Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

sự phát tiển của nộ máy nhà nước trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.27 KB, 6 trang )

MỤC LỤC

A.

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử xã hội loài người có bốn hình thái kinh tế - xã hội, ứng với mỗi hình
thái kinh tế - xã hội là một kiểu nhà nước; đó là: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến,
nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa; với mỗi kiểu nhà nước đều có một bộ máy
nhà nước tương ứng. Kể từ khi ra đời đến nay, bộ máy nhà nước luôn được hoàn thiện,
phát triển để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của việc quản lí đời sống xã hội đang ngày càng
phức tạp, quan trọng hơn, văn minh hơn. Bộ máy nhà nước hình thành từ sơ khai đến
hoàn thiện, từ ít nhân viên đến nhiều nhân viên, từ ít cơ quan đến nhiều cơ quan, các
nguyên tắc tổ chức và họat động ngày càng hoàn thiện, khoa học, dân chủ và hiệu quả.
Để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề bài: “Sự phát triển của
bộ máy nhà nước trong lịch sử” cho bài tập nhóm lần này.
B.
I.
1.

NỘI DUNG

Những vấn đề lí luận chung
Cơ quan nhà nước

Định nghĩa về cơ quan nhà nước: “Cơ quan nhà nước là một người hoặc một nhóm
người được tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật, nhân danh nhà nước và thực
hiện quyền lực nhà nước.”

1



2.
a)

Bộ máy nhà nước
Định nghĩa

Trong sách báo khoa học pháp lý, giáo trình cũng như trong các tài liệu tham khảo
khác có nhiều quan điểm về bộ máy nhà nước. Một trong số định nghĩa đó là: “Bộ máy
nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức
theo những nguyên tắc chung thống nhất với trình tự, thủ tục luật định, tạo thành một cơ
chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.”
b)

Đặc điểm

Bộ máy nhà nước dù ở kiểu nhà nước nào cũng có những đặc điểm cơ bản như sau:
Bộ máy nhà nước là hệ thống đồng bộ được hợp thành bởi cơ quan nhà nước và
chỉ cơ quan nhà nước mà thôi
- Tùy từng nhà nước cụ thể mà có những nguyên tắc của tổ chức bộ máy nhà nước
riêng
- Bộ máy nhà nước bị chi phối bởi nhiều yếu tố: bản chất nhà nước, điều kiện kinh
tế - xã hội, truyền thống dân tộc, chức năng nhà nước (chi phối nhiều nhất),…
II.
Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử
-

Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử thể hiện ở môt số tiêu chí sau:
1.


Con đường hình thành

Con đường hình thành là cách thức để thành lập ra các cơ quan nhà nước trong bộ
máy nhà nước. Trong lịch sử phát triển kiểu nhà nước, bầu cử là con đường mà loài
người hướng tới để thành lập ra bộ máy nhà nước.
Ở bộ máy nhà nước chủ nô, ngôi vua được truyền từ cha xuống con tức là dựa vào
huyết thống, còn các cơ quan còn lại được thành lập theo ý chí, hoặc theo mong muốn
của nhà vua. Các cơ quan được bầu ra vô cùng ít. Vì vậy nó mang tính chủ quan, thiếu
dân chủ.
Đến bộ máy nhà nước phong kiến, các cơ quan nhà nước bầu rất ít, hầu như không
có. Vua được truyền từ đời cha đến con, theo nguyên tắc thế tộc. Ngoài ra xuất hiện một
số con đường để tuyển dụng quan lại như: tiến cử, khoa cử, bổ nhiệm,… Đây cũng chính
là điểm tiến bộ của bộ máy nhà nước phong kiến so với bộ máy nhà nước chủ nô.
Sang bộ máy nhà nước tư sản, con đường, cách thức để lập ra bộ máy nhà nước tư
sản là bầu cử, bổ nhiệm, kế tập,… nhưng bầu cử là con đường chủ đạo để hình thành các
cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước tư sản. Cách thức hình thành ra các cơ quan
2


được qui định cụ thể trong pháp luật. Việc lập ra các cơ quan nhà nước quy củ, minh
bạch hơn rất nhiều so với các bộ máy nhà nước trước đó và lần đầu tiên nhân dân có
quyền tham gia bầu cử để hình thành cơ quan nhà nước.
Ở bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, con đường thừa kế hoàn toàn bị loại bỏ.
Con đường hình thành chủ yếu là bầu cử. Ở nhà nước này, khả năng tham gia của người
dân vào nhà nước được đảm bảo tối đa nên bộ máy nhà nước XHCN thực sự là nhà nước
của dân, do dân, vì dân.
Như vậy, qua các bộ máy nhà nước thì con đường hình thành bộ máy nhà nước có
xu hướng chủ yếu là bằng con đường bầu cử. Bằng con đường này tính xã hội của nhà
nước được mở rộng, thể hiện sự dân chủ và tiến bộ hơn hẳn của bộ máy nhà nước tư sản
so với phong kiến và chủ nô.

