Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP của SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.71 KB, 14 trang )

TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG

CHỦ ĐỀ: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
SAU KHI RA TRƯỜNG

Lớp: 13CĐ- ĐT1
Nhóm:2
Thành viên: - Nguyễn Sinh Nhật
-Trịnh Phương Nam
-Nguyễn Thiên Phúc
-Nguyễn Minh Tân
-Trương Thái Quốc
1


Lục:
I. Lời mở đầu
II. Nội dung
1. Một số website tham khảo
2. Nguyên nhân + Dẫn chứng
3. Hậu quả
4. Biện pháp khắc phục
III. Kết luận
 Mục

2


Lời mở đầu:
Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cùa
quốc gia nói chung và đối với cuộc sống cùa mỗi cá nhân, gia đình nói riêng. Giải quyết


việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu của các nhà lãnh đạo.
Việt nam có một cơ cấu dân số trẻ, đây là một lợi thế mạnh rất lớn để thực hiện
mục tiêu” Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa” dựa trên lợi thế và tiềm năng của nguồn nhân
lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng và cơ cấu ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Xét
trên tổng thể thị trường lao động, tình trạng dư cung vẫn còn phổ biến. Những năm trước
đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề chính quy còn thấp dẫn đến chất
lượng lao động không đảm bảo không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong những
năm gần đây mặc dù tình trạng học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ
thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia
tăng. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học,cao đẳng chính quy trong cả nước
không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học đảm nhận các
công việc không cần bằng cấp, hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân,
hoặc làm các công việc không cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ. Ám
ảnh trước tình hình thất nghiệp của sinh viên, nhiều sinh viên mới ra trường không khỏi e
ngại, hoang mang về con đường tìm kiếm việc làm. Làm cái gì? Làm ở đâu? Luôn là câu
hòi thường trực của sinh viên sau khi ra trường và cũng như không ít sinh viên còn đang
ngồi trên ghế nhà trường. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này ?

3


Nội Dung:
Một số website có thể tham khảo như:dantri.com.vn ,www.tuyensinhvn.com ,tuoitre.vn…

Nguyên nhân:
Thứ nhất: số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có
hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với
chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm
tăng vọt.

Thứ hai: thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn. Trong bối
cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các công
ty chứng khoán, công ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã làm mất
việc của hàng ngàn lao động.
Thứ ba: nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng
không đáp ứng được yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực,
trình độ đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc
phải đào tạo lại.
Thứ tư:Cung vượt quá cầu: khủng hoảng kinh tế Thế Giới kéo theo khủng
hoảng tài chính do ”bong bóng” BĐS vỡ làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng suy kiệt.
Doanh nghiệp không đầu tư sản xuất mà làm giàu bằng giá trị ảo lâm vào khủng hoảng,
phá sản. Ngân Hàng tái cơ cấu, người dân thắt chặt chi tiêu, hoàng loạt việc làm bị cắt
giảm ảnh hưởng lớn đến tầng lớp lao động trẻ chưa có kinh nghiệm.
Thứ năm:Chất lượng giáo dục: có một thực tế đáng buồn là chất lượng giáo dục
trong những năm gần đây thấp đến mức báo động, “giữa nhà trường và thế giới việc
làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn”… Nhà trường giảng dạy theo kiểu
cưỡi ngựa xem hoa quá chú trọng lý thiết, không trang bị cho sinh viên đủ các kiến thức
thực sự cần thiết trong quá trình học tập.
Thứ sáu:Sinh viên thiếu năng lực, kỹ năng mềm: “có thể nói 90% sinh viên khi ra
trường đều thiếu kỹ năng mềm, bằng cấp là quan trong nhưng năng lực thật sự và kinh
nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định”Anh Trần Trọng Thành, chủ tịch HĐQT
công ty VINAPO nhấn mạnh điều này trong buổi trao đổi với sinh viên trong tại cuộc tọa
đàm “Tự tin nghề marketing”.

