Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 48 trang )

HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

MỤC LỤC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ .............................................................................................................. 6
CHƢƠNG I: ................................................................................................................................ 7
GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................................ 7
Thành phần và tính chất nước thải......................................................................................................7

I.1.

Nguồn: Giá trị quan trắc do Nhà máy cung cấp ..........................................................................................7
I.2.
Giới thiệu các quá trình xử lý ............................................................................................................8
I.2.1. Tiền xử lý .......................................................................................................................................8
I.2.2. Xử lý bậc 2 .....................................................................................................................................8
a. Xử lý sinh học yếm khí .......................................................................................................................8
b. Xử lý sinh học hiếu khí .......................................................................................................................8
I.2.3. Xử lý bậc 3 .....................................................................................................................................8
I.2.4. Xử lý bùn dư...................................................................................................................................8
I.3.
Công nghệ xử lý ..............................................................................................................................9
I.3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý ......................................................................................................................9
I.3.2. Mô tả quy trình xử lý của hệ thống ................................................................................................... 10
a.

Cụm tuyển nổi siêu nông ................................................................................................................ 10

b. Bể trộn T03 (Mở rộng thêm) ........................................................................................................... 10
c.

Bể sinh học thiếu khí T04 (hiện hữu cải tạo từ bể kỵ khí): ................................................................... 11



d. Bể phân phối T05 - Bể kỵ khí UASB T06 (xây mới):.......................................................................... 11
e.

Bể Anoxic T08(Xây mới): .............................................................................................................. 11

f.

Bể sinh học hiếu khí Aerotank T10 (hiện hữu): .................................................................................. 12

g.

Bể lắng bùn T11 (Xây mới) –T12-T13 (hiện hữu): ............................................................................. 12

h.

Sân phơi bùn T14(hiện hữu): ........................................................................................................... 12

i.

Bể chứa bùn kỵ khí T07 (xây mới) ................................................................................................... 12

j.
I.3.3.

Mương xả T15 .............................................................................................................................. 12
Mô tả nguyên lý hoạt động của thiết bị trong HTXL ........................................................................... 13

CHƢƠNG II:............................................................................................................................. 21
AN TOÀN VẬN HÀNH ............................................................................................................. 21

III.1.
III.2.
III.2.1.
III.2.2.
III.2.3.
III.2.4.
III.3.
III.3.1.
III.3.2.

An toàn khi làm việc gần các bể ...................................................................................................... 21
An toàn khi làm việc với hóa chất .................................................................................................... 21
Pha chế dung dịch NaOH................................................................................................................ 21
Pha chế dung dịch PAC .................................................................................................................. 22
Pha chế POLYMER ....................................................................................................................... 22
Pha chế CHLORINE ...................................................................................................................... 23
An toàn điện khi vận hành hệ thống ................................................................................................. 23
An toàn về điện ............................................................................................................................. 23
Biện pháp cấp cứu ......................................................................................................................... 24

a. Nguyên tắc ...................................................................................................................................... 24
b. Những việc cụ thể phải được thực hiện ngay ........................................................................................ 24

CHƢƠNG III:........................................................................................................................... 25
QUI TRÌNH VẬN HÀNH .......................................................................................................... 25
IV.1.
IV.1.1.
IV.1.2.
IV.1.3.


Kiểm tra hệ thống .......................................................................................................................... 25
Kiểm tra lượng hóa chất sử dụng ..................................................................................................... 25
Kiểm tra thiết bị ............................................................................................................................ 25
Kiểm tra hệ thống điện cung cấp ...................................................................................................... 26

Trang 1/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU
a. Kiểm tra điện ................................................................................................................................... 26
b. Các ký hiệu bên trong tủ điện điều khiển ............................................................................................. 26
IV.2. Kỹ thuật vận hành.......................................................................................................................... 26
IV.2.1. Các thông số cần kiểm soát ............................................................................................................. 26
a. Kiểm soát chất lượng nước thải vào .................................................................................................... 26
b. Kiểm soát bể keo tụ tạo bông và hệ DAF ............................................................................................. 27
c. Kiểm soát bể UASB ......................................................................................................................... 27
+ Hệ thống bơm tuần hoàn: ................................................................................................................... 27
+ Độ pH: pH của nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong bể UASB............ 27
+ Hàm lượng acid béo bay hơi (VFA): VFA là một thông số quan trọng vì giá trị hàm lượng VFA biểu thị cho từng
giai đoạn chuyển hoá chất hữu cơ trong bể UASB. ................................................................................... 28
d. Kiểm soát bể Anoxic ........................................................................................................................ 28
e. Kiểm soát bể Aerotank ...................................................................................................................... 28
f. Kiểm soát bể lắng sinh học................................................................................................................. 31
g. Kiểm soát nước sau khi xử lý ............................................................................................................. 31
IV.2.2. Vận hành giai đoạn khởi động: ........................................................................................................ 32
a.

Bể UASB ..................................................................................................................................... 32

b. Bể Aerotank ................................................................................................................................. 33

IV.2.3. Vận hành giai đoạn duy trì .............................................................................................................. 34
a. Bể UASB ........................................................................................................................................ 34
b. Bể Aerotank .................................................................................................................................... 34
- Xác định hàm lượng MLSS cần duy trì trong bể Aerotank: ...................................................................... 35
- Tính lưu lượng bùn tuần hoàn:............................................................................................................. 35
Q

36

+ Tính lượng bùn hoạt tính thải bỏ ......................................................................................................... 36
c.
IV.3.
IV.3.1.
IV.3.2.

Bể lắng sinh học ............................................................................................................................ 36
Các sự cố quá trình và biện pháp khắc phục ...................................................................................... 36
Ngưng hoạt động ........................................................................................................................... 36
Các sự cố bể Aerotank và biện pháp khắc phục .................................................................................. 37

CHƢƠNG IV: ............................................................................................................................ 40
HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN, BẢO TRÌ VÀ BẢO DƢỠNG THIẾT BỊ ............................... 40
IV.1.
IV.2.
IV.3.
V.3.1.

