Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá phèn vàng (polynemus dubius)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA CÁ PHÈN VÀNG (Polynemus dubius)
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
MSSV: 0853040073
Lớp: NTTS K3

Cần Thơ, 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA CÁ PHÈN VÀNG (Polynemus dubius)
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện



ThS. NGUYỄN HỮU LỘC

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
MSSV: 0853040073
Lớp: NTTS K3

Cần Thơ, 2012

2


XÁC NHẬN
CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Luận văn kèm theo đây với tựa đề “Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá
Phèn Vàng” do sinh viên Nguyễn Thị Kim Ngân thực hiện và báo cáo đã được
Hội đồng chấm luận văn thông qua.

Phản biện

Uỷ viên

Ths. Trần Ngọc Tuyền

Nguyễn Hữu Lộc

Cần Thơ, ngày 25 tháng 6 năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

PGs. Ts Nguyễn Văn Kiểm


3


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô cùng quý
thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Lộc – Khoa Sinh
Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình động viên, chỉ dạy cho em suốt
thời gian làm đề tài.
Xin cảm ơn các ngư dân ở huyện Kế Sách – Sóc Trăng đã chia sẽ và nhiệt tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS K3 đã động viên, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, chúc quý thầy cô công tác tốt và
thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 25 tháng 6 năm 2012

Nguyễn Thị Kim Ngân

4


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định một số đặc điểm sinh học của cá Phèn Vàng nhằm
góp phần tìm ra một số giải pháp để phát triển và bảo vệ nguồn lợi loài cá này trong tự
nhiên. Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm

sinh sản của cá Phèn Vàng. Mẫu cá được thu mỗi tháng một lần, mỗi lần từ 30 mẫu trở
lên. Các chỉ tiêu sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản cá Phèn Vàng được phân tích tại
phòng thí nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô.
Kết quả cho thấy: cá Phèn Vàng là loài ăn động vật, thức ăn chủ yếu của cá bao gồm
giun (54,2%), các loại thức ăn không xác định được (20,8%), giáp xác (17,5%) và cá
con (7,5%). Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG = 0,41. Phương
trình hồi quy W = 0.0148L2.7387 với hệ số tương quan R2 = 0.9649. Hệ số thành thục
tương đối cao và thấp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 là GSI = 0,35%.
Từ khóa: cá Phèn Vàng, đặc điểm sinh học, Polynemus dubius.

5


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và
các kết quả này chưa được dùng cho bất kì khóa luận cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 6 năm 2012

Nguyễn Thị Kim Ngân

6


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................... i
TÓM TẮT .............................................................................................................................. ii
LỜI CAM KẾT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC.............................................................................................................................. iv

DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................................. vi
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu .................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1 Lịch sử phân loại cá .................................................................................................... 3
2.2 Một số nghiên cứu trên cá Phèn Vàng ......................................................................... 4
2.2.1 Đặc điểm phân loại ............................................................................................. 4
2.2.2 Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 4
2.2.3 Đặc điểm phân bố ............................................................................................... 4
2.2.4 Tính ăn ............................................................................................................... 5
2.3 Hình thái giải phẫu cá ................................................................................................. 5
2.3.1 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá ......................................... 5
2.3.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục ......................................................................... 5
2.3.3 Ống tiêu hóa ....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 11
3.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................................. 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 11
3.3.1 Phương pháp thu mẫu ......................................................................................... 12
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu................................................................................ 12
3.3.2.1 Đặc điểm sinh trưởng................................................................................. 12
3.3.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng................................................................................. 13
7


3.3.2.3 Hệ số điều kiện (CF) .................................................................................. 14
3.3.2.4 Hệ số thành thục sinh dục (GSI)................................................................. 14

3.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................ 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 16
4.1 Tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng ............................................................ 16
4.2 Xác định tính ăn của cá ............................................................................................... 17
4.2.1 Hình thái giải phẫu hệ thống ống tiêu hóa cá Phèn Vàng..................................... 17
4.2.2 Tính ăn ............................................................................................................... 19
4.2.2.1 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân ...................................... 19
4.2.2.2 Phương pháp tần số xuất hiện .................................................................... 20
4.2.2.3 Phương pháp số lượng ............................................................................... 21
4.3 Hệ số điều kiện (CF) ................................................................................................... 22
4.4 Sự phát triển của tuyến sinh dục .................................................................................. 23
4.5 Hệ số thành thục sinh dục GSI .................................................................................... 24
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 25
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 25
5.2 Đề xuất ....................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 26
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. A
Phụ lục 1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học của cá Phèn (đợt 1) .................................... A
Phụ lục 2: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học của cá Phèn (đợt 2) .................................... B
Phụ lục 3: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học của cá Phèn (đợt 3) .................................... C
Phụ lục 4: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học của cá Phèn (đợt 4) .................................... D
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Hệ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá ............................................ 12
Bảng 4.1: Sự biến thiên tỷ lệ Li/L0 theo kích thước cá Phèn Vàng .......................................... 19
Bảng 4.2: Hệ số điều kiện CF ................................................................................................. 23
Bảng 4.3: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Phèn Vàng ...................................... 24
Bảng 4.4: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá Phèn Vàng ................................................. 25

