Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Khảo sát hàm lượng nicotin niệu của công nhân trong nhà máy thuốc lá tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.79 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG NICOTIN NIỆU CỦA CÔNG NHÂN TRONG
NHÀ MÁY THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Trúc Ly*, Phan Bích Hà*, Trần Thị Kiều Anh**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, nhiễm độc Nicotin là một trong những bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (4). Theo
thống kê của các nhà nghiên cứu, công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với Nicotin có tỷ lệ ung thư phổi là 4%, cao
hơn rất nhiều so với công nhân làm việc trong môi trường không tiếp xúc với Nicotin (1). Để cảnh báo trình
trạng nhiễm độc Nicotin của công nhân tiếp xúc với Nicotin, việc xét nghiệm hàm lượng Nicotin trong nước
tiểu là một chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và mang tính chất thường qui.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hàm lượng Nicotin trong nước tiểu của công nhân trong nhà máy thuốc lá
tại TP. Hồ Chí Minh năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 công nhân (có và không có hút thuốc)
làm việc trong nhà máy thuốc lá ở bộ phận tiếp xúc trực tiếp với Nicotin. Xét nghiệm Nicotin niệu và đánh giá
mức độ nhiễm Nicotin niệu theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường(5,4).
Kết quả nghiên cứu: 147/251 trường hợp (58,6%) có hàm lượng Nicotin ≤ 0,3 mg/L (dưới ngưỡng nồng
độ cho phép) và 104/251 trường hợp (41,1%) có hàm lượng Nicotin > 0,3mg/L. 55/251 trường hợp (21,9%) phải
theo dõi thấm nhiễm Nicotin đối với bệnh nghề nghiệp. Tuổi nghề cứ tăng lên 1 năm thì nguy cơ bị theo dõi
Nicotin tăng lên 1,04 lần. Thời gian hút thuốc cứ tăng lên một năm thì nguy cơ bị theo dõi thấm nhiễm Nicotin
tăng lên 1,09 lần.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trường hợp có hàm lượng Nicotin niệu vượt tiêu chuẩn cho
phép khá cao. Những trường hợp có hàm lượng Nicotin cao phần lớn là những mẫu của công nhân có tiền sử
hút thuốc lá. Doanh nghiệp cần tăng cường trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trong quá trình làm việc.
Từ khóa: Thuốc lá, Nicotin, nhiễm độc Nicotin.

ABSTRACT
SURVEY NICOTINE CONTENT IN URINE OF WORKERS IN TOBACCO FACTORY AT HO CHI


MINH CITY
Nguyen Thi Truc Ly, Phan Bich Ha, Tran Thi Kieu Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 375 - 379
Background: In Vietnam, Nicotine poisoning is one of the occupational diseases are covered(4). According
to the researchers, workers with occupational exposure Nicotine lung cancer rate is 4%, much higher than
workers in non-contact with Nicotine(1). To warn the Nicotine poisoning of workers exposed to Nicotine,
Nicotine content testing in urine is a specified clinical tests necessary and routine.
Objectives: Survey Nicotine concentrations in urine of workers in the tobacco factory at HCMC in 2011.

* Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh
** Đại học Bách Khoa TP. Hồ
Chí Minh
Tác giả liên lạc: KTV.Nguyễn Thị Trúc Ly
ĐT: 0975361276
Email:

Method: Cross-sectional descriptive study on 251 workers (with and without smoking) working in the
tobacco plant parts in direct contact with Nicotine. Nicotine urine testing and assess Nicotine exposed level
according to technical regulations of Institute of Labor Health and Environmental Hygiene.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

Results: 147/251 cases (58.6%) Nicotine concentrations ≤ 0.3 mg/L (below the allowable concentrations)
and 104/251 cases (41.1%) concentration of Nicotine > 0.3mg/L. 55/251 cases (21.9%) must monitor Nicotine
exposed for occupational diseases. For seniority continue ascend 1 year then the risk must monitor Nicotine

exposed increased 1.04 times. Time smoke continue ascend 1 year then risk must monitor Nicotine exposed
increased 1.09 times.
Conclusion: Research results show that the rate case Nicotine urinary concentrations exceeded permitted
standards high. These cases have much higher levels of Nicotine is the sample of workers with a history of
smoking. Enterprises need to strengthen labor protection equipment for workers in the work process.
Keywords: Tobacco, Nicotine, Nicotine poisoning

