Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

DE CUONG ON THI CAO HOC MON DIA LI DAI CUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.69 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
MÔN CƠ BẢN: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
Chương 1 : ĐỐI TƯỢNG NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÍ HỌC
1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ
1.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học
Tên gọi Địa lí xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Geography, chữ này có 2 thành tố geo có nghĩa là
trái đất, graphy có nghĩa là diễn giải khoa học.
Theo Hán-Việt thì chữ địa có nghĩa là đất hay trái đất, chữ li được coi là hậu tố của chữ địa
mang ý nghĩa là một ngành học. Người xưa có những nhận biết sơ khai về địa lí thông qua việc mô
tả các hiện tượng như sự thay đổi thời tiết, khí hậu, tìm phương hướng. Khi có chữ viết, các kiến
thức địa lí được ghi chép lại tạo nền móng cho sự phát triển của Khoa học địa lí ngày nay. Theo
Bách khoa tòan thư Xô Viết: “Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên
cứu thể tổng hợp tự nhiên, thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng”. Hệ
thống khoa học: là sự kết hợp của nhiều bộ môn khoa học khác nhau với các chức năng riêng nhưng
đồng thời lại được thống nhất bởi một chức năng chung. Hay nói cách khác, tất cả các khoa học
thuộc một hệ thống đều có đối tượng nghiên cứu chung, mặc dù mỗi khoa hoc có đối tượng nghiên
cứu riêng. Các khoa học bộ phận đều sử dụng một phương pháp luận chung, một hệ thống khái
niệm chung và có thể cùng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung. Giữa các khoa học bộ
phận tồn tại những nhiêm vụ chung phải giải quyết. Trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát
sinh, phát triên của môi trường đia lí - xác định các đặc tính của mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên
và hệ thống KT – XH.
Khái niệm về Địa lí học đã được định nghĩa khác nhau bởi các nhà khoa học nhưng đều chung
bản chất là: chuyên ngành vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, chuyên nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, kinh tế-xã hội, các hiện tượng tự nhiên, KT-XH diễn
ra trên bề mặt trái đất và mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên.
Theo cách hiểu trên thì Địa lí học là một hệ thống khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện
tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, qui luật phân bố trong không gian và mối quan hệ của
chúng (địa hình, khí hậu, thủy văn…dân cư, kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ không thể tách rời
nhau của chúng – vì thế thuật ngữ hợp phần xuất hiện để nêu lên bản chất của các hiện tượng đó).Vì
vậy Địa lí học là khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp các thông tin, các kết quả


nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh học, vật lí học, hóa học…Địa lí học gồm hai nhóm
ngành chính là: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội.
Địa lí Tự nhiên (TN) bao gồm: Địa lí TN bộ phận (Khí hậu học, Địa lí thủy văn, Địa lí sinh vật,
Địa lí thổ nhưỡng, Địa mạo học); Địa lí TN tổng hợp (Cơ sơ địa lí TN, Khoa học Trái đất, Cảnh
quan học, Cổ địa lí).
Địa lí kinh tế-xã hội (KT – XH) bao gồm: Địa lí KT – XH bộ phận (Địa lí Dân cư, Địa lí Nông
nghiệp, Địa lí Công nghiệp, Địa lí giao thông vận tải, Địa lí du lịch, Địa lí dịch vụ); Địa lí KT – XH
tổng hợp (Địa lí nông nghiệp thế giới giới và Việt Nam, Địa lí công nghiệp thế giới và Việt Nam…
Địa lí các vùng lãnh thổ).
Bản đồ học.
Mối quan hệ giữa Địa lí tư nhiên và Địa lí KT – XH – Địa lí thống nhất: Địa lí KT - XH không
thể tồn tại nếu tách rời Địa lí tự nhiên vì XH muốn tồn tại và phát triển thì con người phải tác động
vào tự nhiên và sống trong tự nhiên. Do đó, con người cần phải hiểu tự nhiên, đặc điểm và qui luật
1


tự nhiên mới có thể khai thác và sử dụng tốt tự nhiên. Địa lí tự nhiên không thể tách Địa lí KT – XH
vì nếu tách ra nó sẽ mất đi mục đích nghiên cứu của mình là phục vụ sản xuất.
Ở Việt Nam hiện nay có xu hướng muốn tách ra 2 ngành: Địa lí học là ngành tương đương với
Địa lí kinh tế-xã hội; Địa lí tự nhiên được đưa vào ngành Khoa học về trái đất.
1.1.2. Địa lí tự nhiên
+ Đối tượng nghiên cứu: là tự nhiên bề mặt trái đất, xem như hệ thống hoàn chỉnh không thể
chia cắt được, hình thành từ các bộ phận cấp thấp nhất (tướng địa lí) thể tổng hợp ĐLTN (5 quyển)
cấp cao nhất là lớp vỏ địa lí. Lớp vỏ địa lí là bề mặt không gian 3 chiều của Trái đất, tồn tại các thể
tổng hợp trên. Bề dày của lớp vỏ địa lí – nơi mà con người có thể vừa tiến hành nghiên cứu vừa
chung sống chưa đến 40 km (phần trên 25 – 30 km, phần dưới khoảng 11 km), nghĩa là chỉ nghiên
cứu các bộ phận phức tạp nhất của Trái đất.
Vỏ trái đất ngày nay là một hệ thống tự nhiên hoàn chỉnh (một địa tổng thể) trong đó bao gồm
các hợp phần và các đơn vị kết hợp theo quy luật nhất định. Một địa tổng thể có cấu trúc ngang (các
hợp phần tự nhiên và mối quan hệ của chúng) và cấu trúc thẳng đứng (các địa tổng thể và mối quan

hệ của chúng). Theo cách hiểu này, đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên bao gồm: Các hợp
phần tự nhiên (các thành phần tự nhiên – địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng…với sự tồn tại
đan xen trong mối quan hệ tương tác giữa chúng); Các địa tổng thể (ở tất cả các cấp) và mối quan
hệ của chúng.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả, thu thập, đi sâu nghiên cứu chi tiết tự nhiên bề mặt trái đất nói
chung và các vùng lãnh thổ nói riêng. Phân tích sự phân dị của các thành tố tự nhiên; các mối quan
hệ và tác động qua lại giữa các hiện tượng, các thành tố cấu tạo nên lớp vỏ địa lí; tác động qua lại
giữa tự nhiên với xã hội loài người và ngược lại. Hệ thống, phân tích, xử lý các tư liệu địa lí thu
thập được trên toàn cầu, xác định bản chất hiện tượng, mối liên hệ giữa các hiện tượng, các thành
tố, xây dựng các mô hình địa lí trên cơ sở Toán học, Sinh học, Hóa học, Kinh tế học v.v… rút ra
các quy luật địa lí. Đẩy mạnh nghiên cứu địa lí địa phương, xây dựng các bản đồ chuyên ngành, bản
đồ cảnh quan, phân vùng cảnh quan, tiến tới cải tạo toàn diện hoặc từng mặt các điều kiện tự nhiên
góp phần xây dựng phát triển KT - XH địa phương và vùng.
Trên cơ sơ nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp hay từng bộ phận, cần mở rộng nghiên cứu cổ
địa lí và phát triển dự báo ngắn hoặc dài hạn. Đẩy mạnh địa lí ứng dụng, địa lí cải tạo, sử dụng hợp
lí, tái sản xuất tài nguyên tự nhiên để giúp cho ngành khoa học địa lí mang ý nghĩa thực tiễn và trở
thành lực lượng sản xuất trong xã hội. Tăng cường nghiên cứu, bảo vệ môi trường địa lí – môi
trường sống của xã hội loài người, đảm bảo việc phát triển bền vững của toàn cầu và từng quốc gia.
Tận dụng, khai thác hệ thống thông tin địa lí; thực hành nối mạng thông tin toàn cầu (Internet) để
làm giàu nhanh chóng, cập nhật kịp thời các tri thức địa lí, để có đủ khả năng xử lý, phân tích khối
tư liệu thực tế khổng lồ; cập nhật bản đồ trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, KT – XH; năng động
trong giảng dạy ở các trường PTTH, nhất là Đại học nhằm quy hoạch, quản lý không gian lãnh thổ
trong mọi ngành kinh tế, sản xuất tối ưu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Theo quan điểm hiện đại, Địa lí tự nhiên có nhiệm vụ nghiên cứu các hợp phần tự nhiên (các
yếu tố tự nhiên và mối quan hệ tương tác, bền chặt giữa chúng) và cấu trúc lãnh thổ của chúng (địa
lí vùng). Các nhiệm vụ này được mô tả cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu các hợp phần tự nhiên có nghĩa là phải mô tả vừa định tính, vừa định lượng được
các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ tương tác giữa chúng (các hợp phần); phải tìm ra sự
phân dị về không gian của chúng (Địa lí tổng hợp).
+ Trên cơ sở của các kết quả nghiên cứu về các hợp phần tự nhiên tìm ra sự tồn tại khách quan

của địa tổng thể các cấp (từ điểm cho đến lớp vỏ địa lí – Địa lí vùng).
Xu hướng của Địa lí tự nhiên hiện nay là đẩy mạnh nghiên cứu địa lí ứng dụng, vì thế nhiệm vụ
nghiên cứu địa lí vùng với xu hướng định lượng trở thành nhiệm vụ sống còn của khoa học này.
2


