Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO cáo tìm HIỂU THỰC tế GIÁO dục địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.89 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................3
1. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU..................................................................................3
1.1. Nghe báo cáo.........................................................................................................3
1.2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.....................................................................................3
1.3. Điều tra thực tế.....................................................................................................3
2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU.............................................................................................4
2.1. Tình hình giáo dục địa phương ở quận Tân Bình..............................................4
2.2. Sơ lược về tình hình hoạt động giáo dục tại trường CĐKT Lý Tự Trọng........7
2.3. Sơ lược về tình hình hoạt động giáo dục tại trường THPT Lý tự trọng...........9
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông.............................................28
2.5. Những bài học sư phạm qua kì thực tập...........................................................29
C. KẾT LUẬN........................................................................................................... 31


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên cho phép em được chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong ban
giam hiệu, các thầy cô trong tổ Vật lý, đặc biệt là cô hướng dẫn chủ nhiệm – giảng
dạy: cô Lê Thị Hòa, cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Trường THPT Lý Tự
Trọng.
Thời gian em thực tập tại trường không lâu nhưng thật ý nghĩa và đó sẽ mãi là kỉ
niệm không thể nào quên vì nơi đó chính là nơi mà chúng em bắt đầu được xã hội
chính thức thừa nhận là một người giáo viên, được các em học sinh gọi bằng thầy,
bằng cô. Sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý thầy cô sẽ là hành trang không thể thiếu
cho chúng em trên con đường nối bước các thầy các cô đã và đang đi con đường
“trồng người”.
Một lần nữa em xin gửi tới thầy, cô lời cảm ơn chân thành nhất . Cảm ơn sự giúp


đỡ quý báu của qúy thầy cô. Xin chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, thành công và hạnh
phúc.
Sinh viên thực tập

Dụng Anh Triệu

2


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

B. PHẦN NỘI DUNG

1. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU
1.1.

Nghe báo cáo

 Chuyên đề( 1+2): Nghe báo cáo tình hình giáo dục của trường, địa phương và
chuyên đề công tác chủ nhiệm trong trường THPT.
Người trình bày: Cô Phạm Thị Thu Thảo phó hiệu trưởng nhà trường – phụ
trách THPT Lý Tự Trọng
 Thời gian: Chuyên đề 1: 9h00 ngày 03/03/2014
Chuyên đề 2: 9h00 ngày 10/03/2014

1.2.

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu

 Nội qui nhà trường.

 Các loại sổ: sổ chủ nhiệm, sổ đầu bài, sổ kỷ luật, sổ liên lạc, học bạ, sổ quản lý
và giáo dục học sinh, sổ điểm, số liệu trên bảng tin phòng truyền thống.
 Kế hoạch công tác chủ nhiệm của trường trong các học kì , kế hoạch của Đoàn
trường trong tháng.
 Website của trường :



 Tìm kiếm thông tin trên website của Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP. Hồ Chí
Minh.
 Tìm kiếm thông tin trên website của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quận Tân
Bình.
 Các văn bản tổng kết năm học 2012-2013 và các văn bản khác có liên quan đến
hoạt động giáo dục của trường THPT Lý Tự Trọng.
 Tài liệu về thực tế giáo dục tại địa phương

1.3.

Điều tra thực tế

 Tình hình giáo dục tại địa phương (Quận Tân Bình).
 Tìm hiểu tình hình lớp thông qua giáo viên hướng dẫn, ban cán sự của lớp.
 Trao đổi thông tin với các giáo sinh cùng thực tập.
 Tìm hiểu thông qua quý thầy cô trong trường THPT Lý Tự Trọng
3


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

2. KẾT QUẢ TÌM HIỂU

2.1.

Tình hình giáo dục địa phương ở quận Tân Bình

Quận Tân Bình (mới) có diện tích 22,38 km2 , trong đó sân bay Tân Sơn Nhất
8,44 km2. Dân số trên 430.559 ngàn người ( bao gồm cả nhân khẩu có đăng ký thường
trú, nhưng đi nơi khác ở) bao gồm 75.206 hộ. Phần đông dân cư quận Tân Bình là dân
nhập cư, số lượng tăng nhanh, tạo ra áp lực rất lớn về số lượng học sinh.
Hiện nay, quận Tân Bình có 4 trường phổ thông (Nguyễn Thượng Hiền,
Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Bình và Lý Tự Trọng), cơ sở vật chất tuy đã được
đầu tư, nâng cấp khang trang hơn trước nhiều nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu
phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành vi tính...
Hiện nay, số lượng học sinh vẫn tiếp tục tăng nhanh, gây sức ép cho đội ngũ
cán bộ giáo viên cũng như các cán bộ ngành giáo dục quận. Đa số dân cư là dân lao
động, ít có thời gian quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái, phần nhiều là phó
mặc hết mọi trách nhiệm cho nhà trường. Đó cũng là một trong những khó khăn của
ngành giáo dục quận.
Trong thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM, Phòng Giáo dục và đào
tạo quận Tân Bình cùng các cơ quan chức năng, các trường THPT trong quận và quý
thầy cô trong ngành đã có những nổ lực đáng quý trong việc nâng cao chất lượng
trường lớp và giáo dục của quận.

2.1.1.

Thành tích trong giáo dục Quận Tân Bình

Ngành giáo dục quận Tân Bình qua 5 năm (2004-2009) thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW :
Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo dục được nâng cao, cơ sở vật chất không ngừng phát
triển.
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về

việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Ban
Thường vụ Quận ủy đã ban hành Kế hoạch số 84-KH/QU và tổ chức triển khai, quán
triệt trong toàn đảng bộ, đặc biệt chú trọng đến các đối tượng là cán bộ chủ chốt, cán
bộ quản lý, đội ngũ đảng viên, giáo viên trong toàn ngành giáo dục của quận.

