4 phải tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Cho
nên, rất cần lượng máu đầy đủ để cung cấp cho bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày cần
khoảng từ 6 - 15 lít. Tuy nhiên, nguồn máu dự trữ của Bệnh viện chỉ đáp ứng được 1/2,
không đủ cung cấp cho bệnh nhân. Cụ thể, lượng máu Bệnh viện yêu cầu là cần 1.300
đơn vị máu/tháng. Thế nhưng, thực tế chỉ bảo đảm được khoảng 800 đơn vị máu/tháng.
Như chúng ta đã biết,hiện nay dù khoa học có tiến bộ một cách vượt bậc thì cũng chưa
nghiên cứu ra được một chất mới gì có thể thay thế được máu.Mà máu thì chỉ có thể lấy
từ chính con người chúng ta…Bởi vậy,việc cạn kiệt máu trong ngân hàng máu là một
việc rất đáng báo động,cho Việt Nam nói riêng và toàn xã hội nói chung.

2.2 Lợi ích của việc hiến máu:


Hiến máu nhân đạo, những lợi ích trước mắt và lâu dài. Nếu bạn cắt đi một cành cây, chỉ
ít lâu sau thôi tại chỗ đó sẽ mọc lên 2 ngọn cây mới . Các bác sỹ của Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương khẳng định, việc hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho
sức khỏe. Nếu một người mất đi 10 – 15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng
máu tuần hoàn trongcơ thể vì ngay lúc đó, máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong
tuần hoàn máu. Lượng máu sẽ được phục hồi sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu
mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống
bệnh tật. Thậm chí, hiến máu có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu, quá nhiều
sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Với những trường hợp này, lấy bớt
máu còn là một chỉ định điều trị. Lợi ích lớn nhất của hiến máu là lợi ích về mặt xã hội vì
có thể giúp cứu sống nhiều trường hợp thập tử nhất sinh. -Khi tham gia hiến máu, người
hiến máu sẽ được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí. Được kiểm tra và thông báo kết quả
các xét nghiệm máu (hoàn toàn 5 bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm
gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các
mầm bệnh này thì sẽ được bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Ngoài ra, người hiến máu được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành, đặc
biệt được cấp Giấy Chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạo hiến máu nhân
đạo tỉnh, thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, Giấy Chứng nhận hiến máu có giá trị
bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã
hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn
quốc và có giá trị suốt đời. -Các bác sỹ khuyến cáo, nhằm đảm bảo sức khỏe, sau khi hiến
máu, nên uống nhiều nước, không nên lao động nặng trong 2 ngày đầu. Trong ngày đi
hiến máu, nên hạn chế sử dụng rượu bia, cần tăng cường thức ăn bổ máu như thịt, cá,
trứng, sữa, đậu tương… Khoảng cách giữa các lần hiến máu an toàn là 12 tuần 1 lần. Sau
khi hiến máu nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng,
sữa…; dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.Việc cho và nhận máu đều được thực hiện
theo những quy định nghiêm ngặt, để đảm bảo tính an toàn cho cả người cho và người
nhận. Những người dưới 45 kg, dưới 18 tuổi đều không đủ điều kiện được hiến máu. Nếu
đang nhiễm HIV, viêm gan B và các bệnh lây nhiễm khác, người có tiểu sử bệnh tim
mạch, ung thư, phụ nữ đang mang thai, hành kinh, cho con bú… cũng không được hiến
máu.

2.3 Mục đích của hiến máu:
Hiến máu là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị
cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa. Hiến máu nhân đạo, một nghĩa cử
cao đẹp. Hãy thử tưởng tượng một tai nạn xảy ra và bạn mất đi một lượng máu lớn có thể
gây nguy hại đến tính 6 mạng của chính bạn. Thật quý báu biết bao khi những chai máu
được truyền tới giành lại sự sống của bạn vừa mới suýt trôi tuột đi trong gang tấc. Hãy
thử tưởng tượng tai nạn đó không xảy ra với bạn mà là với một người khác. Thật tuyệt
vời biết bao khi biết một lượng máu của mình đã góp phần cứu sống một con người.
Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được cảm giác tự hào ấy. Chính từ những nhận
thức đó mà mỗi lần Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo thành phố và Khoa huyết


học truyền máu bệnh viện đa khoa Đà Nẵng đến đâu vận động là mỗi lần có hàng trăm

