Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xây dựng kế hoạch một buổi tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh với một trong những vần đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.43 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
————–*————–

BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN: TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

Hà Nội – 2015

:
:
:
:

Ts.Trần Văn Tính
Nguyễn Văn Phước
12010073
K57–Sư phạm Toán


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
————–*————–

BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN: TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG


Đề bài:
Xây dựng kế hoạch một buổi tổ chức tư vấn tâm lý cho
học sinh với một trong những vấn đề mà học sinh phổ
thông có thể gặp phải, qua đó đề ra những năng lực và
phẩm chất cần rèn luyện cho bản thân.

Hà Nội – 2015


Kế Hoạch Tổ Chức Tư Vấn Tâm Lý
Chủ Đề: Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Học Sinh Lớp
12A1
Hằng năm cứ đến gần kỳ thi tuyển sinh Đại học–Cao đẳng những em học sinh
lớp 12 rất đắn đo không biết chọn ngành học nào, chọn trường nào sao cho phù
hợp, việc chọn trường và ngành học cũng chính là việc lựa chọn nghề nghiệp
cho tương lai. Các em học sinh đang phải chịu một áp lực rất lớn, chọn nghề
từ phía gia đình, chọn nghề hót theo xu hướng xã hội hay chọn nghề theo sở
thích, đó chỉ là 1 trong những rất nhiều thắc mắc mà các em học sinh đang
đề tới. Thông qua buổi tư vấn tâm lý với chủ đề: ”Định hướng nghề nghiệp” sẽ
giúp các em học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai.

1. Đối tượng tham gia
- Toàn thể học sinh lớp 12A1 trường THPT Vân Nội.
- Các thầy cô chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn.
- Các bậc phụ huynh của các em học sinh.
- Giáo viên tư vấn: Thầy Nguyễn Văn Phước

2. Kế hoạch hoạt động của nhà tư vấn
2.1 Gặp gỡ các thầy cô chủ nhiệm và các thầy cô bộ môn


Nội dung

- Bàn về tâm lý
của các em học
sinh trong giai
đoạn chuẩn bị
chọn
trường,
chọn
ngành
để lựa chọn
nghề nghiệp cho
tương lai.

Mục đích

- Để các thầy cô chủ
nhiệm cũng như các
thầy cô bộ môn thấy
được trong giai đoạn này
các em thường chú trọng
tới các môn học chính
dùng để thi đại học,
qua đó các em sẽ chểnh
mảng và bỏ qua những
môn học không cần thiết
1

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất

cần có

- Chia sẻ những
câu
chuyện
thực tế mà các
em học sinh
và các thầy cô
hay gặp phải.
Phân tích các
tình huống đó.


Nội dung

Mục đích

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có

(môn học phụ), khi đó
sẽ dẫn tới một số trường
hợp như là: Học sinh sẽ
mang sách vở môn chính
học trong giờ môn học
phụ, thậm chí có em sẽ
nghỉ học khi trên lớp
không có môn học chính
...


- Vai trò của các
thầy cô trong
tư vấn hướng
nghiệp

- Việc lựa chọn nghề
nghiệp của các em học
sinh cũng bị tác động
của chính các môn học
mà các thầy cô đang
dạy. Các thầy cô bên
cạnh dạy học chuyên
môn nên đan xen những
câu chuyện thú vị,
những ứng dụng trong
thực tế. . . qua đó kích
thích sự đam mê của
học sinh. Các môn học
cơ bản trong nhà trường
phổ thông chứa đựng hệ
thống tri thức, kỹ năng,
thái độ mà loài người đã
đúc kết, lựa chọn qua
các thế hệ. Hệ thống
các môn học này có tầm
quan trọng đặc biệt đối
với sự phát triển toàn

2


- Phân
tích,
lắng nghe ý
kiến của các
thầy cô.


Nội dung

Mục đích

diện của con người, đặt
nền móng cho sự hiểu
biết các quy luật của sự
phát triển tự nhiên - xã
hội và tư duy, đồng thời
cung cấp cơ sở cho việc
giáo dục kỹ thuật tổng
hợp, chuẩn bị cho học
sinh đi vào cuộc sống
và lao động nghề nghiệp
Chính vì vậy, việc dạy
và học tốt các môn học
khoa học cơ bản có vai
trò đặc biệt quan trọng
trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo, là cơ sở
cho việc giáo dục lao
động, kỹ thuật tổng hợp

và hướng nghiệp trong
nhà trường. Hệ thống
tri thức và kỹ năng mà
học sinh tiếp thu thông
qua các môn học văn
hoá là nền tảng cơ sở
để học sinh tiếp thu các
kiến thức nghề nghiệp
chuyên biệt sau này, vì
vậy, nếu biết khai thác
thì bất cứ môn học văn
hoá nào cũng đều có tác
dụng giáo dục lao động
hướng nghiệp cho học
sinh.