4


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Năm năm qua, ngành giáo dục thực hiện tốt nhiều cuộc vận động do Bộ Giáo dục Đào tạo và Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố phát động như : "Dân chủ, kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm", "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục" và phát động chủ đề các năm học “Sống có trách nhiệm”, “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”… gắn với việc triển khai thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bằng nhiều hình thức hoạt
động phong phú và việc làm cụ thể như : "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy
lùi tiêu cực"… đã dấy lên không khí thi đua, trách nhiệm của từng thành viên trong
việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Thông qua các cuộc vận động này, vấn đề giáo dục
đạo đức cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng được nhà trường quan
tâm, Đoàn Thanh niên kết hợp cùng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các tổ bộ môn đề
ra nhiều biện pháp cụ thể để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như : tổ chức nói
chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu về Đảng, về Bác, tìm hiểu về Đoàn, tổ chức các đợt
sinh hoạt học tập thông qua các hoạt động dã ngoại, nêu gương sáng, thực hiện bảng
tin thi đua... đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Hàng năm, quận tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng mới nhiều trường lớp, nâng cấp,
mở rộng thêm phòng học và các phòng chức năng, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho
công tác dạy và học. Trong 05 năm, đầu tư xây mới và nâng cấp sửa chữa 25 trường
với tổng kinh phí trên 160 tỷ đồng, trong đó xây mới 10 trường với tổng kinh phí trên
110 tỷ đồng, cải tạo và nâng cấp 15 trường với kinh phí trên 50 tỷ đồng, đồng thời đầu
tư mua sắm, trang bị thêm các thiết bị hiện đại trong giảng dạy như : phòng
Multimedia, máy vi tính, các dụng cụ thí nghiệm... với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đã vận động các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…
trao tặng hơn 15.342 suất học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó… với
tổng số tiền gần 6,3 tỷ đồng; thực hiện chế độ miễn, giảm học phí đối với 3.473 lượt
học sinh, học viên thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, bộ đội phục viên học
nghề với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng.
Vấn đề xã hội hóa các hoạt động giáo dục, cũng được quận quan tâm và tạo điều kiện
cho các trường dân lập, tư thục phát triển. Với chủ trương này, Tân Bình là một trong
những quận có nhiều trường dân lập tư thục nhất tại thành phố. Đến nay, toàn quận có
21 trường dân lập tư thục, hầu hết các trường dân lập, tư thục thực hiện tốt các quy
5


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
định, quy chế của ngành, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, nhiều trường có
học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100%. Chính điều này đã góp phần thực hiện
tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống trường công
lập luôn luôn được củng cố, giữ vai trò chủ đạo, hệ thống ngoài công lập được tạo điều
kiện phát triển, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước nên hầu hết đảm bảo chất lượng
giáo dục và đào tạo. Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên được
quan tâm xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất tốt đã thu hút được đông đảo học sinh theo
học, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Với những thành tích nổi bật đó, ngành giáo dục Tân Bình đã được Chủ tịch
Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, nhiều tập thể và cá nhân được
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

2.1.2. Chủ trương công tác năm học 2013 – 2014 của Phòng GD và
ĐT quận Tân Bình
Năm học 2013-2014 là năm học toàn ngành chú trọng phát triển quy mô, nâng
cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy
tốt, học tốt”, thực hiện những giải pháp đột phá và những giải pháp lâu dài nhằm phát

triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chủ đề năm học 2013-2014 là “Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy - phát triển năng khiếu
và phẩm chất học sinh”. Phòng Giáo dục và Đào tạo đề ra phương hướng nhiệm vụ
năm học 2013-2014 như sau:
- Triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng
tiếng Anh cho học sinh phổ thông; chú trọng năng lực trình độ giáo viên tiếng Anh
tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; đổi mới
phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh; chú trọng công tác đào tạo và bồi
dưỡng học sinh giỏi; khuyến khích học sinh vận dụng lý thuyết vào thực tế; chú trọng
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
- Tiếp tục phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính
trị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chú trọng đổi mới tư duy nghiên
cứu, giảng dạy.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, mở rộng mạng lưới trường
lớp theo qui hoạch; tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại; xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, hội nhập quốc tế.
6


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
- Tiếp tục phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hòa của việc gắn kết gia đìnhnhà trường-xã hội trong công tác giáo dục; giữ mối liên hệ và kết hợp chặt chẽ với hệ
thống chính trị địa phương, với phụ huynh học sinh thực hiện tốt các chế độ chính sách
xã hội trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu và quyền lợi học tập của con em nhân dân.

2.2. Sơ lược về tình hình hoạt động giáo dục tại trường CĐKT Lý
Tự Trọng

2.2.1.