đoàn viên thanh niên nô nức đến đăng kí tình nguyện hiến máu. Sự nhiệt huyết của các
bạn đã thực sự gây xúc động cho tất cả những người có mặt trong ngày hôm đó và cũng
là lời cổ vũ hiệu quả nhất để mọi người xua đi nỗi lo lắng, phấp phỏm của mình. Trên
gương mặt ai cũng hân hoan một nụ cười tươi sáng và hạnh phúc. Hạnh phúc vì thấy
mình đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Hạnh phúc khi nhìn thấy hiển
hiện vẻ ngưỡng mộ của những người xung quanh khi cánh tay mình đưa ra cho dòng máu
thanh niên Việt Nam chảy từ cơ thể mình vào cơ thể một người khác trong nay mai. Hạnh
phúc khi tưởng tượng rằng đâu đó trên đất nước này, trên thế giới này, dòng máu của
mình đang hoà chung trong một, thậm chí một vài người đã từng được mình cứu sống.
Hạnh phúc khi được sẻ chia. Hạnh phúc khi biết mình vừa làm một điều có ích cho xã
hội. Với những ý nghĩa đó, hiến máu nhân đạo còn hơn cả một nghĩa cử cao đẹp. Hiến
máu nhân đạo, niềm tự hào không giới hạn. Sau khi tham gia hiến máu bạn sẽ cầm trên
tay một tờ giấy rực rỡ ghi nhận sự đóng góp đáng quý của bạn với xã hội. Đó là một niềm
tự hào lớn của bạn trước mọi người. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy tự hào hơn nhều lần
khi biết thêm một vài điều khác nữa. Như đã nói ở trên, cứu người là một hành động
thiêng liêng đáng quý hơn hết thảy mọi hành động. Và bạn đã làm được điều đó. Đáng
quý lắm chứ. Bên cạnh đó, bạn có biết nếu đến bệnh viện để cho máu, bạn sẽ lập tức 7
nhận được số tiền là 250 nghìn thay vì 30 nghìn khi hiến máu ở trường? Đấy là vì hai chữ
"nhân đạo". Khi đến bệnh viện bạn sẽ đưọc xếp vào cùng với những người bán máu
chuyên nghiệp và sẽ nhận được một số tiền lớn như vậy. Còn khi tham gia hiến máu nhân
đạo, quả thực 80 nghìn quá ít ỏi so với lượng 250 đến 350 cc máu bạn cho ra. Tuy vậy
bạn lại có được một niềm tự hào rất lớn là đã làm được một việc có ích. Và số tiền khiêm
tốn kia chỉ là tiền bồi dưỡng cho bạn chứ hoàn toàn không phải tiền bán máu. Không phải
ai cũng có thể cho máu. Trước khi tiến hành cho máu bạn phải qua một cuộc kiểm tra sức
khoẻ lâm sàng để đảm bảo bạn đủ cân nặng, huyết áp bình thường, không bị các bệnh về
tim mạch hoặc các bệnh truyền nhiễm qua máu v v Được hiến máu là được tự hào mình
là người khoẻ mạnh bạn ạ! Và bạn có biết vì sao các chương trình hiến máu nhân đạo
thường tập trung hướng vào tầng lớp đoàn viên thanh niên Việt Nam? Bởi máu của chúng
ta là máu "sạch". Bởi chúng ta được giáo dục và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, ít
tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, quan hệ tình dục bừa bãi . Chúng ta tự hào là

những đoàn viên thanh niên Việt Nam được sống và hoạt động trong môi trường trong
sáng và lành mạnh nhất. Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua
đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những
người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.

2.4 Nhận thức của người dân về việc hiến máu nhân đạo:
Một số người dân cho rằng việc hiến máu rất nguy hiểm vì trong quá trình hiến,không
cẩn thận sẽ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như bệnh AIDS,lo sợ rằng hiến máu rồi thì
cơ thể mình không có đủ máu để phục vụ cho bản thân,sợ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe,có người lại sợ máu mình hiến không tới được tay các bệnh nhân.Thế nhưng bên
cạnh đó,còn biết bao tấm lòng nhân ái,biết tương thân tương ái.Họ không những đã đi