Hệ thống điện điều khiển ................................................................................................................ 40
Các thiết bị tiêu thụ điện ................................................................................................................. 40
Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị .............................................................................................................. 40

Qui trình thực hiện ......................................................................................................................... 40

a. Tiểu tu ............................................................................................................................................ 40
b. Trung tu.......................................................................................................................................... 41
c. Đại tu ............................................................................................................................................. 41
V.3.2. Bảo trì thiết bị ............................................................................................................................... 41
a. Bảo trì bơm chìm ............................................................................................................................. 42
b. Bảo trì bơm định lượng ..................................................................................................................... 42
c. Bảo trì motor giảm tốc ...................................................................................................................... 43
d. Bảo trì máy pH controller .................................................................................................................. 44

CHƢƠNG V: ............................................................................................................................. 45
GHI CHÉP VÀ LƢU GIỮ SỐ LIỆU .......................................................................................... 45

Trang 2/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU
V.1.
V.1.1.
V.1.2.
V.2.
V.2.1.
V.2.2.
V.2.3.
V.2.4.

Sự cần thiết phải lưu giữ số liệu ....................................................................................................... 45
Sự thay đổi về lưu lượng và tính chất nước thải tiếp nhận .................................................................... 45
Các thay đổi trong quá trình vận hành............................................................................................... 45

Các thông số cần được ghi chép, lưu giữ ........................................................................................... 45
Thành phần và tính chất nước thải.................................................................................................... 45
Lượng hóa chất sử dụng ................................................................................................................. 46
Hoạt động của máy móc, thiết bị ...................................................................................................... 46
Ghi chép kết quả kiểm tra và bàn giao .............................................................................................. 46

Trang 3/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần và tính chất nước thải đầu vào ........................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về Nước thải Công Nghiệp Chế Biến Cao Su Thiên Nhiên,
(QCVN01:2008/BTNMT; kq=0.9, kf=1) .......................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3: Tiêu chuẩn nước thải khu công nghiệp (QCVN24:2009/BTNMT; kq=0.9, kf=1) ............... 7
Bảng 4: Nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong HTXL............................................................. 11
Bảng 5: Các chi tiết cần kiểm tra thiết bị, máy móc trước khi vận hành ......................................... 23
Bảng 6: Các khoảng giá trị pH trong bể UASB ............................................................................... 25
Bảng 7: Các khoảng giá trị VFA trong bể UASB ............................................................................ 25
Bảng 8: Các khoảng giá trị pH ......................................................................................................... 26
Bảng 9: Các khoảng giá trị SV/SVI ................................................................................................. 27
Bảng 10: Các khoảng giá trị F/M ..................................................................................................... 27
Bảng 11: Các khoảng giá trị MLSS.................................................................................................. 28
Bảng 12: Các sự cố thường gặp ở bể Aerotank và biện pháp khắc phục ......................................... 34
Bảng 13: Một số hư hỏng thường gặp ở máy bơm và biện pháp khắc phục .................................... 38
Bảng 14: Một vài hư hỏng thường gặp ở Motor giảm tốc................................................................ 39
Bảng 15: Mẫu ghi chép thông số vận hành ...................................................................................... 41

Trang 4/48



HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

LỜI NÓI ĐẦU
o Vì lý do an toàn, xin vui lòng đọc kỹ hướng dẫn vận hành này trước khi vận hành
hệ thống xử lý nước thải.
o Luôn luôn đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng/catalogue của nhà sản xuất và hiểu
thấu đáo trước khi vận hành hoặc bảo trì bất kỳ bộ phận nào của thiết bị.
o Chỉ những nhân viên đã hoàn thành khoá đào tạo mới được phép vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa và khắc phục các sự cố thiết bị.
o Quyển hướng dẫn vận hành này được biên soạn trước khi hệ thống xử lý nước thải
chính thức hoạt động. Do đó chắc chắn sẽ có một số điểm không phù hợp với quá
trình vận hành sau này, có thể sẽ có một số thông số vận hành cần phải thay đổi để
phù hợp với thực tế.

Trang 5/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1. DO : nồng độ oxy hòa tan, đơn vị mgO2/l.
2. BOD (Nhu cầu oxy sinh học) : là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sử dụng để oxy hóa
chất hữu cơ có trong nước thải.
3. COD (Nhu cầu oxy hóa học) : là lượng oxy cần thiết để oxy hoá chất hữu cơ có trong nước
thải bởi các tác nhân hóa học.
4. VFA (Axit béo bay hơi) : là các axit hình thành trong pha chuyển hóa axit của quá trình
sinh học kỵ khí.
5. Bùn hoạt tính : là tập hợp các vi sinh vật có trong nước thải, hình thành những bông bùn có

khả năng hấp thu và phân hủy chất hữu cơ khi có mặt của oxy.
6. F/M : tỷ lệ thức ăn (chính là chất hữu cơ) trên một đơn vị vi sinh vật trong bể Aerotank.
7. MLSS : nồng độ vi sinh vật (hay bùn hoạt tính) trong bể Aerotank.
8. Nitrat hoá : là quá trình chuyển hoá ammonia và nitơ hữu cơ thành nitrit và nitrit thành
nitrat.
9. Khử nitrat : là quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ở dạng khí.
10. SVI (Chỉ số thể tích bùn) : là thông số chỉ khả năng lắng của bùn hoạt tính.
11. Tuổi bùn (SRT) : là thời gian bùn tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính.

Trang 6/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

CHƢƠNG I:

GIỚI THIỆU CHUNG
I.1.

Thành phần và tính chất nƣớc thải
- Lưu lượng trung bình ngày : Q= 1 750 m3/ngày.đêm
- Lưu lượng trung bình giờ : Qh= 73m3/h
- Lưu lượng max ngày

: Q= 2 275 m3/ngày.đêm

- Lưu lượng trung bình giờ : Qh= 95m3/h
Bảng 1: Thành phần và tính chất nƣớc thải đầu vào
TT


Thông số

Đơn vị

Giá trị quan trắc

1

Lưu lượng trung bình

m3/ngày

1 750

2

Lưu lượng max

m3/ngày

2 275

3

pH

-

5,91


4

COD

mg/l

10 559

5

BOD5

mg/l

7 170

6

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

690

7

Tổng nitơ

mg/l


79,45

8

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

27,65

Nguồn: Giá trị quan trắc do Nhà máy cung cấp
Bảng 2: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về Nƣớc thải
Công Nghiệp Chế Biến Cao Su Thiên Nhiên, QCVN01:2008/BTNMT; kq=0.9, kf=1
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn cột A

1

pH

-

6-9

2


BOD5 (200C)

mg/l

27

3

COD

mg/l

45

4

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

45

5

Tổng nitơ

mg/l

13.5


6

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

4.5

Trang 7/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

Bảng 3: Tiêu chuẩn nƣớc thải khu công nghiệp
(QCVN24:2009/BTNMT; kq=0.9, kf=1)

I.2.