Yếu ở khâu đào tạo:
Do công tác tổ chức hướng nhiệp cho học sinh còn xem nhẹ nên SV không mấy
mặn mà với ngàng mình đang theo học chiếm một tỷ lệ khá lớn và điều hiển nhiên là
không thể phát huy được năng lưc của mình sau khi ra trường. Một nguyên nhân khác
không kém phần quan trọng dẫn đến tỷ lệ SV mới ra trường kiếm được công việc làm
thấp là do nhiều SV mới ra trường có tâm lý cần phải có kinh nghiệm làm việc nên còn

nhiều hạn chế trong việc thử sức mình , gây ra tâm lý thụ động an phận với công việc.
Trong khi đó vẫn còn nhìu cơ hội để SV mới ra trường thoải mái lựa chọn.

 Đánh giá quá cao năng lực của bản thân:
Một số sinh viên không phải do bản thân không tìm được việc làm mà nguyên
nhân chính do họ kỳ vọng quá cao vào công việc muốn làm ,không quan tâm đến công
4


việc họ cho là xứng tầm, mù quáng theo đuổi điều thiếu thực tế, yêu cầu công việc lý
tưởng như lương cao, đãi ngộ tốt,… . Họ sẽ gặp nhìu khó khăn và áp lực trong tình trạng
kinh tế khó khăn như hiện nay và diều tất yếu là nguy cơ thất nghiệp trước mắt.

 Xin việc một cách mơ hồ:
Không ít SV không hiểu vị trí công việc được giao cần làm gì. Họ chỉ tìm hiểu
qua Internet, sách báo,… nếu chỉ tìm hiểu qua mặt chữ thông thường rất có thể bạn sẽ bỏ
qua cơ hội tốt. Một lời khuyên cho ban” Hãy gọi điện đến cty bạn dự đinh nộp hồ sơ và
yêu cầu được tư vấn tỉ mỉ về vị trí công việc bạn muốn tìm”.

 Không muốn bắt đầu với công việc vặt :
SV tốt nghiệp khi mới bước chân vào cty rất khó để có thể có được ngay một vị
trí nhất định. Một số Cty còn quy định tất cả nhân viên đều cần đào tạo học việc 1 năm,
nhìu SV vì không tình nguyện chấp nhận đã làm mất đi 1 công việc tốt.

SV ra trường yếu kỹ năng:
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến 1 số lượng lớn SV ra trường bị các
doanh nghiệp chê là thiếu kỹ năng cơ bản. Báo cáo :“kết quả khảo sát việc làm của SV
năm 2009-2010” cho thấy lượng SV thất nghiệp, làm việc trái chuyên môn đào tạo, thiếu
ký năng xã hội về giao tiếp , ứng xử còn khá thấp. Nhìu SV tốt nghiệp loại khá , điểm Số
môn học nhiều nhưng khi tham gia phỏng vấn, xin việc thì tỏ ra lúng túng, thiếu cơ bản

vốn sống, kỹ năng giao tiếp. Nhiều trường hợp được nhân vào làm việc, nhưng một thời
gian nhắn phải tìm 1 môi trường khác vì khó thích ứng. Đã có doanh nghiệp từng tiết lộ,
họ phải đào tạo tới 90% SV tuyển mới theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp của họ. Lý do
bởi kiến thức nhà trường chỉ phục vụ chuyên môn, có khá nhiều môn học không liên
quan hoặc chưa ứng dụng được vào đời sống. Những môn học kiến thức cần thiết về vốn
sống xã hội thì không được dạy.
Bà Vũ Thu Hà, giám đốc Cty cổ phần ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời cho biết
trong quá trình tuyển dụng, bà đã từng gặp không ít SV có bằng tốt nghiệp những rất yếu
kém về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là thiếu hản về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt
là thiếu hẳn những kỹ năng thực hành để bắt tay ngay vào công việc. Nhiều SV còn chưa
xác định được mục tiêu nghề nhiệp của mình, còn mơ hồ với năng lực chính bản thân
cũng như không biết bản thân có phù hợp với nghề đã chọn hay không. ( dẫn chứng)