8



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá Phèn Vàng................................................................................ 4
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng và khu vực thu mẫu ............................................................. 11
Hình 4.1: Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Phèn Vàng ........................................ 16
Hình 4.2: Hình thái răng miệng cá Phèn Vàng ........................................................................ 17
Hình 4.3: Hình thái lược mang cá Phèn Vàng ......................................................................... 18
Hình 4.4: Hình thái ngoài dạ dày cá Phèn Vàng ...................................................................... 18
Hình 4.5: Hình thái ngoài ruột cá Phèn Vàng .......................................................................... 19
Hình 4.6: Các loại thức ăn trong dạ dày cá Phèn Vàng ............................................................ 20
Hình 4.7: Tần số xuất hiện các loại thức ăn cá Phèn Vàng ...................................................... 21
Hình 4.8: Thành phần số lượng các loại thức ăn cá Phèn Vàng ............................................... 22
Hình 4.9: Hệ số điều kiện (CF) ............................................................................................... 23
Hình 4.10: Biến động các giai đoạn thành thục của cá Phèn Vàng........................................... 24
Hình 4.11: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá Phèn Vàng ............................................... 24

9


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hội nghề cá Việt Nam (2007) đã xác định vùng biển Việt Nam có khoảng 2.030 loài cá.
Riêng cá ở sông Mekong đã thu thập và phân loại được 91 họ cá. Nhưng theo nhà phân
loại học Rainboth (1996), có khoảng hơn 2000 loài (Mekong River Commission, 2001).
Những dẫn liệu trên cho thấy sự đa dạng về thành phần loài cá ở sông Mekong và sự đa
dạng này dẫn đến sự phong phú về số loài cá ở vùng hạ lưu. Theo thống kê của Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), chỉ riêng các cá nước ngọt đồng bằng sông

Cửu Long đã có 173 loài thuộc 13 bộ.
Bộ Perciformes là một trong những bộ cá có phân bố rộng, giá trị kinh tế cao ở đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng và trên thế giới nói chung. Dẫn liệu cập nhật cho thấy bộ
Siluriformes gồm 156 họ, 7000 loài cá phân bố rộng khắp trên toàn thới giới. Trong 156
họ cá đã nêu có một số có giá trị kinh tế được nuôi và khai thác phổ biến như:
Serranidae, Carangidae, Thunnidae,
Gerridae,
Leiognathidae, Lutjanidae,
Pomacentridae, Sparidae, Sciaenidae, Latilidae, Eleotridae, Gobiidae, Anabantidae,
Mastacembelidae, ... Phần lớn, loài trong bộ Siluriformes đều thích nghi với môi trường
nhiệt độ ấm áp, vì vậy chúng có mặt ở khắp các vùng biển nước ta và gồm nhiều loài có
sản lượng lớn trong khai thác và một số loài được chọn làm giống nuôi thủy sản
(Ferraris, 2007). Các hoạt động về nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước
lợ, ngọt của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, càng trở nên năng động, đã góp phần
lớn vào việc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh những giống loài thủy
sản đã và đang được chú trọng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong
nước và sản xuất như đã nêu trên thì vẫn còn rất nhiều giống loài thủy sản khác có giá
trị kinh tế mà chúng ta vẫn chưa quan tâm tìm hiểu nhiều.
Việc nghiên cứu để đưa ra những giống loài thủy sản mới có giá trị kinh tế vào nuôi là
một trong các mục tiêu của chương trình đa dạng hóa mô hình nuôi trồng thủy sản ở
nước ta hiện nay. Cá Phèn Vàng là một ví dụ cụ thể. Cá Phèn là loài cá nước ngọt có
nhiều ở một số khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên nguồn giống chỉ thu
được ngoài tự nhiên và phụ thuộc vào thời vụ đánh bắt. Hơn nữa, sản lượng cá ngoài tự
nhiên đang suy giảm rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là cá bố mẹ. Trong
khi đó các nghiên cứu về sinh học cá Phèn Vàng còn khá hạn chế. Vì vậy, nhằm cung
cấp thêm những dẫn liệu khoa học có liên quan đến đặc điểm sinh học của cá Phèn Vàng
đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này nên đề tài “Tìm
hiểu một số đặc điểm sinh học của cá Phèn Vàng (Polynemus dubius)” được thực
hiện.
10



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm cung cấp các dẫn liệu cơ sở về một số đặc điểm sinh học cá Phèn Vàng
(Polynemus dubius), làm nền tảng để tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương nuôi
và bảo vệ nguồn lợi loài cá này trong tương lai.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định một số chỉ tiêu sinh học của cá Phèn Vàng (Polynemus dubius) bao gồm:
 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá theo từng giai đoạn phát
triển.
 Xác định tính ăn của cá dựa trên kết quả phân tích ống tiêu hóa
 Hệ số điều kiện (CF).
 Sự phát triển của tuyến sinh dục ở cá trưởng thành.
 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) theo từng đợt thu mẫu.