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn cột A

1

pH


-

6-9

2

BOD5 (200C)

mg/l

27

3

COD

mg/l

45

4

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

45

5


Tổng nitơ

mg/l

13.5

6

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

4.5

Giới thiệu các quá trình xử lý
I.2.1.

Tiền xử lý

Tiền xử lý nhằm mục đích:
- Loại bỏ TSS có kích thước nhỏ hơn 0,5 mm.
- Giảm COD trong nước thải.
I.2.2.

Xử lý bậc 2

a. Xử lý sinh học yếm khí
- Sử dụng công nghệ UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) để khử, chuyển hoá các chất
hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành khí CH4 và H2O, làm giảm nồng độ BOD, COD… của nước thải.

b. Xử lý sinh học hiếu khí
- Sử dụng công nghệ Aerotank là phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí truyền thống
(Activated – Sludge Process) để khử, chuyển hoá các chất hữu cơ một cách triệt để, làm giảm nồng
độ BOD, COD, SS… của nước thải.
- Khử các chất dinh dưỡng Nitơ, Phospho có trong nước thải.
I.2.3.

Xử lý bậc 3

- Khử trùng nước thải loại bỏ vi sinh gây bệnh trước khi xả thải vào môi trường.
I.2.4.

Xử lý bùn dƣ

a. Phơi bùn
- Bùn dư được chuyển về sân phơi bùn, nhằm tách nước và làm khô bùn.
b. Xử lý bùn
- Bùn khô được thu gom định kỳ và mang đi xử lý cùng với chất thải nguy hại.

Trang 8/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

I.3.

Cơng nghệ xử lý
I.3.1.

Sơ đồ cơng nghệ xử lý


KÍ HIỆU:
ỐNG DẪN NƯỚC
ỐNG DẪN HÓA CHẤT
ỐNG DẪN BÙN
ỐNG DẪN KHÍ
BƠM NƯỚC, BÙN
VAN 2 CHIỀU
HẠNG MỤC XÂY LẮP MỚI
HẠNG MỤC HIỆN HỮU

Trang 9/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

I.3.2.

Mô tả quy trình xử lý của hệ thống

Nước thải từ các công đọan sản xuất của nhà máy được thu gom tập trung về bể ổn lưu bên
nhà máy. Nước thải tại đây được bơm lên hệ thống tuyển nổi 2 cấp.
Nước sau khi tuyển nổi đã loại được phần lớn mủ tạp có trong nước thải sẽ được đưa vào bể
trung chuyển. Tại đây nước thải sẽ được 02 bơm bơm về bể trung chuyển tại cụm xử lý vi sinh.
Tại bể trung chuyển tại khu xử lý vi sinh nước thải sẽ được bơm vào thiết bị tuyển nổi để tiếp tục
loại bỏ mủ còn lại trong nước.
a. Cụm tuyển nổi siêu nông
Nước thải từ bể trung chuyển sẽ được bơm vào cụm bể keo tụ T02-A/B, hoá chất polymer
và phèn được châm vào để tăng hiệu quả tuyển nổi.
Nước thải sau khi được châm hoá chất sẽ được đưa vào cụm thiết bị tuyển nổi siêu nông.

Nước thải và khí nén được cấp vào trong bồn tạo áp làm cho áp lực trong bồn tăng lên. Sau đó
nước và khí sẽ được đưa vào thiết bị tuyển nổi. Dưới áp suất môi trường, bọt khí tạo ra sẽ kéo toàn
bộ lượng cặn và mủ còn lại trong nước thải ra lên. Nước trong sẽ được thu ra ngoài đưa về bể trộn
T03. Ván mủ sau tuyển nổi sẽ được đưa bơm bùn bơm ra sân phơi bùn.
Một số hình ảnh về cụm thiết bị tuyển nổi siêu nông

Hình 3.2 cụm thiết bị tuyển nổi siêu nông áp dụng cho nhà máy cao su
b. Bể trộn T03 (Mở rộng thêm)
Nước sau khi tuyển nổi sẽ được đưa vào bể trộn. Dung dịch vôi sữa được châm vào để tăng
pH trong nước lên.
Nước sau khi tăng pH sẽ được đưa về 02 ngăn bơm :
-

Ngăn bơm 1 bơm vào cụm bể xử lý kỵ khí T04 hiện hữu

-

Ngăn bơm 2 được bơm lên bể phân phối T05

Trang 10/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

c. Bể sinh học thiếu khí T04 (hiện hữu cải tạo từ bể kỵ khí):
Sau quá trình trung hòa cụm bơm nước thải hiện hữu bơm vào bể sinh học thiếu khí. Đường
nước nội tuần hoàn từ bể hiếu khí, đường bùn hoạt tính được nội tuần hoàn về để này.
Thiết bị lắp thêm cho bể T04: 06 thiết bị khuấy trộn M04 A/B/C/D/E/F.
Quá trình xử lý Nitơ gồm 2 quá trình nhƣ sau:
Quá trình Nitrat hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất Nitơ ở dạng hữu cơ thành Nitơ ở

dạng Nitrit, Nitrat nhờ các vi sinh hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí


Nitrosomonas  NH 3  3 / 2O2  NO2  H   H 2 O  Nitrosomonas


Nitrobacte r  NO2  1 / 2O2  NO3  Nitrobacte r

Quá trình khử Nitrat: là quá trình khử các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ tự do nhờ
các vi sinh vật thiếu khí trong bể Anoxic.
NO3  1.08CH 3OH  H   0.065C5 H 7 O2 N  0.47 N 2  0.76CO2  2.44H 2 O

d. Bể phân phối T05 - Bể kỵ khí UASB T06 (xây mới):
Nước thải từ bể trộn sẽ được bơm vào bể phân phối, tại ngăn phân nước thải được hệ thống
bơm cấp vào bể UASB. Chức năng của bể UASB là phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ có trong
nước thải bằng bùn họat tính. Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ hòa tan trong
nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí (khoảng 70-80% là mêtan và 20-30% là
cacbonic). Nước sau khi qua UASB sẽ được đưa lại về bể T05, trong bể T05 được thiết kế làm 02
ngăn thông nhau.
Trong trường hợp không có nước thải thì toàn bộ lượng nước này sẽ được tuần hoàn trở lại
để duy trì vận tốc nước dâng trong bể đảm bảo có dòng cấp vào liên tục trong bể tránh tình trạng
bùn chết.Nước sau khi trở vể lại ngăn T05 sẽ chảy tràn vào bể T08.
e. Bể Anoxic T08(Xây mới):
Chuyển đổi các thiết bị khuấy trộn M08 A/B/C/D xuống lắp cho bể Anoxic mới cải tạo T04.
Trong khi đó, lắp cho bể T08 02 thiết bị máy khuấy chìm M08 A/B.
Chức năng của bể Anoxic xử lý Nitơ dưới dạng nitrat thành nitơ tự do.
Các nguồn nước được đưa về bể sinh học thiếu khí T06 gồm các nguồn sau:
- Bùn họat tính từ ngăn thu bùn
- Nước từ cuối bể sinh học hiếu khí T10
- Nước từ ngăn T05

- Nước từ bể gạn T09
Quá trình xử lý Nitơ gồm 2 quá trình nhƣ sau:
Quá trình Nitrat hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất Nitơ ở dạng hữu cơ thành Nitơ ở
dạng Nitrit, Nitrat nhờ các vi sinh hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí


Nitrosomonas  NH 3  3 / 2O2  NO2  H   H 2 O  Nitrosomonas

Trang 11/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU


Nitrobacte r  NO2  1 / 2O2  NO3  Nitrobacte r

Quá trình khử Nitrat: là quá trình khử các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ tự do nhờ các
vi sinh vật thiếu khí trong bể Anoxic.
NO3  1.08CH 3OH  H   0.065C5 H 7 O2 N  0.47 N 2  0.76CO2  2.44H 2 O

f. Bể sinh học hiếu khí Aerotank T10 (hiện hữu):
Trong bể Aerotank, hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn lơ lửng có vai trò
chuyển hoá các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O… Để cung cấp dưỡng khí cho
vi sinh hoạt động và duy trì trạng thái lơ lững cho bùn hoạt tính, không khí được cấp vào bể qua
các thiết bị phân phối khí mịn. Lượng không khí được cấp cho bể Aerotank từ 07 máy thổi khí
AB10 cung cấp lượng oxy cần thiết cho quy trình xử lý hiếu khí.
Tại bể sinh học hiếu khí duy trì oxy hòa tan trong bể >2mg/l. Hỗn hợp bùn và nước cuối bể
T10 sẽ được cụm bơm WP10F/G/H lên hệ thống bồn chứa LT-A/B sau đó được phân phối vào bể
lắng T11-T2-T13.
Nước tại cuối bể T10 sẽ được cụm bơm nội tuần WP10-B/C/D/E/I/J/K hoàn trở về bể T08

và T04 để thực hiện quy trình xử lý Nitơ.
g. Bể lắng bùn T11 (Xây mới) –T12-T13 (hiện hữu):
Toàn bộ hỗn hợp bùn và nước sau khi đi ra khỏi bể Aerotank sẽ được đưa vào bể lắng T11T12-T13.
Bể lắng T12 và T11 sẽ được bơm cấp vào. Bể lắng T13 sẽ được dẫn theo đường ống hiện
hữu
Tại bể lắng bùn sinh học sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Các
bông bùn họat tính lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực nước trong sẽ được thu vào máng thu nước.
Bùn họat tính sau khi lắng sẽ được thu hồi vào bể thu bùn. Tại đây một phần bùn hoạt tính
sẽ được hệ thống bơm về bể Anoxic (T08) một phần bơm về bể T10. Lượng bùn dư sẽ được đưa ra
san phơi bùn T14
Nước sau khi qua bể lắng sẽ được khử trùng trước khi thải ra môi trường đạt QCVN
01:2008 QCVN24:2009 loại A, trừ chỉ tiêu P.
h. Sân phơi bùn T14(hiện hữu):
Bùn dư sinh ra từ các bể xử lý sinh học sẽ được bơm ra sân phơi bùn để giảm độ ẩm. Bùn
sau khi phơi khô có thể sử dụng làm phân bón cho các cây trồng trong trạm xử lý.
i.

Bể chứa bùn kỵ khí T07 (xây mới)

Chứa lượng bùn kỵ khí trong bể phòng trường hợp các bể kỵ khí gặp sự cố về vi sinh, thì sẽ
có một lượng bùn dự phòng sẵn trong bể T07 để tiến hành nuôi cấy lại kịp thời.
j.

Mƣơng xả T15

Nước sau khi xử lý sẽ được hệ thống cấp hoá chất vào khử trùng để tiêu hiệt hết các vi sinh
còn lại trong nước đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi đưa ra mương thu. Trên mương thu lắp đặt
thêm một thiết bị đo lưu lượng bằng sóng siêu âm để kiểm soát lưu lượng sau khi xử lý thải ra
ngoài.


Trang 12/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

I.3.3.

Mô tả nguyên lý hoạt động của thiết bị trong HTXL
Bảng 4: Nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong HTXL

STT

THIẾT BỊ

THÔNG SỐ
KỸ THUẬT

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

1

LS-T01

Phao thủy nâng
24VDC

1

- Thể hiện mức nước trong bể T01:
High và Low.

AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo phao LS-T01:
+ Mức High : 01 bơm On
+ Mức Low : 02 bơm Off

2

Bơm WP01-A/B

3.7kW/3pha/380V

2

- Luân phiên: 02 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ (01 bơm hoạt động, 01
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,
bơm dự phòng hoạt động thay.
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức theo mức phao LST01 trong bể: mức Low bơm ngừng.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:

3

Motor khuấy M021.1 kW/3pha/380V 1
A

+ Bơm WP01-A/B On  M02-A On

+ Bơm WP01-A/B Off  M02-A Off
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:

4

Motor khuấy M021.1 kW/3pha/380V 1
B

+ Bơm WP01-A/B On  M02-B On
+ Bơm WP01-A/B Off  M02-B Off
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.

