Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét, thực trạng màn và sử dụng màn ở cộng đồng dân xã ea lốp, huyện ea soup tỉnh dak lak năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.54 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT, THỰC TRẠNG MÀN
VÀ SỬ DỤNG MÀN Ở CỘNG ĐỒNG DÂN XÃ EA LỐP, HUYỆN EA SOUP
TỈNH DAK LAK NĂM 2011
Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Để đạt được mục tiêu giảm chết, giảm mắc do sốt rét một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu là
ngủ màn phòng chống sốt rét. Việc đánh giá thực trạng màn và sử dụng màn của người dân sẽ giúp cho việc lập kế
hoạch phòng chống sốt rét.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở cộng đồng dân sống tại xã Ea Lốp, huyện Ea Soup, tỉnh Dak
Lak năm 2011 và đánh giá thực trạng màn và sử dụng màn của người dân trong phòng chống sốt rét.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, điều tra tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét, khảo sát thực
trạng màn và sử dụng màn của người dân xã Ea Lốp huyện Ea Soup, tỉnh Đak Lak năm 2011.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở người dân xã Ea Lốp là 6,15%; trong đó P.falciparum chiếm ưu thế
với 79,17%. Tỷ lệ người/màn tại xã nghiên cứu là 2,3. Tỷ lệ màn được tẩm hóa chất chiếm 97,37%. Tỷ lệ người dân
ngủ màn chiếm 88,46%, số người không ngủ màn chiếm 11,54%. Tỷ lệ màn có thủng và rách chiếm 50%.Tỷ lệ màn
được bảo quản đúng chiếm tỷ lệ 42,11%.
Kết luận: Truyền thông giáo dục người dân ngủ màn và bảo quản màn đúng để nâng cao hiệu quả phòng chống
sốt rét.
Từ khóa: Ký sinh trùng sốt rét, màn.

ABSTRACT
THE PROPORTION OF MALARIA PARASITE INFECTION, THE SITUATION OF BEDNETS AND THE
USAGE OF THE BEDNETS AT THE COMMUNITY OF EA LOP COMMUNE, EA SOUP DISTRICT, DAK LAK
PROVINCE 2011
Ho Van Hoang*, Nguyen Duy Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 169 - 174


Background: In order to achieve the targets of reducing malaria mortality and morbidity, sleeping under bednets
for malaria control is one of the top priorities. The evaluation of bednet status and people’s bednet usage will be helpful
for making malaria control plans.

Objectives: To identify the proportion of malaria parasite infection in the community residing in Ea Lop
commune, Ea Soup district, Dak Lak province in 2011 and to evaluate the bednet situation and usage of the
people for malaria control.
Methods: Cross-sectional descriptive study, investigating malaria parasite infection rate, surveying
bednet situation and usage of the populations in Ea Lop commune, Ea Soup district, Dak Lak province in
2011.
* Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn
Tác giả liên lạc: Ts. Hồ Văn Hoàng

ĐT: 0914004629

Email:

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Result: The proportion of malaria parasite infection in Ea Lop commune was 6.15%; of which
P.falciparum infection dominated with 79.17%. The proportion of person/bednet in the study commune was
2,3. The bednets treated with insecticides accounted for 97.37%. The rates of inhabitants sleeping under
bednets and sleeping without bednets were 88.46% and 11.54%, respectively. The torn bednets occupied 50%.
The proportion of well-preserved bednets was 42.11%.
Conclusion: Increasing rates of bed-net usage and proper bed-net maintenance through health

information, communication and education to enhance the effectiveness of malaria control.
Keywords: Malaria parasite, bednet.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối tượng nghiên cứu

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh sốt rét (SR) giảm nhưng
nguy cơ tử vong do sốt rét ở cộng đồng dân sống
trong vùng sốt rét lưu hành nặng vẫn rất cao, bùng
phát sốt rét có thể xảy ra nếu không phòng chống
sốt rét (PCSR) một cách có hiệu quả (6,7). Chương
trình PCSR ở Việt Nam dù có những thành công
đáng kể nhưng tại khu vực Miền Trung-Tây
Nguyên (MT-TN) công tác PCSR vẫn còn một số
khó khăn(5). Để đạt được mục tiêu giảm chết, giảm
mắc, khống chế dịch SR, một trong những giải pháp
ưu tiên hàng đầu là ngủ màn có tẩm hóa chất
PCSR. Việc xác định tỷ lệ hiện mắc SR cũng như
đánh giá thực trạng màn và sử dụng màn của
người dân sẽ giúp cho phòng chống SR đạt hiệu
quả hơn. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn công tác
phòng chống sốt rét đề tài: “Tỷ lệ nhiễm ký sính
trùng sốt rét, thực trạng màn và sử dụng màn ở
cộng đồng dân xã Ea Lốp, huyện Ea Soup tỉnh Dak
Lak năm 2011” là rất cấn thiết nhằm các mục tiêu
sau:

Người dân và màn có trong dân ở xã Ia
Lốp.


Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở
cộng đồng dân sống tại xã Ea Lốp, huyện Ea Soup,
tỉnh Dak Lak năm 2011.
Đánh giá thực trạng màn và sử dụng màn của
người dân trong phòng chống sốt rét.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu

Xã Ea Lốp, huyện Ea Soup, tỉnh Đak Lak
là vùng sốt rét lưu hành nặng.

Thời gian
Nghiên cứu được tiến hành năm 2011

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang xác định tỷ lệ
nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR).
Cỡ mẫu theo công thức tính cho điều tra ngang
cộng đồng(4).

n=

z12−α / 2 × p ( 1 − p )
d2

Trong đó: n là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu. Z (1α/2) = 1,96. p = 0,10 là tỷ lệ theo các nghiên cứu
trước. d = 0,03 (sai số tuyệt đối). Tính toán cho kết

quả n=385 người.
Đối với điều tra sử dụng màn chỉ điều tra số
người trên 15 tuổi. Phỏng vấn tất cả hộ gia đình
được chọn trong nghiên cứu ngang để điều tra thực
trạng màn và sử dụng màn.

Kỹ thuật nghiên cứu
Kỹ thuật xét nghiệm lam máu tìm KSTSR trong
máu.
Kỹ thuật khám và kẹp nhiệt độ ở nách.
Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, điều tra hộ gia
đình.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học
Phân tích số liệu

Khác

Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 8.0.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Tỷ lệ mắc nhiễm KSTSR ở cộng đồng dân sống
tại xã Ealốp.
TT Thôn Số điều tra KSTSR (+) Tỷ lệ %
1 Thôn 1

128
7
5,47
2 Thôn 2
130
9
6,92
3 Thôn 3
132
8
6,06
Tổng cộng
390
24
6,15

95% CI
2,23-10,94
3,21-12,74
2,65-11,59
3,98-9,02

Kết quả điều tra 390 người dân ở xã Ea
Lốp cho thấy tỷ lệ KSTSR là 6,15% (95% CI:
3,98-9,02). Tỷ lệ nhiễm ở thôn 1 là 5,47%,
thôn 2 là 6,92%, thôn 3 là 6,06%. Trong số 24
trường hợp KSTSR (+) có 19 trường hợp
nhiễm P.falciparum, chiếm tỷ lệ cao nhất
79,17%; 4 trường hợp nhiễm P.vivax chiếm
16,67%; và 4,17% nhiễm phối hợp (P.f+P.v).

Bảng 2: Tỷ lệ giao bào và lách sưng ở cộng đồng dân.
Giao bào
Số điều
Số
lượng
tra
Tỷ lệ
(SL)
1 Thôn 1
128
4
3,13
2 Thôn 2
130
6
4,62
3 Thôn 3
132
4
3,03
Tổng cộng
390
15
3,85

TT

Lách sưng
Số
Tỷ lệ

lượng
2
1,56
3
2,31
2
1,52
5
1,28

Thôn

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm
giao bào là 3,85%. Tỷ lệ này tại thôn 1 là
3,13%, tại thôn 2 là 4,62%, tại thôn 3 là
3,03%. Tỷ lệ lách sưng của người dân là
1,28%. Lách sưng ở thôn 1 là 1,56%, ở thôn
2 là 2,31%, ở thôn 3 là 1,52%.
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm KST SR theo giới trong cộng đồng.
TT
1

