Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.7 KB, 9 trang )

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ
Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Thị Phương Thảo(YHDP4)1,Lương Thị Bích Trang(YHDP4)1,
Trương Công Hiếu(YHDP4)1,Trần Thị Mai Liên(YHDP4),1Phan Thị Hải Yến(YHDP6)1
TS.Nguyễn Văn Hòa1(Khoa YTCC, trường Đại học Y Dược Huế)

I. TÓM TẮT
Hoàn cảnh và mục đích: Hiện nay rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày càng nhiều và phân bố ngày
càng rộng ở Việt Nam. Đây là một loài rắn có nọc độc, mức độ độc chỉ đứng sau rắn hổ mang
chúa. Tai nạn do rắn lục đuôi đỏ cắn thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu
người dân không có biện pháp phòng tránh cũng như phương pháp sơ cấp cứu kịp thời trước khi
đưa đến cơ sở y tế. Đến thời điểm này chưa có nhiều nghiên cứu về rắn lục đuôi đỏ tại cộng
đồng ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu
với mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về việc phòng chống rắn lục đuôi đỏ và xác
định các yếu tố có liên quan đến việc phòng chống rắn lục đuôi đỏ của người dân thị xã Hương
Thủy, Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định
lượng và định tính trên 780 người dân từ 18–60 tuổi ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Kết
quả: 60,4% đối tượng có kiến thức tốt; 78,1% đối tượng có thái độ tốt và 71,7% đối tượng có
thực hành tốt về rắn lục đuôi đỏ. Kiến thức của đối tượng có liên quan đến nghề nghiệp, trình độ
học vấn, tình trạng kinh tế; thái độ của đối tượng có liên quan đến giới, nhóm tuổi, trình độ học
vấn, tình trạng kinh tế, loại nhà ở; thực hành của đối tượng có liên quan đến giới. Có mối liên
quan giữa kiến thức với thái độ; kiến thức với thực hành và thái độ với thực hành. Ngoài ra
chúng tôi còn tìm thấy mối liên quan về kiến thức, thái độ, thực hành giữa phường Phú Bài,
phường Thủy Dương và xã Phú Sơn thuộc thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Kết luận: Đa
số các đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về phòng chống rắn lục đuôi đỏ. Vai trò của
các cán bộ y tế trong việc cung cấp các thông tin cho các đối tượng nghiên cứu còn hạn chế, cần
phát huy hơn nữa.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, phòng chống, rắn lục đuôi đỏ.
KNOWLEDGE, ATTIUDES AND PRACTICES
OF THE PEOPLE ON THE PREVENTION THE GREEN PIT VIPER


AT HUONG THUY TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE
Tran Thi Mai Lien(YHDP4)1, Nguyen Thi Phuong Thao(YHDP4)1
Truong Cong Hieu(YHDP4)1, Luong Thi Bich Trang(YHDP4)1, Phan Thi Hai Yen(YHDP6)1
Ph.D. Nguyen Van Hoa 1(Faculty of Public Health)

1


II. ABSTRACT
The situation and aim: The green pit viper (Trimeresurus albolabris) has been appearing more
and more frequently at the present and has a wide geographic range in Vietnam. This is a
venomous pit viper species. Its venom is just weaker than the king cobra (ophiophagus hannah).
An accident due to the green pit viper’s bite is really serious and may be fatal if there is no right
prevention measure as well as right first aid before taking the victim to some healthcare center.
At this time no studies of green pit viper at the community in Viet Nam in general and in
particular Thua Thien Hue. Therefore, we conducted a study with the aim: to know and
understand the people’s knowledge, attitude and practice in order to prevent and control the
green pit viper’s bites and to define the factors relating to people’s prevention of snake in Huong
Thuy town, Thua Thien Hue province. Research objective: We use the cross-sectional study,
combining with qualification and qualitative analysis that involves 780-people sample. People
are from 18 to 60 years old in Huong Thuy town, Thua Thien Hue province. Results: 60,4
percent of the studied objects have good knowledge; 78,1 percent have good attitude; 71,7
percent have good practice skills at preventing and controlling green pit viper. Their knowledge
is also affected by their jobs, educational background, economic condition. Their attitude relates
to gender, age group, educational background, economic condition, type of houses. Their
practice has a relationship with gender. Besides, we have found the relationships between: their
knowledge and attitude, knowledge and practice, their attitude and practice skill. There is
relationship between knowledge and attitudes; knowledge and practice; attitudes and practice. In
addition, we also found a relationship of knowledge, attitude and practice between Phu Bai
ward, Thuy Duong ward, Phu Son ward belong to Huong Thuy town, Thua Thien Hue province.