Sơ nét về Trường CĐKT Lý Tự Trọng

- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM được thành lập năm 1986, là
một trong những trường công lập có uy tín, chất lượng đào tạo cao trong cả nước. Học
sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được ưu tiên tuyển dụng làm việc, lương cao
hoặc học tiếp liên thông lên CĐ, ĐH trong các trường trong toàn quốc.
- Tên gọi Trường Lý Tự Trọng hiện nay có nguồn gốc là trường nuôi dạy con
em cán bộ cách mạng. Sau giải phóng trường Lý Tự Trọng chuyển về và toạ lạc tại
390 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Tân Bình với tên gọi từ năm 1986 là:
+ Trường Trung học nghề Lý Tự Trọng sau đó trường nuôi dạy con em liệt sĩ
+ Trường Trung Học Kỉ Thuật Lý Tự Trọng.
+ Tháng 1/2005 trường được nâng cấp thành Trường CĐKT Lý Tự Trọng
-Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh là một trường
cao đẳng đa cấp của thành phố Hồ Chí Minh, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, phạm
vi hoạt động của trường là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận. Quy mô đào tạo, mục tiêu và chương trình đào tạo của
trường gắn với nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ kỹ
thuật theo từng cấp, bậc học, đáp ứng về mặt chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tạo
khả năng khai thác nguồn lực xã hội của thành phố và các tỉnh lân cận. Đồng thời mở
ra nhiều cơ hội thuận lợi cho con em nhân dân và người lao động nâng cao trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố và khu vực phía Nam.

2.2.2.

Cơ sở vật chất của trường:
 72 phòng học lý thuyết
 7 phòng học chuyên môn, thí nghiệm

 55 xưởng chuyên ngành
7


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG












2.2.3.

1 thư viện
3 phòng phương pháp, chuyên đề
22 phòng làm việc
2 hội trường
1 nhà Truyền thống
3 nhà để xe
2 căn tin
1 sân bóng đá
2 sân bóng chuyền
4 sân cầu lông
1 nhà y tế


Các chương trình đào tạo của trường:

- Trường đào tạo 8 chuyên ngành kỹ thuật, quy mô đào tạo hơn 10.000 HSSV và
tuyển sinh hàng năm trên 3.000 HSSV.
- Các ngành đào tạo của Trường: kỹ thuật Điện công nghiệp, Điện tử, Điện lạnh, Cơ
khí,Động lực, Công nghệ thông tin,kĩ thuật may và nữ công,tự động hóa.
 Chương trình Cao đẳng chính quy
 Chương trình liên thông Cao đẳng chính quy
 Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp và các chương trình
đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ khác;
 Chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn,






nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Các ngành nghề đào tạo Cao đẳng chính quy:
 Công nghệ Kỹ thuật Điện
 Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
 Công nghệ Kỹ thuật Ôtô
 Tin học_Công nghệ phần mềm
 Tin học_Mạng máy tính
 Công nghệ Kỹ thuật Điện Tử
 Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt Lạnh
 Công nghệ May
Các ngành nghề đào tạo liên thông Cao đẳng chính quy:
 Công nghệ Kỹ thuật Điện

 Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
 Công nghệ Kỹ thuật Ôtô
 Tin học_Công nghệ phần mềm
 Tin học_Mạng máy tính
 Công nghệ Kỹ thuật Điện tử
Các ngành nghề đào tạo TCCN:
 Điện công nghiệp và dân dụng
 Sửa chửa, khai thác thiết bị cơ khí ( Ôtô )
8


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
 Tin học_Công nghệ phần mềm
 Tin học_Mạng máy tính
 Điện tử công nghiệp
 Điện lạnh
 Kỹ thuật may
 Cơ khí chế tạo_Tiện
 Cơ khí chế tạo_Phay
Trong những năm qua, trường đã đạt được nhiều thành tích trong việc đào tạo



nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và khả năng thực hành nghề
nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc
làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp
tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2.4.


Thành tích đạt được của trường
- Trường đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng II và nhiều

bằng khen, giấy khen của Bộ giáo dục, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở
giáo dục và đạo tạo TP. Hồ Chí Minh.

2.3.
Sơ lược về tình hình hoạt động giáo dục tại trường
THPT Lý tự trọng
2.3.1.


Lịch sử hình thành và phát triển
Trường THPT Lý Tự Trọng tiền thân là Phân hiệu THPT BC Lý Tự Trọng

thành lập năm 1998 – 1999 trực thuộc trường THKT Lý Tự Trọng nay là trường
CĐKT Lý Tự Trọng . Năm 1999, trường có tất cả 10 lớp 10, sang năm 2000, con số đó
tăng lên 20 lớp.

Đến cuối năm 2003, thực hiện Nghị định 130/2003/ NĐ – CP ngày 5 tháng 11
năm 2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành lập
quận Tân Phú. Quận Tân Bình tách thành hai quận Tân Bình và Tân Phú.

Cũng do điều kiện học tập khó khăn vì phần đông học sinh là con em gia đình
lao động và áp lực số lượng học sinh thi đầu vào cao ở các trường khác trong cụm 5,
nên đa số học sinh trúng tuyển vào trường không phải là học sinh có chất lượng tốt.

Năm 2006, sở GD thành phố áp dụng chương trình phân ban đại trà, Phân hiệu
THPT BC Lý Tự Trọng được chuyển thành trường THPT Lý Tự Trọng – Trường
CĐKT Lý Tự Trọng trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo TP. HCM. Hệ BTVH của

trường được Sở Giáo dục – Đào tạo cho phép mở các lớp BTVH từ năm 2003-2004,
9


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
năm 2010 tiếp tục được Sở Giáo dục – Đào tạo cho phép mở các lớp BTVH trong
trường THPT Lý Tự Trọng.

2.3.2.


Cơ cấu tổ chức của trường THPT Lý Tự Trọng
Ban giám hiệu nhà trường: có 5 người (chung BGH với CĐKT Lý Tự Trọng),

cô Phạm Thị Thu Thảo, phó hiệu trưởng trường THPT Lý Tự Trọng.