1.1.3. Địa lí KT – XH
+ Đối tượng nghiên cúu: Theo định nghĩa các hội địa lí toàn Liên Xô (1995) thì Địa lí KT – XH
là khoa học xã hội thuộc hệ thống các Khoa học địa lí, nghiên cứu sự phân bố địa lí của sản xuất,
các hệ thống sản xuất, các quan hệ sản xuất, các điều kiện và đặc điểm của sự phát triển sản xuất ở
những nước và khu vực khác nhau. Theo Z.E.Dzenis (bản dịch Lê Thông, NXBGD,1984), đối
tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lí KT – XH là các địa hệ KT – XH, mà một trong các bộ phận cơ
bản của nó là hệ thống kinh tế. Địa hệ này là tập hợp của 5 nhóm yếu tố chính (các nguồn tài
nguyên tự nhiên, các nguồn thiết bị vật chất, thiết bị sản xuất, phân vùng kinh tế, kinh tế chính trị)
và các ngành địa lí KT – XH bộ phận (Địa lí công nghiệp, Địa lí nông nghiệp, Địa lí dịch vụ, Địa lí
dân cư, Địa lí đô thị, Địa lí tài nguyên, Địa lí chính trị, Địa lí y tế…).
+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu phân bố sản xuất, các điều kiện và đặc điểm phát triển KT
– XH trên toàn thế giới hay từng khu vực, từng quốc gia, hoặc từng thể tổng hợp sản xuất. Nghiên
cứu các cấu trúc, chức năng, sự phát triển của các địa hệ KT – XH với nhiều hình thái và quy mô
khác nhau. Nghiên cứu các quá trình hình thành, phát triển, hoạt động của các hệ KT – XH và việc
quản lý chúng. Kiến thiết và dự báo sự phát triển KT - XH trên toàn cầu hoặc các vùng lãnh thổ, các
khu vực khác nhau, thể hiện trong việc xây dựng mô hình, cấu trúc các thể tổng hợp KT – XH hiện
tại và tương lai. Chọn lọc và xây dựng các địa hệ KT – XH tối ưu để áp dụng vào thực tiễn Việt
Nam. Coi trọng việc nghiên cứu địa lí dân cư – động lực phát triển KT – XH của từng quốc gia, khu
vực. Đẩy mạnh phát triển nghiên cứu địa lí du lịch để biến chúng thành ngành công nghiệp không
khói. Nghiên cứu các mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại giữa các ngành với nhau, đặc biệt là mối
quan hệ giữa dân số - môi trương và sự phát triển KT – XH bền vững. Tận dụng khai thác tối đa
mạng thông tin toàn cầu, hệ thống thông tin địa lí làm phong phú tri thức KT – XH, phục vụ tốt cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở Đại học cũng như ở phổ thông.
1.1.4. Bản đồ học

Là khoa học nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian của các hiện tượng tự nhiên, KT XH; mối quan hệ của các hiện tượng đó. Nó được biểu thị bằng các mô hình, kí hiệu tượng trưng
đặc biệt – đó là sự biểu thị bản đồ. Bản đồ là phương pháp và phương tiện học tập, nghiên cứu có
hiệu quả nhất. Vì vậy, bản đồ được xem là ngôn ngữ thứ 2 của Khoa hoc địa lí, là công cụ của Khoa
học địa lí.
Theo cách hiểu này, thì đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là các hợp phần tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội và các qui luật phân bố trong không gian của chúng. Nghiên cứu về các hợp phần tự
nhiên (các hợp phần của đất, nước, khí hậu, sinh vật…) và con người sống trên các hợp phần tự
nhiên đó thuộc về Địa lí tự nhiên, nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc về Địa lí kinh tế-xã
hội.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa địa lí tổng hợp
và địa lí vùng; phải liên kết chặt chẽ với các ngành khác như: toán học, tin học, vật lí học, sinh vật
học, địa chất học…kinh tế học. Vì thế Địa lí học là một khoa học tổng hợp có tính đa ngành, liên
ngành

xuyên
ngành.
1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính của Địa lí học
1.2.1.
Phương
pháp
pháp
nghiên
cứu
truyền
thống
Nghiên
cứu
thực
địa.
- Thống kê, phân tích, so sánh, xử lý các tư liệu.

Phương
pháp
bản
đồ.
Phương
pháp
sinh
thái

cảnh
quan.
- Phương pháp sinh thái – kinh tế v. v…
1.2.2.
Các
phương
pháp
hiện
đại
- Xây dựng, tính toán các mô hình toán học Địa lí.
3


- Phương pháp không ảnh (máy bay và vệ tinh-RS)
- Sử dụng GPS (global positioning system) để định vị, xác định tọa độ ngoài thực địa.
- Sử dụng công nghệ thông tin (GIS, đĩa CD ROM) để cập nhật tư liệu, quản lý không gian
lãnh thổ, xây dựng bản đồ.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia giàu kinh nghiệm (Càng nhiều chuyên gia càng tốt, ít
nhất 5 chuyên gia cho một topic).
- Phương pháp hội thảo, lấy ý kiến đóng góp cho các Dự án, hay đề tài; cũng có thể hội thảo
theo từng vấn đề chuyên sâu.

1.3. Lịch sử phát triển của Địa lí học
Những hiểu biết về đia lí có từ hàng ngàn năm TCN. Khỏang 2400 năm TCN, người Phênixi
sống ơ ven Địa Trung Hải (Xiri – Libăng ngày nay) đã đi biết thám hiểm và buôn bán khắp Địa
Trung Hải, biển Đỏ, sang Đại Tây Dương. Bản đồ cổ nhất thế giới bằng đất nung có tuổi 2500 năm
TCN thể hiện vùng đất Lưỡng Hà với châu thổ của 2 sông Tigrơ và Ơphrat đổ ra biển và ở 2 bên có
2 dãy núi bao quanh. Ở Ai câp, các Vua đã tiến hành đo đạc đất đai châu thổ sông Nin để có cơ sở
đánh thuế. Nhiên cứu lịch sử phát triển của khoa học này cho thấy, cùng với một số ít khao học
khác địa lí học là ngành khoa học hình thành và phát triển sớm nhất của nhân loại và có thể chia
thành các giai đọan chính với những đặc điểm khác nhau:
1.3.1 Thời kì cổ đại (từ thế kỉ thứ V TCN đến thế kỉ thứ IV SCN)
Đây là thời kì bắt đầu xuất hiện những ý niệm địa lí thông qua những cuộc đi biển, những hành
trình dài trên đất liền đã được con người đã ghi chép, mô tả các sự kiện. Những ý niệm ấy được chia
thành 2 hướng chính: Địa lí đại cương và Địa lí khu vực - Thế kỉ thứ V TCN: Hêrôđốt lần đầu tiên
đưa ra những thông tin có tổ chức về nhiều mặt khi ông mô tả các vùng đất và biển mà ông đã đi
qua ở Biển Đen, Địa Trung Hải, Ai cập, Tiểu Á, vùng Lưỡng Hà. Trường phái Pitago với những
khái nịêm về một Trái đất hình tròn. Trường phái Pacmênit với tính địa đới - Thế kỉ thứ III TCN:
Êratôxten đã chú ý đo đạc Trái đất xác định phương hướng và vị trí ̣địa lí đặt tên và định nghĩa cho
khoa học địa lí, mô tả các quyển của Trái đất (thạch quyển, khí quyển) Địa lí học mang tính định
lượng, sử dụng tóan học và thiên văn học. Ông đã xác định chiều dài kinh tuyến khoảng 39.500 km
(chính xác là 40.075,7 km); xây dựng bản đồ thế giới có người ở với chiều dài từ Đai Tây Dương
đến sông Hằng kèm theo hệ thống kinh – vĩ độ, chiêu rộng không đi xa quá về phía bắc và nam Địa
Trung Hải, trên đó thể hiện châu Á, Âu, Phi - Thế kỉ thứ II TCN đến đầu CN: Crates xây dựng quả
địa cầu và đã tưởng tượng ra 3 lục địa là Bắc Mĩ, Nam cực, Úc. Strabon chuyển sang nghiên cứu địa
lí nhân văn, chú ý đến dân tộc và chiều lịch sử - Thế kỉ thứ II SCN: Khoa học địa lí có bước thụt lùi
với “Thuyết địa tâm hệ” của Ptôlêmê. Song ông cũng đã có những đóng góp rất lớn về bản đồ và
trắc địa. Công trình quan trọng nhất của ông là cuốn “Đia lí học” gồm 8 tập (Tập 1 – các nguyên
tắc, trong đó có cách xây dựng quả địa cầu và cách chiếu khi vẽ bản đồ; Tập 2, 3,4,5,6,7 – danh
mục gồm hơn 8000 địa danh kèm theo tọa độ kinh – vĩ để xác định vị trí; Tâp 8 – về địa lí, tóan
học, thiên văn học, phép chiếu hình nón 1 bản đồ tòan thế giới, 26 bản đồ chi tiết các khu vực. Đây
là atlat đầu tiên của thế giới bằng phép chiếu hình nón. Bản đồ thế giới theo Ptôlêmê thế giới dài

