Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thảo luận nghĩa vụ của người bán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.46 KB, 30 trang )

NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI BÁN

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 1


LỜI MỞ ĐẦU

-

Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 (CISG)
đóng vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất luật pháp quốc tế về hợp đồng mua bán
hàng hoá. Hiện nay, trên thế giới đã có 84 1 quốc gia tham gia Công ước, trong đó nhiều
quốc gia là đối tác kinh tế, thương mại của Việt Nam như: Hoa Kỳ, Singapore, Pháp… Việc
gia nhập Công ước Viên 1980 là đòi hỏi khá cấp thiết trong điều kiện Việt Nam ngày càng
gia tăng các quan hệ thương mại quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới.

-

Nội dung của Công ước tương thích với pháp luật hợp đồng của nước ta. Các quy định của
Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung. Do đó, việc gia nhập Công ước sẽ đem lại cho
Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam những lợi ích đáng kể, bao gồm cả các lợi ích kinh tế
và lợi ích về pháp lý.

-

Trong bối cảnh gia nhập nền kinh tế toàn cầu, việc mở rộng thị trường và gia tăng năng lực
cạnh tranh là điều kiện cần thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu rõ vai trò của


nhà xuất khẩu (người bán) để tuân thủ đúng các nguyên tắc nhằm giảm thiểu các rủi ro pháp
lý.

1Theo tính luôn cả phần Việt Nam tham gia vào công ước

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 2


1.

NGHĨA VỤ GIAO HÀNG CỦA NGƯỜI BÁN:
a.

Nơi giao hàng:
Theo điều 30 Công ước viên 1980 quy định “Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao
chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng
quy định của hợp đồng và của Công ước này” 2.
Vì hợp đồng là thỏa thuận ý chí của các bên nên việc giao hàng và chuyển chứng từ
được ưu tiên thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng. Thông thường, khi các bên ký kết với
nhau thường sẽ thỏa thuận về địa diểm giao hàng, cách thức giao hàng, điều kiện giao
hàng… hay sẽ thỏa thuận các tập quán mà các bên đã có hay sử dụng incoterm và những
thỏa thuận này sẽ được quy định tại các điều khoản của hợp đồng. Và đây cũng là cơ sở
để các bên thực hiện hợp đồng và cũng là căn cứ cho các bên bảo vệ quyền và lợi ích
của mình khi bị xâm hại. Nghĩa vụ của các bên và quy định về nơi giao hàng được quy
định rất rõ trong Incoterm 2010, chi tiết như sau:

2 Điều 30, Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán


Page 3


Theo Incoterm thì nơi giao hàng chính là nơi chuyển giao rủi ro từ người bán sang
người mua hoặc người chuyên chở.
Mặt khác, trong trường hợp hợp đồng không quy định người bán bắt buộc phải giao
hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này là 3:
-

Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải
giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua =>quy định
này áp dụng trong trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển, và người
bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.

-

Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp
đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một
khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết
hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra
tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của
người mua tại nơi đó  Đây là một địa điểm mà người mua sẽ đặt hàng hóa dưới
quyền định đoạt của người bán trong trường hợp hợp đồng không dự liệu các điểm
nói trên và hàng hóa trong hợp đồng là hàng đồng loại hay hàng đặc định được trích
ra từ một khối lượng dự trữ.

-

Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt

của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết
hợp đồng.

Theo luật thương mại Việt Nam quy định nơi giao hàng:
Khoản 1 điều 35 quy định địa diểm giao hàng: “Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa
điểm đã thoả thuận”. Thông thường, các bên thường đưa vào hợp đồng các điều khoản
thỏa thuận về điạ điểm. Tuy nhiên không phải tất cả các hợp đồng đều có sự thỏa thuận
của các bên về địa điểm. Theo quy định tại khoản 2 điều 35 quy định trong trường hợp
không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như
sau:
-

Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có
hàng hoá đó;

-

Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

-

Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào

3Điều 31, Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 4



thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm
xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm
đó;
-

Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên
bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán
được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa này, các bên thỏa thuận địa điểm giao hàng
mà tai đó người bán giao hàng và nhận tiền, còn người mua nhận hàng và thanh toán
tiền. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào đích thân bên mua hoặc bên bán tiến
hành hoat động trên mà các bên có thể sẽ ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Như vậy sẽ xuất hiện trách nhiệm giao hàng của người bán có liên quan đến người vận
chuyển. Điểm b điều 35 quy định nếu hợp đồng không có thỏa thuận về địa điểm giao
hàng thì nếu trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa
vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.


b.

Như vậy, nếu so sánh nơi giao hàng theo Công ước và Luật Thương Mại 2005
không có sự khác biệt về nơi giao hàng.

