Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khoa luan re ba benh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................................. a
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ...................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ – MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC ................................................................................... 4
1.1. Vị trí phân loại..................................................................................................................... 4
1.2. Mô tả hình thái thực vật họ Simaroubaceae DC.................................................................. 5
1.3. Mô tả hình thái thực vật chi Eurycoma Jack ....................................................................... 6
1.4. Mô tả hình thái thực vật cây Bá bệnh.................................................................................. 6
2. TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC ............................................................................................... 8
2.1. Hóa học của họ Simaroubaceae........................................................................................... 8
2.2. Hóa học của cây Bá bệnh .................................................................................................... 8
2.2.1. Nhóm alkaloid .................................................................................................................. 8
2.2.2. Nhóm quassinoid .............................................................................................................. 8
2.2.3. Các nhóm khác ................................................................................................................. 8
2.3. Chuyên khảo về nhóm quassinoid ....................................................................................... 9
2.3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................... 9
2.3.2. Cấu trúc chung, phân loại ............................................................................................... 10
2.3.3. Sinh phát nguyên ............................................................................................................ 10
2.3.4. Tổng hợp và bán tổng hợp một số quassinoid................................................................ 11
2.3.5. Một số quassinoid trong họ Simaroubaceae ................................................................... 11
2.3.6. Một số nghiên cứu về quassinoid trong cây Bá bệnh ..................................................... 13
3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA QUASSINOID ........................ 18
3.1. Tác dụng và công dụng của quassinoid trong họ Simaroubaceae ..................................... 18
3.1.1. Tác dụng kháng sốt rét ................................................................................................... 18
3.1.2. Tác dụng kháng ung thư ................................................................................................. 18
3.1.3. Tác dụng trừ sâu và gây chán ăn ở côn trùng (antifeedant)............................................ 18
3.1.4. Tác dụng trên ký sinh trùng............................................................................................ 19



a


3.1.5. Tác dụng diệt cỏ ............................................................................................................. 19
3.1.6. Tác dụng kháng virus ..................................................................................................... 19
3.1.7. Tác dụng kháng viêm ..................................................................................................... 20
3.2. Tác dụng và công dụng của cây Bá bệnh .......................................................................... 20
3.2.1. Tác dụng kháng sốt rét ................................................................................................... 20
3.2.2. Tác dụng kháng khối u ................................................................................................... 20
3.2.3. Tác dụng trị tiểu đường .................................................................................................. 21
3.2.4. Tác dụng kích thích sinh dục.......................................................................................... 21
3.2.5. Tác dụng kháng khuẩn.................................................................................................... 21
3.2.6. Các tác dụng khác.......................................................................................................... 22
3.2.7. Các bài thuốc và chế phẩm từ Bá bệnh ......................................................................... 22
4. CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP QUASSINOID TỪ CÂY BÁ BỆNH ..................................... 24
4.1. Phương pháp 1................................................................................................................... 24
4.2. Phương pháp 2................................................................................................................... 24
4.3. Phương pháp 3................................................................................................................... 24
4.4. Phương pháp 4................................................................................................................... 24
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM............................................................................. 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 26
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 26
1.1. Nguyên liệu ....................................................................................................................... 26
1.2. Dung môi, hóa chất............................................................................................................ 26
1.3. Trang thiết bị nghiên cứu................................................................................................... 26
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 26
2.1. Nghiên cứu thực vật học.................................................................................................... 26
2.2. Thử tinh khiết .................................................................................................................... 26
2.3. Nghiên cứu hóa học........................................................................................................... 27

2.3.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật ........................................................................ 27
2.3.2. Chiết xuất........................................................................................................................ 27
2.3.3. Phân lập và tinh chế........................................................................................................ 27
2.3.4. Kiểm tra độ tinh khiết và xác định cấu trúc của các chất phân lập được ....................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 31
1. NGHIÊN CỨU THỰC VẬT HỌC ...................................................................................... 31

b


1.1. Đặc điểm hình thái............................................................................................................. 31
1.2. Đặc điểm vi phẫu............................................................................................................... 32
1.3. Đặc điểm bột dược liệu...................................................................................................... 33
2. THỬ TINH KHIẾT .............................................................................................................. 34
3. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC .................................................................................................. 34
3.1. Phân tích sơ bộ thành phẩn hóa thực vật ........................................................................... 34
3.2. Khảo sát dung môi lắc phân bố ......................................................................................... 36
3.3. Chiết xuất........................................................................................................................... 38
3.4. Phân lập các chất trong cao EtOAc ................................................................................... 38
3.4.1. Thăm dò dung môi cho VLC-1....................................................................................... 38
3.4.2. Tiến hành VLC-1............................................................................................................ 40
3.4.3. Phân lập, tinh chế các chất từ cột VLC-1 ....................................................................... 41
3.4.4. Sắc ký cột VLC-2 cắn phân đoạn gộp 6-14 (F1.V) từ cột VLC-1 ................................. 42
3.5. Phân lập các chất trong cao n-BuOH ................................................................................ 46
3.5.1. Thăm dò dung môi cho VLC-3....................................................................................... 46
3.5.2. Tiến hành VLC-3............................................................................................................ 48
3.5.3. Phân lập, tinh chế các chất từ cột VLC-3 ....................................................................... 49
4. KHẢO SÁT CẤU TRÚC CÁC CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC............................................... 49
4.1. Nguyên tắc chung .............................................................................................................. 49
4.2. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập được............................................................ 50

4.3. Khảo sát cấu trúc hóa học của các chất phân lập được [chưa resize hình]........................ 52
4.3.1. Khảo sát cấu trúc hoá học của hợp chất RE ................................................................... 52
4.3.2. Khảo sát cấu trúc hoá học của hợp chất RH................................................................... 58
4.3.3. Khảo sát cấu trúc hoá học của hợp chất RN................................................................... 64
4.3.4. Khảo sát cấu trúc hoá học của hợp chất RJ .................................................................... 69
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ đề NGHỊ ................................................................................. 71
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 71
2. ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 74
DANH MỤC PHỤ LỤC phổ ................................................................................................... 78

c


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt
Ac
BW
COSY
CTLC
CC
Cf
d
dd
DĐVN
DEPT
DMSO
EA, EtOAc
F, f
HMBC