Đội ngũ cán bộ,giáo viên,công nhân viên: 89 ( Nữ: 55)
− Đảng viên:
07
− Giáo viên biên chế:
60
− Giáo viên thỉnh giảng:
17
− Trợ lý Thanh niên:
01
− Nhân viên:
07 (HĐ) ( VP: 4; QLHS: 2; TBTN: 1)
− 8 Tổ chuyên môn: Toán – Tin học; Lí; Hóa-Sinh; Văn; Sử-Địa; GDCD-GDTCGDQP; Tiếng Anh; Công Nghệ-TBTN-Nghề PT.

2.3.3.



Cơ sơ vật chất:

CSCV của trường tương đối gói gọn trong khuôn viên trường CĐKT
28 phòng học, 1 phòng chức năng, 2 phòng vi tính (50 máy mỗi phòng), 1

phòng máy mới, 2 phòng thiết bị thí nghiệm, 1 phòng giáo án điện tử, 1 phòng giáo
viên và một phòng họp nghỉ.

Thư viện và hội trường: sử dụng chung thư viện và hội trường với trường
CĐKT.

Tình hình cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn, phải tận dụng 100%
công suất các phòng và còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu cho giáo viên và
học sinh. Trường chưa có phòng học nghề dinh dưỡng (nấu ăn).

2.3.4.


Hoạt động giáo dục hiện nay của nhà trường
Năm 2013-2014 tổng số lớp học của trường có 35 lớp, trong đó Hệ phổ thông

(3 lớp – 1413 HS); Hệ bổ túc( 4 lớp – 180 HS). Tổng số học sinh của trường là 1593
HS. Trong đó:
 Phổ thông:

31 lớp : 1413 HS
− K12:
9 lớp

- 406 HS
− K11:
11 lớp
- 487 HS
− K10:
11 lớp – 520 HS
 Bổ túc: 4 lớp 12 – tổng số 180 HS

Lớp 11 được học nghề (Tin học văn phòng) 3 tiết 1 tuần (1 tiết lý thuyết và 2
tiết thực hành).
10


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG




GDTC: 2 tiết một tuần (học sinh học trái buổi)
GDQP: 35 tiết (gói gọn trong học kì I)
Trường cố gắng đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo phân phối chương

trình của bộ, đảm bảo dạy đủ số tiết và số môn theo quy định.

Sinh hoạt tổ chuyên môn: 2 lần một tháng (2 giờ một lần). Sinh hoạt chuyên
môn chủ yếu tập trung vào vào hoạt động dạy và học cùng các hoạt động ngoại khóa,
tham quan.

Hoạt động ngoại khóa chủ yếu tập trung vào học kì I


Hoạt động Đoàn, thể dục thể thao cũng đặt trọng tâm vào học kì I

Hoạt động hướng nghiệp, 26/3…rơi vào học kì II

Hoạt động dạy và học:

Năm học mới 2013 – 2014, áp dụng chủ trương của Bộ GD & ĐT
đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy cá
thể. Tuy nhiên, thực tế, tình hình áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn
nhiều hạn chế do điều kiện cho phép về cơ sở vật chất của trường. Vẫn còn tình trạng
“dạy chay đọc chép”. Về tin học và ngoại ngữ, trường tập trung khá tốt vào hai mảng
này. Về tin học, do nhà trường được trang bị hai phòng máy tính hiện đại, học sinh
được học đầy đủ các tiết lý thuyết và thực hành.

Việc “dạy học theo nhóm” chưa được áp dụng rộng rãi. Nguyên
nhân là do thiếu cơ sở vật chất nên dù 100% giáo viên được tập huấn giáo án điện tử
nhưng dạy học ứng dụng công nghệ thông tin chưa được ứng dụng rộng rãi (chỉ có
một phòng Giáo án điện tử).

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng còn gặp nhiều khó
khăn vì thiếu cơ sở vật chất.

Họp tổ chuyên môn được triển khai đều đặn mỗi tháng một lần.

Có phân công công tác giáo viên chủ nhiệm. Việc giao ban giáo
viên chủ nhiệm được thực hiện mỗi tuần một lần.

Có tổ quản lí học sinh riêng biệt quản lý về: phiếu thi đua về các
mặt học tập, kỉ luật, chuyên cần…


Từ năm 2008 trở đi, trường áp dụng phong trào “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, trong đó chú ý việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Đồng thời
việc chú trọng phát triển kỹ năng sống cho học sinh cũng được triển khai khá tốt. Tuy
nhiên, về khía cạnh xây dựng “nếp sống văn minh đô thị” còn khó khăn. Tỉ lệ học sinh
nói tục chửi thề còn rất phổ biến trong nhà trường. Vẫn còn tình trạng học sinh hút
thuốc lá, bạo lực học đường, học sinh gây gỗ, đánh nhau… Không có tệ nạn hút chích
11


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
ma túy. Hiện tượng học sinh nghiện game còn rất phổ biến và hậu quả là một số học
sinh lên lớp không chuẩn bị bài, mệt mỏi, cúp tiết đi chơi game…

Tình hình học sinh của trường:
Từ năm 2006-2007 trường chuyển đổi thành trường THPT công lập ( Tự chủ tài chính)
Đầu vào học sinh hệ B ( Bán công ) điểm thấp, ý thức học tập chưa tốt, sức học yếu,
nhiều em quậy phá, cá biệt khó dạy, ham chơi hơn ham học.
Hoàn cảnh gia đình khó khan, lao động chân tay chủ yếu do vậy ít có thời gian quan
tâm đến con cái.
− Kết quả xếp loại 2 mặt học tập và rèn luyện hạnh kiểm HKI/2023-2014:

