Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Kinh doanh khu vui chơi trẻ em tại quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 202 trang )

Trang 1
1.1. THỰC TRẠNG KHU VUI CHƠI DÀNH CHO TRẺ EM
1.1.1. Thực trạng khu vui chơi dành cho trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo nghiên cứu của Ủy Ban Dân số - gia đình – trẻ em trong năm 2010, cứ
283 trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh thì mới có một em được đáp ứng sân chơi
công cộng cho nhu cầu vui chơi, giải trí của mình. Tình trạng sân chơi cho trẻ tại
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn bị bỏ ngỏ. Có thể nói hiện trạng khu vui chơi tại
Thành phố Hồ Chí Minh vừa thiếu, vừa yếu. Số lượng cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ
em rất ít, chất lượng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Các khu vui chơi dành cho trẻ em đang dần bị bỏ quên sau khi Nhà nước chi
ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác. Trong đợt khảo sát thực trạng
các khu vui chơi giải trí năm 2010 của Sở Văn hóa – Thông tin, Sở xây dựng và Ủy
ban dân số - Gia đình- Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các khảo sát thực tế
của nhóm nghiên cứu tại các quận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
hầu hết các khu vui chơi đều thiếu thiết bị vui chơi, hoặc có nhưng đã nhanh chóng
bị hư hỏng, chất lượng và quy cách thiết bị chưa đảm bảo độ bền, độ an toàn.
Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Trung tâm văn hóa, thể thao cấp
quận, huyện; 17 điểm vui chơi, giải trí và công viên lớn; 20 rạp hát và rạp chiếu
phim cùng với hệ thống bảo tàng, thư viện và các cơ sở, thiết chế văn hóa, thể thao
khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gần 1,7 triệu trẻ em thành phố. Nhà thiếu nhi là
một khu vực quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của thiếu nhi. Tuy
nhiên, toàn Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 20 nhà thiếu nhi và 2 Trung tâm
hoạt động thanh thiếu nhi, vẫn còn quận/huyện chưa có Nhà thiếu nhi, con số này
chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6000/ 1,7 triệu trẻ em dưới 16 tuổi”.
Việc thiếu sân chơi cho trẻ là một trong những nguyên nhân đẩy nhiều em
đến với các trò chơi thiếu lành mạnh, mang tính bạo lực, nghiện game online...Thực
tế cho thấy rằng hiện nay, số lượng sân chơi cho trẻ em thành phố rất ít. Nhà thiếu
nhi tại một số quận, huyện chỉ dạy đàn, ngoại ngữ, vẽ, bơi... và các lớp học này
cũng căng thẳng chẳng kém gì các lớp học tại các trường vì cũng có kiểm tra, thi lên
lớp... Các trẻ em đến với nhà thiếu nhi với mong muốn được thư giản sau những giờ
học căng thẳng, nhưng thực tế với giờ học ngoại khóa liên tục và dày đặc ở các lớp




Trang 2
năng khiếu mà các em đang theo học tại nhà văn hóa thiếu nhi thì lại càng làm cho
các em căng thẳng hơn. Ngoài ra, nhiều nhà thiếu nhi còn tận dụng sân chơi cho trẻ
để kinh doanh như: làm bãi giữ xe ô tô, cho thuê mặt bằng làm nhà hàng tiệc cưới,
mở trung tâm luyện thi đại học. Đó là những lý do vì sao nhu cầu vui chơi của trẻ
em rất lớn, nhưng các nhà thiếu nhi chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.
Theo kế hoạch kiến trúc xây dựng đô thị, các khu công viên là khu giải trí rất
tốt cho mọi lứa tuổi, trẻ em sẽ có khoảng không gian vui chơi trong lành giữa thành
phố nhộn nhịp, đông đúc. Nhưng thực tế chỉ có khoảng 7% trẻ chơi ở công viên
trong khi thành phố có trên 120 ha đất công viên. Nguyên nhân phụ huynh không
yên tâm khi để các em vui chơi tại công viên là vì ở đây có quá nhiều tệ nạn diễn ra
hằng ngày. Người lớn thường lấy công viên làm nơi phục vụ những lợi ích riêng tư.
Hoặc nếu không cũng ẩn chứa những mối nguy hiểm đáng ngại cho trẻ em. Nhưng
thực tế ở công viên Tao Đàn – Quận 1, ngày 24 – 9 – 2010, khu Quản lý giao thông
đô thị số 1, thuộc sở Giao Thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản về
vấn đề công viên vui chơi cho trẻ em gửi đến Công ty công viên cây xanh Thành
phố Hồ Chí Minh, đề nghị cho tạm ngưng khu trò chơi trên cát. Khu này đã đi vào
hoạt động từ năm 2006 cho đến nay, tại đây đã xảy ra 10 vụ vi phạm về an ninh trật
tự, trong đó có 4 vụ phải xử lý hình sự. Ngoài ra, còn có 6 vụ mâu thuẫn, xích mích
trong khi chơi trò trên cát dẫn đến đánh nhau, đã bị Công an phường Bến Thành
cùng phối hợp với Ban Quản Lý Công viên Tao Đàn xử lý. Nguyên nhân chủ yếu là
từ khi khu trò chơi cát di vào hoạt động đã thu hút số đông thanh niên đến đây vui
chơi, trong đó có không ít thanh thiếu niên hư hỏng, thiếu sự quan tâm giáo dục từ
phía gia đình; số học sinh trốn học cũng tụ tập về đây chơi. Tuy là trò chơi dành cho
thiếu nhi, nhưng các em không được chơi vì đã bị một số thanh thiếu niên hư hỏng
đến giành chơi. Từ việc tranh giành trò chơi đã xảy ra va chạm dẫn đến xích mích,
đánh nhau.
Khu vui chơi tư nhân thường tập trung tại các nhà sách trong từng khu vực.

Và vì các khu này tận dụng diện tích còn lại nên thường rất nhỏ hẹp. Các trò chơi ở
đây phần đông là tô tượng, tranh cát. Trò chơi vận động chỉ có cầu tuột, xích đu, đu


