Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương một số GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BUÔN bán lấn CHIẾM LÒNG lề ĐƯỜNG ở THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.54 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG

NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
LỚP : 12CD-M

Đề cương
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN LẤN
CHIẾM LÒNG LỀ ĐƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tân Bình , tháng 4 năm 2014


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG

NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
Mã số sinh viên :12CD2040025

ĐỀ CƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN LẤN CHIẾM
LÒNG LỀ ĐƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học phần : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TH.S NGUYỄN VĂN DŨNG

Tân bình , tháng 4 năm 2014


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập ,nghiên cứu và hoàn thành đề cương , tác giả đã nhận được
sự động viên , giúp đỡ tận tình,tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo ,quý
thầy cô giáo ,bạn trong khoa và gia đình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả quý giảng viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý
Tự Trọng đã tạo điều kiện tổ chức , giúp đỡ , giảng dạy , hướng dẫn nghiên cứu
khoa học trong quá trình học tập học phần nghiên cứu khoa học của chúng tôi.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ long biết ơn tới TH.S NGUYỄN VĂN DŨNG người
hướng dẫn khoa học ,đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức , phương pháp nghiên cứu ,
năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tác giả hoàn thành đề cương.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè và người than , gia đình đã động viên ,hỗ trợ chúng
tôi trong quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng , nhưng đề cương sẽ không tránh khỏi những thiếu sót ,tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn trong
khoa.
Xin chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh , tháng 4 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO


Nhận xét của Thầy ,Cô hướng dẫn Khoa học



MỞ ĐẦU
1.lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua , tình trạng buôn bán lấn chiếm long lề đường ở nước ta ngày
càng phức tạp và khó gải quyết ,đây là vấn đề nhức nhố của cả các cơ quan nhà
nước và người dân.

Từ lâu, nạn lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, kinh doanh hoặc làm nơi đậu xe,
bãi giữ xe... đã trở thành thói quen của một bộ phận không nhỏ dân cư các đô thị ở
Việt Nam, trong đó TPHCM được coi là một trong những địa phương có nạn lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường nghiêm trọng nhất. Hầu như tuyến đường nào trên địa bàn
thành phố cũng xuất hiện nạn lấn chiếm lòng lề đường. Khi lòng lề đường bị chiếm
dụng, người đi bộ phải “lội” xuống lòng đường để đi và phần đường dành cho các
phương tiện tham gia giao thông bị thu hẹp. Từ đó, nhiều vụ ùn tắc và tai nạn giao
thông đã xảy ra. Lý giải về sức “hấp dẫn” của việc chiếm dụng lòng lề đường, nhiều
người cho rằng: “Mua bán, kinh doanh ở vỉa hè, lòng đường rất thuận tiện trong
việc mời chào và bán hàng. Hàng được trưng bày ở vỉa hè dễ bắt mắt, người đi
đường có thể tấp vào lề đường dựng xe mua mà không phải mất công đi đến các
chợ, gửi xe, tìm hàng để mua... Hơn nữa, việc bán buôn ở vỉa hè không phải nộp
thuế cho Nhà nước nên ai cũng tranh thủ chiếm dụng để kinh doanh”. Vì thế từ sáng
sớm đến tận khuya, các vỉa hè, lòng đường ở TPHCM bị chiếm dụng “vô tư”. Thậm
chí, một số người chiếm luôn cả một phần lòng đường để kinh doanh hoặc dùng làm
nơi để xe. Ở một số khu vực, chính quyền địa phương còn cấp giấy phép giữ xe cho
các đối tượng lấn chiếm vỉa hè, tạo “cơ sở pháp lý” để họ thoải mái kinh doanh. Có
thể nói, có bao nhiêu căn nhà nằm ở mặt tiền đường là có bấy nhiêu điểm lấn chiếm,
có người sử dụng mặt bằng để kinh doanh, có người cho thuê để người khác khai
thác, sử dụng... và với kiểu kinh doanh tùy tiện như thế, trông đường phố thật nhếch
nhác. Thực trạng đó tồn tại từ lâu ở TPHCM và làm mất mỹ quan đô thị.
Hậu quả của việc lấn chiếm lòng lề đường thì ai cũng thấy. Đã có rất nhiều vụ ùn
tắc, va quẹt xe cộ và nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra, gây hậu quả khôn lường.
Chỉ tính riêng nạn ùn tắc giao thông, theo ước tính, mỗi năm nền kinh tế TPHCM
đã thiệt hại hơn 14.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể những thiệt hại vô hình, như: làm
mất trật tự đô thị, làm xấu đi hình ảnh của thành phố trong lòng du khách khi đến
thăm TPHCM...
Có thể nói, nạn lấn chiếm lòng lề đường xảy ra tràn lan nhưng việc xử lý cũng rất
khó khăn. Đối với người vi phạm, ai cũng biết đó là hành vi bị cấm, nếu vi phạm sẽ
bị xử lý nhưng vì mưu sinh người dân cứ chiếm dụng để mua bán. Thấy người này