Đặc điểm
Giới

Số điều tra KSTSR (+) Tỷ lệ %

Nam
Nữ


198
192

14
10

7,07
5,21

0–5

136

6

4,41

142
112
242

8
10
18

5,63
8,93
7,44

2 Lứa tuổi > 5 – 15

> 15
3 Dân tộc
Ê đê

Đi rừng,
ngủ rẫy
Khác

Hoạt
động

4

148

6

4,05

186

14

7,53

204

10

4,90


Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nam là 7,07%, và ở nữ là
5,21%. Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở trẻ 0-5 tuổi là 4,41%, từ
5-15 tuổi là 5,63% và trên15 tuổi là 8,93%. Tỷ lệ
nhiễm KSTSR ở người Ê đê là 7,44%, và ở các dân
tộc khác là 4,05%. Người có đi rừng ngủ rẫy tỷ lệ
nhiễm KSTSR là 7,53%; nhóm người không có hoạt
động này nhiễm 4,90%.
Bảng 4: Loại kích cỡ màn có trong dân ở điểm điều tra.
TT

Thôn

Tổng
số màn

1
2
3

Thôn 1
Thôn 2
Thôn 3
Tổng

60
64
66
190


Màn đôi
SL
48
50
52
150

Màn đơn

%
85,71
87,72
91,23
78,95

SL
12
14
14
40

%
14,29
12,28
8,77
21,05

Phân tích 190 màn điều tra trong 390 người dân
tại xã nghiên cứu cho thấy có 150 màn đôi chiếm
78,95%, màn đơn có 40 chiếc chiếm 21,05%.

Trong 190 màn có 31 màn người dân tự mua
chiếm 16,32% và 159 màn do Dự án Quỹ toàn cầu
cấp chiếm 83,68%. Phân tích màu của màn điều tra
cho thấy có 167 màn có màu xanh chiếm 87,89% và
23 màn có màu trắng chiếm 12,11%.
Bàng 5: Tỷ lệ màn và ngủ màn trong cộng đồng dân.
TT

Nội dung

Số lượng

%

1
2
3
4

Số hộ điều tra/số khẩu
Số màn (quy thành đụi)
Tỷ lệ người/màn
Số ngủ màn

96/390
170
2,3
345

88,46


5

Số không ngủ màn

45

11,54

Phân tích số màn có trong 86 hộ điều tra cho
thấy tỷ lệ người/màn tại xã nghiên cứu là 2,3. Số
người dân ngủ màn chiếm 88,46%, số người không
ngủ màn chiếm 11,54%.
Bảng 6: So sánh tỷ lệ ngủ màn của các nhóm dân tộc.
TT
1
2

Dân tộc
Ê đê
Khác
Tổng

Điều tra
242
148
390

Ngủ màn
207

138
345

Tỷ lệ %
85,54
93,24
88,46

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

Kết quả điều tra ngủ màn người dân tại xã
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngủ màn ở nhóm người Ê
đê là 85,54%, tỷ lệ ngủ màn nhóm dân tộc khác cao
hơn là 93,24%.
Bảng 7: Mục đích sử dụng màn của người dân tại điểm
nghiên cứu.

Số
Trung bình Trung bình diện
Loại
màn Số lỗ lỗ thủng tích thủng/mảng
thủng
rách (cm2) ±Độ
hỏng thủng/ / rách (mảng
rách/màn

lệch
rách

TT

1 Lỗ thủng
2 Mảng rách

36
9

72
17

2,00
1,89

9,91±7,80
17,18±3,15

1 Thôn 1

88

74 84,09 2 2,27

7

7,95 1 1,14


2 Thôn 2

75

65

86,67 3 4,00

5

6,67 2 2,67

Kết quả phân tích cho thấy trung bình có 2 lỗ
thủng/màn có thủng với diện tích lỗ thủng trung
bình 9,91cm2. Đối với mảng rách, trung bình có 1,89
/màn có mảng rách, trung bình diện tích mảng rách
là 17,18 cm2.

3 Thôn 3

82

70 85,37 3 3,66

6

7,32 3 3,66

Bảng 11: Tỷ lệ bảo quản màn đúng của người dân.