HPLC
HSQC
IR
J
m
MHz
mp
MS
n-6
NMR
NOESY
NCI
ppm
PM
pHPLC
q
SKLM
SKC
TLTK
VLC

Chữ nguyên

Ý nghĩa

Aceton
Aceton
Body weight
Thể trọng
Correlated Spectroscopy

(Phổ) tương quan 1H – 1H
Centrifugal Thin Layer Chromatography
SKLM ly tâm
Colum Chromatography
Sắc ký cột thường
Cloroform
Cloroform
Đỉnh đôi
doublet
Đỉnh đôi kép
doublets of doublet
Dược điển Việt Nam
Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
Dimethyl sulfoxide
Ethyl acetat
Fraction
Phân đoạn
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
High Performance Liquid Chromatography
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Heteronuclear Single Quantum Correlation
Infrared
(Phổ) hồng ngoại
coupling constant
Hằng số ghép
Nhiều đỉnh
multiplet
MegaHertz
melting point
Điểm chảy

Mass Spectroscopy
Phổ khối
n-hexan
Nuclear Magnetic Resonance
Cộng hưởng từ hạt nhân
Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy
Viện ung thư quốc gia Hoa
National Cancer Institute
Kỳ
Phần triệu
parts per million
Thuốc thử acid phosphomolypdic/cồn 96%
Preparative High Performance Liquid
HPLC điều chế
Chromatography
Đỉnh tư
quarlet
Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký cột cổ điển
Sắc ký cột cổ điển
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
Vacuum Liquid Chromatography
Sắc ký cột chân không

i


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Toàn cây, quả và rễ của cây Bá bệnh ......................................................................... 7
Hình 1.2. Hình vẽ hoa và quả của cây Bá bệnh.......................................................................... 8
Hình 1.3. Một số chế phẩm từ cây Bá bệnh ............................................................................. 23
Hình 3.1. Cây Bá bệnh còn non................................................................................................ 31
Hình 3. 2. Rễ cây Bá bệnh còn nhỏ .......................................................................................... 31
Hình 3.3. Rễ cây Bá bệnh lớn................................................................................................... 31
Hình 3.4. Lát cắt rễ cây Bá bệnh .............................................................................................. 31
Hình 3.5. Vi phẫu cắt ngang rễ cây Bá bệnh ............................................................................ 32
Hình 3.6. Một số cấu tử chính trong bột rễ Bá bệnh ................................................................ 33
Hình 3.7. Kết quả khảo sát dung môi lắc phân bố.................................................................... 37
Hình 3.8. Sơ đồ chiết xuất rễ Bá bệnh...................................................................................... 38
Hình 3.9. SKLM thăm dò dung môi cho VLC-1...................................................................... 39
Hình 3.10. Sắc ký đồ các phân đoạn (I → VIII) của cột VLC-1.............................................. 40
Hình 3.11. Sơ đồ phân lập cao EtOAc qua cột VLC-1............................................................. 42
Hình 3.12. SKLM thăm dò dung môi cho VLC-2................................................................... 43
Hình 3.13. Sắc ký đồ các phân đoạn của cột VLC-2................................................................ 44
Hình 3.14. Sơ đồ phân lập cắn F1.V qua cột VLC-2 ............................................................... 46
Hình 3.15. SKLM thăm dò dung môi khai triển cho VLC-3 ................................................... 47
Hình 3.16. Sắc ký đồ các phân đoạn của cột VLC-3................................................................ 48
Hình 3.17. Sơ đồ phân lập cao n-BuOH qua cột VLC-3.......................................................... 49
Hình 3.18. Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh khiết của RE, RH......................................................... 51
Hình 3.19. Phổ UV (MeOH) của RE........................................................................................ 52
Hình 3.20. Phổ IR (KBr) của RE.............................................................................................. 53
Hình 3.21. Phổ MS (ES+) của hợp chất RE ............................................................................. 53
Hình 3.22. Phổ MS (ES-) của hợp chất RE .............................................................................. 54
Hình 3.23. Phổ UV (đo trong MeOH) của hợp chất RH .......................................................... 58
Hình 3.24. Phổ IR (KBr) của RH ............................................................................................. 59
Hình 3.25. Phổ MS (ES+) của hợp chất RH ............................................................................. 60
Hình 3.26. Phổ MS (ES-) của hợp chất RH .............................................................................. 60
Hình 3.27. Phổ IR (KBr) của hợp chất RN .............................................................................. 64


ii


Hình 3.28. Phổ MS (ES+) của hợp chất RN............................................................................. 65
Hình 3.29. Phổ MS (ES−) của hợp chất RN ............................................................................. 65
Hình 3.30. Phổ IR (KBr) của hợp chất RJ................................................................................ 69
Hình 3.31. Phổ 1H-NMR của RJ (CDCl3, 500 MHz) .............................................................. 70
Hình 3.32. Phổ 13C-NMR của RJ (CDCl3, 125 MHz); trích vùng 55 – 140 ppm. ................... 70

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số alkaloid chính trong cây Bá bệnh................................................................... 9
Bảng 1.2. Một số quassinoid trong họ Simaroubaceae............................................................. 11
Bảng 1.3. Một số quassinoid trong cây Bá bệnh ...................................................................... 14
Bảng 3.1. Kết quả thử tinh khiết............................................................................................... 34
Bảng 3.2. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học của rễ Bá bệnh................................... 35
Bảng 3.3. Lượng cắn thu được với các dung môi lắc phân bố khác nhau................................ 36
Bảng 3.4. Kết quả tách qua cột VLC-1 .................................................................................... 41
Bảng 3.5. Kết quả tách qua cột VLC-2 .................................................................................... 45
Bảng 3.6. Kết quả tách qua cột VLC-3 .................................................................................... 48
Bảng 3.7. So sánh dữ liệu phổ NMR của Eurycomalacton và RE. .......................................... 56
Bảng 3.8. Dữ liệu phổ NMR của RE phân lập được ................................................................ 57
Bảng 3.9. So sánh dữ liệu phổ NMR của RH và 14,15-DOK .................................................. 62
Bảng 3.10. Dữ liệu phổ NMR của RH phân lập được.............................................................. 63
Bảng 3.11. So sánh dữ liệu phổ NMR của eurycomanol [18], [20], [34] và RN ..................... 67
Bảng 3.12. Dữ liệu phổ NMR (DMSO-d6; 500 MHz) quan sát được của RN. ....................... 68
Bảng 3.13. Công thức hóa học của 3 quassinoid RE, RH, RN phân lập được......................... 72