2.

Số lượng các cơ quan

Ở bộ máy nhà nước chủ nố, số lượng các cơ quan ít, mang tính xã hội cũ nặng về
cơ quan về quân đội, tòa án, nhà tù. Do các cơ quan ôm đồm, một cơ quan thực hiện
nhiều công việc lớn của nhà nước như xây dưng, thực hiện pháp luật, xây dựng quân đội,
các cơ quan pháp chế,… nên rất ít cơ quan.
Đến bộ máy nhà nước phong kiến, số lượng cơ quan bắt đầu nhiều hơn nhà nước
chủ nô, chủ yếu tổ chức cấp trung ương, tuy nhiên vẫn nặng về cơ quan mang tính cưỡng
chế. Về sau, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động một cách chặt chẽ, quy củ,
hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên các cơ quan này vẫn nặng về cơ
quan cưỡng chế mang tính bạo lực.
Ở bộ máy nhà nước tư sản, số lượng các cơ quan nhiều hơn, có kết cấu phức tạp và
mức độ chuyên môn hóa cao. Cơ cấu bộ máy khá phức tạp với nhiều loại cơ quan nhà
nước khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau. Bộ máy nhà nước tư sản ngày càng
quản lí nhiều các lĩnh vực đời sống xã hội nên số lượng cơ quan tăng lên. Càng về sau thì
số lượng cơ quan càng tăng.
Bộ máy nhà nước XHCN, được hình thành từ các cơ quan, tổ chức nhà nước đông
đảo về số lượng, đa dạng về tổ chức cơ cấu, trải khắp từ trung ương đến địa phương và
cơ sở, mang tính hoàn thiện cao hơn. Mỗi cơ quan có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
riêng nhưng chúng hợp thành một hệ thống thống nhất phức tạp, cùng thực hiện nhiệm
vụ chức năng của nhà nước nhằm đạt được mục đích thống nhất đặt ra trước nhà nước.

3


Có thể thấy rằng, sự tăng lên của các cơ quan nhà nước sẽ giúp bộ máy nhà nước
hoạt động đạt hiệu quả hơn, quản lí chặt chẽ được nhiều mặt của đời sống xã hội và tính
chuyên môn hóa ngày càng tăng.

3.

Tính chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa là một chuyên môn về một việc, một lĩnh vực nhất định nào đó
nhằm nâng cao năng suất lao động. Qua lịch sử phát triển bộ máy nhà nước ta có thể
thấy, sự chuyên môn hóa các cơ quan trong bộ máy nhà nước có xu hướng ngày càng
tăng lên từ thấp đến cao.
Ở nhà nước chủ nô, nhìn chung bộ máy hầu như không có tính chuyên môn hóa,
còn ôm đồm, không phân rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Các cơ quan trong bộ
máy nhà nước ít, không có tính chuyên môn hóa. Nhà nước ban hành quản lí pháp luật
vừa xây dựng quân đội mang tính cưỡng chế, đàn áp nô lệ, bảo vệ sở hữu chủ nô, xâm
lược.
Sang đến nhà nước phong kiến, tính chuyên môn hóa đã cao hơn so với bộ máy
nhà nước chủ nô. Tính chuyên môn hóa được biểu hiện ở chỗ các cơ quan nhà nước đã
bước đầu có tính phân nhiệm, mặc dù vẫn còn chưa cao, chưa rõ ràng, một số nhà nước
có sự phân công rõ ràng hơn nhưng chưa chuyên sâu. Vua là người đứng đầu bên cạnh đó
cũng bổ nhiệm, cắt cử hệ thống quan lại để giúp vệc cho mình, các quan nắm giữ một
trách nhiệm khác nhau để giúp vua cai trị.
Ở bộ máy nhà nươc tư sản, có thể nói tính chuyên môn hóa rất cao, có sự tách biệt
về chuyên môn, thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước không bị chồng chéo lên nhau.
Các cơ quan nhà nước ở trung ương được phân chia thành ba nhóm đó là: cơ quan lập
pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Mỗi cơ quan có nhiệm vụ, chức năng rõ
ràng. Tính phân nhiệm của các cơ quan tại kiểu nhà nước tư sản rất cao.
Cuối cùng, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, tính chuyên môn hóa trong bộ
máy nhà nước phát triển rất cao, có sự phân công công bằng phạm vi rõ ràng hơn, không
ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trong bộ máy nhà nước cố sự phân nhiệm rõ ràng ở
trung ương và địa phương. Mỗi cơ quan hoặc nhóm cơ quan được giao cho một quyền
nào đó, tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền chuyên môn các cơ quan trong bộ máy.
Tính chuyên môn hóa của nhà nước tăng lên sẽ nâng cao năng suất lao động trong

hoạt động quản lí của bộ máy nhà nước.
4.

