Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

DIA LI 11 BAI 9 tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.64 KB, 8 trang )

Ngày dạy: …………..tại lớp: 11…
Họ và tên: Phạm Hữu Qúy
MSSV: DDL121095
TIẾT 22 - BÀI 9. NHẬT BẢN
Tiết 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
CÁC NGÀNH KINH TẾ: CÔNG NGHIỆP
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến đến nay.
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố công nghiệp ở Nhật Bản.
b. Về kĩ năng
- Phân tích các bảng, biểu. Nhận xét các số liệu, tư liệu.
- Sử dụng bản đồ để nhận xét và trình bày sự phân bố công nghiệp ở Nhật Bản.
b. Về thái độ
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để
thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề (suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài
tập) , năng lực giao tiếp (tích cực phát biểu trong giờ học; tôn trọng, lắng nghe, đóng góp ý
kiến xây dựng bài), năng lực tính toán (nhận xét bảng số liệu), năng lực hợp tác (hoạt động
theo cặp).
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (phân tích các
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, công nghiệp ở Nhật Bản), năng lực sử dụng
tranh ảnh (khai thác kiến thức từ tranh ảnh) , năng lực sử dụng số liệu thống kê (nhận xét bảng
số liệu), năng lực sử dụng bản đồ (khai thác kiến thức từ bản đồ: kinh tế Nhật Bản).
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Bản đồ kinh tế Nhật Bản.


- Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp


b. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm tự nhiên Nhật Bản. Phân tích những thuận lợi và khó khăn
của tự nhiên Nhật bản đối với phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên (4 điểm): Địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, ít đồng
bằng; khí hậu gió mùa; sông ngòi ngắn dốc. Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản.
Nhiều thiên tai.
- Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế (6 điểm):
+ Thuận lợi: quốc đảo, dể giao lưu với các nước, ngư trường lớn, vùng biền có các dòng
biển nóng và lạnh gặp nhau nên nhiều cá.
+ Khó khăn: thiếu nguyên vật liệu, đất nông nghiệp hạn chế, lắm thiên tai: núi lửa, động
đất, sóng thần.
c. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển khoa
học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ
3 toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa, thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc
phòng, xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Năng động trong
các quan hệ quốc tế và hiện nay là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, G8, APEC. Vậy
điều gì đã làm cho Nhật Bản nổi tiếng trên trường quốc tế như vậy ? Để tìm hiểu rõ về điều đó
thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm tình hình phát triển kinh tế và đặc điểm ngành
công nghiệp Nhật Bản.
- GV giới thiệu cho HS nội dung bài học gồm 2 phần:

+ I. Tình hình phát triển kinh tế
+ II. Các ngành kinh tế: công nghiệp
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế Nhật I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
Bản (25 phút)
KINH TẾ


Bước 1. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Sau
chiến tranh thế giới thứ hai,
nền kinh tế Nhật Bản bị suy
sụp nghiêm trọng. Dựa vào
kiến thức đã học, em hãy giải
thích nguyên nhân.

- HS dựa vào kiến thức đã học
ở môn Lịch Sử để trả lời, 1
HS trả lời, các HS khác góp ý,
bổ sung. Yêu cầu nêu được
Nhật Bản là nước bại trận sau
chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV mở rộng: Nhật Bản bị
tàn phá nặng nề sau chiến

tranh thế giới thứ hai, hứng
chịu 2 quả bom nguyên tử
của Mỹ tại thành phố Hi-rôsi-ma và Na-ga-xa-ki. Nhưng
đến năm 1952, kinh tế đã
khôi phục ngang mức trước
chiến tranh và phát triển với
tốc độ cao.
Bước 2. Hoạt động theo cặp
- GV treo bảng phụ 9.2 – Tốc
độ tăng trưởng GDP trung
bình của Nhật Bản, sau đó
yêu cầu HS hoạt động theo
cặp trong 2 phút với CH:
Dựa vào bảng 9.2, hãy nhận
xét về tốc độ phát triển kinh
tế của Nhật Bản qua các giai
đoạn từ 1950 – 1973. Sau đó,
GV gọi HS trả lời.

- 2 HS cùng bàn thảo luận
theo sự hướng dẫn của GV.
HS dựa vào bảng 9.2 để rút ra
nhận xét. 1 HS trả lời, các HS
khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
nêu được: tốc độ tăng GDP
của Nhật Bản nhìn chung có
xu hướng giảm trong giai
đoạn 1950 -1954 là 18,8%,
đến 1970 – 1973 là 7,8%,
giảm 11%, giai đoạn 1955 –

1959 đến 1960 – 1964 tăng
nhẹ từ 13,1% lên 15,6%, tăng
2,5%.

