Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phương thức lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.82 KB, 31 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC LĨNH VỰC TRỌNG YẾU

ĐỀ TÀI:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện
Lớp

: Nguyễn Hùng Cường
: Xây dựng Đảng và
Chính quyền nhà nước – K30B

Hà Nội, tháng 10 năm 2012


A. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và đã được thực tiễn cách mạng 75 năm
qua dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam nhân dân ta đã liên tiếp
giành những thắng lợi hết sức to lớn mang tầm vóc lịch sử và có ý nghĩa thời
địa sâu sắc.
Ngày nay công cuộc đổi mới diễn ra trên đất nước ta đã diễn ra được
gần 20 và chúng ta đã thu được nhiều thành tựu rất to lớn hiện nay đất nước ta
đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện
đại hố. đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ dệt đời
sỗng vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng cho đất nước ta đến


năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
nguồn lực con người năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trượng
định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, Vị thế của nước ta
trên trướng quốc tế được nâng cao. Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đảng ta xác định phải kiên trung với
chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ gìn bảo vệ lợi ích của cả
dân tộc, đảng ta phải vững tay lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt
qua những cơn lốc chính trị đi đúng dịng chảy lịch sử khởi xướng và lãnh đạo
nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, ổn định chính trị, tạo mơi trường thuận lợi, bình n cho nhân dân xây
dựng cuộc sống ấm lo hạnh phúc.
Đảng ta xác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng
đảng là nhiệm vụ then chốt. Chỉ có như vậy mới đảm bảo hoàn thành thắng lợi

2


hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Con đường mà đảng ta đã lựa trọn là cực kỳ khó khăn chưa từng có tiền
lệ trong lịch sử, đòi hỏi đảng ta vừa thực hiện vừa sáng tạo, vừa rút kinh
nghiệm. Nhiệm vụ chính trị mới địi hỏi đảng tá phải có phương thức lãnh đạo
cho phù hợp mà việc đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng mà việc đổi mới
phương thức lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần quan trọng
trong việc giữ vững và khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng trong thời kỳ mới,
nêu cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của nhà nước, phát huy hơn nữa quyền
làm chủ của công dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại
hố đất nước.

Phương thức lãnh đạo của đảng là một hệ thống các phương pháp hình
thức, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc mà đảng sử dụng để tác động vào hệ
thống chính trị xã hội nhằm đạt mục tiêu, nội dung lãnh đao của đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo con thuyền cách mạng
việt nam, chính vì như vậy đảng ta phải lãnh đạo tất cả các lĩnh vực như kinh
tế, chính trị, văn hố- xã hội, An ninh quốc phịng, … Do đó đảng cần phải có
phương thức lãnh đạo cho phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể.
Những vấn đề trên càng khảng định sâu sắc hơn tầm quan trọng và phương
thức lãnh đạo của đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là rất to lớn,
khơng gì thay thế của đảng. Nhưng vì khả năng cịn hạn chế, nên em chỉ tập
trung nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ đó là về “Đảng lãnh dạo sự nghiệp
phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, thực tiễn lãnh đạo của đảng ta qua hơn 75 năm lãnh đạo và gần
20 năm đổi mới.

3


Đề tài nhằm làm sáng tỏ phương thức, vai trò lãnh đạo của đảng cộng
sản Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là phương
thức lãnh đạo của đảng đối với kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hố hiện đại hố đất nước.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Sử dụng phương pháp luận Mác xít và một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể: nêu vấn đề, phân tích tổng hợp, logic, khoa học lịch sử, …
4. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được triển khai thành ba phần:
Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết bài.

Trong phần nội dung chia làm ba phần:
I. Tính tất yếu khách quan và yêu cầu cấp bách của phương thức lãnh
đạo của đảng.
II. Thực trạng của phương thức lãnh đạo của đảng đối với kinh tế.
III. Những giải pháp của phương thức lãnh đạo của đảng đối với kinh tế.
Qua đó khảng định việc đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với
kinh tế là vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong thời kỳ đổi mới
hiện nay.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ YÊU CẦU CẤP BÁCH
CỦA PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.
1. Tính tất yếu khách quan về phương thức lãnh đạo của đảng
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin thì lý luận về chiến lược và
sách lược là một bộ phận quan trọng. đó là khoa học về những nguyên tắc hành
động chính trị của đảng, về các phương pháp vạch ra con đường và phương
sách đạt đến các mục đích cuối cụng của phong trào cơng nhân, về những
nguên tắc cơ bản trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công
nhân, của tất cả nhân dân lao động.
Trong học thuyết về đảng của giai cấp cơng nhân, Mác - Ăngghen địi
hỏi đảng phải có cương lĩnh và sách lược của mình. Những nguyên tắc cơ bản
trong hoat động chính trị của những người cộng sản đã được Mác - Ăngghen
nêu ra trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, cương lĩnh cách mạng của giai cấp
vơ sản tồn thế giới.
Trong chiến lược, sách lược của đảng không được xa rời nguyên tắc
quốc tế chủ nghĩa. Trước hết đảng cần tính đến những đặc điểm chủ yếu của