5

LS01

Phao điện cực
24VDC

1

- Thể hiện mức nước trong bốn hóa
chất PAC ChT01: High và Low.


Trang 13/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THIẾT BỊ

THÔNG SỐ
KỸ THUẬT

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:
+ Bơm WP01-A/B On  DP01-A/B
On
+ Bơm WP01-A/B Off  DP01A/B Off

6

Bơm hóa chất PAC 0.37kW/3pha/380
(DP01-A/B)
V

2

- Luân phiên: 02 bơm hoạt động luân

phiên trong 2 giờ (01 bơm hoạt động, 01
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,
bơm dự phòng hoạt động thay.
- Hoạt động theo phao LS01:
+ Mức High : DP01-A/B On
+ Mức Low : DP01-A/B Off
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức theo mức phao LS01
trong bồn: mức Low bơm ngừng.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo cài đặt thời gian vài
đặt:

7

Motor khuấy PAC
0.4 kW/3pha/380V 1
(Mc01)

+ Hoạt động: 2 giờ
+ Ngừng: 1 giờ
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.

8

LS02


Phao điện cực
24VDC

1

- Thể hiện mức nước trong bốn hóa chất
Polymer ChT02: High và Low.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:

9

Bơm
hóa
chất
0.37kW/3pha/380
Polymer
(DP02V
A/B)

+ Bơm WP01-A/B On  DP02-A/B
2

On
+ Bơm WP01-A/B Off  DP02A/B Off
- Luân phiên: 02 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ (01 bơm hoạt động, 01
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,


Trang 14/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THIẾT BỊ

THÔNG SỐ
KỸ THUẬT

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
bơm dự phòng hoạt động thay.
- Hoạt động theo phao LS02:
+ Mức High : DP02-A/B On
+ Mức Low : DP02-A/B Off
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức theo mức phao LS02
trong bồn: mức Low bơm ngừng.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo cài đặt thời gian vài
đặt:

10

Motor
khuấy
0.4 kW/3pha/380V 1

Polymer (Mc02)

+ Hoạt động: 2 giờ
+ Ngừng: 1 giờ
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:

11

Hệ tuyển nổi - DAF

35kW/3pha/380V

1

+ Bơm WP01-A/B On  DAF On
+ Bơm WP01-A/B On  DAF On
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo DAF:
+ DAF On  SP02 On
+ DAF Off  SP02 Off


12

Bơm váng bể tuyển
1.1kW/3pha/380V
nổi (SP02)

1

- Hoạt động theo cài đặt thời gian cài
đặt:
+ Hoạt động: 15 giờ
+ Ngừng: 5 giờ
3. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.

Trang 15/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THIẾT BỊ

THÔNG SỐ
KỸ THUẬT

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


13

LS-T03

Phao thủy nâng
24VDC

1

- Thể hiện mức nước trong bể T03:
High và Low.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo phao LS-T03:
+ Mức High : 02 bơm On, 01 bơm
Off

14

Bơm WP03-A/B/C

+ Mức Low : 03 bơm Off
2.2kW/3pha/380V

3

- Luân phiên: 03 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ (02 bơm hoạt động, 01
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,
bơm dự phòng hoạt động thay.

2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức theo mức phao LST03: mức Low bơm ngừng

15

Motor khuấy M04A/B/C/D/E/F

16

Đồng hồ lưu lượng
100W/1pha/220V
FM06

1

17

Biến tần BT01

1

1.1kW/3pha/380V

VLT F202 15kW

6

AUTO–OFF–MAN
- Motor khuấy M04-A/B/C/D đƣợc tận
dụng từ M08-A/B/C/D.

- Motor khuấy M04-E/F lắp mới.
+ Chế độ Auto:
- Hoạt động theo lập trình PLC: 05 motor
hoạt động, 01 motor dừng.
- Các motor hoạt động luân phiên sau khoảng
thời gian 30 phút, thông số thời gian được lập
rình sao cho có thể thay đổi được.
+ Chế độ Man: chạy cưỡng bức không theo
các chế độ điều khiển.

ON–OFF
- Hiển thị lưu lượng cấp vào bể kỵ khí
T06
- Điều khiển hoạt động của bơm WP05A/B/C
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:

18

Bơm WP05-A/B/C

15kW/3pha/380V

3

- Hoạt động theo thông số cài đặt trên
FM06 qua biến tần BT01: FM06 thu nhận
số liệu đưa về PLC, căn cứ giá trị cài đặt
PLC so sánh và xuất lệnh cho biến tần
điều khiển thiết bị hoạt động phù hợp giá

trị cài đặt.
- Luân phiên: 03 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ: thay đổi Master và
Slave (khởi động lần lượt bằng biến tần

Trang 16/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THIẾT BỊ

THÔNG SỐ
KỸ THUẬT

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
BT01). Khi 01 bơm bị sự cố, bơm dự
phòng hoạt động thay.
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo cài đặt thời gian cài
đặt:

19


Khuấy chìm MX05

0.9kW/3pha/380V

1

+ Hoạt động: 2 giờ
+ Ngừng: 1 giờ
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo cài đặt thời gian cài
đặt:

20

Bơm bùn - SP07

1.1kW/3pha/380V

1

+ Hoạt động: 30 phút
+ Ngừng: 2 giờ
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển


21

Thiết bị khuấy trộn
chìm MX08-A/B

22

LS-T03

Phao thủy nâng
24VDC

Bơm nước thải
WP10-F/G/H

- Bơm WP10-F:
3.7 kW/3pha/380V
- Bơm WP10-G/H:
0.75 kW/3pha/380V

23

2.2 kW/3pha/380V

2

1

2


AUTO–OFF–MAN
- Khuấy chìm M08-A/B lắp mới.
+ Chế độ Auto:
- Hoạt động theo lập trình PLC:
. 02 thiết bị cùng hoạt động trong khoảng
thời gian 30 phút. Sau đó 01 thiết bị hoạt
động, 01 thiết bị dừng trong khoảng 15 phút.
. 02 thiết bị sẽ hoạt động luân phiên với
nhau sau mỗi chu kỳ hoạt động.
. Thông số thời gian được lập rình sao cho
có thể thay đổi được.
+ Chế độ Man: chạy cưỡng bức không phụ
thuộc các chế độ điều khiển.