đến 1800 kinh tuyến (từ đảo Canari đến Trung quốc) và rộng từ 70 0 B đến 150 N, bao gồm châu Âu,
châu Á, châu Phi và Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, biển Caxpi, vịnh Ba Tư, biển Đỏ và Ấn Độ
Dương.
1.3.2 Thời kì trung cổ (từ thế kỉ thứ V SCN đến đầu thế kỉ XV)
Đây là thời kì suy toái của địa lí học và nhiều ngành khoa học khác. Nhiều thành tựu của khoa
học địa lí đã đạt được từ trước bị phủ định. Người ta bắt buộc phải chấp nhận lời phán có sẵn của
nhà thờ Thiên chúa giáo, như quả đất là mặt phẳng hay dáng đĩa; Các bản đồ không thể hiện thực tại
mà vẽ theo trí tưởng tượng và theo giáo lí Thiên chúa giáo (bản đồ được đặt theo hướng Đông –
Tây, có thêm một vùng thiên đường của chúa ở chính giữa trên cùng). Song vẫn có những thành
4


tựu: Ngươi Ả rập khẳng định lại chiều dài kinh tuyến, bătt đầu nói Măt trời là trung tâm vũ trụ.
Ngươi Noocmăng có những hành trình trên biển ở Đại Tây Dương, chiếm Băng đảo và đảo
Grơnlen, sang bán đảo Labrađo và đi dọc biển châu Mĩ; gia đình Maccô Pôlô ở Trung Âu đến
Trung Hoa, Mông Cổ bằng đường bộ và đi vòng quanh Nam Á và tiểu Á bằng đường biển.
1.3.3. Thời kì phục hưng (từ cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVI) ̣
Các quan hệ buôn bán mang tính chất hàng hóa được mở rộng nên nảy sinh nhu cầu tìm kiếm
thị trường. Đông thời, các câu chuyện và sản vật được các nhà du hành và thương nhân mang về từ
phương Đông đã kích thích các nước phương Tây. Trong khi đó, ở Tiểu Á xuất hiện đế quốc Thổ
Nhĩ Kì mà các cuộc đánh chiếm rộng lớn đã ngăn chặn con đường thủy bộ sang phương Đông. Các
nước châu Âu bắt buộc phải tìm con đường mới sang phương Đông bằng cách đi về phía Tây. Đây
là thời kì của các cuộc phát kiến địa lí vĩ đại xuất hiện - Christophe Colomb (Cơrixtôp Côlông,
1451 – 1506, người Ý): đã tiến hành 4 hành trình từ Châu Âu (Tây Ban Nha) sang Châu Mĩ đến
quần đảo Bahama, Hati, Giamaica… (1492 – 1502) biết được những sinh vật của “Tân thế giới”,
dân cư, dòng biển, tín phong… - Vasco de Gama (Vatxcô đờ Gama, 1469 – 1524, người Bồ Đào
Nha): đã tìm đường sang Ấn Độ bằng cách đi vòng qua Châu Phi, tìm được thị trường rộng lớn ở
Nam Á, Đông Nam Á. - Magellan (Magienlăng, 1470 – 1521, người Bồ Đào Nha): là người đâu
tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Lúc này con người đã khẳng định sự tồn tại của đại
dương nối liền với nhau và phân cách bởi lục địa, phát hiện ra các vành đai gió trên địa cầu. Chứng

minh được những thành tựu của địa lí cổ đại: Trái đất hình cầu, tính địa đới của khí hậu do góc tới
khác nhau của Mặt trời, quan hệ giữa khí hậu – sinh vât – con người, sơ bộ hình thành các quy luật
địa lí, phát hiện thêm đặc điểm của các đới gió, hiểu thêm nhiều dân tộc địa phương. Bản đồ tòan
cầu chính xác hơn. Lần đầu đưa America vào bản đồ với vai trò của Meccato. Năm 1570, tập Atlát
đầu tiên hiện đại nhất thời bấy giờ được xuất bản, gồm 53 bản đồ in từ các bản khắ bằng đồng, tô
màu bằng tay, tham khảo tài liệu của 87 nhà địa lí và bản đồ.
1.3.4 Thời kì tiền TBCN (từ thế kỉ thứ XVII đến thế kỉ thứ XVIII)
Khoa học địa lí tiếp tục phát triển theo hướng phát hiện và khảo sát những vùng đất chưa được
biết đến. Những cuộc thám hiểm tập trung vào việc nghiên cứu các đại dương (nổi bật vai trò của J.
Cook), nghiên cứu nội địa của các châu lục (Humbolt – thám hiểm Nam Mĩ, Trung Mĩ), nghiên cứu
các xứ ở cực (Mĩ, Nga, Anh, Pháp…). Nhưng ấn tượng nhất là các phát minh công nghệ, sự giải
thích và lập luận khoa học, các công trình tổng kết. Cụ thể: Phát minh ra cac dụng cụ nghiên cứu,
đo lường: phong vũ biểu, hàn thư biểu, kính viễn vọng, bàn đạc, máy kinh vĩ, phương pháp tam giác
đạc quan sát không gian và vẽ bản đồ chính xác hơn - Các nhân vật nổi tiếng: James Cook đã mở ra
thời kì du hành khoa hoc, có muc đích và phương pháp rõ rang. Ông đã thám hiểm châu Đại
Dương. Varenius với công trình “Đia lí đại cương” công bố năm 1650; xác định rõ đối tượng của
địa lí là lớp vỏ địa lí, gồm lục địa, đại dương, khí quyển, nghiên cứu trong khung cảnh toàn bộ Trái
đất và theo từng khu vực; đề xuất phân chia ra địa lí tự nhiên và đia lí KT – XH. Kepler đưa ra lí
thuyết về các quy luật chi phối sự vận động của các hành tinh xung quanh Măt trời. I.Newton khám
phá ra quy luật hấp dẫn trong vũ trụ. Kant cho rằng “địa lí là sự mô tả theo không gian” và đưa ra hệ
thống cấu tạo vũ trụ. Lômônôxôp đã nghiên cứu dự án khai thác Bắc cực, dự án nghiên cứu tòan
diện các lực lượng sản xuất tự nhiên của nước Nga và vẽ bản đồ Nga. Humbolt xác định độ cao
trung bình các lục địa, quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao, thu thập 6.000 loài cây. Ơ Việt Nam: Lê
Quý Đôn (Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục), Phan Huy Chú (Lịch triều hiến
chương loại ngữ, trong đó có cuốn Dư địa chí). - Trong ngành bản đồ: Ngành bản đồ Pháp lên ngôi
với việc xây dựng bản đồ nước Pháp của Cassini (1744). Nước Anh thành lập “Cục bản đồ quôc
gia” năm 1791.
1.3.5
Thời kì TBCN (thế kỉ XIX)
Khoa học địa lí có tính chuyên nghiệp, có đào tạo, có tổ chức nghiên cứu rõ ràng và mang tính

