Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

đề Cương lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.17 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 1: AI CẬP – Kiến trúc và điêu khắc
a) Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập đã đạt đến trình độ rất cao. Người Ai
Cập đã xây dựng được rất nhiều đền đài, cung điện, đặc biệt là kim tự
tháp uy nghi, hùng vĩ. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm
nơi yên nghỉ cho các pharaon là Imhotép. Kim tự tháp ra đời như thế
nào, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng mục đích quan trọng là
nơi chôn cất, bảo vệ cho các vị vua chúa khi mất. Nó còn xuất phát từ
nhiều quan niệm trong đó có những quan niệm về “ma quỷ, thần linh”
về cõi chết hay “cõi vĩnh hằng”. Bên cạnh đó, người Ai Cập còn tin
tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa
nhập sau một thời gian nào đó. Đó chính là những lý do kim tự tháp
được xây dựng.
Phân loại (3 loại): Kim tự tháp đa tầng, kim tự tháp không chóp nhọn
và kim tự tháp có chóp nhọn.
Không gian xây dựng KTT: Ở phía Tây Nam thủ đồ Cairo-Ai Cập.
Thời gian xấy dựng: Bắt đầu đc xây dựng từ thời cổ vương quốc.
Chất liệu: Được xây từ hàng triệu tấn đá nguyên khối, các tảng đá
khổng lồ đc mài nhẵn đến mức khi ghép lại với nhau vừa khít (ko chất
kết dính)
KTT tiêu biểu: Khufu, Giza, Kêốp
Một số đặc điểm khác:
+ KTT đc xây ngay khi vua mới lên ngôi
+ Tại vùng đất đc chọn xây KTT, vua sẽ rải lên hạt gióng hoặc hương
liệu (hàm ý là nơi bắt đâu của sự sống mới)
+ KTT còn đc gọi là Pyramid nghĩa là công trình có chóp nhọn, có 4
mặt là tam giác đều, đáy hình vuông.
*Ý nghĩa lịch sử và XH:
Lịch sử: Nó đại diện cho thời kì phát triển hưng thịnh của Ai Cập cổ
đại. Phản ánh quyền lực tối cao và vô thượng của các Pharaoh.




XH: KTT là biểu tượng của trí tuệ và sự sáng tạo vĩ đại của cư dân Ai
Cập. Nó là 1 trong 7 kì quan của TG cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Đã mấy ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì
vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng
thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
b) Điều khắc
Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người AC còn đat đến trình độ cao
về nghệ thuật điêu khắc, tiêu biểu là điêu khắc tượng và điêu khắc phù
điêu.
-Điêu khắc tượng:
Đối tượng điêu khắc: Chân dung nhà vua và vương thất.
Chất liệu: Đá, gỗ hoặc đồng.
Độc đáo nhất trong nghệ thuật ĐK tượng của AC là tượng nhân sư, là
những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này
thường được đặt trước cổng đền miếu.Cá biệt, có đền miếu có đến 500
tượng như vậy. Điển hình là tượng Xphanh, ở gần KTT Kêphren ở
Ghidê. Tượng Xphanh này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài
2m. Đó chính là tượng của vua Kêphren. Tượng này được tạc vào thế
kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren.
-Điêu khắc phù điêu: Dâng hoa, tỏ tình…
Câu 2: LƯỠNG HÀ – Kiến trúc và điêu khắc
a) Kiến trúc
Nhóm kiến trúc chủ yếu ở LH là thành quách, đền đài, vườn hoa.
Chất liệu xây dựng chủ yếu: gạch
Mục đích xây dựng: 3 mục đích
+Phục vụ nhu cầu tôn giáo
+ Để bảo vệ phòng thủ đát nước
+ Phục vụ nhu cầu giải trí

Thời kỳ xây dựng chủ yếu: Thời kì tân Babilon và Ba Tư
Các công trình tiêu biểu:


Thành Babilon: (ở phía nam Batđa ngày nay) được xây bằng gạch, dài
13,2km, cứ 44m là có 1 tháp canh, tổng cộng có hơn 300 tháp canh.
Thành có 3 lớp, chỗ dày nhất là 7,8m và mỏng nhất là 3,3m. Thành đc
trang trí rất tỉ mỉ bằng các phù điêu, tượng và các cánh cửa bằng đồng
vững chắc. Tổng quan kiến trúc thành Babilon đc kết hợp hài hòa với
cảnh quan thiên nhiên làm tăng thêm vẻ thơ mộng.
Vườn treo Babilon: Là một công trình rất độc đáo. Toàn bộ vườn treo
thực chất là một vườn hoa đc tạo dựng trên một cái đài lớn cao 25m,
cái đài này có 4 lớp, lớp dưới cùng là đá, thứ 2 là gạch, thứ 3 là n~ tấm
chì và trên cùng là đất. Chính trên lớp đất này người ta trồng hoa thơm
cỏ lạ tạo thành một vườn thượng uyển.
*Ý nghĩa:
-Kiến trúc LH cổ đại thể hiện trí tuệ, sự thông minh và sáng tạo của cng
vào thời kì tân Babilon.
-Là biểu tượng vĩnh hằng của văn minh LH thời cổ đại.
b) Điêu khắc: Gồm 2 bộ phận là ĐK tượng và ĐK phù điêu
Chất liệu: Chủ yếu trên đá
Đối tượng điêu khắc: Các vị thần linh và hình ảnh các vị vua LH, hình
ảnh của giới quý tộc và những người giàu có.
Đặc điểm, tính chất: Quy mô của các tượng ko quá lớn, đường nét đc
thể hiện sự tinh tế và sắc xảo của tư duy mỹ thuật cng.
Tác phẩm tiêu biểu: Bia luật Hamurabi, bia diều hâu, tượng các thần
At-xi-ri
Câu 3: Ả RẬP – Đạo Hồi
Đạo Hồi còn gọi là Idam (nghĩa là phục hưng), ra đời vào thế kỉ VII, nó
đoạn tuyệt và khai trừ những hủ tục lạc hậu của đa thần giáo đã tồn tại trước

đó.
a) 5 đặc điểm của đạo Hồi:
+Đạo Hồi là tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Đạo Hồi chỉ tôn thời một vị
thần duy nhất đó là chúa Allah. Các tín đồ Hồi Giáo tin rằng ngoài chúa
Allah không có vị thần nào khác. Tất cả những gì ở trên trời dưới đất


đều thuộc về Ala. Chúa Alla là người đã tạo dựng nên vòm trời, chế
ngự mặt trời, mặt trăng, tạo ra mặt đất và vạn vật trên Trái đất. Ala
cũng sinh ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao.
+Tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo khác như đạo Do Thái, do
đó có những tập tục riêng: Ko ăn thịt các loại động vật chết vì bệnh, ko
ăn thịt đã cúng thần, ko ăn thịt lợn, thịt chó và cấm uống rượu.
+Tuyệt đối ko thờ ảnh tượng (tr.trí thánh thất = chữ Ả Rập và các hoa
văn). Họ quan niệm rằng Ala tỏa khắp mọi nơi, không có một hình
tượng nào có thể thể hiện được Ala. Trong thánh thất chỉ trang trí bằng
chữ Ả Rập. Chỉ riêng trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá
đen từ xưa để lại.
+Thừa nhận chế độ đa thê (đc phép lấy nhiều nhất 4 vợ, nhưng ko đc
lấy vợ theo đa thần giáo, ko đc lấy nàng hầu).
+Phụ nữ luôn có địa vị thấp và phụ thuộc vào nam giới.
b) 5 nghĩa vụ cơ bản của tín đồ đạo Hồi.
+Chỉ thừa nhận chúa Ala, Mohamet là sứ giả và là vị tiên tri cuối cùng.
+Cầu nguyện 5 lần/ngày. Thứ 6 hằng tuần phải đến thánh thất làm lễ 1
lần.
+Thực hiện trai giới trong tháng Ramađan (T.9 theo lịch Hồi giáo,
tháng này có 29 ngày). Trong tháng Ramađan các tín đồ nhịn ăn, nhịn
uống trừ trẻ em, phụ nữ mang thai or sau khi sinh, ng già và ng đang
ốm nặng. Ngày đầu tiên sau khi tháng Ramađan kết thúc, các tín đồ
mặc áo quân fmoiws, đi tảo mộ, bố thí cho ng nghèo và làm việc thiện.

+Phải nộp thuế cho đạo (dùng để bố thí cho ng nghèo và XD các thánh
thất).
+Phải hành hương đến thánh địa Mecca (đền Caaba) ít nhất 1 lần trong
đời.
c) Kinh thánh.
Kính Côran (nghĩa là bài giảng).
-Về bố cục: kinh có 30 quyển, 114 chương, sắp xếp theo trật tự dài để
trên, ngắn để dưới.