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nicotin là một ancaloit chủ yếu trong cây
thuốc lá có tên hóa học là 3-(1-methyl-2pyrrolidinyl) được các nhà khoa học người Đức
tìm thấy đầu tiên vào năm 1828. Nicotin trong
thành phần cây thuốc lá với hàm lượng thay đổi
từ 0,05% đến 8%, thông thường hàm lượng này
là 2-3%.(2,3,4)
Các nghiên cứu cho thấy Nicotin tác động
vào não gây ra một số tác động nhất định. Tính
gây nghiện là do khi Nicotin kích hoạt các nhân
xám ở vỏ não tạo ra cảm giác thỏa mãn và hưng
phấn. Nicotin xâm nhập vào cơ thể qua da,
đường tiêu hóa và đường hô hấp. Thời gian hấp
thụ Nicotin từ phổi đến não chỉ mất trung bình 7
giây. Độc tính của Nicotin rất cao nên dễ gây
nhiễm độc nghiêm trọng hoặc tử vong. Nicotin
được hấp thụ nhanh qua niêm mạc, qua hô hấp,
một phần bị phá hủy ở gan. Nó được đào thải
qua nước tiểu, nước bọt, phổi, mồ hôi nhưng
không qua mật. (4,3)
Nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp là nhiễm
độc mãn tính xảy ra trong quá trình thường
xuyên tiếp xúc với bụi thuốc lá, hơi Nicotin có

nồng độ cao vượt tiêu chuẩn cho phép hoặc do
hút thuốc lá chủ động hay thụ động.
Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Hồ Chí
Minh thực hiện xác định hàm lượng Nicotin niệu
cho các nhà máy sản xuất thuốc lá tại khu vực
phía Nam. Việc tổng kết, đánh giá các kết quả
xác định này là hết sức cần thiết để có những kết
luận, cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp trong
việc bảo vệ sức khỏe người lao động.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hàm lượng Nicotin trong nước tiểu
của công nhân.
Xác định tỷ lệ công nhân phải theo dõi thấm
nhiễm Nicotin đối với bệnh nghề nghiệp.

Phân tích mối liên quan giữa kết quả phân
tích Nicotin với đối tượng công nhân nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người lao động tiếp xúc trực tiếp với Nicotin
tại nhà máy sản xuất thuốc lá ở TP. HCM.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Kỹ thuật lấy mẫu
Công nhân nhà máy thuốc lá có tiếp xúc trực
tiếp với nicotin. Số công nhân này được thu thập
thông tin liên quan đến nghề nghiệp trước khi
được lấy mẫu nước tiểu.
Kỹ thuật áp dụng
Xét nghiệm Nicotin niệu theo thường quy kỹ

thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi
trường(5).
Phân tích số liệu
Dữ liệu thông tin được nhập bằng chương
trình EpiData và sau đó kết quả được phân tích
bằng phần mềm Stata 10.0.
Đánh giá mức độ nhiễm Nicotin niệu theo
thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và
Vệ sinh môi trường(4).
≤ 0,3 mg/L : Giới hạn bình thường.
> 0,3 mg/L: Theo dõi nhiễm độc Nicotin đối
với người không hút thuốc lá.
> 1,2 mg/L: Theo dõi nhiễm độc Nicotin đối
với người hút thuốc lá.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Tuổi của công nhân
n Trung bình
Tuổi
251
Tuổi nghề 251

37,1
9,6

Độ lệch
chuẩn
8,8
7,3


Min

Max

21
1

56
36

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
n Trung bình

Độ lệch
chuẩn

Min

Max

Giới tính
Tình trạng hút
thuốc

Nam
Nữ


Không

n = 251
198
53
91
160

Tỷ lệ (%)
78,9
21,1
36,3
63,7

Về giới tính của công nhân thì có tới 78,9%
là nam giới, còn nữ giới chỉ chiếm 21,1%. Số
người có hút thuốc tham gia vào nghiên cứu là 91
người chiếm 36,3%, trong đó không có nữ giới
nào hút thuốc.
Bảng 3: Thời gian hút thuốc và số lượng điếu
thuốc hút trong ngày của những người hút thuốc

n
Số điếu/ngày
Thời gian hút
(năm)