- GV nhấn mạnh: tốc độ tăng
GDP của Nhật Bản tuy có xu
hướng giảm nhưng cao hơn
so với các nước phát triển
trên thế giới. Nên giai đoạn
1950 – 1973 gọi là giai đoạn
phát triển thần kì của nền
kinh tế Nhật.
Bước 3. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Tại sao
nền kinh tế bị suy sụp nghiêm
trọng sau chiến tranh, từ
1950 – 1973, Nhật Bản đã có
tốc độ tăng trưởng kinh tế rất
cao như vậy?

- HS nghiên cứu SGK tr77 và
kiến thức đã học, hiểu biết của
bản thân để trả lời. 1 HS trả
lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được.
+ Chú trọng đầu tư hiện đại
hóa công nghiệp, tăng vốn,
gắn liền với áp dụng kĩ thuật



mới.
+ Tập trung cao độ vào phát
triển các ngành then chốt, có
trọng điểm theo từng giai
đoạn: thập niên 50 của XX,
tập trung vốn cho ngành điện
lực; thập niên 60 - cho ngành
luyện kim; thập niên 70 cho
ngành giao thông vận tải.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2
tầng: vừa phát triển các xí
nghiệp lớn, vừa duy trì các cơ
s`ở sản xuất nhỏ, thủ công.
+ Người dân cần cù, có ý thức
tự giác và tinh thần trách
nhiệm cao.
- GV nhận xét và cung cấp
cho HS 1 số nguyên nhân:
chính sách của Nhà Nước
mua các bằng phát minh sáng
chế; chi phí cho quốc phòng
thấp, lợi dụng các cuộc chiến
tranh Triều Tiên, Việt Nam
để làm giàu, nhận nguồn viện
trợ của Mỹ, các công ty ở
Nhật Bản có tầm nhìn xa.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

Bước 4. Cá nhân

- GV đặt CH cho HS: Tình
hình phát triển kinh tế Nhật
Bản diễn ra như thế nào
trong giai đoạn 1973 - 1990?
Nguyên nhân do đâu?

- HS dựa vào đoạn cuối mục
III SGK tr77 để trả lời.
+ Những năm 1973 – 1974,
1979 – 1980, do khủng hoảng
dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế giảm xuống (còn
2,6% năm 1980).
+ 1986 – 1990, nhờ điều chỉnh


chiến lược phát triển nên tốc
độ tăng GDP trung bình đã đạt
5,3%.
- GV cung cấp cho HS chiến
lược phát triển kinh tế Nhật
Bản từ 1986 – 1990.
+ Đầu tư phát triển khoa học
– kĩ thuật và công nghệ.
+ Tập trung xây dựng các
ngành công nghiệp chất xám,
trình độ kĩ thuật cao, tiết kiệm
năng lượng, nguyên liệu và
lao động.
+ Đẩy mạnh đầu tư ra nước

ngoài.
+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa
các xí nghiệp nhỏ và trung
bình.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

Bước 5. Hoạt động theo cặp
- GV treo bảng phụ 9.3 – Tốc
độ tăng trưởng GDP của Nhật
Bản, sau đó yêu cầu HS hoạt
động theo cặp trong 2 phút
với CH: Dựa vào bảng 9.3,
hãy nhận xét về tốc độ phát
triển kinh tế của Nhật Bản
qua các giai đoạn từ 1900 –
2005. Sau đó, GV gọi HS trả
lời.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- Giáo viên mở rộng: Tính
đến năm 2010 (GDP 5.495
nghìn tỉ USD) thì nền kinh tế
Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới
sau Hoa Kì và Trung Quốc.

- 2 HS cùng bàn thảo luận
theo sự hướng dẫn của GV.
HS dựa vào bảng 9.2 để rút ra

nhận xét. 1 HS trả lời, các HS
khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
nêu được: tốc độ tăng GDP
của Nhật Bản nhìn chung có
xu hướng giảm trong giai
đoạn 1990 là 5,1% đến 2005
là 2,5%, giảm 2,6%; nhưng
tăng giảm không liên tục,
giảm mạnh từ 1990 – 2001
còn 0,4%, đến 2003 tăng trỏ
lại 2,7% sau đó giảm đến
2005 còn 2,5%.