iv


ĐẶT VẤN ĐỀ – MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Rối loạn hoặc suy giảm sinh dục nam từ lâu đã là một vấn đề quan tâm của hơn
phân nửa nhân loại trưởng thành, đặc biệt là đối với phái đẹp.
Để cải thiện tình trạng tế nhị này, nói chung, người ta đã có nhiều liệu pháp từ các
bài thuốc cổ truyền ngoài dân gian, trong cung đình đến các liệu pháp tâm lý, vật lý,
hóa học trong dinh dưỡng, cũng như các liệu pháp hóa học hiện đại theo hướng sử
dụng hormon hoặc các hợp chất khác có nguồn gốc nhân tạo cũng như tự nhiên.
Bên cạnh các thuốc tổng hợp kiểu Viagra, Cialis, Levitra…, nhiều hợp chất tự
nhiên, cây thuốc, con thuốc, bài thuốc đã được sử dụng. Một số bài thuốc kiểu Minh
Mạng thang, Ama Kông (thật và giả); một số động vật như Bọ cạp, Bìm bịp, Bổ củi,
Hải cẩu, Hải mã, thậm chí cả thịt chó; một số thực vật như Nhân sâm, Dâm dương
hoắc, Bạch tật lê cũng đã được lưu truyền cũng như sử dụng nhắm vào tác dụng trên.
Gần đây, trên thị trường Việt Nam cũng như nhiều vùng trên thế giới, cây Bá bệnh
(Eurycoma longifolia Jack) đang nối lên như một vấn đề thời sự khá hấp dẫn. Dưới tên
gọi Sâm Malaysia, Tongkat Ali, cây Bá bệnh được nhắc đến như một dạng “Viagra
thiên nhiên”. Dân gian vùng Indonesia, Malaysia từ lâu đã biết dùng cây Bá bệnh cho
mục đích này. Hiện nay người ta vẫn dùng nó để hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các chứng
rối loạn hay suy giảm tình dục ở nam giới, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên.
Bên cạnh tác dụng được cho là nổi bật về sinh dục, cây Bá bệnh cùng các
quassinoid thành phần còn hứa hẹn có nhiều tác dụng khác như kháng sốt rét, kháng
khối u, kháng virus, kháng ký sinh trùng, trị tiểu đường. Do vậy, đây là một cây thuốc
cần được đầu tư nghiên cứu, phát triển.
Bá bệnh là loại cây hoang dại gặp khá nhiều tại các vùng đồi núi thuộc các tỉnh
miền Trung ở Việt Nam. Do khả năng nhân giống trong điều kiện tự nhiên rất kém; tốc
độ sinh trưởng chậm, cộng thêm việc khai thác (rễ) không hợp lý, lại chẳng được quan
tâm nghiên cứu nhân giống hoặc trồng mới nên nguy cơ cạn kiệt nguyên liệu Bá bệnh

tự nhiên là điều hiển hiện như đã từng xảy ra với Bình vôi, Vàng đắng.
Gần đây, tình trạng xuất khẩu ồ ạt rễ Bá bệnh qua biên giới phía bắc cũng làm tăng
nguy cơ này. Thêm vào đó, việc kiểm nghiệm dược liệu Bá bệnh cùng các chế phẩm

1


(chủ yếu là các Thực phẩm chức năng) chứa Bá bệnh hiện vẫn còn được bỏ ngỏ càng
làm cho việc nghiên cứu kỹ về dược liệu này trở nên vấn đề cấp thiết.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu về cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack,
Simaroubaceae) tại Việt Nam” được xây dựng nhằm nhiều mục tiêu về thực vật
học, hóa học và tác dụng sinh học.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp đại học, một phần nhỏ của đề tài này được
thực hiện mà nội dung chính là “Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây Bá
bệnh – Radix Eurycomae” với 5 mục tiêu cụ thể sau:
1. Thu thập và lưu trữ các thông tin, tài liệu nghiên cứu có liên quan về cây Bá bệnh.
2. Bước đầu xác lập một số chỉ tiêu lý hóa nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho
dược liệu rễ Bá bệnh sau này.
3. Phân tích sơ bộ thành phần hóa học của rễ Bá bệnh, qua đó xây dựng một phương
pháp thích hợp nhằm chiết xuất khoảng 100 g hỗn hợp quassinoid toàn phần.
4. Chọn lựa được một phương pháp đơn giản để phân lập 1 – 2 quassinoid từ rễ Bá
bệnh dưới dạng tinh khiết với khối lượng khoảng 100-200 mg cho mỗi hợp chất.
5. Tạo và lưu trữ được các hồ sơ dữ liệu về phổ học của 2 hợp chất này; qua đó sẽ xác
định cấu trúc hóa học của chúng nhằm chuẩn bị cơ sở khoa học cho công tác xây
dựng hồ sơ chất chuẩn cũng như cung cấp chất chuẩn từ rễ cây Bá bệnh sau này.

2


Cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack, Simaroubaceae)

(Trích từ TLTK [12])

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
1.1. Vị trí phân loại
Simaroubaceae (Thanh thất, Khổ mộc) là một họ thực vật hiện nay vẫn còn gây nhiều
tranh cãi. Hiện vẫn có 2 hệ thống phân loại chính của Armen Takhtajan (2009) và
Arthur Cronquist (1988). Takhtajan xếp họ Simaroubaceae vào bộ Cam (Rutales) thì
Cronquist lại cho rằng họ này thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales) [13], [40], [43], [44].
Có thể tóm tắt vị trí phân loại của loài Eurycoma longifolia theo sơ đồ sau:

Như đã nói ở trên, theo Cronquist (1988) thì họ Simaroubaceae thuộc bộ
Sapindales, gần với Meliaceae, Rutaceae, Cneoraceae. Còn theo Takhtajan (1997 và
2009) thì họ Simaroubaceae thuộc bộ Rutales, bộ thứ 94. Trong khi đó, bộ Sapindales
là bộ thứ 91, nghĩa là hai bộ này khá xa nhau. Trong bộ Rutales thì Takhtajan xếp họ
Simaroubaceae ở vị trí số 3, khá xa họ Meliaceae ở vị trí số 10. Lý giải về điều này,
Sambamurty (2005) cho rằng khác biệt chủ yếu nằm ở họ Simaroubaceae không có
các tuyến tiết ở lá như họ Rutaceae.

