Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn quản trị phát triển sản phẩm mới Website tuyển dụng cho doanh nghiệp và sinh viên đại học kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.36 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
_____________

BÀI TẬP LỚN
Đề tài: Website tuyển dụng cho doanh nghiệp và sinh

viên Đại học Kinh tế Quốc dân

Nhóm 2: Vũ Thị Thảo Vi
Phan Ngọc Bích
Văn Thị Minh Trang
Phan Thanh Huyền
Lê Thanh Huyền
Vũ Phương Mai

HÀ NỘI, 2016

MỤC LỤC

1


2


I. Xây dựng ý tưởng
1.Ý tưởng sản phẩm mới
Sản phẩm: Website tuyển dụng cho doanh nghiệp và sinh viên Đại học Kinh
tế Quốc dân
Doanh nghiệp: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân


Khách hàng: Sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân & Doanh nghiệp có nhu
cầu tuyển dụng sinh viên trường

2. Mô tả chi tiết sản phẩm
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Vấn đề nghiên cứu: Cần xây dựng và phát triển sản phẩm mới “Trang
web điện tử hỗ trợ tuyển dụng, ứng tuyển việc làm cho nhà tuyển dụng và
sinh viên đại học Kinh tế quốc dân” như thế nào để thỏa mãn các nhu cầu của
các khách hàng?
2.1.2. Mục tiêu cuộc nghiên cứu: Xác định được những nguồn thông tin hữu
ích cần có trên trang web.
Với giả thiết được đưa ra: Sản phẩm trang web sẽ đáp ứng và làm hài lòng
các khách hàng khi cung cấp đầy đủ các thông tin họ cần.
2.1.3. Thiết kế cuộc nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả
nhằm:
 Mô tả khách hàng về nhu cầu, đặc tính và hành vi sử dụng các website
tìm việc làm của sinh viên KTQD
 Mô tả các loại thông tin về việc làm mà sinh viên KTQD đang mong
muốn tìm được trên một trang web tìm việc hữu ích.
 Mô tả các loại thông tin về ứng viên mà doanh nghiệp đang mong
muốn tìm kiếm và đặc biệt là ứng viên là sinh viên KTQD
 Mô tả được giao diện, tính năng, cấu trúc và các tiện ích của sản phẩm
mới (website)

2.2. Kết quả cuộc nghiên cứu
2.2.1. Sàng lọc ý tưởng
3


Để sàng lọc ý tưởng, nhóm tiến hành nghiên cứu định tính và định

lượng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và tìm kiếm việc làm của sinh
viên Kinh tế quốc dân.
Về phía doanh nghiệp, thống kê nội bộ năm 2015 có tới 453 suất học
bổng dành cho sinh viên trên tổng số 30.000 sinh viên trong trường. Hơn thế
nữa, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị này lớn nhưng lại chưa đến được với
nhiều sinh viên Kinh tế quốc dân do sinh viên hầu như không truy cập vào
Quản lý đào tạo để cập nhật thông tin mới.
Về phía sinh viên, cuộc nghiên cứu cho thấy có 99,7% sinh viên đã tìm
kiếm được việc làm trên Internet và 98% tìm qua các website tuyển dụng như
vieclam24h, vietnamwork, ybox…
Như vậy, việc phát triển một website việc làm của trường Đại học Kinh
tế quốc dân là có khả thi.
2.2.2 Hình thành ý niệm
Đối với việc hình thành ý niệm, nhóm tiến hành phỏng vấn 2 nhóm đối
tượng khách hàng: các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và sinh viên Kinh
tế quốc dân.
Với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, vấn đề đặt ra của họ là
làm sao tìm được những ứng viên có chất lượng. Thông thường, các doanh
nghiệp này nhận được một khối lượng CV lớn nhưng rất nhiều trong số đó
đều không đạt yêu cầu. Chính vì vậy, website việc làm của trường Kinh tế
quốc dân ra đời, giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nhóm sinh viên giỏi,
đồng thời cũng giúp họ sàng lọc các ứng viên chất lượng.
Với sinh viên, có tới 40% sinh viên chưa thực sự tin tưởng những thông
tin từ các website tuyển dụng. Và với những sinh viên muốn tìm công việc
part-time, họ khá khó khăn trong việc tìm kiếm các việc làm ưng ý tại những
website nổi tiếng.
2.2.3 Thiết kế sản phẩm
Với những câu hỏi về đặc tính của sản phẩm, có 90% sinh viên thích
giao diện bắt mắt, 98% thích website tải nhanh và tích hợp trên smartphone,
99,3% mong muốn website tải nhanh. Và trong đó, 99,85% sinh viên được