hiến màu tình nguyện mà còn vận động người thân,bạn bè cùng chung tay để góp phần
cứu giúp các 8 bệnh nhân đang cần máu. Nước ta cũng đã lấy ngày 7/4 hàng năm là ngày
hiến máu nhân đạo,cũng là ngày toàn dân cùng chung tay hiến máu để giúp đỡ các bệnh
nhân và tôn vinh những cá nhân,tập thể có công lớn trong chương trình quốc gia
này.Hiểu được tầm quan trọng của việc làm đầy ý nghĩa,cả nước ta đang thi đua,cùng
nhau hành động.Việc tổ chức hiến máu nhân đạo được diễn ra thường xuyên và liên
tục,với mục đích là góp phần để ngân hàng máu không bao giờ phải nằm trong tình trạng
báo động bởi thiếu máu,không để những mảnh đời nhỏ bé kia bị cướp mất sự sống chỉ vì
thiếu máu nữa. Và đã có những người còn lập được những kỷ lục về nghĩa cử cao đẹp của
mình như: -Bà Lý Thị Kim Thịnh(sinh 1957, một tiểu thương ở phường 5, TP Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên).Từ năm 1979 đến nay, bà Thịnh đã hơn 87 lần hiến máu giúp nhiều người
bệnh qua cơn nguy kịch. Bà tâm sự Năm 1979, khi sinh đứa con đầu tiên, chị Lý Kim
Thịnh (phường 5, TP Tuy Hoà, Phú Yên) vừa tròn 23 tuổi. Đó là một ca sinh khó, cần mổ
gấp. Khi nghe bác sĩ thông báo, cô gái trẻ mới sinh con lần đầu không khỏi lo sợ. Lo nhất
là lúc đó bệnh viện không còn nhóm máu tương thích với chị. Chị thuộc nhóm máu B,
một nhóm máu khá hiếm.May mắn thay, một người đàn ông giấu tên đã tình nguyện hiến
máu cho chị. Ca mổ thành công tốt đẹp. Trong niềm vui “mẹ tròn con vuông” chị lại áy

náy khi ân nhân của chị đã đi mất, không để lại tên hay địa chỉ liên lạc. Đến bây giờ chị
vẫn mong ước được gặp người đó một lần để nói lời cảm ơn nhưng vẫn chưa toại nguyện.
Khi kể lại chuyện cũ, bà Thịnh vẫn còn rất xúc động: “Lúc đó nếu không có ân nhân cho
máu không biết mẹ con tôi sẽ ra sao nữa. Tôi sống được là nhờ máu người tốt nên tôi
cũng phải tiếp tục gieo mầm thiện”. Toàn bộ số tiền bồi dưỡng từ những lần hiến máu bà
Thịnh đều đóng góp vào bếp ăn từ thiện ở Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. 9 -Gia đình ông
Lê Đình Duật, trú tại phòng 410, nhà F8, tổ 23, phường Thanh Xuân Trung, Hà Nội. Từ
năm 2000 đến nay, 5 thành viên trong gia đình ông đã đi hiến máu hơn 20 lần.Trong hai
ngày 6 và 7-4 -2008, hàng ngàn người dân, nhất là ĐVTN, SVHS trên cả nước đã nhiệt
tình tham gia các hoạt động hiến máu nhân đạo nhân Ngày toàn dân hiến máu tình
nguyện 7-4. -Trong vụ thảm họa sập cầu Cần Thơ, người dân Cần Thơ chưa bao giờ
chứng kiến cảnh người đi hiến máu nhân đạo lại dành nhau như sáng 26/9/2007. Người
sau chen người trước, như sợ mất lượt mình, khi con số thương vong của vụ tai nạn càng
lúc càng lớn và cuộc vận động hiến máu nhân đạo khẩn cấp được phát ra.Suy nghĩ của
một số sinh viên như bạn Nguyễn Thuý A - sinh viên năm thứ 3 của ĐH Nông Lâm - giải
thích: "Thông thường thì SV tụi em rất hay được vận động hiến máu nhân đạo. Thậm chí
có khi còn đưa cả vào tiêu chí thi đua của cơ sở. Bản thân em cũng đã hiến máu nhân đạo
hai lần rồi. Nước ta cũng đã lấy ngày 7/4 hàng năm là ngày hiến máu nhân đạo,cũng là
ngày toàn dân cùng chung tay hiến máu để giúp đỡ các bệnh nhân và tôn vinh những cá
nhân,tập thể có công lớn trong chương trình quốc gia này.Hiểu được tầm quan trọng của
việc làm đầy ý nghĩa,cả nước ta đang thi đua,cùng nhau hành động.Việc tổ chức hiến
máu nhân đạo được diễn ra thường xuyên và liên tục,với mục đích là góp phần để ngân
hàng máu không bao giờ phải nằm trong tình trạng báo động bởi thiếu máu,không để
những mảnh đời nhỏ bé kia bị cướp mất sự sống chỉ vì thiếu máu nữa. Nhân dịp kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội và hưởng ứng ngày quốc tế tình nguyện 05/12, rất nhiều
những hoạt động ý nghĩa đã được diễn ra trên khắp thành phố Hà Nội. Cùng chung trong