3

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có


Nội dung

Mục đích

Các thầy cô cung cấp và
giúp học sinh xử lý các
thông tin mà học sinh

cần phải nắm bắt và
hiểu biết trong quá trình
lựa chọn và ra quyết
định chọn nghề như: Kết
hợp cùng học sinh tìm
hiểu về các môn thi theo
các khối, sưu tầm các
thông tin về nghề nghiệp
theo từng nhóm nghề,
khối thi. Cùng học sinh
tìm hiểu thông tin về các
trường đại học, cao đẳng
và trung cấp nghề.

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có

Am hiểu, chỉ
rõ nhu cầu
cũng như xu
thế các nghề
nghiệp trong
xã hội, giải
đáp, chia sẻ
các thắc mắc,
khó khăn mà
các thầy cô
hay gặp trong
tình

huống
này.

2.2 Gặp gỡ các em học sinh

Nội dung

- Bàn về những
dự định chọn
nghề: Cho các
em thảo luận
vì sao bạn chọn
nghề đó, bạn
có làm tốt

Mục đích

- Giúp các em học sinh tự
nhận thức được dự định
lựa chọn nghề nghiệp
của mình và giải thích
vì sao có dự định đó.
Những lý do mà từng
người lựa chọn sẽ có

4

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có


- Phân tích, nói
chuyện, lắng
nghe về các
dự định đó, có
người tin rằng
mình sẽ làm
tốt trong công


Nội dung

Mục đích

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có

được
nghề
mình
chọn
không, cơ sở
nào để chứng
minh điều này

những điểm chung, đồng
thời có những điểm
riêng, có những điểm
phù hợp và có những

điểm chưa phù hợp.

việc đó, nhưng
cũng có người
hoang mang, lo
lắng. . . qua đó
cần giúp các
em tự tin trong
việc lựa chọn
dự định.

- Bàn về những
rào cản khi
chọn
nghề
như:
Chọn
nghề do bố
mẹ, người thân
áp đặt, chọn
nghề theo sự
tác động của
bạn bè, chọn
nghề theo sở
thích cá nhân,
nhưng
nghề
đó không được
phát
triển

trong xã hội,
chọn nghề theo
xu hướng của
xã hội nhưng
bản thân mình
không
biết
mình có phù
hợp với nghề

- Giúp các em xử lý, nhận
thức các rào cản, các
sai lầm trong quá trình
chọn nghề, từ đó các
em có thể quyết định
việc chọn nghề trong
tương lai của mình, chỉ
rõ có hai loại nguyên
nhân dẫn đến sự chọn
nghề không chính xác,
thứ nhất là có thái độ
không đúng trong việc
chọn nghề và thứ hai
là thiếu tri thức về các
nghề
* Cho rằng nghề thợ
kém hơn nghề kỹ sư,
giáo viên tiểu học
kém hơn giảng viên
đại học về giá trị và

địa vị xã hội. . . do đó
dẫn đến chỉ thích lựa
chọn những nghề có

- Lắng
nghe
những ý kiến
của các em học
sinh, chia sẻ
và phân tích 1
số tình huống
trong các rào
cản đó.

5


Nội dung

đó hay không?

Mục đích

sự chuẩn bị ở bậc đại
học mà không quan
tâm tới những nghề
lao động khác được
chuẩn bị ở các cấp
học thấp hơn như
học nghề, trung cấp,

cao đẳng. . .
* Những thành kiến
đối với một số nghề
trong xã hội. Ở đây
người chọn nghề
không quan tâm đến
giá trị đóng góp của
nghề đối với xã hội.
Chẳng hạn cho rằng
những nghề lao đông
tay chân là thấp hèn
so với các nghề lao
động trí óc.
* Chọn nghề do dựa
dẫm vào ý kiến của
người khác, không
độc lập trong chọn
nghề. Vì vậy, có một
số học sinh vì nghe
theo bố mẹ, bạn bè
dẫn đến lựa chọn
những nghề mà mình
không yêu thích hoặc
không có khả năng.
Cách chọn nghề này
đã dẫn đến nhiều