-Nội dung: kinh Côran là quyển tri thức bách khoa toàn thư bao gồm
kiến thức về TN-XH, kể cả pháp luật và đạo đức.
d) Giáo phái (2 giáo phái).
-Xumu: là giáo phái chính thống, đa số các tín đồ đều theo phái này.
-Siit: là giáo phái gồm các tín đồ ủng hộ Ali làm Calipha.
• Ưu và nhược điểm của đạo Hồi.
• Ưu điểm: +Giáo lý đơn giản, dễ tiếp thu.
+Bảo vệ trẻ em, ng già, phụ nữ và ng bất hạnh.
+Kêu gọi tinh thần đoàn kết, tất cả tín đồ đều là ae.
+Coi trọng tri thức khoa học.
• Nhược điểm:
+Thừa nhận chế độ nô lệ, thừa nhận chế độ đa thê, thừa nhận
chế độ cho vay nặng lãi.
+tinh thần hiểu chiến và chủ trương kêu gọi thánh chiến.
Ở Việt Nam, đạo Hồi thật sự ảnh hưởng đến người Chăm thế kỉ XVII ở khu
vực Ninh Thuận , Bình Thuận Dân tộc Chăm phân bổ theo những nhóm địa
phương khác nhau. Chủ yếu họ sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm. Người Chăm theo đạo
Hồi gọi là Chăm Bà ni. Trang phục dân tộc Chăm có lối tạo dáng và trang trí

riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực.
Câu 4: ẤN ĐỘ
A) VĂN HỌC
Văn học Ấn Độ phát triển ngay từ thời cổ đại, nó bao gồm các nhánh văn
học sau:
Kinh Vêđa, Sử thi, Kịch của Caliđaxa và các tác phẩm phương ngữ.
a) Kinh Vêđa:
-Vêđa có nghĩa là hiểu biết, đây là kinh thánh của Hinđu giáo ( AD
giáo).


Bố cục gồm 4 tập là Rích Vêđa, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa, Atacva
Vêđa.
3 tập Rích-Xama-Yagiua Vêđa  phản ánh vấn đề tôn giáo (như các
bài giải thích, các bài cầu nguyện và cúng tế).
Còn Atacva Vêđa  phản ánh các vấn đề về xã hội (bao gòm chiến
tranh, tình yêu, đánh bạc và cữa bệnh).
Trong 4 tập thì Rích Vêđa là quan trọng nhất vì nó lâu đời nhất và đầy
đủ nhất.
b) Sử thi: Có 2 bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và Ramayana.
*Đặc điểm chung:
+Đều là TP VH truyền miệng (tác giả là QCND Ấn Độ).
+Đều ra đời vào thế kỉ V TCN.
+Đều là viên ngọc úy của kho tàng VH Ấn Độ.
+Đều là cảm hứng sáng tạo bất tận cho các lĩnh vực art ở Ấn Độ.
*Đặc điểm riêng:

Sử thi

Soạn giả Độ dài


Mahabharata Viasa

Ramayana

18 chương
(220.000 câu)
Sử thi dài nhất
TG.

Vanmiki 7 chương (48.000
câu)

Nội dung
Kể về cuộc nội chiens
của dòng họ Bharata.

Kể về câu chuyện tình
giữa hoàng tử Rama và
người vợ chung thủy
Sita.

*Ý nghĩa: 2 bộ sử thi phản ánh toàn cảnh đời sống sinh hoạt và tâm
linh của cư dân Ấn Độ. 2 bộ sử thi là niềm tự hào lớn của người Ấn Độ.
c) Các TP của Caliđaxa.


Caliđaxa là nhà viết kịch đầu tiên ở Ấn Độ.
Phong cách sáng tác của ông: Ca ngợi tư tưởng tự do, chống lễ giáo và
phong kiến, đẳng cấp.

TP tiêu biểu: Sơcuntla, TP kể về câu chuyện tình trắc trở nhưng có kết
cục hp giữa nàng Sơcuntla và vua Đusơnta.
d) Các TP VH phương ngữ.
Từ cuối TK X bắt đầu xuất hiện các TP VH đc viết bằng tiếng Têlugu
và Ba Tư. Ý nghĩa của hiện tượng này là thể hiện sự phát triển của bộ
phận VH dân gian, thể hiện ước mơ và khát vọng của QCND lao động.
B) TÔN GIÁO
* Balamôn:
-Ra đời vào thời kì Vêđa. Là tôn giáo nguyên thủy bắt nguồn từ các tín
ngưỡng dân gian do đó có 2 cái “không”: Ko có ng sáng lập, ko có tổ chức
giáo hội chặt chẽ.
-Đối tượng sùng bái: thần Brama (thần sáng tạo), thần Siva (thần hủy diệt) và
thần Visnu (thần bảo hộ). Ngoài ra còn có các thần muông thú như bò, khỉ và
voi).
-Giáo lý: Thuyết luân hồi.
-Ý nghĩa xã hội: Là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ phân biệt đẳng cấp. Dùng
uy lực của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy . 4 tầng lớp cơ bản
trong XH đc hóa thân từ 4 bộ phận trên cơ thể của thần Brama:
+Brama (tăng lữ )(mồm)truyền giáo
+Ksatơrya (binh sĩ, quý tộc) (tay)
+Vaisya (nông dân, thợ thủ công) (đùi)
+Suđra (nô lệ) gắn với bàn chân).
Do vậy sau một thời gian truyền bá ở Ấn Độ vào những thế kỷ cuối TCN.
Đến thế kỷ VI TCN, Bàlamôn bị suy yếu và một tôn giáo mới xuất hiện : Phật
giáo.
* Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)