hỏi cho rằng: thông tin tuyển dụng được phân loại rõ ràng, thông tin được cập

4


nhật thưởng xuyên và khả năng tìm kiếm nhanh là 3 yếu tố quan trọng nhất
của một website việc làm.

2.3. Mô tả chi tiết sản phẩm
Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm đưa ra bản mô tả chi tiết sản phẩm
như sau:
Sản phẩm: Website tuyển dụng dành cho doanh nghiệp và sinh viên Đại học
Kinh tế quốc dân.
Lợi ích cốt lõi của sản phẩm: Thiết lập sự kết nối giữa doanh nghiệp và sinh
viên trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Sản phẩm hiện thực:
- Website điện tử về tuyển dụng
- Các nội dung có trên website: Tin tuyển dụng của doanh nghiệp, Học bổng
từ doanh nghiệp, (được phân theo ngành, nghề), CV của sinh viên trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Công cụ tìm kiếm (theo ngành nghề, mức lương, vị trí
địa lý, ..), Công cụ trao đổi trực tuyến (SV nộp đơn ứng tuyển trực tuyến vào
tài khoản của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp phản hồi trực tuyến vào tài
khoản của Sinh viên)
-Quy trình cung ứng sản phẩm:
*Đối với sinh viên
Sinh viên đăng nhập bằng tài khoản cá nhân (đã xác nhận theo mã sinh
viên của trường) thì có khả năng xem được đầy đủ thông tin của nhà tuyển
dụng, thông tin về vị trí tuyển dụng; có thể nhận thông báo về các công việc
theo ngành nghề mong muốn, chuyên ngành của bản thân. Khi đăng nhập,
sinh viên có thể ứng tuyển ngay tại vị trí doanh nghiệp đăng tin (ứng tuyển

bằng cách nộp CV trực tuyến)..
*Đối với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp thực hiện đăng kí tài khoản trên website, nạp tiền để
kích hoạt và sử dụng tài khoản. Khi muốn xem thông tin đầy đủ về CV,
upload tin tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ ứng viên, doanh nghiệp đều phải trả
phí.

5


Sản phẩm bổ sung:
- Các CV, thông tin tuyển dụng được upload trên website sẽ được ban quản trị
duyệt lại trước khi upload chính thức để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn cơ
bản của cả 2 đối tượng.
- Đối với sinh viên: sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm theo ngành
nghề, mức lương (website phân loại việc làm và doanh nghiệp)
- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp được hỗ trợ trong công tác tổ chức các
sự kiện liên quan đến tuyển dụng tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.

II. Chiến lược marketing cho sản phẩm
1. Phân tích tình hình
1.1 Doanh nghiệp:
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có 46 chuyên ngành, gồm 8 ngành đào
tạo: Kinh tế, QTKD, Kế toán, Tài chính NH, Hệ thống thông tin kinh tế, Luật
học, Công nghệ TT và Tiếng anh thương mại.
Quy mô đào tạo lớn: 4000-5000 sinh viên đaị học chính quy
Chất lượng đào tạo: Trường luôn được đánh giá trong top đầu về chất
lượng đào tạo cử nhân ngành kinh tế, với lượng sinh viên tốt nghiệp lớn mỗi
năm.
Nhà trường hoàn toàn có thể cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào, phủ

khắp các ngành nghề và được đào tạo bài bản cho các doanh nghiệp.