Hợp đồng vận chuyển:
Hợp đồng vận chuyển là một phần của hợp đồng thương mại thông qua hợp đồng này
thì hàng hóa phải được vận chuyển đến người mua.
Người bán có nghĩa vụ bốc dỡ và giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu tiên để
chuyển giao hàng hóa đến người mua. Người vận chuyển này có thể là cá nhân hoặc tổ
chức vận chuyển hàng hóa đến người mua hoặc người vận chuyển kế tiếp nếu hợp đồng

có nhiều bên tham gia.4
Nếu hàng hóa không được cá biệt một cách rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng
bằng cách ghi ký hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng cách
khác, thì người bán phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo
chỉ dẫn về hàng hóa 5. Hàng hóa này có thể được quy định trong hợp đồng bằng cách
đánh dấu vào các hàng hóa vận chuyển chứng từ hoặc bằng cách khác.
Các phương tiện vận chuyển được người bán lựa chọn phải phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở hàng hóa.

4Trang 73, Part B International business transactions (sách giáo trình)
5Theo khoản 1 điều 32 Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 5


Ví dụ: Với các hàng hóa dễ hư hỏng thì sẽ không phù hợp nếu lựa chọn phương thức
vận chuyển hàng hóa trong thời gian 4 tuần.
Đối với hợp đồng vận chuyển, các bên sẽ phải xác định bên nào có nghĩa vụ thực hiện
việc mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Theo khoản 3 điều 32 Công
ước Viên 1980 “nếu người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa trong quá
trình chuyên chở, thì họ phải cung cấp cho người mua, nếu người này yêu cầu, mọi
thông tin cần thiết mà họ có thể giúp người mua mau ký hợp đồng bảo hiểm”
Theo Luật Thương Mại 2005:
Theo điều 36 quy định về trách nhiệm giao hàng có liên quan đến người vận chuyển:

c.

-


Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định
rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên
bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải
xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.

-

Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải
ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các
phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông
thường đối với phương thức chuyên chở đó.

-

Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình
vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những
thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều
kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.



Như vậy, đối với điều khoản về hợp đồng vận chuyển thì luật thương mại và
Công ước hoàn toàn giống nhau.

Thời gian giao hàng
Điều 33 Công ước, bên bán phải giao hàng đúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã
quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng. Nếu hợp đồng
có ấn định thời khoảng thời gian giao hàng hay có thể xác định khoảng thời gian đó
bằng cách tham chiếu vào hợp đồng nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết
ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào thì người bán có thể giao hàng vào

bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian đó. Còn trong trường hợp khác thì người
bán giao hàng và chứng từ trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi ký kết hợp đồng.
Về việc giao hàng trước thời hạn được quy định tại điều 37 Công ước: “Trong trường
hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng,

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 6


giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không
phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với
điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí
tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại chiếu theo
Công ước này”
Theo Luật Thương Mại 2005:
Về thời hạn giao hàng thì theo điều 37 quy định:
-

Bên bán phải giao hàng đúng vào thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

-

Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời
hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

-

Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng

trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Thời gian hợp lý này được tính dựa trên tính chất của hợp đồng cũng như tính chất của
hàng hóa đó… Thông thường, các bên dựa trên các điều khoản của hợp đồng để thực
hiện hợp đồng đó.
Tuy nhiên cũng có trường hợp mà người bán đã giao hàng trước thỏa thuận. Theo điều
38 thì “trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền
nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác”. Khi người bán tiến
hành giao hàng cho người mua thì đồng thời người bán cũng phải giao chứng từ liên
quan đến hàng hóa. Cũng theo nguyên tắc tự do ý chí của các chủ thể tham gia hợp đồng
mà có thể có các điều khoản về việc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.


d.

Như vậy, về thời hạn giao hàng giữa Công ước viên 1980 và luật Thương Mại
không có sự khác biệt tuy nhiên tại điều khoản giao hàng trước thời hạn thì
Công ước quy định trong trường hợp giao hàng sớm mà người mua có thiệt hại
thì có quyền đòi bồi thường còn trong Luật Thương Mại không đề cập đến vấn
đề này.

Bàn giao chứng từ
Về việc chuyển giao chứng từ thì theo điều 34 quy định: “Nếu người bán phải có nghĩa
vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành nghĩa vụ này
đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Trong
trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn
quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán


Page 7


kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy
nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước
này”
Theo luật Thương Mại 2005:
Giao hàng và chuyển giao chứng từ có liên quan Điều 34 Luật thương mại 2005 quy
định về giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa: “Bên bán phải giao hàng, chứng
từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo
quản và các quy định khác trong hợp đồng; Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên
bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.”
Theo điều 42 quy định giao chứng từ liên quan đến hàng hóa:

2.

-

Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng
từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương
thức đã thỏa thuận.

-

Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến
hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho
bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng và việc
giao chứng từ cũng phải phụ thuộc vào việc giao hàng hóa của các bên.

-


Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa
thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong
thời hạn còn lại.

-

Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này
mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có
quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.



Như vậy, về việc bàn giao chứng từ thì Luật thương mại và công ước viên hoàn
toàn phù hợp với nhau.

CHẤT LƯỢNG VÀ TUÂN THỦ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA 6:
Quyền và nghĩa vụ các bên được xác định bởi hợp đồng giữa các bên và quy định của pháp
luật. Trong thực tiễn, không thể tiên liệu đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên
trong mọi quan hệ hợp đồng mua bán. Bởi lẽ, sự sáng tạo của các bên trong thỏa thuận hợp
đồng là vô cùng phong phú và nội dung những thỏa thuận đó thường cụ thể, phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của các bên.