GDP năm 2012 đạt khoảng
5.954 nghìn tỉ USD.
- GV chuyển ý: Chúng ta vừa
tìm hiểu tình hình phát triển
kinh tế Nhật Bản qua các giai
đoạn. Trong quá trình lịch
sử, cũng như ngày nay thì
một trong những sức mạnh
làm cho nền kinh tế Nhật Bản
phát triển phải kể đến đó là
ngành công nghiệp. Vậy công
nghiệp Nhật Bản có những
đặc điểm gì ? Chúng ta sẽ
được biết ngay sau đây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm ngành công nghiệp (10

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
phút).
Bước 1. Cá nhân
1. Công nghiệp
- GV mời 1 HS đọc bảng 9.4. - HS đọc bảng 9.4
Một số ngành chiếm tỉ trọng
lớn trong cơ cấu công nghiệp
của Nhật Bản.
- GV đặt CH cho HS: Những - HS dựa vào bảng 9.4 để trả 1
ngành công nghiệp nào của lời: công nghiệp chế tạo, sản
Nhật Bản chiếm vị trí cao xuất điện tử, xây dựng và
trên thế giới?
công trình công cộng, dệt.
- GV đặt CH cho HS: Dựa - HS dựa vào bảng 9.4 để trả
vào bảng 9.4 và kiến thức của lời: Các sản phẩm công
bản thân, hãy cho biết những nghiệp nổi tiếng thế giới của
sản phẩm công nghiệp nào Nhật Bản là: Thiết bị điện tử,
của Nhật Bản nổi tiếng trên người máy (chiếm 60% số
thế giới.
rôbôt trên thế giới) , tàu biển
(chiếm 41% sản lượng xuất
khẩu của thế giới), xe gắn
máy (chiếm 60% lượng ce và
50% sản lượng xuất khẩu của
thế giới), ô tô, vô tuyến truyền
hình, máy ảnh, sản phẩm lụa
tơ tằm và tơ sợi tổng hợp.
Bước 2. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Dựa - HS dựa vào hiểu biết của
vào hiểu biết của bản thân, bản thân để trả lời. 1 HS trả

theo em, những sản phẩm và lời, các HS khác góp ý, bổ
hảng sản xuất nổi tiếng nào sung. Yêu cầu nêu được: xe
của Nhật Bản có mặt ở Việt Honda, xe Suzuki, tivi và điện
Nam?
thoại Sony, máy gặt Toyota,



- GV chuẩn kiến thức cho HS.

Bước 3. Cả lớp
- GV treo bảng đồ Kinh tế
Nhật Bản lên bảng và đặt CH
cho HS: Quan sát bản đồ
kinh tế Nhật Bản cũng như
hình 9.5 SGK, xác định các
trung tâm công nghiệp quy
mô rất lớn của nhật Bản.
Nhận xét về mức độ tập trung
và đặc điểm phân bố công
nghiệp của Nhật Bản.

- GV chuẩn kiến thức cho HS.

- Giá trị sản lượng công
nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Nhiều ngành đứng hàng đầu
thế giới.
- HS lên xác định trên bản đồ
và rút ra nhận xét. 1 HS trả

lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được:
+ Các trung tâm công nghiệp
quy mô rất lớn: Tôkiô,
Iôcôhama, Caoaxaki, Nagôi a,
Kiôtô, Côbê.
+ Nhận xét: Công nghiệp
Nhật Bản có mức độ tập trung
cao, nhiều trung tâm và cụm
trung tâm lớn, nhiều dải công
nghiệp với nhiều trung tâm
công nghiệp. Các trung tâm
công nghiệp tập trung chủ yếu
`ở ven biển, đặc biệt ven Thái
Bình Dương và nhiều trên đảo
Hôn – su.
- Phân bố công nghiệp: Tập
trung ở duyên hải Thái Bình
Dương của các đảo Hôn-su,
Kiu-xiu.

d. Củng cố bài học (4 phút)
GV yêu cầu HS nêu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
trong giai đoạn 1950 – 1973.
GV yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm công nghiệp nổi bật của Nhật Bản.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài. Trả lời câu hỏi và bài tập 3 SGK tr78, câu hỏi và bài tập 1 SGK tr82.
- Tìm hiểu trước nội dung: Bài 9. Nhật Bản: Tiết 3. Các ngành kinh tế: dịch vụ, nông
nghiệp và các vùng kinh tế.
4. Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải

Long Xuyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×