 Ngoài ra:
Cung vượt quá cầu: khủng hoảng kinh tế Thế Giới kéo theo khủng hoảng tài chính do
”bong bóng” BĐS vỡ làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng suy kiệt. Doanh nghiệp không đầu tư
sản xuất mà làm giàu bằng giá trị ảo lâm vào khủng hoảng, phá sản. Ngân Hàng tái cơ cấu, người
dân thắt chặt chi tiêu, hoàng loạt việc làm bị cắt giảm ảnh hưởng lớn đến tầng lớp lao động trẻ
chưa có kinh nghiệm.
Chất lượng giáo dục: có một thực tế đáng buồn là chất lượng giáo dục trong những năm
gần đây thấp đến mức báo động, “giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một
khoảng cách quá lớn”… Nhà trường giảng dạy theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa quá chú trọng lý
thiết, không trang bị cho sinh viên đủ các kiến thức thực sự cần thiết trong quá trình học tập.
Sinh viên thiếu năng lực, kỹ năng mềm: “có thể nói 90% sinh viên khi ra trường đều
thiếu kỹ năng mềm, bằng cấp là quan trong nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn
mới là yếu tố quyết định”Anh Trần Trọng Thành, chủ tịch HĐQT công ty VINAPO nhấn mạnh
điều này trong buổi trao đổi với sinh viên trong tại cuộc tọa đàm “Tự tin nghề marketing”.

Ra trường xin việc ở đâu?
Theo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân ra trường trong năm 2009-2010

trên 2948 SV tai ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Huế có khoảng 26,2% không tìm được

5


việc làm. Đa số cử nhân chưa có việc làm cho biết khó khăn lớn nhất khi đi xin việc làm là không
biết xin ở đâu, 1 lượng sv không đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng , thâm chí 18% SV không
tìm được việc làm vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào
tạo về cái gì?
Những SV may mắn có được việc làm thì có tới 70,8% không thỏa mãn với công việc
làm của mình và đang có ý thay đổi chỗ làm trong thời gian sắp tới. Điều mà các nhà hoạt định
chính sách nhân lực khá lo ngại là có tới 27% số sinh viên không tìm được việc làm cho biết
“không xin được việc vì ngành học của mình không phù hợp với thi trường. Nhiều cán bộ quản lý
giáo dục lâu năm cũng bày tỏ sự lo lắng khi SV theo học những ngành học xã hội và nghệ thuật ra
trường ngày càng khó xin việc dẫn đến sự súp giảm đáng kể số lượng thí sinh vao ngành này
khiến một số ngành học phải tuyển sinh viên cách nắm hoặc đóng cửa. Không chỉ vậy 1 số ngành
hiện tại đang rất cần cho chiến lược phát triển kinh tế trong các linh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, môi trường lại khó tuyển thí sinh. Sư mất cân đối đáng báo động trong đào tạo nhân
lực dẫn đến tình trạng trong nhiều ngành thừa nhân lực những cũng nhiều ngành nghề không
tuyển được người làm.

 Dẫn chứng:
Kinh tế có nhìu biến động, không ít SV tại TP. HCM ra trường đang tìm việc làm hoặc
làm việc trái nghành nghề de638 chờ thời. Sáu năm về trước, ngành tài chính ngân hàng được
giới trẻ xem là ngành “ hot”, điểm đầu vào các trường ĐH trên dưới 20 điểm và các bạn trẻ đinh
đinh rằng ra trường sẽ có việc làm ổn định, thì nay lại vất vả, trầy trật xin việc.
Không chỉ có Sv ngành KT thất nghiệp mà nhìu SV ở các lĩnh vực khác cũng cùng chung
số phận. Theo khảo sát của bộ lao động- thương binh và Xh trong 3 năm 2009-2012 cả nước có
gần 400 nghìn SV tốt nghiệp trình độ CĐ và 500 nghìn SV tốt nghiệp trình độ ĐH các hệ đào tạo,
trong đó đào tạo chính quy chiếm khoảng 65%. Tính đến tháng 10/2012 trong số 985 nghìn người

thất nghiệp, có 55,4 nghìn người trình độ CĐ ( chiếm 5.6%) và 11,1 nghìn người trình độ ĐH trở
lên ( chiếm 11,3 %).
Đầu đường Xây dựng bơm xe.
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thày.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui.
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn...
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai.
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.

6


Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.

Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Chưa kịp mừng vui vì dứt được gánh nặng học hành, bước vào vòng xoay cơm áo gạo
tiền, nhiều cựu sinh viên lại phải đối mặt với nỗi lo mới : thất nghiệp…”
Những năm gần đây các trường ĐH, CĐ trong cả nước mọc lên như nấm. Do không có
một cơ quan nhà nước nào quy định việc tuyển sinh, nên tình trạng tuyển sinh ồ ạt - vô tội vạ diễn
ra ở hầu hết các trường. Số lượng sinh viên tăng một cách chóng mặt, dẫn đến một loạt các vấn đề
bất cập như: cơ sở vật chất, số lượng giảng viên không đủ đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, chất
lượng giáo dục càng thấp… Kéo theo một hệ lụy đáng buồn là tình trạng sinh viên thất nghiệp sau
khi tốt nghiệp ngày càng đông.
“Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên
thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG
TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa
tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra
thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo.
Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải
pháp an toàn là... tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử
nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị
trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%.”

Thực Trạng:
Tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là vấn đề nan giải trong
nhiều năm nay. Theo thống kê, trong 3 năm, từ năm 2009 đến 2012, có gần 400 nghìn

sinh viên CĐ và khoảng 500 nghìn sinh viên ĐH tốt nghiệp các hệ đào tạo, trong đó đào
tạo chính quy chiếm khoảng 65%. Tính đến cuối năm 2012, trong tổng số 984 nghìn
người thất nghiệp có 55,4 nghìn người trình độ CĐ (5,6%) và 111,1 nghìn người có trình
độ ĐH trở lên (11,3%). Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho
rằng, nguyên nhân quan trọng là các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đào tạo chưa quan hệ
chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký
tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên, họ
lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động…
Để giải quyết một phần lỗ hổng về thông tin giữa các bên, từ năm 2009, Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp và
đưa thông tin này lên website của nhà trường trong nội dung "3 công khai" (công khai
cam kết chất lượng đào tạo, nguồn lực phục vụ đào tạo, thu chi tài chính). Một số trường
đã thực hiện quy định này, cho kết quả ở các mức độ khác nhau. Trường ĐH Công
nghiệp Hà Nội cho biết, có khoảng 25% sinh viên của trường có việc ngay sau khi tốt
nghiệp, con số này sau 6 tháng tăng thành 80%. Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội
đưa ra con số chung chung là trên 90% sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Trường
7


ĐH Luật TP Hồ Chí Minh đưa ra tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp lên tới
94,4%. Trong số sinh viên có việc làm, tỷ lệ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là
85,2%, số sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi tốt
nghiệp chiếm 14,2%.
Tuy nhiên, bên cạnh những con số chi tiết, thông tin nhiều khi chỉ mang tính hình
thức, kiểu như "phần lớn sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp".
Trong khi đó, tại nhiều nền giáo dục ĐH, đây là tiêu chí quan trọng. Ở nhiều nước, bảng
xếp hạng ĐH lấy căn cứ từ tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm với các thông tin về
công việc, mức lương, công ty... Số liệu được cập nhật định kỳ sau mỗi niên học hoặc
hằng năm.
Kết quả đạt được là quan trọng, song chưa vững chắc và chưa đạt được yêu cầu
như mong muốn. Vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có việc làm mà trong đó có

nguyên nhân là do các em chưa đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra, nhất là về ngoại ngữ, tin
học; mặt khác khả năng tự tạo việc làm, sự năng động, thích ứng của sinh viên với yêu
cầu của nhà tuyển dụng cũng còn hạn chế, tất nhiên không loại trừ yếu tố khách quan
do nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều.

 Hậu quả:
Thực tế không ít sinh viên phải chấp nhận làm các công việc không liên quan gì
đến ngành mình học, một số khác lại chấp nhận làm các công viêc phổ thông vì không
xin được việc làm. Theo chân Bích Vân(*) trong một buổi “chạy chợ” cho một nhãn hàng
mì gói, chúng tôi mới cảm nhận hết sự nhọc nhằn hằn trên khuôn mặt đen sạm vì nắng
của cô. Nước mắt chực trào, Vân tâm sự “ hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu thôi
anh . Em tốt nghiệp loại giỏi trường CĐ Du Lịch SG, chạy vạy xin việc khắp nơi nhưng
tất cả đều từ chối, xin vào làm quản lý cho nhà hàng thì họ nhận vào làm bồi bàn, công
sức bao năm học…sao mà làm được hả anh? ” tạm biệt Vân ra về chúng tôi cứ ám ảnh
mãi câu hỏi của em…
Tương tự là trường hợp của Dũng(*) : tốt nghiệp ngành xây dựng của một trường
đại học có tiếng nhưng Dũng phải ngậm ngùi “thực tập không lương” lấy kinh nghiệm vì
BĐS đóng băng, công ty nợ ngập đầu không còn khả năng trả lương cho nhân viên. Dũng
đang tính chuyện nghỉ việc vì không cầm cự được bao lâu nữa.
Bi đát hơn là Hiền(*) cô sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Trung, những
tưởng sau khi tốt nghiệp ĐH Ngân Hàng sẽ tìm được một công việc như ý nhưng mãi vẫn
chưa xin được việc, hơn năm nay Hiền học thêm nghề làm tóc để trang trải cuộc sống qua
ngày và phần nào phụ giúp gia đình… “em còn khoản nợ vay ngân hàng trong 4 năm ĐH
không biết khi nào mới trả xong” Hiền bộc bạch.
Biện