11


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử phân loại cá
Theo Motomura và Tsukawaki (1974), chi Polynemus chỉ phân bố ở vùng Nam và Đông
Nam Á, bao gồm 8 loài: Polynemus aquilonaris, Polynemus dubius, Polynemus
hornadayi, Polynemus kapuasensis, Polynemus melanochir dulcis, Polynemus
melanochir melanochir, Polynemus multifilis và Polynemus paradiseus. Mặc dù hầu hết
các loài thuộc họ Polynemid là cá biển nhưng các loài thuộc chi Polynemus là cá nước
ngọt, chỉ tiến vào vùng nước ngọt vào mùa sinh sản. Việc phân biệt chúng một cách
chính xác là vô cùng khó khăn, cá phèn vàng thuộc chi Polynemus được nhận dạng nhờ
các hàng răng lá mía trong vòm miệng (www.fishbase.org).
Cá Phèn là các loài thuộc chi Polynemus, họ Polynemidae. Theo mô tả của các tác giả

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), đồng bằng sông Cửu Long có hai
loài cá Phèn là cá Phèn Vàng (Polynemus dubius) với vây ngực màu đen, tua ngắn và cá
Phèn Trắng (Polynemus paradiseus) với vây ngực màu trắng, tua dài gấp hai lần chiều
dài thân. Theo www.fishbase.org (2012) thì ngoài hai loài trên, còn có hai loài khác
phân bố ở lưu vực sông Mekong (bao gồm cả Việt Nam) là Polynemus aquilonaris và
Polynemus melanochir melanochir (www.fishbase.org).
Trên thế giới, Motomura và Tsukawaki (1974) đã đề cập đến loài cá này cũng rất sơ
lược về phân bố, về tập tính dinh dưỡng và tập tính di cư của loài.
Trong nước, một số tác giả chỉ đứng ở mức độ mô tả hình thái phân loại và phân bố
cá Phèn Vàng. Tiêu biểu có Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), những
nghiên cứu về các đặc điểm sinh học khác của cá Phèn Vàng cũng như vấn đề mà loài cá
này chưa được đề cập tới.
2.2 Một số nghiên cứu trên cá Phèn Vàng
2.2.1 Đặc điểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá phèn vàng được phân loại
như sau:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Mullidae
Loài: Polynemus dubius (Valenciennes, 1831)
12


2.2.2 Đặc điểm hình thái

Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá Phèn Vàng
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì công thức vi của loài
Polynemus dubius (Valenciennes, 1831) được xác định là: D. VII, I, (15 – 17); A. II, 13;

V. I, 5; P. (16 – 17) + 7.
Cá Phèn là cá sống ở tầng đáy, chiều dài của cá từ 80mm đến 190mm. Cơ thể thuôn dài,
hình trụ với các vây đuôi xẻ thùy và các vây lưng tách rời nhau. Mặt dưới của đầu và cơ
thể gần như bằng phẳng, mõm thẳng thừng; mắt về phía đầu, miệng nhỏ ở cạnh dưới của
đầu, phía trước của mắt tương đối nhỏ, răng hình nón, không có răng trên vòm miệng,
cằm với một cặp lớn, có một cặp râu dài thò ra từ cằm. Cá có vây ngực màu đen, tua
ngắn màu sắc và chất lượng tốt khi có đường sọc màu hồng nhạt với màu vàng và một
vệt sọc đen trước vây lưng (www.fishbase.org).
Trương Hồng Ni (2011) đã mô tả các đặc điểm nhận dạng của cá Phèn Vàng như sau:
đầu cá lớn vừa, mõm hơi tù. Miệng rộng dưới, rạch miệng hơi xiên. Răng nhỏ mịn. Mắt
tròn nhỏ, nằm dưới da, trên trục giữa thân và gần chóp momxhown gần điểm cuối nắp
mang. Khoảng cách giữa hai mắt rộng, cong và lồi. Thân thon dài, hơi dẹp bên, cuốn
đuôi thon dài. Vảy lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu. Vi lưng thứ 2, vi hậu môn, vi đuôi
vảy phủ gần đến ngọn. Đường bên liên tục. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng nhọn yếu,
phần đuôi của vi ngực có 7 sợi tự do, 2 sợi trên dài nhất kéo dài khỏi ngọn vi đuôi. Vi
đuôi chia 2 thùy, rảnh chẻ sâu. Lưng có màu xám đen, 2 bên thân và bụng có màu vàng
nghệ. Ngọn vi lưng, vi ngực và ngọn các sợi vi tự do màu đen. Góc vi ngực và góc các
sợi vi tự do và bụng màu vàng.
2.2.3 Đặc điểm phân bố
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Cá Phèn Vàng là loài cá sống
đáy, nơi có nhiều bùn hoặc cát pha bùn, thích nghi tốt với điều kiện môi trường, nhiệt độ
thích hợp cho cá từ 30o Bắc – 30o Nam.

13


Cá Phèn sống ở vùng nước sâu khoảng 30 mét, hiếm khi bắt gặp ở vùng nước lợ, phân
bố ở Thái Lan, Malay Peninsula, Sumatra, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam. Cá có khả
năng sinh sản và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường, chúng sử
dụng những cái tua dài để cảm nhận môi trường xung quanh. Thích sống ở đáy, nơi có