“làm” được, thì người kia cũng đua nhau lấn chiếm vì thế đường phố ở TPHCM
trông như một cái chợ. Khi có lực lượng công an hoặc Tổ trật tự đô thị của phường
tuần tra thì người dân dọn dẹp vào trong nhà, nhưng khi không còn bóng dáng của
các lực lượng chức năng thì hàng hóa lại được bày ra vỉa hè để bán buôn.
Trong khi đó việc buôn bán lấn chiếm long lề đường làm gia tang tình trang ô
nhiễm môi trường ở những nơi công cộng , làm gia tang tình trạng ùm tắt giao
thông ở những nơi tập trung xe cộ ,đông người như trường học ,các công ty ,xí
nghiệp.
Việc buôn bán tràn lan như vậy còn làm hại đến sức khỏa của người dân vì những
món hàng được bán rong không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
Cho nên , chính vì những lý do đó, nên tôi quyế định chọn đề tài :”Một số giải pháp
khắc phục tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề ở Thành phố Hồ Chí Minh “để
nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường ở
Thành phố Hồ Chí Minh
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khắc phục tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường ở Thành phố Hồ Chí Minh .
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp khắc phục tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
4.Các khái niệm
Giải pháp : là đưa ra một số cách khắc phục để không xảy ra tình trạng như thế nữa.
Khắc phục : là hành động để loại bỏ những việc không phù hợp đã được phát hiện.
Buôn bán :là hình thức bán một khối lượng hàng hóa với một mức giá gốc hoặc giá
đã có chiết khấu ở mức cao nhằm tiêu thụ được nhanh ,nhiều hay có đảm bảo cho
khối lượng hàng hóa đó.

Lấn chiếm lòng lề đường :


5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có tính khoa học , khả thi và phù hợp với thực tiễn
ở Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ góp phần cho việc khắc phục tình trạng buôn bán
lấn chiếm lòng lề đường ở Thành phố Hồ Chí Minh .
6.Nhiệm vụ
6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề khắc phục tình trạng buôn bán lấn
chiếm lòng lề đường ở Thành phố Hồ Chí Minh.
6.2 Đánh giá thực trạng quản lí tình trạng buôn bán ở Thành phố Hồ Chí Minh .
6.3 Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề
đường ở Thành phố Hồ Chí Minh .
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình trạng buôn bán ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm gần đây và đưa ra các giải pháp khắc phục trong những năm tiếp theo .
Phạm vi nghiên cứu là những người buôn bán hàng hóa và các con đường ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
8.Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
8.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu ,đọc một số tài liệu về : vấn đề buôn bán lấn chiếm lòng lề đường qua
thông tin từ báo chí ,tin tức ,thời sự,..Từ đó ,tôi khái quát ,phân tích ,tổng hợp tài
liệu , hệ thống những kiến thức lien quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho
đề tài.
8.2 NHóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra , phỏng vấn ,trao đổi lấy ý kiến chuyên gia , tổng kết kinh nghiệm nhằm
thu thập thông tin về tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường ở Thành phố Hồ
Chí Minh để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài .Ngoài ra phương pháp này còn
giúp chúng tôi phân tích , đánh giá để đề xuất phương thức kết hợp và xây dựng các

giải pháp thực hiện , thăm dò về tính khả thi . hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất.


8.3 Phương pháp thông kê toán học
Thu thập số liệu , tư liệu ,phân tích ,xử lý và đưa ra kết quả nghiên cứu.
9. Kết luận
10.Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Viết Vượng ,phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội
2.Giáo trình nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng
thành phố Hồ Chí Minh
3. Luật khoa học công nghệ - số 51 /200/QH10
4. Luật sở hữu trí tuệ - số 51/2001/QH10



×