91
91


Trung
bình
13,1
13,3

Độ lệch
chuẩn
6,8
7,4

Min

Max

3
2

40
37

Số điếu thuốc hút trung bình của những
người hút thuốc là 13,1 điếu, trong đó có người
hút ít nhất là 3 điếu/ngày, người hút nhiều nhất
là 40 điếu/ngày. Thời gian hút thuốc trung bình
là 13,3 năm, thời gian hút ít nhất là 2 năm và
nhiều nhất là 37 năm.
Kết quả phân tích hàm lượng Nicotin trong
nước tiểu của công nhân
Bảng 4: Kết quả phân tích Nicotin niệu
n


Biến số
≤ 0,3 mg/L
> 0,3 mg/L

Kết quả Nicotin

Độ tuổi trung bình công nhân là 37,1. Người
có độ tuổi thấp nhất là 21 và người có độ tuổi cao
nhất là 56. Tuổi nghề trung bình là 9,6 năm, trong
đó, người làm thấp nhất là 1 năm và cao nhất là
36 năm.
Bảng 2: Giới tính, tình trạng hút thuốc của công
nhân
Biến số

Nghiên cứu Y học

Nồng độ trung Độ lệch
bình, mg/L
chuẩn
Nicotin
251
0,40
0,48
Có hút thuốc lá 91
0,65
1,65
Không hút
160

0,25
0,25
thuốc lá

Min Max
0,07 3,39
0,08 3,39
0,07 1,72

Kết quả phân tích cho thấy ở những trường
hợp có hút thuốc thì trung bình mức độ nhiễm
Nicotin là 0,65 mg/L, cao hơn so với những
người không hút thuốc (0,25mg/L). Kết quả trên
cho thấy người bị nhiễm thấp nhất là 0,07mg/L
và cao nhất là 3,39mg/L.
Bảng 5: Phân nhóm kết quả phân tích nicotin

n = 251
147
104

Tỷ lệ (%)
58,6
41,4

Theo bảng 5, ta thấy tỷ lệ những người phải
theo dõi thấm nhiễm Nicotin là 41,4%.
Bảng 6: Phân nhóm kết quả nicotin trong theo
dõi bệnh nghề nghiệp
Biến số

n = 251 Tỷ lệ (%)
Không
theo
dõi
thấm
nhiễm*
196
78,1
Kết quả
Nicotin
Theo dõi thấm nhiễm
55
21,9

*Không theo dõi thấm nhiễm Nicotin: nồng độ Nicotin ≤
0,3 mg/L đối với những người không hút thuốc và ≤ 1,2
mg/L đối với những người có hút thuốc.

Kết quả phân tích cho thấy có 56 trong tổng
số 251 bệnh nhân phải theo dõi thấm nhiễm
Nicotin đối với bệnh nghề nghiệp (chiếm 21,9%).
Mối liên quan giữa kết quả phân tích
Nicotin với đối tượng công nhân
nghiên cứu
Bảng 7: Mối liên quan giữa kết quả Nicotin và
giới tính
Kết quả Nicotin

Giới tính


Nam
Nữ
n (%)*
n (%)*
Bình thường
104 (52,5)
43 (81,1)
Theo dõi thấm nhiễm
94 (47,5)
10 (18,9)
Tổng cộng
198
53
P = 0,0002; Tỷ số chênh: 2,52
Khoảng tin cậy 95%: 1,41 - 4,48

* n (%) : n là số lượng công nhân (chiếm tỉ lệ %)

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ theo dõi
thấm nhiễm ở nam giới là 47,5%, cao hơn so với
nữ giới (18,9%). Nam giới có nguy cơ bị nhiễm
Nicotin cao gấp 2,52 lần so với nữ giới (Có ý
nghĩa thống kê với p = 0,0002, với khoảng tin
cậy 95% là 1,41 - 4,48).
Bảng 8: Mối liên quan giữa kết quả phân tích
Nicotin nhóm công nhân không hút thuốc và giới
tính
Giới tính
Nam
Nữ

n (%)
n (%)
Bình thường
73 (68,2)
43 (81,1)
Theo dõi thấm nhiễm
34 (31,8)
10 (18,9)
Tổng cộng
107
53
p= 0,085
Kết quả Nicotin

Xét riêng đối với những trường hợp không
hút thuốc, mặc dù ở nam giới có tỉ lệ theo dõi
thấm nhiễm cao hơn so với nữ giới (31,8% so với
18,9%). Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
thống kê (p = 0,085 > 0,05) hay nói khác hơn
không có sự khác biệt giữa hai giới tính.
Bảng 9: Mối liên quan giữa tuổi nghề và kết quả
phân tích Nicotin
Kết quả Nicotin
Bình thường
Theo dõi thấm
nhiễm