- Thể hiện mức nước trong bể T09:
High và Low.
AUTO–OFF–MAN
- Bơm nƣớc thải WP10-G/H đƣợc tận
dụng từ WP09-A/B.
- Bơm nƣớc thải WP10-F lắp mới.
+ Chế độ Auto:

Trang 17/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THÔNG SỐ

KỸ THUẬT

THIẾT BỊ

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động theo trạng thái hoạt động của
bơm WP01-A/B.
. Bơm WP01-A/B hoạt động  WP10F/G/H hoạt động.
. Bơm WP01-A/B dừng  WP10-F/G/H
dừng.
- Hoạt động theo trạng thái hoạt động của
bơm WP10-B/C/D/E.
. Bơm WP10-B/C/D/E hoạt động 
WP10-F/G/H dừng.
. Bơm WP10-B/C/D/E dừng  WP10F/G/H hoạt động.
+ Chế độ Man: chạy cưỡng bức không phụ
thuộc các chế độ điều khiển.

AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:
+ Bơm WP01-A/B On  WP10B/C/D/E On
24

Bơm
B/C/D/E

WP10-

5.5kW/3pha/380V


4

+ Bơm WP01-A/B Off  WP10B/C/D/E Off
- Luân phiên: 04 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ (02 bơm hoạt động, 02
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,
bơm dự phòng hoạt động thay.
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.

25

Bơm nước thải
WP10-I/J/K (lắp mới)

3.7 kW/3pha/380V

AUTO–OFF–MAN
+ Chế độ Auto:
- - Hoạt động theo phao LS-T09 (phao LS-T09
đổi thành LS-T10).
. Mức High : 02 bơm On
. Mức Low : 03 bơm Off
3
- Luân phiên: 03 bơm hoạt động luân phiên
trong 2h (02 bơm hoạt động, 01 bơm dự
phòng). Khi 01 bơm bị sự cố, bơm dự phòng
hoạt động thay.

+ Chế độ Man: chạy cưỡng bức theo mức
phao LS-T09 trong bể: mức Low bơm ngừng.

AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
26

Motor gạt bùn M11

0.2kW/3pha/380V

1

- Hoạt động theo cài đặt thời gian cài
đặt:
+ Hoạt động: 2 giờ
+ Ngừng: 30 phút

Trang 18/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THIẾT BỊ

THÔNG SỐ
KỸ THUẬT


SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo bơm WP01-A/B:
+ Bơm WP01-A/B On  SP11-A/B
On

27

Bơm bùn tuần hoàn
1.5kW/3pha/380V
SP11-A/B

+ Bơm WP01-A/B Off  SP11-A/B
2

Off
- Luân phiên: 02 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ (01 bơm hoạt động, 01
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,
bơm dự phòng hoạt động thay.
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.

28


LS03

Phao điện cực
24VDC

1

- Thể hiện mức nước trong bốn hóa
chất Polymer ChT02: High và Low.
ON–OFF

29

Lưu lượng kế FS

100W/1pha/220V

1

- Hiển thị lưu lượng ở mương đo lưu
lượng T15
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo tín hiệu lưu lượng kế
FS:
+ FS thể hiện lưu lượng lớn hơn
5m3/giờ  DP03-A/B On

30


Bơm
hóa
chất
0.3kW/3pha/380V
Chlorine DP03-A/B

+ FS thể hiện lưu lượng nhỏ hơn
5m /giờ  DP03-A/B On
3

2

- Hoạt động theo phao LS03:
+ Mức High : 01 bơm On
+ Mức Low : 02 bơm Off
- Luân phiên: 02 bơm hoạt động luân
phiên trong 2 giờ (01 bơm hoạt động, 01
bơm dự phòng). Khi 01 bơm bị sự cố,
bơm dự phòng hoạt động thay.
2. Chế độ Man:

Trang 19/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

STT

THIẾT BỊ


THÔNG SỐ
KỸ THUẬT

SL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.
AUTO–OFF–MAN
1. Chế độ Auto:
- Hoạt động theo cài đặt thời gian vài
đặt:

31

Motor
khuấy
0.4 kW/3pha/380V 1
Polymer (Mc03)

+ Hoạt động: 2 giờ
+ Ngừng: 1 giờ
2. Chế độ Man:
- Chạy cưỡng bức không phụ thuộc các
chế độ điều khiển.

32

Thiết bị đo pH03

100W/1pha/220V


1

33

Thiết bị đo pH08

100W/1pha/220V

1

34

Đồng hồ lưu lượng
100W/1pha/220V
FM04

35

Đồng hồ lưu lượng
100W/1pha/220V
FM05

36

Đồng hồ lưu lượng
100W/1pha/220V
FM08

ON–OFF
- Hiển thị giá trị pH trong bể T03.

ON–OFF
- Hiển thị giá trị pH trong bể T08.
ON–OFF

1

- Hiển thị lưu lượng cấp vào bể kỵ khí
T04
ON–OFF

1

- Hiển thị lưu lượng cấp vào bể phân
phối T05.
ON–OFF

1

- Hiển thị lưu lượng cấp vào bể Anoxic
T08.

Trang 20/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

CHƢƠNG II:

AN TOÀN VẬN HÀNH
1. Luôn luôn đọc kỹ sổ tay hƣớng dẫn sử dụng thiết bị của nhà sản xuất và hiểu thấu đáo

trƣớc khi vận hành hoặc bảo trì bất cứ bộ phận nào của thiết bị.
2. Chỉ có nhân viên đã hoàn thành khoá đào tạo mới đƣợc phép vận hành, bảo dƣỡng,
sữa chữa và khắc phục các sự cố thiết bị.
3. Khi có sự cố ở bể T04 và T06, ngƣời vận hành phải trang bị các phƣơng tiện bảo hộ lao
động nhƣ: mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ, … trƣớc khi leo xuống bể để tránh hiện
tƣợng tử vong do tiếp xúc với khí độc.