Trang 3
quay… Khu vui chơi thực tế không an toàn, không có bảo hiểm cho các bé. Phụ
huynh thường không an tâm lắm khi để trẻ tự chơi.
Theo nhận định chung thì khu vui chơi chất lượng trên toàn Thành phố Hồ
Chí Minh không nhiều, nếu không muốn nói là quá ít. Một số khu vui chơi cho trẻ
em được tổ chức quy cũ, có mô hình cụ thể, quản lý chặt chẽ nhưng không đủ đáp
ứng nhu cầu vui chơi. Cụ thể như:
 Thế giới trẻ thơ Gâu Gâu
Địa chỉ: 29/7A Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp. Đây là khu vui chơi
trong nhà cho trẻ em từ 1 -10 tuổi với không gian thoáng mát, sạch sẽ, sàn trải thảm,
trang bị máy lạnh, Internet Wifi. Tại đây có các trò chơi như dàn vui chơi liên hoàn,
cầu trượt, vượt tam cấp, chui đường hầm, trượt ống xoắn. Phụ huynh và các bé còn
được phục vụ dịch vụ ăn uống khi đến vui chơi. Vào các ngày cuối tuần, các bậc
phụ huynh tại khu vực này thường đưa các bé đến để vui chơi, giải trí. Số lượng trẻ
đến vào thời điểm cuối tuần có khi lên tới 200 bé.
Theo quan sát nhận định khi đi thực tế, Gâu Gâu có ưu điểm là khu ăn uống
rộng rãi, các bé không chỉ được phục vụ bởi thực đơn phong phú, mà phụ huynh khi
đến đây cũng nhận được chất lượng dịch vụ tốt. Bố mẹ có thể sử dụng Wifi miễn
phí trong thời gian các bé chơi. Menu thức ăn, nước uống phong phú, có đến hơn 40
các sự lựa chọn. Nhược điểm lớn ở đây là cả khu vui chơi rộng khoảng 400m2
nhưng chỉ có một quản lý trực tiếp tại khu vui chơi. Đồ chơi không được sắp xếp
gọn gàng, các vật dụng để lộn xộn, không có sự quản lý từ phía nhân viên khu vui
chơi, phụ thuộc hoàn toàn vào các cha mẹ tự giữ con em mình. Khi phỏng vấn một
số cha mẹ đến đây, được biết phụ huynh thấy ở đây đồ chơi chưa phong phú, chỉ
chủ yếu là các trò vận động, xích đu đơn giản. Họ mong muốn khu vui chơi có thêm
các dịch vụ giải trí mang tính giáo dục hơn như lắp ráp mô hình, truyện tranh…

 TiNi World
Do Công ty cổ phần Phong Cách Sống Mới phát triển với một hình thức
hoàn toàn mới so với một số khu vui chơi hiện có tại địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh – đây là một trung tâm giải trí kết hợp giáo dục dành cho thiếu nhi từ 1 đến 12
tuổi. Giá vé vào cổng là 40.000 VNĐ/vé (dành cho bé cao dưới 1m2) và 60.000


Trang 4
VNĐ/vé (dành cho bé cao trên 1m2). Mỗi bé vào cổng được kèm theo 2 người lớn
và vé không giới hạn thời gian chơi trong ngày của các bé. Tini World nằm tại 248
Pasteur, Quận 3, vị trí này hơi khó đi lại với các phụ huynh, nằm ngay tuyến đường
rất thường kẹt xe. Diện tích không lớn lắm, các khu vui chơi sắp xếp quá chật chội,
cảm giác vui chơi bị gò bó. Tini World còn có một cơ sở khác tại Nowzone, 235
Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, mô hình tại đây cũng tương tự. Các phụ huynh gửi con
em tại đây để tiện việc mua sắm.
 Khu vui chơi trẻ em – Lotte Mark Việt Nam
Địa chỉ: 469 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là khu vui chơi tích hợp cùng với hệ thống khu mua sắm, tiện lợi
cho các phụ huynh gửi con tại đây, tranh thủ mua sắm. Khu vui chơi thoáng mát,
rộng rãi, và các tiêu chuẩn an toàn rất đảm bảo. Tuy nhiên vì đặt tại khu vực dân cư
đô thị mới tại Quận 7, khu vui chơi chỉ phục vụ chủ yếu cho các bé gần khu vực
này. Những khu vui chơi như thế này rất ít trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .
 Hệ thống khu vui chơi Kid Yard
Cơ sở 1: Kid Yard Sài Gòn SuperBowl, Lầu 1 A43 Trường Sơn, Phường 4,
Quận Tân Bình
Cơ sở 2: Kid Yard Thiên Sơn Plaza, tầng 4 – 800 Đại lộ Nguyễn Văn Linh,
Quận 7.
Cơ sở 3: Kid Yard MetroBooks, 129 Âu Cơ, P14, Quận Tân Bình.
Tại Kid Yard trẻ em có cơ hội tham gia các trò chơi vận động, thư viện sách ,
khu ghép hình Lego, vẽ tranh cát, tô tượng, chụp ảnh, in ly, in lịch, phục vụ các

món ăn uống… Khu Kid Yard có ưu điểm là có nhân viên quan sát các bé, theo sát
các bé tại từng khu vực trò chơi. Vì vậy, các bé khi vui chơi không chỉ được theo
dõi quan sát từ phía phụ huynh mà còn có sự hỗ trợ kịp thời bởi đội ngũ nhân viên.
Cách bố trí các khu trò chơi phân biệt, có sự quản lý, sắp xếp trò chơi ngăn
nắp. Chất lượng vệ sinh khu Kid Yard được đánh giá rất tốt. Nhưng khu phục vụ ăn
uống còn nhỏ, các sản phẩm phục vụ ăn uống không phong phú. Các bé chỉ được
lựa chọn nước sâm, nước suối, và bắp rang. Với khu vui chơi Kid Yard tại nhà sách


Trang 5
MetroBook Tân Bình thì các bé mới có thêm sự lựa chọn là cháo dinh dưỡng và
một vài loại sinh tố đơn giản. Phụ huynh khi đưa các bé đến đây chỉ có hàng ghế
ngồi trong khu vui chơi để quan sát các bé, không có các dịch vụ tích hợp thêm để
phục vụ thêm cho các vị phụ huynh. Cảm giác các phụ huynh cho biết, đôi khi các
bé mải chơi, quên thời gian, nhưng là người ngồi chờ nên thấy rất lâu vàs mệt mỏi.
 Khu vui chơi Vinpearl Game
Địa chỉ: B2 trung tâm thương mai Vincom, Quận 1, rộng 4000m2 bao gồm
300 máy chơi điện tử với hơn 60 trò chơi khác nhau. Tại đây có khu Kid Garden
cho các bé từ 1- 12 tuổi. Vé vào là 30,000 VNĐ/ bé, không kèm phụ huynh. Khu
vui chơi này đảm bảo an toàn, nhưng không được các phụ huynh thích. Có nhiều lý
do được đưa ra khi hỏi ý kiến các phụ huynh đến đây: Các cha mẹ cho biết vì là
trung tâm thương mại, hệ thống máy lạnh chung cho cả tòa nhà, nhiệt độ ở đây quá
thấp, khi đưa con đến vui chơi thoải mái, nhưng ra về nhiệt độ chênh lệch quá cao
so với bên ngoài. Họ cảm thấy băn khoăn về sức khỏe của bé, có lúc các bé đòi ra vì
quá lạnh. Hoặc với một phụ huynh khác, họ cho biết vé chỉ cho một bé không kèm
phụ huynh, họ không yên tâm khi đứng ngoài, khó quan sát các con vui chơi tại khu
vận động. Họ thích một khu vui chơi có thể vào trong để quan sát theo dõi các con
chơi, như vậy yên tâm hơn. Khu vui chơi cho các bé tại Vincom an toàn, sạch sẽ,
không lo vấn đề bụi bẩn nhưng nằm ngay bên cạnh khu vui chơi của thanh thiếu
niên nên có phần ồn ào và lạc lõng với các bé nhỏ.