hoàn cách lịch sử thuộc một thời đại nhất định, chứ không phải chỉ căn cứ trên
những sự kiện lịch sử của một nước, thì mới có thể vạch ra một đường lối
chính trị đúng đắn. Khơng những vậy, đảng phải cần xuất phát từ lơi ích của
phong trào công nhân cách mạng quốc tế và bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng
nhân cách mạng cuả nước mình để xác định sách lược và chiến lược cách
mạng của chính nước mình hình thành trên cơ sở áp dụng một cách khéo léo,
sáng tạo những nguên tắc cơ bản của cách mạng xã hội khoa học phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể và đặc điểm dân tộc đất nước mình.
Lê Nin nhận xét rằng: sách lược của một đảng là thái độ chính trị của
đảng đó, hay là tính chất, phương pháp hoạt động chính trị của đảng đó.

5


Theo Mác - Ăng ghen, cơ sở của sách lược của giai cấp vơ sản phải là
lợi ích của đấu tranh giai cấp và cách mạng của giai cấp vô sản, đồng thời có
tính tốn một cách khách quan đến tất cả mọi quan hệ xã hội.
Phân tích quan điểm của Mác, Lênin viết: chỉ có nghiên cứu một cách
khách quan toàn bộ những mối liên hệ qua lại giữa các giai cấp trong một xã
hội nhấ nhất định, không trừ một giai cấp nào, và cho đó hiểu biết được trình
độ phát triển khách quan của xã hội ấy và những mối quan hệ qua lại giữa xã
hội ấy với xã hội khác thì mới có thể có cơ sở cho một sách lược đúng đắn của
giai cấp tiên phong được.
Mác - Ăng ghen không chỉ chú ý đến những điều kiện khách quan của
cách mạng, mà còn đặc biệt chú ý đến nhân tố chủ quan, chú ý đến vai trị sách
lược của đảng, của gisai cấp cơng nhân.
Những luận điểm cơ bản của Mác - Ăngghen về sách lược của đảng
cách mạng của giai cấp vô sản trở thành nền tảng để Lê nin xây dựng, phát
triển chiến lược, sách lược của đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Theo Lênin đường lối chiến lược cách mạng là khoa học và nghệ thuật

lãnh đạo chính trị của đảng, của giai cấp công nhân trong công cuộc đấu tranh
nhằm cải biến bằng cách mạng đối với xã hội cũ, từng bước hình thành xã hội
mới, Xã hội - xã hội chủ nghĩa.
Lênin khảng định rõ: “trong mỗi thời kỳ đặc biệt, cần phải biết tìm cho
ra cái mắc xích đặc biệt mà người ta đã phải đem tồn lực lấy để giữ vững tồn
bộ cái xích và chuẩn bị vững chắc sang mắc xích kế bên.” (Sđd,t36.tr252)
Những quan điểm cơ bản của Mác - Ăng ghen, Lênin về đường lối,
chiến lược, sách lược, về khoa học và nghệ thuật lãnh đạo chính trị của đảng
của giai cấp cơng nhân đã đặt nền móng cho chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng ta
xây dựng nên hệ thống quan điểm về phương thức lãnh đạo của đảng cộng sản
Việt Nam.

6


1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên nên nên tư
tưởng về phương thức lãnh đạo của đảng trong các khái nệm “cách tổ chức”,
“sách lược của đảng”, “cách lãnh đạo”, “lối làm việc”…
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam) ra đời Đảng cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm
quyền, lãnh đạo nhà nước và toàn thể xã hội Việt Nam. Là người lãnh đạo cao
nhất của đảng đồng thời là chủ tịch nước, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến
phương thức lãnh đạo, mà sinh thời Người gọi là “ cách lãnh đạo” của Đảng
đối với mọi công việc của Đảng, của nhà nước và của xã hội.Trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, muốn có cách lãnh đạo đúng, trước hết phải hiểu lãnh đạo đúng
có nghĩa là thế nào. Người chỉ rõ lãnh đạo đúng có nghiã là: “phải quyết định
mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế nhất định phải so sánh kinh
nghiệm của dân chúng. Vì dân chính là người chịu cái kết quả của sự lãnh
đạo”. “phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân chúng

giúp sức thì khơng song”. “phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn có sự kiểm
sốt đúng thì cũng phải có sự giúp sức của quần chúng mới được”. (Hồ Chí
Minh tồn tập, NXB CTQG, H.1996,t5,tr285-286)Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng
trong lãnh đạo “ chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng”. Theo
Người, những người mắc bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, thì đảng phải thải đi. Cịn
những hạng người cậy mình là “ công thần cách mạng”, ngang tàn, không thi hành
nghị quyết, thì mời họ xuống cơng tác hạ tầng, khép họ vào kỷ luật và hạng người
nói sng, chỉ biết nói là nói, nói hết giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác,
nhưng một việc thiết thực cũng không làm được” cũng không thể dùng họ vào công
việc thực tế”. (SĐD, H1996,t5,tr286,287)
Như vậy về cách lãnh đạo hay phương thức lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí
Minh dạy rằng: xuất phát từ mục đích phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân,
đối với bất kỳ cơng việc gì thiết thực, người lãnh đạo của đảng cũng phải dùng