III.1. An toàn khi làm việc gần các bể
- Đi giày, ủng có khả năng chống trượt.
- Mặc áo phao khi làm việc tại các bể.
- Thường xuyên cọ rửa sàn thao tác tránh sự sinh sôi của tảo gây trơn trượt.
- Giữ gìn sạch sẽ khu vực xử lý: dầu mỡ, rác, giẻ lau…
- Không để rơi dụng cụ, thiết bị và vật liệu có thể gây hư hỏng các thiết bị đặt chìm trong các
bể.
- Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với các thiết bị điện.
- Khu vực xử lý phải có đủ ánh sáng để làm việc vào buổi tối, đặc biệt là lúc có sự cố xảy ra.

III.2. An toàn khi làm việc với hóa chất
- Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất.
- Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn khi pha chế hóa chất.
- Tránh để hóa chất tiếp xúc với nước trong quá trình lưu trữ và bảo quản.
- Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ và nhẹ nhàng. Tránh bụi hóa chất bay lên
và vung vẩy ra ngoài.
- Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất.
III.2.1.

Pha chế dung dịch NaOH

- Tên hóa học: Natri hydroxide.
- Công thức hóa học: NaOH.

- Tính chất: là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt.
- Liều lượng sử dụng: 7 - 10 g/m3 nước thải.
- Pha chế:
+ Cho 600 lít nước cấp vào bể trộn TV (khoảng nửa bể).
+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy trộn của bể trộn TV sang vị trí On.
+ Cho từ từ 50 kg NaOH vào bể trộn TV.
+ Tiếp tục cho nước cấp vào bể trộn TV cho đến khi đủ 1200 lít (đầy bể).
+ Khuấy đều cho đến khi NaOH tan hoàn toàn trong nước.
Trang 21/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

- Những điều cần chú ý khi pha chế NaOH:
+ Phải luôn cho NaOH vào nước một cách từ từ. Không được phép đổ nước vào NaOH
(vì đây là phản ứng sinh nhiệt, rất dễ gây bỏng cho người tiếp xúc trực tiếp).
+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi pha chế NaOH.
+ Bên cạnh nơi pha chế NaOH phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.
+ Dùng nước sạch hoặc giẻ lau khô để vệ sinh phần NaOH bám bên ngoài các dụng cụ
trước khi sử dụng. Sau khi thao tác xong phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và khu vục làm việc nếu
NaOH bị bắn ra ngoài.
Trong trƣờng hợp bị NaOH bắn vào ngƣời ngay lập tức phải dùng nƣớc sạch
rửa ngay chỗ tiếp xúc với NaOH. Dùng càng nhiều nƣớc càng tốt để rửa hết
NaOH trên cơ thể. Nếu da bị bỏng thì ngay sau đó phải đến cơ sở y tế gần
nhất.
III.2.2.

Pha chế dung dịch PAC

- Tên hóa học: Poly Aluminum Chloride.

- Công thức hóa học: Aln(OH)mCl3n-m
- Tính chất: là một hợp chất vô cơ dạng bột có màu vàng đến trắng ngà.
- Liều lượng sử dụng: 45 - 60 g/m3 nước thải.
- Pha chế:
+ Cho 1000 lít nước cấp vào bồn Ch-T01 (khoảng nửa bồn).
+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy trộn Mc01 sang vị trí Man.
+ Cho từ từ 50 kg PAC vào bồn Ch-T01.
+ Tiếp tục cho nước cấp vào bồn Ch-T01 cho đến khi đủ 2000 lít (đầy bồn).
+ Khuấy đều cho đến khi PAC tan hoàn toàn trong nước.
- Những điều cần chú ý khi pha chế PAC:
+ Phải luôn cho PAC vào nước một cách từ từ. Không được phép đổ nước vào PAC.
+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi pha chế PAC.
+ Bên cạnh nơi pha chế PAC phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.
III.2.3.

Pha chế POLYMER

- Tên hóa học: Anionic Polyacrylamide
- Tính chất: là một hợp chất ở dạng hạt có màu trắng, không mùi, có tính hút ẩm mạnh.
- Liều lượng sử dụng: 2 - 3 g/m3 nước thải.
- Pha chế:
+ Cho 1000 lít nước cấp vào bồn Ch-T02 (khoảng nửa bồn).
+ Bật công tắc điều khiển motor khuấy trộn Mc02 sang vị trí Man.
+ Cho từ từ 2 kg PAC vào bồn Ch-T02.
+ Tiếp tục cho nước cấp vào bồn Ch-T02 cho đến khi đủ 2000 lít (đầy bồn).
+ Khuấy đều cho đến khi Polymer tan hoàn toàn trong nước.
- Những điều cần chú ý khi pha chế Polymer:
Trang 22/48



HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

+ Phải luôn cho Polymer vào nước một cách từ từ. Không được phép đổ nước vào
Polymer.
+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi pha chế Polymer.
+ Bên cạnh nơi pha chế Polymer phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.
III.2.4.

Pha chế CHLORINE

- Tên hóa học: Natri hypochloride
- Công thức hóa học: NaOCl.
- Tính chất: là chất lỏng màu vàng nhạt, có phản ứng kiềm, dần dần phân huỷ thành NaCl,
NaClO3 và O2 là chất ôxy hoá mạnh, tốc độ phân huỷ phụ thuộc vào nồng độ dung dịch và tạp
chất kiềm tự do.
- Liều lượng sử dụng: 5g/m3 nước thải.
- Những điều cần chú ý khi tiếp xúc với NaOCl.
+ Phải luôn luôn sử dụng găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với NaOCl.
+ Bên cạnh nơi pha chế NaOCl phải chắc có nguồn nước sạch: xô hoặc vòi nước cấp.
+ Dùng nước sạch hoặc giẻ lau khô để vệ sinh phần NaOCl bám bên ngoài các dụng cụ
trước khi sử dụng. Sau khi thao tác xong phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và khu vục làm việc nếu
NaOCl bị bắn ra ngoài.
Trong trƣờng hợp bị NaOCl bắn vào ngƣời ngay lập tức phải dùng nƣớc sạch
rửa ngay chỗ tiếp xúc với NaOCl. Dùng càng nhiều nƣớc càng tốt để rửa hết
NaOCl trên cơ thể. Nếu da bị bỏng thì ngay sau đó phải đến cơ sở y tế gần
nhất.