5


quốc tế. Sự phân ngành ngày càng mạnh với 2 bộ môn là khoa học đia lí tự nhiên và khoa hoc đia lí
kinh tế-xã hội – Nhiều khoa học chuyên ngành mới tách ra từ địa lí: Địa chất, Khí hậu học, Thổ
nhưỡng học, Thực vật học, Động vât hoc, Thiên văn học, Trắc địa học – Bản đồ, Hải dương học.
Thế mạnh thuộc địa lí tự nhiên nên nó được xếp vào Khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, sự phân ngành
bộc lộ nhược điểm xuất hiện xu thế nghiên cứu đia lí tự nhiên tổng hợp. Đia lí kinh tế ra đời cuối
thế kỉ XIX – được kích thích bởi sự phân công lao động theo lãnh thổ trong sản xuất hàng hóa
TBCN, sự phát triển của Thống kê học và học thuyết về sự định vị các ngành sản xuất. Bản đồ học
có những bước tiến: Bản đồ thế giới không con chỗ trắng; nền kinh tế cơ giới hóa, mâng lưới đường
sắt, đáy đai dương cũng được thể hiện; phương pháp bình độ thay thế cho nét gạch khi thể hiện độ
cao; dùng kí hiệu màu và nền màu để thể hiện các đối tượng địa lí thay cho bản đồ đen trắng; xuất
hiện các átlát chuyên đề. Bản đồ không chỉ mô tả mà có nội dung khoa học, thể hiện các hiện tượng,
các kết quả phân loại và phân vùng. Humbolt đưa ra quy luật địa đới và quy luật đai cao. Rite đã thu
thập các hiện tượng tự nhiên và KT – XH, hệ thống hóa chúng trong các chuyên khảo về địa lí địa
phương ở châu Á, Phi; đặt nền móng cho “Địa lí quyết định luận” - Có 3 khuynh hướng nghiên cứu
chính: Nghiên cứu vùng: Các vùng được phân ra dựa vào địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh
vât, thổ nhưỡng ở quy luật phân hóa không gian của lớp vỏ địa lí, có xét đến đặc điểm riêng của
mỗi vùng tạo ra bởi sự két hợp giữa các hợp phần tự nhiên. Nghiên cúu quan hệ con ngươi – môi
trường địa lí: Môi trường là điều kiện cơ bản, ̣tiên đề để phát triển KT – XH. Con người là chủ thể,
quyết định cách sử dụng môi trường sao cho có lợi nhất cho mình. Cần giải quyết hài hòa, hợp lí
mối quan hệ này theo đúng quy luật quan hệ giữa con người và môi trường.
Địa lí phải xuất phát từ việc nghiên cứu một cái gì cụ thể, trông thấy và cảm nhận được – cảnh
quan. Nó được nhào nặn, xây dựng từ sự phối hợp giữa các lực lượng tự nhiên và các tác động của
con người. Cảnh quan trở thành đối tượng nghiên cứu của Địa lí, cả 3 khuynh hướng đều bổ sung
cho nhau, mỗi khuynh hướng đi sâu vào một khía cạnh của thực tại phân hóa không gian của tự
nhiên và xã hôi.
1.3.6. Thời kì hiện đại
* Giai đọan 1900 – 1950 Khoa học địa lí gần như chững lại, lúng túng trước sự thiếu thống nhất

trong cơ sơ lí luận. Các nhà địa lí vẫn chỉ áp dụng các quan điểm, các thành tựu của 30 năm cuối thế
kỉ trước thể hiện trong 3 khuynh hướng chính. Giải pháp tình thế được đưa ra là xây dựng các
trường phái quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và nhu cầu riêng trong sự phát triển KT – XH
tại mỗi nước mà tìm hướng đi cho thích hợp.
- Trường phái địa lí Pháp: thống nhất về quan điểm vùng trong mối quan hệ con người – môi
trường và về phương pháp nghiên cứu từ trên xuống – dưới lên, theo cấu trúc ngang giữa các vùng
lớn nhỏ.
- Trường phái địa lí Đức: khuynh hướng cảnh quan, đặc biệt nghiên cứu cảnh quan văn hóa,
coi việc nghiên cứu cảnh quan như là nơi tiếp giáp giữa thạch quyển, sinh quyển (chú ý lớp phủ
thực vật), khí quyển. Nghĩa là quan tâm đến mối quan hệ giữa con người và môi trường (chú ý đến
tác động của chủng tộc) nhưng vẫn thiên về địa lí tự nhiên. Ngoài ra có các khuynh hướng mới như:
Địa lí – chính trị (nghiên cứu, cắt nghĩa các điều kiện chính trị trên quan điểm và phương pháp địa
lí), Địa chính trị (xác định các chiến lược chính trị căn cứ vào điều kiện địa lí), Địa lí văn hóa (sử
dụng ngôn ngữ bản đồ để phân vùng văn hóa, rồi mô tả và giải thích đặc trưng của các vùng văn
hóa trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và cư dân sinh sống ở đó), Địa lí kinh tế (nghiên
cứu sự phân bố trong không gian của các hiện tượng kinh tế và các vùng địa lí kinh tế lớn nhỏ, xây
dựng lí thuyết định vị cho từng ngành kinh tế, xác định các mô hình không gian của kinh tế và chiến
lược phát triển vùng kinh tế
- Trường phái địa lí Nga: Theo khuynh hướng cảnh quan với các đại diện Docussaep, Vưxôxki,
Becgơ, Pôlưnôp… Họ đã phát hiện ra thổ nhưỡng là một thành phần địa lí mới với quan điểm tổng
6


hợp, gọi đới tự nhiên là đới cảnh quan; phát hiện ra cấu trúc ngang của cảnh quan đia lí với 2 đơn vị
cấu tạo cơ bản cấp dưới là dạng và diện địa lí; nghiên cứu cả Trái đất (hướng đại cương), phát hiện
và định nghĩa lớp vỏ địa lí với ranh giới và những quy luật chung; nêu lên tính thống nhất cũng như
phân hóa của bề mặt Trái đất; đối tượng và nhiệm vụ của địa lí là nghiên cứu lớp vỏ ngòai của Trái
đất.
Về mặt kinh tế, nổi bật là N.N.Baranxki với việc phân vùng và kế họach hóa nền kinh tế Liên
Xô; chú ý địa lí khu vực (địa lí kinh tế quốc gia) và đưa ra một kết cấu để đặc trưng về địa lí kinh tế