Hệ phổ thông
− Kết quả học tập:
KHỐI

SỐ

10
11
12

Tổng

HS
520
487
406
1413

GIỎI
SL
%

0

0%

KHÁ
SL
%

TRUNG BÌNH
SL
%

YẾU-KÉM
SL
%

23
57

44
124

183
255
234
672

314
175
128
617

4.4%
11.7%
10.8%
8.8%

35.2%
52.4%
57.6%
47.6%

60.4%
36.0%
31.5%
43.6%

− Kết quả xếp loại đạo đức:
KHỐI


SỐ

10
11
12
Tổng

HS
520
487
406
1413

TỐT
SL
%

KHÁ
SL
%

TRUNG BÌNH
SL
%

YẾU
SL
%


161
208
86
0

165
162
205
540

55
79
90
235

25
38
38
106

39.7%
42.7%
19.5%
37.7%

40.6%
33.3%
46.6%
38.2%


13.5%
16.2%
20.5%
16.6%

6.2%
7.8%
13.2%
7.5%

-Xếp loại Phổ thông: (so với HKI 2012 – 2013)
LOẠI
HS Giỏi
HS Tiên tiến
HS Trung bình
HS Yếu - kém


SỐ

TỶ LỆ

LƯỢNG
0
124
672
617

(%)
0

8.8
47.6
43.6

SO VỚI HKI NĂM TRƯỚC
Tỷ lệ (%)
Tăng (%) Giảm (%)
0.2
11.2
55.4
33.2

0.2
2.4
7.8
10.4

Hệ Bổ túc ( Khối 12)

Kết quả

SỐ HS

GIỎI/TỐT
SL %

KHÁ
SL
%
12


TRUNG BÌNH YẾU - KÉM
SL
%
SL
%


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Học tập
Đạo đức

180
180

95

52.8

23
53

12.8
29.4

108
20

60.0
11.1


49
12

27.3
6.7

− Xếp loại Bổ túc: ( so với HKI năm học 2012 – 2014)
LOẠI

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ
(%)

HS Giỏi
HS Tiên tiến
HS Trung bình
HS Yếu - Kém


0
23
108
49

SO VỚI HKI NĂM 2012 - 2013
Tỷ lệ (%)

0

12.8
60.0
27.3

0.7
19.0
47.9
32.4

Tăng(%)

Giảm(%)
0.7
6.2

12.1
5.1

Nhà trường có một ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 11 người (7 người trong

ban thường trực) rất gắn bó và tâm quyết với nhà trường, đã hỗ trợ hết sức cho hoạt
động giáo dục và giảng dạy của nhà trường.

2.3.5.

Những thuận lợi và khó khăn

2.3.5.1.

Thuận lợi


Kết quả giảng quản lý, giảng dạy và giáo dục trong các năm qua đạt kết quả tốt.
Tập thể sư phạm đồng tâm hợp lực xây dựng nhà trường, bầu không khí sư phạm
lành mạnh.
Các bộ phận và đoàn thể trong trường hoạt động đều tay, có hiệu quả. Kỷ luật
nhà trường được duy trì tốt. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần được nâng
lên.
2.3.5.2.

Khó khăn

Với chương trình học hiện nay, phương pháp dạy và học của một bộ phận lớn
vẫn mang tính từ chương, nặng về thi cử. Cuộc vận động đổi mới phương pháp vẫn
là mục tiêu từng bước phải kiên trì thực hiện.
Nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của một số ít giáo viên, nhân viên chưa
đầy đủ dẫn đến thiếu đồng bộ trong công việc.
Hoàn cảnh gia đình học sinh, môi trường xã hội quanh trường vẫn còn nhiều
điều chưa thuân lợi cho việc giáo dục. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu
của chương trình mới.
13


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

2.3.6.
2.3.6.1.

Những quy định về công tác học vụ
Những quy định về hồ sơ học sinh
 Một bộ hồ sơ do nhà trường quy định.

 Học bạ bản chính.
 Khai sinh trích lục hợp lệ.
 Giấy chuyển trường.
 Đơn xin nhập học.

2.3.6.2.

Quy định về sổ sách quản lý công tác học vụ

Sổ sách được thực hiện đúng theo quy định ngày 02/04/2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo.
 Sổ đăng bộ: THCS và THPT.
 Sồ gọi tên và ghi điểm.
 Sổ ghi đầu bài.
 Học bạ học sinh do SGD phát hành.
 Sổ quản lý cấp phát văn bằng THCS và THPT.
 Sổ theo dõi học sinh:
+ Sổ chuyển đi THCS, THPT.
+ Sổ chuyển đến THCS, THPT.
 Sổ khen thưởng.
2.3.6.3.


Các quy định khác được thực hiện như sau
Sổ điểm và học bạ:

Ra văn bản về việc bảo quản Học Bạ và Sổ điểm ban hành ngày 11/09/2008 trong nội
bộ trường và được dán vào sổ điểm dành cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ
môn.



Rút học bạ:

+ Phòng học vụ có sẵn đơn phát cho PHHS theo mẫu.
+ Cấp giấy chứng nhận điểm.
+ Cấp giấy chuyển trường.
+ Cập nhật sổ danh bộ và xóa tên ngay khi nhận đơn.
14


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
+ PHHS là Cha hay Mẹ xuất trình CMND hay hộ khẩu.
+ Giấy nhận trường chuyển đến đồng ý có kí tên, đóng dấu.
+ Đã hoàn thành học phí.
+ Thời gian quyết định như sau:
- Trong năm học giải quyết trong ngày.
- Các năm khác giải quyết trong tuần.