- Đến thế kỷ VII đạo Phật bị suy yếu, đạo Bàlamôn dần dần được phục
hưng : bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, kinh điển, nghi

thức tế lễ : gọi là Hinđu giáo.
- Đối tượng sùng bái vẫn là 3 thần và các thần động vật, trong đó thần
khỉ và bò được tôn sùng hơn cả (thần khỉ Hanuman có công giúp Rama cứu
được Sita. Còn thần bò là kiếp thứ 8 của thần Vishnu, bò được coi là con vật
linh thiêng).
- Đạo coi trọng thuyết luân hồi nghiệp báo.
- Đạo cũng bảo vệ và coi trọng sự phân chia đẳng cấp và còn duy trì
nhiều tục lệ lạc hậu : tảo hôn, chồng chết vợ phải hoả táng hoặc phải cạo trọc
đầu ở vậy suốt đời.
- Hinđu giáo còn định ra những nguyên tắc đạo lý, những luật lệ và
hình phạt... Tóm lại, nó định ra một cách tỉ mỉ những nguyên tắc Hinđu cho
mọi lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần, nghệ thuật, xã hội... Những nguyên
tắc Hinđu về kiến trúc đền tháp, các lễ và các nghi thức cử hành lễ. Việc tiến
hành những nghi lễ hàng năm thống nhất trong các miếu là bước tiến rất xa so
với Bàlamôn giáo, khiến Hinđu giáo có “chuẩn” để dễ thực hiện và dễ phổ
biến.
Những quy tắc chuẩn của nó khiến nó trở thành một tôn giáo quốc gia
và truyền bá rộng rãi ra ngoài biên giới, chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á.
Đạo Hinđu gần với “đời” hơn so với các tôn giáo khác ở Ấn Độ : nó
phản ánh thực tế xã hội và gắn liền với xã hội đó, một xã hội phân chia giai
cấp. Đạo Hinđu là sự phục tùng về mặt tâm linh của người Ấn Độ, mang đậm
sắc thái Ấn Độ. Do đó, ở Ấn Độ đạo Hinđu tồn tại như một phần đời sống tâm
linh, một phần văn hoá và đời sống xã hội trong thời gian dài cho đến ngày
nay. Ở đạo Hinđu, người ta thấy sự đè nặng của số phận, sự vâng chịu uy lực
của thần thánh nhưng lại thấy sự khơi dậy cuộc sống vật chất trần tục, trong
đó lạc thú, kể cả nhục dục cũng trở thành quy tắc.
Ngày nay ở Ấn Độ có 84% dân số theo đạo Hinđu và một số quốc gia
châu Á : Nêpan, Bănglađét có 20%, Xrilanca... Ở Việt Nam : đông đảo người
Chăm nhưng đạo đó đã được sữa rất nhiều.
*Phật giáo



Ra đời vào thế kỉ I TCN, thuộc dòng tư tưởng chống đạo Balamon, do thái tử
Tất Đạt Đa sáng lập.
a) Các học thuyết
Học thuyết của phật giáo đc tóm tắt trong câu nói của đức Phật Thích ca:
“Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về nổi khổ đau và
sự giải thoát khỏi nỗi khổ”.
Bao gồm: nhân sinh quan và thế giới quan.
+Nhân sinh quan (Quan điểm về cuộc sống của cng)
Thể hiện trong thuyết Tứ diệu đế:
• 1 Khổ đếChân lý về nỗi khổ
• 2 Tập đếChân lý về nguyên nhân của nỗi khổ
• 3 Diệt đếChân lý về sự diệt trừ nỗi khổ
• 4 Đạo đếChân lý về con đường diệt khổ (con đc gọi là bát
chính đạo, có nghĩa là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng
đắn).
+Thế giới quan (quan điểm nhìn nhận về TG).
Nằm trong thuyết duyên khởi: (Cho rằng sự vật đều do duyên mà thành)
• Vô tạo giảKhông có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ
• Vô ngãKhông có sự vật nào tồn tại cố định mà không thay đổi
• Vô thườngCho rằng sự vật đều tuân theo quy luật, sinh ra, phát triển,
suy yếu rồi hủy diệt.
*Về mặt xã hội, đạo Phật ko quan tâm đến chế độ đẳng cấp vì cho rằng nguồn
gốc xuất thân của cng ko phải là điều kiện để đc cứu vớt.
Như vậy, ban đầu đạo Phật chỉ là 1 học thuyết khuyên cng từ bỏ ham muốn,
tránh điều ác, làm việc thiện để đc cứu vớt. Không thừa nhận thượng đế và
các thần bảo hộ, vì vậy ko cần đến tầng lớp thầy cúng.
b) Sự phát triển
Đạo Phật đc truyền bá nhanh chóng ở Ấn Độ rồi lan ra các nước khác.