Tổng cộng

Tuổi nghề
Từ 1-10 năm 11-20 năm Trên 20 năm
n (%)
n (%)
n (%)
96 (67,1)
41 (48,2)
10 (43,5)
47 (32,9)
44 (51,8)
13 (56,5)
143
85
p = 0,006 < 0,05

23

Tuổi nghề càng cao thì tỷ lệ theo dõi thấm
nhiễm Nicotin càng cao từ 1-10 năm (32,9%);
từ 11-20 năm (51,8%); trên 20 năm (56,5%).
Kết quả khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với
p = 0,006 < 0,05.
Bảng 10: Mối liên quan giữa tuổi nghề và kết quả
Nicotin trong theo dõi bệnh nghề nghiệp
Kết quả Nicotin
Bình thường
Theo dõi thấm
nhiễm

Tổng cộng

Tuổi nghề
Từ 1-10 năm 11-20 năm Trên 20 năm
n (%)
n (%)
n (%)
117 (81,8)
63 (74,1)
16 (69,6)
26 (18,2)
22 (25,9)
7 (30,4)
143
85
p = 0,23 > 0,05

23

Kết quả phân tích chưa tìm thấy mối liên
quan giữa tuổi nghề và kết quả Nicotin trong theo
dõi bệnh nghề nghiệp với P = 0,23 > 0,05.
Bảng 11: Mối tương quan giữa kết quả Nicotin với
tuổi nghề, số điếu thuốc hút và thời gian hút thuốc lá
Tên
biến
Tuổi nghề
Số điếu hút
Thời gian hút
thuốc


Tỷ số
chênh
1,04
1,02
1,09

Độ lệch
P
chuẩn
0,018
0,03
0,034
0,56
0,040 0,017

Khoảng tin
cậy 95%
1,003-1,073
0,950-1,090
1,016-1,174

Kết quả phân tích cho thấy tuổi nghề càng
cao thì nguy cơ bị theo dõi Nicotin càng cao.
Tuổi nghề cứ tăng lên 1 năm thì nguy cơ bị theo

Nghiên cứu Y học

dõi Nicotin tăng lên 1,04 lần (P = 0,03 < 0,05).
Ta cũng tìm thấy mối liên quan giữa thời gian hút

thuốc và theo dõi thấm nhiễm Nicotin. Thời gian
hút cứ tăng lên một năm thì nguy cơ bị theo dõi
thấm nhiễm Nicotin tăng lên 1,09 lần (p = 0,017
< 0,05). Kết quả phân tích chưa tìm ra được mối
liên quan giữa số điếu hút thuốc trong ngày với
mức độ theo dõi thấm nhiễm Nicotin.
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy 251 mẫu nước
tiểu được phân tích có hàm lượng phát hiện từ
0,07mg/L đến 3,39mg/L. Tỷ lệ mẫu nước tiểu có
hàm lượng Nicotin vượt tiêu chuẩn cho phép khá
cao. Những trường hợp có hàm lượng Nicotin
cao phần lớn là những mẫu của công nhân có tiền
sử hút thuốc lá.
Kiến nghị
Đo hàm lượng Nicotin trong môi trường lao
động đúng định kỳ để kiểm soát môi trường từ đó
áp dụng các biện pháp giảm tối thiểu sự tiếp xúc
để bảo vệ sức khỏe người lao động.
Doanh nghiệp cần lập danh sách người lao
động có hút thuốc lá hoặc không hút thuốc lá để
chọn ra những người cần theo dõi nhiễm độc
Nicotin cần được khám bệnh nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

Chia KS and Lee HP (1996). Occupational cancers. Text book
of Occupational Medicine Practice, 2nd edition, World
Scientific Publishing Co.Pte.Ldt, pp. 319-337.
Đặng Ngọc Trúc, Phạm Đắc Thủy, Phạm Minh Khôi (1997).
Hướng dẫn giám định 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
Viện giám định y khoa, Bộ Y Tế, tr. 128-134, 320-326.
Lê Trung (1987). Nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp. Bệnh
nghề nghiệp, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 241 - 250.
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y Tế (1997).
21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, tr. 399 - 416.
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y Tế (1996).
Thường qui kỹ thuật.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

5
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Nghiên cứu Y học



×