4


Về số lượng chi trong họ Simaroubaceae hiện cũng có nhiều tài liệu với các số
liệu khác nhau [54], [55]. Họ này có thể gồm 25 chi với 150 loài (Cronquist, 1988);
hay 19 chi, 150 loài (Takhtajan, 2009), hay 18 chi, 95 loài (Vườn Kew, Anh); hay 2025 chi, 12-150 loài (Sambamurty, 2005), thậm chí đến 36 chi (Brummitt, 1992).
Theo Takhtajan (2009), họ Simaroubaceae gồm có 19 chi: Ailanthus, Amaroria,
Brucea, Castela, Eurycoma, Gymnostemon, Gumillea, Hannoa, Laumoniera,

Iridosma, Nothospondia, Picrasma, Pierreodendron, Picrolemma, Peirriera, Quassia,
Simaba, Simarouba và Soulamea (không có chi Harrisonia, Irvingia, Kirkia) với
khoảng 150 đại diện, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Trong chi Eurycoma Jack. Đã có 9 loài được mô tả gồm
- E. apiculata Benn.

- E. cochinchinensis Pierre

- E. dubia Elmer

- E. eglandulosa Merr.

- E. harmandiana Pierre

- E.latifolia Ridl.

- E. longifolia Jack.

- E. merguensis Planch.

- E. tavoyana Wall.

Riêng loài Eurycoma longifolia Jack. lại được chia thành hai loài phụ là
E. longifolia Jack subsp. longifolia và E. longifolia Jack subsp. eglandulosa [30].
Trong khóa luận này, khi nói đến Bá bệnh, Eurycoma longifolia Jack, thì được hiểu là
loài Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia (Merr.) Noot.
1.2. Mô tả hình thái thực vật họ Simaroubaceae DC.
Cây gỗ hoặc cây bụi. Lá mọc cách, ít khi mọc đối, thường là lá kép lông chim. Hoa
đơn tính, đều, xếp thành cụm hoa chùy hay cụm hoa chùm. Đài có 3-5 thùy lợp. Tràng


5


có 3-5 cánh hoa, ít khi không có, xếp lợp hay van. Nhị đính ở dưới đĩa hoa, có số
lượng bằng số cánh hoa hoặc gấp đôi, gốc chỉ nhị có phiến vảy. Nhụy có 2-5 lá noãn
rời hay hợp thành bầu 1-5 ô chia thùy sâu, trong mỗi ô chỉ có một noãn; vòi nhụy 2-5,
rời hoặc dính. Quả thường là quả hạch có cánh, hoặc là quả mọng, có khi là quả nang;
trong mỗi ngăn của quả có một hạt treo [4].
1.3. Mô tả hình thái thực vật chi Eurycoma Jack
Chi này gồm các cây gỗ hay cây bụi có vỏ đắng nhánh phủ lông tuyến sít nhau. Lá
mọc so le, kép lông chim lẻ, có nhiều đôi lá chét nguyên, thuôn. Cụm hoa là chùy
rộng, gần ở ngọn, hoa đa tính. Lá đài 5, rời hoặc dính ở gốc, thường phủ lông tuyến.
Cánh hoa 5, dài hơn lá đài nhiều, gấp trong. Nhị 5, xen kẽ với cánh hoa, nhỏ hơn trong
các hoa cái; chỉ nhị rời, có 2 vẩy có lông nhung ở gốc, rời hoặc dính thành từng đôi;
bao phấn ngắn, có khi ngã xuống, lắc lư, mở ngang hoặc hướng trong. Lá noãn 5, xếp
chồng trên cánh hoa, rời; rất thô sơ; vòi nhụy dính thành côt; đầu nhụy rời; ở hoa đực
không có các lá noãn hoặc chỉ có rất thô sơ; vòi nhụy dính thành cột; đầu nhụy rời;
noãn 1 trong mỗi ô. Quả hạch 3 – 5, có chân hay không, mở mặt trong; hạt không có
phôi nhũ; có vỏ lởm chởm lông ngắn [5].
1.4. Mô tả hình thái thực vật cây Bá bệnh


Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia (Merr.) Noot.,
thuộc họ Thanh thất (Khổ mộc, Simaroubaceae).



Tên khác: Bá(ch) bệnh, Mật nhơn, Mật nhân, Hậu phác nam (Việt Nam), Tongkat
Ali (Malaysia), Antong sar, (Campuchia), Tho nan (Lào), Ian don (Thái Lan).




Mô tả thực vật

Bá bệnh là loại cây nhỡ, cao 2-8 m, có lông ở nhiều bộ phận. Lá kép gồm 10-36 đôi lá
chét không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xám; cuống lá màu
nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn; cuống có lông màu gỉ
sắt. Hoa màu đỏ nâu. Hoa và bao hoa phủ đầy lông, cuống có lông màu gỉ sắt, đài hoa
chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng; tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có
tuyến, nhị có 5 lông dày và 2 vảy ở gốc; bầu có 5 noãn, hơi dính nhau ở gốc, đầu nhụy
rời. Quả hình trứng, hơi dẹt, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín có màu đỏ, chứa một hạt,
trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Toàn cây (trừ quả chín) có vị rất đắng.
6




Phân bố, sinh thái

Gặp chủ yếu ở các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia. Ở nước ta, có từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu ở các tỉnh miền
trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cây mọc hoang trong các rừng thưa, dưới tán các
cây gỗ lớn. Mùa hoa quả từ tháng 3 đến tháng 11. Cây chịu hạn và chống chọi sâu
bệnh tốt, khả năng tái sinh (đâm chồi lại sau khi bị chặt, bị cháy) mạnh; tuy nhiên sự
tái sinh bằng hạt lại hạn chế do tỷ lệ hạt nẩy mầm tự nhiên không cao.


Thu hái, chế biến

Có thể dùng toàn cây, nhưng chủ yếu là rễ trụ của những cây Bá bệnh trên 5 năm tuổi.

Thường khai khác các rễ trụ có đường kính trên 3 cm. Rễ càng đắng thì được coi là
càng có giá trị. Sau khi đào rễ, rửa sạch đất cát, thái miếng ngay khi còn tươi, sau đó
phơi khô thu được những miếng dạng gỗ mỏng màu vàng ngà, vị đắng đặc biệt.

