Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

DIA LI 11 BAI 9 tiet 3 nhat ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.96 KB, 8 trang )

Ngày dạy: …………..tại lớp: 11…
Họ và tên: Phạm Hữu Qúy
MSSV: DDL121095
TIẾT 23 - BÀI 9. NHẬT BẢN
Tiết 3. CÁC NGÀNH KINH TẾ: DỊCH VỤ, NÔNG NGHIỆP VÀ
CÁC VÙNG KINH TẾ
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố dịch vụ và nông nghiệp ở Nhật
Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát
triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
b. Về kĩ năng
- Phân tích các bảng, biểu. Nhận xét các số liệu, tư liệu.
- Sử dụng bản đồ để nhận xét và trình bày sự phân bố nông nghiệp ở Nhật Bản.
b. Về thái độ
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để
thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
- Các năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Bản đồ kinh tế Nhật Bản.
- Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.


- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản.
Kể tên các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới.


- Nguyên nhân (5 điểm): do chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn
liền với áp dụng kĩ thuật mới, tập trung phát triển các ngành then chốt, duy trì cơ cấu kinh tế
hai tầng. Chính sách của Nhà Nước mua các bằng phát minh sáng chế; chi phí cho quốc phòng
thấp, lợi dụng các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu, nhận nguồn viện trợ
của Mỹ, các công ty ở Nhật Bản có tầm nhìn xa.
- Các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản (5 điểm): Thiết bị điện tử, người
máy (chiếm 60% số rôbôt trên thế giới) , tàu biển (chiếm 41% sản lượng xuất khẩu của thế
giới), xe gắn máy (chiếm 60% lượng ce và 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới), ô tô, vô
tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm lụa tơ tằm và tơ sợi tổng hợp.
c. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển khoa
học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ
3 toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa, thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc
phòng, xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Năng động trong
các quan hệ quốc tế và hiện nay là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, G8, APEC. Để tìm
hiểu rõ về điều đó thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm ngành dịch vụ, nông nghiệp và
các vùng kinh tế của Nhật Bản.
- GV giới thiệu cho HS nội dung bài học gồm 3 phần:
+ I. Các ngành kinh tế: dịch vụ và nông nghiệp
+ II. Bốn vùng kinh tế gắn liền với bốn đảo lớn
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển và phân bố I. CÁC NGÀNH KINH TẾ
của ngành dịch vụ Nhật Bản (10 phút)
2. Dịch vụ
Bước 1. Cả lớp
- GV treo biểu đồ thể hiện cơ
cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế của Nhật Bản năm
2004 lên bảng và đặt CH cho
HS: Dựa vào biểu đồ em hãy
so sánh tỉ trọng ngành dịch
vụ so với ngành công nghiệp,
nông nghiệp và rút ra nhận
xét.

- HS dựa vào biểu đồ, xử lí số
liệu để trả lời, 1 HS trả lời,
các HS khác góp ý, bổ sung.
Yêu cầu nêu được: Dịch vụ
chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm
68% trong GDP, cao hơn
nông nghiệp 67%, cao hơn
công nghiệp 47% => dịch vụ
là khu vực kinh tế quan trọng
của Nhật Bản.


GV chuẩn kiến thức cho HS.
Bước 2. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS dựa vào SGK mục 2
kể tên các ngành dịch vụ chủ trang 81 để trả lời: ngành
yếu của Nhật Bản.
thương mại, ngành tài chính
ngân hàng, ngành giao thông
vận tải (GTVT).
- GV nhấn mạnh: thương mại
và tài chính là hai ngành có
vai trò hết sức to lớn trong


ngành dịch vụ Nhật Bản.