Phục vụ cho giáo viên:

+ Cho giáo viên mượn học bạ 4 lần (đầu năm, HK1, HK2, sau khi thi lại).
+ Không giải quyết mang lên lớp, hay đem ra khỏi trường.
+ Không để mất mát, hư hỏng hay cạo sửa học bạ.
+ Khi kiểm tra học bạ phải có biên bản và chỉnh sửa đúng theo quy định.


Chế độ báo cáo:

Đúng thời gian quy định không để phiền hà và gây phiền hà và ảnh hưởng đến các bộ

phận liên quan.
+ Báo cáo Phòng giáo dục ngày 24 hàng tháng.
+ Cập nhật hàng tuần.
+ Báo cáo tăng giảm hàng tháng trường.
+ Tính hiệu suất đào tạo hàng năm.
+ Báo cáo thống kê tình hình học sinh đầu năm, giữa năm, cuối năm về PGD, SGD.
2.3.6.4.

Chuẩn bị hồ sơ
 Thi THPT, tuyển sinh 10.
 Hồ sơ thi Đại Học, Cao Đẳng, THCN.
 Đúng tiến độ kịp thời, không chậm trễ.

2.3.6.5.

Hồ sơ chiêu sinh đầu năm
 Khi nhận hồ sơ, viết biên nhận cho PHHS.
 Một bộ hồ sơ (đơn xin nhập học, 2 lý lịch, 2 hợp đồng trách nhiệm).
 Học bạ.
 Khai sinh hợp lệ.
 Bằng TN, giấy chứng nhận tạm thời.

15


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
 Giấy tiếp nhận của Ban Giám Hiệu.
 Nếu học sinh nộp thiếu hồ sơ phải làm tờ cam kết thời gian bổ sung
và có sự đồng ý của Ban Giám Hiệu.
2.3.6.6.


Chế độ bảo quản hồ sơ sổ sách
 Không để làm hư, mất.
 Lưu trữ khoa học dễ tìm, dễ lấy.
 Thường xuyên kiểm tra.
 Về bằng nghề khi nhận về vào sổ cập nhật vào học bạ ngay.
 Bằng tốt nghiệp khi nhận về nhanh chóng vào sổ, lên kế hoạch cấp
phát, cuối năm kết sổ và trình Ban Giám Hiệu ký duyệt.

2.3.7.

Các loại hồ sơ học sinh và một số sổ sách của giáo viên:

2.3.7.1.

Các loại hồ sơ học sinh
a. Học tập
 Đơn xin học
 Học bạ cấp 2
 Học bạ cấp 3 (làm sau)
 Bằng tốt nghiệp THCS
 Giấy khai sinh
b. Quản lý học sinh

 Phiếu liên lạc
 Phiếu rèn luyện
 Sổ lý lịch học sinh
2.3.7.2.
Một số sổ sách giáo viên
 Sổ báo giảng

 Kế hoạch giảng dạy
 Giáo án
 Sổ chủ nhiệm
 Sổ dự giờ
16


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
 Sổ điểm
 Sổ họp

2.3.8.

Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và ghi học bạ của học sinh

2.3.8.1.

Xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng thang điểm
a. Học kỳ I

 Đợt 1: tháng 09 và tháng 10
 Đợt 2: tháng 11
 Đợt 3: tháng 12
Sơ kết học kỳ I là: điểm trung bình công của 3 đợt.
b. Học kỳ II
 Đợt 4: tháng 01 và tháng 02
 Đợt 5: tháng 3
 Đợt 6: tháng 04 và tháng 05
Sơ kết học kỳ II là: điểm trung bình công của cả 3 đợt
Điểm hạnh kiểm trung bình năm:(trung bình học kỳ I + trung bình học kỳ II ) /2

2.3.8.2. Xếp loại hạnh kiểm từng đợt và cuối năm
 Xếp loại tốt: đạt từ 81 điểm đến 100 điểm (văn hóa xếp từ trung bình trở
lên).
 Xếp loại khá: đạt từ 65 điểm đến 80 điểm (văn hóa xếp loại kém).
 Xếp loại trung bình: đại từ 50 điểm đến 64 điểm.
 Xếp loại yếu: dưới 50 điểm
2.3.8.3.
Phần điểm thưởng
 10 điểm/ HK : học sinh, ban cán sự lớp, Đoàn, Đội, công tác tốt, tham gia
xây dựng tốt phong trào của lớp, trường được BGH xác nhận.
 Nếu học sinh nhặt được của rơi trả lại cho người mất (có xác nhận của tổ
GT) (+2 điểm/ lần)
 Phát hiện và báo cáo chính xác, kịp thời các vụ mâu thuẫn, chuẩn bị đánh
nhau. (+5 điểm/ lần)

17


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
 Báo cáo các trường họp hút thuốc, sử dụng, tàn trử ma túy hoặc các văn
phẩm xấu. (+5 điểm/ lần)
2.3.8.4.