Điều
TT Thôn
tra* Để treo ngủ

Tổng

Sử dụng màn
Không sử
Đắp
Bắt cá
dụng

245 209 85,31 8 3,27 18 7,35 6 2,45

*(> 15 tuổi)
Kết quả điều tra cho thấy có 85,31% người trả
lời dùng màn treo ngủ, 3,27% người dùng màn đắp,
7,35% không sử dụng màn và 2,45 người có sử
dụng màn để bắt cá.
Bảng 8: Tỷ lệ màn rách và hỏng trong dân.
TT
1
2
3

Thôn

Số màn

Thôn 1

Thôn 2
Thôn 3
Tổng

60
64
66
190

Màn rách và
hỏng
29
37
29
95

Tỷ lệ %
48,33
57,81
43,94
50,00

Kết quả trên cho thấy số màn có thủng và rách
chiếm 50% số màn điều tra.
Bảng 9: Hình thức màn hỏng trong dân.
Số Thủng
TT Thôn
màn
1 Thôn 1 60
2 Thôn 2 64

3 Thôn 3 66
Tổng
190

SL
12
15
9
36

%
20.00
23.44
13.64
18.95

Rách
SL
6
8
6
20

%
10.00
12.50
9.09
10.53

Mất 1 Rách ở

mảng góc màn
màn
SL
4
3
2
9

%
6.67
4.69
3.03
4.74

SL
9
11
12
32

%
15.00
17.19
18.18
16.84

Phân tích số màn hỏng trong dân cho thấy trong
số 190 màn có 18,95% màn thủng, 10,53% màn rách,
4,74% màn có mảng rách và 16,84% màn có rách ở
góc màn.

Bảng 10: Diện tích lỗ thủng và mảng rách của màn.

Bảo quản đúng

1 Thôn 1
2 Thôn 2
3 Thôn 3

60
64
66

SL
26
26
28

%
43,33
40,63
42,42

Bảo quản sai
SL
%
34
56,67
38
59,38
38

57,58

Tổng

190

80

42,11

110

TT Thôn

Số
màn

57,89

Kết quả điều tra cho thấy có 80 màn
được bảo quản đúng chiếm tỷ lệ 42,11% và
57,89% màn bảo quản không đúng.
Bảng 12: Tỷ lệ màn được tẩm hóa chất phòng chống
nhiễm sốt rét.
TT
1
2
3

Dân tộc

Thôn 1
Thôn 2
Thôn 3
Tổng

Số màn
60
64
66
190

Số màn được
tẩm hóa chất
57
63
65
185

Tỷ lệ %
95,00
98,44
98,48
97,37

Tỷ lệ màn được tẩm hóa chất chiếm 97,37%. Tỷ
lệ màn được tẩm hóa chất ở thôn 1 là 95%, thôn 2 là
98,44% và thôn 3 là 98,48%.

BÀN LUẬN
Về tỷ lệ nhiễm KSTSR trong cộng đồng dân ở

xã Ea Lốp
Kết quả điều tra xã nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
KSTSR là 6,15%. Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở các điều tra
tại cộng đồng dân tại xã này cao hơn nhiều so với tỷ
lệ nhiễm chung của khu vực MT-TN chỉ 1,14% (năm
2010) và 0,90% (năm 2011) cũng như tại các cộng
đồng dân sống cố định trong vùng sốt rét lưu
hành(5). Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở đây cao hơn có thể là

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

do có nhiều người dân ở xã này có hoạt động đi
rừng ngủ rẫy. Nghiên cứu về nhiễm KSTSR người
dân ngủ rẫy tại Quảng Trị cho thấy tỷ lệ nhiễm là
6,95%(1). Một số điều tra từ 2003-2004 tại các điểm có
dân đi rừng, ngủ rẫy cho thấy tỷ lệ nhiễm rất cao:
Ngọc Lây (Kon Tum) là 8,85%, Ia O (Gia Lai) là
7,08%, Sơn Thái (Khánh Hoà) là 29,77%, Thanh
(Quảng Trị) là 6,77%(2). Các biện pháp PCSR thường
quy chưa có hiệu quả và người dân chưa có ý thức
cao về tự bảo vệ khi đi vào rừng, rẫy. Kết quả điều
tra cũng cho thấy ở nhóm người có hoạt động đi
rừng ngủ rẫy tỷ lệ nhiễm KSTSR là 7,53%, nhóm
người không có hoạt động này chỉ nhiễm 4,90%.
Tỷ lệ nhiễm KSTSR cao nhất ở người trên15 tuổi