6

Kỹ năng, năng

lực phẩm chất
cần có


Nội dung

Mục đích

trường hợp chán
nghề, đổi nghề hoặc
bỏ hẳn nghề.
* Cho rằng có thành
tích cao một môn
học văn hoá nào đó
là làm được nghề cần
đến tri thức của môn
đó. Ví dụ, có người
học giỏi môn văn thì
nghĩ rằng mình có
khả năng viết báo.
Đúng là nghề này
cần đến người viết
văn hay với cách diễn
đạt mạch lạc, lôgic.
Song, nếu không
nhanh nhẹn và tháo
vát, đôi khi cả dũng
cảm. . . thì không
thể theo đuổi nghề
báo để mà thành đạt

được. Sai lầm ở đây
là do không thấy
rằng năng lực đối với
môn học chỉ là điều
kiện cần chứ chưa
là điều kiện đủ để
theo đuổi nghề mình
thích.
* Không đánh giá
đúng năng lực lao
động của bản thân

7

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có


Nội dung

Mục đích

nên lúng túng khi
chọn nghề. Do đó,
có hai tình trạng
thường gặp: hoặc
đánh giá quá cao
bản thân, hoặc đánh
giá không đúng mức,

không tự tin vào bản
thân. Cả hai trường
hợp đều dẫn đến
hậu quả không tốt.
Một là khi đánh giá
quá cao bản thân,
trước khi vào nghề
thì chủ quan, khi
vấp phải thực tế thì
thất vọng. Hai là khi
đánh giá quá thấp
năng lực, chúng ta
sẽ không dám chọn
những nghề mà đáng
ra là nên chọn.
* Không hiểu biết về
những năng lực, các
đặc điểm thể chất,
sức khoẻ bản thân,
lại không có đầy đủ
thông tin về những
chống chỉ định y học.
Điều này cũng rất
dễ gây nên những
tác hại lớn, thậm chí
nguy hiểm đến tính

8

Kỹ năng, năng

lực phẩm chất
cần có


Nội dung

Mục đích

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có

mạng không chỉ đối
với cá nhân mà còn
đối cả những đồng
nghiệp khác. Ví dụ,
người có khí chất
nóng nảy lại chọn
nghề dạy trẻ, người
bị hen lại có ý định
chọn nghề giáo viên,
người bị mù mầu,
mắt kém lại định
hướng chọn nghề lái
xe. . .

- Cho các em
học sinh làm
thử bài: Trắc
nghiệm thiên

hướng
nghề
nghiệp

- Kiểm tra xem thiên
hướng, kết quả các em
lựa chọn nghề nghiệp
cho bản thân qua đó
phân tích để giúp các
em tự tin trong việc đưa
ra quyết định chọn nghề
cho tương lai.

- Chia sẻ, đánh
giá, các thông
tin về trắc
nghiệm hướng
nghiệp. Lắng
nghe,
thảo
luận một số ý
kiến của các
bạn .

TRẮC NGHIỆM THIÊN HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP:
Cho các em học sinh làm bài trắc nghiệm hướng nghiệp của Tiến sĩ tâm lý
học John hollad.
Bước 1: Các ý liệt kê trong mỗi bảng hướng đến các tố chất và năng lực cá
nhân của bạn. Với mỗi ý sẽ có nhiều mức độ phù hợp với bạn, tương ứng với
mỗi mức độ phù hợp, sẽ được quy định một điểm số tương ứng. Điểm số tương

ứng này do bạn đánh giá và tự điền vào bảng theo thang đo sau.

9


1. Bạn thấy ý đó chưa bao giờ đúng với bạn – tương ứng 0 đ
2. Chỉ thấy ý đó chỉ đúng trong một vài trường hợp – tương ứng 1 đ
3. Bạn thấy ý đó chỉ một nửa là đúng với bạn – tương ứng 2 đ
4. Bạn thấy ý đó gần như là đúng với bạn trong hầu hết mọi trường hợp, chỉ
có một vài trường hợp là chưa đúng lắm – tương ứng 3 đ
5. Bạn thấy ý đó là hoàn toàn đúng với bạn, không thể nào khác đi được –
tương ứng 4 đ
Bước 2: Cho điểm vào từng ý trong mỗi bảng, và cộng tổng điểm của từng
bảng, xác định những bảng có điểm số cao nhất.

