Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH học TRONG NUÔI tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.62 KB, 8 trang )

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TÔM
Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm đã kéo theo việc suy giảm
sản lượng trên toàn thế giới mà nguyên nhân chính là việc bùng phát dịch bệnh,
chủ yếu là vi khuẩn phát sáng Vibrio và vi khuẩn đốm trắng. Tình trạng này gần
như chắc chắn có sự trợ giúp của những việc như nuôi tôm với mật độ quá cao,
sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao.
Trong năm 2002, Cộng đồng Châu Au và Hoa Kỳ bắt đầu kiểm tra và trả về
nhiều sản phẩm tôm nhập khẩu do có dư lượng các chất chloramphenicol và
nitrofurans đã bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm tại Châu Au và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên có sự không nhất quán về các chỉ tiêu kiểm tra giữa Hoa Kỳ và Châu
Au. Việc Châu Au đưa ra mức dư lượng bằng không đối với các sản phẩm tôm
nhập khẩu đã dẫn tới nhiều tranh chấp quốc tế về thương mại.
Ngày nay chế phẩm sinh học là một công cụ quản lý đã có được nền tảng vững
chắc cho phần lớn hoạt động nuôi tôm trên thế giới. Chế phẩm sinh học đã được
chấp thuận rộng rãi để khống chế các nguồn dịch bệnh trong nuôi tôm, tăng sức
đề kháng và chống lại bệnh dịch. Ngoài ra, còn giúp hạn chế việc sự dụng kháng
sinh hay hóa chất mà vẫn còn được cho phép tại một vài khu vực. Ngược lại với
các kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn và bền
vững đối với người nuôi và người tiêu dùng.
Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được Giáo sư Fuller R. (1989) định nghĩa như
sau: thành phần thức ăn có cấu tạo từ những vi khuẩn sống và có tác động hữu
ích lên vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó.
Định nghĩa này có thể mở rộng thêm như sau: sự nuôi dưỡng các vi sinh vật
hoàn toàn tự nhiên và có tác động tích cực khi được đưa vào điều kiện ao nuôi.
Từ chế phẩm sinh học (probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm hai từ
pro có nghĩa là dành cho và biosis có nghĩa là sự sống. Thay cho việc tiêu diệt
các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích
sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao.
Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh, nhưng không diệt được
tận gốc vấn đề. Ngoài ra, việc điều trị bằng kháng sinh và hóa chất, đặc biệt khi
dùng quá nhiều hóa chất sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có lợi trong nước ao,


chứ không chỉ các vi khuẩn gây bệnh, Các kháng sinh và hoá chất không thể sử
dụng để phục hồi sự suy giảm chất lượng nước và môi trường sinh thái.
Ngược lại, có rất nhiều phương cách khác nhau tham dự vào quá trình sinh học
trong ao nuôi. Nhiều lợi ích cho toàn bộ hệ thống có thể đạt được khi sử dụng
những chế phẩm sinh học có chất lượng tốt. Hiệu quả của một chế phẩm sinh
học được đánh giá theo số lượng vi khuẩn có ích trong 1 gr; khả năng vi khuẩn
sống lại và số lượng vi khuẩn sống lại; và thời gian vi khuẩn tái hoạt động khi
được đưa vào ao nuôi.


Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có một vai trò cực kỳ quan trọng để phân
hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao.
Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh,
tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng tăng sản lượng nuôi.
Qua việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, acids amino và glucose được
giải phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích. Thành phần vô
cơ của nitrogen như ammonia, nitrite và nitrate sẽ giảm thiểu. Khi chất lượng
nước và hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của
tôm sẽ tăng lên về tổng thể.
Chế phẩm sinh học làm việc theo những quá trình sau: khống chế sinh học
(những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn lây bệnh); tạo
ra sự sống (các vi khuẩn sẽ phát triển trong nước) và xử lý sinh học (phân hủy
các chất hữu cơ trong nước bằng các vi khuẩn có ích).
Các khuyến cáo đề xuất sử dụng chế phẩm sinh học phải được thực hiện cả
trong ao nuôi, trong ao chứa và toàn bộ chu kỳ sản xuất con giống. Chế phẩm
sinh học được sử dụng liên tục trong ao nuôi sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về
chất lượng nước và khống chế nguồn bệnh lây lan. Chế phẩm sinh học có tác
dụng tốt trong một hệ thống kín, lượng nước thay đổi không vượt quá 20% đối
với ao nuôi và không vượt quá 40% đối với bể giống (Chế phẩm sinh học rất
thích hợp trong toàn bộ giai đoạn sản xuất giống PL). Cần linh hoạt trong khi sử