là 8,93%. Điều này được giải thích do đối tượng này
thường xuyên có các hoạt động đi rừng ngủ rẫy.
Về tỷ lệ nhiễm theo dân tộc, tỷ lệ KSTSR ở
nhóm người Ê đê là 7,44%, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở
nhóm dân tộc khác thấp hơn chỉ chiếm 4,05%. Điều
này là do kiến thức và thực hành tự bảo vệ PCSR
của nhóm dân Ê đê còn hạn chế. Kết quả phân tích
cho thấy tỷ lệ ngủ màn của người dân Ê đê chỉ
chiếm 85,54% so với 93,24% ở người nhóm khác.
Cơ cấu KSTSR tại điểm này chủ yếu vẫn là
P.falciparum chiếm ưu thế 79,17%, sau đó đến
P.vivax chiếm 16,67%. Cơ cấu P.falciparum ưu thế
cũng phù hợp với cơ cấu loài ở các vùng khác của
khu vực MT-TN (giai đoạn 2006-2010, về cơ cấu
KSTSR ở khu vực này thì P.falciparum vẫn chiếm ưu
thế với tỷ lệ từ 76,45% đến 85,28%)(5).
Tỷ lệ nhiễm giao bào của người dân là 3,85%.
Giao bào là thể KSTSR mặc dù không gây sốt
nhưng là thể làm lan truyền bệnh trong cộng đồng.
Vì vậy trong phác đồ điều trị cần chú ý các thuốc
diệt thể giao bào hạn chế lây lan trong cộng đồng,
nhất là khi có sự gia tăng mật độ các loài muỗi sốt
rét, có nguy cơ xảy dịch.

Thực trạng màn và sử dụng màn của người
dân
Phân tích số màn điều tra cho thấy màn đôi
chiếm phần lớn 78,95%. Việc sử dụng màn đơn
trong cộng đồng dân hiện nay thấp hơn màn đôi.


Hiện nay, xã Ea Lốp được Dự án Quỹ toàn cầu hỗ
trợ về màn PCSR. Tuy nhiên cũng có 6,32% số màn
do người dân tự mua bổ sung trong quá trình sử
dụng. Về màu sắc, cho thấy có màn màu xanh
chiếm đa số với 87,89% và màn màu trắng chỉ
chiếm 12,11%.
Tỷ lệ người/màn tại xã nghiên cứu là 2,3. Về lý
tưởng thì mỗi người một màn đơn hoặc 2
người/màn đôi nhưng với tỷ lệ 2,3 người/màn cũng
đáp ứng được sự bảo vệ của người dân khi ngủ
màn tránh muỗi đốt. Một số điều tra khác cho thấy
tỷ lệ người/màn là 2,65 tại xã Thanh (Quảng Trị);
2,71 tại xã Trà Don (Quảng Nam) và 2,73 tại xã Ia O,
Gia Lai. So với các xã này thì tỷ lệ người/màn của Ia
Lốp đảm bảo hơn, có nghĩa là một màn bao phủ
cho 2,3 người(3).
Tuy nhiên điều quan trọng là người dân có ngủ
trong màn hay không. Kết quả điều tra cho thấy số
người ngủ màn chiếm 88,46%, số không ngủ màn
chiếm 11,54%. Khảo sát tại Hướng Hóa, Dak Rông
(Quảng Trị) cũng cho thấy tỷ lệ ngủ màn cũng chỉ
đạt dưới 75%. Nghiên cứu tại Nam Trà My năm
2001 tỷ lệ người/màn là 3,29, tỷ lệ treo màn 32,68%
(3)
. Như vậy mặc dù tỷ lệ màn có tăng cao nhưng
thói quen ngủ trong màn vẫn chưa tăng, một trong
những nguyên nhân làm cho tình hình sốt rét phức
tạp.
Về sử dụng màn, chỉ có 85,31% người trả lời
dùng màn treo ngủ, 3,27% người dùng màn đắp,

7,35% không sử dụng màn và 2,45 người có sử
dụng màn để bắt cá. Việc dùng màn bắt cá hoặc
không dùng đã hạn chế hiệu quả sử dụng của màn
chống muỗi. Việc bảo quản màn có vai trò rất quan
trọng trong việc kéo dài tuổi thọ và khả năng sử
dụng của màn. Trong điều tra này màn có thủng và
rách chiếm 50% do việc bảo quản không được tốt
(57,89% màn bảo quản không đúng chiếm tỷ lệ).
Phân tích cũng cho thấy những người không ngủ
màn ở vùng sốt rét có nguy cơ nhiễm sốt rét gấp
15,13 lần so với những người thường xuyên ngủ
màn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm ký sinh sốt rét trong cộng đồng
dân xã Ea Lốp

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở
người dân xã Ea Lốp là 6,15%.
Nam giới nhiễm KSTSR 7,07%, tỷ lệ
nhiễm KSTSR ở nữ là 5,21%.
Tỷ lệ KSTSR ở trẻ 0-5 tuổi là 4,41%, 5-15 tuổi là
5,63% và >15 tuổi là 8,93%.