pháp:

Trước hết, cần quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng mà đầu
tiên là ở chất lượng đầu vào. Giáo dục đại học cần hướng tới năng lực và kĩ năng mà

sinh viên thu nạp được sau bốn năm học. Cần phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn
nhân lực và nhu cầu của xã hội. Phải xác định rõ các doanh nghiêp, nhà tuyển dụng cần
gì, để hướng tới mục tiêu đào tạo. Việc đào tạo đại học, cao đẳng cần mang tính ứng
dụng thực tế, tránh tình trạng sinh viên sau khi ra trường vẫn chỉ có một lượng kiến thức
lý thuyết mà chưa biết áp dụng như thế nào? Để làm được điều đó, theo tôi, nên tạo điều
kiện cho sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tiễn của các doanh nghiệp,

8


tổ chức nhiều hơn. Phải có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường nên
dựa vào nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp để đề ra chỉ tiêu tuyển
sinh.
Thứ hai, đối với người lao động, trước tiên phải có định hướng việc làm tương lai
ngay trong thời gian học tập, để tìm cách tiệm cận với thực tế công việc đó, trau dồi cho
bản thân những kĩ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Một trong những giải pháp đó là vấn
đề làm thêm, thực tập, sinh viên làm quen dần với công việc tương lai, để biết bản thân
thiếu, yếu những khía cạnh nào để tự khắc phục
Thứ ba, cần có sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và các cơ quan có thẩm
quyền về vấn đề việc làm- một vấn đề nổi cộm hiện nay.

Cân đối lại nguồn nhân lực:
Tình hình kinh tế đất nước trong năm qua gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vấn
đề tìm kiếm việc làm của sinh viên. Hiện nay, cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên, số
lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm với con số không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, với đặc thù của khối ngành Kiến trúc quy hoạch đô thị, các đơn vị
tuyển dụng thường yêu cầu sinh viên có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm. Trong khi đối
tượng sinh viên mới ra trường chưa thể có kinh nghiệm ngay. Điều này dẫn đến việc ứ
đọng nguồn nhân lực mới. Nhiều bạn nản chí, thậm chí mất niềm tin đối với ngành nghề
được đào tạo.

Vì vậy, tôi mong muốn Hội Sinh viên có những đề xuất cân đối lại nguồn nhân
lực của đất nước, thu hẹp lại những ngành đào tạo ồ ạt và mở rộng thêm những khối
ngành đất nước đang cần từ đó đáp ứng được nhu cầu việc làm của sinh viên sau khi ra
trường, hạn chế tình trạng nhân lực dư thừa, chảy máu chất xám.