Conclusion: Most of people have good knowledge, attitude, practice in preventing the green pit
viper. The health workers’s role in supplying the information to the researched objects remains
restrict; so it needs to be improved.
Key word: knowledge, attitude, practice skill, prevention and control, green pit viper (other
names are Trimeresurus albolabris, white-lipped pitviper, white lipped tree viper, white-lipped
bamboo viper, white-lipped green pit viper).
III. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU
Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc, có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường, mức độ độc chỉ đứng sau
rắn hổ mang chúa [1]. Thời gian gần đây, rắn lục đuôi đỏ cắn người là một chủ đề nóng trong
ngành y tế Việt Nam. Chúng xuất hiện ngày càng nhiều, có thể tấn công người mọi lúc mọi nơi
gây hoang mang cực độ cho người dân. Chúng chỉ bằng một nhát cắn sẽ làm nhiễm độc cơ thể

2


và nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng vô cùng nghiêm
trọng sau này. Tuy nhiên, hiện tượng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường, ồ ạt, bò cả xuống
đường, vào nhà người dân rồi chủ động cắn người là một vấn đề rất đáng lo ngại. Trong những
tháng cuối năm 2014 trên địa bàn các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên…và các tỉnh thành ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất
nhiều người dân đã phải nhập viện để điều trị vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Cuối tháng 11/2014
bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, đã tiếp nhận và điều trị cho 141 bệnh nhân bị rắn lục
đuôi đỏ cắn, nhiều nhất là trong tháng 11 với 41 ca [2]. Tại tỉnh Quảng Ngãi, chỉ trong 2 tháng
10 và 11/2014 theo thống kê của Sở Y tế, có 135 người trên địa bàn bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải
nhập viện điều trị. [3]. Tại Thừa Thiên Huế, bệnh viện Trung ương Huế đã cấp cứu 16 ca, trong
đó có 9 ca bị rắn lục đuôi đỏ cắn cũng chỉ trong 2 tháng, 10 và 11/2014 [4]. Những con số này
trước đây chưa từng có khi nhắc đến rắn lục đuôi đỏ.
Đến thời điểm này chưa có nhiều nghiên cứu về rắn lục đuôi đỏ tại cộng đồng ở Việt Nam nói
chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Để có những số liệu cụ thể nhằm tạo cơ sở cho các nghiên
cứu tìm hiểu về rắn lục đuôi đỏ, cũng như từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh phù hợp,

chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về việc phòng chống rắn
lục đuôi đỏ ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế” với 2 mục tiêu:
1) Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về việc phòng chống rắn lục đuôi đỏ của người
dân thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
2) Xác định các yếu tố có liên quan đến việc phòng chống rắn lục đuôi đỏ của người dân thị
xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu: Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
2. Đối tượng nghiên cứu: Người dân từ 18–60 tuổi ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.
3.1. Nghiên cứu định lượng:
3.1.1. Cỡ mẫu: Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang mô tả, với khoảng tin cậy 95%,
p dự đoán là 50% (tỷ lệ người dân có kiến thực, thái độ và thực hành tốt), sai số chọn mẫu 0,05.
Cỡ mẫu tính toán được là 385 người. Với hệ số chọn mẫu là 2 (mẫu tầng), mỗi xã chọn 260
người dân. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phỏng vấn được 780 người dân.
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu:

3


Thị xã Hương Thủy gồm 3 vùng sinh thái; trung tâm (phường Phú Bài), ngoại ô (9 xã/phường)
và vùng núi (2 xã). Trong mỗi vùng chúng tôi chọn ngẫu nhiên 1 phường/xã. Kết quả chọn
được là: phường Phú Bài (trung tâm); phường Thủy Dương (ngoại ô); xã Phú Sơn (miền núi).
3.2. Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm có trọng tâm
Hai cuộc thảo luận nhóm, mỗi cuộc thảo luận nhóm gồm 8 người, với tiêu chí 1 nhóm ở trung
tâm và 1 nhóm ngoại ô.
4. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 11.5, kết quả được mô tả bằng bảng phân phối tần suất,
tỷ lệ; kiểm định mối liên quan giữa các biến số bằng phép kiểm định Chi bình phương (χ2) với
độ tin cậy 95%.
Số liệu định tính được tổng hợp thành ma trận và trích dẫn thông tin cốt lõi.

