Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dịch vụ du lịch ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.56 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác
định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020, trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có
thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp"
sau năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có
800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa. Đồng thời, Bộ Chính trị
(khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành
phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện các Nghị
quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Thành phố chính thức trở
thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có những đóng góp
tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng.
Đà Nẵng nằm ở trung lộ của cả nước, với trên 30km bờ biển xanh,
sạch, đẹp được xếp vào Top 1 trong số 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh; có sân
bay, cảng biển quốc tế và những điều kiện hết sức thuận lợi về giao thông
đường sắt, đường bộ, là trung điểm của 05 Di sản văn hoá trong số 6 di sản
văn hoá thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận là Cố đô Huế, nhã
nhạc cung đình Huế, Động Phong Nha, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn
- trung điểm của “Hành trình Di sản” của du lịch Việt Nam. Trong phạm vi
khu vực và thế giới, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng của
miền Tây và các nước vùng Đông Bắc Á. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của tự
nhiên giúp cho Đà Nẵng có điều kiện phát triển các ngành kinh tế một cách
nhanh chóng và bền vững, trong đó có ngành du lịch.
Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng
xã hội hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói
chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn.


Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục
vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ


còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ
lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu
trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Hoạt động lữ
hành chủ yếu là trạm trung chuyển; làm lại tour cho các hãng lớn tại hai đầu và
phần lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Tính
liên kết du lịch vùng miền yếu... Do vậy, có thể nói trong thời gian qua, ngành
du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn phải nỗ lực
rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực và
trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX)
và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX.
Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “Dịch vụ Du lịch ở
Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị,
nhằm góp một phần phục vụ công tác chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với
quản lý ngành du lịch, hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của ngành “công
nghiệp không khói” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về du lịch nói chung và của từng địa phương đã có một số đề tài, như:
- Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
- Dương Thế Vinh (1996), Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Hoá (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên -Huế, tiềm năng
và phương hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ
Chí Minh.


- Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Nghệ An,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG HCM.

- Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Bình thuận, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ
Chí Minh.
- Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh...
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến dịch vụ
du lịch ở thành phố Đà Nẵng một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn dưới
góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì vậy, sự lựa chọn đề tài "Dịch vụ du lịch
tại Thành phố Đà Nẵng" là cần thiết và không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về dịch vụ du lịch, luận văn phân
tích, đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng, trong thời gian từ nay
đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ: Luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng.
- Đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2001
đến 2005 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong thời kỳ đổi
mới, nhất là từ khi Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị loại I trực thuộc
Trung ương đến nay.
4.2. Thời gian: Từ 2001 đến 2005.


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Vận dụng lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa

Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Đà Nẵng vào phát triển dịch vụ
du lịch. Đồng thời, kế thừa những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ du
lịch của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê,
tổng hợp và phân tích, so sánh... để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
- Góp phần chứng minh sự cần thiết khách quan và vai trò của phát
triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất những giải pháp để phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong
giai đoạn 2006-2020.
- Góp vào danh mục tài liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo thực
tiễn và giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo của địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương, 7 tiết.


Chương 1
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là từ 1950 - khi
nền kinh tế thế giới được khôi phục và phát triển, thu nhập bình quân đầu
người trên thế giới tăng không ngừng, đã làm cho nhu cầu giao lưu tham quan

học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí... cũng không ngừng tăng lên. Nhất là
trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống đại công nghiệp đưa con người vào
những vòng xoáy hối hả của những toan tính bận rộn, thì nhu cầu được nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn kết hợp với giao lưu quốc tế của cộng đồng càng trở
nên bức thiết. Và nhờ đó, một số nước đã coi du lịch là một ngành kinh tế chủ
lực tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách, như Thái Lan, Trung Quốc,
Tây Ban Nha... Từ đó nhiều nước đề ra những quốc sách hữu hiệu cho đầu tư
và phát triển dịch vụ du lịch.
Khi điều kiện kinh tế chưa phát triển, người ta coi du lịch như một hiện
tượng xã hội mang tính nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức con
người và dịch vụ du lịch là thoả mãn nhu cầu cho tầng lớp trên của xã hội
kiếm được tiền ở một nơi và đi tiêu tiền ở một nơi khác. Điều kiện kinh tế phát
triển hơn, người ta nhận thức được du lịch không còn là một hiện tượng xã
hội đơn thuần mà còn là một hoạt động kinh tế, trong đó những hoạt động
dịch vụ phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Khi kinh doanh du lịch phát triển, trở thành một hệ thống mang tính
tổng hợp trên phạm vi vùng miền không chỉ của một quốc gia thì người ta coi


du lịch là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là
kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các
dịch vụ, hàng hoá để tạo ra sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Pháp lệnh Du lịch (2/1999) do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam quy định: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định [39].
Có thể hiểu, du lịch là một phạm trù kép; một mặt có ý nghĩa thông
thường là sự di chuyển của con người với mục đích nghỉ ngơi giải trí, nhưng
mặt khác nó bao hàm hệ quả kinh tế tự thân khi những dịch vụ hỗ trợ và cung