- HS dựa vào SGK mục 2 tr81
- GV đặt CH cho HS: Em hãy trả lời: Ngành thương mại của - Dịch vụ là khu vực kinh tế
cho biết ngành thương mại Nhật Bản đứng hàng thứ tư quan trọng (gần 70% GDP).
của Nhật Bản đứng hàng thứ trên thế giới sau Hoa Kì, Đức,
Trung Quốc.
mấy trên thế giới.
- GV chuẩn kiến thức cho HS
Bước 3. Cả lớp

- HS dựa vào kiến thức đã học
- GV đặt CH cho HS: Em hãy và hiểu biết của bản thân để
kể tên các mặt hàng xuất trả lời. 1 HS trả lời, các HS
khẩu và nhập khẩu của Nhật khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
nêu được:
Bản mà em biết.

+ Các mặt hàng xuất khẩu: tàu
biển, ôtô, xe gắn máy, sản
phẩm tin học.
+ Các mặt hàng nhập khẩu: - Thương mại có vai trò to lớn
than, dầu mỏ, khí tự nhiên, lúa trong nền kinh tế (đứng hàng
gạo, lúa mì, nguyên liệu công thứ tư trên thế giới).
nghiệp: quặng, gỗ, cao su, …
Bước 4. Cá nhân

- HS trả lời: Hoa Kì, Trung
- GV đặt CH cho HS: Em hãy Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôtên các bạn hàng chủ yếu của xtrây-li-a,…
Nhật Bản.
- HS dựa vào SGK mục 2 tr81
- GV đặt CH cho HS: Em hãy để trả lời.
trình bày đặc điểm của ngành
GTVT Nhật Bản.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- HS lên xác định trên bản đồ
- GV đặt CH cho HS: Em hãy các hải cảng lớn: Cô-bê, I-ôkể tên và xác định trên bản cô-ha-ma, Tô-ki-ô, ô-xa-ca.
đồ các hải cảng lớn của Nhật
Bản.
- HS dựa vào mục 2 SGK tr81
- GV đặt CH cho HS: Em hãy để trả lời.
trình bày đặc điểm ngành tài
chính, ngân hàng của Nhật
Bản.
- Ngành GTVT có vị trí đặc
biệt quan trọng, hiện đứng
- GV chuẩn kiến thức cho

hàng thứ ba thế giới.
HS.
- GV chuyển ý: Khác với
ngành dịch vụ, ngành nông
nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ
bé trong nền kinh tế nhưng
phát triển mạnh theo chiều
sâu. Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu về đặc điểm của ngành


dịch vụ ngay sau đây.
- Ngành tài chính ngân hàng
đứng hàng đầu thế giới.

3. Nông nghiệp

- Có vị trí thứ yếu trong nền
kinh tế (1% GDP), do diện
tích đất canh tác.

- Nông nghiệp phát triển theo
hướng thâm canh, chú trọng
tăng năng suất và chất lượng
nông sản.


- Sản lượng hải sản đánh bắt
lớn, nuôi trồng hải sản được
chú trọng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm và sự phân bố ngành
nông nghiệp Nhật Bản (15 phút).
Bước 1. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Tại sao - HS dựa vào SGK mục 3 tr81
nông nghiệp chỉ giữ vai trò và hiểu biết của bản thân để
trả lời. 1 HS trả lời, các HS
thứ yếu trong nền kinh tế khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
Nhật Bản?
nêu được: diện tích đất nông
nghiệp nhỏ (chưa đầy 14%
lãnh thổ) và ngày càng bị thu
hẹp, đây là đặc điểm chung
của các nước phát triển.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- HS dựa vào SGK mục 3 tr81
- GV: Để khắc phục hạn chế để trả lời: Nền nông nghiệp
phát triển theo hướng thâm
về diện tích đất, Nhật Bản đã
canh, ứng dụng khoa học – kĩ
phát triển nông nghiệp theo thuật và công nghệ hiện đại đề


chiều sâu. Em hãy cho biết tăng năng suất cây trồng, vật
đặc điểm phát triển nông nuôi và tăng chất lượng nông
nghiệp theo chiều sâu của sản.
Nhật Bản.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.

Bước 2. Cả lớp

- GV treo bản đồ kinh tế Nhật
Bản lên bảng và đặt CH cho
HS: Em hãy lên xác định trên
bản đồ các loại cây trồng, vật
nuôi chính ở Nhật Bản và xác
định nơi phân bố của chúng
trên bản đồ.