không khí đó, vừa qua, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên Đại học Kinh Doanh & Công
Nghệ Hà Nội đã tổ chức chương trình hiến máu trong toàn trường với chủ đề “Sẻ giọt

máu đào -Trao niềm hi vọng”. 10

III. Hiến máu nhân đạo, niềm tự hào không giới hạn.
Sau khi tham gia hiến máu bạn sẽ cầm trên tay một tờ giấy rực rỡ ghi nhận
sự đóng góp đáng quý của bạn với xã hội. Đó là một niềm tự hào lớn của bạn
trước mọi người. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy tự hào hơn nhều lần khi biết thêm
một vài điều khác nữa. Như đã nói ở trên, cứu người là một hành động thiêng
liêng đáng quý hơn hết thảy mọi hành động. Và bạn đã làm được điều đó. Đáng
quý lắm chứ. Bên cạnh đó, bạn có biết nếu đến bệnh viện để cho máu, bạn sẽ lập
tức nhận được số tiền là 150 nghìn thay vì 80 nghìn khi hiến máu ở các địa điểm tổ
chức tình nguyện ? Đấy là vì hai chữ "nhân đạo". Khi đến bệnh viện bạn sẽ đưọc
xếp vào cùng với những người bán máu chuyên nghiệp và sẽ nhận được một số
tiền lớn như vậy. Còn khi tham gia hiến máu tình nguyện, quả thực 80 nghìn quá ít
ỏi so với lượng 250 ml đến 350 ml máu bạn cho ra. Tuy vậy bạn lại có được một
niềm tự hào rất lớn là đã làm được một việc có ích. Và số tiền khiêm tốn kia chỉ là
tiền bồi dưỡng cho bạn chứ hoàn toàn không phải tiền bán máu. Không phải ai
cũng có thể cho máu. Trước khi tiến hành cho máu bạn phải qua một cuộc kiểm
tra sức khoẻ lâm sàng để đảm bảo bạn đủ cân nặng, huyết áp bình thường, không
bị các bệnh về tim mạch hoặc các bệnh truyền nhiễm qua máu..v..v..
Được hiến máu là được tự hào mình là người khoẻ mạnh bạn ạ. Và bạn có biết vì
sao các chương trình hiến máu nhân đạo thường tập trung hướng vào tầng lớp
đoàn viên thanh niên Việt Nam? Bởi máu của chúng ta là máu "sạch". Bởi chúng
ta được giáo dục và sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, ít tệ nạn xã hội như
nghiện hút, mại dâm, quan hệ tình dục bừa bãi... Chúng ta tự hào là những đoàn
viên thanh niên Việt Nam được sống và hoạt động trong môi trường trong sáng và
lành mạnh nhất.
.

IV. Hiến máu nhân đạo, những lợi ích trước mắt và lâu
dài.

Nếu bạn cắt đi một cành cây, chỉ ít lâu sau thôi tại chỗ đó sẽ mọc lên 2 ngọn
cây mới. Đừng lo lắng vì lượng máu mình đã mất đi sau khi hiến. Mỗi lần cho
máu là mỗi lần cơ thể bạn được kích thích quá trình tái tạo máu mới. Vì vậy hãy
cố gắng kết hợp ăn uống và sinh hoạt điều độ, sức khoẻ bạn sẽ tăng lên rất nhiều
đấy. Tham gia hiến máu cũng là một cách để bạn kiểm tra sức khoẻ. Một lượng


máu nhỏ của bạn sẽ được đem đi xét nghiệm và kết quả sẽ được gửi về an toàn cho
bạn. Nhờ đó bạn có thể biết rõ thực trạng của mình để có những biện pháp kịp thời
nhất. Nếu bạn tham gia hiến máu, sau này, lỡ có chuyện không hay xảy ra, bạn
hoàn toàn có quyền được cấp một lượng máu vừa đủ cho mình mà không phải trả
bất cứ chi phí nào. Hiến máu nhiều lần giống như việc dự trữ máu cho mình vậy.
Chẳng ai biết được tương lai sẽ xảy ra hay không những chuyện gì.



×