nhiều bùn hoặc cát pha bùn. Mùa đánh bắt thường là nguyên năm. Cá Phèn là loài cá đẻ
trứng ngoài biển cả; nghĩa là chúng sẽ đẻ nhiều trứng nhỏ trôi nổi trên mặt nước và các
trứng này sẽ trôi theo dòng nước cho đến khi nở (www.fishbase.org).
2.2.4 Tính ăn
Cá Phèn được những người nuôi cá cảnh ưa chuộng là do thói quen kiếm ăn của chúng,
chúng tìm kiếm bất cứ thứ gì ăn được; từ giun, giáp xác, nhuyễn thể tới những động vật
không xương sống nhỏ khác đều có thể là thức ăn cho chúng.
Vào thời gian ban ngày, cá Phèn sẽ không hoạt động (không kiếm ăn). Vào ban đêm,
các đàn cá phân tán và mỗi con cá phèn sẽ bơi theo hướng riêng của nó để bới cát. Nó
sử dụng một cặp râu dài thò ra từ cằm để tìm kiếm trong các trầm tích tầng đáy kiếm
thức ăn (www.fishbase.org).
2.3 Hình thái giải phẩu cá
2.3.1 Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá
Theo Mai Đình Yên và ctv (1979), sinh trưởng của cá là khuynh hướng tăng về chiều
dài và khối lượng cơ thể. Quá trình sinh trưởng sẽ diễn ra trong đời sống của cá Phèn
Vàng, tuy nhiên cá ở tuổi càng già thì tốc độ sinh trưởng càng chậm. Sinh trưởng là cơ
chế tự điều chỉnh sự tái sản xuất của loài, điều chỉnh số lượng của quần chủng và kích
thước của các cá thể trong quần chủng.
Sinh trưởng theo chiều dài và khối lượng của cá xảy ra theo quy luật rất đặc trưng.
Trước lúc cá thể đạt được trạng thái thành thục lần đầu chủ yếu cá tăng nhanh về kích
thước. Sau khi đạt trạng thái sinh sản, tốc độ tăng trưởng theo chiều dài giảm đi nhường
bước cho sự tăng trưởng về khối lượng.
Sự tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn.
Cá tăng trưởng sớm về chiều dài sẽ vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù. Ở giai đoạn sau của
đời sống, cá tăng trọng do quá trình tích lũy các chất dự trữ đảm bảo cho cá khả năng
phát dục, tiến hành di cư sinh sản,… Khi cá già, năng lượng để tăng trưởng và tích lũy
dưới dạng vật chất dự trữ điều giảm đi rõ rệt.
2.3.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục
Nghiên cứu đặc tính sinh sản của cá ở ĐBSCL đã khẳng định mùa vụ sinh sản của đa số
các loài cá ở ĐBSCL tập trung vào đầu mùa mưa (Lê Như Xuân và ctv, 1994).


14


Chu kỳ sinh sản của cá thường được xác định bằng cách khảo sát về hình thái và tổ chức
của tuyến sinh dục. Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục của cá
là dựa theo bậc thang thành thục (bậc thang chín muồi sinh dục). Có rất nhiều tác giả
đưa ra bậc thang thành thục theo đối tượng nghiên cứu của mình. Tuy khác nhau giữa
các tác giả nhưng cũng có nhiều điểm chung. Đó là giai đoạn I và II đặc trưng cho thời
kỳ non trẻ, giai đoạn III và IV đặc trưng cho thời kỳ trưởng thành. Đặc biệt giai đoạn IV
còn đặc trưng cho giai đoạn thành thục, giai đoạn V đặc trưng cho thời kỳ đang đẻ, giai
đoạn VI xuất hiện sau khi sinh sản.
Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
Xác định các giai đoạn phát triển của buồng trứng theo thang bậc thành thục sinh dục
của Kixelevits được trích dẫn bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), với
6 giai đoạn như sau :
Giai đoạn I
Xuất hiện ở cá thể còn non của giai đoạn tiền trưởng thành (chỉ gặp ở cá thể chưa thành
thục lần nào). Noãn sào ở dạng sợi nhỏ, màu trắng nằm sát sống lưng và trên bóng hơi.
Ở giai đoạn này không thể phân biệt được cá đực và cá cái bằng mắt thường.
Trên lát cắt mô học của buồng trứng ở giai đoạn này, trứng sắp sếp không có qui tắc,
đường kính trứng từ 10 – 80 μm (tùy từng loài cá). Thể tích nhân tế bào lớn, chiếm
phần lớn tế bào, xấp xỉ ½ thể tích của tế bào, mô liên kết và mạch máu không phát triển.
Giai đoạn này chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 1 và chỉ trải qua một lần trong suốt chu
kỳ sống của cá.
Giai đoạn II
Noãn sào dẹp hơi bằng, màu xám nhạt hoặc trắng hồng nhạt, số lượng mạch máu tăng
làm cho buồng trứng có màu hồng nhạt. Với cá thể sinh sản lần đầu tiên ở giai đoạn II
thì mạch máu và mô liên kết không phát triển nhưng có thấy mạch máu lớn ở đầu buồng
trứng, mắt thường không thể nhìn thấy tế bào trứng riêng biệt, nhìn bằng kính lúp hoặc

kính hiển vi mới nhìn thấy được đường kính tế bào trứng từ 90 – 200μm. Đối với các cá
thể đã sinh sản một lần trở lên trong buồng trứng có thể còn bắt gặp một số ít trứng ở
phase 3, mô liên kết và mạch máu lúc này rất phát triển. Trong ao nuôi nếu không có
điều kiện môi trường thích hợp hoặc ở những cá thể có tuổi thành thục cao trong thời kỳ
cá non thì tuyến sinh dục có thể dừng lại ở giai đoạn này trong thời gian dài. Buồng
trứng ở giai đoạn II chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 2. Buồng trứng ở giai đoạn II
cũng có thể do sự chuyển tiếp từ giai đoạn VI hay nói cách khác là giai đoạn sau khi cá
đẻ.
Giai đoạn III
Buồng trứng tăng nhanh thể tích, có màu xanh làm nền. Màu xanh nâu, xanh vàng hoặc
màu xanh sẫm là tùy thuộc từng loài cá (đa số cá nuôi ở ĐBSCL có màu xanh hơi vàng),
15