6 Điều 35, 36, 37 Công ước Viên
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 8


Giao hàng được xem là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng

hóa. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua.
Theo quy định của Công ước Viên thì bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận
trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác
của hợp đồng.
Chất lượng hàng hóa là nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán phải
giao hàng đúng chất lượng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Trong việc giao nhận
hàng hóa, vấn đề xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về chất lượng hàng hóa có ý
nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng để xác
định vấn đề này. Trường hợp không thể xác định theo hợp đồng thì phải căn cứ vào quy
định của pháp luật7.
Vấn đề về Chất lượng và Tuân thủ chất lượng hàng hóa được quy định tại điều 35, 36,
37 Công ước Viên 1980. Cụ thể:
-

Người bán có trách nhiệm giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định
trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

-

Nếu nội dung hợp đồng không xác định yêu cầu cụ thể về số lượng, phẩm chất và hàng
hóa cũng không được mô tả cụ thể thì các yêu cầu phù hợp sau đây phải được đáp ứng:
o

Hàng hóa phù hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường
đáp ứng.

o

Hàng hóa phù hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc

gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng. Trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn
cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán
hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.

o

Hàng có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho
người mua.

o

Hàng được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc,
nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng
hoá đó.



Điều 35 của Công ước Viên 1980 đề cập tiêu chuẩn để xác định hàng hoá được giao bởi người
bán phù hợp với các hợp đồng về chủng loại, số lượng, chất lượng và đóng gói. Việc cung cấp
7 Giáo trình luật thương mại – Chủ biên TS.Nguyễn Viết Tý
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 9


này xác định nghĩa vụ của người bán đối với những khía cạnh quan trọng của việc thực hiện
hợp đồng.


Người bán vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 35 trong những hoàn cảnh nhất định sẽ làm

tăng với mức độ vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định tại Điều 25 của Công ước, Điều này
sẽ là yếu tố chứng minh cho người mua trong việc tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 49 của
Công ước.
-

Bên bán không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 điều 35 Công ước Viên
để mà giao hàng hóa phù hợp với tất cả các quy định của nước người mua (như về sức
khỏe, điều kiện an toàn) trừ phi:
o

Quy định đó cũng được áp dụng tại nước ngoài bán.

o

Người mua đã nói cho người bán biết về điều đó và đã dựa vào kiến thức chuyên
môn của bên bán.

o

Người bán đã biết về điều đó thông qua một tình huống đặc biệt.

UN Trường hợp số 84:
Sự kiện: Bên bán – một công ty Thụy Sĩ bán mặt hàng Hến New Zealand cho Bên mua –
một công ty Đức. Bên mua từ chối thanh toán bởi vì một Tổ chức y tế của Đức phát hiện ra
hàng hóa này không an toàn do có chứa hàng lượng Cadmium vượt quá ngưỡng quy định.
Phán quyết:
Mặt hàng cung ứng với hàm lượng Cadmium cao không cấu thành nội dung vi phạm cơ bản
dẫn đến hủy hợp đồng, do vậy người mua không thể khước từ việc thanh toán theo giá mua.
Hàm lượng Cadmium cao trong mặt hàng này không phải là yếu tố không phù hợp với hợp
đồng theo quy định tại Điều 35 Công ước Viên, và loại Hến này vẫn phù hợp cho việc ăn

uống. Điều đó có nghĩa rằng cho dù người mua có chứng minh được đã có lỗi trong việc
đóng gói hàng hóa thì hợp đồng cũng không thể bị hủy.
Để phán quyết hủy hợp đồng trong trường hợp này thì lỗi đóng gói phải là điều kiện cơ bản
dẫn đến hủy hợp đồng và nó phải được phát hiện một cách dễ dàng. Điều này cho phép
người mua tuyên bố hủy hợp đồng trong khoản thời gian hợp lý sau khi giao nhận hàng.
Người mua được yêu cầu thanh toán giá mua cộng với lãi suất.
-

Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng nếu như
người mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký
kết hợp đồng.

-

Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 10


phù hợp nào của hàng hóa mà sự không phù hợp đó vào lúc chuyển giao quyền rủi ro
sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó.
Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau
thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa
vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào
đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể
hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định (hay nói cách khác Bên
bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm
chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng 8).



Điều 36 giải quyết việc không phù hợp của hàng hóa phát sinh tại thời điểm nào thì người bán
phải chịu trách nhiệm.
Khoản 1 điều 36 nêu nguyên tắc chung mà người bán phải chịu trách nhiệm nếu tồn tại
các tổn thất khi hàng hóa chuyển sang cho người mua.
Khoản 2 điều 36 mở rộng trách nhiệm của người bán trong một số trường hợp nhất định
bằng việc quy định người bán phải chịu trách nhiệm kể cả khi xảy ra sự không phù hợp
sau khi rủi ro đã được chuyển sang người mua nếu sự không phù hợp đó là nguyên nhân
của việc vi phạm nghĩa vụ của người bán, bao gồm vi phạm nghĩa vụ bảo hành, chất
lượng hàng hóa trong tương lai.
Một ví dụ minh họa cho quy định này như: Một cửa hàng hoa mua cây hoa cúc từ chối
thanh toán khi và phàn nàn rằng các cây hoa đã không nở suốt mùa hè như mong đợi:
một tòa án phúc thẩm phán quyết người mua phải thanh toán cho người bán vì người
mua không chứng minh được các cây đã có lỗi khi rủi ro chuyển từ người bán sang
người mua, và người mua không thể chứng minh rằng người bán đã có điều kiện đảm
bảo thể lực của các cây trong tương lai theo khoản 2 điều 36.
-



Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết
hạn giao hàng, giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho
hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của
hàng hóa đã giao với điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua
một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường
thiệt hại chiếu theo Công ước Viên.