một nước; phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức xã hội theo lãnh thổ
* Giai đoạn 1950 đến nay
+ Hòan cảnh kinh tế – xã hội và khoa hoc - công nghệ – Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang
giữa phe XHCN và TBCN chấm dứt khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ - Đấu tranh vũ trang, bán vũ
trang của các nước thuộc địa đã khiến CN đế quốc bị sụp đổ và sự ra đời hàng trăm quốc gia độc lập
mới. Ngòai ra đã hình thành tình trạng chia cắt một số nước làm đôi. Lúc này địa lí chính trị và địa
chính trị được quan tâm - Từ 1950, KT – XH phát triển các nước giàu phát triển bằng mọi giá đã
huỷ hoại môi trường nhưng đã thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư, dich vụ phát triển từ những
năm 1980 là khủng hỏang mà mầm móng là 2 cú sốc dầu mỏ năm 1973 và 1979. Biểu hiện: Sản
xuất chỗ thừa chỗ thiếu, ô nhiễm môi trường trầm trọng, chênh lệch giàu nghèo ngày càng tang, xu
thế tòan cầu hóa nền kinh tế thế giới, “hệ thống thế giới” được hình thành và chi phối nhiêu quốc
gia. Mỗi quốc gia là một bộ phận của hệ thống thế giới, chịu sự tác động của hệ thống. Khoa học
địa lí tham gia vào sự tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, đấu tranh cho công bằng xã hội, tổ
chức hợp lí các lãnh thổ sản xuất, các đô thị nhằm phát triển kinh tế bền vững và đồng đều giữa các
vùng - Các ngành KH-XH phát triển, khoa học Địa lí vận dụng các thành tựu đó vào phân tích các
thành phần cấu trúc tự nhiên trong tổng hợp thể không gian hoàn chỉnh TN – KT – XH – NV.
+ Sự hiện đại hóa khoa học Địa lí
- Xu thế xếp Khoa học địa lí vào Khoa học xã hội thắng thế.
- Đối tượng nghiên cứu là tổng hợp thể không gian mà các sự vật, hiện tượng tồn tại trong đó.
Nhiệm vụ là định vị (xác định vị trí và vị thế của sự vật, hiện tượng), đánh giá các tổng hợp thể
không gian như các điểm, đường, vùng, trường, mạng lưới và đưa ra các mô hình để tổ chức không
gian lãnh thổ sao cho hoat động KT – XH diễn ra đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp nghiên cứu là
hệ thống phân vị (quan hệ của đối tượng với các vùng, đơn vị cấp lớn hay nhỏ hơn) hay nghiên cứu
theo nhiều tỉ lệ.
- Khi nghiên cứu chiều không gian theo quan điểm địa lí thống nhất tự nhiên – kinh tế – xã hôi
– nhân văn, thì xuất phát điểm là xem không gian trên Trái đất là không gian của con người, do con
người tạo ra, sản xuất ra, vì lợi ích của con người. Đặt con người vào trung tâm của tổng hợp thể
không gian địa lí thống nhất, hoàn chính, đặt con người vào vị trí làm chủ môi trường tự nhiên, sử
dụng môi trường tự nhiên và khai thác nó tuỳ vào mục đích và khả năng của mình nhưng đồng thời
con người phải chăm sóc, bảo vệ môi trường tự nhiên, cho mình và các thế hệ sau.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống. Khi tiếp cận hệ thống một tổng hợp thế lãnh thổ thống nhất,
hoàn chỉnh phải coi nó là một hệ thống TN – KT – XH – NV với đầy đủ các tính chất của một hệ
thống động lực hở như tính thống nhất, tính có cấu trúc, có tổ chức, tính tương tác giữa các thành
phần và giữa các bộ phận, thông qua dòng trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin trong pham vi
ranh giới của hệ thống, tính tương tác giữa hệ thống với môi trường bên ngoài. Các hợp phần và
tương tác giữa chúng thường được gọi là cấu trúc thẳng đứng còn các bộ phận và tương tác giữa
chúng thường được goi là cấu trúc ngang. Với địa lí, việc nghiên cứu cấu trúc ngang là quan trọng
nhất vì đó là cấu trúc không gian đặc thù; cấu trúc thẳng đứng phải nằm trong và thuộc về một đơn
vị cấu trúc ngang lớn nhỏ nào đó, không có cấu trúc không gian, cấu trúc thẳng đứng không có chỗ
bám. Quan hệ giữa hệ thống với môi trường được thực hiện qua dòng từ môi trường vào hệ thống
7


và dòng đi từ hệ thống ra môi trường. Quá trình này diễn ra liên tục, tác động đến cấu trúc và chức
năng của hệ thống. Muốn tồn tại lâu dài, hệ thống phải có biện pháp kiểm soát được quá trình vào ra
để thích nghi với những biến đổi của quá trình.
- Hệ thống thông tin địa lí (GIS-Geographic Information System) – công cụ đắc lực cho việc
phân tích hệ thống không gian, nhất là cho phép phân tich cấu trúc ngang với các đặc tinh không
gian và quan hệ không gian. Xây dựng GIS phải trải qua các giai đoạn: Xác định mục đích; xây
dựng cơ sơ dữ liệu thực hiện các phân tích địa lí; trình bày kết qủa - Nhiêm vụ quy hoạch tổ chức
không gian lãnh thổ một cách tòan diện, đồng bộ và tổng thể là chức năng khoa học và xã hội của
địa lí. Còn chiều thời gian là của khoa học lịch sử và các công việc chi tiết là của các khoa hoc tự
nhiên và khoa học xã hội khác, nhưng tất cả có thể và cần phải hợp tác liên ngành.
Tóm lai: Sự tiến bộ nhanh chóng của máy móc đã làm cho Địa lí học có sự phát triển mạnh,
giải quyết được một trong những vấn đề lớn nhất của thời đại là vấn đề quan hệ giữa con người và
môi trường sống. Địa lí trở thành một ngành Khoa học động với xu hướng dự báo, thực nghiệm và
cải tạo. Một ngành khoa học có tính liên ngành và xuyên ngành.
1.4. Vai trò của Địa lí học trong công cuộc đổi mới
Giúp cho nước nhà có hoạch định sách lược, chiến lược và các kĩ thuật đúng đắn trong
quản lý vĩ mô ở giai đoạn CNH, HĐH.

Tạo cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn trên cơ sở có qui
hoạch, tổ chức các lãnh thổ tự nhiên, cũng như các lãnh thổ sản xuất, các địa hệ KT-XH.
Tạo hiệu quả cao trong quản lý tài nguyên (đất đai, nước, con người, khoáng sản, sinh
vật…) để dảm bảo duy trì sự phát triển KTXH.
Giúp cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên (tự nhiên – con người – kinh tế) và bảo vệ
môi trường Địa lí (cả tự nhiên lẫn nhân tạo).
Trên cơ sở phân vùng tự nhiên – phân vùng KTXH là cơ sở khoa học tổng hợp để đẩy
mạnh công cuộc đổi mới, quản lý hiệu qủa KTXH v.v…
Giúp cho lãnh đạo các cấp, các nhà quản lý, hiểu rõ hơn bản chất các hiện tượng, nắm
vững các qui luật đại lý tự nhiên, KTXH để biết cùng tồ tại chung sống cùng với chúng,
phát triển KTXH một cách bền vững lâu dài.
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
2.1 CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT
2.1.1. Tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan
Sự thống nhất của hệ thống vật liệu mà sự trao đổi vật chất và năng lượng quy định sự
thống nhất đó. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ
thống vật liệu thống nhất, phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự thống nhất và hoàn chỉnh đó
đến mức chỉ cần một khâu thay đổi dẫn đến sự thay đổi tất cả hệ thống. Về toàn thể, vỏ cảnh
quan vừa là hệ thống hoàn chỉnh, cân bằng, nhưng vừa không cần bằng. Ta gọi là cân bằng động.
Quy mô thay đổi của toàn thể hệ thống, phụ thuộc vào qui mô thay đổi của các bộ phận
cấu thành riêng biệt.
Tốc độ phát triển của các thành phần khác nhau, về chất không giống nhau, tùy theo
mức độ bảo thủ theo thứ tự giảm dần như sau :
Nham thạch = địa hình – khí hậu – nước – thổ nhưỡng – thực – động vật.
Cường độ vận động khác nhau được quy định bởi đặc điểm chất lượng của mỗi đối
tượng đó.
Trong vỏ cảnh quan thành phần này có thể kìm hãm bước tiến hóa của các thành phần
khác hoặc ngược lại có tác dụng thúc đẩy nhanh lên.
8



