Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.13 KB, 7 trang )

Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam hiện nay
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển
của dân tộc, cho đến nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo của cả nước. Cây lúa ,hạt
gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay nó là một phần không thể
thiếu trong cuộc sống .Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội
mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển
của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Với
bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc
sống, biểu tượng cho dân tộc ,góp phần tạo nên tên tuổi Việt Nam trong nền kinh tế
thế giới .Và chúng ta con dân Đất Việt luôn tự hào mà ngân vang câu ca : “Người
sống về gạo, cá bạo về nước”.
Trên thế giới ngày nay, các hoạt động kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc
gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trao đổi thương mại quốc tế.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, việc đề ra các chiến lược kinh tế mới và các
giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất và kinh doanh là đặc biệt quan trọng. Đối với
Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động
trong khu vực kinh tế nông nghiệp thì hoạt động xuất khẩu gạo được coi là hướng
chiến lược và càng cần chú ý.
Để hiểu hơn về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam em đã chọn đề tài: “Tìm
hiểu về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam hiện nay ”.
I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm cầu
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.


Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng
mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định .
2. Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán
trong một thời gian nhất định.


Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịnh vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng
bán ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
3. Khái niệm thị trường.
Thị trường là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp
xúc với nhau để trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ.
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam hiện nay.
1. Thành tựu trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây xuất khẩu gạo của Việt Nam đã trở thành ngành chủ lực
quan trọng.Và hoạt động xuất khẩu gạo cùng với xuất khẩu hàng nông sản trở thành
1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đạt kim ngạch hàng tỉ USD
và đem lại cho đất nước nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Cụ thể như sau:
Về thị trường xuất khẩu gạo của nước ta : không những được mở rộng mà quan hệ
bạn hàng cũng từng bước được cải thiện. Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được
xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xinh-gapo...Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng trưởng gần 24 %, thị trường
Châu Mỹ chiếm trên 7,6%, tăng trưởng trên 4,6%, thị trường Châu Úc chiếm


0,88%, tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông chiếm trên 1,2 %, tăng trưởng
gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm
truyền thống của Việt Nam cơ bản được giữ vững và có tăng trưởng đáng kể. Theo
thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường Phi-líp-pin tăng trưởng trên
285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128%, thị trường Trung Đông tăng
trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2013.
Sản lượng xuất khẩu: chức Nông lương Liên hợp quốc ( FAO) dự báo Việt Nam
trong năm 2014 sẽ xuất kaaur koangr 7 triệu tấn gạo,tiếp tục xếp thứ 3 trong danh
sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, tăng 5% so
với 6,65 triệu tấn năm 2013 chủ yếu nhờ sản lượng tăng và nhu cầu nhập khẩu cao
hơn từ các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc. Sáu
tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,3 triệu tấn, giảm 6% so với

3,5 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng lúa năm 2014 của Việt Nam sẽ đạt
kỷ lục 44,5 triệu tấn, cao hơn so với 43,859 triệu tấn năm 2013.
Về giá cả và chất lượng gạo xuất khẩut: thời gian qua cũng không ngừng được cải
thiện. Khoảng cách về giá xuất khẩu FOB so với các nước xuất khẩu truyền thống
khác (đặc biệt là Thái Lan) đã được rút ngắn đáng kể. Nếu như những năm đầu của
thập kỷ 90 khoảng cách chênh lệch ở mức từ 50-60 USD/tấn (đối với từng loại gạo
có phẩm chất tương tự và các điều kiện thương mại giống nhau), có loại chênh lệch
tới gần 100USD/tấn thì những năm gần đây chỉ còn từ 15-39 USD/tấn.Giống lúa và
chế biến vẫn là hai khâu có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng gạo xuất khẩu. Cơ
chế quản lý hoạt động xuất khẩu có những thay đổi liên tục trong những năm 90 và
gần đây để đáp ứng yêu cầu thiết thực trong kinh doanh xuất khẩu gạo, Chính phủ
đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng như quy định về doanh nghiệp
đầu mối xuất khẩu. Đây là bước đột phá mới trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Tuy rằng Việt
Nam đã tiếp cận được hầu hết các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của thế giới,
nhưng xét về quy mô hay thị phần thì vẫn còn khiêm tốn. Nhìn chung thị trường
xuất khẩu của Việt Nam đang bị cạnh tranh quyết liệt và ngày càng khó khăn hơn.


Đặc biệt ,ở Việt Nam hiện nay đã thực sự có sản xuất lúa hàng hoá.Tuy nhiên, chỉ
có khu vực đồng bằng sông Cửu Long mới thực sự là khu vực sản xuất lúa hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam.
2. Những khó khăn trong xuất khẩu gạo ở Việt Nam .
Áp lực cạnh tranh gia tăng: sản lượng lúa tăng nhưng không kèm theo sự cải thiện
thu nhập của người nông dân. Việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn đến chất
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung ở
phân đoạn thấp, kém đa dạng, và đặc biệt đang tập trung rất nhanh vào thị trường
Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, lập tức tạo sức ép
giảm giá lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi
sản xuất lúa gạo trong nước, đặc biệt là người nông dân

Cấu trúc thị trường chưa bền vững: Trong những năm gần đây, tỉ trọng các hợp
đồng chính phủ (G2G) có xu hướng giảm dần. Năm 2007, tỷ trọng hợp đồng G2G
chiếm 70% trọng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ này giảm xuống còn
42,7% năm 2009 và đến năm 2012, 2013 chỉ còn chưa đến 20%. Điểm đáng chú ý,
trên thị trường xuất khẩu gạo hiện nay vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa
các công ty (ví dụ như trong việc đàm phán giá lúa gạo xuất khẩu) và liên kết dọc
với các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên
liệu hiện được thực hiện rất “gượng ép” do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào
nguồn cung sẵn có trên thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn,
rủi ro về lợi nhuận cao do thị trường đầu ra không ổn định.
Và đặc biệt là chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa cao nên khó cạnh
tranh ,không có khả năng xâm nhập vào các thì trường “khó tính” để mở rộng thì
trường .