ứng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho du khách, trong sự di
chuyển đó.
Với quan niệm trên, sản phẩm du lịch cũng mang những nét đặc trưng
cơ bản không như các sản phẩm vật chất thuần tuý khác. Theo Từ điển du lịch
(Tiếng Đức, Nxb Kinh tế Berlinh, 1984) định nghĩa: "Sản phẩm du lịch là sự
kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm
năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một
kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng" [35]. Theo nghĩa hẹp, thì sản
phẩm du lịch là những gì du khách bỏ tiền ra mua lẻ hoặc trọn gói trong
chuyến đi của mình. Còn theo nghĩa rộng, đó là tổng hợp những sản phẩm vô
hình và hữu hình do con người và thiên nhiên tạo ra, có khả năng thoả mãn
nhu cầu vật chất và tinh thần cho du khách về nghỉ ngơi, giải trí và những
hoạt động có ích khác.
Theo Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống, (Tiếng Anh, Nxb
Butterworth Heinemann 1993) thì: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt
động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hoá
vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và
các dịch vụ cá nhân khác [36].


Theo điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là việc
cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải
trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch” 28, tr.2. Tác giả luận văn tán thành với khái niệm này về dịch
vụ du lịch.
Dịch vụ du lịch có những đặc điểm chung của dịch vụ: là kết quả mang
lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng và khách hàng
và thông qua việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đó mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng dịch vụ đó. Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn có các đặc điểm
mang tính đặc thù:

Thứ nhất: Tính phi vật thể - đây là đặc điểm quan trọng nhất của dịch
vụ du lịch. Người sử dụng dịch vụ không thể tiêu dùng trực tiếp dịch vụ đó
trước khi mua nó, nói cách khác quá trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liền
với quá trình tiêu thụ nó. Dịch vụ đồng hành với sản phẩm vật chất nhưng nó
lại tồn tại dưới dạng phi vật chất nên người sử dụng chỉ có thể đánh giá được
chất lượng của dịch vụ khi trực tiếp sử dụng nó. Đặc điểm quan trọng này
buộc các nhà cung cấp phải có trách nhiệm trong việc tạo dựng thương hiệu
thông qua cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, chân thực và khách quan
về những tiện ích và ưu việt của dịch vụ đối với du khách để họ thực sự yên
tâm và hài lòng về quyết định mua sản phẩm dịch vụ. Về phía du khách: phải
thận trọng và cần có sự nhìn nhận, lựa chọn nhà cung cấp căn cứ trên uy tín
thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và tham khảo thêm những người đã sử dụng
dịch vụ trước khi quyết định mua dịch vụ cho mình.
Thứ hai: Tính đồng thời trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch
vụ. Khác với các hàng hoá thông thường có quá trình sản xuất và tiêu dùng
diễn ra ở từng thời gian và địa điểm khác nhau, dịch vụ du lịch được sản
xuất và tiêu dùng thường diễn ra cùng lúc. Chính đặc điểm này quy định
tính thời vụ trong loại hình kinh doanh du lịch và nó làm cho công tác dự


báo của ngành du lịch thực sự trở thành một khoa học giúp các nhà hoạch
định chiến lược nắm được cung - cầu trên thị trường mà có hướng đầu tư
phù hợp. Trên thực tế có nhiều bất cập xảy đến trong quá trình quản lý và
kinh doanh du lịch, nguyên nhân sâu xa chính vì chưa nắm thấu đáo tính
chất đặc thù này.
Thứ ba: Khách hàng là một bộ phận của cả quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Tính đặc thù này được quy định bởi sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định nên không
tạo ra khoảng cách giữa người tiêu dùng và người sản xuất dịch vụ. Nói cách
khác, người tiêu dùng không chỉ hưởng thụ một cách thụ động sản phẩm dịch

vụ được cung ứng, mà họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thông
qua việc phản hồi của họ với nhà cung cấp về chất lượng và mức độ hoàn
thiện của sản phẩm. Thậm chí bằng kinh nghiệm và trình độ cảm nhận của
mình, du khách còn là người trực tiếp sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ giúp
cho nhà cung cấp tạo ra những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của người tiêu dùng.
Thứ tư: Quyền sở hữu không được chuyển giao khi mua và bán. Đây là
một đặc thù riêng có của loại hình sản phẩm dịch vụ khi đem trao đổi trên thị
trường. Vì là sản phẩm không thể di chuyển trong không gian, là sản phẩm
phi vật thể và có tính đồng nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên
khách hàng chỉ đang mua quyền sử dụng sản phẩm chứ không hề mua được
quyền sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Khi quyền sử dụng của du khách không còn
thì cũng là lúc nhà cung cấp toàn quyền sở hữu đối với sản phẩm dịch vụ đó.
Sản phẩm du lịch gồm: Dịch vụ du lịch và giá trị tài nguyên thiên nhiên
Dịch vụ du lịch gồm:
- Dịch vụ vận chuyển, nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm
du lịch, từ các điểm du lịch này đến điểm du lịch khác hoặc trong phạm vi
một điểm du lịch nào đó, bằng phương tiện nhất định.