Hình 1.1. Toàn cây, quả và rễ của cây Bá bệnh

7


A. Hoa đực
B. Hoa đực đã tách riêng phần bao hoa
C. Chỉ nhị mang bao phấn
D. Hoa cái đã tách riêng phần bao hoa
E. Quả

Trích từ J. W. Clayton (2011).
Hình 1.2. Hình vẽ hoa và quả của cây Bá bệnh

2. TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC
2.1. Hóa học của họ Simaroubaceae
Họ Simaroubaceae chứa một nhóm alkaloid rất chuyên biệt với khung canthin-6-on và
β-carbolin cùng vài nhóm hợp chất thông thường khác. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là
một nhóm chất đắng rất đặc biệt cho họ này (Simaroubolid = amarolid = quassinoid).
Nhóm quassinoid sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau.
2.2. Hóa học của cây Bá bệnh
Tương tự như họ Simaroubaceae, cây Bá bệnh cũng có một số thành phần khá chuyên
biệt chọ họ này và nhất là cho loài này.
2.2.1. Nhóm alkaloid
Gồm các dẫn chất có khung cơ bản canthin-6-on và β-carbolin.
2.2.2. Nhóm quassinoid

Đây là thành phần chính trong cây Bá bệnh và sẽ được nói kỹ ở phần sau.
2.2.3. Các nhóm khác
Trong cây Bá bệnh có nhiều terpenoid dẫn xuất từ squalen (như eurylen, 14-deacetyl
eurylen, longilen peroxide, teurilen) hoặc dẫn xuất từ tirucallan. Ngoài những thành
phần kể trên, trong cây Bá bệnh cũng thường gặp những chất khác như acid acetic,:
acid benzoic, các phytosterol, biphenyl-neolignan,curcumen, menthol… nói chung các
nhóm này rất ít được chú ý [6] [12] [33].

8


Bảng 1.1. Một số alkaloid chính trong cây Bá bệnh

N

R7

N
R1

H

- R1 = H

- R7 = H

β-carbolin

- R1 = CH2OMe


- R7 = H

1-methoxymethyl-β-carbolin

- R1 = C2H4COOH

- R7 = H

β-carbolin-1-propionic acid

- R1 = C2H4COOH

- R7 = OH

7-hydroxy-β-carbolin-1-propionic acid

- R1 = C2H4COOH

- R7 = OMe

7-methoxy-β-carbolin-1-propionic acid

- Rn = H
R11
R10
N
R9

N
O

R5

canthin-6-on

- Rn = H

- R11 = OH

11-hydroxy-canthin-6-on

- Rn = H

- R9 = OMe

9-methoxy-canthin-6-on

- R5 = OMe

- R9 = OMe

5,9-dimethoxy-canthin-6-on

- R10 = OMe

- R9 = OMe

9,10-dimethoxy-canthin-6-on

- R10 = OH


- R9 = OMe

9-methoxy-10-hydroxy-canthin-6-on

- R10 = OMe

- R11 = OH

10-methoxy-11-hydroxy-canthin-6-on

R9 = H

canthin-6-on-3N-oxid

R9 = OMe

9-methoxy-canthin-6-on-3N-oxid

- R9 = H

picrasidin L= 3-methyl-canthin-5,6-dion

- R9 = OMe

9-methoxy-3-methyl-canthin-5,6-dion

N
R9

O


N
O

N
R9

N

Me

O
O

2.3. Chuyên khảo về nhóm quassinoid
2.3.1. Giới thiệu chung
Quassinoid là một nhóm triterpenoid giảm cấp giàu oxy có vị đắng phân bố chủ yếu
trong họ Simaroubaceae [27], [22]. Lúc đầu, những hợp chất có tính chất hóa học như
trên được gọi chung là Quassin sau khi bác sĩ Quassi dùng vỏ cây Quassia amara để
trị sốt. Các nghiên cứu về quassinoid đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của nó với
các tác dụng kháng khối u, kháng virus, kháng viêm, kháng amib, kháng sốt rét, chống
côn trùng, kháng vi trùng lao, chống loét, chống ung thư bạch cầu (antileukemic), gây
chán ăn, làm thuốc diệt cỏ,…(Lavhale và Mishra, 2007).

9


2.3.2. Cấu trúc chung, phân loại
Đến nay, đã có hơn 150 quassinoid đã được phân lập và mô tả cấu trúc. Nhóm này có
thể chia thành 5 khung chính gồm C18-, C19-, C20-, C22- và C25-quassinoid [21],

[22], [46]. Cũng có một vài tác giả gọi tên riêng cho từng kiểu khung cơ bản nói trên:
khung laurycolactan (C18), khung cedrolidan (C19), khung quassolidan (C20), khung
picrolemman (C22) và khung simarolidan (C25-quassinoid). Rất ít khi gặp quassinoid
dạng glycosid. Trong cấu trúc quassinoid thường có các nhóm chức oxy như ceton,
ester, lacton, hydroxy, methoxy, acetoxy. Thường gặp nhất là nhóm C20 (khoảng
76%); kế đến là nhóm C19 (19%); nhóm C18 (3%); nhóm C22 + C25 rất ít (1%). Phân
nhóm C20-quassinoid (quassolidan) có thể chia thành 2 kiểu khung là quassolidan 4
vòng (C-20 không bị oxy hóa) và quassolidan 5 vòng (C-20 bị oxy hóa, tạo thêm một
vòng mới). Các C20-quassinoid (quassolidan) được nghiên cứu khá kỹ nhất từ khi NCI
tìm ra tác dụng kháng bạch cầu của nó vào những năm 1970. Nhưng gần đây, các C19quassinoid cũng đang được quan tâm [11], [22], [46].
O
12

O
12

13

11
19

1
2

20
9

10

3

5

18

11

21
15

O

1
2

14

8

6

13

19
9

10

3

4


7

20

5

8

6

12

21
15

1
2

14

4

18

20
9

10


3

7

19

5

C-19

6

7

O

23

O

2

1

19
9

10
22


3

4

20

5

6

11

14

1

15

8

2

16
7

O

O

3


19

4

20
9

10
5

6

13

8
7

14

C-22

22

25

23

15


O 16 O

18

18

O

O

C-20

21

12

21

13

15
16

HO
12

14

8


18

C-18

11

21

13

11

O

24

O

12

26

26

25

11

O


1
2
3

19
9

10
4

20

5

6

8

24

23
21

13

22

O

O


15

14
16

7

O

O

18

C-25

C-25

2.3.3. Sinh phát nguyên
Có nhiều thuyết về sinh nguyên của quassinoid. Nhìn chung hầu hết quan điểm đều
cho rằng các quassinoid có nguồn gốc từ sự giáng cấp triterpenoid và gần như chắc
chắn xuất phát từ triterpen tetracyclic theo con đường tương tự nhóm limonoid [56].