 Thế giới trò chơi trẻ em Mặt trời bé con
Địa chỉ 81 Phùng Văn Cung, P2, Quận Phú Nhuận. Khu này mở cửa suốt
tuần, thứ Hai đến thứ Sáu từ 8h30 đến 21h20, thứ bảy và Chủ Nhật mở từ 8h00 đến
22h00. Đây là khu vui chơi trong nhà, không có các trò chơi điện tử. Các bé được
tham gia các trò chơi như vượt đường hầm, leo núi, làn trượt ống xoắn…Kèm theo
khu vui chơi cũng có các dịch vụ ăn uống nhưng tương đối đơn giản.
1.1.2. Thực trạng khu vui chơi dành cho trẻ em tại Quận Thủ Đức
Tại khu vực quận Thủ Đức, các địa điểm vui chơi cho các bé thiếu trầm
trọng. Số lượng các khu vui chơi không đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ
em. Khu vực các phường Bình Thọ, Trường Thọ, Linh Trung, Linh Chiểu tại quận


Trang 6
Thủ Đức, các khu vui chơi có số lượng khách hàng đến tương đối ổn định như khu
vui chơi trên đường Tô Ngọc Vân, khu vui chơi Nhà văn hóa thiếu nhi đường số 6 phường Linh Trung, khu vẽ tranh tô tượng - lầu 2 siêu thị CoopMart Quận 9, khu
vui chơi trẻ em lầu 2 – nhà sách Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Ngân. Số lượng tuy
nhiều nhưng chất lượng rất kém hoặc chưa đủ.
Thực tế chỉ là những khu vui chơi “dã chiến” do các hộ cá thể mở ra kinh
doanh. Kiến trúc và cơ sở vật chất rất tạm bợ, không đảm bảo các tiêu chuẩn, độ an
toàn cần thiết cho một khu vui chơi giành cho trẻ em. Các thiết bị ở đây nhìn chung
đã được đầu tư từ rất lâu nên đã cũ kĩ và thiếu an toàn. Toàn khuôn viên của những
khu vui chơi này không được thiết kế cẩn thận, bề mặt nền đất ghồ ghề. Trong khi
đó các em lại rất hiếu động, không thể không chạy nhảy, do đó với cơ sở vật chất
như thế rõ ràng không an toàn cho các em. Các khu vui chơi này ở ngoài trời, không
có mái che nên cũng rất bất tiện khi trời mưa. Phần lớn những khu vui chơi này mở
cửa vào buổi tối nên vào ban ngày các bé không có sự lựa chọn vui chơi cho mình.
Một điểm yếu khác từ các khu vui chơi này đó chính là địa điểm các khu vui chơi
này nằm ngay gần mặt đường đông đúc xe cộ qua lại mà không có các biện pháp
che chắn cho toàn khu nên không gian vui chơi của các em rất nhiều khói bụi. Điều
này không tốt cho sức khỏe của các em. Ngoài ra tại những khu vui chơi ở đây các

em không có nhiều sự lựa chọn về các trò chơi, chỉ có hai ba trò chơi đơn giản: đu
quay, nhà phao, nhà banh.
Hiện khu vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức đang thu hút được một
lượng lớn các bé đến vui chơi hằng ngày. Tuy nhiên diện tích các em có thể vui
chơi bị hạn chế rất nhiều. Khuôn viên nhà văn hóa bị chiếm dụng để cho thuê mặt
bằng làm nơi trưng bày gốm sứ, một phần lớn diện tích khác được dùng để cho thuê
mở quán cà phê. Đây là một thiệt thòi cho các em.
1.1.3. Các dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em và thực tế triển khai
1.1.3.1. Các dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em
Theo kế hoạch, trong năm 2011 - năm được Thành phố Hồ Chí Minh chọn là
“Năm vì trẻ em” – Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư xây dựng 10 khu vui chơi cho
trẻ em. Việc đầu tư xây dựng những khu vui chơi giải trí cho trẻ em được Hội Đồng


Trang 7
Nhân Dân (HĐND) thành phố thông qua sau kỳ họp HĐND khóa VII lần thứ 19
diễn ra từ ngày 7 đến 10-12-2010. Trong tổng số 10 công trình vui chơi giải trí cho
trẻ em được đầu tư năm 2010 - 2011, sẽ có 5 công trình do quận, huyện làm chủ đầu
tư bao gồm: khu vui chơi cho trẻ em trong Công viên Phú Lâm (Quận 6); Công viên
Lê Thị Riêng (Quận 10); Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên (Huyện Nhà Bè);
Công viên văn hóa xã Bình Chánh (Huyện Bình Chánh); Công viên thị trấn Cần
Thạnh (Huyện Cần Giờ). Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư bốn công trình gồm:
Công viên Tao Đàn; Công viên 23-9; Công viên Lê Văn Tám; Công viên Gia Định.
Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM làm chủ đầu tư khu vui chơi cho trẻ
em tại Trung tâm Giáo dục – dạy nghề thiếu niên thành phố. Mỗi khu có diện tích
trên dưới 1000m2, kinh phí đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
Các dự án này sẽ có 70% diện tích khu vui chơi sẽ hoàn toàn miễn phí, 30%
còn lại nên xã hội hóa, đây là cơ sở để tạo nguồn vốn duy tu, bảo trì, thuê bảo vệ
đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
Sau khi Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương xây dựng

các khu vui chơi giải trí cho trẻ em tại các công viên trên địa bàn thành phố, Sở
Giao Thông Vận Tải (GTVT) đã đề xuất ngay 4 vị trí.
+ Đầu tiên là tại công viên Tao Đàn, Sở đề nghị quy hoạch xây dựng khu trò
chơi miễn phí cho trẻ em tại công viên với diện tích khoảng hơn 1.200 m2. Đây là
diện tích cũ của Nhà hàng Trầu Cau. Dự kiến tại đây sẽ đầu tư theo hướng kết hợp
các loại hình trò chơi trí tuệ (thư viện sách, các môn cờ Vua, cờ Tướng…) và vui
chơi giải trí. Riêng trong ngày thứ bảy và chủ nhật, khu này sẽ ưu tiên cho Tổng
đoàn Sao Bắc Đẩu sử dụng tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề như: thi vẽ, thi làm
thơ, thi đấu cờ… nhằm tập hợp thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, có định
hướng, tránh bị lôi kéo theo các tổ chức không lành mạnh khác.
+ Tại công viên Lê Văn Tám, Sở đề nghị đầu tư lại khu trò chơi hiện hữu với
diện tích hơn 1.000 m2. Tại đây sẽ được nâng cấp các thiết bị hiện hữu theo mô hình
vận động kết hợp vui chơi giải trí miễn phí.
+ Tại công viên 23/9, khu nhạc nước hiện nay với diện tích 2.500 m2 sẽ
được đầu tư thành sân chơi trên nước hoặc sân khấu múa rối nước (600 m2), diện