V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Thông tin chung
Đối tượng được phỏng vấn đều là người Kinh (100%), tỷ lệ nam/nữ gần tương đương nhau với
45,1% là nam và 54,9% là nữ; không theo tôn giáo nào chiếm tỷ lệ cao (69,5%).
2/3 đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 18 đến 45 với 62,3%. Phần lớn đối tượng có trình độ
học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 47,8%, tỷ lệ mù chữ chiếm 2,9%. Nghề nghiệp của
đối tượng nghiên cứu phân bố khá đồng đều giữa các nhóm nghề: cán bộ công chức (13,1%),
buôn bán (20,4%), nội trợ (14,9%), nông dân (11,7%); ngoài ra có các nghề nghiệp khác: nghề
làm rừng, thợ thủ công, công nhân, học sinh sinh viên. Chủ yếu đối tượng có tình trạng kinh tế
trung bình-khá giả (91,5%) và nhà ở thuộc loại nhà lợp ngói/tôn, tường xây, sàn gạch/ xi măng
(65,1%).
Có 29 đối tượng bị rắn cắn (3,7%), trong đó có đến 14 trường hợp do rắn lục đuôi đỏ (RLĐĐ)
cắn (48,3%), ngoài ra còn có một số loài rắn khác: rắn học trò, rắn nước, rắn lục kim.
2. Kiến thức
Hầu hết đối tượng có nghe đến RLĐĐ 97,2%, trong đó nhìn thấy trực tiếp 28,4%. Đồng thời có
22,7% biết được xung quanh mình có người bị RLĐĐ cắn. Hiện nay ở trong tổ 15 thì cũng có 1
bộ đội ở trong đơn vị đó họ cũng bị rắn cắn (Hà H. 59 tuổi, Phú Bài)
Bảng 1: Tỷ lệ đối tượng hiểu biết những thông tin chung về RLĐĐ
Hiểu biết về RLĐĐ
Biết đặc điểm bên ngoài
Biết nơi sinh sống
Biết nguồn thức ăn
Biết hình thức sinh sản
Biết rắn có thể cắn người

Tần số

Tỷ lệ

(n=758)

548
294
371
297
727

%
72,3
38,8
48,9
39,2
93,2
4


Biết triệu chứng sớm khi bị cắn
407
53,7
Biết rắn cắn điều trị được
673
88,8
Biết biến chứng khi bị cắn mà không điều trị sớm
575
75,9
Biết có thể phòng chống
601
79,3
Kiến thức tốt
458
60,4