7


hai cách lãnh đạo là liên hợp chính sách chung và chỉ đạo riêng và liên hợp
lãnh đạo với quần chúng. Không lãnh đạo theo hai cách này, sẽ rơi vào bệnh
quan liêu, xa rời thực tế, công việc nhất định khơng thành, dù nghị quyết, chỉ
thị của Đảng có hay đến mấy.
Năm 1927 trong tác phẩm “đường cách mệnh”, đồng chí Nguyễn ái
Quốc đã nói đến phương thức lãnh đạo, phương pháp cách mạng khi bàn về
cách làm cách mạng. Bàn về phương thức lãnh đạo của đảng đối với các đoàn
thể quần chúng và các giới, người chỉ ra: “cách tổ chức” công hội, cách tổ
chức” dân cày.
Tinh thần cơ bản của “đường cách mệnh” là đảng, Người lãnh đạo phải
học được cách lãnh đạo cách mạng một cách đúng đắn, khoa học, lơi cuốn
được tồn thể nhân dân đồng lòng đứng lên làm cách mạng, cách mạng mới
thành cơng.

Người khảng định: “Mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm
mới đồng; tâm đã đồng, thì phải biết cách làm thì mới chóng”. (Hồ Chí Minh:
tồn tập, NXB, Hà Nội, 2000, T2, tr261)
Khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, trong “sách lược vắn tắt của
Đảng” được thông qua tại hội nghị thành lập đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vạch rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Đảng phải thu phục cho
được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng.
Về nghệ thuật lãnh đạo, Người cho rằng, bất kỳ cơng việc gì, cũng phải
dùng hai cách lãnh đạo cơ bản: Một là, hỗn hợp chính sách chung với sự chỉ
đạo riêng. Hai là, hỗn hợp người lãnh đạo với quần chúng.
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng đòi hỏi trong mọi công tác
thiết thực của đảng nhất định phải xuất phát từ trong quần chúng đưa ra, rồi lại
trở về nơi quần chúng.

8


Trong quá trình lãnh đạo Đảng phải cần học hỏi quần chúng, dựa vào
quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành
công của đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng
vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân dưới ngọn cờ tất thắng của chủ
nghĩa Mác - Lê nin. (SĐD, t10, tr197)
Đồng thời, chủ tịch Hồ Chí Minh cịn coi vấn đề sử dụng cán bộ đúng là
một nội dung căn bản trong khoa học và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, tư
tưởng bao trùm trong việc dùng cán bộ của Người là: phải trọng nhân tài, trọng
cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho cơng việc chung của chúng ta.
Nghệ thuật dùng cán bộ rất quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: “ lãnh

đạo khéo, tài nhỏ có thể hố ra tài to. Lãnh đạo khơng khéo, tài to cũng hố ra
tài nhỏ”. (Hồ Chí Minh: tồn tập,NXB CTQG, HN 1995, t5, tr280)
Nhưng tu tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của
đảng đã được đảng ta quán triệt thực thi, bổ sung, phát triển ngày càng phong
phú trong quá trình lãnh đạo cách mạng: Đảng lãnh đạo cách mạng giành chính
quyền, trong tiến trình xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền, lãnh đạo
tồn xã hội, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới.
Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của đảng và
nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận tồn diện, mà
trong đó mà tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng. Những
điểm chủ yếu trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh có tính chất nguyên lý soi
sáng tư duy kinh tế của chúng ta.
1.3. Quan điểm của Đảng ta

9


Nhìn lại lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta từ khi mới ra đời vào
mùa xuân năm 1930 đến nay chúng ta có thể thấy: ở mỗi thời kỳ khác nhau thì
nhiệm vụ chính trị có khác nhau và Đảng có những phương thức lãnh đạo
khác nhau. Khi phương thức lãnh đạo phù hợp thì có tác dụng to lớn thúc
đẩy sự phát triển của nhiệm vụ chính trị. Điều này có thêt rễ nhận thấy qua
các thời kỳ:
Thời kỳ 1930 - 1945: Đảng ta ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành
chính quyền. Nội dung lãnh đạo lúc đó là tập trung giành độc lập dân tộc. Hai
nhiệm vụ chiến lược lúc đó là phản đế và phản phong với khẩu hiệu “ Độc lập
dân tộc và người cày có ruộng”. Trong thời kỳ đó, Đảng ta chọn phương thức
và phương pháp lãnh đạo là công tác tư tưởng: cổ động, tuyên truyền giáo dục
lý luận, vận động quần chúng và Đảng hoạt động bí mật là chủ yếu. Với
phương thức đó, Đảng đã tổ chức và vận động quần chúng giành thắng lợi