mạch máu và mô liên kết rất phát triển. Tế bào trứng có thể được nhìn thấy bằng mắt
thường nhưng rất khó tách rời từng trứng riêng biệt do chúng liên kết với nhau rất chặt
chẽ. Ở cá mè trắng, đường kính trứng đạt tới 500μm, tế bào trứng bắt đầu tích lũy noãn
hoàng. Buồng trứng có thể dừng lại ở giai đoạn này 1 – 2 tháng tùy điều kiện nhiệt độ.
Giai đoạn III chủ yếu chứa tế bào trứng ở phase 3.
Giai đoạn IV
Mạch máu kém phát triển hơn giai đoạn III, buồng trứng đạt kích thước lớn nhất ở nhiều
loài cá chiếm 2/3 xoang bụng, hệ số thành thục cao. Buồng trứng của nhiều loài cá có
màu vàng làm nền (vàng nhạt hoặc vàng xanh đậm), màng buồng trứng có tính đàn hồi,
trong buồng trứng chứa đầy trứng, rất dễ tách rời từng trứng. Giai đoạn này tùy theo cá
đẻ một lần hay nhiều lần trong năm mà có các đặc điểm khác nhau. Buồng trứng giai
đoạn IV chiếm hầu hết thể tích xoang bụng, cá có hệ số thành thục cao nhất (tỷ lệ phần
trăm giữa khối lượng buồng trứng với khối lượng cá).
Giai đoạn IV của cá đẻ một lần trong năm bao gồm những trứng thành thục đã tích lũy
đầy đủ noãn hoàng và có cùng một dạng hình (phase 4). Ở cá đẻ nhiều lần trong năm
bao gồm hầu hết những trứng phase 4 ngoài ra còn bắt gặp những trứng chưa tích lũy

noãn hoàng đầy đủ (ở phase 3 hoặc quá độ từ phase 3 đến phase 4) và những trứng ở
phase 2.
Căn cứ vào mức độ tích lũy noãn hoàng và vị trí nhân trong tế bào trứng, các nhà khoa
học đã phân chia giai đoạn IV thành các giai đoạn phụ là: Giai đoạn IVa, giai đoạn IVb,
giai đoạn IVc. Trong sinh sản nhân tạo, buồng trứng phát triển đến giai đoạn IVb hoặc
IVc mà cho cá đẻ bằng tiêm hormone thì thu được kết quả cao. Ở giai đoạn IVa mà cá
được tiêm hormone sinh dục thì khả năng sinh sản rất thấp. Trong trường hợp này có thể
thành công khi sử dụng phương pháp tiêm cho cá nhiều lần hoặc kéo dài thời gian và
cường độ khi cá được kích thích sinh sản bằng các tác nhân sinh thái.
Giai đoạn V
Khi trứng đã rụng, thì buồng trứng ở giai đoạn V bề mặt buồng trứng có hiện tượng
xung huyết (căng phồng), buồng trứng rất mềm, vuốt nhẹ bụng cá, trứng có thể chảy ra
thành dòng, trong thời gian cá đang sinh sản thì buồng trứng cũng thuộc giai đoạn V.
Đối với những cá đẻ nhiều lần trong năm, ngoài những trứng đã rụng, trong buồng trứng
còn nhiều tế bào trứng ở thời kỳ sinh trưởng nhỏ và sinh trưởng lớn (phase 2 và phase 3)
giành cho những đợt sinh sản sau. Giai đoạn này buồng trứng chứa tế bào trứng ở phase
5.
Giai đoạn VI
Buồng trứng cá sau khi đã sinh sản, ở giai đoạn VI. Màng buồng trứng dầy lên, mạch
máu xung huyết có màu đỏ tím. Trong buồng trứng còn sót lại tế bào trứng ở phase 5
(chúng sẽ bị hấp thu nhanh chóng), có nhiều màng follicule rỗng và có nhiều thể vàng.

16


Sau khi sinh sản, buồng trứng trở lại giai đoạn II (đối với cá đẻ một lần trong năm) hoặc
giai đoạn III (đối với cá đẻ nhiều lần trong năm).
Các giai đoạn phát triển của tinh sào
Theo Xakun và N.A.Buskaia (1982), xác định thang bậc thành thục của tinh sào cá
thành 6 giai đoạn phát triển