III.3. An toàn điện khi vận hành hệ thống
III.3.1.


An toàn về điện

- Công nhân vận hành cần phải nắm vững các biện pháp an toàn, cách xử lý sự cố và phương
pháp cấp cứu tại nạn điện giật.
+ Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra sự an toàn của các thiết bị điện, các dây dẫn, ổ
cắm, các lớp bảo vệ chống tiếp xúc, kiển tra điện rò. Sửa chữa, bổ sung và thay thế hệ thống đường
dây và thiết bị điện khi cần thiết.
+ Trước khi tiến hành sửa chữa đường dây hay thiết bị điện phải cắt điện một phần hay
toàn bộ khu vực có liên quan. Khi sửa chữa phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn điện và có
trang bị an toàn thích hợp (thử điện trước khi sửa chữa bằng bút thử điện, đeo găng tay, đi ủng
cách điện…), dùng vật liệu cách điện để che chắn các bộ phận thiết bị xung quanh có khả năng dẫn
điện.
+ Khi cắt điện để sửa chữa phải có người canh cầu dao hoặc có biển báo hiệu “cấm đóng
điện, có người làm việc” để đề phòng những người khác vô tình đóng cầu dao.
+ Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ và nước bắn vào trong tủ điện điều khiển.
+ Khi có sự cố cháy, nổ, chập điện thì người vận hành phải lập tức nhấn nút POWER
OFF trên mặt tủ điện để ngừng ngay hoạt động.

Trang 23/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

III.3.2.

Biện pháp cấp cứu

a. Nguyên tắc
- Khi xảy ra tai nạn điện giật, việc đầu tiên là phải nhanh chóng cắt dòng điện qua cơ thể nạn
nhân.

- Phải đảm bảo an toàn cho người đến cứu, vì nếu không người đến cứu dễ bị điện giật lây
đồng thời nạn nhân còn bị nguy hiểm nặng hơn. Do đó, khi có người bị điện giật, người đến cứu
phải hết sức bình tĩnh và thực hiện đúng các thao tác cần thiết, không tiếp xúc trực tiếp với nạn
nhân mà phải thông qua các vật cách điện.
b. Những việc cụ thể phải đƣợc thực hiện ngay
- Cắt điện khu vực xảy ra tai nạn (ngắt cầu dao, rút phích cắm điện, rút cầu chì…).
- Tách nạn nhân ra khỏi dòng điện: dùng vật liệu cách điện (sào, gỗ, thanh nhựa… khô) gạt
dây điện hoặc thiết bị điện ra khỏi nạn nhân.
- Dùng chăn, đệm, bạt nilông (tất cả đều phải khô) để đẩy nạn nhân ra khỏi vật mang điện.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh táo cần giữ nạn nhân nghỉ ngơi, không cho đi lại hoạt động ngay, vì
do triệu chứng sốc thần kinh nên có thể một lúc sau nạn nhân mới chuyển dần sang trạng thái mê
sảng, tê liệt.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm nghỉ nơi thoáng,
đầu để hơi thấp để tránh thiếu máu não, giữ ấm cơ thể nạn nhân và tránh gió lùa. Cởi các dây buộc,
nút, cúc áo và hạn chế cử động của các cơ ngực, bụng. Có thể cho ngửi amoniac loãng để nạn nhân
mau tỉnh. Tuyệt đối không vảy nước lên mặt nạn nhân vì có thể gây xung huyết não do lạnh đột
ngột. Theo dõi nạn nhân để nếu cần thiết thì tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim kịp thời.
- Nếu nạn nhân đã ngừng thở nhưng tim còn đập thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
Nếu tim nạn nhân ngừng đập thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau khi có dấu hiệu tim
đập lại cần tiếp tục hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim khoảng 5 – 10 phút rồi gọi bác sĩ hoặc đưa tới
bệnh viện gần nhất.

Trang 24/48


HƢỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CAO SU

CHƢƠNG III:

QUI TRÌNH VẬN HÀNH

IV.1.

Kiểm tra hệ thống

IV.1.1.

Kiểm tra lƣợng hóa chất sử dụng

Lượng hóa chất pha chế trong bồn phải đảm bảo cho hệ thống hoạt động ít nhất trong vòng
một ngày.
IV.1.2.

Kiểm tra thiết bị

Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của tất cả
các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải. Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm
tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày, chú ý những hiện tượng có thể ảnh hưởng
đến hoạt động của chúng:
Bảng 5: Các chi tiết cần kiểm tra thiết bị, máy móc trƣớc khi vận hành
STT Máy móc - thiết bị

Các chi tiết cần kiểm tra
- Kiểm tra áp lực vận hành của bồn tạo áp (duy trì ở mức 4
– 5 kg/cm2)

1

Hệ tuyển nổi DAF

- Vệ sinh lưới lọc rác trên đường ống hút của bơm WP02A/B/C hàng ngày

- Xả hơi nước ngưng tụ trong bình áp của máy nén khí
hàng tuần

2

Thiết bị khuấy trộn bể keo
tụ tạo bông và Anoxic

- Kiểm tra: lượng nhớt trong hộp số, tiếng kêu khi hoạt
động
- Hoạt động thiết bị (hiệu quả xáo trộn của dòng nước
trong bể)
- Độ mở của các van

3

Bơm nước thải, bơm bùn

- Khi bơm hoạt động có nước/ bùn trong đường ống hay
không
- Kiểm tra lượng nhớt, tiếng kêu khi hoạt động

4

Bơm định lượng

- Độ mở của các van
- Hoạt động (bơm hoá chất)
- Liều lượng (vị trí điều chỉnh)


5

Đồng hồ đo lưu lượng

6

Thiết bị đo pH

9

Thiết bị cào bùn bể lắng

- Hiển thị & hoạt động
- Hiển thị & hoạt động điều khiển tự động bơm định lượng
- Kiểm tra và vệ sinh sensor
- Kiểm tra: lượng nhớt trong hộp số, tiếng kêu khi hoạt
động
- Hoạt động thiết bị (lượng bùn trong nước sau lắng)

Trang 25/48


×