trong cách mạng tháng tám.
Thời kỳ 1945 - 1954: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ chính quyền
với các nhiệm vụ: diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và đưa cơng cuộc
chống thực dân pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thời kỳ 1954 - 1975: Đảng lãnh đạo nhân dân ta ở miền Bắc cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn để hỗ chợ cho cách mạng giải
phóng Miền Nam. Thống nhất đất nước với khẩu hiệu. “ Tất cả cho tiền tuyến,
tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đảng ta đã chọn phương thức lãnh
đạo là: “ Tuyệt đối và chực tiếp về mọi mặt” và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành
cuộc kháng chiến chống Mỹ với chiến thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất
đất nước, đưa cả nước tiến lên làm chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ 1976 - 1986: Đảng ta tập chung xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện đất nước chậm phát triển, vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh
lâu dài, ác liệt. Với nội dung lãnh đạo là: xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô

10


hình kế hoạch hố, tập trung, bao cấp giống như Miến Bắc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ( 1954 - 1975 ) nhưng theo phương thức mới là “ Đảng lãnh đạo nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Với phương thức này, Đảng ta đã phát huy
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để bảo vệ và xây dựng đất
nước trong thời kỳ mới.
Trong giai đoạn 1986 đến nay: từ sau đại hội VII, Đảng ta đã mạnh dạn
đổi mới toàn diện nội dung lãnh đạo của mình trong cơng cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở điều kiện mới. Nội dung lãnh đạo của Đảng là xây dựng nền
kinh tế nhiều thành phần, vận hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phương thức lãnh đạo mới của
Đảng được nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI nêu rõ: “ Từng bước
xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, phát huy

quyền làm chủ của nhân dân.”.
Thành tựu 25 năm đổi mới đã chứng minh cho sự phù hợp giữa nội
dung và phương thức, phương pháp lãnh đạo mới.
2. Tính cấp bách về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
Cơ sở thực tiễn đã cho chúng ta thấy rõ, Đảng lãnh đạo kinh tế là địi
hỏi khách quan và có tính quy luật. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế có
mục tiêu chiến lược về kinh tế xã hội khác nhau, do đó đối tượng của sự lãnh
đạo kinh tế cũng khác nhau. do đối tượng khác nhau nên nội dung lãnh đạo
kinh tế của mỗi giai đoạt cũng khác nhau. Nội dung lãnh đạo kinh tế yêu cầu
phương thứu lãnh đạo phù hợp để mang lại hiệu quả.
Nội dung lãnh đạo kinh tế của Đảng trong giai đoạn cơng nghiệp hố
hiện đại hoá thể hiện ở những vấn đề sau:
Thứ nhất: Lãnh đạo quá trình chuyển nền kinh tế mang đặc trưng kinh tế
thương mại sang nền kinh tế mang đặc trưng công nghiệp.

11


Thứ hai: Lãnh đạo quá trình chuyển nền kinh tế dựa trên khai thác tài
nguyên là chủ yếu sang nền kinh tế dựa trên lao động kỹ thuật và khoa học
cơng nghệ.
Thứ ba: Lãnh đạo q trình chuyển nền kinh tế từ giai đoạn phát triển số
lượng một cách phân tán sang giai đoạn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong
cơ cấu kinh tế hợp lý.
Thứ tư: Lãnh đạo quá trình phát triển kinh tế đối ngoại từ giai đoạn mở
cửa thu hút đầu tư nước ngoài sang giai đoạn hội nhập khu vực và thế giới.
Từ việc xác định rõ nội dung lãnh đạo kinh tế của Đảng trong giai đoạn
hiện nay ta thấy phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ bao cấp khơng
cịn phù hợp, Đảng không thể bao biện và làm thay nhà nước trong quản lý
kinh tế mà phải hoàn thiện về quan điểm về phương thức lãnh đạo của Đảng

đối với nhà nước và xã hội trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xẫ hội.
Mà mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân, mà đội tiên phong là đảng
cộng sản, không dừng lại là đấu tranh giành được chính quyền; đó là khởi đầu
để tiến tới cải tạo, xây dựng xã hội mới, mà trung tâm của sự đổi mới này là:
Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do đó, sau khi giành
được chính quyền, Đảng lãnh đạo kinh tế vừa là lãnh đạo nhiệm vụ trung tâm,
hàng đầu để tiếp tục thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình, vừa là trách nhiệm
trực tiếp của Đảng bất cứ xã hội nào muốn phát triển đều gắn liền với quá trình
tăng trưởng kinh tế, không ngừng sản xuất mở rộng… song trong xã hội chủ
nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tăng trưởng kinh tế không đơn thuần mà
luôn được gắn liền với tiến bộ xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là địi hỏi khách quan có ý nghĩa nguyên tắc
mà chỉ có thể thực hiền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, khi lãnh đạo chính
quyền, Đảng lãnh đạo sự nghiệp kinh tế là một tất yếu.

