Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG NGỪA THỪA cân, béo PHÌ học SINH mẫu GIÁO tại TRƯỜNG mẫu GIÁO QUẬN 4, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH, năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.51 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG NGỪA THỪA CÂN,
BÉO PHÌ HỌC SINH MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO
QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
Phùng Đức Nhật*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thừa cân, béo phì là vấn đề y tế công cộng nổi trội, cần được quan tâm nhiều. Hiện nay, tình
trạng này không chỉ giới hạn ở người lớn mà tỷ lệ thu được ở trẻ nhỏ cũng đáng báo động. Việc cung cấp các
biện pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở trẻ và lượng giá lại có vai trò quan trọng trong công tác đẩy lùi đại
dịch này.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở trẻ đang học tại hai trường
mầm non quận 4, Tp.HCM và đánh giá tác động của biện pháp can thiệp phòng ngừa thừa cân, béo phì
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, tiến hành qua 3 giai đoạn: điều tra cắt ngang
thu thập số liệu, can thiệp, đánh giá tác động can thiệp. Thời gian thực hiện từ 6/2010-6/2011, nghiên cứu tiến
hành bằng cách phát phiếu hỏi cho phụ huynh để tìm hiểu nhận định của họ về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì ghi nhận được sau can thiệp (38,6%) cao hơn ban đầu
(33,8%). Các yếu tố như giới tính, khối lớp, tốc độ ăn và ăn thức ăn chiên xào có liên quan đến tỷ lệ thừa cân,
báo phì (p<0,05). Tỷ lệ kiến thức đúng của phụ huynh về dinh dưỡng và thừa cân, béo phì ở trẻ thu được sau can
thiệp cao hơn ban đầu.
Kết luận: Cần duy trì các biện pháp can thiệp phòng ngừa thừa cân, béo phì đã thực hiện
Từ khóa: Thừa cân, béo phì, biện pháp can thiệp

ABSTRACT
ASSESSMENT OF INTERVENTION MEASURES TO PREVENT CHILDREN’S OVERWEIGHT AND
OBESITY IN SOME KINDERGARTENS, DISTRICT 4, HO CHI MINH CITY, 2010


Phung Duc Nhat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 416 - 420
Background: Overweight and obesity are becoming significant public health problems that should be
paid more attention from community. These issues are commonly recorded in adults, however, the children’s
overweight and obesity status has been increasing at an alarming rate. The intervention measures to prevent
overweight and obesity status in children and assessment after conducting intervention have played an
important role in debating these issues.
Objectives: To determine the children’s overweight and obesity rate studying in two kindergartens in
district 4, Ho Chi Minh city and the association between this proportion and risk fators that are likely to
cause overweight and obesity. The impact of intervention measures to prevent overweight and obesity should
be subsequently assessed.
Method: Community- intervention study has been implemented through three stages: cross sectional
survey to collect data, implementation of intervention, impact evaluation of intervention. The study, carried

Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Phùng Đức Nhật ĐT: 0918103404Email:

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

out from June 2010 to June 2011 and was conducted by distributing questionnaires to parents so that they
can seft- assess the nutrition status of their children
Results: The children’s overweight and obesity rate recorded at post-intervention was 38.6%, higher
than the pre-intervention figure (33.8%). There were association between gender, grade, eating speed, greasy
food consuming and overweight and obesity rate, with p value was lower than 0.05. The proportion of

parents having the right knowledge of nutrition, overweight and obesity post-intervention was higher than
pre- intervention
Conclusion: Effective intervention measures to prevent overweight and obesity issues in children
should be maintained
Key words: Overweight, obesity, intervention measures