Hầu hết đối tượng mô tả được đặc điểm nhận dạng bên ngoài của RLĐĐ (thân màu xanh, đuôi
màu đỏ) là 72,3%. Lúc trước có con rắn màu xanh, bựa ni xuất hiện thêm con rắn ni thân màu
xanh, đuôi màu đỏ (Nguyễn Thị N. 47 tuổi, Thủy Dương). Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng biết về tập
tính của RLĐĐ chưa cao như biết đến nơi sinh sống 38,8%; biết nguồn thức ăn 48,9%; biết hình
thức sinh sản 39,2%.
Đa số biết RLĐĐ có thể cắn người 93,2% và khi được hỏi về các triệu chứng sớm khi bị cắn thì
có 53,7% hiểu biết đúng và 75,9% biết về biến chứng khi bị rắn cắn mà không điều trị sớm.
Trong 79,3% đối tượng biết được rằng việc bị RLĐĐ cắn có thể phòng chống được thì có 68,9%
biết phòng chống bằng cách phát quang bụi rậm, vệ sinh nhà cửa. Sau một thời gian thì nghe
được trên tivi hoặc là truyền thông, người dân họ cũng bớt đi một phần hoang mang…vì giống
như họ cũng nghe được là có cách phòng tránh khi có rắn đuôi đỏ cắn (Lê Thị Cẩm H. 51 tuổi,
Phú Bài).
Qua điều tra tỷ lệ các đối tượng có kiến thức tốt là 60,4%. Với mức độ xuất hiện ngày càng
nhiều cũng như hậu quả nghiêm trọng mà chúng gây ra thì tỷ lệ đó cần phải được nâng cao hơn
nữa.
Nguồn thông tin cung cấp kiến thức cho các đối tượng chủ yếu là từ ti vi, sách báo, internet
(93,6%), từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,6%). Điều này cũng được đề cập đến trong cuộc
thảo luận nhóm: Rắn độc cắn người đồ rứa thì cũng lo… Y tế thì chưa thấy nói gì, mình đọc
được trên mạng thì mình tự phòng ngừa thôi. (Nguyễn Thị N. 47 tuổi, Thủy Dương). Chuyện RLĐĐ
chỉ mới nghe trên tivi thôi, chứ địa phương cũng chưa thấy triển khai làm cái chi để mà gọi là
tiêu diệt hoặc là phòng tránh (Nguyễn Thị T. 57 tuổi, Phú Bài). Kết quả này cho thấy vai trò của
cán bộ y tế trong việc cung cấp kiến thức về RLĐĐ vẫn còn hạn chế. Đa số đối tượng chọn
Trạm Y tế xã, phường là nơi đầu tiên sẽ được đưa đến nếu bị RLĐĐ cắn (58,6%). Nếu bị rắn
cắn thì chúng ta phải xử lí tại cái chỗ rắn cắn đó rồi bắt buộc phải đưa đến trạm y tế gần nhất
cho kịp thời nhất (Hà H. 59 tuổi, Phú Bài). Ngoài ra bệnh viện cao (trung ương và thị xã/thành
phố/huyện) cũng là nơi được các đối tượng lựa chọn với lần lượt 20,8% và 17,3%.
2. Thái độ
Bảng 2: Thái độ của đối tượng nghiên cứu
Thái độ
RLĐĐ xuất hiện nhiều


Quan tâm

Tần số

Tỷ lệ %

(n=758)
605

79,8
5


153
20,2
567
74,8
191
25,2
722
95,3
RLĐĐ cắn
36
4,7
658
86,8
Phòng chống RLĐĐ
100
13,2

682
90,0
Sơ cứu ban đầu
76
10,0
Thái độ tốt
592
78,1
Phần lớn các đối tượng có thái độ tốt 78,1%, trong đó 79,8% quan tâm và 74,8% lo lắng về việc
RLĐĐ xuất hiện nhiều

Không quan tâm
Lo lắng
Không lo lắng
Nguy hiểm
Không nguy hiểm
Quan trọng
Không quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng

RLĐĐ xuất hiện nhiều. Ai cũng hoang mang, lo sợ vì nghe nói rắn có độc cắn, thấy hình ảnh họ
bị cắn thì mình thấy khiếp (Lê Ngọc Y. 21 tuổi, Thủy Dương). Nghe RLĐĐ xuất hiện dì cũng sợ.
Ban đêm đi đâu dì cũng lo sợ, đứa con dì hắn cũng rứa. (Nguyễn Thị D. 57 tuổi, Phú Bài).
95,3% đối tượng có thái độ cho rằng RLĐĐ cắn người là nguy hiểm; 86,8% nghĩ rằng việc
phòng chống RLĐĐ và 90,0% cho biết việc sơ cứu ban đầu là quan trọng.
4. Thực hành
Có 71,7% đối tượng có thực hành tốt, trong đó 70,8% phát quang bụi rậm, dọn dẹp xung quanh
nhà và 66,4% kiểm tra nhà ở để phòng chống RLĐĐ. Thì để tránh bị rắn cắn nhà tui cũng phát
quang bụi rậm, không ra đường vào trời tối (Nguyễn Thị Thanh Tr. 24 tuổi, Thủy Dương).