Điều 37 của Công ước Viên 1980 đề cập tới việc người bán giao hàng không phù trước ngày
quy định trong hợp đồng. Câu đầu tiên của điều 37 quy định rằng, trong trường hợp giao không

8 Điều 39 Luật Thương mại 2005
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 11


đủ số lượng, người bán có thể khắc phục bằng cách giao bổ sung một phần còn thiếu hoặc bù số
lượng hàng hóa bị thiếu hụt. Trong trường hợp giao hàng thiếu chất lượng, người bán có thể
khắc phục bằng cách cung cấp hàng hóa thay thế hoặc bằng cách khắc phục bất kỳ sự thiếu phù
hợp trong các hàng hóa được giao.
Câu thứ hai của Điều 37 quy định rằng người mua vẫn có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
Sự khắc phục bất thành của người bán đối với sự thiếu phù hợp của hàng hóa được xem
như là một điều kiện tiên quyết về quyền của người mua để giảm giá hàng hoá giao theo
Điều 50 Công ước Viên 1980.


3.

Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định khá tương thích với Công ước Viên (các
vấn đề về chất lượng và đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng được nêu tại Điều 39, 40, 41
Luật Thương mại 2005).

NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI MUA VỀ KIỂM TRA HÀNG HÓA 9
Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận hàng là yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua
bán hàng hóa, ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng. Bên mua phải kiểm tra hàng
hóa trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa không phù hợp theo hợp đồng thì bên mua
phải thông báo cho bên bán trong một thời gian hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc
thông báo này, bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng

hóa, trừ trường hợp các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá
trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc không thể không biết
về khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Công ước Viên cũng quy định về nhiệm vụ kiểm tra hàng của người mua tại điều 38, 39 và
40. Cụ thể:
-

Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một
thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể.
o

Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng có
thể được dời lại đến lúc hàng tới nơi đến.

o

Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận
chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả
năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký

9 Điều 38, 39, 40 Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 12


kết hợp đồng (về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó), thì việc kiểm tra có thể được
dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới.
-


Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu
người mua không thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó
trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó.
o

Nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2
năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua thì trong trường hợp
thông thường thì người cũng mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không
phù hợp hợp đồng.



Điều 39, người mua phản ánh hàng hóa giao không phù hợp với nội dung hợp đồng thì phải có
nghĩa vụ thông báo cho người bán về việc không phù hợp đó. Nó được chia ra làm 2 loại mốc
thời gian khác nhau cho các thông báo được yêu cầu.
Thứ nhất là người mua phải gửi thông báo về sự không phù hợp trong một khoảng thời
gian nhất định sau khi người mua phát hiện hành hóa không phù hợp.
Thứ hai là trong mọi trường hợp người mua phải thông báo cho người bán về sự không
phù hợp trong vòng 2 năm kể từ ngày hàng hóa được giao cho người mua, trừ trường
hợp thời hạn này là không phù hợp với thời hạn bảo hành của hợp đồng.
UN Trường hợp số 48:
Sự kiện: Người mua Đức mua Dưa chuột tươi muốn đạt được việc giảm giá bởi vì hàng hóa
không phù hợp theo quy định của hợp đồng.
Phán quyết:
Tòa sơ thẩm bác bỏ yêu cầu này vì bên mua đã kiểm tra hàng hóa tại Turkey và xác nhận
hàng hóa như đặt hàng.
Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng UN đã áp dụng 1 phần pháp luật của Đức và giữ quyết định
của Tòa sơ thẩm.
Người mua mất quyền dựa vào điều khoản sự không phù hợp của hàng hóa để đưa ra thông
báo rằng hàng hóa không phù hợp bởi vì đã 7 ngày kể từ khi hàng hóa đến Đức.

-



Người bán không có quyền viện dẫn các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự
không phù hợp của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không
thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua.

Điều 40 làm giảm trách nhiệm của người mua khỏi các hậu quả của việc không đáp ứng được
các yêu cầu của Điều 38 (điều chỉnh nghĩa vụ của người mua để kiểm tra hàng hóa giao) và
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 13


điều 39 (quy định nghĩa vụ của người mua trong việc thông báo cho người bán về sự không phù
hợp của hàng hóa). Sự hỗ trợ của Điều 40 chỉ có giá trị khi người mua không thực hiện tốt
nghĩa vụ kiểm tra và/hoặc nghĩa vụ thông báo liên quan đến sự thiếu phù hợp của hàng hóa đến
người bán mà người bán không thể không biết và người bán đã không thông báo cho người
mua.