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân, béo phì hiện đang là đại dịch được
thế giới quan tâm(4). Hiện nay, thừa cân, béo phì
không chỉ là vấn đề nghiêm trọng thường gặp ở
người lớn mà tình trạng này đã mở rộng ra đến
đối tượng trẻ em và ngày càng gia tăng.
Nghiên cứu tình trạng thừa cân và béo phì
của dân cư thành phố Hồ Chí Minh từ 1996 đến
2001, Trần Thị Hồng Loan ghi nhận sự gia tăng
tỷ lệ thừa cân của trẻ dưới 5 tuổi: 2,0% năm
1996; 2,1% năm 1999; 3,1% năm 2000; 3,4%
năm 2001. Riêng học sinh nhà trẻ, mẫu giáo
trong niên học 2000 - 2001 quận ven Gò Vấp có
tỷ lệ béo phì 7,9%. Còn học sinh cấp I (6-11 tuổi)
ở quận 1 nội thành năm 1997 có tỷ lệ béo phì
12,2%(2).
Các chương trình can thiệp phòng ngừa thừa
cân, béo phì ở các trường mẫu giáo trong thời
gian qua cũng đã được thực hiện, tuy nhiên đánh
giá hiệu quả chương trình can thiệp này thì chưa
được quan tâm nhiều, điều này thúc đẩy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

ĐỐITƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì đang học
tại trường Sao Mai 12 (SM 12), Sao Mai 13 (SM
13).
Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ thừa cân,
béo phì ở trẻ học tại trường SM 12, SM 13 và các
yếu tố nguy cơ liên quan tình trạng thừa cân béo
phì.
Đánh giá tác động của biện pháp can thiệp
phòng ngừa: dựa trên kiến thức đúng về dinh
dưỡng và thừa cân, béo phì của phụ huynh trẻ
trước và sau can thiệp tại trường SM 12.

là tỷ lệ thừa cân béo phì theo báo cáo của
trường mầm non Sao mai 12 tại thời điểm tháng

Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường mầm non Sao Mai 12 và
Sao Mai 13 tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp
cộng đồng.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:

n=
n = số đối tượng cần điều tra
α = 0,05
z (1-α/2) = 1,96 (tra bảng phân phối bình

thường)
z (1thường).

) = 1,28 (tra bảng phân phối bình

4/2010 là 11% =>

= 0,11.

là tỷ lệ thừa cân béo phì mong muốn đạt
được sau khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa
thừa cân béo phì vào trường mầm non Sao mai
12 là 3% => = 0,03.
Ta tính được n = 210 trẻ.
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
theo đơn vị trường nghiên cứu. Số mẫu cần thiết
được nhân 2 với số trường nghiên cứu. Ta có, số

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
mẫu nghiên cứu cho mỗi đợt là 210 x 2 = 420 trẻ.
Số lần điều tra là 02 đợt, nên tổng số mẫu là 420
x 2= 840 trẻ.
Tiêu chuẩn chọn đối tượng vào nhóm
nghiên cứu
Giai đọan 1: Nghiên cứu cắt ngang đánh giá
các số liệu cơ bản ban đầu

Tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu:
Đối với trường: Đề nghị chọn các trường: 01
trường can thiệp (Mầm non Sao mai 12), 01
trường đối chứng (Mầm non Sao mai 13).
Có sự đồng ý tham gia của Ban giám hiệu
nhà trường, sự giới thiệu của Phòng Giáo dục
quận 4. Hai trường nêu trên là hai trường có cơ
sở vật chất khá tốt, phù hợp cho việc triển khai
tăng cường vận động cho trẻ.
Trường Mầm non có khoảng 45 trẻ/1 lớp
mầm; 55 trẻ/1 lớp chồi; 50 trẻ /1 lớp lá (Trường
Mầm non Sao mai 12). Như vậy ta sẽ chọn ngẫu
nhiên 35 trẻ trong mỗi lớp. Ta chọn tổng cộng là
06 lớp (02 mầm; 02 chồi; 02 lá) có 210 trẻ và phụ
huynh được điều tra tại trường can thiệp và tương
ứng với khoảng 210 trẻ và phụ huynh ở trường
không can thiệp.
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
theo đơn vị trường nghiên cứu. Số mẫu cần thiết
được nhân 2 với số trường nghiên cứu. Ta có số
mẫu nghiên cứu cho mỗi đợt là 210 x 2 = 420 trẻ.
Số lần điều tra là 2 đợt nên tổng số mẫu là 420 x
2= 840 trẻ.
Giai đoạn 2: Can thiệp tại trường nghiên cứu:
Truyền thông dinh dưỡng và phòng chống
béo phì trong nhà trường bằng các tài liệu truyền
thông như tờ bướm, các thông tin định kỳ dán
trên bảng thông tin tại trường, khuyến khích nhà
trường tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ.


Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

Truyền thông cho phụ huynh, khuyến khích
gia đình tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ.
Giai đoạn 3: Đánh giá tác động can thiệp
Định nghĩa thừa cân

“Nguy cơ thừa cân” và “thừa cân” là thuật
ngữ được dùng để chỉ tình trạng trẻ em có cân
nặng vượt quá mức bình thường. Ở người lớn, đo
lường tình trạng trên dựa vào chỉ số BMI (body
mass index), ta tính bằng cách lấy cân nặng tính
bằng kg chia bình phương chiều cao tính bằng
mét(1). Tuy nhiên, khi tính toán trên đối tượng trẻ
em, có nhiều khuyến cáo nên sử dụng chỉ số BMI
theo tuổi và giới vì tình trạng thừa cân hay béo
phì của trẻ bị phụ thuộc bởi tác động của yếu tố
tuổi và giới. Theo phân loại của Tổ chức y tế thế
giới(5):
Thừa cân: >+ 1 SD (tương đương với BMI
25kg/m2 ở tuổi 19).
Béo phì: >+ 2SD (tương đương với BMI 30
kg/m2 ở tuổi 19).
KẾT QUẢ
Bảng 1: Tỷ lệ thừa cân, béo phì (TCBP) ở hai
trường mầm non quận 4
TCBP

Mầm non SM 13

Mầm non SM 12 (n=420)
(n=420)
Trước điều Sau điều Trước can
Sau can
tra (n=210) tra (n=210)
thiệp
thiệp
(n=210)
(n=210)

81 (38,6%) 72 (34,3%) 71 (33,8%) 81 (38,6%)
Không 129 (61,4%)
138
139 (66,2%) 129 (61,4%)
(65,7%)

Tại trường mầm non SM 12, tỷ lệ trẻ bị thừa
cân, béo phì sau can thiệp là 38,6% cao hơn so
với tỷ lệ thu được ban đầu (33,8%). Trong khi
đó, kết quả thu được ở trường mầm non SM 13
cho thấy tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì thu được ở
lần điều tra sau 34,3% thấp hơn so với tỷ lệ ghi
nhận được ban đầu (38,6%).

Bảng 2: Thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan
Yếu tố nguy cơ

Giới

Nam

Nữ

Lớp

Mầm
Chồi


Trường Mầm non Sao Mai 13
(trường chứng)
Bình thường
TCBP
65 (51,6%)
61 (48,4%)
64 (76,1%)
20 (23,8%)
2
χ = 12,8, p=0,000
39 (54,9%)
32 (45,1%)
49 (71,0%)
20 (29,0%)
41 (58,7%)
29 (41,3%)

Trường Mầm non Sao Mai 12
(trường can thiệp)
Bình thường
TCBP
57 (55,9%)

45 (44,1%)
82 (75,9)
26 (24,1%)
2
χ = 9,41, p=0,002
55 (74,3%)
19 (25,7%)
50 (68,5%)
23 (31,5%)
34 (53,9%)
29 (46,1%)

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Yếu tố nguy cơ

Tốc độ ăn

Nhanh
Bình thường
Chậm

Thức ăn
chiên xào


Không


Trường Mầm non Sao Mai 13
(trường chứng)
Bình thường
TCBP
χ2 =4,18, p=0,124
15 (34,9%)
28 (65,1%)
62 (60,2%)
41 (39,8%)
52 (81,2%)
12 (18,8%)
2
χ = 23,4, p=0,000
50 (52,1%)
46 (47,9%)
79 (69,3%)
35 (30,7%)
χ2 = 6,51, p=0,011