STT

Bảng A (R: Realistic - Người thực tế)

1
2
3
4

Tôi có tính tự lập
Tôi suy nghĩ thực tế
Tôi là người thích nghi với môi trường mới
Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc thiết
bị
Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, đan,

móc.
Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ.
Tôi thích những công việc sử dụng tay chân hơn là
trí óc.
Tôi thích những công việc thấy ngay kết quả
Tôi thích làm việc ngoài trời hơn là trong phòng
học, văn phòng.
Tổng điểm bảng A

5
6
7
8
9

STT

1
2
3
4

Bảng B (I: Investigative - Người thích
nghiên cứu)
Tôi
Tôi
Tôi
Tôi

có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới

có khả năng phân tích vấn đề
biết suy nghĩ một cách mạch lạc, chặt chẽ
thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu
10

Cho
điểm

Cho
điểm


5
6
7
8
9

Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán
những vấn đề
Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm
tra, đánh giá
Tôi tự tổ chức công việc mình phái làm
Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm
những công việc phức tạp
Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề
Tổng điểm bảng B

STT


Bảng C (A: Artistic- người có tính nghệ sĩ)

1
2
3

Tôi là người dễ xúc động.
Tôi có óc tưởng tượng phong phú.
Tôi thích sự tự do, không theo những quy định ,
quy tắc.
Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất.
Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu
khắc.
Tôi có năng khiếu âm nhạc.
Tôi có khả năng viết, trình bày những ý tưởng của
mình.
Tôi thích làm những công việc mới, những công việc
đòi hỏi sự sáng tạo.
Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích.
Tổng điểm bảng C

4
5
6
7
8
9

STT


Bảng D (S: Social- người có tính xã hội)

1
2
3
4

Tôi là người thân thiện, hay giúp đỡ người khác.
Tôi thích gặp gỡ, làm việc với con người.
Tôi là người lịch sự, tử tế.
Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hay giảng giái cho
người khác.
Tôi là người biết lắng nghe.

5

11

Cho
điểm

Cho
điểm


6
7
8
9


Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản
thân và người khác.
Tôi thích các hoạt độngvì mục tiêu chung của công
đồng, xã hội.
Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt
đẹp hơn.
Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những sự viêc
mâu thuẫn.
Tổng điểm bảng D

STT

Bảng E (E: Enterprising - Người dám nghĩ
dám làm)

1
2
3
4

Tôi là người có tính phiêu lưu, mạo hiểm.
Tôi có tính quyết đoán.
Tôi là người năng động.
Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận, và thuyết
phục người khác.
Tôi thích các việc quản lý, đánh giá.
Tôi thường đặt ra các mục tiêu, kế hoạch trong cuộc
sống.
Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác.
Tôi là người thích cạnh tranh, và muốn mình giói

hơn người khác.
Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi.
Tổng điểm bảng E

5
6
7
8
9

STT

Bảng F(C: Conventional - người công chức)

1
2
3
4

Tôi là người có đầu óc sắp xếp, tổ chức.
Tôi có tính cẩn thận.
Tôi là người chu đáo, chính xác và đáng tin cậy.
Tôi thích công việc tính toán sổ sách, ghi chép số
liệu.
Tôi thích các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhật
thông tin.

5

12


Cho
điểm

Cho
điểm


6
7
8
9

Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong
cuộc sống.
Tôi thích dự kiến các khoản thu chi.
Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc.
Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo
hướng dẫn, quy trình.
Tổng điểm bảng F

Bước 3: Tìm bảng có điểm số cao nhất, điểm số cao nhất đó chính là bảng có
kiểu người phù hợp ở mức độ cao với bạn. Xem các gợi ý phía dưới để hiểu rõ
hơn về kiểu người phù hợp với bạn.
1. Kiểu người R(Realistic - Người thực tế): Tổng điểm số của bảng
A là cao nhất so với các bảng khác
- Người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp này thường có khả năng về
kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy
móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời. Ngành nghề
phù hợp với nhóm này bao gồm những nghề về kiến trúc, an toàn lao

