Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

THỰC TRẠNG tổ CHỨC, HOẠT ĐỘNG và ĐỊNH HƯỚNG đổi mới của UBND HUYỆN THƯỜNG tín THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.92 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG


TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐỔI MỚI CỦA UBND HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Hằng
Lớp: Cao học K17 chuyên ngành XDĐ&CQNN
Hệ chính quy tập trung


Hà Nội, tháng 6 - 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện
Thường Tín - Thành phố Hà Nội:
1.1. Cơ cấu tổ chức:
1.2. Hiệu quả hoạt động:
Chương 2: Quan điểm và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động của UBND huyện Thường Tín giai đoạn hiện nay:
2.1. Một số quan điểm:
2.2. Những giải pháp chủ yếu:
KẾT LUẬN

2



LỜI MỞ ĐẦU
Thường Tín là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, nằm ở vị trí cửa
ngõ nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với tuyến đường
Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Huyện có diện tích 125 km, dân
số 225.000 người; có 28 xã và 01 thị trấn.
Toàn huyện có 126 làng với 385 điểm di tích văn hóa trong đó có 89 di
tích đã được Nhà nước xếp hạng, có một số di tích được đề nghị xếp hạng đặc
biệt như Chùa Đậu xã Nguyễn Trãi, Đền thờ Nguyễn Trãi xã Nhị Khê...
Hiện nay, huyện đang triển khai lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
đến 2020 tầm nhìn đến 2030, Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến 2020, kế
hoạch sử dụng đất 2011 đến 2015, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông
huyện đến 2010 và định hướng đến 2020, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi đến 2010 định hướng đến 2020, quy hoạch phát triển chăn nuôi
đến 2010 định hướng đến 2020, đang triển khai lập quy hoạch bảo vệ môi
trường đến 2015 và định hướng đến 2020. Các xã và thị trấn đều có quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất 2010 đến 2015. Huyện và 29 xã, thị trấn đều đang tiến
hành triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, bước đầu mang lại
hiệu quả thực tế mà vai trò chủ yếu tác động đến hiệu quả của đề án là hoạt
động chỉ đạo và tổ chức thực hiện của UBND huyện.

3


NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện
Thường Tín - Thành phố Hà Nội:
1.1. Cơ cấu tổ chức:
Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Uỷ ban nhân dân ở mỗi
cấp, Uỷ ban nhân dân huyện đã được thành lập và duy trì hoạt động có hiệu
quả. Hiện nay, UBND huyện có số cán bộ công chức là: 180 cán bộ, trong đó

về trình độ chuyên môn đại học là 125 đồng chí, cao đẳng 20 đồng chí.
Uỷ ban nhân dân huyện và các phòng chuyên môn: Lãnh đạo UBND
huyện gồm: Đồng chí chủ tịch UBND huyện và 03 đồng chí phó chủ tịch
UBND huyện và các đồng chí là thành viên uỷ ban.
Các phòng chuyên môn gồm có: Văn Phòng HĐND và UBND; Phòng
Kinh tế; Phòng Văn hoá thông tin; Phòng Tư Pháp; Phòng nội vụ; Thanh tra
huyện; Phòng Tài nguyên và môi trường; Phòng quản lý đô thị; Thanh tra xây
dựng; Phòng giáo dục và đào tạo; Phòng y tế; Phòng tài chính và kế hoạch;
Phòng lao động thương binh và xã hội;
* So với nhiệm kỳ trước các phòng quản lý hành chính nhà nước có một
số thay đổi. Nhiệm kỳ này thêm cơ quan Thanh tra xây dựng huyện.
* Ngoài ra một số đơn vị sự nghiệp mới được thành lập và hoạt động
gồm có: Ban quản lý dự án, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Trung tâm
dân số KHHGĐ, Trung tâm phát triển quỹ đất...
* Với số lượng và cơ cấu các phòng chuyên môn trên, hoạt động của
huyện đã có nhiều thuận lợi so với thời gian trước. Số lượng biên chế làm việc
trong các cơ quan này cũng được quan tâm cả về chất lượng và số lượng,
thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và chính trị.
1.2. Hiệu quả hoạt động:

4


Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2005 - 2010, hoạt động của UBND huyện đã
đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Năm 2010 tỷ trọng công nghiệp xây dựng đạt 51,3%, tăng 1,3%; thương mại - dịch vụ đạt 32,1%, tăng 0,1%;
nụng nghiệp 16,6%, vượt 1,4% so mục tiêu. Thu nhập bình quân đầu người đạt
13,5 triệu đồng/người/năm, vượt 4,8 triệu đồng so với mục tiêu.
Về văn hóa-xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5

tuổi suy dinh dưỡng xuống 14,1%, tạo thêm việc làm cho 14.500 lao động, tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35% số lao động trong độ tuổi, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2010 còn
4,65% theo tiêu chí cũ. Theo tiêu chí mới hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
huyện là 8%.
Giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và duy trì kết quả phổ cập giáo
dục THCS, đến năm 2010 có 27 trường đạt chuẩn Quốc gia (trong 5 năm 20052010 có thêm 17 trường đạt chuẩn quốc gia). Có 29/29 xã, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về y tế.
Chương 2: Quan điểm và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động của UBND huyện Thường Tín giai đoạn hiện nay:
2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ huyện về hoạt động của UBND:
Tiếp tục nâng cao chất lượng kỳ họp, chất lượng ban hành nghị quyết
của HĐND các cấp, chất lượng giám sát, chất vấn của đại biểu HĐND. Thường
trực HĐND các cấp chủ động phối hợp với UBND cùng cấp giải quyết kịp
thời, hiệu quả những vấn đề thuộc thẩm quyền giữa hai kỳ họp; đa dạng hoá
hoạt động tiếp cúc cử tri theo hướng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu
nguyện vọng chính đáng của cử tri.
UNBD tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục
hành chính. Triển khai thực hiện hiệu quả đề án 30 của Chính Phủ; chương
5


trình; kế hoạch CCHC hàng năm của huyện và thành phố. Xây dựng bộ máy
trong sạch; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành
tiết kiệm; xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức gây phiền hà, sách
nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thi hành công vụ, gây bất bình trong
nhân dân. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền, đặc biệt
trong quản lý đất đai, môi trường. Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở.
2.2. Những giải pháp chủ yếu:
2.2.1. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân:

Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp để nâng
cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao
trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu. Tuyên truyền về
truyền thống huyện anh hùng, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, về hội nhập kinh tế quốc tế, về các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5
năm 2011-2015 nhằm khơi dậy, phát huy các nguồn lực xã hội để phát triển
huyện giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
2.2.2. Nâng caoo chất lượng công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô
thị, nông thôn:
Tập trung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây
dựng (quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết), quy hoạch ngành và lĩnh vực,
đặc biệt là các dự án quy hoạch trọng điểm. Công bố công khai, rộng rãi các
quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết theo quy định. Thực hiện nghiêm việc
quản lý xây dựng, phát triển theo quy hoạch được duyệt. Nâng cao năng lực
quản lý đô thị, nông thôn.
Tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm theo quy hoạch.
Tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng nông thôn, đảm bảo chất lượng, tiến
độ, hiệu quả. Coi trọng việc xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội.

6


Tập trung chỉ đạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, đảng
viên và nhân dân, thực hiện tốt công tác xã hội hóa hoàn thành xây dựng nông
thôn mới theo kế hoạch.
Tổ chức thực hiện đồng bộ Luật Đất đai, Luật Xõy dựng, Luật Đầu tư,
Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... Tăng cường quản lý nhà nước
trong cỏc lĩnh vực vệ sinh mụi trường, quản lý xõy dựng, quản lý đất đai...
2.2.3. Khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, nguồn lực, đặc biệt đẩy

mạnh xã hội hóa đầu tư:
Phát huy và sử dụng tiềm năng nguồn lực sẵn có của huyện, khai thác và
sử dụng hiệu quả quỹ đất, vốn đầu tư và các nguồn lực trong dân cư. Khuyến
khớch huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và
đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn một cách
có chọn lọc, hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn để tăng khả
năng tập trung ngân sách cho đầu tư phát triển, quan tâm các nguồn thu từ đấu
giá quyền sử dụng đất; đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí, lệ phí.
Sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách. Tiếp tục thực hiện nguyên
tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo, phát triển hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.
2.2.4. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hộ, xây dựng môi trường văn
hóa và người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Quan tâm giải quyết việc làm nhằm ổn định cuộc sống, tạo thu nhập
chính đáng, lâu dài cho người dân. Khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại
chỗ thông qua phát triển các loại hình dịch vụ và các cơ sở kinh doanh sản xuất
7