Mối quan hệ giữa các cơ quan
4


Mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước là các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, là sự tác động qua lại giữa các cơ quan ở nhà nước ở
trung ương với nhau và giữa cơ quan địa phương với trung ương. Qua lịch sử phát triển
của bộ máy nhà nước, các cơ quan càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ở bộ máy nhà nước chủ nô và phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung vào tay
vua , các cơ quan được tổ chức đơn giản, chưa có nguyên tắc tổ chức và hoạt động rõ
ràng, giữa các cơ quan trung ương hầu như chưa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các
cơ quan ở địa phương thì phải thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, chính sách của cơ quan cấp
trên mà không được có ý kiến gì dẫn đến sự chồng chéo, quan liêu, lỏng lẻo.
Đến bộ máy nhà nước tư sản, giữa các cơ quan nhà nước đã có nguyên tắc tổ chức
và hoạt động rõ ràng, thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn so với hai bộ máy nhà nước trước .
Trong đó, điển hình là nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước: “tam quyền phân lập” ,
đây là nguyên tắc xương sống trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản,
theo đó, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ, quyền
tư pháp thuộc về tòa án. Với nguyên tắc này , nhà nước sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giữa
các cơ quan có sự kiềm chế lẫn nhau, tránh được sự lộng quyền, lạm quyền.
Sang bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữa các cơ quan đã hình thành một hệ
thống các nguyên tắc tiến bộ khoa học, tiêu biểu là nguyên tắc quyền lực nhà nước thống
nhất , có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước, theo đó các cơ quan vừa có sự phân công, phân nhiệm vừa có
sự phối hợp với nhau tránh được sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan. Ở bộ máy
nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ quan nhà nước ở địa phương phải thực hiện theo chủ
trương, chính sách của cơ quan nhà nước trung ương nhưng có quyền đề xuất ý kiến với

cơ quan cấp trên, điều này thể hiện tính dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, qua lịch sử phát triển của bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước ngày càng ràng buộc nhau thể hiện qua nguyên tắc tổ chức và hoạt động ngày
càng hoàn thiện đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của bộ máy nhà nước.
III.

MỞ RỘNG VẤN ĐỀ

Hòa chung trong lịch sử phát triển của bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước Việt
Nam là một bộ máy nhà nước tiến bộ với số lượng cơ quan đông đảo, phức tạp. Các cơ
quan trong bộ máy nhà nước được hình thành chủ yếu bằng con đường bầu cử , trong bộ
máy nhà nước đã có nguyên tắc tổ chữ và hoạt động rõ ràng , theo đó quyền lập pháp
thuộc về Quốc Hội , quyền hành pháp thuộc về Chính phủ , quyền tư pháp thuộc về Tòa
án. Giữa các cơ quan này có sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau nhằm hạn chế sự lộng
5


quyền. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước Việt Nam còn nhiều thiếu sót , lỗ hổng… và sẽ được
khắc phục trong thời gian tới.

C.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, bộ máy nhà nước kể từ khi ra đời đến nay luôn được hoàn thiện và phát
triển để thực hiện các chứ năng ngày càng phức tạp của nhà nước. Qua bốn tiêu chí đã
phân tích trên, có thể thấy bộ máy nhà nước phát triển theo hướng tăng số lượng cơ quan,
tính chuyên môn hóa ngày càng cao, các cơ quan nhà nước thường được hình thành bằng
con đường bầu cử và giữa các cơ quan ngày càng có mối quan hệ ràng buộc với nhau.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà nước đều mong muốn và hướng đến một bộ máy nhà nước

đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn kém, nhưng hoạt động có hiệu quả cao để thực thi những chức
năng, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của nhóm chúng em không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong thầy (cô) sẽ góp ý để bài làm được hoàn thiện
hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Giáo trình, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.
2. PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, Hướng dẫn môn học Lí luận nhà nước và pháp
luật, NXB Tư pháp, 2014. (tr. 110 – 129)
1.

6



×