10


2.3.4. Tổng hợp và bán tổng hợp một số quassinoid
Quassinoid là một nhóm chất có nhiều tác dụng hứa hẹn. Vì vậy bên cạnh các nguồn
tự nhiên, người ta không ngừng nghiên cứu để tạo các dẫn chất bán tổng hợp hoặc tổng
hợp toàn phần. Từ năm 1980, Grieco đã tổng hợp được quassin, đây cũng là

quassinoid đầu tiên được tổng hợp. Sau đó người ta cũng đã tổng hợp thành công một
loạt quassinoid khác như amarolid, klaineanon, castelanolid, chaparrinon, bruceantin,
picrasan B, shinjulacton C-D, holacanthon, glaucarubolon, simalikalacton D,
shinjudilacton, quassimarin, glucaruinon, 14β,15β-dihydroxyklaineanon, samaderin B,
peninsularinon và gần đây nhất là des-D-chaparrinon [22]. Một thành công nổi bật
trong lĩnh vực này là việc bán tổng hợp bruceantin từ bruceosid A (phân lập từ hạt của
cây Brucea javanica) để sử dụng với một lượng lớn trong các thử nghiệm kháng khối
u lâm sàng tại NCI (Hoa Kỳ) hay ester hóa nhóm OH-15 của deacetyl-isobrucein B để
tạo dẫn chất có tác dụng kháng khối u in vitro / vivo mạnh hơn.
Ngoài ra, cũng đã có một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc và tác dụng
(QSAR) của các quassinoid.
2.3.5. Một số quassinoid trong họ Simaroubaceae
[19], [23], [24], [26], [27], [29], [37], [42], [46].
Bảng 1.2. Một số quassinoid trong họ Simaroubaceae
Loài

Khung

Thành phần

C-18

Ailantinol G

C-19

Shinjulacton B

C-20


Ailantinol A, B, C, D, E, F; Shinjudilacton, shinjulacton A, C, F

C-18

Ailanex A, B

C-20

3,4-dihydroexcelsin, excelsin, 13,18-dehdroexcelsin

C-18

Ailanquassin B

C-20

Ailanquassin A

Ailanthus integrifolia

C-20

6α-tigloyloxychaparrinon

Ailanthus vilmoriniana

C-20

Vilmorinon A, vilmorinin B-F


Brucea amarissima

C-20

Javanicosid I-L

B. antidysenterica

C-18

Javanicolid A

Ailanthus altissima

Ailanthus excelsa

Ailanthus malabarica

11


(Brucea javanica)

Bruceanol D-H, bruceosid A-F; Javanicosid A-F, javanicolid B-D
Isobrucein A, bruceantarin, bruceantin, bruceantinol,
C-20

dehydrobruceantin, dehydrobruceantarin, dehydrobrucein A, B,
dehydrobruceantol, dehydrobruceantinol, 3,4-dihydrobrucein A,
bruceantinosid A, B; Yadanziolid S


Castela peninsularis

C-20

Peninsularinon

C-18

(+)-polyandrol, 15-O-acetyl-5(S)-polyandrol, 5(R)-polyandrol
1-epi-holacanthon, 15-O-acetylglaucarubol, 15-O-acetyl-∆4,5 –

Castela poyandra

C-20

glaucarubol, 1-epi-5-iso-glaucarubolon, 1-epi-glaucarubolon,
∆4,5 –glaucarubol, holacanthon, glaucarubolon, glaucarubol

C-25

Niloticin
Castelatin, castelosid A, B, chaparramarin,

Castela tortuosa

C-20

Castela texana


C-20

11-O-trans-p-coumaroylamarolid; Amarolidio-trans-p-cumaroil

Eurycoma harmandiana

C-20

Iandonosid A, B, iandonon

Hannoa chlorantha

C-20

Hannoa klaineana

C-20

15-deacetylundulacton, 6α-tigloyloxyglaucarubol

Harrisonia perforata

C-20

Perforaquassin A, B, C; các Haperforin A-K

Picrasma ailanthoides

C-20


Picrasinosid A-H, picrasinol A-D, nigakilacton K-N

Picrasma crenata

C-20

Picrasma javanica

C-20

Picrasma quassioides

C-20

Picraqualid A-E

Picrolemma pseudocoffea

C-22

Sergerolid, neosergeolid, 15-deacetylsergeolid

castelalen-11-O-β-D-glucopyranosid

6-α-tigloyloxyglaucarubol, 14-hydroxychapparinon, chaparrinon,
14-hydroxychaparrinon, 15-desacetylundulaton,

16-β-O-methylneoquassin, 16-β-O-ethylneoquassin,
dihydronorneoquassin
Picrajavanin A, B, javanicinosid I-L, Javanicin Z,

dihydrojavanicin Z, hemiacetaljavanicin Z

Quassialactol, quassimarin

Quassia amara

C-20

11α-O-(β-D-glucopyranosyl)-16α-O-methylneoquassin,
1α-O-methylquassin, 12α-hydroxy-13,18-dehydroparain

C-19

2-O-glucosylsamaderin C

C-20

Samaderin X, Y, Z, indaquassin C, D, E, G, X

C-25

Indaquassin F

C-20

6α-hydroxychaparrinon

C-18

Cedronolacton B-E


C-20

Glaucarubolol, glaucarubolon, cedronolacton A

C-22

Nilocitin, dihydronilocitin, piscidinol, bourjutinolon A

Simaba cuneata

C-25

20(R)-simarolid và 20(S)-simarolid

Simaba multiflora

C-20

6α-senecioyloxychaparrin, 6α-senecioyloxychaparrinon

Simaba guianensis

C-25

Gutolacton

Quassia indica
Quassia multiflora
Simaba cedron


12


C-18

Samaderin A

C-19

Samaderin C, B

C-20

Indaquassin C, samaderin E

Simarouba amara

C-20

13,18-dehydroglaucarubinon, 2’-acetoxyglaucarubin

Simarouba versicolor

C-20

Samadera indica

glaucarubinon, glaucarubin, excelsin,
2’-acetylglaucarubin, 11-acetylamarolid


2.3.6. Một số nghiên cứu về quassinoid trong cây Bá bệnh
Tại Việt Nam


Từ năm 1962 nhóm tác giả Lê Văn Thới, Nguyễn Ngọc Sương đã có những báo
cáo đầu tiên về nghiên cứu hóa học các hợp chất đắng từ cây Bá bệnh (Tập san
năm 1962 của Trường Đại học Khoa học Saigon, trang 89).