ở địa phương. Xây dựng đề án chuyển đổi một số trường THCS, Tiểu học sang
mô hình dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao khi có điều kiện, nhu cầu.
Đẩy mạnh các biện pháp thực hiện giảm nghèo, hỗ trợ tạo điều kiện cho
các hộ nghèo vay vốn sản xuất, thực hiện giảm nghèo bền vững. Khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư du lịch trên địa bàn để khai thác tối đa tiềm năng
của huyện, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm), chú trọng

các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn từ xa (kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán,
vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý...). Đẩy mạnh việc xã hội
hoá công tác phòng chống tệ nạn xã hội, thông tin, tuyên truyền, giáo dục
phòng chống ma tuý, mại dâm. Xây dựng xã, thị trấn, địa bàn dân cư, cơ quan,
trường học không có tệ nạn xã hội.
Từng bước hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy
ước, quy chế cụ thể về nếp sống văn hoá. Trên cơ sở tiêu chí người Hà Nội nêu
tại Nghị quyết Đại hội Đảng Thành phố lần thứ XIV, xây dựng "Người Hà Nội
thanh lịch, văn minh".
2.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác chỉ
đạo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường xã hội, thực hành
tiết kiệm phòng chống lãng phí và phòng chống tham nhũng:
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính
và công tác cán bộ. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc
thực hiện cải cách hành chính. Đổi mới lề lối, tác phong làm việc trong cơ quan
nhà nước, hiện đại hoá các cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện triệt để
việc giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc "một cửa", "một cửa liên
thông". Củng cố bộ máy quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sở.
Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ công chức phù
hợp với chức năng và nhiệm vụ đảm bảo dân chủ, công khai. Chú trọng bổ
sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý những cán bộ, công chức, viên chức
8


trẻ (dưới 35 tuổi), cán bộ nữ có năng lực công tác tốt đảm bảo đủ điều kiện,
tiêu chuẩn. Nâng cao chất lượng dào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện Nghị
quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/HU của Ban
Thường vụ Huyện uỷ về luân chuyển cán bộ và cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực
hiện tốt chính sách cán bộ. Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định, quy
chế công tác cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy cán bộ.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; thanh tra công vụ và kiểm tra
giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng chế
tài mạnh và xử lý nghiêm các vi phạm.
Triển khai thực hiện cú hiệu quả chương trình, kế hoạch thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.

9


KẾT LUẬN
Trong hơn 50 năm qua xây dựng và phát triển của bộ máy hoạt động Uỷ
ban nhân dân nói chung đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách ngày càng
phát triển và lớn mạnh, cùng với sự đi lên của đất nước. Trong thành tích
chung đó có vai trò đóng góp to lớn đó là sự lãnh đạo của các cấp Uỷ đảng, sự
phấn đấu nỗ lực của cán bộ và nhân dân huyện Thường Tín nên các chỉ tiêu
nhiệm vụ kinh tế, xã hội của huyện Thường Tín đã được cải thiện và nâng lên
một bước rõ rệt.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều thành tích đáng kể trong
thời gian qua nhưng hoạt động của UBND huyện vẫn đang gặp phải nhiều khó
khăn vướng mắc cần được tháo gỡ và khắc phục. Để thực hiện các giải pháp đã
nêu trong đề tài, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đề nghị Thành uỷ, UBND thành phố quan tâm đầu tư hơn nữa về kinh
phí đầu tư xây dựng cơ bản để huyện đầu tư về các xã, thị trấn, tạo cơ chế đặc
thù để phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Đề nghị các cấp có thẩm quyền tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ cấp
huyện để có đủ năng lực và trình độ đảm nhiệm công việc được giao trong thời
kỳ đổi mới hiện nay.
Về sự nghiệp phát triển nông nghiệp đề nghị các cấp các ngành quan
tâm công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng đẩy mạnh chuyển giao khoa học
kỹ thuật nhân cấy nghề cho người dân lao động. Quan tâm về chế độ chính

sách, tiền lương lao động đối với cán bộ, công chức huyện.

10



×