Giai đoạn I
Tinh sào rất nhỏ, có hình sợi chỉ chưa phân biệt được đực cái. Nó như hai sợi chỉ nhỏ
nằm sát hai bên xương sống, bên trong không thấy các túi sinh tinh. Trên lát cắt dưới
kính hiển vi, có thể thấy tinh nguyên bào nằm trong các bào nang đang ở thời kỳ sinh
sản.
Giai đoạn II
Tinh sào có dạng hai dải mỏng có màu hồng nhạt (có thể từ giai đoạn I phát triển lên
hoặc từ giai đoạn VI sau khi thoái hóa). Về mặt tổ chức học thấy rõ các túi sinh tinh, các
tế bào sinh dục đực đang ở thời kỳ sinh trưởng.
Giai đoạn III
Tinh sào có màu hơi trắng phớt hồng, cuối giai đoạn này có màu trắng ngà. Trong các
ống dẫn tinh chứa đầy các bào nang có tế bào sinh dục ở cùng một thời kỳ phát triển.
Khoảng cách giữa các ống dẫn tinh rất hẹp.
Về mặt tổ chức học, trong các ống dẫn tinh có nhiều túi nhỏ và quá trình tạo tinh xảy ra
mạnh mẽ. Trong tinh sào có các tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II, tinh tử
và tinh trùng. Dùng dao cắt ngang tinh sào thì mép cắt phẳng (không bị tù) và dao vẫn
sạch (không dính tinh dịch).
Giai đoạn IV
Tinh sào có màu trắng sữa, đạt kích thước lớn nhất, bên trong chứa tinh tử và tinh trùng,
tinh bào sơ cấp, quá trình tạo tinh cơ bản kết thúc. Trong các ống dẫn tinh chứa đầy tinh
trùng chín muồi đã thoát ra khỏi bào nang và các tinh nguyên bào (là nguồn dự trữ cho
các chu kỳ sau). Ở giai đoạn này, tinh trùng dễ dàng thoát ra ngoài khi có tác động cơ
học ngay cả khi cá quẫy mạnh. Nếu dùng dao cắt ngang tinh sào thì mép cắt không
phẳng mà tù, trên dao có dính tinh dịch.
Giai đoạn V
Tinh sào cá ở trạng thái đang sinh sản. Tinh trùng chứa đầy các ống dẫn tinh. Ngoài ra
trong ống dẫn tinh còn có một lượng đáng kể các tế bào sinh dục ở các phase trước đó.
Giai đoan VI
Là giai đoạn tinh sào của cá đã sinh sản xong. Bề mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt,
mềm nhão. Trong ống dẫn tinh ngoài tinh trùng đã chín, các bào nang còn có tế bào sinh

dục ở các phase phát triển khác nhau.

17


Hầu hết các tác giả đều có điểm chung nữa là khi tuyến sinh dục ở giai đoạn nào thì
trong đó có nhiều tế bào ở phase tương ứng.
2.3.3 Ống tiêu hóa
Theo Ngô Sỹ Vân và ctv (2007), cấu tạo ống tiêu hóa của các loài cá gồm khoang hầu
miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Phan Phương Loan và ctv (2006), nghiên cứu xác định
tính ăn của cá Leo dựa vào tỷ lệ chiều dài ruột/ chiều dài chuẩn và phân tích thức ăn
trong ống tiêu hóa của cá.
Thức ăn là vật chất chứa các chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thụ
được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Thức ăn là cơ
sở để cung cấp vật chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình dinh dưỡng (Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009)
Khi nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng cho một đối tượng, các nhà khoa học cho rằng
tính ăn của cá là then chốt. Tùy theo những căn cứ khác nhau mà người ta chia tính ăn
của cá làm nhiều kiểu. Xác định tính ăn của cá, người ta căn cứ vào phổ dinh dưỡng của
cá (thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn trong ống tiêu hóa). Khi dự đoán tính ăn của cá,
người ta căn cứ vào cấu tạo cơ quan tiêu hóa bao gồm cấu tạo mang, miệng, hầu, thực
quản, dạ dày, hình thái ruột. Những cá có răng cửa thường là cá ăn động vật. Tỷ lệ chiều
dài ruột và chiều dài thân là căn cứ quan trọng để xác định tính ăn của cá. Những cá có
tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/L0 ≤ 1, cá ăn tạp có Li/L0 = 1 – 3, và cá ăn thiên
về thực vật Li/L0 ≥ 3 (Nikolsky, 1963). Tuy vậy, phần lớn tác giả chia tính ăn của cá làm
ba hình thức: Đó là cá có tính ăn động vật (trong thành phần thức ăn có hơn 70% là
động vật), cá có tính ăn thực vật (trong khẩu phần thức ăn có hơn 70% là thực vật), cá
có tính ăn tạp (trong khẩu phần thức ăn có cả động vật, thực vật, chất hữu cơ) theo
Nikolsky (1963). Khi biểu hiện thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn trong ống tiêu hóa,
các nhà khoa học thường dùng khái niệm là phổ dinh dưỡng. Loại thức ăn mà cá ăn vào

nhiều được gọi là thức ăn ưa thích, loại thức ăn cá phải ăn để duy trì sự sống khi trong
môi trường thiếu thức ăn ưa thích gọi là thức ăn bắt buộc, những loại vật chất vô tình có
trong ruột cá (không phải do cá chủ động ăn) gọi là thức ăn ngẫu nhiên.
Một chỉ số được dùng nhiều trong nghiên cứu dinh dưỡng cá là chỉ số độ no. Nó biểu thị
tỷ lệ phần trăm giữa lượng thức ăn trong ruột với khối lượng cá. Để biểu thị mức độ tiêu
thụ thức ăn của cá, người ta dùng khái niệm cường độ dinh dưỡng. Cường độ dinh
dưỡng của cá là lượng thức ăn mà một đơn vị khối lượng cá ăn trong một đơn vị thời
gian (I. F. Pravdin, 1973). Cường độ dinh dưỡng thay đổi theo các giai đoạn phát triển
của cơ thể, ở giai đoạn nhỏ sẽ có cường độ dinh dưỡng lớn hơn cá trưởng thành, ngoài
ra cường độ dinh dưỡng còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường (nhất là nhiệt độ và
mức độ phong phú của thức ăn); theo trạng thái sinh lý của cơ thể.