Nhận xét chung liên quan đến Điều 38, 39, 40
o

Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa tại Điều 38 là nhằm thiết đặt thời gian, nếu không tiến
hành kiểm tra, người mua “lẽ ra đã phát hiện ra” hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng theo quy định tại Điều 39. Không có hậu quả nào khác phát sinh từ việc không
kiểm tra hàng hóa. Có những lúc người mua phải phát hiện ra tình trạng không phù
hợp với hợp đồng mặc dù không kiểm tra hàng hóa. Chẳng hạn như, người mua phải

phát hiện ra tình trạng không phù hợp với hợp đồng có bằng chứng chứng minh khi
giao hàng. Tương tự như vậy, ngay cả khi Điều 38 không tồn tại, diễn giải hợp lý
của Điều 39 cho rằng người mua “lẽ ra đã phát hiện ra” tình trạng không phù hợp
với hợp đồng thông qua việc kiểm tra hàng hóa. Do đó, điều kiện mà người mua “lẽ
ra đã phát hiện ra” tình trạng không phù hợp với hợp đồng là khái niệm của Điều 39
có liên quan đến nhưng không phụ thuộc vào Điều 38.

o

Điều đó là có liên quan đến phần diễn giải xác đáng của Điều 44. Điều 44 cho phép
người mua giảm giá hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, ngoại trừ thất thoát lợi
nhuận, nếu họ có lý do hợp lý cho việc không đưa ra thông báo phù hợp với Điều
39, cho dù nguyên nhân của việc không thực hiện đó là do người mua không biết về
tình trạng không phù hợp với hợp đồng, mặc dù lẽ ra họ phải biết, hoặc dù là người
mua không thông báo về tình trạng không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa mà
họ biết.

o

Có thể đặt câu hỏi xem Điều 44 có bổ sung thêm bất cứ điều gì cho chế độ thông
báo hay không, bởi vì Điều 38 và Điều 39 chứa ngôn ngữ có thể được giải thích để
đạt được kết quả mà Điều 44 sẽ đạt đến. Hơn nữa, một số tòa án giải thích rằng
ULIS đã tránh được các yêu cầu khắt khe của Điều 38 và Điều 39 bằng cách giải
thích Điều 40 rằng người bán giao hàng bị lỗi “không thể không biết” các khiếm
khuyết, do đó cho phép người mua dựa vào thông báo về tình trạng không phù hợp
với hợp đồng. Các kết quả tương tự có thể đạt được theo Điều 40, Công ước Viên
1980, đồng nhất với Điều 40, ULIS trong tất cả các yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, việc
thông qua Điều 44 trong Hội nghị ngoại giao khẳng định việc chuyển sang chế độ
thông báo ít nghiêm ngặt hơn bắt đầu trong UNCITRAL.


Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 14


o

Kết quả cuối cùng của quá trình soạn thảo có thể được mô tả rõ ràng là gần gũi hơn
với giải pháp được tìm thấy trong luật quốc gia của hệ thống pháp luật trong nhóm
thứ ba hơn là việc hoặc chế độ thông báo nghiêm ngặt của hệ thống pháp luật trong
nhóm đầu tiên hoặc thiếu yêu cầu thông báo nhằm khắc phục thiệt hại được phát
hiện trong nhóm thứ hai của hệ thống pháp luật 10.



4.

Vấn đề nhiệm vụ của người mua về kiểm tra hàng hóa cũng được quy định tại điều 44
Luật Thương mại 2005).

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN CỦA BÊN THỨ BA
Công ước Viên quy định về quyền của bên thứ ba đối với hàng hóa, đặc biệt là đối với tài
sản là quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ bao gồm một số quyền đặc biệt được cung cấp cho
chủ sở hữu trong một thời hạn nhất định.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
-

Đăng ký nhãn hiệu;


-

Bằng phát minh, bằng sáng chế;

-

Quyền tác giả;

Quay lại các quy định về quyền của bên thứ ba, thì Công ước quy định như sau:
-

Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu
sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng
buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách
đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ
của người bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42 của Công ước. (11)

-

Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu
sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc
không biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói
trên được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.
o

Chiếu theo pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng
cách khác, nếu các bên có dự đoán vào lúc ký kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được
bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó, hoặc là:

10 Ý kiến Hội đồng Tư vấn CISG tùy chọn số 2

11 Điều 41 Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 15


o

Trong mọi trường hợp khác – chiếu theo luật pháp của quốc gia có trụ sở thương
mại của người mua.