Sinh viên làm trái ngành phổ biến:
Hội Sinh viên trường CĐ Sư phạm Yên Bái trong thời qua đã có nhiều việc làm
thiết thực trong việc định hướng việc làm cho sinh viên. Nhiều hoạt động ngoại khóa, hội
thi nghiệp vụ sư phạm, giao lưu văn hóa-văn nghệ với các trường trên địa bàn được tổ
chức thường niên. Tuy nhiên, các chương trình mới chỉ dừng lại ở việc tạo phong trào
tạm thời mà chưa có ảnh hưởng, tác động lâu dài.
Chương trình đào tạo cho sinh viên khối Tiểu học khá nặng. Sinh viên học cả
ngày, kín hết tuần, nên không có nhiều thời gian để giao lưu, trao đổi với đoàn nhóm. Các
bạn thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm… Trong khi khối ngành sư
phạm, đặc biệt là sư phạm Tiểu học chỉ tiêu hàng năm tại địa phương rất ít, thậm chí
không có. Nên tình trạng sinh viên làm việc trái với ngành đào tạo trở nên phổ biến, thậm
chí nhiều bạn ra trường không xin được việc làm trong thời gian dài.
Qua Đại hội lần này, tôi đề xuất Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cần hỗ trợ
sâu hơn, sát hơn tới các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tỉnh Yên Bái giúp sinh viên có
định hướng tốt, sau này có cơ hội phát triển, tương lai sáng hơn. Các đợt sát hạch, tuyển
chọn giáo viên được tổ chức khách quan, đúng với năng lực giáo viên từ đó chọn được
những người tài giỏi thực sự, đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển hơn.

9


Cơ sở Hội cần quan tâm hơn nữa tới sinh viên:
Sinh viên chuyên ngành Tin học có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn so với
các bạn sinh viên chuyên ngành Sư phạm. Sinh viên Tin học có thể làm việc tại các
doanh nghiệp tư nhân, hoặc các công ty về công nghệ thông tin. Nếu muốn đi theo con

đường giảng dạy, trong khi với năng lực của bản thân thì những sinh viên như chúng tôi
sẽ phải lên vùng sâu, vùng xa thì mới tìm được việc. Vì chỉ tiêu giáo viên hàng năm tại
địa phương rất ít.
Nhiều bạn sinh viên lựa chọn ngành học theo mong muốn của bố mẹ hoặc đi theo
bạn bè chứ chưa hề xác định đúng đắn sở thích, năng lực của mình. Điều này dẫn đến các
bạn sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc không tìm thấy nghề phù hợp với
ngành được đào tạo.
Tôi mong muốn Hội Sinh viên, nhà trường quan tâm hơn nữa tới đời sống, tâm tư,
nguyện vọng của sinh viên. Hoạt động tại cơ sở Hội ngày càng đến gần hơn với sinh viên,
là người bạn thân thiết, tin cậy của sinh viên; định hướng sâu rộng hơn về việc làm cho
sinh viên sau tốt nghiệp.
Giải thích về sự thiếu hụt thông tin, lãnh đạo các trường đều cho rằng việc tổ chức
thu thập thông tin rất khó thực hiện. Phần lớn các trường yêu cầu sinh viên để lại địa chỉ,
số điện thoại, địa chỉ email khi nhận bằng tốt nghiệp để duy trì liên lạc. Tuy nhiên, mối
liên hệ giữa hai bên vẫn rất lỏng lẻo. Đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết,
cho tới nay, việc này được giao về cho từng khoa. Các khoa có trách nhiệm thống kê
thông tin về sinh viên sau khi ra trường và nhà trường vẫn nhận được báo cáo hằng năm
từ các khoa. Vị này cũng thừa nhận, rất khó tránh tình trạng nhiều khoa chỉ "làm cho có"
vì nói chung quan hệ giữa nhà trường với sinh viên phần lớn phụ thuộc vào một vài sinh
viên hạt nhân - chủ yếu là cán bộ lớp trước đây. Chưa kể là với sinh viên mới ra trường,
địa chỉ và số điện thoại thường không ổn định, thông tin thu thập được thường có độ tin
cậy không cao.
Một trong số ít các trường đã thực hiện khá kỹ công tác nói trên là Trường ĐH Sư
phạm Hà Nội. Giám đốc Trung tâm Khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục của trường,
ông Nguyễn Công Khanh cho biết, nhà trường thực hiện khảo sát từ năm 2008, bao gồm
thống kê, nghiên cứu tình hình việc làm với các thông tin về chỗ làm, mức lương, thời
gian tìm việc sau khi ra trường... Việc khảo sát được tiến hành hai đợt, trước khi sinh
viên tốt nghiệp một tháng và sau đó một hoặc hai năm. Năm 2012, trường phát ra 1.692
mẫu nghiên cứu và có 14,9% số được hỏi đã không trả lời. Nhìn chung, kết quả sau vài
năm cho thấy, mỗi năm trường có từ 1.500 đến 2.000 sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ có