12


Mặt khác từ một nền kinh tế sản xuất hàng hố nhỏ sơ khai mang tính
chất khép kín, thủ cơng, năng xuất thấp và kém hiệu quả đi lên nền sản xuất
mới năng động, theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chủ động hội nhập
với kinh tế khu vực và toàn cầu, với năng xuất và hiệu quả cao là nhiệm vụ hết
sức khó khăn, phức tạp địi hỏi sự lãnh đạo tấp trung cao độ của Đảng.
Những bài học thành công hơn 25 năm đổi mới cho thấy Đảng cần phải
càng vững vàng phát triển mỗi khi thực hiện mỗi nhiệm vụ lãnh đạo của minh
vượt qua những thời điểm khó khăn, đưa nền kinh tế phát triển cũng như đề ra
đương lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn. nói cách khác, lãnh
đạo kinh tế thực sự là nhiệm vụ trung tâm hết sức quan trọng trong chương
trình hành động của Đảng ở mỗi thời kỳ lịch sử.

Vì vậy, để lãnh đạo đúng đắn, đạt hiệu quả cao trên lĩnh vực kinh tế thì
địi hỏi Đảng ta phải có phương thức lãnh đạo đối với kinh tế đúng đắn, hợp lý
trong từng thời kỳ nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, vì nó góp phần
quan trọng vào việc nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng nhằm xây
dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

II. Thực trạng của phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế
1. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
1.1. Khái niệm
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức phương pháp
phù hợp với nội dung lãnh đạo của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng nhất
định để đạt được mục tiêu cách mạng cụ thể của từng giai đoạn.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế là sự định hướng, tác
động của đảng vào toàn bộ hoạt động kinh tế bằng hệ thống các nguyên tắc,
hình thức, phương pháp nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội đã
định.

13


1.2. Những căn cứ để xác lập phương thức lãnh đạo của Đảng
Đảng ta là một Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội.
Chất lượng lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền được thể hiện ở nội dung
lãnh đạo đúng và phương pháp lãnh đạo phù hợp.
Phương pháp lãnh đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống các phương
pháp, hình thức mà Đảng vận dụng để tác động vào các lực lượng, các tổ chức
nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo. lúc chưa có chính quyền, sự lãnh đạo
của Đảng chủ yếu trên một số lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại gia, nhưng
khi trở thành Đảng cầm quyền thì xuất hiện nhiều lĩnh vực mới như kinh tế,
văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ… Cần sự lãnh đạo của Đảng

đồng thời việc lãnh đạo chính quyền đã địi hỏi Đảng phải xác định nội dung
và phương thức lãnh đạo đúng đắn.
Nội dung lãnh đạo của Đảng gồm những quyết định và chỉ đạo thực hiện
các quyết định về đường lối, chủ trương chính sách, về tư tưởng, về tổ chức
cán bộ và kiểm tra… Khi có nội dung lãnh đạo đúng thì phương thức lãnh đạo
phù hợp là nhân tố quyết định bảo đảm chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của
Đảng.
Thực tế cho thấy, có tổ chức hợp lý, có đường lối đúng đắn mà khơng có
phương thức lãnh đạo phù hợp thì hiệu quả lãnh đạo thấp, thậm chí có trường
hợp cịn làm vơ hiệu hố cả đường lối, chủ trương, chính sách.
Phương thức lãnh đạo của Đảng thay đổi khi tình hình cách mạng thay
đổi. Trong hoàn cảnh và điều kiện Đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo
được thể hiện ở nhiều đối tượng khác nhau: Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với các tổ chửc trong hệ thống chính trị như nhà nước, mặt trận tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân…Phương thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hố, an ninh, quốc phịng… trong đó lĩnh

14


vực kinh tế là cực kỳ qua trọng vì nó có ảnh hưởng đến tất cả những lĩnh vực
khác của đời sống xã hơi.
Để đảm bảo cho q trình phát triển theo đúng mục tiêu chung, khi xác
định phương thức lãnh đạo cần căn cứ vào:
Một là: phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với đường lối
chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ và với từng lĩnh vực khác nhau.
Hai là: phương thức lãnh đạo của Đảng phaỉ phù hợp với sự phát triển
của đối tượng lãnh đạo, vì sự vận động của đối tượng lãnh đạo của Đảng là
không ngừng, phong phú và đa dạng cả về mặt trình độ, hình thức tổ chức và
phương thức hoạt động.

Ba là: phương thức lãnh đạo của Đảng vừa tuỳ thuộc, vừa phản ánh sự
trưởng thành của tổ chức và đội ngũ cán bộ.
Bốn là: phương thức lãnh đạo của Đảng còn phụ thuộc vào sự phát triển
của khoa học quản lý và phương tiện kỹ thuật phục vụ lãnh đạo.
Năm là: bản lĩnh, trình độ, phong cách của người đứng đầu các tổ chức
của Đảng có ảnh hưởng lớn đến phươn pháp lãnh đạo của cấp uỷ.
1.3.Nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
Để phù hợp chức năng lãnh đạo của Đảng, đồng thời bảo đảm, phát huy
chức năng quản lý cuả nhà nước và tổ chức điều hành của từng đơn vị kinh tế.
Nội dung lãnh đạo kinh tế của Đảng gồm những vấn đề cơ bản:
- soạn thảo và thông qua đường lối, chiến lược và chính sách kinh tế
trong từng giai đoạn.
- Đảm bảo quy trình và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách
kinh tế của Đảng trong từng thời kỳ.
- Lãnh đạo xây dựng nhà nước và các tổ chức kinh tế đủ sức quản lý,
điều hành kinh tế quốc dân, tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo kinh tế.