Ý nghĩa thực tiễn của quy luật rất to lớn: Vỏ cảnh quan là một bộ máy hoàn chỉnh vô cùng
nhạy bén. Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan dù tồn tại và phát triển theo những qui luật riêng của
nó nhưng không bao giờ tồn tại, phát triển riêng lẻ mà không chịu ảnh hưởng của các thành phần
khác. Sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các bộ phận cấu thành qui định tính hoàn chỉnh của
vỏ cảnh quan. Sự hoạt động đồng bộ của các thành phần biến chúng thành một hệ thống hoàn chỉnh
trong đó thành phần này phụ thuộc vào thành phần khác, thành phần này ảnh hưởng đến thành phần
khác. Cũng cần phải nói thêm rằng, tính hoàn chỉnh của vỏ cảnh quan luôn ở thế không cân bằng
theo nghĩa của thuật ngữ này mà chúng ta cần phải hiểu là cân bằng ở đây là cân bằng động. Sự
thay đổi của các thành phần trong hệ thống luôn không giống nhau ở mọi nơi và mọi lúc làm cho
chúng luôn ở trạng thái tự điều chỉnh để bảo đảm thế cân bằng.
Những hiểu biết này là rất quan trọng khi tác động vào tự nhiên phục vụ lợi ích của con người.
Mọi hoạt động kinh tế của con người chẳng qua là quá trình tác động vào tự nhiên ở các mức độ
khác nhau nhằm tạo ra của cải vật chất. Khi tác động vào một thành phần nào đó của tự nhiên có
nghĩa là con người đã làm mất thế cân bằng của nó. Tác động vào tự nhiên cũng có nghĩa là con
người đã tạo ra phản ứng ban đầu từ đó tự nhiên sẽ phải tự sinh ra chưỗi phản ứng phù hợp với
chiều hướng của phản ứng ban đầu để tạo ra thế cân bằng cho chúng. Hiểu biết sâu sắc về tính hoàn
chỉnh của vỏ cảnh quan giúp con người dự đoán được sự phát triển của vỏ cảnh quan theo xu hướng
nào khi tác động vào chúng, hiểu biết này cũng giúp con người xác định mức độ tác động vào vỏ
cảnh quan sao cho phù hợp nhất.
Muốn phát triển KT-XH bền vững lâu dài, bất cứ công trình, dự án kinh tế nào cũng
đều phải tính toán cân nhắc đến hai mặt “sinh thái” và “kinh tế”.
Muốn bảo vệ tốt môi trường sống của xã hội loài người trên trái đất, phải tôn trọng giữ
gìn tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan, tuyệt nhiên không được phá “cân bằng sinh thái”
mà thiên nhiên có sẵn, v.v…
2.1.2. Sự tuần hoàn của vật chất – năng lượng :
Đặc điểm quan trọng, đặc trưng của vỏ cảnh quan trái đất là sự tồn tại ở đó các vòng
tuần hoàn vật chất – năng lượng có liên quan đến vật chất đó. Có các dạng tuần hoàn chính trong
lớp vỏ cảnh quan:
a. Các dạng tuần hoàn

+ Tuần hoàn của nước trên các đại dương bao gồm các dòng hải lưu nóng – hải lưu lạnh.
+ Tuần hoàn của nước trên lục địa bao gồm:
- Vòng tuần hoàn nhỏ
- Vòng tuần hoàn lớn
Tuần hoàn nước thường kéo theo tuần hoàn năng lượng nhiệt. Ví dụ : lượng nước mưa
trên trái đất là 519.000 km, nhưng lượng hơi nước trong khí quyển chỉ có 13.000km, vì vậy
lượng hơi nước trong khí quyển phải quay vòng 40 lần trong năm, nghĩa là 9 ngày đêm phải
thay đổi một lần. Để thực hiện 40 vòng quay, để bóc hơi hết 519.000km , cần đến 20% năng
lượng mặt trời đến trái đất.
+Sự tuần hoàn trong khí quyển : Do sự chênh lệch khí áp từ xích đạo đến cực, giữa lục
địa – đại dương.
+ Đại tuần hoàn địa chất
+ Tuần hoàn sinh vật được thực hiện trên cơ sở hấp thụ khoáng vật, các chất hữu cơ,
năng lượng hoặc giải phóng vật chất hay năng lượng.
b. Cơ sở của tuần hoàn:
Đó là sự di chuyển, phân bố lại các yếu tố hóa học, mà khả năng di chuyển của các yếu
tố phụ thuộc vào tính di động của chúng. Hiđrô, oxy, cacbon, nitơ dưới dạng khí di chuyển
dễ dàng, còn các nguyên tố hóa học trong nước : các anion di động nhanh, các cation di
9


động trung bình, kali, bari, silic, photpho, v.v... di động yếu.
Qua các vòng tuần hoàn có thể rút ra các nhận xét
Các vòng tuần hoàn khép kín: tất cả các vòng tuần hoàn nói trên chúng ta phải hiểu, chúng
không lặp lại (không đóng kin), nghĩa là giai đọan đầu và giai đoạn cuối của vòng là hoàn toàn
khác nhau. Sự đứt quảng giữa đầu và cuối tạo thành một vec tơ biến đổi về phương hướng, đó
chính là sự phát triển. Ví dụ, thực vật hoàn lại cho đất một số lượng vật chất lớn hơn số lượng mà
nó đã thu nhận từ đất bởi vì khối lượng hữu cơ của nó được tạo thành chủ yếu do khí cácbonic của
khí quyển chứ không phải từ sự tiếp nhận của đất qua rễ. Tất cả các vòng tuần hoàn đều có sự góp
mặt của vất chất và năng lượng. Như vậy phải thấy rằng, bản chất của các vòng tuần hoàn trong vỏ

cảnh quan là các chu kì trao đổi vật chất và năng lượng, tất nhiên vật chất và năng lượng tham gia
vào các vòng tuần hoàn đã được tổ chức lại thông qua các khâu trung gian. Ví dụ, thực vật sẽ trả lại
cho khí quyển oxy tự do thuộc nguồn gốc khác với oxy mà nó nhận từ khí quyển. Các chu kì này là
không bao giờ lặp lại.
Sự tuần hoàn vật chất trong bất kì hệ thống nào của vỏ cảnh quan đều mang tính chất của
sự phân công độc đáo giữa các hệ thống trong thành phần.
Các vòng tuần hoàn có mức độ phức tạp khác nhau.
2.1.3. Hiện tượng nhịp điệu của vỏ cảnh quan
Nhịp điệu là một biến trạng độc đáo của các vòng tuần hoàn trong vỏ cảnh quan, là
dạng “hô hấp” đọc đáo của vỏ cảnh quan tạo thành hệ thống toàn vẹn. Sự thay đổi cấu trúc
không gian đã dẫn đến sự biến đổi của nhịp điệu về phương diện thời gian và không gian.
Hiện tượng nhịp điệu là hệ thống mở.
a. Có hai dạng nhịp điệu
Nhịp điệu thời kỳ là nhịp điệu có khoảng thời gian kéo dài đồng nhất – ví dụ nhịp điệu
ngày đêm, bốn mùa trong năm.
Nhịp điệu theo chu kỳ là nhịp điệu có thời gian hay thay đổi. Ví dụ: sự thay đổi tích
cực của mặt trời, chu kỳ trung bình là 11 năm, nhưng khoảng thời gian của các chu kỳ 9
năm, cũng có chu kỳ kéo dài 14 năm.
Nhịp điệu theo chu kỳ chia làm hai nhịp điệu trong phạm vi thế kỷ (<100 năm), nhịp
điệu ngoài phạm vi thế kỷ (>100 năm).
b. Những nguyên nhân tạo nên nhịp điệu:
Sự chiếu sáng không đồng đều của mặt trời đến với trái đất.
Do vị trí thay đổi của trái đất tương ứng với mặt trời.
Sự thay đổi các lực gây nên thủy triều, hoặc là sự thay đổi không đồng đều của trọng
lực.
Các thay đổi vật lý xảy ra trên mặt trời (vết đen, đốm sáng, bướu lửa, v.v…)
c. Ý tưởng của hiện tượng nhịp điệu:
Các dạng nhịp điệu đã dược hình thành trong hàng ngàn năm qua, có tác động trực tiếp
đến mọi thành phần sinh vật của cảnh quan, đặc biệt là đối với xã hội loài người. Các nhịp
điệu này, ngày nay trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

2.1.4. Quy luật địa đới và phi địa đới :
a. Quy luật địa đới :là sự thay đổi các thành phần và đơn vị cảnh quan (đơn vị tự nhiên) theo
hướng vĩ độ liên quan đến sự thay đổi góc nhập xạ của tia mặt trời.
- Nguyên nhân dẫn đến địa đới :
+ Hình dạng trái đất và vị trí của nó so với mặt trời.
+ Sự phụ thuộc trực tíếp hay gián tiếp vào sự thay đổi góc rọi chiếu của tia mặt trời tới
bề mặt trái đất.
- Phạm vi biểu hiện của tính địa đới :
10