Đánh giá xếp loại hạnh kiểm

a. Căn cứ đánh giá xếp loại hạnh kiểm
1/ Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ qua những biểu hiện cụ thể về
thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn
bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao
động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể,

giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
2/ Hạnh kiềm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt là T), khá (viết tắt là K), trung
bình(viết tắt là TB), yếu (viết tắt là Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại
hanh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào kết quả của học kỳ 2.
b. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
Loại Tốt:
Luôn kính trọng người trên, Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường;
thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với bạn
bè, được các bạn thân yêu.
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị,
khiêm tốn.
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, chấp hành tốt pháp luật, quy định về
trật tự an toàn xã hội, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy đinh trong kế hoạch giáo dục, các
hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của
Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh;
chăm lo giúp đỡ gia đình.
Loại khá:
18


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Thực hiện được những quy định ở khoản 1 nhưng chưa đạt đến mức loại tốt; đôi
khi có thiếu sót nhưng sữa chữa ngay khi thầy, cô giáo và các bạn góp ý.
Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại khoản 1, điều này
nhưng chưa đạt đến mức nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu
những sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm

Loại yếu:
Nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện
quy định tại khoản 1, điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.
Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên
nhà trường.
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác, đánh nhau, gây rối
trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội.
Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy, vũ khí chất nổ, chất độc hại; lưu
hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
2.3.8.5.
Cách ghi học bạ
Nội dung trên trang 1 phải được ghi đầy đủ khi lập học bạ cho học sinh, Hiệu
trưởng nhà trường ký, đóng dấu (trang 1) để xác nhận việc lập học bạ cho học sinh,
quá trình học tập ghi đầy đủ từ lớp 10 đến lớp 12 (tên trường, huyện, tỉnh)
Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở mỗi lớp được ghi trên 2 trang liên tiếp
và ghi hoàn chỉnh trước khi vào năm học tiếp theo.
Các nội dung cần chú ý:
 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: gọi chung là tỉnh
 Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: gọi chung là huyện
 Xã, phường, thị trấn: gọi chung là xã.
 Nơi sinh: ghi tên xã, huyện, tỉnh theo giấy khai sinh.
 Các nội dung không viết tắt: con liệt sĩ, con thương binh (hạng nào), bệnh binh
(hạng nào), được lên lớp, không được lên lớp.

19


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

 Các chữ viết tắt: Giáo dục công dân (GDCD), Giáo dục quốc phòng và an ninh
(GDQP – AN), kiểm tra (KT), điểm trung bình (ĐTB), tự chọn (TC), học lực
(HL), hạnh kiểm (HK), cả năm học (CN).
 Môn học tự chọn: Có một dòng để ghi môn tự chọn, giáo viên ghi rõ tên môn
học và điểm trung bình của môn học đó.
2.3.8.6.
Cách đánh giá, xếp loại học lực:
Một số điều của quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành
theo Quyết định số 40/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
ĐIỀU 5: Căn cứ đánh giá và xếp loại học lực
 Căn cứ đánh giá học lực của học sinh
 Hoàn thành chương trình các môn học trong kế hoạch giáo dục của cấp THCS,
cấp THPT.
 Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
 Học lực được xếp vào 5 loại: Giỏi (G), Khá (K), Trung bình (TB), Yếu (Y),
Kém (Kém)
ĐIỀU 6: Hình thức đánh giá và thang điểm:
Hình thức đánh giá:
 Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra.
 Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau
một học kỳ, một năm học
Thang điểm:
 Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì
phải quy về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá xếp loại.
ĐIỀU 7: Hình thức kiểm tra, bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra:
Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra
thực hành.
 Các loại bài kiểm tra:
Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm:

+ Kiểm tra miệng

20


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
+ Kiểm tra viết dưới 1 tiết
+ Kiểm tra thực hành dưới 1 tiết.
Kiểm tra định kỳ (KTđk)
+ Kiểm tra từ 1 tiết trở lên
+ Kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên
Kiểm tra học kỳ


Hệ số điểm các bài kiểm tra:
Hệ số 1: Điểm các loại bài kiểm tra thường xuyên
Hệ số 2: Điểm các bài kiểm tra viết và thực hành từ 1 tiết trở lên.
Hệ số 3: Điểm bài kiểm tra học kỳ.

ĐIỀU 8: Số lần kiểm tra và cách cho điểm
Số lần kiểm tra định kỳ: được quy định trong phân phối chương trình của từng môn
học.
Số lần kiểm tra thường xuyên: Trong mỗi học kỳ, học sinh phải có lần kttx đối với
mỗi môn học (bao gồm cả chủ đề tự chọn của môn học) như sau:
Những môn học có từ 1 tiết/ tuần trở xuống: ít nhất 2 lần.
Những môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/ tuần trở xuống: ít nhất 3 lần.
Những môn học có từ ít nhất 3 tiết/ tuần trở lên: ít nhất 4 lần.
Số lần kiểm tra chuyên môn: ngoài số lần kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2
điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên (hoặc khối trường, khối chuyên, sau đây
gọi là trường THPT chuyên) có thể quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn

chuyên theo đề nghị của giáo viên dạy môn đó.
Điểm các bài kiểm tra thường xuyên theo hình thức tự luân cho điểm số nguyên;
Điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm kiểm tra
đinh kỳ được lấy số lẻ đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số
Những học sinh không có đủ số bài kiểm tra định kỳ theo quy định sẽ được kiểm
tra bù như sau:
Thiếu bài kiểm tra định kỳ:
Thiếu bài kiểm tra định kỳ ở học kỳ nào phải kiểm tra ở học kỳ đó và thực hiện
trước khi kiểm tra học kỳ.
Bài kiểm tra định kỳ được bù bằng bài kiểm tra viết 1 tiết
21


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Thiếu bài kiểm tra học kỳ:
Được bố trí kiểm tra bù ngay sau khi kiểm tra học kỳ chung toàn trường.
Yêu cầu của đề bài kiểm tra bù và thời lượng làm bài phải tương đương với kiểm tra
học kỳ.
Trường hợp học sinh không dự kiểm tra bài ktđk hoặc kiểm tra học kỳ thì bị điểm 0.
ĐIỀU 9: Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn
học kỳ và cả năm học:
1. Đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học theo chương
trình THCS:
 Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn
 Hệ số 1: các môn còn lại.
2. Đối với trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học theo chương trình
THPT:
Ban khoa học tự nhiên (KHTN):
- Hệ số 2: các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Hệ số 1: các môn còn lại.