Khoảng 100 năm sau CN, đạo Phật đc chia thành 2 phái là đại thừa và tiểu
thừa. Về mặt giáo lý, 2 phái này có những điểm khác nhau chú yếu sau:


Đại thừa (Bắc Tông)

Tiểu thừa (Nam Tông)

Tên gọi

Cổ xe lớn (những ng qui y cũng Cổ xe nhỏ (chỉ n~ ng tu hành
đc cứu vớt)
mới đc cứu vớt)

Đối tượng
sùng bái

Rất đa dạng, trong đó Phật
Phạt Thích ca là cao nhất và
Thích ca là cao nhất, ngoài ra
duy nhất
còn có Phật A di đà, Phật Di lắc

Các quốc
gia phổ biến

TQ, NB,Triều Tiên, VN

Thái Lan, Campuchia,
Mianma


*Ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến xã hội Việt Nam hiện nay.
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo
trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần
chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi,
nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Với tư tưởng từ bi, cứu khổ cùng với các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có
ảnh hưởng không ít tới môi trường sống của người dân, bởi vì đạo Phật là
tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng giúp nhau
vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội
và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng lại ở công việc chia sẻ những
khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng, mà còn hướng
mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích
để đạt tới hạnh phúc cho con người. Như hiện nay trong làm ăn kinh tế, một
số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm
giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm
trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của cải vật
chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó,
không ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người
đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng
cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi
người, Phật giáo đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.
Câu 5: TRUNG QUỐC
A) Tư tưởng và tôn giáo (nho gia)
*Nho gia


Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng của Trung Quốc. Người đặt cơ
sở đầu tiên cho Nho gia là Khổng Tử, sống vào thời Xuân Thu. Về sau
Mạnh Tử , Đổng Trọng Thư đã phát triển học thuyết này làm cho Nho

Giáo ngày càng thêm hoàn chỉnh.
- Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là triết học, đạo đức, chính trị và
giáo dục.
+ Về mặt triết học : Khổng Tử không quan tâm đến nguồn gốc của vũ trụ,
do đó ông thể hiện thái độ không rõ ràng đối với quỷ thần ( một mặt ông tỏ
thái độ hoài nghi, một mặt ông lại rất coi trọng việc cúng tế, tang ma.)
+ Về mặt đạo đức : ông hết sức coi trọng vì đó là những chuẩn mực để
duy trì trật tự xã hội. Nội dung về đạo đức của ông bao gồm nhiều mặt như
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín , dũng….nhưng trong đó quan trọng nhất là “nhân”
+ Về đường lối trị nước, Khổng Tử chủ trương dựa vào đạo đức. Nội
dung của đức trị bao gồm 3 điều, đó là làm cho dân cư đông đúc, kinh tế
phát triển và dân được học hành. Ông chủ trương sử dụng biện pháp “ phải
thận trọng trong công việc, phải giữ được chữ tín, tiết kiệm trong công
việc, chí dũng, thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lí”. Bên
cạnh đó, tư tưởng của ông cũng có những hạn chế như ông chủ trương
những quy chế, lễ nghi của thời Tây Chu là không được thay đổi.
+ Về giáo dục : Ông có những đóng góp quan trọng như ông là người đầu
tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích của giáo
dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, do đó phương châm giáo
dục quan trọng của Khổng Tử là học lễ trước học văn sau. Phương châm
giáo dục thứ hai là học đi đôi với hành, học để vận dụng vào thực tế.
Tóm lại, Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn và là nhà giáo dục lớn của
Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, trong thời đại của ông chủ trương chính trị
của ông chưa được các vua chư hầu chấp nhận.
- Còn về Mạnh Tử , quan điểm triết học của ông trước hết biểu hiện ở
lòng tin vào mệnh trời, mọi việc đều do trời quyết đinh.
+ Về đạo đức, tư tưởng có hai điểm mới: một là ông cho rằng đạo đức
của con người là một yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện và hai là trong bốn