+ Các yếu tố sau đây mang tính địa đới: nhiệt độ, không khí, nước, đất, sự bốc hơi,
lượng mưa, lượng mây, hình thể, khí áp, hệ thống gió, tính chất các khối khí, khí hậu, mạng
lưới thuỷ văn, quá trình địa hoá, quá trình phong hoá, hình thành thổ nhưỡng, các kiểu thảm
thực vật, các dạng Địa lí điêu khắc, các loại trầm tích, các đại cảnh quan.
+ Các yếu tố nêu trên diễn ra trong lớp vỏ địa lí.
- Nói tóm lại, đây là dạng phân chia độc đáo về nét cấu trúc đặc biệt nhất của vỏ cảnh
quan trái đất, là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần Địa lí và cảnh quan địa lí
theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
b. Phi địa đới :Tất cả những thay đổi ngoài qui luật địa đới nói trên được gọi là sự thay đổi
phi địa đới.
- Địa đới và phi địa đới tồn tại song song mọi nơi, mọi lúc và tác động lẫn nhau.
- Nguyên nhân dẫn đến phi địa đới :
+ Một là, vành đai theo độ cao là hàm số của địa hình, tạo nên sự khác biệt, sự phân
hoá về cảnh quan tự nhiên, tuy cùng nằm trên một địa đới khí hậu.
+ Hai là, sự phân định theo kinh độ (gần hay xa biển) dựa vào sự phân bố đất – biển, sự
khác nhau về độ lục địa của khí hậu.
2.2 THẠCH QUYỂN VÀ ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
2.2.1. Cấu trúc vỏ trái đất.
a. Cấu trúc vỏ trái đất từ bề mặt đến tâm trái đất.

- Vỏ trái đất (bề mặt mô khô)
- Bao manti.
- Nhân trái đất.
b. Cấu trúc vỏ, cấu trúc vỏ đại dương, cấu trúc vỏ hổn hợp (kèm sơ đồ)
c. . Học thuyết kiến tạo mảng.
2.2.2. Địa hình lục địa và đáy đại dương.
a. Địa hình lục địa :
- Các dạng địa hình nội sinh.
+ Vai trò kiến tạo và tân kiến tạo.
+ Tính chất vật lý, hoá học của các loại đất.
+ Địa hình vùng núi và trung du.
+ Địa hình đồng bằng.
- Các dạng địa hình ngoại sinh :
+ Địa hình do dòng chảy tạo nên.
+ Địa hình đá vôi – Địa hình castơ.
+ Địa hình miền bờ biển.
+ Địa hình vùng núi lửa.
+ Địa hình miền khí hậu khô khan.
b. Địa hình dưới đáy đại dương (do quá trình nội, ngoại sinh)
- Vai trò kiến tạo, tân kiến tạo (khe nứt, đứt gẫy, núi lửa)
- Vai trò của các dòng bùn, dòng hải lưu của sinh vật sống, trượt đất ngầm.
c. Động lực dẫn tới việc hình thành địa hình.
2.3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH QUYỂN.
2.3.1. Sự hình thành lớp vỏ thổ nhưỡng.
a. Các quá trình hình thành thổ nhưỡng.
- Quá trình trao đổi vật chất.
- Quá trình trao đổi năng lượng, v.v...
b. Lớp vỏ thổ nhưỡng và độ phì.
11



c. Sự phân bố thổ nhưỡng.
2.3.2. Sinh quyển.
a. Khái niệm “sinh quyển”.
b. Các kiểu thảm thực vật.
- Các kiểu thảm thực vật trên thế giới.
- Những kiểu thảm thực vật và ưu hợp thực vật trên đất rừng Việt Nam.
+ Các kiểu rừng, rú kín vùng thấp.
+ Các kiểu rừng thưa.
+ Các kiểu trảng, truông.
+ Các kiểu rừng kín vùng cao.
+ Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có kiểu rừng ngập mặn ven biển (đước, sú, vẹt, mắm, v.v...),
kiểu rừng vùng đầm lầy, trũng (năng, tràm,v.v...)
2.4 KHÍ QUYỂN.
2.4.1. Tính chất chung và cấu trúc của khí quyển.
a. Thành phần của không khi :
- Thành phần của không khí khô.
- Hơi nước trong khí quyển.
- Ozôn trong khí quyển.
- Các xon khí trong khí quyển.
b. Cấu trúc của khi quyển :
- Sự phân tầng của khí quyển.
- Sự phân bố nhiệt độ, áp suất và mật độ không khí theo chiều thẳng đứng.
- Các dòng không khí, hoàn lưu chung của khí quyển, dòng chảy xiết.
2.4.2. Năng lượng bước xạ.
a. Bức xạ mặt trời.
- Cường độ bức xạ mặt trời.
- Hằng số mặt trời.
- Sự phân bố bức xạ mặt trời ở ranh giới trên của khí quyển.

- Sự suy yếu của bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển.
- Sự hấp thu bức xạ bởi bề mặt trái đất Anbeđô.
b. Bức xạ nhiệt của bề mặt trái đất và khi quyển.
c. Cán cân bức xạ của bề mặt trái đất.
d. Những dao động theo mùa của chế độ bức xạ.
2.4.3. Chế độ nhiệt của khí quyển và mặt đất.
- Trường nhiệt độ.
- Nhiệt của bề mặt trái đất và của hệ thống trái đất – tầng đối lưu.
- Sự đốt nóng và làm lạnh của khí quyển trong quá trình tác động qua lại của hệ thống
đại dương – khí quyển – lục địa.
- Hiện tượng nghịch nhiệt.
- Những chỉ số về chế độ nhiệt độ của không khí.
- Sự phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất.
2.4.4. Trường khí áp.
- Khí áp.
- Gradien khí áp theo phương nằm ngang.
- Nguyên nhân và nghĩa của trái đất đồng nhất trường khí áp.
- Sự phân bố của khí áp trên bề mặt trái đất.
12


2.4.5. Sự chuyển động của không khí, gió :
- Gió.
- Xoáy, hội tụ, phân kỳ.
- Xoáy thuận và xoáy nghịch.
- Xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
- Xoáy thuận nhiệt đới – bão.
- Xoáy nghịch.
2.4.6. Hoàn lưu chung khí quyển.
- Động lực hoàn lưu chung khí quyển.

- Hoàn lưu hướng Tây.
- Hoàn lưu hướng Đông (tín phong).
- Hoàn lưu cực.
- Đới gió tín phong và sóng đông.
- Áp thấp xích đạo.
- Gió mùa, nguyên nhân hình thành gió mùa.
- Gió mùa Châu Á.
- Đới áp thấp và hoàn lưu ngoại nhiệt đới.
2.4.7. Nước trong khí quyển.
- Các đặc trưng của độ ẩm không khí.
- Bốc hơi và khả năng bốc hơi.
- Biến trình ngày và năm của độ ẩm không khí.
- Sự phân bố độ ẩm không khí.
- Ngưng kết và thăng hoa.
- Giáng thuỷ (nước rơi). Phân loại giáng thuỷ.
- Sự phân bố giáng thuỷ trên bề mặt trái đất.
- Vòng tuần hoàn của nước và công thức cân bằng nước.
- Mức ngưng kết.
- Sương mù.
- Mây.
- Sự hình thành nước khí quyển.
- Tình trạng khô hạn.
- Khái quát về các loại khí hậu của trái đất.
- Thời tiết và khí hậu.
- Định nghĩa và phân loại khí hậu :
+ Phân loại khí hậu của Alixov.
+ Phân loại khí hậu của Koppen.
+ Phân loại khí hậu của Buđưco.
+ Khí hậu vòng đai xích đạo.
+ Khí hậu chí tuyến.

+ Khí hậu cận chí tuyến.
+ Khí hậu ôn đới và lạnh.
+ Sự thay đổi và mô hình dự báo sự biến đổi của khí hậu.
2.5. THUỶ QUYỂN.
2.5.1. Khái niệm chung.
a. Thành phần của thuỷ quyển.
b. Sự phân bố nước trong thiên nhiên.
c. Sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
13


2.5.2. Nước dưới đất.
a.Nước ngầm :
- Nguồn gốc của nước ngầm.
- Mực nước ngầm.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm.
+ Sự thay đổi của mạch nước ngầm theo thời gian và không gian.
- Nhiệt độ nước ngầm.
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ nước ngầm.
+ Sự thay đổi của nhiệt độ nước ngầm theo thời gian và không gian.
- Thành phần hoá học của nước ngầm.
+ Các nhân tố hoá học của nước ngầm.
+ Các chất hoà tan.
+ Sự thay đổi của thành phần và nồng độ ion theo thời gian và không gian.
- Phân loại nước ngầm.
+ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh.
+ Phân loại theo nồng độ khoáng hoá.
+ Phân loại theo nhiệt độ nước ngầm.
- Phân vùng nước ngầm :
+ Phân vùng nước ngầm theo đới vĩ tuyến.