khoảng 35% sinh viên phản hồi thông tin.
Những yếu tố nói trên dẫn đến thực tế là số liệu khảo sát của các trường thường khả quan
hơn rất nhiều so với tình hình thực tiễn hoặc so với số liệu thống kê tình trạng việc làm
do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành. Điều này là do thống kê từ các trường khó
bao quát được toàn bộ số sinh viên tốt nghiệp, trong khi đó, số sinh viên chưa tìm được
việc tham gia khảo sát thấp hơn nhiều so với số sinh viên đã có việc. Bên cạnh đó, dường
như việc thống kê số sinh viên có việc làm đồng nghĩa với việc chỉ ra số sinh viên thất
nghiệp, nên phần lớn các trường tỏ ra ngại đi vào cụ thể. Hơn nữa, thống kê là việc không
đơn giản, đòi hòi nguồn nhân lực và tài chính nhất định. Theo ông Nguyễn Công Khanh,

10


tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, việc khảo sát, thống kê, công bố thông tin cần chi phí
lớn, mỗi năm tới 100 triệu đồng.
Để có giải pháp trước tình trạng thất nghiệp nói chung và công tác thống kê tình
hình việc làm nói riêng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể giải quyết việc
làm cho sinh viên ĐH, CĐ tốt nghiệp mà chưa có việc làm. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
cũng đã đưa ra 6 giải pháp, trong đó nhấn mạnh tới việc ban hành quy định về công tác
hướng nghiệp và tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục, tổ chức điều tra về việc làm,
dự báo nhu cầu nhân lực. Đến nay, đã có 150 trường ĐH, CĐ thành lập trung tâm tư vấn
việc làm. Về cơ bản, việc thống kê không đơn thuần là cung cấp số liệu, mà còn liên quan
đến nhiều khâu khác nhằm thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, bởi vậy, cần
có giải pháp thực hiện nghiêm túc trong thời gian tới.
Kết quả đạt được là quan trọng, song chưa vững chắc và chưa đạt được yêu
cầu như mong muốn. Vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có việc làm mà trong đó có
nguyên nhân là do các em chưa đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra, nhất là về ngoại ngữ, tin
học; mặt khác khả năng tự tạo việc làm, sự năng động, thích ứng của sinh viên với yêu
cầu của nhà tuyển dụng cũng còn hạn chế, tất nhiên không loại trừ yếu tố khách quan
do nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều.

Để khắc phục được những hạn chế đó, nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra
trường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo đạt 80% trở lên như mục tiêu của nhà
trường đề ra đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của nhà trường và bản thân các em sinh viên
đang học tại trường.
Trước hết, đối với sinh viên cần nâng cao nhận thức về việc học tập, rèn luyện,
từ đó xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Thông điệp về giáo dục của
UNESCO trong thế kỷ 21 đã nêu rõ:”Học để biết, học để làm, học để làm người và
học để chung sống”. Qua quá trình học tập, sinh viên không chỉ tích lũy về kiến thức
mà cần rèn luyện kỹ năng thực hành, đạo đức phẩm chất, năng động, sáng tạo, biết
lắng nghe, chia sẻ, hợp tác và làm việc có hiệu quả.
Một yêu cầu không thể thiếu của quá trình đào tạo đó là hình thành nhân cách
và những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Thái độ tôn trọng thầy, cô giáo, nghiêm túc
trong học tập, trung thực trong thi cử, năng động trong việc tham gia các hoạt động
của nhà trường, ham thích tìm tòi, nghiên cứu khoa học, có phương pháp học tập khoa
học, hiệu quả...đó là những yếu tố ban đầu hết sức quan trọng để các em trở thành
người lao động giỏi, người cán bộ tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, trung
thực, năng động, sáng tạo, tôn trọng luật pháp, có trách nhiệm đối với xã hội sau này.
Hơn lúc nào hết trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của hội nhập
quốc tế, kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (chủ yếu
là tiếng Anh) là hết sức cần thiết. Đây là một công cụ quan trọng, thiết yếu để sinh
viên tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
Đối với nhà trường, cùng với việc kiên định mục tiêu nâng cao chất lượng đào
tạo bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp (Đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật, cải tiến công tác quản lý...), trong định hướng chiến lược phát triển trong thời
gian tới, cần mở thêm các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
cho địa phương và nhu cầu xã hội. Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan,
doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động,