18


Tính ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Điểm chung nhất của các
loài cá là khi mới nở từ trứng đều dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Đây là quá trình dinh
dưỡng bên trong. Hết noãn hoàng cá chuyển sang tìm kiếm thức ăn trong môi trường
nước. Thức ăn thích hợp cho giai đoạn này (ấu trùng) là động vật phù du có kích thước
phù hợp với khả năng bắt mồi của cá. Sau giai đoạn này, cá chuyển sang ăn thức ăn của
loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Phân tích thành phần thức ăn có trong ruột (dạ dày) của cá. Có hai phương pháp để phân
tích
Phương pháp tần số xuất hiện: Trong phương pháp này số lượng từng loại thức ăn
riêng biệt hiện diện trong dạ dày (ruột) cá được quy đổi ra phần trăm (%) trên tổng số
thức ăn có trong dạ dày (ruột) cá được quan sát (Hynes,1950) (được trích dẫn bởi Phạm
Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
Phương pháp số lượng
Đếm các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của cá và được tính thành phần phần
trăm trên tổng số các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của cá.

Theo Das và Moitra (1963), được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định
(2004), phân chia các loài cá ở Ấn Độ ra thành 3 nhóm chính:
Cá ăn thực vật với thành phần thức ăn chiếm hơn 75% là các loại thực vật.
Cá ăn tạp là nhóm cá ăn được cả thức ăn thực vật và động vật.
Cá ăn thịt với thành phần thức ăn động vật chiếm hơn 80%.
Theo Alikunhi và Rao (1951), được trích dẫn bởi Phan Phương Loan (2006), chiều dài
ống tiêu hóa của các loài ăn động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu
thụ, chiều dài ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu
phần ăn của cá.

19


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 đến 6/ 2012.
Địa điểm nghiên cứu:
Việc phân tích mẫu được tiến hành tại phòng thí nghiệm Sinh hóa – Thủy Sản trường
Đại học Tây Đô.
Việc thu mẫu được tiến hành tại huyện Kế Sách – Sóc Trăng.

Khu vực thu mẫu

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng và khu vực thu mẫu
Nguồn cá thí nghiệm
Nguồn cá Phèn Vàng được thu tại các khu vực đống đáy Huyện Kế Sách – Sóc Trăng.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Mẫu cá Phèn Vàng ở tất cả các kích cỡ được thu mỗi tháng một đợt
Kính hiển vi.

Thước đo, khay mổ, dao mổ, nhíp, kim mũi giáo, lam…
Hóa chất formol và một số dụng cụ khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
20


3.3.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu được thu theo định kỳ mỗi tháng thu một lần. Số cá thể trong mẫu tùy thuộc số
lượng cá xuất hiện nhiều hay ít tại các điểm thu. Tuy nhiên số cá thể trong mẫu phải
đảm bảo từ 30 cá thể trở lên. Mẫu được giữ lạnh tại hiện trường (bảo quản trong thùng
nước đá).
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu
Cá Phèn được thu và bảo quản tươi đem về phòng thí nghiệm, tiến hành các bước đo đạc
và giải phẫu cá.
 Tiến hành đo đạc các chỉ số về chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, chiều dài ruột.
 Giải phẩu ruột của cá Phèn Vàng và phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá
Phèn Vàng để biết được tính ăn của cá.
3.3.2.1 Đặc điểm sinh trưởng
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Chiều dài tổng (TL) và chiều dài chuẩn (SL) được đo đạt với độ chính xác là milimet
(cm). Tổng khối lượng (Wt) và khối lượng tuyến sinh dục (Wg) được xác định bằng cân
điện tử với độ chính xác là 0,01g. Số lượng mẫu mỗi tháng từ 30 cá thể trở lên.
Quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng của cá theo Huxley (1924), được trích bởi Phạm
Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) được xác định bởi
Phương trình hồi qui
W = aLb
Trong đó
W: Khối lượng (g).
L: Chiều dài (cm).
a: Hằng số tăng trưởng ban đầu.

b: Hệ số tăng trưởng.
Hệ số tương quan được dùng trong việc đánh giá sự tăng trưởng trong các giai đoạn sinh
trưởng mức độ liên quan giữa khối lượng cá với chiều dài (theo Đặng Văn Giáp, 1997).
Bảng 3.1: Hệ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá
Giá trị |R|

Mức độ

R < 0,70

nghèo nàn

R = 0,70 – 0,80

Khá

R = 0,80 - 0,90

tốt

R > 0,90

Xuất sắc

21


3.3.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Xác định tính ăn của cá: dựa vào hình thái cấu tạo của bộ máy tiêu hóa (miệng, răng,
lược mang, dạ dày, ruột).