1.2 Thị trường:
Tính đến cuối năm 2015, số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trên cả
nước là 225.500, chiếm 20% tổng số người thất nghiệp trên cả nước. Điều này
cho thấy tính ứng dụng và giá trị thực tê của tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn
còn chưa cao; tỷ lệ lớn sinh viên ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất
nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp vẫn thừa nhu cầu tuyển dụng đang xảy ra.
Đặc biệt, đối với trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hàng năm cũng có rất
nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm. Đồng thời, các doanh nghiệp có
nhu cầu tuyển dụng sinh viên của trường vào những vị trí phù hợp, tuy nhiên
6


việc phổ biến các thông tin này đến sinh viên qua các phương chưa thực sự
hiệu quả, các doanh nghiệp không được kết nối trực tiếp với sinh viên, không
có sự đánh giá cụ thể về các sinh viên cũng như sự quan sát toàn diện về các
sinh viên, kết quả học tập chỉ phản ánh một phần năng lực của sinh viên.
Sự thiếu kết nối trực tiếp của sinh viên với doanh nghiệp đang là một
trong những lí do rất lớn dẫn đến thực trạng hiện nay.

1.3 Đối thủ cạnh tranh:
Trên thị trường hiện nay cũng đã có một số trang web cung cấp thông
tin việc làm như: Vietnamworks.com, Ybox, vieclam24h, Careerlink.vn…Các
trang này đều đã ra đời khá lâu, thông tin đa dạng tuy nhiên lại có một số
nhược điểm chung như sau:
 Thông tin việc làm quá chung, chưa có tính phân loại cao, khó tìm kiếm
hay chọn lọc.
 Thông tin một chiều, không có sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và
người tìm việc.

 Chưa có một trang web nào hướng đến đối tượng là sinh viên trường
đại học kinh tế Quốc Dân.

1.4 Khách hàng:
1.4.1. Sinh viên trường đại học kinh tế Quốc Dân:
Quy mô khách hàng lớn, được duy trì qua các năm.
Khách hàng là những người trẻ tuổi, dễ nắm bắt công nghệ, thường
xuyên cập nhật tin tức từ các phương tiện trên internet như website,
facebook,..
Sinh viên có nhu cầu tìm kiếm việc làm, tiếp xúc với doanh nghiệp.
1.4.2. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng sinh viên trường:
Hàng năm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng sinh viên khối
ngành kinh tế, cụ thể là sinh viên từ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân rất cao.
Tuy nhiên nhu cầu này thường xuyên không được đáp ứng 100% do sự cập
nhật thông tin không đầy đủ, toàn diện.
Đã có những doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu việc
làm, chia sẻ những kinh nghiệm ứng tuyển cho sinh viên, tuy nhiên không
phải sinh viên nào cũng biết đến hay có cơ hội tham dự, những sinh viên quan
7


tâm có thể bị lỡ đi một nguồn thông tin và sau đó vẫn sẽ mắc sai lầm khi ứng
tuyển.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với sinh viên do không có khả năng
kết nối, giao lưu, trao đổi những vấn đề của mình.
Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận, tuyển dụng với sinh viên trường.

1.4. Môi trường công nghệ:
Những phương tiện điện tử, khai thác thông tin trên internet, truy cập 1
trang web qua điện thoại, smartphone đã rất phổ biến, nhất là với đối tượng

sinh viên.
Nhiều dịch vụ được thực hiện online như ứng tuyển, xin việc, trao đổi
thông tin có nhiều tiện ích, khi được ứng dụng hợp lí sẽ mang lại hiệu quả
cao.
Hiện nay việc tạo nên một website với các tính năng tùy chọn là khá
đơn giản, doanh nghiệp có nhân sự kỹ thuật có thể tự mình thiết kế web hoặc
thuê ngoài với một chi phí không quá cao.