Trước khi đi ngủ là tối mô cũng lấy đèn pin dọi trong nhà luôn, không thôi sợ hắn chui vô (Hồ
Thị L. 45 tuổi, Phú Bài). Bên cạnh đó, các đối tượng đã tự bảo vệ bản thân khi đi làm vườn, vào
rừng, vào nơi bụi rậm, đi ban đêm… với những biện pháp chính được đề cập đến như sau:
Bảng 3: Biện pháp đối tượng đã thực hiện khi đi làm vườn, vào rừng, bụi rậm, đi ban đêm
Biện pháp
Đi ủng, giày cao cổ
Mặc áo quần dài
Mang ô
Mang đèn pin
Mang theo gậy
Đội mũ rộng vành
Đối tượng đi ủng, giày cao cổ, mặc áo quần

Tần số

Tỷ lệ %

(n=758)
375
68,5
318
61,0
33
6,3
272
52,2
150
28,8
78
15,0

dài và mang đèn pin khi làm vườn, vào rừng, bụi

rậm, đi vào ban đêm chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 68,5%, 61,0% và 52,2%. Khi đi thì phải
mang theo đôi bốt, cây đèn pin và 1 cái dù. Có áo mưa rồi thì cũng nên mang theo dù, cứ nghĩ
ri ngộ nhỡ mình đi mà rắn trên cây, trên cao hắn rớt xuống (Lê Thị Cẩm H. 51 tuổi, Phú Bài).
Bên cạnh đó, có đến 31,3% đối tượng chưa thực hiện điều nào cả.
Theo kết quả điều tra, có đến 73,0% đối tượng trồng sả; 32,8% thực hiện không bắc giàn hoa,
dây leo để xua đuổi RLĐĐ; tuy nhiên cũng có đến 49,6% đối tượng không thực hiện biện pháp

6


nào cả. Phát cây xanh đồ rứa, trồng sả, ra chỗ rậm phải mang bốt, trời mưa hạn chế ra ngoài,
bỏ nén trong nhà (Nguyễn Ngân H. 30 tuổi, Thủy Dương).
5. Các mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống RLĐĐ.
Bảng 4: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của đối tượng nghiên cứu
Kiến thức

Nghề
nghiệp
Trình
độ học
Tình
trạng

Tốt

Không tốt
Số
Tỷ lệ


Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

Nông dân, làm rừng

97

71,3

39

28,7

136

Nghề khác

361

58,0


261

42,0

622

Dưới THPT

198

50,8

192

49,2

390

Trên THPT

260

70,7

108

29,3

368


Trung bình-khá giả

432

61,8

267

38,2

699

Cận nghèo-nghèo

26

44,1

33

55,9

59

Có mối liên quan giữa kiến thức về RLĐĐ với nghề nghiệp (p<0,05). Theo đó những đối tượng
làm rừng, làm nông có kiến thức tốt hơn các nghề khác, điều này có thể là do các đối tượng làm
việc trong môi trường mà ở đó có thể xuất hiện RLĐĐ cho nên họ phải tự trang bị cho mình
những kiến thức đúng để bảo vệ bản thân. Có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế với kiến thức
(p<0,05). Những đối tượng có điều kiện kinh tế trung bình-khá giả có kiến thức tốt hơn cận

nghèo–nghèo. Ngoài ra chúng tôi cũng tìm thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến
thức (p<0,05). Những đối tượng có trình độ học vấn trên trung học phổ thông có kiến thức tốt
hơn dưới trung học phổ thông. Các đối tượng này có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức
đúng và họ có khả năng lĩnh hội tốt hơn.
Có mối liên quan giữa thái độ với giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế và
loại nhà ở (p<0,05). Nữ giới có thái độ tốt hơn nam giới; nhóm tuổi 18-45 có thái độ tốt hơn
nhóm tuổi 46-60; đối tượng có học vấn THPT hoặc cao hơn có thái độ tốt hơn; đối tượng có
điều kiện kinh tế trung bình–khá giả có thái độ tốt hơn cận nghèo–nghèo; đối tượng có loại nhà
ở là mái tầng/mái bằng có thái độ tốt hơn. Ngoài ra chúng tôi chưa tìm thấy những mối liên quan
khác.
Bảng 5: Một số yếu tố liên quan đến thực hành của đối tượng nghiên cứu
Thực hành
chung