dụng chế phẩm sinh học, khi rủi ro lây bệnh cao thì cần tăng liều sử dụng định
kỳ.
Chế phẩm sinh học có tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là điều trị bệnh
và bao gồm các lợi ích như: tăng sản lượng; tăng trọng lượng con tôm; giảm các
bệnh nguy hại và khả năng mắc bệnh; loại bỏ việc sử dụng kháng sinh; cải thiện
tác động môi trường; cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn; giảm việc thay nước;
phân hủy các chất hữu cơ; loại bỏ ammonia và các hợp chất của nitrogen
vàgiảm mùi hôi.
Trong quá trình liên tục tăng trưởng kinh tế sự cần thiết bảo vệ môi trường
không chỉ ở từng vùng mà còn trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động nuôi tôm cùng
với việc tăng sản lượng và số vụ nuôi trong năm thì phải đảm bảo hạn chế tối
thiểu những tác động lên môi trường sinh thái.
Sử dụng chế phẩm sinh học là việc áp dụng công nghệ sinh học giúp nâng cao
và đảm bảo sản lượng nuôi mà đã được công nhận rộng rãi như phương thức
điều trị tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng các kháng sinh. Các
sản phẩm sinh học hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động
nuôi tôm bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi.


Bảng tóm lược lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tính chất nước ao
nuôi tôm:

Tính chất nước
Độ mặn
pH
Nhiệt độ
Độ kiềm
Độ trong
Màu sắc
DO

Tổng Ammonia
Nitrate
P
Tổng vi khuẩn và Vibrio spp.
Tổng vi khuẩn phát sáng
Tảo có ích

Lợi ích của BZTÒ
0 40 ppt
6.5 9.0
25 O C 35 O C
> 80 ppm
30 40 cm
Xanh lạt xanh nâu
> 3.5 ppm
< 1.0 ppm
< 0.2 ppm
> 0.5 ppm
Khống chế
Khống chế
60 90%

Tên bài báo: Tìm hiểu về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản
Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 12/1/2009
Nguồn tin:
TT NCKH nông vận, 09/01/2009
Trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và
ngoài nước đối với các mặt hàng thực phẩm thủy sản là “An toàn Chất lượng” nên đòi hỏi người nuôi phải tăng cường các biện pháp
phòng bệnh cho các mô hình nuôi của mình để hạn chế bệnh phát
sinh. Đây cũng là một biện pháp nhằm hạn chế dư lượng các loại

hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng trong sản phẩm thủy sản vượt
quá giới hạn cho phép theo các quy định của thị trường quốc tế.
Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử
dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp
ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.
Một trong những biện pháp cần được khuyến cáo trong việc phòng
ngừa bệnh trong các ao nuôi thủy sản là sử dụng các chế phẩm sinh


học (CPSH) để cải thiện chất lượng nước nhằm nâng cao khả năng
phòng bệnh tôm. CPSH là những sản phẩm có chứa một vài các
nhóm vi sinh vật (là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm:
Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp.,
Clostridium sp..
Ngoài ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các Enzyme
(men vi sinh) như Protease, Lipase, Amylase …có công dụng hỗ trợ
tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn để trộn vào thức ăn cho cá. Các
CPSH được sản xuất ở 3 dạng: Dạng viên, dạng bột và dạng nước.
* Tác dụng của CPSH
Khi đưa CPSH vào môi trường nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh
sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Sự hoạt động của
các vi sinh vật có lợi sẽ có tác dụng cho các ao nuôi thủy sản như:
1. Phân hủy các chất hữu cơ trong nước (chất hữu cơ là một trong
nhiều nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm), hấp thu xác
tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy.
2. Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3,
H2S… phát sinh) , do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm
cá phát triển tốt.
3. Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá (do kích thích tôm, cá
sản sinh ra kháng thể).

4. Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các
loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám
với vi sinh vật có hại). Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi
phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh
vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh
cho tôm cá.
5. Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do CPSH hấp
thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển
nhiều, do đó sẽ giảm chi phí thay nước. Đồng thời CPSH còn có tác
dụng gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy


để thở, do đó tôm cá sẽ khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.
Ngoài ra, một số CPSH còn được sử dụng trong trường hợp trộn vào
thức ăn để nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm cá,
làm giảm hệ số thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn
đường ruột cho tôm cá.
Do đó, sử dụng CPSH sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:
- Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn).
- Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.
- Tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt.
- Giảm chi phí thay nước.
- Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều
trị bệnh.
* Vài lưu ý khi sử dụng các loại CPSH:
Các CPSH đều có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm cá, cho
nên cần phải sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tốt hiệu quả
phòng bệnh. Có thể sử dụng CPSH ngay sau quá trình cải tạo ao vì
trong quá trình cải tạo ao, diệt tạp thì hầu như các vi sinh vật (kể cả