2. Xác định mục tiêu chiến lược
 Tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm (trang web)
 Định vị trong tâm trí người tiêu dùng về một trang web môi trường thân
thiện, có tính tương tác 2 chiều rất cao, nơi mà doanh nghiệp có nhu
cầu trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao (cụ thể ở đây
là sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và sinh viên trường Đại
học Kinh tế Quốc dân có thể tương tác trực tiếp với nhau một cách dễ
dàng hơn

3. Các quyết định mang tính chiến lược
3.1 Định hướng chiến lược
Theo mô hình BCG, sản phẩm có vị thế cạnh tranh yếu, thị phần tương
đối thấp, tuy nhiên ngành có khả năng tăng trưởng cao, có triển vọng về lợi
nhuận và tăng trưởng trong dài hạn.
Xác định nhu cầu và khách hàng: thúc đẩy nhu cầu cơ bản về sản phẩm
với cả 2 đối tượng khách hàng: sinh viên trường & doanh nghiệp.

8


Xác định lợi thế cạnh tranh: Lợi thế khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ.
Đây là trang web tuyển dụng chủ yếu dành cho sinh viên trường Đại học Kinh

tế Quốc dân và các công ty có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực tốt.
Xác định định hướng cạnh tranh: không liên quan đến đối thủ cạnh
tranh.

3.2 Định hướng hành động:
Quyết định thị trường mục tiêu: Sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân
và các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm nguồn nhân lực từ sinh viên nhà
trường (những doanh nghiệp ở những lĩnh vực, ngành nghề nhà trường đào
tạo)
Chiến lược định vị: nắm lấy những vị trí chưa được chiếm giữ
Tạo ra giá trị độc đáo cho sản phẩm: sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tìm
kiếm - ứng tuyển của sinh viên Kinh tế Quốc dân với các doanh nghiệp.
Thương hiệu: sự uy tín của cổng thông tin điện tử chính thức của
trường ĐH Kinh tế Quốc dân

3.3 Các quyết định marketing mix
a. Sản phẩm
Cung cấp sự kết nối giữa doanh nghiệp và sinh viên trường ĐH Kinh tế
Quốc dân với nhau trong về thông tin tuyển dụng. Nhờ đó, các doanh nghiệp
có khả năng tuyển được đội ngũ nhân lực ưng ý từ ĐH Kinh tế quốc dân (có
năng lực ở vị trí cần tuyển dụng, có nguồn dữ liệu về nhân sự đáng tin cậy),
sinh viên có thể tìm được công việc mình mong muốn nhanh chóng hơn hoặc
được chính các nhà tuyển dụng chú ý đến.
=> Tập trung vào lợi thế: Sản phẩm dành riêng cho các khách hàng của
trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Sản phẩm bổ sung thêm dịch vụ: nguồn nhân lực mà doanh nghiệp tiếp
cận qua trang web được nhà trường quản lí và đảm bảo về chất lượng, đồng
thời doanh nghiệp được hỗ trợ trong công tác tổ chức các sự kiện liên quan
đến tuyển dụng tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Thiết kế sản phẩm: sử dụng màu chủ đạo của trường (xanh – trắng), các

mục trong trang web được thiết kế đơn giản nhưng đồng bộ (cùng font, cùng
9


màu) và rõ ràng (phân rõ theo sản phẩm hiện thực, chia theo nguồn lực của
doanh nghiệp – nhà trường), làm nổi các công cụ tương tác trực tuyến.
b. Giá
Đối với doanh nghiệp: để có khả năng thành lập tài khoản doanh
nghiệp (có khả năng truy cập dữ liệu về CV của sinh viên, upload thông tin
doanh nghiệp, đăng tin tuyển dụng) thì doanh nghiệp cần phải trả phí. Phí này
được chuyển đổi thành số tiền dự trữ trong tài khoản của doanh nghiệp, sẽ bị
trừ hao khi doanh nghiệp muốn đăng tin tuyển dụng hay muốn xem CV đầy
đủ của một nhóm sinh viên (VD: muốn xem toàn bộ dữ liệu của sinh viên có
nguyện vọng làm việc trong lĩnh vực marketing sẽ phải trả phí tương đương
với số lượng CV).
Đối với sinh viên: hoàn toàn không mất phí.
c. Kênh phân phối
Lợi thế lớn nhất của Internet trong kênh phân phối là “KHÔNG BIÊN
GIỚI”
Các đối tượng khách hàng mục tiêu kết nối, truy cập website bằng máy
tính cá nhân, điện thoại di động, máy tính bảng hay smart TV tạo ra sự thuận
tiên cho khách hàng
d. Xúc tiến hỗn hợp
i. Marketing trực tiếp
Email Marketing: gửi email hàng loạt tới các sinh viên khi có thông tin
tuyển dụng mới và tới các doanh nghiệp khi có những CV mới của sinh viên
hoặc CV của sinh viên đăng kí vào thông tin tuyển dụng của họ.
ii. Internet Marketing
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO (search engine optimization): tức là
hình thức tối ưu hóa từ khóa của website cho công cụ tìm kiếm để được lọt