15


- Đáo tạo sử dụng và kiểm tra đội ngũ cán bộ làm kinh tế, nhất là đội
ngũ lãnh đạo làm kinh tế.
- Gắn liền hoạt động lãnh đạo kinh tế với hoạt động lãnh đạo trong sự
nghiệp phát triển giáo dục, văn hố khoa học cơng nghệ.
1.4. Ý nghĩa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
Phương thức lãnh đạo của Đảng với kinh tế là hệ thống các hình thức,
phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà
Đảng sử dụng trong việc hoạch định dường lối để tác động vào các tổ chức,
con người trong hệ thống chính trị và cả xã hội. Nhất là trong lĩnh vực kinh tế
nhằm làm cho đường lối chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện có

hiệu quả cao nhất trong cuộc sống.
Lê nin: “ chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”. (SĐD, t42,tr349.)
Để thấu đáo bản chất của quan hệ chính trị với kinh tế, trước hết cần
xuất phát từ phương pháp luận Mác - Lênin.
Trên cơ sở quan điểm duy vật về lịch sử, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xem
quan hệ giữa chính trị và kinh tế là quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc với hạ
tầng cơ sở. Trong đó hạ tầng cơ sở - kinh tế, giữ vai trò quyết định. đồng thời,
thượng tầng kiến trúc chính trị cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại
với hạ tầng cơ sở.
Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về mối quan hệ giữa
chính trị với kinh tế, nhất quán cho kinh tế là nhân tố quyết định tồn bộ lịch
sử chính trị, từ lịch sử hình thành giai cấp, đấu tranh giai cấp đến tiêu vong nhà
nước và giai cấp, Lê nin đã khái quát bản chất của quan hệ giữa chính chị với
kinh tế. Đó là:
- Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế.
(SĐD, NXB, tiến bộ, Matsơcơva, 1977, t42, tr349.)

16


- Chính trị là kinh tế cơ đọng lại. (SĐD,t45,tr147.)
- Chính trị khơng thể khơng chiếm vị chí hàng đầu so với kinh tế.
(Sđd,t42,tr349.)
Theo Lênin: mọi thành quả chính trị hoặc xẽ đứng vững hoặc sẽ tiêu tan
trên cơ sở kinh tế.
Qua đó cho thấy kinh tế có vai trị hết sức quan trọng, nó quyết định và
chi phối mọi lĩnh vực trong xã hội. Và trong điều kiện Đẩng lãnh đạo kinh tế
thì sự thống nhất biện chứng giữa chính trị với kinh tế là nguyên tắc hàng đầu,
là thước đo chủ yếu đối với sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
Đồng thời, một khi Đảng đã có nội dung lãnh đạo đúng mà khơng có

phương thức lãnh đạo đúng đắn thì cũng khơng thực hiện được gì. chính vì thế
mà phương thức lãnh đạo của Đảng với kinh tế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Nhờ có phương thức lãnh đạo đúng đắn thì dẫn đến phát huy cao độ vai trò của
nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, sức mạnh của nhân dân và tiềm năng
của đất nước. Qua đó nâng cao không ngừng năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi vẻ vang.
2. Những thành tựu về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
2.1. Thành tựu
Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách
thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và tồn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng,
đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát
triển có thu nhập trung bình.
Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện,
đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế
tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản

17


phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt
thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp
tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được giữ
vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu
quả, góp phần tạo mơi trường hịa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho
phát triển đất nước.
Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững
mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo

ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa và
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2.2. Nguyên nhân thành tựu.
Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh của
toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của toàn dân,
toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, sự quản lý
điều hành có hiệu quả của Nhà nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
3. Những tồn tại và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
3.1.tồn tại.
Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát
triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng
điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động,
sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện
chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng

18


kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển
sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hố, xã hội có một số mặt yếu
kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối
sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô
nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng
kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị
trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn
cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố
gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.

3.2. Nguyên nhân tồn tại
Những mặt yếu kém, bất cập nói trên có phần do điều kiện khách quan,
nhưng chủ yếu là do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành.
Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan,
trong đó có những vấn đề mới chưa có tiền lệ trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nguyên nhân chủ
quan là chủ yếu: Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo
của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước; bệnh
thành tích cịn nặng; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa
nghiêm; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém; tổ chức bộ máy cồng kềnh, một
bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện
kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đơi với làm; chưa tạo được chuyển biến
mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã
hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật,
kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng, chưa được
đẩy lùi.