biểu hiện của đạo đức nhân, nghĩa,.lễ, trí ông coi trong nhất là nhân nghĩa,
do đó không chú ý tới lợi.
+ Về chính trị, Mạnh Tử nhấn mạnh hai vấn đề là nhân chính và thống
nhất. Điểm nổi bật nhất trong đường lối nhân chính của Mạnh Tử là tư
tưởng quý dân. “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Chủ trương
thứ hai trong đường lối chính trị của ông là thống nhất, với mục đích chính
là chấm dứt chiến tranh giữa các nước thời Chiến Quốc để toàn Trung
Quốc được thái bình, vì vậy, biện pháp để thực hiện là nhân chính. Bên
cạnh chăm lo đời sống nhân dân, Mạnh Tử chủ trương mở rộng việc giáo
dục đến tận nông thôn mà trước hết là dạy cho học sinh cái nghĩa hiếu, đễ.
Cũng giống như Khổng Tử những tư tưởng của ông không được vua chấp
nhận.
- Đến Đổng Trọng Thư, học thuyết Nho gia được phát triển them một
bước, nhất là về tư tương triết học và đạo đức.
+ Về triết học ông có hai điểm mới là thuyết “thiên nhiên cảm ứng” tức là
quan hệ tác động qua lại giữa trời và con người, đồng thời dung thuyết âm
dương để giải thích mọi sự vật, bên cạnh đó còn dùng thuyết âm dương
ngũ hành để kết hợp với thuyết trời sinh vạn vật của mình do đó thuyết âm
dương được phát triển them một bước.
+ Đối với ngũ hành ông nêu ra quy luật liền nhau thì sinh ra nhau, cách
nhau thì thắng nhau. Ông còn dùng ngày, tháng, bốn mùa trong năm và âm
dương ngũ hành để giải thích số lượng các đốt xương và các bộ phận con
người.
+ Về đạo đức, đóng góp quan trọng nhất của ông là việc nêu ra các phạm
trù tam cương, ngũ thường, lục kỉ. Tam cương là ba mối quan hệ : vua tôi,
cha con, vợ chồng. Ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Lục kỉ là mối
quan hệ với những người ngang hàng với cha, ngang hàng với mẹ, với an
hem, họ hàng, thầy giáo và bạn bè.
+ Về chính trị , ông chủ yếu là cụ thể hóa tư tưởng của Khổng Mạnh
trong hoàn cảnh xã hội có nhiều điểm mới như giảm thuế, khuyến khích

giáo dục,….Như vậy, đến thời kì này các tư tưởng triết học, đạo đức, chính
trị của Nho gia đã được hoàn chỉnh.


*Bốn phát minh kĩ thuật.
4 phát minh kĩ thuật của TQ ra đời vào thời kì trung đại, bao gồm: Kỹ thuật
làm giấy, Kỹ thuật in, Thuốc súng, Kim chỉ nam (La bàn).
*Kỹ thuật làm giấy:
- Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến
khoảng thế kỷ II, mặc dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy
nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không phẳng , khó viết nên chỉ dung để
gói.
- Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới
cũ, rẻ rách…làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được
loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dung để viết 1 cách phổ biến thay
thế cho các vật liệu trước đó.
- Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được
tryền đi hầu khắp các nước trên thế giới.
*Kỹ thuật in:
- Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng
ván sau đó có một người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời
bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy
nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực. Sau
đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên,
vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
- Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác
trê thế giới. Cho đến năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng
kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.
*Thuốc súng: Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện
đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng bắt đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua

quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với nhiều tên gọi khác nhau
như chấn thiên lôi, hỏa thương... Và trong quá trình tấn công Trung Quốc
người Mông cổ đã học được cách làm thuốc súng và từ đó lan truyền sang
Tây Á rồi đến châu Âu.
*Kim chỉ nam: Vào TK III TCN, từ việc biết đc từ tính và tính chỉ hướng của
nam châm, ng TQ đã làm ra 1 dụng cụ chỉ hướng gọi là tư nam – là tổ tiên của


kim chỉ nam. Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra la bàn, tuy
lúc đầu còn rất thô xơ nhưng ngày càng đc cải tiến trở nên hoàn thiện hơn.
Cuối thời Bắc Tống, la bàn đc dùng trong việc đi biển. Đến nửa sau TK XII la
bàn do đường biển truyền sang Ả Rập rồi truyền sang châu Âu và đc cải tiến
thành La Bàn Khô. Nửa sau TK XVI, la bàn khô lại truyền trở lại TQ.
Ý nghĩa:
+Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là
những đóng góp không nhỏ của một nền văn minh cho toàn nhân loại.
+Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và
kim chỉ nam đã nâng cao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên
một bước trong quá trình chinh phục tự nhiên và tranh đấu với tự nhiên với
chính con người để sinh tồn và phát triển.
Câu 6: HY LA – Nghệ thuật
*Giống nhau:
-Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã đều có 3 bộ phận là kiến trúc, hội họa và điêu
khắc.
-Đều lấy cng làm yếu tố trung tâm
-Hy lạp là chủ thể sáng tạo art, La Mã chú yếu là kế thừa và học hỏi.
1) Kiến trúc
Hy Lạp: chủ yếu phục vụ mục đích tôn giáo
La Mã: chủ yếu phục vụ nhu cầu dân sinh (như rạp hát, SVĐ..)