động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe,
huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp(quản lý trang trại, nhân giống
cá, lâm nghiệp. . . ), cơ khí(chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị,
luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động. . . ), điện - điện tử, địa lý - địa
chất(đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý
công nghiệp. . .
2. Kiểu người I(Investigative - Người nghiên cứu): Tổng điểm số của
bảng B là cao nhất so với các bảng khác
- Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết
các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên(toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất,
thống kê. . . ); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý. . . ); y - dược
(bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ. . . ); khoa học công
nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây
dựng. . . ); nông lâm (nông học, thú y. . . )
3. Kiểu người A(Artistic - Nghệ sỹ): Tổng điểm số của bảng C là
cao nhất so với các bảng khác
- Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng
tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng,
13


không khuôn mẫu. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các
ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình. . . );
điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội
họa, giáo viên dạy sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn. . .
4. Kiểu người S (Social - Xã hội): Tổng điểm số của bảng D là cao
nhất so với các bảng khác
- Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng
giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho

người khác. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: sư phạm;
giảng viên; huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp; công tác
xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên
khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình,
tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về Xquang, chuyên gia dinh dưỡng. . .
5. Kiểu người E(Enterprise - Thiên phú lãnh đạo): Tổng điểm số
của bảng E là cao nhất so với các bảng khác
- Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể
gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả năng quản lý. Ngành
nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh
doanh(quản lý khách sạn, quản trị nhân sự. . . ), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng
không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ
thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp
trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên. . . )

6. Kiểu người C(Conventional - Mẫu người công chức): Tổng điểm
số của bảng F là cao nhất so với các bảng khác
- Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích
làm việc với những số liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công
việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các
ngành nghề về hành chính, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ,
điện thoại viên. . .
Lưu ý: Nếu có hai loại ngang điểm nhau,thì kết hợp với các loại tính cách của
bản thân và quyết định cái nào “giống” bạn hơn.
Như vậy là thông qua các nội dung trên nhà tư vấn sẽ giúp học sinh thêm tự
tin vào bản thân, bỏ qua những lo lắng, những căng thẳng,trong quá trình chọn
14


nghề. Giải đáp những thắc mắc của các em học sinh. Nếu chọn được nghành

nghề phù hợp các em sẽ rất hạnh phúc và tập trung hơn cho việc học.
2.3 Gặp gỡ các bậc phụ huynh

Nội dung

Mục đích

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có

- Bàn về các
nguyên
tắc
lựa chọn nghề
nghiệp.

- Để các bậc phụ huynh
có cơ sở nhìn nhận việc
con cái lựa chọn nghề
nghiệp và tôn trọng sự
lựa chọn của con cái
qua đó các bậc phụ
huynh cũng sẽ đóng
một vai trò trong việc
sát cánh, hướng dẫn
cho con cái lựa chọn
được nghề nghiệp phù
hợp.


- Phân tích các
nguyên tắc,
lắng nghe và
trao đổi với
các bậc phụ
huynh.

- Yếu tố gia
đình với tâm
lý chọn nghề
của học sinh

- Sự lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh
cũng phụ thuộc vào
hoàn cảnh gia đình
rất nhiều, thậm chí
còn đóng vai trò quyết
định.Gia đình thường
có xu thế chọn trường
cho con theo hướng áp
đặt. Hoặc vì quá kì
vọng vào con nên buộc
con em mình phải thi
đại học mà phải là các
trường danh tiếng như
kinh tế, bách khoa, y

- Chia sẻ các
câu chuyện

thực tế liên
quan để giúp
cho các bậc
phu
huynh
hiểu
được
tâm
trạng
của con cái
trong
giai
đoạn này

15


Nội dung

Mục đích

Kỹ năng, năng
lực phẩm chất
cần có

dược. . . . . . nhằm thảo
mãn ước nguyện của
gia đình mà quên mất
điều đó có phù hợp
với chính các em hay

không. Mặc khác, điều
kiện kinh tế gia đình
cũng đóng vai trò quyết
định trong việc chọn
trường của học sinh.
Đối với nhiều gia đình
còn gặp eo hẹp về kinh
tế, các bạn học sinh
cũng thường lựa chọn
các nghề có thời gian
đào tạo ngắn hoặc chi
phí đào tạo rẻ hoặc
thậm chí chấp nhận
đào tạo nghề mà bản
thân không thích để
không phải đóng học
phí trong đào tạo.

3. Tổng kết
Như vậy thông qua buổi tư vấn tâm lý hướng nghiệp với các hoạt động
gặp mặt thầy cô, phụ huynh và học sinh sẽ giúp cho các em học sinh thêm
tự tin trong lựa chọn nghề nghiệp để lựa chọn ngành học, cũng như thầy
cô và phụ huynh có được một tâm lý thoải mái trong quá trình dạy học
và tư vấn cho các em. Đồng thời nhà tư vấn cần rèn luyện thêm kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng phân tích và cần trau dồi thêm kiến thức xã hội

16




×