11



bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, phối hợp trong công
tác thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Cách kỹ năng mềm:
Thứ nhất: Khả năng thích nghi nhanh Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy
bạn cần linh hoạt trong làm việc. Có thể bạn biết cách để viết các biên bản và thông báo
theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh
trong công việc. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu
cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn.
Thứ hai: Nhún nhường và nhẫn nại Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức
lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị thăng tiến quá sớm mà không chứng tỏ được
năng lực của mình thì cuối cùng cái bạn có chỉ là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Lãnh
đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn
là những người lúc nào cũng “ngồi chờ sung rụng”.
Nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu của
họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là tấm gương
phấn đấu cho chính bạn.
Thứ ba: Cập nhật thông tin Trong trường học, các Giảng viên có thể chưa nhấn
mạnh về tầm quan trọng của việc đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một
“tân binh” có thể nắm bắt thông tin thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc
của mình. Bạn có thể email cho sếp những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của
công ty, hay thậm chí là tóm tắt khi bài báo quá dài.
Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham
khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc.
Thứ tư: Tự quản thời gian Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ
của mình trong công ty là gật đầu, tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được
giao. Nhưng nếu làm như thế, bạn có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng
công việc chính, hoặc phải “rướn” hết mình chịu trận.
Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình.

Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp cần
gấp và bạn nên thực hiện trước. “Hãy hỏi bản thân xem những việc bạn làm quan trọng
thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn của
mình hay không?”
Thứ năm: Nói trước công chúng Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn
sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra
trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm

12


tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện
giao lưu, hội họp…
Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực
hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp
và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe
và diễn đạt thành lời.
Thứ sáu: Kỹ năng xử trí xung đột Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc
“nảy lửa” không phải là hiếm ở công sở và những ai thiếu kỹ năng xử trí vấn đề hiệu quả
sẽ hẳn nhiên gặp khó khăn.Vấn đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là
cảm xúc cá nhân. Cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù
bạn hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Nếu bạn mở lòng với người khác
thay vì vội vàng “tát nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và lắng nghe
bạn.
Thứ bảy: Kỹ năng truyền đạt thông tin Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên
của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi
ngữ pháp hay chính tả nào trong câu.
Thứ tám: Kỹ năng về máy móc công nghệ Có những công việc đòi hỏi khả
năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy
nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin

thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản.
Thứ chín: Khả năng lãnh đạo Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc
thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng
lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty.
Thứ mười: Khả năng làm việc nhóm Những nhà tuyển dụng muốn tìm những
nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi
nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp
đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc
nhiệm vụ của họ.
Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm
kinh nghiệm làm việc nhóm.
Thứ mười một: Khả năng làm việc độc lập Nhà tuyển dụng cũng mong chờ
nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết. Tuy trái ngược với khả
năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển.

13


Kỹ năng mềm là một khái niệm được nhiều người đề cập đến, vai trò của kỹ
năng mềm đối với sự thành công của người lao động đã được đánh giá cao

Kết Luận:
Lãng phí nguồn tri thức trẻ đang là mối lo của toàn xã hội, Đảng và nhà nước đã
và đang đề ra nhiều giải pháp góp phần làm giảm tình trang thất nghiệp như: “cứu” doanh
nghiệp - tạo thêm nhiều việc làm, cải cách giáo dục. Song các bạn sinh viên đang ngồi
trên ghế nhà trường hãy tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết tạo nền tảng
vững chắc cho tương lai . Hãy bắt đầu ước mơ của mình từ những bật thang thấp nhất.
Thành công chỉ đến với những ai có đủ kiên nhẫn và tài trí chinh phục nó.
Với sự nỗ lực của cả nhà trường và bản thân các sinh viên, chắc chắn sẽ tạo được
niềm tin của nhà tuyển dụng và ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc

làm như mong muốn.
Tóm lại, tạo công ăn việc làm cho người lao động nói chung và sinh viên sau tốt
nghiệp nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, điều đó không
thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đây là vấn đề xuyên suốt của xã hội từ thời kì
này qua thời kì khác, cần được Nhà nước quan tâm giải quyết.

The End

14



×