Tỷ lệ KSTSR ở người Ê đê là 7,44%, ở nhóm dân
tộc khác là 4,05%.
Người có hoạt động đi rừng ngủ rẫy tỷ lệ nhiễm
KSTSR là 7,53%, nhóm người không có hoạt động
này nhiễm 4,90%.
Tỷ lệ lách sưng ở người dân là 1,28%; tỷ lệ giao
bào là 3,85%.
Loài P.falciparum chiếm ưu thế với tỷ lệ cao nhất
79,17%, P.vivax chiếm 16,67% và 4,17% nhiễm phối
hợp (P.falciparum+P.vivax).

Thực trạng màn và sử dụng màn PCSR ở
người dân xã Ia Lốp

Tỷ lệ màn đôi là 78,95%, màn đơn là
21,05%.
Màn người dân tự mua là 16,32% và do
Dự án cấp chiếm 83,68%.
Tỷ lệ màn có màu xanh chiếm 87,89% và
màu trắng chiếm 12,11%.
Tỷ lệ người/màn tại xã nghiên cứu là 2,3.
Tỷ lệ người dân ngủ màn chiếm 88,46%, số
người không ngủ màn chiếm 11,54%.
Tỷ lệ ngủ màn ở nhóm người Ê đê là
85,54%, tỷ lệ ngủ màn nhóm dân tộc khác
cao hơn là 93,24%.
Tỷ lệ màn có thủng và rách chiếm 50%;
trong đó 18,95% màn thủng, 10,53% màn

rách, 4,74% màn có mảng rách và 16,84%

màn có rách ở góc màn.
Tỷ lệ màn được bảo quản đúng chiếm tỷ
lệ 42,11%; 57,89% màn bảo quản không
đúng.
Tỷ lệ màn được tẩm hóa chất chiếm
97,37%.
Người không ngủ màn ở vùng sốt rét có nguy
cơ nhiễm sốt rét gấp 15,13 lần so với những người
thường xuyên ngủ màn (p<0,001).

KIẾN NGHỊ

Tổ chức hệ thống giám sát thường quy
phát hiện KSTSR, chủ động quản lý các ca
mắc sốt rét nhằm điều trị sớm và làm giảm
tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng dân.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ về
chương trình phòng chống sốt rét, tập trung vào
hình thức trực tiếp thông qua nhân viên y tế nhằm
nâng cao hơn nữa tỷ lệ ngủ màn và bảo quản màn
trong dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.

Đoàn Hạnh Nhân, Nông Thị Tiến (2007). Một số yếu tố xã hội học
liên quan dến lan truyền sốt rét dai dẳng ở 2 huyện Dak Rông,
Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các
bệnh ký sinh trùng, Viện sốt rét KST-CT Trung ương, số 4/2007, tr.
10-16.
Hồ Văn Hoàng (2006). Di cư tự do, ngủ rẫy và nguy cơ gia tăng sốt
rét ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Tạp chí y học thực hành, số 3
(537)/2006 tr.23-27.
Hồ Văn Hoàng, Triệu Nguyên Trung (2011). Nghiên cứu yếu tố
nguy cơ ở một số xã có sốt rét dai dẳng tại các tỉnh Quảng Trị,
Quảng Nam, Gia Lai và áp dụng một số biện pháp nâng cao hiệu
quả phòng chống bệnh sốt rét. Tạp chí y học thực hành, số 796)/2011,
tr. 16-20.
Trường Đại học Y Hà Nội (1999). Dịch tễ học và thống kê ứng dụng
trong NCKH, tr.98-114.
Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn (2011). Đánh giá công tác phòng
chống sốt rét 2006-2010, định hướng kế hoạch 2011, khu vực miền
Trung -Tây Nguyên. Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn, 2011.
Viện sốt rét KST-CT TW (2011). Tổng kết công tác PCSR và giun sán
2006-2010 và triển khai kế hoạch 2011.
WHO (2009). Malaria Report, pp.27-28

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng





×