- Dịch vụ lưu trú, ăn uống bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách nghỉ
ngơi, thư giãn và lấy lại sức khoẻ trong hành trình du lịch của mình thông qua
hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng... nơi khách dừng chân.
- Dịch vụ vui chơi giải trí: là loại hình giúp du khách đạt được sự thoả
mãn cao trong mỗi chuyến đi. Bởi vậy, nên thời gian của du khách phần lớn
được các nhà tổ chức chuyên nghiệp hướng đến là đưa khách tham quan các
khu du lịch, các khu di tích, xem văn nghệ... thậm chí đến các sòng bạc, các
bar café, sàn nhảy...
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu được thoả mãn về tinh thần càng
lấn át nhu cầu mang tính vật chất thuần tuý, do đó, nhu cầu đi du lịch ngày

càng có xu hướng tăng cao trong cộng đồng dân cư. Nắm được điều này, các
nhà kinh doanh du lịch càng nghiên cứu đầu tư vào dịch vụ giải trí sẽ càng thu
được lợi nhuận cao. Thái Lan, Trung Quốc, Tây Ban Nha... là những quốc gia
có kinh nghiệm và nhạy bén trong việc tập trung đầu tư cho dịch vụ này nên
chỉ trong vòng vài thập niên đã nhanh chóng thu hút được tỉ lệ lớn khách du
lịch đến từ các nước và nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể ngoại tệ
cho phát triển kinh tế đất nước.
Ví dụ: Thái Lan năm 2004 đón 11,6 triệu khách du lịch quốc tế, thu
ngoại tệ đạt 9,6 tỷ USD. Khách du lịch nội địa đạt 74,8 triệu lượt khách, tạo
thu nội tệ xấp xỉ 8 tỷ USD. Du lịch đóng góp cho GDP năm 2005 gần 15%.
Ngoài ra, hoạt động du lịch đã tạo ra trên 1,3 triệu việc làm gián tiếp và trực
tiếp cho xã hội [32].
Hoặc Trung Quốc: hiện nay là quốc gia có thu nhập từ du lịch quốc tế
lớn nhất thế giới. Năm 2004, Trung Quốc đón 41,8 triệu lượt khách du lịch
quốc tế (nếu tính cả khách tham quan du lịch trong ngày là 109 triệu lượt), thu
nhập ngoại tệ từ du lịch đạt 25,7 tỷ USD. Khách du lịch nội địa đạt 1,1 tỷ lượt
khách, tạo thu nội địa tương đương 65,7 tỷ USD. Du lịch tạo ra 38,93 triệu
việc làm gián tiếp và trực tiếp cho xã hội [32].


Cả hai cường quốc trên đều có ưu việt nổi trội trong hoạt động du lịch
và có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh doanh du lịch. Hai nước này đều luôn
coi du lịch là quốc sách và có nhiều biện pháp nhằm tạo ra chiến lược sản
phẩm du lịch tốt, trong đó coi trọng việc đầu tư đồng bộ các loại hình dịch vụ
giải trí cho du khách.
- Dịch vụ mua sắm: thực tế đây cũng là hình thức giải trí không thể
thiếu trong một chuyến đi du lịch của du khách, được thực hiện thông qua các
siêu thị, cửa hàng, làng nghề truyền thống, hàng mỹ nghệ, tạp hoá, vải lụa...
- Dịch vụ trung gian và bổ sung khác: y tế, công nghệ thông tin,
Internet, sửa chữa... tuy phụ trợ nhưng loại hình dịch vụ này cũng góp phần

làm thoả mãn chuyến đi của du khách và tham gia vào việc tạo nên một sản
phẩm du lịch hoàn chỉnh nơi khách dừng chân.
Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên
nhiên - một bộ phận cấu thành quan trọng, nó đòi hỏi các nhà chuyên môn
trong quản lý và điều hành phải biết phối hợp và điều tiết quá trình cung ứng
sản phẩm du lịch một cách khoa học thực sự, mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
đồng thời thoả mãn được nhu cầu của du khách.
Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ trọng các ngành dịch vụ có xu hướng ngày
càng tăng, ở các nước tiên tiến có khi lên đến 75%, ở Việt Nam chiếm khoảng
40%. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X
đã chỉ rõ “Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: Khu vực nông nghiệp khoảng
15-16%, công nghiệp -xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%” 15, tr.188.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ du lịch ở
thành phố Đà Nẵng
Phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng là một tất yếu khách
quan, bởi Đà Nẵng hội tụ đủ những điều kiện, khả năng, thế mạnh là những
nhân tố tác động đến sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này, như:



×