19


4. Nhận xét đánh giai chung:
Qua những thành tựu đạt được và những mặt còn tồn tại cho thấy Đảng
ta đã từng bước hoàn thiện phương thức lãnh đạo của mình nhất là trong lĩnh
vực kinh tế qua từng thời kỳ.góp phần đưa đất nước ta phát triển đi lên thựu
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh.
Mặc dù, trong thời kỳ đổi mới các quan hệ kinh tế - xã hội diễn ra hết
sức đa dạng và phức tạp đang ngày càng tác động mạnh mẽ vào nước ta làm
cho Đảng ta rất khó khăn trong q trình xác định phương thức lãnh đạo.
Nhưng nhờ có bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối đổi mới đúng

đắn của Đảng ta. Nên Đảng ta đã co phương thức lãnh đạo đúng đắn và hợp lý
đối với các lĩnh vực mà đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và đuợc thể hiện qua
những thành tựu được đánh giá trong văn kiện Đại Hội đại biểu lần XI. Nhờ có
những phương thức lãnh đạo của đảng đối với kinh tế đúng đắn và hợp lý đã
đưa nước ta hội nhập với quốc tế và các nước trong khu vực.
Từ thực tiễn phát triển đất nước và kết quả thực hiện Chiến lược 10 năm
qua, có thể rút ra các bài học chủ yếu:
Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát
triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa tốc
độ và chất lượng tăng trưởng.
Ba là, bảo đảm độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính
trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển đất nước.
Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm
chủ của nhân dân.

20


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI KINH TẾ.
1. Cơ sở để xác định giải pháp:
Phương thức lãnh đạo sẽ thay đổi phụ thuộc vào nội dung và đối tượng
lãnh đạo, yêu cầu thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng được đề cập nhiều.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh vấn đề tiếp tục kiện
toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng... “phát huy dân chủ

trong sinh hoạt Đảng. Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy
tinh thần chủ động sáng tạo và trách nhiệm cá nhân từng thành viên…Tăng
cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…”
Đối mới phương thức lãnh đạo của Đảng với kinh tế nhằm làm cho nền
kinh tế phát triển hợp với quy luật, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội như mong muốn.
Hiện nay đổi mới phương thức của Đảng trên lĩnh vực kinh tế cần thực
hiện từ khâu xác định quan điểm, đường lối chủ trương chính sách lớn về kinh
tế cho đến việc tổ chức thực hiện để biến những quyết định đó thành hiện thực.
Đảng lãnh đạo kinh tế thơng qua nhà nước, chính bản thân nhà nước
trong giai đoạn mới cũng đặt ra yêu cầu Đảng phải có phương thức lãnh kinh
tế mới đối với nhà nước phát huy vai trò quản lý một cách năng động sáng tạo,
thích ứng với nền kinh tế thị trường đầy biến động. Hơn nưa nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghiã nên bản
thân nó cũng địi hỏi phải có phương thức lãnh đạo phù hợp nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời giảm thiểu tối đa tiêu cực mà mặt trái của nó đem
lại. Muốn quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xẫ hội chủ nghĩa cần phải
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thống nhất quản lý xã hội
bặng pháp luật.

21


Để xác định được các giải pháp đúng đắn, cần căn cứ vào hệ thống các
quan điểm của đảng trong các văn kiện Đại hội Đảng. Đó là:
Một là: Đảng hoạch định đượng lối, chủ trương lớn, những nguyên tắc
định hướng cho việc xây dựng và thực hiện trên các mặt của đời sống xã hội.
Hai là: sự lãnh đạo của Đảng phải cụ thể, linh hoạt sát hợp với từng
lĩnh vực, từng đối tượng, từng khu vực, từng vùng nhưng phải đặt trọng tâm
vào các lĩnh vực trọng yếu.

Ba là: sự lãnh đạo của Đảng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, thông qua tổ chức Đảng, nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức
xã hội và đội ngũ cán bộ, Đảng viên hoạt động trong các lĩnh vựcđó.
Bốn la: nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phải luôn được đổi
mới, bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình.
Năm là: xây dựng nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cần tích
cực khẩn trương nhưng phải thận trọng từng bước vững chắc.
Như vậy nền kinh tế thời kỳ mới với sự quản lý của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ln u cầu tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng
bằng những phương thức lãnh đạo kinh tế mới, phù hợp hơn.
2. Một số phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế.
Để phù hợp với chức năng, đối tượng và nội dung lãnh đạo kinh tế của
Đảng, việc xác định chức năng, đối tượng và nội dung lãnh đạo kinh tế của
Đảng, việc xác định đúng phương pháp trong q trình lãnh đạo là rất quan
trọng; góp phần trực tiếp đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát
huy hiệu lực quản lý, điều hành của nhà nước và các tổ chức kinh tế.
Như vậy Đảng ta xác định phương pháp cơ bản trong lãnh đạo kinh tế
đó là:

22


- Đảng lãnh đạo bằng đường lố, chiến lược kinh tế, các nghị quyết lớn
chỉ đạo, định hướng phát triển nền kinh tế quốc dân và lãnh đạo việc tổ chức
thực hiện thắng lợi đượng lối, chiến lược, nghị quyết… Về kinh tế đó trong
thực tiễn.
- Lãnh đạo q trình thể chế hoá của nhà nước để nhà nước và các thực
thể kinh tế quản lý, điều hành hệ thống pháp luật, quy định, cơ chế…
- Lãnh đạo bằng tổ chức và thông qua tổ chức cùng với phát huy vai trò
đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, nhất là