vi sinh vật có lợi và có hại) đều bị tiêu diệt. Do đó, trước khi thả giống
vào ao nuôi cần phải đưa CPSH vào nước ao để phục hồi sự hiện
diện của các vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho
ao (đặc biệt là những ao ương tôm cá giống).
Khi sử dụng các loại CPSH, ngoài việc xem trong thành phần có
chứa các nhóm vi sinh (vi khuẩn có lợi) hay không, người sử dụng
cần xem kỹ các công dụng và hướng dẫn sử dụng (có in ở ngoài bao
bì) để tùy trường hợp cụ thể của ao nuôi tôm cá mà sử dụng đúng
theo công dụng và hướng dẫn để sử dụng CPSH đạt được hiệu quả
cao.
Không sử dụng CPSH cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh,


vì kháng sinh và hóa chất sẽ làm chết các nhóm vi sinh của các
CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không có hiệu quả.
Nếu đã sử dụng các loại hóa chất (ví dụ như: thuốc tím, phèn xanh,
BKC …) tạt vào ao nuôi thì khoảng 2-3 ngày sau nên sử dụng CPSH
để khôi phục lại các nhóm vi sinh vật có lợi trong nước để cải thiện
chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường, vì khi đưa hóa chất
vào nước ao sẽ làm tảo chết, mà vai trò của tảo trong nước rất quan
trọng (nhưng tảo phải phát triển ở mức độ vừa phải) do tảo hấp thu
các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ giúp cho môi trường
nước được “sạch” hơn.
Nếu đã sử dụng kháng sinh (trong trường hợp cho ăn thuốc để điều
trị bệnh) thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên sử dụng các loại
CPSH (có công dụng hỗ trợ tiêu hóa) hoặc các loại men vi sinh trộn
vào thức ăn cho cá để khôi phục lại hệ men đường ruột. Nguyên
nhân là thuốc kháng sinh đã làm chết hệ men đường ruột trong hệ
tiêu hóa của cá nên sau khi sử dụng kháng sinh cá sẽ có hiện tượng
yếu ăn, chậm lớn do kém hấp thụ thức ăn vì trong bộ máy tiêu hóa

thiếu các loại men vi sinh để giúp các hấp thu tốt thức ăn.
Cần lưu ý đến điều kiện bảo quản các CPSH ở các nơi cung ứng vì
nếu để CPSH ở nơi có ánh nắng trực tiếp thì sẽ làm chết các nhóm
vi sinh vật có lợi trong CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không
còn tác dụng.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong qui trình nuôi thủy sản được xem
là một tiến bộ khoa học-kỹ thuật, có ý nghĩa sâu xa là tạo ra sự an
toàn về môi trường cũng như trong thực phẩm cho người tiêu dùng,
nhằm giúp cho nghề nuôi tôm, cá phát triển ổn định và bền vững.
Do đó việc cải thiện chất lượng nước bằng CPSH để phòng bệnh
cho tôm cá là một việc làm thiết thực cần được khuyến cáo để áp
dụng trong thời gian tới nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo mục tiêu của ngành thủy
sản đã đề ra.
Sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản
07/06/2007


Sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh) trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý
nghĩa thực tiễn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản
xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.
Hai thành phần chủ yếu của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để
nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nơi khác nhau như trong đất,
nước biển, rác. Chúng gồm các loài như Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter... Chất
dinh dưỡng là các loại đường, muối canxi, muối magiê…

Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Thông
thường, dạng bột có mật số vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại,
men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chủ yếu là Bacillus
sp) và loại trộn vào thức ăn cho tôm cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus).


Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh gồm một hay nhiều điểm sau đây: (1) Làm
ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá. (2) Nâng cao sức khoẻ và
sức đề kháng của tôm, cá. (3) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh
do nuôi thuỷ sản gây nên. (4) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều
cơ chế tác động: (1) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và nơi bám với
các loài vi khuẩn có hại và tảo độc. (2) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư
thừa, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH3, NO2thành các chất không độc như NO3-, NH4+. (3) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường
ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn. (4) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme
hay hoá chất để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh và tảo độc.

Để men vi sinh phát huy hiệu quả cao, người nuôi thủy sản phải tuân thủ một số
nguyên tắc sử dụng sau đây:

- Hoà loãng men vi sinh bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau, sau đó sục khí 4 -5
giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì đem bón.


- Định kỳ sử dụng trong suốt quá trình nuôi, thông thường, 7 -10 ngày /lần đối với loại
xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày, sau đó ngưng 5 ngày đối với loại trộn
vào thức ăn. Lần đầu tiên sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay khi nước
đã lên màu.

- Liều lượng sử dụng phải theo đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất.

- Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí
độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử
dụng sớm hơn so với bình thường với liều lượng tăng gấp 2 lần so với yêu cầu.


- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như
BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh
khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong cơ thể tôm, cá nuôi.

- Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như
thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 - 8,5, bón Dolomite nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 2 - 4 ngày, thể hiện qua màu nước và chỉ
tiêu môi trường.



×