Trang 8
tích còn lại sẽ đầu tư mô hình vận động (như bóng rổ, trò chơi vận động khác…) kết
hợp vui chơi giải trí. Ở khu A của công viên này cũng sẽ được lắp đặt thêm các
dụng cụ thể dục thể thao trên một số khu vực thích hợp.
+ Còn khu vui chơi miễn phí cho các cháu thiếu nhi với diện tích khoảng
4.000 m2 hiện có của công viên Gia Định sẽ tiếp tục được đầu tư theo kế hoạch.
Tuy nhiên, Sở GTVT đề nghị mở rộng khu vui chơi này lên khoảng 10.000 m2 với
các loại hình vận động, thể dục thể thao cho thiếu niên; các trò chơi, mô hình, khu
vực tập dưỡng sinh (cho người cao tuổi), khu tập thể dục nhịp điệu theo nhạc…
1.1.3.2. Thực tế triển khai
Thực tế triển khai xây dựng cơ sở vui chơi cho trẻ em gặp nhiều khó khăn và
tồn tại. Một số quận huyện sẵn sàng bỏ tiền ra xây dựng cơ sở vui chơi cho trẻ em,
nhưng thực tế lại không thể nào tìm được vị trí thích hợp để thực hiện. Vì lý do diện

tích đất trống đủ xây dựng công viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là rất khó
kiếm. Ngay giữa lòng thành phố hiện tại thời điểm này không dễ để tìm một khu đất
có diện tích thích hợp. Còn ngược lại với các quận mới thành lập thì việc tìm khu
đất theo quy hoạch để xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em nhưng lại không
có đủ ngân sách để xây dựng.
Thực tế hiện nay tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 10 dự án xây dựng
khu vui chơi trẻ em đã thông qua nhưng vấn đề về tiến độ thực hiện dự án chưa
được theo dõi thực hiện gắt gao. Tiến độ thực hiện của các dự án này có thể được
đánh giá là còn quá chậm.
Hiện có bốn công trình đăng ký đưa vào sử dụng trước ngày Quốc tế Thiếu
nhi 01-06-2011 gồm: khu vui chơi công viên Gia Định, công viên Tao Đàn (do Sở
Giao thông vận tải chủ quản), công viên giải trí tại xã Bình Chánh (do Công ty
DVCI huyện Bình Chánh chủ quản) và Khu vui chơi giải trí Phú Lâm (do Ban Quản
lý Đầu tư Xây dựng Công trình quận 6 chủ quản). Sáu công trình còn lại sẽ đưa vào
sử dụng vào dịp Tết Trung thu 2011. Như vậy các dự án này trong tương lại sẽ đáp
ứng được phần nào nhu cầu vui chơi giải trí thực tế đang rất thiếu cho người dân
thành phố Hồ Chí Minh nói chung, trẻ em nói riêng.


Trang 9
Từ thực tế các dự án triển khai, ta thấy tại khu vực quận Thủ Đức chưa có dự
án đầu tư xây dựng khu vui chơi cho trẻ em trong hiện tại. Các em đang thiếu khu
vui chơi giải trí dành riêng cho lứa tuổi của mình, do đó việc đầu tư xây dựng một
khu vui chơi giải trí cho trẻ em là một thị trường đầy tiềm năng.
1.2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH
Với thực trạng như đã nêu trên ta thấy rằng trẻ em đang thiếu không gian vui
chơi giải trí lành mạnh. Đặc biệt là ở khu vực quận Thủ Đức khu vui chơi giải trí
hiện nay rất ít và chưa được đầu từ đúng mức. Các em đang rất cần cho riêng mình
một khu vui chơi để giải trí vui đùa sau những giờ học căng thẳng. Khu vui chơi
này không chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em mà còn phải đảm bảo an

toàn, vừa tham gia các trò chơi vừa học tập phát triển các kĩ năng.
Nhận thấy được tính cấp thiết về một khu vui chơi lý tưởng cho các em,
chúng tôi đưa ra ý tưởng về việc xây dựng khu vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh
cho trẻ em. Với khu vui chơi này các em sẽ được vui đùa thoải thích, tận hưởng
giây phút giải trí thú vị trong mô hình khu vui chơi an toàn, các trò chơi mang tính
giáo dục cao, phát triển các kĩ năng vận động và kĩ năng tư duy logic. Phụ huynh
khi đưa con em mình đến đây hoàn toàn có thể yên tâm vì các cơ sở vật chất đều
được kiểm tra độ an toàn cao nhất, tránh rủi ro, tai nạn trong lúc vui chơi. Các trò
chơi được lựa chọn sẽ mang tính giáo dục cao, giúp các em phát triển toàn diện về
tinh thần và thể chất.
Động lực thôi thúc chúng tôi đưa ra mô hình kinh doanh này vì nhận thấy
các em tại khu vực quận Thủ Đức đang rất thiếu khu vui chơi lành mạnh. Đây là
một thị trường mới đầy tiềm năng, nhưng còn bị bỏ ngõ, chưa có sự đầu tư từ các
đối thủ kinh doanh khác. Với tiên phong là người đi đầu mô hình khu vui chơi, hứa
hẹn sẽ thu hút một lượng khách lớn đến với khu vui chơi của chúng tôi. Bên cạnh
đó chúng tôi mong muốn góp một phần sức lực của mình vào việc xây dựng một
tương lai trẻ năng động, tài năng cho nước nhà.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận Thủ Đức nói
riêng không gian giành cho trẻ em vui chơi giải trí chưa được quan tâm đúng mức,


Trang 10
các khu vui chơi thật sự thiếu về số lượng và yếu về cơ sở vật chất. Đặc biệt đối với
khu vực Quận Thủ Đức tập trung đông dân cư với số lượng trẻ em đông đảo thì việc
giải quyết nhu cầu vui chơi của các em ngày càng bức thiết. Đứng trước thực trạng
trên nhóm đồ án chúng tôi nhận thấy đây là một thị trường mới đầy tiềm năng,
nhưng còn bị bỏ ngõ, chưa có sự đầu tư từ các đối thủ kinh doanh khác. Bên cạnh
đó trẻ em chính là tương lai, là mầm xanh của nước nhà các em cần một không gian
vui chơi tốt nhất, lành mạnh để phát triển thể chất lẫn tinh thần tạo nên lớp trẻ năng

động và giàu sức sáng tạo.
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường vĩ mô có tác động tổng thể đến tất cả các ngành kinh doanh trong
nền kinh tế Việt Nam, đây là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. Do đó,
việc phân tích môi trường vĩ mô ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ các phương
án kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (WTO). Khi mô trường kinh
tế vĩ mô có sự biến động dù lớn hay nhỏ thì cũng sẽ tác động đến dự án kinh doanh
của chúng tôi - nhóm đồ án - chính vì lý do đó chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra
những yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh của dự án như sau:
2.1.1. Yếu tố kinh tế
2.1.1.1. Thế giới
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2011, WorldBank dự báo
kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay sau khi đã tăng 3,9% trong năm
ngoái, và năm 2012 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 3,6%. Theo báo cáo, các nước
đang phát triển, vốn đóng vai trò dẫn đầu trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau
khủng hoảng tài chính, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2011, giảm so
với 7% của năm 2010 và sẽ tăng lên 6,1% trong năm 2012 trong đó có Việt Nam.
Mức tăng trưởng này bỏ xa các nước thu nhập cao, những nước được cho là tăng
trưởng 2,8% trong năm 2010, 2,4% trong năm 2011 và 2,7% trong năm 2012. Kinh
tế thế giới đang trên đà phục hồi mạnh mẽ chính là tiền đề để phát triển kinh tế
trong nước. Đây chính là cơ hội để Thành phố Hồ Chí Minh - một trong hai trung
tâm kinh tế quan trọng - phát triển kinh tế góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới


Trang 11
đất nước. Bên cạnh việc nâng cao mức sống cho người dân thì nhu cầu về văn hóa,
giải trí và du lịch cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.
2.1.1.2. Trong nước
Bốn tháng đầu năm 2011 vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất chính là
lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng 17.51% so với cùng kỳ năm 2010 ảnh hưởng đến

toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, tuy Chính phủ đã có nhiều
biện pháp hạn chế cũng như khắc phục nhưng lạm phát vẫn vượt lên trên hai con số,
ở cuối năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng tăng lên đến 11,75% vượt xa so với chỉ tiêu
của Chính phủ. Bên cạnh đó chỉ số CPI bốn tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ
năm 2010 thuộc lĩnh vực văn hóa, giải trí và du lịch tăng đến 6.06%. Vì vậy khi đầu
tư vào khu vui chơi dành cho trẻ em, việc lạm phát tăng làm cho xu hướng khách
hàng tiêu dùng cho vui chơi giải trí giảm xuống ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
của khu vui chơi.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn
2008 - 2010

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam GSO)
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng
cả nước tháng 4/2011 so với tháng 12/2010, CPI cả nước có mức tăng 9,64%. So


Trang 12
với kế hoạch kiềm chế lạm phát năm 2011 mức 7% đã đề ra, con số CPI 4 tháng đầu
năm có thể dự đoán được tình hình lạm phát có thể tăng thêm nếu Chính phủ không
có biện pháp kiềm chế lạm phát ở giai đoạn cuối năm 2011. Sau đây là bảng thống
kê chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đôla Mỹ cả nước
Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đôla
tháng 4 năm 2011
Đơn vị tính: %
CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 4 NĂM
2011 SO VỚI
K
ỳ gốc
năm
2009

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU
DÙNG

1
27.61

I. Hàng ăn và dịch vụ ăn
uống

2- Thực phẩm
3- Ăn uống ngoài gia đình
II. Đồ uống và thuốc lá
III. May mặc, mũ nón,
giầy dép
IV. Nhà ở và vật liệu xây
dựng (*)

1

VII. Giao thông
VIII. Bưu chính viễn thông

1

1

1

1
37.22

1
1
21.00
1
18.60
1
38.12
1
1
07.26
1
31.57
9
0.09

1

1

10
4.53

1
06.04

9
9.97

10
7.26


01.03

15.20
9

5.59

1

1

1

11
6.40

01.38

02.42

15.98

1

1

1

10

9.79

04.38

04.07

05.25

1

1

1

11
0.61

01.63

10.56

08.37

1

1

1

11

5.94

01.01

05.95

19.04

1

1

1

12
0.69

03.31

05.82

11.31

1

1

1

11

7.39

05.61

11.98

11.50

1

1

1

11
9.11

02.47

15.20

19.52

1

1

1

11

3.95

04.50

08.71

26.61

33.27

1
13.19

22.74

12.74
VI. Thuốc và dịch vụ y tế

1
03.32

24.44

37.39

V. Thiết bị và đồ dùng gia
đình

1
17.51


36.50
1- Lương thực

T
háng 4
năm
2010

B
ốn tháng
đầu năm
T
T 2011 so
háng
háng 3
với cùng
12
năm
năm
2011
2010

10
8.16

1
00.02

95

.14


Trang 13
IX. Giáo dục

1
30.20

X. Văn hoá, giải trí và du
lịch

24.54
1

11.70
XI. Hàng hoá và dịch vụ

khác

CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ

1

1

1

1


1

11
0.21

9
8.80

1
02.03

10
6.06

01.02

03.33

10.55

1

1

1

12
3.70

01.31


04.90

40.70
1

21.46

1

1

1

1
00.29

04.17

10.92

91.54

1
05.04

07.16

23.26
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG


1

13
7.97

9
8.39

11
0.54

(*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng

(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam)
 Xu hướng chi tiêu cho giải trí của người dân
Hồ Chí Minh là thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của
người dân ngày càng tăng cao. Do đó, nhu cầu về việc mua sắm, làm đẹp, các lọai
hình thư giản, giải trí… cũng trở nên cần thiết và quan trọng hơn, và nó đang dần
trở thành món ăn tinh thần của người dân. Qua đó, cũng ảnh hưởng rất lớn tới xu
hướng chi tiêu của các hộ gia đình trẻ hiện nay. Tổng thu nhập bình quân
người/tháng tại thành phố ở mức 1.746.274 đồng, trong đó các quận nội thành có
mức thu nhập cao hơn ở mức 1.914.634 đồng và các huyện có thu nhập thấp nhất
chỉ khoảng 1.208.799 đồng. Nhìn chung, tổng thu nhập bình quân/hộ/tháng là
khoảng 7.587.093 đồng. Như vậy mức thu nhập bình quân nhân khẩu chung khoảng
35.200.000 đồng/năm, theo hướng tăng dần từ các huyện đến các quận mới thành
lập (từ 1997) và các quận cũ, tương ứng là 27,4 triệu đồng; 33 triệu đồng và 38,9
triệu đồng.Theo dự đoán thu nhập bình quân đầu người năm 2011 sẽ tăng từ 2800
USD/năm (2010) lên 3130 USD/ năm (2011) (theo kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân lần
thứ 19 của Thành phố Hồ Chí Minh). Phần lớn chi tiêu tại các hộ gia đình cũng như

mỗi cá nhân tập trung vào việc chi cho ăn uống chiếm hơn 50%, khoảng gần 20%
còn lại chi vào việc học hành, còn lại chi tiêu cho các nhu cầu khác, trong đó cao
nhất là chi cho những nhu cầu vui chơi, giải trí (4,4%).
Bảng 2.2: Bảng tỉ lệ phần trăm chi tiêu cho vui chơi giải trí so với tổng
thu nhập của người dân Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị tính %


Trang 14
Năm
Chi tiêu cho vui chơi,
giải trí

2
002

2
004

3
.06

2
006

2
.64

2
008


4
.92

2
010

4
.1

4
.4

(Nguồn Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm chi tiêu cho vui chơi giải trí so với
tổng thu nhập của người dân Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Với mức thu nhập đã nêu trên cho thấy mức độ làm việc của người dân ngày
càng cao, vì vậy nhu cầu giải trí sẽ được quan tâm hơn để bù lại những giờ làm việc
vất vả. Và họ sẽ sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ giải trí nếu được phục vụ tốt,
khiến họ hài lòng.
2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Yếu tố chính trị - pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh
nghiệp cần quan tâm. Một sự điều chỉnh ở tầm vĩ mô dù nhỏ cũng có thể tác động
đến doanh nghiệp và làm thay đổi nhiều mặt của một doanh nghiệp như tài chính,
loại hình, nhân sự…, một ví dụ điển hình là nếu Chính phủ tăng mức thuế thu nhập
doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bài toán tài chính của doanh nghiệp
đang hoạt động. Môi trường chính trị ổn định cũng là một cơ hội để các doanh
nghiệp phát triển. Về yếu tố pháp luật: một doanh nghiệp từ khi bắt đầu nộp giấy đề