Ban khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV):
- Hệ số 2: Các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ.
- Hệ số 1: Các môn còn lại.
Ban cơ bản:
- Hệ số 2: là các môn học sử dụng sách giáo khoa nâng cao; nếu không học theo
sách giáo khoa nâng cao thì chỉ tính cho môn Toán và môn Ngữ văn.
- Hệ số 1: các môn còn lại.
3. Đối với trường lớp THPT chuyên:
- Hệ số 2 và hệ số 1: học theo chương trình của ban nào thì lấy hệ số môn học
theo quy định đối với bạn đó.
4. Đối với trường THPT kỹ thuật:
- Hệ số 2: Toán, Kỹ thuật nghề, Công nghệ.
- Hệ số 1: Các môn còn lại.
ĐIỀU 10: Môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc môn học

22


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
1. Môn học tự chọn: Việc kiểm tra, cho điểm, ghi điểm vào sổ gọi tên và
ghi điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các
môn học đối với từng môn học tự chọn, thực hiện như các môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
Các chủ đề tự chọn được kiểm tra thường xuyên cho điểm trong quá trình học tập;
không kiểm tra định kỳ thi kết thúc chủ đề.
Điểm kiểm tra chủ đề tự chọn của môn học nào thì tham gia tính điểm trung bình
môn của môn học đó.
ĐIỀU 11: Điểm trung bình môn môn học:
1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk): là trung bình cộng của các bài kiểm
tra thường xuyên, điểm các bài kiểm tra KTđk và điểm bài kiểm tra học kỳ (KThk) sau

khi đã tính hệ số mỗi loại:
ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmh=
Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình các môn học cả năm (ĐTBcn): là trung bình cộng của
ĐTBmhk I với ĐTBmhk II tính theo hệ số 2

ĐTBmhk I + 2 x ĐTBmhk II
ĐTBmcn =
3
ĐIỀU 12 : Điểm trung các môn học kỳ, cả năm
1. Điểm trung bình các môn của học kỳ (ĐTBhk): là trung bình cộng của điểm
trung bình môn học kỳ tất cả các môn học sau khi đã tính hệ số các môn học:
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lý + …
ĐTBhk =
Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn): là trung bình cộng của điểm
trung bình cả năm của các môn học sau khi đã tính theo hệ số điểm môn học:
x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí + …
23

a


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
ĐTBcn =
Tổng các hệ số
3. Điểm trung bình các môn học kì (hoặc cả năm học) là số nguyên hoặc số thập
phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
2.3.8.7.

Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại
ĐIỀU 14: Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp
Những học sinh có đủ 2 điều kiệm dưới đây thì được lên lớp:
Xếp loại hạnh kiểm và xếp loại học lực từ trung bình trở lên.
Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại)
Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
Nghỉ quá 45 buổi trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép,
nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại)
Học lực cả năm xếp loại kém.
Học lực và hạnh kiểm cả năm đều xếp loại yếu.
Sau khi đã được kiểm tra lại môn học có điểm trung bình dưới 5.0 để xếp
loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt học lực trung bình.
Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.
ĐIỀU 15: Cho kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm
loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5.0
để dự kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm của môn học đó
để tính lại điểm trung bình các môn học cả năm và xếp loại lại học lực, nếu đạt trung
bình thì được lên lớp
ĐIỀU 16: Cho rèn luyện hạnh kiểm trong hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm
xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong hè theo công việc cụ thể do hiệu
trưởng giao. Nhiệm vụ rèn luyện trong hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể
nơi học sinh cư trú. Cuối hè, nếu được UBND xã (phường, thị trấn) nhận xét là đã

24


BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

hoàn thành nhiệm vụ được hiệu trưởng giao thì GVCN đề nghị hiệu trưởng cho xếp
loại lại hạnh kiểm, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
2.3.8.8. Cách thức xếp loại học lực của học sinh áp dụng trong trường THPT
Lý Tự Trọng
a. Cách cho điểm và tính điểm trung bình môn
Hệ số điểm kiểm tra
Hệ số 1: (KTtx) kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết
Hệ số 2: (KTđk) kiểm tra viết, kiểm tra 15 phút, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở
lên
Hệ số 3: Điểm kiểm tra học kì
Số lần kiểm tra trong một học kì
Số lần KTtx:(bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn)
Môn học có 1 tiết/tuần: ít nhất 2 lần
Môn học có 2 tiết/tuần: ít nhất 3 lần
Môn học có từ 3 tiết/tuần trở lên: ít nhất 4 lần
Số lần KTđk: được qui định trong phân phối chương trình từng môn học, bao
gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.

Lưu ý:
Những học sinh không có đủ bài kiểm tra theo qui định thì phải được kiểm tra
bù.
Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức kĩ năng và thời lượng tương
đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì bị điểm 0.
Nếu thiếu bài KTtx môn nào thì giáo viên môn học đó phải bố trí cho học sinh
kiểm tra bù kịp thời. (Bài kiểm tra miệng phải đủ cho tất cả học sinh trong lớp)
Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của môn học
ở học kì nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kì môn học đó.
Nếu thiếu bài KThk của học kì nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi kiểm
tra học kì đó(theo lịch kiểm tra của trường)


25


×