Giới

Nam

Tốt

Không tốt

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ


lượng

(%)

lượng

(%)

266

78,0

75

22,0

341
7


Nữ

293

70,3

124

29,7


417

Có mối liên quan giữa thực hành và giới tính (p<0,05), nam giới thực hành tốt hơn nữ giới.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức với thái độ và thực hành
(p<0,05). Những đối tượng có kiến thức tốt hơn họ sẽ nhận thấy được tầm quan trọng cũng như
mức độ nguy hiểm của RLĐĐ nên họ có thái độ và thực hành tốt hơn những đối tượng có kiến
thức chưa tốt. Đồng thời nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa thái độ và thực hành, các
đối tượng có thái độ tốt thì sẽ có thực hành tốt cao gấp 1,4 lần nhóm đối tượng thái độ chưa tốt.
5.2. So sánh mối liên quan về kiến thức, thái độ, thực hành giữa 3 vùng nghiên cứu.

Hình 1. Tỷ lệ về kiến thức, thái độ, thực hành giữa 3 vùng nghiên cứu
(So sánh tỷ lệ về kiến thức, thái độ, thực hành giữa 3 vùng nghiên cứu; p < 0,05 test χ2)

Có sự khác biệt về kiến thức, thái độ, thực hành giữa 3 vùng nghiên cứu (p<0,05). Trong đó,
Thủy Dương và Phú Bài có kiến thức, thái độ, thực hành tốt hơn Phú Sơn. Lý do có thể là 2
vùng trên có điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội tốt hơn nên họ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn
kiến thức đúng, thêm vào đó đây cũng là 2 vùng đã xuất hiện các trường hợp bị RLĐĐ cắn, điều
này thúc đẩy đối tượng tìm hiểu các thông tin và thực hành các biện pháp đúng để bảo vệ bản
thân và gia đình.
VI. KẾT LUẬN
- 60,4% đối tượng có kiến thức tốt.
- 78,1% đối tượng có thái độ tốt.
- 71,7% đối tượng có thực hành tốt.
- Kiến thức của người dân về RLĐĐ liên quan đến nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng
kinh tế.
- Thái độ của người dân về RLĐĐ có liên quan đến giới, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
kinh tế, loại nhà ở.
- Thực hành của người dân về RLĐĐ có liên quan đến giới.
8



- Có sự khác biệt về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về RLĐĐ giữa 3 vùng sinh thái.
VII. KIẾN NGHỊ
- Cần có biện pháp nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống RLĐĐ cho các đối tượng,
đặc biệt là các đối tượng ở vùng có điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội khó khăn.
- Cán bộ y tế cần tích cực hơn trong việc cung cấp thông tin về phòng chống RLĐĐ cho các đối
tượng.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Duy Huệ (2014), “Nọc độc rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm cỡ nào?”
< />xem ngày 1/12/2014.
[2] Nhật Minh (2014), “Phú Yên: Rắn lục đuôi đỏ liên tục tràn về, cắn hơn 100 người”
< xem ngày 1/12/2014.
[3] Thanh Niên (2014) “Bất thường rắn lục đuôi đỏ hoành hành” <
xem ngày 9/12/2014.
[4] Đăng Hậu (2014)

“Huế:

Rắn lục đuôi

đỏ

cắn

nhiều

người nhập viện”

< xem ngày 9/12/2014.
[5] Quyết định số 5152/QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.

[6] Võ Văn Thắng (2011), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Đại học
Huế.
[7] Bùi Đức Lục (2014), “Nghiên cứu một số loài rắn độc; bài thuốc thuốc nam và phương pháp
chữa trị rắn độc cắn”.
[8] Hoàng Xuân Thục (2013), “Nghiên cứu về điều trị cho bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn”.
[9] Integrated Taxonomic Information System (2006), Trimeresurus albolabris.
[10] Cockram CS, Chan JC, Chow KY (1990), Bites by the white-lipped pit viper (Trimeresurus
albolabris) and other species in Hong Kong, p.79–76.

9



×