+ Phân vùng nước ngầm theo chiều thẳng đứng.
b. Nước áp lực.
c. Nước đông kết.
2.5.3. Nước trên lục địa.
a. Sông ngòi.
- Dòng nước.
+ Những nhân tố của dòng nước : nhân tố địa lí tự nhiên (nhóm nhân tố khí tượng thuỷ
văn, nhóm nhân tố bề mặt địa hình : địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật)
+ Nhân tố con người.
- Dòng cát bùn.
+ Những nhân tố của dòng cát bùn.
+ Lòng lượng chảy cát bùn.
+ Sự phân bố cát bùn theo không gian.
+ Sự phân bố cát bùn theo thời gian.
- Phân loại sông.
- Phân vùng sông.
b. Hồ, đầm :
- Hồ :
+ Mực nước hồ.
+ Nhiệt độ nước hồ.
Cân bằng nhiệt của nước hồ.
Sự thay đổi nhiệt độ nước hồ theo thời gian và theo chiều sâu.
Sự phân bố nhiệt độ nước hồ trong không gian.
+ Các chất hoà tan trong nước hồ :
Những nhân tố hình thành các chất hoà tan trong nước hồ.
Đặc điểm chất hoà tan.
Sự thay đổi các chất hoà tan theo thời gian.
Sự phân bố nồng độ ion của nước hồ trong không gian.
14



+ Phân loại hồ :
+ Phân vùng hồ.
- Đầm.
2.5.4. Nước trong các biển và đại dương.
a. Đại dương thế giới và các bộ phận :
- Sự phân bố hải dương và lục địa.
- Đại dương thế giới và các bộ phận.
+ Đại dương.
+ Biển.
- Đặc điểm của các biển và đại dương.
b. Thành phần hoá học của nước biển.
- Muối biển :
+ Thành phần muối biển.
+ Sự thay đổi độ mặn của nước biển theo thời gian.
+ Sự thay đổi độ mặn của nước biển trên bề mặt và theo chiều sâu.
- Các chất hoà tan.
c. Nhiệt độ nước biển :
- Các quá trình nhận nhiệt của nước biển :
+ Nhiệt bức xạ của mặt trời và khí quyển.
+ Nhiệt của trái đất.
+ Nhiệt động năng.
+ Nhiệt bốc hơi.
+ Nhiệt bức xạ của nước biển.
+ Trao đổi đối lưu.
- Sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian.
+ Sự thay đổi theo chu kỳ ngày.
+ Sự thay đổi theo chu kỳ năm.
- Sự phân bố nhiệt độ nước biển theo chiều sâu.
+ Nhiệt độ tầng mặt.

+ Nhiệt độ tầng nhảy vọt.
+ Nhiệt độ tầng đáy biển.
- Sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt nước biển.
d. Sóng biển.
- Nguyên nhân hình thành và phân loại sóng biển.
Sóng gió :
+ Quá trình hình thành sóng gió.
+ Khái niệm về các lí thuyết sóng gió.
- Sự phân bố sóng trên biển.
e. Thuỷ triều.
- Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều :
+ Nguyên nhân khí tượng.
+ Nguyên nhân địa chất.
+ Nguyên nhân thiên văn.
- Một số lí thuyết cơ bản về thuỷ triều.
+ Lí thuyết tĩnh học.
+ Lí thuyết động học.
- Các chu kỳ thuỷ triều.
15


+ Chu kỳ ngày.
+ Chu kỳ năm.
- Phân bố thuỷ triều.
- Thuỷ triều ở vùng cửa sông.
g. Hải lưu.
- Những nhân tố hình thành hải lưu.
- Phân loại hải lưu.
- Hải lưu gió.
- Hải lưu mật độ.

- Sơ đồ phân bố các hải lưu trên đại dương.
h. Phân vùng biển.
2.6. CẢNH QUAN HỌC.
2.6.1. Vị trí, đối tượng, nguồn gốc và lịch sử của cảnh quan học.
2.6.2. Cấu trúc cảnh quan.
a. Khái niệm cảnh quan.
b. Cấu trúc cảnh quan.
- Cấu trúc không gian.
+ Cấu trúc đứng (Cấu trúc tầng).
+ Cấu trúc ngang (Cấu trúc hình thái).
- Cấu trúc chức năng (Cấu trúc động lực).
2.6.3. Phân loại và phân vùng cảnh quan.
3.1. Phân loại.
3.2. Phân vùng.
- Khái niệm phân vùng.
- Mục đích phân vùng.
- Ý nghĩa.
- Những nguyên tắc cơ bản của phân vùng.
+ Nguyên tắc khách quan.
+ Nguyên tắc phát sinh.
+ Nguyên tắc tổng hợp.
+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối.
+ Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ.
- Hệ thống phân vị.
+ Khái niệm hệ thống phân vị.
+ Ý nghĩa.
+ Các hệ thống phân vị đã có trên thế giới và Việt Nam.
+ Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân vị.
+ Chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị.
- Phương pháp phân vùng.

+ Phương pháp chồng xếp bản đồ phân vùng bộ phận.
+ Phương pháp nhân tố trội (chủ đạo).
+ Phương pháp phân tích liên hợp các hợp phần tự nhiên.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp vòng tròn eiler.
- Vấn đề ranh giới.
- Vấn đề tên gọi.
- Việc thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan.
16


- Việc xây dựng các bản tả đặc trưng.
2.6.4. Cảnh quan ứng dụng.
a. Cảnh quan đô thị.
b. Cảnh quan nông thôn.
c. Cảnh quan nông nghiệp.
d. Cảnh quan du lịch.
2.6.5. Tác động của con người làm biến đổi cảnh quan.
2.6.6. Vấn đề bảo vệ cảnh quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. X.V.Katecnich, Những quy luật chung của trái đất. NXBKHKT Hà Nội 1973.
2. I.C.Sukin, Địa mạo học (tập 3). NXBKHKT Matxcơva 1960 – 1970 (bằng tiếng
Nga)
3. A.Saideger, Địa mạo li thuyết. NXB Tiến bộ M.1964 (bằng tiếng Nga)
4. Josef Schuithsen, Địa li đại cương thảm thực vật. NXBKHKT Hà Nội 1976.
5. A.G.Voronov, Địa li sinh vật. NXBKHKT Hà Nội 1976 (Đặng Ngọc Luân dịch).
6. Trần Công Tấn và tập thể các tác giả, Thổ nhưỡng học (2 tập). NXB Đại Học và
THCN. Hà Nội 1984 – 1986.
7. Emcyclopacdia Britannica : 1994 – 1998 (đĩa CD ROM).

8. Lê Bá Thảo và các tác giả khác. “ Cơ sở ĐLTN tập 1”.
9. Lê Bá Thảo (Chủ biên) và NNK – 1987. Cơ sở ĐLTN, tập 3. NXBGD – Hà Nội,
1983, 1988.
10. Lê Bá Thảo (chủ biên). Nguyễn Văn Âu, Nguyễn
Dược, Đặng Ngọc Lân, Đỗ Hưng Thành, Trịnh Uông. “ Cơ sở ĐLTN tập 2”.
11. LP.Subaev ĐLTNĐC tập 1-2.
12. DR.Armand – 1975 – Khoa học về cảnh quan, người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh,
Nguyễn Văn Mậu, NXB – KHKT – HN – 1983.
13. G.I.Isatcheko. 1979 – Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa li tự nhiên – người
dịch : Vũ Tự Lập và NXB KH – Hà Nội – 1969.
14. A.G Isatchenko – 1979. Cảnh quan học ứng dụng – Người dịch: Đào Trọng Năng
– NXB – KHKT – Hà Nội – 1985.
15. A.G Isatchenko – 1979. Địa li học ngày nay. Người dịch: Đào Trọng Năng
NXBGD – Hà Nội – 1986.

17


18



×