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ
thừa cân, béo phì của trẻ và các yếu tố như: giới
tính, khối lớp, tốc độ ăn và thức ăn chiên xào (p
= 0,000 < 0,05).
Tại trường SM 12 (trường can thiệp): Tỷ lệ
nam bị thừa cân, béo phì ở trường SM12 chiếm
44,1% trong khi ở nữ tỷ lệ này chỉ có 24,1%.
Trẻ ở lớp mầm, chồi, lá có tỷ lệ thừa cân, béo
phì lần lượt là 25,7%, 31,5% và 46,1%. Những
trẻ có tốc độ ăn nhanh có tỷ lệ thừa cân, béo

phì bằng 45,1% cao hơn so với những trẻ có
tốc độ ăn bình thường (38,6%) và chậm
(20,0%).
Tại trường SM 13 (trường đối chứng): trẻ
ăn thức ăn chiên xào hàng ngày (trên 5 lần/
tuần) bị thừa cân, béo phì chiếm 47,9% trong
khi trẻ không ăn thức ăn chiên xào và không bị
thừa cân, béo phì là 30,7%.
Bảng 3: Kiến thức đúng về dinh dưỡng của phụ
huynh (n=420)
Kiến thức
Trường mầm non Sao Mai 12
dinh
Trước can thiệp Sau can thiệp
dưỡng
(n=210)
(n=210)
đúng
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)

129
61,4
152
72,04
Không
81
386
59
27,96


p

0.25

Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức đúng về dinh
dưỡng sau can thiệp là 72,04 % cao hơn so với
ban đầu (61,4%). Tuy nhiên, không tìm được
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức
dinh dưỡng đúng trước và sau can thiệp
(p=0,25 >0,05).
Bảng 4: Kiến thức đúng về thừa cân, béo phì của
phụ huynh (n=420)
Kiến thức
Trường mầm non Sao Mai 12
dinh
Trước can thiệp Sau can thiệp
dưỡng
(n=210)
(n=210)

p

đúng

Không

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

Trường Mầm non Sao Mai 12

(trường can thiệp)
Bình thường
TCBP
χ2 =6,56, p=0,038
17 (54,8%)
14 (45,1%)
70 (61,4%)
44 (38,6%)
52 (80,0%)
13 (20,0%)
2
χ = 8,49, p=0,014
58 (60,4%)
38 (39,6%)
81 (71,1%)
33 (28,9%)
χ2 = 2,63, p=0,105
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
176
83,1
183
87,2
0,725
34
16,2
27
12,8

Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức đúng về thừa
cân, béo phì sau can thiệp là 87,2% cao hơn so

với trước can thiệp (83,1%). Sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p = 0,725 > 0,05).
BÀN LUẬN
Khảo sát lần đầu, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở
trường SM 13 và SM 12 lần lượt là 38,6%;
33,8%. Sau can thiệp, tỷ lệ thu được ở trường can
thiệp tăng lên 38,6%, cao hơn so với ban đầu
(33,8%). Điều này có thể do kiến thức về dinh
dưỡng và thừa cân, béo phì của phụ huynh được
cải thiện nên việc tầm soát sớm trẻ thừa cân tốt
hơn.
Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ đang học
ở trường mầm non SM 12 – trường can thiệp có
liên quan đến các yếu tố về giới tính, khối lớp
học, tốc độ ăn. Trẻ nam có tỷ lệ thừa cân, béo phì
là 44,1% cao gần gấp đôi so với trẻ nữ 24,1%
(p=0,002<0,005). Tình trạng thừa cân, béo phì
gia tăng theo khối lớp (p=0,038< 0,05) theo đó
những trẻ học lóp mầm có tỷ lệ thừa cân, béo phì
(25,7%), lớp chồi (31,5%) và lớp lá (46,1%). Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu “Khảo sát tình
trạng dinh dưỡng và một số bệnh học đường ở
các trường mẫu giáo quận 4, năm 2006” của
nhóm tác giả Võ Ngọc Thúy và Phạm Lê An, với
tỷ lệ nam bị béo phì cao hơn nữ và tỷ lệ béo phì
tăng theo khối lớp(3). Trẻ ăn nhanh có tỷ lệ thừa
cân, béo phì bằng 45,1% cao hơn so với trẻ ăn
bình thường (38,6%) và chậm (20,0%). Thói
quen ăn nhanh của trẻ là yếu tố nguy cơ dẫn đến
tình trạng thừa cân, béo phì.


Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức đúng về dinh
dưỡng và thừa cân, béo phì sau can thiệp cao
hơn so với ban đầu. Điều này cho thấy có sự
chuyển biến trong nhận thức của các phụ
huynh và cũng phần nào phản ánh hiệu quả của
các biện pháp truyền thông như tư vấn dinh
dưỡng cho phụ huynh có con bị thừa cân, béo
phì và việc phát tờ rơi, tờ bướm. Dựa trên
những kiến thức thu nhận được phụ huynh có
những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ như:
giảm dầu mỡ trong nấu nướng, hạn chế cho trẻ
ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn,
khuyên trẻ tăng vận động thể lực, cho trẻ vận
động ngoài trời…
KẾT LUẬN
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trường Sao Mai 13
và Sao Mai 12 – trước can thiệp lần lượt là
38,6% và 33,8%.
Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ đang học
ở trường mầm non Sao Mai 12 – trường can
thiệp có liên quan đến các yếu tố về giới tính,
khối lớp học, tốc độ ăn. Thói quen ăn nhanh của
trẻ là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng thừa cân,
béo phì. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan

có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân, béo
phì của trẻ với các yếu tố thuộc về gia đình trẻ:
trình độ học vấn cha, mẹ; nghề nghiệp cha, mẹ;
các thói quen ăn uống và sở thích của trẻ như:
thói quen ăn vặt, sở thích ăn thức ăn béo, thức ăn
ngọt, thức ăn nhanh. (p > 0,05).
Phụ huynh có kiến thức đúng về dinh
dưỡng sau can thiệp là 72,04 % cao hơn hẳn so
với ban đầu (61,4%). Tỷ lệ phụ huynh có kiến
thức đúng về thừa cân, béo phì sau can thiệp là
87,1% cao hơn so với trước can thiệp (83,1%).

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

Số phụ huynh có con bị thừa cân, béo phì có
kiến thức đúng về thừa cân, béo phì sau can
thiệp là 87,20%, cao hơn hẳn so với trước can
thiệp (83,81%).
KHUYẾN NGHỊ
Nhà trường cần thường xuyên cung cấp
thông tin về cân nặng, chiều cao của trẻ cho gia
đình để phụ huynh cho trẻ ăn uống theo một chế
độ phù hợp.
Tổ chức các hoạt động tư vấn dinh dưỡng
cho phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh trẻ có vấn
đề về dinh dưỡng.
Tăng các hình thức hoạt động thể dục tại các
trường mầm non.
Nhà trường nên dành diện tích trong khuôn

viên trường để xây dựng sân chơi ngoài trời
cho trẻ.
Xin chân thành cám ơn sự tài trợ của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) trong việc thực hiện
nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

CDC.
Overweight
children
and
adolescents:
Recommendations to screen, assess and manage.
www.cdc.gov/nccdphp/dnpa/.../module3print.pdf
Trần Thị Hồng Loan (2003). Tình trạng thừa cân và béo phì
các tầng lớp dân cư thành phố Hồ Chí Minh năm 1996-2001.
Trung tâm Dinh Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Thị Ngọc Thúy, Phạm Lê An (2008). Khảo sát tình trạng
dinh dưỡng và một số bệnh học đường ở các trường mẫu
giáo quận 4 năm 2006. Y Học TP Hồ Chí Minh. Tập 12 (1)2008, tr.86-91.
WHO. Controlling the global obesity epidemic.
/>WHO. Growth reference 5-19 years. BMI for age.

/>ex.html

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Nghiên cứu Y học

6Chuyên Đề Y Tế Công Cộng6
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×