Công trình tiêu biểu: Ở HL có đền Pác-tê-nông, ở LM có Păng-tê-nông
2) Điêu khắc
Hy Lạp

La Mã

Thế mạnh

Điêu khắc tượng (tượng bán Điêu khắc phù điêu trên các
thân và khỏa thân)
mảng tượng và khối đá lớn

Yếu tố đặc
trưng

Nhấn mạnh đến đường nét
cơ thể, sự khỏe khoắn và
tinh thần tự do

Nhấn mạnh đến bố cục và
phối cảnh

TP điển hình

Tượng lực sĩ ném đĩa của

Các bức phù diêu mô tả cảnh


Mi-rông, tượng nữ thần Atê-na của Phi-đi-át


chiến tranh và cảnh trở về
của đoàn quân chiến thắng

3) Hội họa
Hy Lạp: Dùng để trang trí đồ gốm như các tác phẩm của họa sĩ Pôlinhốt,
tìm ra luật sáng tối và viễn cận của trong hội họa của Apôlôđo.
La Mã: Hội họa chủ yếu là bích họa (vẽ trên tượng) trên đó vẽ các cảnh
chiến tranh và cảnh vật các nước phương Đông. Người La Mã rất giỏi
trong việc sử dụng màu gỗ.
Câu 7: TÂY ÂU – Phong trào Phục Hưng
• Hoàn cảnh ra đời
Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn
mạnh dẫn đến ra đời GC TS-đây là lực lượng XH tiến bộ với hệ tư
tưởng mới, họ dòi hỏi văn hóa châu Âu phải PT tương xứng với sự tiến
bộ của XH.
Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những
giáo lí lỗi thời của giáo hội và phong kiến, nó kìm hãm sự PT VH châu
Âu, do đó cần có sự ra đời của hệ tư tưởng mới.
• Nguyên nhân ra đời ở Ý
+ ở đây quan hệ TBCN ra đời sớm, những thành thị tự do rất
phồn thịnh và đã thành lập những nước cộng hoà thành thị. Giai cấp
tư sản tự do sống theo quan điểm tư tưởng của mình.
+ Ý còn là quê hương của nền văn minh HY-La cổ đại, còn lưu
giữ lại nhiều di sản văn hoá : kiến trúc, điêu khắc, văn học, triết học.
..
+ Do kinh tế phát triển, các thành thị Ý đã xuất hiện một tầng
lớp giàu có và phô trương sự giàu có của mình với những lâu đài và
các tác phẩm có giá trị.

- Đến thế kỷ XV – XVI, CNTB cũng ra đời ở Anh, Pháp, Đức. .
.phong trào văn hoá Phục hưng có điều kiện phát triển sang các
nước khác ở Tây Âu.


• Nội dung tư tưởng:
Ptrao VHPH do giai cấp TS khởi xướng là ptrao CN nhân văn (coi
cng là trung tâm vũ trụ) qua n~ nội dung tư tưởng sau:
+Đề cao cng và cuộc sống hiện tại
+Cng đc hưởng mọi lạc thú của đời
+Chống lại các quan điểm của giáo hội và phong kiến
*Các tính chất:
+Châm biếm sự dốt nát và tàn bạo, giả nhân giả nghĩa của các giáo
sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và của giai cấp quý tộc phong kiến.
Nội dung này được thể hiện hầu hết trong các tác phẩm của thời kì
văn hóa Phục hưng.
Ví dụ: “Thần khúc” của Đantê, “Mười ngày” của Bôcaxiô, “Theo
đuổi tình yêu vô hiệu” của Sếchxpia, “Đông Kisốt” của Xécvăngtét.
+Chống lại sự áp đặt và ràng buộc cng. Để chống lại quan niệm của
giáo hội chỉ chú trọng đến thần linh và thế giới bên kia, coi nhẹ con
người, đề xướng chủ nghĩa khổ hạnh, bóp chết tình cảm, kìm hãm tư
tưởng và lí trí con người, các nhà nhân văn thời Phục hưng hết sức
đề cao con người, cho con người là “vàng ngọc của vũ trụ”.
+Chống lại quan điểm phản khoa học và CN Duy tâm. Đây chủ yếu
là cống hiến của các nhà khoa học và triết học.Những phát hiện của
các nhà thiên văn học như Côpécních, Bru rô, Galilê... đã đánh đổ
hoàn toàn quan niệm sai lầm của giáo hộ về vũ trụ đã ngự trị lâu đời
ở châu Âu.
+Đề cao ty Tổ quốc và tiếng nói dân tộc. Phong trào văn hóa Phục
hưng xuất hiện trong thời kì ra đời của quan hệ tư bản chủ nghĩa và