Tháng 4/1964, trong một Hội nghị quốc tế về hóa hợp chất tự nhiên tổ chức tại
Kyoto (Nhật Bản); nhóm tác giả Lê Văn Thới, Nguyễn Ngọc Sương tiếp tục báo
cáo về các nghiên cứu này (Abstracts of Papers, p. 51).



Năm 1967, từ cây Bá bệnh thu hái tại Biên Hòa; Lê Văn Thới, Nguyễn Ngọc
Sương, Nguyễn Chung Tú (Đại học Khoa học Saigon) cùng P. Crabbé đã công bố
phương pháp phân lập eurycomalacton và tiếp tục xác định (nhầm) cấu trúc của
eurycomalacton (Luận án Tiến sĩ Quốc gia của tác giả Nguyễn Ngọc Sương).



Năm 1969, Lê Văn Thới, Nguyễn Ngọc Sương, và P. Crabbé cũng công bố các
nghiên cứu hóa học (???) về cây Bá bệnh (Chem. Commum., 1969, p. 821.),



Năm 1970, từ vỏ thân Bá bệnh, Lê Văn Thới, Nguyễn Ngọc Sương đã công bố

phân lập được và xác định (nhầm) cấu trúc của eurycomalacton cùng dihydroeurycomalacton (J. Org. Chem., 35(1), pp. 1104-1109). Bài báo này là 1 phần trong
Luận án Tiến sĩ Quốc gia (1967) của tác giả Nguyễn Ngọc Sương.



Năm 1982, trong Tetrahedron Letters, 23(49), pp. 5159-5162; Nguyễn Ngọc Sương
và các cộng sự ở ICSN, CNRS, Gif-sur-Yvette (Pháp) tiếp tục công bố cấu trúc của
laurycolacton A và laurycolacton B. (đồng thời, nhờ X-ray Nguyễn Ngọc Sương
cũng chỉnh lý công thức của eurycomalacton đã liên tiếp bị nhầm trước đó).



Tóm lại, trong 20 năm (1962-1982), nhóm nghiên cứu này đã phân lập và xác định
thành công cấu trúc hóa học của 4 quassinoid đầu tiên trong cây Bá bệnh (gồm
eurycomalacton, dihydro-eurycomalacton, laurycolacton A và laurycolacton B).
13


Trên thế giới
Từ rễ cây Bá bệnh người ta đã phân lập được eurycomalid A-B; eurycolacton A-F,



13β, 21-dihydroxyeurycomanol, 5α,14β,15β-trihydroxyklaineanon, 6-dehydroxylongilacton,

2,3-dehydro-4α-hydroxylongilacton,

6α-hydroxy-eurycomalacton,

eurylacton, pasakbumin A-D [8], [28].

Từ lá Bá bệnh cũng đã phân lập được longilacton, 6-dehydrolongilacton,



11-dehydroklaineanon, 12-epi-dehydroklaineanon, 15β-hydroxy-klaineanon;
14,15β-hydroxy-klaineanon; 15β-O-acetyl-14-hydroxy-klaineanon; eurycolacton A
-F; laurycolacton B; eurycomalacton [9], [25], [12].
Cho đến nay đã có hơn 50 quassinoid được phân lập từ toàn cây (nhưng chủ yếu là rễ)
Bá bệnh. Trong đó, có 25 quassinoid C-20 (50%); 18 quassinoid C-19 (35%) và 8
quassinoid C-18 (15%). Đại đa số các quassinoid này ở dạng aglycon; chỉ có 3 hợp
chất ở dạng glycosid với 1 mạch đường chỉ có 1 glucose duy nhất. Một số cấu trúc này
được liệt kê trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số quassinoid trong cây Bá bệnh
OH