vào top cao trong kết quả tìm kiếm của người sử dụng.
Quảng cáo tìm kiếm trả tiền cho mỗi lần nhấn chuột (Pay Per Click) là
một hình thức quảng cáo trực tuýen, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền
cho lượt xem và chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấn vào liên kết hoặc
quảng cáo của họ. Sử dụng một số Adnetwork (Mạng quảng cáo) dùng PPC

10


như Admicro của VC Corp, Ad360 của Netlink, Vietad của Moore corp, FPT
ads,...
Tiếp thị liên kêt: liên kêt với website của trường Đại học Kinh tế quốc
dân, quản lí đào tạo, website đề thi neu, web của đoàn thanh niên, website của
các doanh nghiệp liên kêt với trường,...

4. Tung sản phẩm
4.1. Các giai đoạn tung sản phẩm
4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị tung sản phẩm
Đào tạo lực lượng quản trị viên nắm vững kiến thức chuyên môn quản
trị web, nắm rõ về sản phẩm, cách thức hoạt động và vận hành, đồng thời nắm
rõ mục tiêu chiến lược của phát triển sản phẩm.
Thành lập Ban chuyên môn chịu trách nhiệm chính về nội dung,
chuyên môn của sản phẩm (duyệt CV, duyệt thông tin tuyển dụng, các ngành
nghề,...) (lực lượng Ban chuyên môn là các giảng viên của trường ĐH Kinh tế
Quốc dân)
4.1.2 Giai đoạn tung sản phẩm
Thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ việc đưa sản phẩm ra

4.2. Thực hiện tung sản phẩm
 Mục tiêu: Làm cho khách hàng biết đến sản phẩm và sử dụng sản

phẩm.
 Kế hoạch truyền thông:
Giai đoạn 1: Công bố sản phẩm (Làm cho khách hàng biết đến sản
phẩm)
 Thời gian: 1 tuần
 Hoạt động:
- Liên kết với các website chính thức của nhà trường: web
trường, quản lí đào tạo,.. các fanpage, group có tác động lớn tới
sinh viên: đề thi neu, góc học tập neu,..
- Gửi thông tin qua email đến các doanh nghiệp đã, đang hợp tác
với nhà trường về website.
- Kết hợp với tổ chức Đoàn, Hội và các câu lạc bộ của nhà
trường tổ chức Ngày hội việc làm, nơi quy tụ các doanh nghiệp

11


trong 1 ngày để tư vấn, giao lưu với sinh viên. Đồng thời là thời
điểm công bố chính thức sự ra mắt của website này.
Giai đoạn 2: Lan tỏa sản phẩm (Làm cho khách hàng sử dụng sản
phẩm)
 Thời gian: 2 tháng
 Hoạt động:
- Đẩy mạnh internet marketing qua các công cụ SEO, Pay per
click và tiếp thị liên kết
- Tổ chức các buổi hội thảo, lớp học về: kĩ năng viết CV, kĩ năng
mềm cần có cho sinh viên,.. với lực lượng giảng dạy nòng cốt là
giảng viên trường. Đồng thời thu hút các doanh nghiệp tham gia
tài trợ hoặc giảng dạy, giao lưu với sinh viên tại các buổi hội
thảo, lớp học này sẽ đăng kí qua website, sinh viên đăng kí tham

gia qua website
- Đưa sản phẩm về từng khoa viện để đẩy mạnh việc hợp tác với
các doanh nghiệp

12



×