Trong trường hợp sau đây, người bán không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ nêu trên, nếu:
o

Vào lúc ký kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự hiện
hữu của quyền lợi hay yêu sách nói trên, hoặc là:

o

Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn từ sự kiện người bán đã tuân theo các bản thiết kế
kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp. (12)

-

Người mua mất quyền khiếu nại dựa vào các quy định của điều 41 và điều 42 của Công
ước nếu như họ không thông báo cho người bán những tin tức về tính chất của quyền
hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã
biết hay đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó.
Người bán không có quyền viện dẫn những sự quy định từ khoản 1 điều 43 của Công
ước nếu người bán đã biết về quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba và về tính chất

của quyền hạn hay yêu sách đó. (13)

Tương tự, trong quy định của luật Việt Nam, các Điều từ 45 đến 47 của luật Thương mại
2005 cũng quy định người bán phải có các nghĩa vụ sau:
-

Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
o

Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị
tranh chấp bởi bên thứ ba;

-

o

Bên bán phải bảo đảm hàng hóa đó phải hợp pháp;

o

Bên bán phải bảo đảm việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp. (14)

Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
o

Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu
trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa đã bán.

o


Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công
thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách
nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh

12 Điều 42 Công ước Viên 1980
13 Điều 43 Công ước Viên 1980
14 Điều 45 Luật Thương mại 2005
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 16


từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. (15)
-

Yêu cầu thông báo
o

Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của luật Thương mại
2005 nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba
đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó,
trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.

o

Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của luật
Thương mại 2005 nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của
bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về
khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.

(16)

5.

GIẢI PHÁP CỦA NGƯỜI MUA KHI NGƯỜI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG:
a.

Các loại vi phạm
-

Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ hay vi phạm hợp đồng
trước thời hạn (anticipatory breach) được thể hiện như sau: trước khi đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ được các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu bên có quyền biết
được rằng nghĩa vụ sẽ không thể được thực hiện, hoặc có căn cứ để nghi ngờ rằng
nghĩa vụ sẽ không thể được thực hiện, thì có thể thực hiện ngay các quyền, hoặc một
số quyền mà thông thường chỉ được dành cho các trường hợp nghĩa vụ đã không
được thực hiện trên thực tế. Theo pháp luật Anh – Mỹ, hậu quả pháp lý cơ bản nhất
của loại vi phạm này là sự công nhận quyền của bên có nguy cơ bị vi phạm hủy hợp
đồng, và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại mà không cần đợi đến hết thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Để xác định vi phạm hợp đồng trước thời hạn, không cần thiết phải có sự tuyên bố
không thực hiện hợp đồng của bên kia, mà việc xác định này dựa trên các hoàn cảnh
khách quan cũng như hành vi của bên đó không phù hợp với việc thực hiện hợp
đồng trong tương lai: khả năng thực hiện nghĩa vụ của người bán bị thu hẹp do bãi
công kéo dài trong xí nghiệp của họ, khả năng thanh toán của người mua bị hạn chế
– được thể hiện qua việc họ chậm thanh toán theo những hợp đồng khác; hành vi
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ví dụ, khi người mua xác định được rằng người
bán đã giao cho các khách hàng khác thiết bị đồng bộ cho cùng mục đích sử dụng

15 Điều 46 Luật Thương mại 2005

16 Điều 47 Luật Thương mại 2005
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 17


kém phẩm chất. Bên ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng do nghi ngờ khả năng thực
hiện nghĩa vụ của bên kia có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho phía bên kia, và phải
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu phía bên kia đảm bảo bằng văn bản sẽ thực hiện
nghĩa vụ của mình.(17)
-

Vi phạm cơ bản hợp đồng (Fundamental breach):
Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định như sau: “một sự vi phạm hợp
đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị
thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có
quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu
qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở
vào hoàn cảnh tương tự”.(18)
Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được
xác định dựa trên các yếu tố:
o

Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng;

o

Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều
mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng;


o

Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm
đó.

Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện
nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp
đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể
về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao
hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận
trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, ví dụ
như hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc
giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người
bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. (19)
Do phần vi phạm hợp đồng đã được phân công cho nhóm khác trình bày nên nhóm chỉ
xin nêu một số khái niệm liên quan đến vi phạm hợp đồng và xin phép không tìm hiểu
17 />18 Điều 25 Công ước Viên 1980
19 />Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 18


sâu hơn. Tiếp theo, nhóm xin trình bày hai phần: phần một, điểm qua các quyền của
người mua theo quy định tại các điều từ 46 đến 52 của Công ước; phần hai, trình bày rõ
hơn về ba quyền cơ bản của người mua trong các điều khoản này.
b.

Quyền của người mua theo công ước
Đầu tiên, nói một cách chung nhất, nếu người bán vi phạm hợp đồng, người mua có các

quyền sau đây:
-

Người mua có các quyền theo quy định tại các điều từ 46 đến 52 của Công ước.

-

Người mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến
77 của Công ước.

Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một
biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
Tòa án hoặc Trọng tài không cho phép người bán trì hoãn khi người mua sử dụng đến
bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng. (20)
Do phần bồi thường thiệt hại không nằm trong phần công việc được giao cho nhóm nên
cũng xin mạn phép không đề cập đến các nội dung này, việc trình bày các quyền đòi bồi
thường thiệt hại xin được nhờ nhóm bạn. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu được phân
công, nếu căn cứ theo các điều từ 46 đến 52 của Công ước thì người mua có 3 quyền
chính sau đây:
b1. Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng


Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua
sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó.



Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể yêu cầu người
bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm
cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc

với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn
hợp lý sau đó.



Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền yêu cầu người
bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này không
hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của
hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông
báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 của Công ước hoặc trong một thời hạn hợp

20 Điều 45 Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 19


lý sau đó.(21)
Ngoài ra, người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để
người bán thực hiện nghĩa vụ.
Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện
nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến
bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng
trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này người
mua cũng không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại do người bán chậm trễ trong
việc thực hiện nghĩa vụ của mình. (22)
Như vậy, với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49 của Công ước, người bán có
thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực
hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không
kéo theo một sự chậm trễ vô lý mà không gây ra cho người mua những trở ngại phi

lý hay tình hình bất định về việc người bán phải hoàn trả các phí tổn mà người mua
gánh chịu. Tuy nhiên, người mua duy trì quyền đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo
Công ước.
Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp nhận việc loại trừ
thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu
cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu
sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua
không thể, trước khi mãn hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào
không thích hợp cho việc thi hành nghĩa vụ của người bán.
Nếu người bán thông báo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện việc loại trừ
thiếu sót trong một thời hạn ấn định thì cần hiểu rằng thông báo nói trên bao gồm
cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không chiếu
theo quy định của khoản 2 Điều 48 của Công ước.
Yêu cầu hay thông báo của người bán theo quy định của các khoản 2, khoản 3 Điều
48 của Công ước sẽ không có hiệu lực nếu người mua không nhận được. (23)
b2. Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (hủy bỏ hợp đồng)


Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:

21 Điều 46 Công ước Viên 1980
22 Điều 47 Công ước Viên 1980
23 Điều 48 Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 20







Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ
hợp đồng hay từ Công ước cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng,
hoặc:



Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong
thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47
của Công ước hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời
gian được gia hạn này.

Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất
quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng.


Khi người bán giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người
mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện.



Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong
một thời hạn hợp lý:
i.

Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.

ii.


Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người
bán chiếu theo khoản 1 điều 47 của Công ước hoặc sau khi người bán đã
tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã
được gia hạn thêm đó, hoặc:

iii.

Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo
khoản 2 điều 48 của Công ước hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ
không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ. (24)

b3. Quyền giảm giá căn cứ vào mức độ không phù hợp của hàng hóa
Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả
hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá
trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp
hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong
việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 của Công ước hoặc nếu
người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này
thì người mua không được giảm giá hàng. (25)
Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao
24 Điều 49 Công ước Viên 1980
25 Điều 50 Công ước Viên 1980
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 21


phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 của Công ước sẽ được áp dụng đối với
phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng.
Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện

hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự
vi phạm chủ yếu hợp đồng.(26)
Nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua được quyền lựa
chọn hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng đó.
Nếu người bán giao một số lượng nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng, thì
người mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người mua
chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả
tiền hàng phụ trội. Nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ
trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.
(27)

Đối với luật Thương mại 2005 thì các loại chế tài trong thương mại gồm có:
-

Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

-

Phạt vi phạm.

-

Buộc bồi thường thiệt hại.

-

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

-


Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

-

Huỷ bỏ hợp đồng.

-

Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và tập quán thương mại quốc tế. (28)

Cụ thể các Điều từ 292 đến 316 luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức chế tài
trong thương mại. Nhìn chung, khi xây dựng luật Thương mại, các nhà làm luật Việt
Nam đã dựa vào Công ước Viên để hệ thống pháp luật nội địa không có khoảng cách
quá xa với hệ thống điều ước quốc tế, tập quán thương mại thế giới, dù chưa tiến bộ
bằng nhưng ít nhất cũng đã phần nào thể hiện mức độ tiệm cận của hệ thống pháp luật
26 Điều 51 Công ước Viên 1980
27 Điều 52 Công ước Viên 1980
28 Điều 292 Luật Thương mại 2005
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 22


trong nước với thế giới.
c.

Thực hiện hợp đồng
Theo Điều 46, Bên mua có thể yêu cầu bên bán thực hiện hợp đồng.

Bên mua không thể yêu cầu bên bán thực hiện hợp đồng nếu họ đã dùng đến biện pháp
bảo hộ pháp lý không hợp với việc thực hiện hợp đồng (ví dụ như, tuyên bố hủy bỏ hợp
đồng).
Theo Điều 47, Bên mua có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp
này, bên mua không thể sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác trong thời gian gia hạn.
Tuy nhiên, bên mua vẫn được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại sau thời gian gia hạn.
Lưu ý: tòa án không phải đưa ra phán quyết về việc thực hiện chi tiết hợp đồng đối với
bất kỳ bên nào, trừ khi theo luật pháp địa phương của nước thành viên (Điều 28).
-

Hàng hóa không đúng quy định
Theo Điều 46, nếu bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng hoặc yêu cầu
của Công ước thì bên mua có thể yêu cầu bên bán:
(a)

Giao hàng hóa thay thế (nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ
bản hợp đồng và yêu cầu hợp lý). Yêu cầu hợp lý là yêu cầu thay thế hàng hóa
phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều
39 hoặc trong một thời gian hợp lý sau đó.

(b)

Sửa chữa hàng hóa (nếu tình trạng không phù hợp là không đáng kể và yêu cầu
sửa chữa hợp lý). Yêu cầu sửa chữa hợp lý là phải được tiến hành hoặc là cùng
một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời
gian hợp lý sau đó.