OH

HO

O
HO

HO
O
OH

H

OH


O

O

H
O

OH

O

O

H

H

O

O

H

H

Eurylacton B

O

HO


O

HO
MeO2C

H

O

HO

O

O

Laurycolacton A

O

HO

H

O

O
Cl

H


O

O

Laurycolacton B

O

Eurocolacton A

O

Eurycolacton B
O

O

HO
O
O

O

O

H

Eurylacton A


O

O

OH

H

HO

HO
OH

O

O

O

HO

O
H

H

H
O

Eurycolacton C


O

Eurycolacton D

14

O
H

Eurycolacton E


OH

O

O
HO
OH

HO
OH

O

HO

HO
OH


O

HO

O

H

H

O
H

O
H
O

OH

OH

H

O

OAc

6α-hydroxy


5-dehydro-3-hydro-7β-hydroxy

eurycolacton E

6-oxoeurycolacton E
O

Eurycolacton F

O

O
OH

O

HO
OH

OH

HO
OH

O

O

HO


HO

HO

H

H

H

O

O

Eurycomalid A

Eurycomalid B

OH

O

O

3α,4α-epoxy-eurycomalid B
O

OH

HO

OH

HO
OH

HO
OH
O

O

O

O

H

O

H

O

O

H

O

O


H

H

OH

Longilacton

H

6-dehydroxy-longilacton

HO
OH

O

O

HO
OH

O

O

O

O


H
OH

O

O

O
HO
OH

Eurycomalacton

H
O

H

O

OH

OH

5α-hydroxy

6α-hydroxy

7α-hydroxy


Eurycomalacton

eurycomalacton

eurycomalacton

O

O

HO
OH

HO
OH

O

O

O

O

O
HO
OH

H


H

O

O
H
O

O

OH

O
O

5,6-dehydro

6-hydroxy-5,6-dehydro-

3ξ,4ξ-epoxy-5,6-dehydro

Eurycomalacton

eurycomalacton

eurycomalacton

15



OH
Glc

HO
OH

OH

O

OH

O

HO
OH

OH

HO
OH

O

HO

OH

HO

H

O

O

O

OH
OH

H

H

OH
CH2OH

OH

H
H

OH

O
H

O


O

O
H

H

H

2-O-β−D−glucopyranosid

13β, 18-dihydro

13β, 21-dihydroxy

eurycomanol

eurycomanol

eurycomanol

OH

OH
HO
OH

HO
OH


O
OH

O

OH

O

O

OH
OH

O

OAc
H

O

O

O

O
H

Eurycomanon


H

H

13α(21)-epoxy

15-acetyl-13α(21)-epoxy

eurycomanon

eurycomanon

OAc
HO
OH

O

OH
HO
OH

O

OH
O

OH
OAc


O

OH

H

OH
OH
H

O

H

OH
CH2OH

O

O

H
O

O

O

O


H

OAc
O

H

O

H
H

HO
OH

O
HO
OH
OH

H
H

OH
O

H

O


O

H

H

12, 15-diacetyl-13α(21)-epoxy

12-acetyl-13,21-dihydro

13,21-dihydro

eurycomanon

eurycomanon

eurycomanon

OH
HO
OH

HO
OH

O

OH
H
H


OAc
H

O

O

O
OH

O

O

OH
H

OH

OAc

O

H

O
H

OH

H

O

O

H

12,15-O,O-diacetyl-13,21-dihydro

11-dehydro

Eurycomanon

eurycomanon

klaineanon
OH

OH

HO
OH

HO
OH

HO
OH
OH


O

OAc

O

OH

H
H

O

OH
H

H
O

O

H

O

O

H


14-epi-13,21-dihydro

OH

O

H

O
H

H

O

H

H
OAc

O

O

15β-O-acetyl-14-hydroxy

15β-hydroxy

6α-acetoxy-15β-hydroxy


Klaineanon

klaineanon

klaineanon

16


OH

OH

OH

HO
OH

HO
OH
OH
O

OH

O

HO
OH


OH

OH
O

OH

H

H
O
H

OH

H

O

H

H
OAc

O

H

O


O
OH

O

H

14,15β-dihydroxy

6α-acetoxy-14,15β-dihydroxy

5α,14,15β-trihydroxy

Klaineanon

klaineanon

klaineanon

OH

OH

OH
O

HO
OH

HO

OH

O

OH
H
H

O

OH
OH

O

OH

H

H

O

O

O

OH
O


OH
H

HO
OH

O
H

OH

O

O

H

H

O

H

6α,14,15β-trihydroxy
Klaineanon

Pasakbumin A

OH


Pasakbumin B

OH

OH
O

HO
OH

HO
OH

O

HO
OH

O

OH
O

O

H

Iandonon

OH

OH

H
O

H

OH
CH2OH

OH
OH

H

O

O

OH

H

H

O

O
H


H

Pasakbumin C

O

O
H

O

H

Pasakbumin D

Nhận xét
Do cấu trúc có khá nhiều nhóm –OH, >C=O, -COOR cùng các nhóm có oxy khác nên
quassinoid khá phân cực. Hơn nữa, trong cây Bá bệnh lại có nhiều (> 50) quassinoid.
Do đó, việc phân lập chúng dựa vào độ phân cực (trên giá silica chẳng hạn) rồi sẽ gặp
nhiều khó khăn, nhất là khi chúng có cấu trúc gần giống nhau. Đây cũng là điều đáng
lưu ý khi nghiên cứu quassinoid của cây Bá bệnh.

17


3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA QUASSINOID
3.1. Tác dụng và công dụng của quassinoid trong họ Simaroubaceae
3.1.1. Tác dụng kháng sốt rét
Cedronin phân lập từ Simaba cedron có tính kháng sốt rét in vitro và in vivo với
Plasmodium còn nhạy cảm hay đề kháng với Cloroquin với IC50 0,25µg/ml. Một số

quassinoid trong Hannoa chlorantha và H. klaineana có tính hạ sốt như chaparrinon
(IC50 0,037 µg/ml); 15-desacetylundulaton (IC50 0,047 µg/ml) [14], [46], [47].
Simalikalacton D và E từ loài Quassia amara (loài thường được thổ dân Nam Mỹ
dùng trị sốt rét) có tính ức chế lên tất cả các giai đoạn nội hồng cầu (đặc biệt là lên sự
tổng hợp protein, ADN) của Plasmodium falciparum.
3.1.2. Tác dụng kháng ung thư
Sergeolid và isobrucein B được phân lập từ loài Cedronia granatensis cho tác động có
ý nghĩa trên một số loại ung thư như : ung thư ruột kết, ung thư phổi không phải tế bào
nhỏ với nồng độ trong khoảng 9-50 µg/ml.
Bruceosid C từ loài Brucea javanica có hoạt tính độc tế bào, có tiềm năng trong việc
chữa trị một số dạng ung thư biểu mô hầu họng (KB) (ED50 < 0,1 µg/ml), ung thư biểu
mô phổi (ED50 0,44 µg/ml), biểu mô ruột kết (ED50 4,51 µg/ml), bệnh bạch cầu
lympho (ED50 5,11 µg/ml) [46].
Đã có 45 quassinoid được phân lập từ Brucea javanica và Picrasma ailanthoides cùng
với 14 quassinoid từ Ailanthus altissima đã được thử nghiệm về tác dụng liên quan đến
virus Epstein-Barr (là virus có thể dẫn đến nhiều loại ung thư); kết quả cho thấy chúng
cho tác dụng ức chế lên TPA (12-O-tetra-decanoylphorbol-13-acetat), đây là chất làm
hoạt hóa sớm sự hoạt động của virus này. Do vậy, các quassinoid này có tiềm năng
chống ung thư [39]. Trong thử nghiệm sàng lọc các thực vật có khả năng kháng ung
thư của NCI (Hoa kỳ), trong giai đoạn 2 (1960-1982), người ta đã tìm ra nhiều chất có
giá trị. Trong đó bruceatin (từ Brucea javanica) là một phát hiện đáng chú ý.
3.1.3. Tác dụng trừ sâu và gây chán ăn ở côn trùng (antifeedant)
Các quassinoid isobrucein B, brucein B-C, glaucarubinon và quassin có tác dụng gây
chán ăn đối với bọ chét Myzus persicae ở nồng độ < 0,05%, trong khi đó isobrucein A

18


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×