Thức ăn được lấy ra khỏi ống tiêu hóa cho vào nước cất, lắc đều rồi đưa lên lam phân
tích theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp đếm số lượng để xác định tính
ăn của cá (Trần Đắc Định và ctv, 2002; Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân
Theo Nikolsky (1963), chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân được ký
hiệu là RLG. Khi chỉ số RLG ≤ 1 cá thuộc nhóm cá có tính ăn thiên về động vật, RLG =
1 – 3 thuộc nhóm cá ăn tạp và nhóm cá ăn thiên về thực vật có RLG > 3.
Chỉ số tương quan được tính theo công thức:
Chiều dài ruột
RLG =
Chiều dài tổng cộng
Phương pháp tần số xuất hiện
Phân tích thức ăn trong dạ dày cá để xác định đặc điểm dinh dưỡng của cá theo Biswas
(1993) trong sách nghiên cứu phương pháp sinh học cá.
Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm rồi tiến hành mổ cá và giữ toàn bộ hệ tiêu hóa (bao
gồm cả thức ăn) của cá trong dung dịch Formol 10%, lấy thức ăn trong dạ dày hòa với
nước cất lắc đều, sau đó dùng ống nhỏ giọt hút lấy dung dịch nhỏ một giọt vào lame đưa
lên kính hiển vi ở vật kính 10 và 40 để quan sát.
Phương pháp tính tần số xuất hiện: Xác định tần số xuất hiện của thức ăn bằng cách ghi
nhận thức ăn đó trong dạ dày của tất cả số mẫu quan sát. Phương pháp này cho biết tỷ lệ
% của số lần xuất hiện trong mẫu kiểm tra của một loại thức ăn tự nhiên nào đó với tổng
số mẫu kiểm tra.
Phương pháp số lượng
Trong phương pháp này số lượng của mỗi loại thức ăn sẽ được ghi nhận và được tính
thành phần phần trăm trên tổng số các loại thức ăn hiện diện trong dạ dày theo Biswas
(1993).
Phương pháp này rất có hiệu quả khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn sinh vật nổi, tuy nhiên
khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn tạp thì phương pháp này sẽ bộc lộ nhược điểm do không
chú ý đến kích cỡ khác nhau của các loại thức ăn (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định,
2004).


22


Xác định số lượng trung bình của mỗi loại thức ăn: Lấy thức ăn trong dạ dày cá pha
loãng với nước cất. Sau đó cho buồng đếm 1 ml và quan sát trên kính hiển vi để đếm số
lượng từng loại thức ăn.
Tính lượng thức ăn từng loại, ta có công thức
T x 1000 x Thể tích nước pha loãng
Y=
AxN
Trong đó
Y: Số lượng từng loại thức ăn (cá thể)
T: Số lượng loại thức ăn đếm được
A: Hệ số thấu kính và vật kính (A = 1)
N: Số ô đếm
Nếu thức ăn là động vật có kích cỡ lớn đếm toàn bộ số lượng cá thể có trong ống tiêu
hóa của cá.
3.3.2.3 Hệ số điều kiện (CF)
Theo Nguyễn Bạch Loan (1998), bên cạnh mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
thì từng cá thể cũng có những biến động trong quá trình sinh trưởng. Sự biến động cá
thể phân tích qua hệ số điều kiện (CF).
Hệ số điều kiện (Condition factor, CF) của cá được tính theo công thức sau:
CF = W/Lb
Trong đó:

CF là hệ số điều kiện
W là khối lượng cá (g)
L là chiều dài chuẩn của cá (mm)
b là số mũ của mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng.


3.3.2.4 Hệ số thành thục sinh dục (GSI)
Xác định sự biến đổi mức độ thành thục (Gonadosomatic Index, GSI) theo thời gian.
GSI được xác định cho từng đợt thu mẫu và là một trong những chỉ số phản ánh mùa vụ
sinh sản của cá được xác định như sau:
GSI (%) = (GW/BW)*100
Trong đó:
GSI là hệ số thành thục sinh dục
GW là khối lượng tuyến sinh dục của cá
BW là khối lượng cá không nội quan

23


Xác định sức sinh sản tuyệt đối
Sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá được xác định theo Banegal, 1967 (được trích dẫn bởi
I. F. Pravdin, 1973)
F = n G/g
Trong đó
G: là khối lượng buồng trứng (g)
g: khối lượng 1 mẫu trứng được lấy ra để đếm (g)
n: số lượng trứng có trong 1 mẫu (mẫu trứng được lấy để đếm ở 3
vị trí: đầu, giữa và cuối của buồng trứng).
Xác định sức sinh sản tương đối
Sức sinh sản tương đối của cá được biểu thị bằng số lượng trứng trên một đơn vị trọng
lượng cá cái.
3.3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm 13.0 SPSS để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phần mềm
Excel để thống kê số liệu và sử dụng các công thức tính toán


24


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng
Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về năng lượng. Quá
trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và
trọng lượng (Nikolsky, 1963).
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng được xác định dựa vào số liệu của 120 mẫu cá
Phèn Vàng có chiều dài tổng (TL) dao động từ 3,17 – 25,4cm tương ứng với khối lượng
từ 1 – 144g, phương trình hồi qui được xác định là W = 0,0148L2,7387 với hệ số tương
quan R2 = 0,96.
2.7387

y = 0.0148x
2
R = 0.9649
160

trọng lượng (g)

140
120
100
80
60
40
20
0

0

10

20

30
chiều dài tổng (cm)

Hình 4.1: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Phèn Vàng
Từ kết quả xác định được chứng tỏ sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá
Phèn Vàng (R2 = 0,96) rất chặt chẽ. Theo Đặng Văn Giáp (1997), hệ số tương quan |R| >
0,90 là rất chặt chẽ, kích thước cá thu được đã phản ánh đặc tính chung của chủng quần
cá Phèn Vàng ngoài tự nhiên.
Quá trình sinh trưởng này tuân theo qui luật phát triển chung của đa số các loài cá (I. F.
Pravdin, 1973), nghĩa là ở giai đoạn đầu trước khi thành thục sinh dục, cá chủ yếu tăng
nhanh về chiều dài, về sau chiều dài tăng chậm và khối lượng tăng nhanh, khi cá đạt
kích cỡ gần tối đa thì khối lượng và chiều dài tăng hầu như không đáng kể.

25


×