Căn cứ vào biện pháp phòng vệ, ngay cả sau ngày thực hiện hợp đồng thì bên bán
có thể khắc phục việc không thực hiện hợp đồng do tự mình chịu phí theo Điều
48 nếu:

o

Không có trường hợp trì hoãn vô lý

o

Không gây bất tiện cho bên mua hoặc làm cho bên mua cảm thấy không chắc
chắn về việc họ có được bồi hoàn chi phí tạm ứng hay không: Điều 48

Để tiến hành hành động này, bên bán nên thông báo cho bên mua biết về dự định
của mình. Thông báo này được xem là bao gồm cả yêu cầu rằng bên mua nên liên
hệ với bên bán để họ biết rằng liệu họ có được chấp nhận việc thực hiện hợp đồng
muộn hay không. Thông báo này chỉ có giá trị nếu bên mua nhận nó. Nếu bên mua
Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 23


nhận thông báo này và không phản hồi lại, thì bên bán có thể giả định rằng điều này
có nghĩa là họ được chấp nhận việc thực hiện hợp đồng muộn và tiếp tục thực hiện
hợp đồng. Lưu ý: bên mua vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
-

Giao hàng sớm
Theo Điều 52, nếu bên bán giao hàng sớm, thì bên mua có thể nhận hàng hoặc từ
chối nhận hàng tại thời điểm đó.

-

Giao hàng vượt quá đặt hàng

Theo Điều 52, nếu bên bán giao hàng vượt quá đặt hàng, thì bên mua có thể nhận
một phần hoặc toàn bộ số lượng hàng hóa được giao đến, hoặc không nhận, tùy theo
lựa chọn của họ. Tuy nhiên, nếu bên mua chấp nhận hàng dôi dư, thì họ phải thanh
toán theo giá hợp đồng.

d.

Hủy bỏ hợp đồng
Bên mua có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu việc không thực hiện hợp đồng của bên
bán cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng: Điều 51. Bên mua cũng có thể
tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, trong trường hợp không giao hàng, nếu bên bán không giao
hàng trong thời gian gia hạn do bên mua ấn định, hoặc tuyên bố rằng bên bán sẽ không
thể giao hàng trong thời gian được ấn định: Điều 49. Việc tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ
có hiệu lực nếu một trong hai bên gửi thông báo cho bên còn lại: Điều 24.
Ví dụ điển hình: hành vi vi phạm cơ bản đến hợp đồng
Việc không thực hiện hợp đồng có thể là hành vi vi phạm cơ bản đến hợp đồng trong
hợp đồng mà thời gian là yếu tố tất yếu. Chẳng hạn như, khi bên mua cần có hàng trong
giai đoạn sản xuất, hoặc tại thời điểm cụ thể.
Bên mua mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu hàng hóa được giao, trừ khi:

e.

(a)

Giao hàng muộn (và họ làm như vậy trong khoảng thời gian phát hiện ra hàng hóa
đã được giao)

(b)

Bên bán vi phạm hợp đồng (và họ làm như vậy trong khoảng thời gian hợp lý sau

khi họ biết hoặc lẽ ra đã biết về hành vi vi phạm đó, và sau khoảng thời gian gia hạn
đã ấn định): Điều 49.

Giảm giá
Nếu hàng hóa không phù hợp với yêu cầu của hợp đồng thì bên mua được quyền giảm
giá tương ứng với tình trạng không phù hợp. Điều này là trừ khi bên bán khắc phục
tình trạng không phù hợp trong thời hạn hợp đồng hoặc bên mua không chấp nhận biện

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán

Page 24


pháp khắc phục phù hợp với Điều 37 và 48: Điều 50. Trong trường hợp sau đây, bên bán
đã không khắc phục trong thời hạn hợp đồng, và không được quyền làm như vậy sau
thời hạn hợp đồng đó.
UN Trường hợp số 56
Tình huống: Nhà bán lẻ người Thụy Sĩ đã không thanh toán cho bên bán, nhà sản xuất
đồ đạc người Ý, giá mua, khiếu nại rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
Phán quyết: Tòa án đưa ra phán quyết là vì bên mua đã bán lại một phần hàng hóa mà
không kịp thời thông báo cho bên bán biết về việc bán lại đó, nên bên mua bị mất quyền
vịn vào tình trạng không phù hợp của hàng hóa đó. Tuy nhiên, về số hàng hóa còn lại,
bên mua được giảm giá vì họ đã kịp thời thông báo cho bên bán biết về khiếm khuyết và
bên bán đã không khắc phục. Thay vì bên bán sẽ thanh toán chi phí sửa chữa, thì tòa án
đưa ra phán quyết là khái niệm của công ước không bao hàm chi phí sửa chữa. Đó là
giảm giá mua liên quan đến giá trị hàng hóa đã giao so với giá trị hàng hóa phù hợp.
Bên mua cũng có thể giảm giá nếu bên mua có lý do chính đáng cho việc không gửi
thông báo về quyền lợi của bên thứ ba theo Điều 43: Điều 44.

Đề tài: Nghĩa vụ của người bán


Page 25


×