đó cũng là thời kì diễn ra quá trình hình thành dân tộc ở Tây Âu. Vì
vậy, đồng thời với việc chống phong kiến và giáo hội, các nhà nhân
văn chủ nghĩa đã hết sức ca ngợi tình yêu đối với đất nước và đồng
bào của mình. Nội dung ấy được thể hiện trong các tác phẩm văn
học của một số tác giả Đantê , Rôngxa, Xécvăngtét, Sếchxpia...
cũng đã bắt đầu thấy được xã hội quá đề cao vai trò của đồng tiền.


 Phong trào văn hóa Phục hưng thực chất là một phong trào cách
mạng về văn hóa tư tưởng chống phong kiến và giáo hội nên đã gặp
sự phản kích mạnh mẽ của giáo hội; không ít nhà văn, nhà khoa học,
nhà triết học đã bị hãm hại bằng những hình thức khác nhau trong
đó Galilê và Brunô là những trường hợp tương đối điển hình.
• Ý nghĩa:
Là một phong trào cách mạng về tư tưởng và văn hóa, phong trào
văn hóa phục hưng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với Tây Âu cũng
như với toàn thế giới.
- Phong trào Phục hưng đã mở ra cho xã hội châu Âu một chân
trời mới, bước đầu xoá bỏ những xiềng xích của phong kiến và giáo
hội trói buộc con người. Nó đã giải phóng tình cảm của con người,
con người được tự do phát triển.
- Đây là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử văn minh châu Âu.
Phong trào đã cống hiến cho văn minh nhân loại “những con người
khổng lồ” về tư tưởng, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về tài
năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ.
- Phong trào đã kết thúc một thời kỳ dài tăm tối ở châu Âu, tạo
điều kiện cho châu Âu bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn đấu
tranh quyết liệt chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực chính trị
để xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
Câu 9: Phát minh khoa học và tiến bộ kĩ thuật TK XIX.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, khoa học và kĩ thuật TK XIX có
nhiều bước tiến vượt bậc.
*Khoa học bao gồm các lĩnh vực:
• Sinh học: Có học thuyết sinh học của Đacuyn (1809-1882) bàn về
quy luật cạnh tranh để sinh tồn và khả năng sinh tồn của mỗi giống
loài, kể cả cng. Cuốn “nguồn gốc các giống loài” của ông đã gây ra
1 cuộc CM trong ngành sinh học và có ảnh hưởng sang các lĩnh vực
KHXH.
• Y học: Có nhiều phát hiện quan trọng như văcxin của Paxtơ (Pháp),
vi trùng lao của Kốc (Đức), phương pháp vô trùng trong giải phẫu


của Lixtơ(Anh)… Menden G.Mendel 1822-1884 là cha đẻ của
ngành di truyền học.
• Hóa học: Sự thiết lập Bảng tuần hoàn hoá học của Menđêlêép
(Nga)
• Vật lý: Nguyên lí về cảm ứng điện từ của Faraday, thuyết tương đối
của Anhxtanh (Đức) đánh dấu 1 bước chuyển qtrong trong ngành
vật lý học hiện đại.
• Hạt nhân: Phát minh về tính phóng xạ của uranium của Beccơren
(Anh) và việc tìm ra chất phóng xạ thiên nhiên của ông bà Quyri đã
đặt cơ sở đầu tiên cho lý thuyết về hạt nhân.
*Kỹ thuật


Nổi bật là những phát minh về điện: Moocxơ (Mỹ) đã phát minh ra
điện báo, Eđixơn (Mỹ) phát minh bóng đèn ddienj và xây dựng nhà
máy điện.

• Tiếp theo là những phát minh về điện thoại của Graham Bell, điện


ảnh, radio, tia Rơnghen và tia X của Roentgen (Đức) đã đưa nguồn
năng lượng mới vào lĩnh vực cuộc sống.
• Luyện kim: tạo ra lò Betxơme và lò Mactanh đã đánh dấu 1 bước Cm
trong ngành luyện kim.
• Năm 80 TK XIX phát minh ra máy tuốc bin phát điện đã nâng cao
năng suất lao động vượt bậc, đưa điện đến các miền xa.
*Ý nghĩa: Nhờ có điện mà xăng dầu, động cơ tuốc bin và nhiều phương
tiện giao thông mới xuất hiện như ô tô, máy bay, tàu biển, tàu ngầm.
Cũng nhờ những tiến bộ kĩ thuật trên mà sản lượng các ngành công
nghiệp tăng lên nhanh chóng.



×