- GV đặt CH cho HS: Tại sao
diện tích trồng lúa gạo lại
giảm?
- GV đặt CH cho HS: Em hãy
trình bày đặc điểm phát triển
ngành hải sản ở Nhật Bản.

- HS dựa vào SGK mục 3 tr81
để trả lời:
+ Các cây trồng chính: lúa
gạo (chiếm 50%) diện tích đất
canh tác phân bố ở các đồng
bằng ven biển.
+ Chè, thuốc lá: phân bố ở
phía nam đảo Hôn-su, đảo Xicô-cư, Kiu-xiu.
+ Dâu tằm: với sản lượng
hàng đầu thế giới, phân bố ở
đảo Hôn-su, Kiu-xiu.
+ Củ cải đường, hoa quả:
phân bố ở đảo Hốc-cai-đô,
Kiu-xiu.
+ Bò, ngọc trai: phân bố ở

phía Nam đảo Hôn-su, Xi-côcư, Kiu-xiu.
- HS dựa vào mục 3 SGK tr81
để trả lời: do một số diện tích
trồng lúa được chuyển sang
trồng một số loại cây khác.
- HS dựa vào mục 3 SGK tr82
để trả lời: sản lượng hải sản
đánh bắt hàng năm lớn
(4596,2 nghìn tấn cá năm
2003), chủ yếu là cá thu, cá
ngừ, tôn, cua… Nghề nuôi
trồng hải sản được chú trọng
phát triển.

- HS dựa vào kiến thức đã học
để trả lời, 1 HS trả lời, các HS
- GV đặt CH cho HS: Tại sao khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
đánh bắt hải sản lại là ngành nêu được: Nhật Bản nằm kề
kinh tế quan trọng của Nhật các ngư trường lớn, làm chủ
vùng biển rộng lớn, cá là
Bản?
nguồn thực phẩm chủ yếu và
quan trọng của người Nhật.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.


- GV chuyển ý: Các ngành
kinh tế ở Nhật Bản có sự
phân hóa trên lãnh thổ đã
hình thành nên bốn vùng kinh

tế. Đó là các vùng kinh tế nào
và đặc điểm phát triển ra
sao? Lớp chúng ta cùng tìm
hiểu sau đây.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về bốn vùng kinh tế của Nhật Bản
(10 phút)
Bước 1. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Em hãy
lên xác định trên bản đồ vị trí
giới hạn của bốn đảo lớn ở
Nhật Bản. Đảo nào có diện
tích lớn nhất? Dân số đông
nhất và kinh tế phát triển
nhất?
Bước 2. Hoạt động theo cặp
- GV cho HS hoạt động theo
cặp trong 3 phút với câu hỏi:
Dựa vào bảng đặc điểm nổi
bật của các vùng kinh tế SGK
tr83, em hãy lên xác định trên
bản đồ các trung tâm công
nghiệp, sản phẩm công
nghiệp và nông nghiệp nổi
bật của các đảo. Sau đó GV
mời HS lên trình bày, GV
nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.

- HS lên xác định trên bản đồ
vị trí giới hạn của bôn đảo

lớn, dựa vào kiến thức đã học
để nêu được Hôn-su là đảo có
diện tích lớn nhất, kinh tế phát
triển nhất, dân số đông nhất.

- 2 HS cùng bàn thảo luận
theo sự hướng dẫn của GV.
Sau khi thảo luận HS lên xác
định trên bản đồ, các HS khác
góp ý, bồ sung.

d. Củng cố bài học (4 phút)
GV yêu cầu HS nêu đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp ở Nhật Bản. Kể tên các mặt
hàng xuất khẩu và nhập khẩu ở Nhật Bản.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài. Trả lời câu hỏi và bài tập 2, 3 SGK tr83.
- Chuẩn bị thước kẻ, máy tính bỏ túi.
- Tìm hiểu trước nội dung: Bài 9. Nhật Bản: Tiết 4. Thực hành: tìm hiểu hoạt động
kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
4. Rút kinh nghiệm:


…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải


Long Xuyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×