đội ngũ cán bộ, đảng viên lắm cương vị chủ chốt trong các lĩnh vực trọng yếu
của nền kinh tế quốc dân…
- Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra của Đảng với hoạt động quản lý
của nhà nước, sự điều hành của các đơn vị kinh tế bảo đảm thực hiện đúng
quan điểm, đường lối của Đảng pháp luật của nhà nứơc.
3. Những giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với kinh tế.
Thực tiễn chứng minh phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực
kinh tế thường là những vấn đề mang tính chất chính trị, thể hiện đường lối,
chính sách, chủ trương lớn của Đảng. Và thông qua phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với kinh tế đã thu được những thành tựu, bên cạnh đó vẫn cịn những
mằt tồn tại và hạn chế. Vì vậy, cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với kinh tế nhằm góp phần khắc phục được những mặt tồn tại góp
phần đưa đất nước ta phát triển đi lên nhất là trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xẫ
hội công bằng dân chủ, văn minh.
Hiện nay đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế
cần được thực hiện từ khâu xác định quan điểm, đường lối chủ trương, chính

23


sách lớn về kinh tế cho đến việc tổ chức thực hiện để biến những quyết định
đó thành hiện thực. Đó là:
3.1. Đảng xác định quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách
lớn, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, chủ động
hội nhập với thế giới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự lãnh đạo kinh tế của Đảng bao giờ cũng mang tính định hướng, bảo
đảm cho quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển theo con đuờng
xã hội chủ nghĩa đã vạch ra.

Quan điểm về đường lối về nền kinh tế phải nhất quán, phải đúng đắn,
phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên tuỳ từng cấp
lãnh đạo Đảng mà để những mức độ khác nhau. ở cấp vĩ mô, quan tâm những
vấn đề lớn như chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn, phương hướng
nhiệm vụ kế hoạch 5 năm; quan điểm chủ trương, chính sách lớn phát triển các
lĩnh vưc công nghiệp, Nông nghiệp, kinh tế nông thôn kinh tế hợp tác xã, cơ
chế quản lý kinh tế…
Cấp tỉnh, thành phố thì tập trung vào việc đề ra kế hoạch giải pháp cụ
thể phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương để thực hiện cho chính xác
và thắng lợi.chúng ta có thể thấy ở nhiều tỉnh đã đề ra chương trình hành động
như: chương trình phát triển kinh tế đối ngoại, chương trình xố đói giảm
nghèo, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…
3.2. Đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm,
đường lối thành các luật, nghị định, kế hoạch, chương trình, chính sách,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của các cơ quan nhà nước để
đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
ở cấp vĩ mô ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, thơng qua Đảng,
Đồn, Quốc hội, Ban cán sự đảng, Chính phủ chỉ đạo việc cụ thể hoá các
phương hướng nhiệm vụ kế hoạch và chỉ tiêu mà Trung ương đã xác định

24


thành kế hoạch kinh tế hàng năm các chương trình mục tiêu, các dự án lớn
thành các luật, pháp lệnh nghị định của quốc hội và chính phủ, thành các chính
sách giải pháp phát triển các lĩnh vực cơng nghiệp, nông nghiệp, quan hệ sản
xuất và cơ chế quản lý kinh tế.
ở cấp tỉnh, thành phố, căn cứ vào nghị quyết của trung ương, nghị quyết
chương trình của cấp uỷ, ban thường vụ thơng qua đảng đồn hội đồng nhân
dân, ban cán sự đảng uỷ nhân dân lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chính quyền

thảo luận, cụ thể hố, thể chế hố thành những quyết định, chương trình để chỉ
đạo tổ chức thực hiện.
3.3. Đảng kiểm tra giám sát, tổng kết sự vận động của các nghị
quyết trong cuộc sống để bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội.
Kiểm tra vừa là một nội dung lãnh đạo, vừa là một phương thức lãnh đạo
nhất là trong điều kiện đặc trưng của Đảng cầm quyền. Công tác kiểm tra lúc nào
cũng quan trọng. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì kiểm tra càng đặc biệt quan trọng vì đây là
vấn đề mới mẻ chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Công tác kiểm tra cần được tiến hành ngay từ khâu chuẩn bị đường lối, chủ
trương đến khâu cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các nghị quyết về kinh tế. Trung
tâm của kiểm tra là việc quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
kinh tế lớn của Đảng.
Kiểm tra vừa phải khuyến khích những mặt tốt những điển hình tiên tiến,
những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay, vừa phải phát hiện ngăn ngừa, uốn lắn
những lệch lạc, nhưng khuynh hướng không lành mạnh, những việc làm phi pháp,
tiêu cực, tham nhũng… Không theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và nhà nước ta.

25


×