Trang 15
nghị đăng kí kinh doanh đã chịu sự chi phối của pháp luật cho đến khi giải thể
doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động phải tuân theo các văn bản pháp luật của
Nhà nước Việt Nam: Luật bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp 2005, Luật lao
động, Luật về vệ sinh an toàn thực phẩm… Tuân theo pháp luật là cơ sở để các
doanh nghiệp hoạt động vững mạnh.
Ngoài ra theo bản đồ quy hoạch của Quận Thủ Đức đến năm 2020 khu vực
Phường Bình Thọ, nơi dự án phát triển không nằm trong diện tích giải tỏa. Đây là
căn cứ ổn định về bất động sản của dự án.
2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội
Xu hướng ngày nay là các gia đình tại thành phố thường cho con em mình đi
học phụ đạo rất nhiều, hoặc thuê gia sư dạy tại nhà. Vì xu hướng của xã hội và cũng
vì lí do các bậc phụ huynh không muốn con thua kém bạn bè nên việc học luôn làm
cho các bé bị áp lực và căng thẳng. Các khu vui chơi cần được phát triển và mở
rộng để các bé có sân chơi sau những giờ học căng thẳng.
Một yếu tố khác là các bậc phụ huynh có những quan tâm hơn trong việc
giáo dục cho trẻ, họ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giao tiếp, mong
muốn phát huy được khả năng này của trẻ và khuyến khích các bé ra bên ngoài, tiếp
xúc và làm quen với xã hội. Do đó khi có thời gian rảnh rỗi, họ sẽ đưa con em mình
đến với các khu giải trí để các bé không phát triển một cách thụ động và mở rộng
các cơ hội giao tiếp.
Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh đang mở thêm nhiều khu vui chơi mới
dành cho trẻ em điều này chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến thế hệ
tương lai của đất nước.
Khu vui chơi được xây dựng dựa trên sự phát triển về thể chất và tinh thần
của bé theo từng lứa tuổi và thỏa mãn được nhu cầu giải trí của trẻ em. Mong muốn
của các gia đình là có một khu vui chơi để đưa con em mình đến giải trí sau những
giờ học tập căng thẳng, tại đó không chỉ các bé mà bản thân phụ huynh cũng có thể

tham gia vui chơi và thưởng thức các dịch vụ khác sao cho tiện lợi nhất.
2.1.4. Nhân khẩu học


Trang 16
Địa điểm thực hiện dự án gần khu dân cư, với sự tập trung nhiều cơ sở giáo
dục lớn nhỏ, cụ thể có 19 trường tiểu học. Các trường mầm non tư thục, mầm non
quốc tế tại khu vực này rất đông, và có số lượng dự kiến tăng dần theo tốc độ gia
tăng dân số và mật độ dân cư như hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.3: Bảng thống kê số dân trung bình Quận Thủ Đức
Đơn vị tính: Người
Năm
Số dân Quận
Thủ Đức

2

2

2

2

005

006

007


008

3
45,829

3
59,331

3
72,177

3
80,699

20
09
41
1,945

(Nguồn Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.3 – Biểu đồ số dân trung bình Quận Thủ Đức

(Nguồn Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Về dân số, khu vực này có 411.945 người (2009). Mật độ dân số trên 9,000
người/ km2.
Dựa vào biểu đồ cho thấy nhìn chung xu hướng dân số tăng qua các năm,
đặc biệt là năm 2009, cho thấy dân số sẽ tăng lên trong năm 2010, 2011. Ngoài ra
theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 số



Trang 17
lượng trẻ dưới 12 tuổi tại quận Thủ Đức lên đến 39.164 bé và đang có xu hướng
tăng lên trong các năm tiếp theo.
Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng trẻ em dưới 12 tuổi ở Quận Thủ Đức
Đơn vị tính: Người
200
6

Năm
Số trẻ

29,021

200
7
32,355

200
8
33,799

200
9
33,698

201
0
39,146

(Nguồn Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ số lượng trẻ em dưới 12 tuổi ở Quận Thủ Đức

(Nguồn Tổng cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Theo điều tra cho thấy hiện trạng khu vui chơi tại Quận Thủ Đức còn thiếu
và chưa được đầu tư đúng đắn. Từ đó cho thấy đây là thị trường mục tiêu tiềm năng
cho việc mở rộng, phát triển mô hình kinh doanh khu vui chơi cho trẻ em.
Danh sách trường mầm non, tiểu học tại Quận Thủ Đức (Phụ lục 2.1)
2.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.2.1. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng
2.2.1.1. Sự lựa chọn khu vui chơi của các bậc phụ huynh


Trang 18
Tâm lý chung của các phụ huynh là mong muốn một khu vui chơi an toàn,
lành mạnh, được phục vụ tốt và giá cả hợp lý. Các bậc phụ huynh mong muốn một
khu vui chơi an toàn với các tiêu chí như sau:
+ Tại những địa điểm này, các trò chơi vận động như cầu tuột, nhà banh,
súng bắn banh, lưới nhảy lò xo, ống trượt S-Slide, trượt ròng rọc, vượt tam cấp chui
qua đường hầm... để các em vận động, rèn luyện thể lực chiếm đa số. Phụ huynh
không thích các trò chơi điện tử tràn lan như hiện nay, các trò chơi này chỉ mang lại
cho trẻ em tính thụ động, chậm chạp, lười vận động. Thêm nữa, các trò chơi điện tử
như: đấm bốc, bắn súng, trò chơi chiến tranh, trò thợ săn, đua xe, chiến binh…đang
làm tăng tính cách bạo lực ở trẻ em.
+ Bố trí khu vực riêng cho trẻ đọc sách, xem truyện tranh, vẽ tranh, tô tượng,
lắp ghép... Các phụ huynh đánh giá rất cao tính giáo dục của những trò chơi này.
Theo nghiên cứu khi tiếp xúc với màu sắc, hình khối các em sẽ phát triển rất toàn
diện về mắt, nhận định tinh tế hơn trong màu sắc, nhận biết sự vật xung quanh. Qua
đó khả năng tưởng tượng, tư duy phân tích sẽ được phát triển tối đa.
+ Để bảo vệ trẻ khỏi bị té ngã, trầy xước, khu trò chơi được gắn màng lưới
bảo vệ, nền nhà lát thảm hoặc mút xốp đàn hồi, vật dụng bằng sắt thép được bọc kỹ

bằng mút xốp, giúp trẻ không bị đau khi va chạm, té ngã.
+ Phụ huynh mong muốn được vui chơi cùng các bé, như vậy sẽ gắn kết tình
cảm cha mẹ và các con hơn. Thời gian vui chơi này chính là lúc cả nhà gần nhau
hơn. Sau cả ngày làm việc tại môi trường công sở, muốn gần các con hơn để hiểu
tính cách của các bé. Sự theo sát trong lúc chơi sẽ giúp cho bố mẹ hiểu và dễ dàng
uốn nắn, dạy bảo các bé hơn. Hơn nữa phụ huynh có thể quan sát các bé trong lúc
chơi để tránh những tai nạn không mong muốn.
+ Sau khi vui chơi, cả bố mẹ và các bé đều rất mệt, khu vui chơi có kèm theo
dịch vụ ăn uống sẽ là rất lý tưởng. Trong quá trình các bé chơi, phụ huynh cũng
muốn nhận được dịch vụ giải trí, ở đây đơn giản có thể là thức uống, hoặc các món
ăn nhẹ. Yêu cầu về dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm. Ngoài khách hàng là phụ huynh ra còn có các em nhỏ sử dụng thực