Ngoài ra, phải chăng sự can thiệp sâu của Chính phủ trong buôn bán gạo hoặc đấu
thầu, đôi khi như con dao hai lưỡi, phần hạn chế làm tiêu tính năng động của giám
đốc doanh nghiệp trong việc bán thị trường từng thời điểm, tính toán hiệu quả?
Để bù đắp khó khăn đã qua, tránh rủi ro kinh tế, các nhà quản lý, các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm trước tình hình thị trường và giá cả trong nước
và thế giới còn diễn biến rất phức tạp, cần có những biện pháp hợp lý để đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
III. Những giải pháp đối với việc xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Từ thực trạng trên đây về xuất khẩu lúa gạo hiện nay cần thiết phải tiếp tục nghiên
cứu, tìm kiếm các giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Dưới đây là một số
giải pháp nhỏ :
1. Nhóm giải pháp tầm vĩ mô.
Cần phải nhanh chóng hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu trên cơ sở
quy hoạch chi tiết của ngành nông nghiệp và phát triển của nông thôn trong mối
quan hệ với bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, bộ thương mại.

Nâng cao kỹ thuật canh tác cùng với giải pháp cải tạo đổi mới giống lúa cho năng
suất và chất lượng cao hơn.
Tăng cường công tác quản lý sản xuất, chế biến để hạ giá thành, đề cao vai trò của
các tổ chức, hợp tác xã, nông hội, liên kết nông dân thành một hệ thống thống nhất
để sẵn sàng đối mặt với những thách thức và cạnh tranh của hội nhập quốc tế.
Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ đầu vào cho sản xuất chế biến và đầu tư
trong tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Hỗ trợ đầu tư công nghệ, kỹ thuật khâu chế biến
bảo quản.


Cải thiện tình hình thu thuế sử dụng đất, nhiên liệu, thuế GTGT và thuế xuất khẩu.
áp dụng các biện pháp trợ cấp và bảo hộ sản xuất và xuất khẩu gạo trong giới hạn
cho phép nhưng không làm tổn thương tới các cam kết đã ký kết.
Tăng cường huy động vốn tư nhân vào hoạt động xuất khẩu gạo.
Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu qua biên giới.
Chủ động, tích cực đàm phán song phương và đa phương đối với Hiệp định về hàng
nông sản
2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp .
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực cần xây dựng chiến lược kinh
doanh và hội nhập một cách thận trọng trong bối cảnh thời hạn của các cam kết
quốc tế đã đến gần. Doanh nghiệp cần chủ động và tăng cường công tác tiếp thị,
nắm chắc thị trường thế giới, hạ giá thành xuất khẩu, phối hợp chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành hàng.
Chú trọng đầu tư cho công tác đăng ký và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Lựa
chọn và thiết lập mắt xích kênh phân phối gạo xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương xứng với tầm hoạt động và
định hướng chiến lược của doanh nghiệp.
Ngoài những biện pháp trên cũng cần: Hoàn thiện việc tổ chức khâu trồng lúa cung
cấp cho xuất khẩu: Thực hiện tốt qui hoạch, phân vùng thâm canh trồng lúa cho
xuất khẩu; Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu; Hoàn thiện

marketing, quảng bá sản phẩm, ký kết hợp đồng và phương tiện thanh toán với sự
hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra chúng ta cần nhanh chóng vươn lên nắm quyền chủ


động xuất khẩu trực tiếp. Chấn chỉnh công tác quản lý xuất khẩu gạo theo hướng
khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường và nâng cao vai trò
của Hiệp Hội lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo.
KẾT LUẬN
Như vậy qua những tìm hiểu của em ở trên về vấn đề thị trường xuất khẩu lúa gạo ở
Việt nam hiện nay có thể thấy: Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới, xuất khẩu càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với một nền kinh
tế, nhất là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam. Việt nam
là một nước đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoà nhập
vào khu vực và thế giới. Vì vậy xuất khẩu được coi là một trong những công cụ
quan trọng nhất để thực hiện thành công các mục tiêu trên .Xuất khẩu gạo luôn
được coi là thế mạnh của nông nghiệp nước ta, việc nâng cao chất lượng gạo xuất
khẩu là vấn đề bức thiết.
Phát triển sản xuất lúa và đẩy mạnh xuất khẩu gạo là một hướng đi đúng đắn.Và cần
thấy một điều quan trọng là các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của nhà
nước muốn thực sự phát huy tác dụng và trong tương lai oạt động xuất khẩu lúa gạo
có bước đột phá mới thì phải được thực hiện nghiêm túc trong thực tế chứ không
phải chỉ dừng lại ở trên giấy tờ, lý thuyết .



×