Trang 19
phẩm ăn uống, và với hệ tiêu hóa còn non của các em, thức ăn và dụng cụ ăn uống
phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn.
+ Một số bậc phụ huynh khác mong muốn trong lúc các con mình vui chơi
họ không phải chờ đợi vô nghĩa, do đó tại khu vui chơi có khu giải trí ăn uống, dịch
vụ Internet Wifi, khu vực đọc báo, chơi cờ thì rất lý tưởng. Ngoài ra, khu vui chơi
còn tổ chức các trò chơi để bố mẹ có thể chơi cùng với bé.
Với một khu vui chơi như thế, các bậc phụ huynh sẵn sàng đưa con em tới
vui chơi, và sẽ lưu tới thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn.
2.2.1.2. Tâm lý trẻ em
2.2.1.2.1. Tâm lý trẻ theo tuổi
a) Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng trang lứa là một nhu cầu bức thiết
của trẻ. Trẻ em cần sự chăm sóc thường xuyên của người lớn để trẻ có thể phát triển
về thể chất lẫn tâm lí. Trẻ em ở độ tuổi này bắt đầu học hỏi và tìm hiểu về thế giới
bên ngoài, bằng cách vận động và thao tác với các đồ vật thì các giác quan của trẻ

phát triển mạnh hơn. Đây chính là cơ sở để phát triển các yếu tố về tâm lý của trẻ.
Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ đang phát triển khả năng ngôn ngữ của mình, các
bé sẽ tập nói và thích giao tiếp với mọi người để phát triển khả năng ngôn ngữ và
đặc biệt trẻ rất hay bắt chước hành động của người khác. Ở độ tuổi này các bé nhỏ
thường thích chạy nhảy, chơi với banh, tham gia các trò chơi vận động đơn giản
như xích đu, cầu trượt.
b) Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo ( từ 3-6 tuổi)
Vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo và trẻ thường dành nhiều
thời gian cho nó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi về tâm lý của trẻ.
Nó chi phối các dạng hoạt động của trẻ và làm cho chúng mang màu sắc độc đáo
của tuổi mẫu giáo. Hoạt động vui chơi không mang tính bắt buộc, do chính sức hấp
dẫn của trò chơi sẽ thu hút các bé tham gia nhiệt tình. Ví dụ: Trò chơi “khám bệnh ”
hấp dẫn trẻ là việc bác sĩ đeo ống nghe vào tai, đặt ống nghe lên ngực người bệnh.
Vậy động cơ của vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động, nên trò chơi mang


Trang 20
tính tự nguyện rất cao, mang lại niềm vui cho trẻ .Đây là tính chất đặc biệt của việc
vui chơi.
Đối với trẻ mẫu giáo, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự nguyện rất
cao. Trong khi chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện rõ ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết
mình, tích cực và độc lập, do đó người lớn có thể gợi ý, hướng dẫn và cùng chơi với
trẻ. Tác dụng giáo dục của người lớn trong hoạt động vui chơi là người lớn biến
những yêu cầu giáo dục thành nội dung của các hoạt động vui chơi, kết hợp việc
giáo dục trẻ em với các trò chơi bằng cách tổ chức cho trẻ các trò chơi vừa học vừa
chơi. Ở tuổi mẫu giáo thì hoạt động giáo dục chưa hình thành đầy đủ, nó chỉ mới là
mầm móng đầu tiên cho hoạt động học tập của các em sau này. Trong cuộc sống trẻ
đã tiếp thu được một lượng đáng kể về thế giới xung quanh, từ đó thế giới của trẻ
ngày càng phong phú và làm nảy sinh thái độ sẵn sàng học tập, tính ham học hỏi,
muốn khám phá những điều mới lạ của trẻ.

Ở tuổi mẫu giáo các bé đã có những mối quan hệ xã hội và cũng xuất hiện
“cái tôi” của mình. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trẻ em đã bắt đầu xuất hiện vai trò “ thủ
lĩnh”, đó là những đứa trẻ được bạn bè nể trọng nhất. Hiện tượng thủ lĩnh nhóm bạn
là điều mà người lớn đặc biệt phải quan tâm, không nên để tình trạng một em luôn
làm thủ lĩnh vì khi ra tiếp xúc với xã hội, những em này dễ bốc đồng và không chịu
nhường ai.
c) Tâm lí trẻ tiểu học ( từ 7-12 tuổi)
Đến lứa tuổi này trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và hình ảnh tưởng
tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm
tích luỹ được ở lứa tuổi này.
+ Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.
+ Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.
Trẻ ở độ tuổi này đã có những phát triển tương đối đầy đủ về tâm sinh lý,
nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và cần được chuẩn bị về :
+ Chuẩn bị về mặt thể lực: bảo đảm cho trẻ khoẻ về thể chất và tinh thần, dẻo
dai và linh hoạt, năng lực phối hợp các vận động cơ bản.


Trang 21
+ Chuẩn bị về trí tuệ: óc tò mò ham hiểu biết, óc tưởng tượng, chú ý, trí nhớ,
tư duy…
+ Chuẩn bị về một số nét nhân cách: một số nét ý chí của nhân cách (Tính
chủ định, tự lập, kiên trì…), một số nét nhân cách biểu hiện thái độ đối với xã hội
và bản thân (lòng tự trọng, tự đánh giá, tinh thần hợp tác…)
+ Chuẩn bị cho trẻ khả năng thích ứng với việc thay đổi môi trường để các
em có thể tham gia các tiết học ở trường một cách tốt nhất.
Trẻ bắt đầu ôm ấp những ước mơ từ việc tin vào những điều huyền bí, những
thần thoại dân gian, chuyện thần tiên. Từ đó các em thêu dệt thành những câu
chuyện và những ước mơ cho riêng mình. Khi lớn một tí trẻ bắt đầu ước mơ trở
thành một người lớn nào đó mà mình ngưỡng mộ.

Ở tuổi tiểu học, nhu cầu xã hội của trẻ phát triển hơn so với các độ tuổi
trước, trẻ thường thích chơi các trò chơi theo nhóm. Ngoài ra, trẻ còn có nhu cầu
giao lưu với các bạn của mình qua việc tổ chức sinh nhật, các trò chơi tập thể. Các
trẻ ở lứa tuổi này đã biết nhận thức rõ và làm chủ được những hành động của mình
và bắt đầu hình thành những khác biệt về mặt tâm sinh lý và có những sở thích, ước
mơ khác nhau.
2.2.1.2.2. Tâm lí theo giới tính
Tâm lý của lứa tuổi mầm non, nhi đồng cũng có những sự khác nhau về mặt
giới tính:
+ Với bé gái, các em thích mô hình trò chơi nhà cổ tích, tại đây các em vui
chơi trò chơi đồ hàng, trò chơi đóng giả gia đình. Ngoài ra các em cũng hứng thú
với nhà banh, cầu tuột, nhà phao. Những trò vận động này luôn hấp dẫn không chỉ
với các bé nam mà các bé nữ cũng rất hào hứng với các trò này. Bên cạnh đó, các
bé gái khéo léo, kiên nhẫn cũng rất thích các trò chơi như tô tượng, vẽ tranh cát…
+ Với các bé trai có tính hiếu động, các em thích các trò chơi vận động như
lái xe, nhà banh, cầu tuột. Các trẻ nhỏ thường thích chơi với ô tô mô hình, trò chơi
tưởng chừng đơn giản nhưng luôn thu hút, gây sự đam mê với các trẻ.


Trang 22
Các bé trai cũng giống các bé gái, trò chơi hóa trang đóng giả nhân vật
thường được đưa vào các trò chơi của các em. Nhân vật các bé trai thích đóng giả
có phần khác. Các em thích hình tượng của siêu nhân, anh hùng, cao bồi, tôn ngộ
không nghịch ngợm….
2.2.1.2.3. Tâm lí theo tính cách
a) Trẻ hiếu động
Về mặt sinh lý, các em, kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn chân, chạy
nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục
nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng bé trai, các
em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh (ví dụ: đua

xe, đá banh vào lưới, kéo co, ...). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối
với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định
cá tính.
Với các bé gái, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt thích các trò
chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên thi đua giành
phần thắng cho mình (ví dụ: cầu trượt, chạy nhảy , leo trèo, thảy banh...).
Về sinh hoạt học tập, các em hào hứng với các ý tưởng và kiến thức lý thú
mới lạ để đặt ra các câu hỏi. Tuy nhiên, các em thường không thể tập trung tư tưởng
lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên nhẫn, các em cũng chưa thể
tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mực nếu không được người lớn hướng dẫn
dưới dạng "học mà chơi" đầy hấp dẫn.
b) Trẻ thụ động, nhút nhát
Các em thường không hiếu động như những trẻ khác, trẻ không thích nơi ồn
ào, náo nhiệt và các trò chơi chạy nhảy, thi đua với nhau. Tuy là phát triển bình
thường nhưng tâm lí của các em thường thụ động, ít nói, không thích giao tiếp với
người lạ nhất là đối với người lớn.
Trẻ thường hay quan sát người khác chơi và chơi những trò chơi nhẹ nhàng.
Vì vậy trẻ thường có tính tập trung cao và có thời gian để phân tích vấn đề. Trẻ
thường thích các trò chơi khéo léo, tập trung cao, ngồi một chỗ như tô tượng, tranh


Trang 23
cát, chơi đồ hàng,…Tuy nhiên, vì các em ít hiếu động nên sự phát triển về thể chất
và sự nhanh nhẹn của các em không bằng trẻ hiếu động được.
Về học tập thì các em thường ít đặt câu hỏi. Nhưng các em thường rất nghe
lời thầy cô, cha mẹ và thích được khen ngợi nên các em thường cố gắng hoàn thành
những mục tiêu mà người lớn đặt ra.
c) Trẻ trí tuệ, sáng tạo
Trẻ thường có sở thích chơi những trò chơi sáng tạo cao, các trò này cũng có
thể thi đua với nhau. Các bé có tính cách này thường có trí tưởng tượng rất phong

phú và những sáng tạo ngộ nghĩnh, không giống ai. Những trò chơi lắp ráp sẽ giúp
bé phát triển tốt khả năng tư duy của mình.
Các bé cũng thích tham gia những trò chơi theo chủ đề ( làm bác sĩ, bán
hàng, trò chơi gia đình,….) nhưng các bé sẽ sáng tạo theo cách của mình. Trò chơi
còn giúp cho trẻ tích lũy biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy, đồng thời cũng
giúp cho trẻ lập kế hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình. Trẻ chơi
với tinh thần say mê và tỏ ra vui sướng, nhiệt tình.
2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Qua điều tra thị trường tại Thủ Đức cho thấy chưa có khu vực nào để trẻ em
vui chơi thoải mái, an toàn và tạo được sự yên tâm cho các bậc phụ huynh.
2.2.2.1. Nhà Văn hóa thiếu nhi Thủ Đức
Đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực khu vui chơi cho trẻ em đang xét đến có Nhà
văn hóa thiếu nhi Thủ Đức. Địa chỉ: Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ
Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: từ 18g – 21g30
Các trò chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức:
-

Thú nhún

-

Vòng quay ngựa

-

Xe lửa hình thú

-


Tàu lượn siêu tốc


Trang 24
-

Câu cá

-

Vòng quay thú

-

Nhà banh

-

Xe điện đụng

-

Mâm xe nhún

-

Lâu đài hơi

-


Tô tượng

Số lượng trẻ em chơi tại đây là 30-40 lượt/ ngày vào các ngày thường và
100-150 lượt/ngày vào tối ngày thứ 7, Chủ nhật.
Giá vé từng loại:
TÊN TRÒ CHƠI

GIÁ VÉ

Thú nhún

2,000 đ/lượt

Vòng quay ngựa

6,000 đ/lượt

Xe lửa thú

6,000 đ/lượt

Tàu lượn siêu tốc

10,000 đ/lượt

Câu cá

10,000 đ/lượt

Vòng quay thú


10,000 đ/lượt

Nhà banh

10,000 đ/lượt

Xe điện đụng

10,000 đ/lượt/3 phút

Mâm xe nhún

10,000 đ/ lượt

Lâu đài hơi

10,000 đ/ lượt

Tô tượng

12,000 đ/cái trở lên tùy kích cỡ

 Điểm mạnh


Trang 25
-

Nhà văn hóa thiếu nhi là một địa điểm đã có từ lâu và được nhiều người


biết đến vì ngoài khu vui chơi còn có khu vực mở các lớp sinh hoạt như: võ,
hát, múa, ... cho các em thiếu nhi.
- Vị trí thuận tiện, nằm trên đường Võ Văn Ngân, là một trong những trục
đường chính tại Thủ Đức và nằm gần trung tâm mua sắm tại Thủ Đức.
- Với một khuôn viên rộng rãi và thoáng mát, nhà văn hóa thiếu nhi Thủ
Đức có thể là một sân chơi rộng rãi và thoải mái cho các em vui chơi.
 Điểm yếu
-

Khu vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức được thiết kế ngoài trời

không có mái che rất bất lợi khi trời mưa.
- Khu vui chơi được đầu tư từ lâu, ít sửa chữa nên nhiều máy móc cũ và hư
hỏng có thể gây nguy hiểm cho các bé khi chơi.
- Giờ mở cửa của khu vui chơi rất hạn chế (từ 18g – 21g30) vì thế các bé
không thể chơi vào ban ngày nhất là đối với những ngày các bé được nghỉ
học như thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ. Ngoài ra, với giờ mở cửa như vậy thì
khi trẻ đi học về muốn đến khu vui chơi cũng không thể.
- Việc thu tiền theo từng trò và việc quản lý rất thủ công nên rất tốn nguồn
nhân sự vào các khâu này.
- Đây là khu vui chơi có vốn đầu tư của Nhà nước nên ít được quan tâm và
kiểm soát, số lượng trò chơi không được phong phú. Ngoài ra, ở đây còn
không có nhà vệ sinh, khu vực bán thức ăn và nước uống phục vụ cho phụ
huynh và các bé. Bên ngoài cổng khu vui chơi chỉ có một xe bán nước mía
và những người bán hàng rong. Nếu phụ huynh và các bé sử dụng những sản
phẩm này có thể mất vệ sinh và không đảm bảo an toàn cho trẻ.
2.2.2.2. Khu vui chơi điện tử - Coopmart Quận 9
Nhìn chung đối thủ cạnh tranh tại khu vực này ít và năng lực cạnh tranh
không cao. Tại khu vui chơi điện tử thuộc siêu thị Coopmart Quận 9 diện tích

khoảng 200m2. Các trò điện tử chơi bằng xu gồm có Bàn bi lắc, đua xe mô tô, sàn
nhảy Audition, gắp thú, bắn súng điện tử, cú đấm trọng lượng, máy bỏ xu trúng
thưởng.
 Điểm mạnh:


×