Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIÁO dục và dạy học PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI TRONG đào tạo GIÁO VIÊN NGƯỜI dân tộc THIỂU số KHU vực tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.31 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC PHÒNG TRÁNH
THIÊN TAI TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHU VỰC TÂY BẮC
ThS. Đỗ Xuân Đức - Trường Cao đẳng Sơn La
ThS. Vũ Thị Nự - Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực giáo viên tại các
trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Bắc, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giáo
dục phòng tránh thiên tai, phân tích nội dung và kỹ năng giáo dục phòng tránh thiên tai
cho sinh viên sư phạm là người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện
pháp giáo dục phát triển năng lực phòng tránh thiên tai như: tích hợp giáo dục phịng
tránh thiên tai vào các học phần đào tạo, hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập,
tham quan, trải nghiệm. Đây được xem là các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển năng
lực toàn diện nguồn nhân lực nhà giáo ở các khu vực khó khăn trong bối cảnh đổi mới
giáo dục và kỷ ngun giáo dục vì tính bền vững hiện nay.
Từ khóa: Phát triển, Phịng tránh, Năng lực, Thiên tai, Giáo viên, Thiểu số,
Tây Bắc
Abstract: This article analyzed the status of training teachers in Tay Bac
University and colleges in the Northwest region, assess the factors effecting on
educating disaster prevention for pedagogy students who are ethnic people. On that
basis, the authors proposed some solutions for educating abilities of disaster
prevention such as integrating disaster prevention in some subjects of curriculum,
extracurricular activities, learning, field trip…Those are effective, complex solutions
to develop human resources for education in the difficult region in the context of
educational renovation and education for sustainable development.
Key words: Development, prevention, abilities, disasters, ethnic teacher,
Northwest area
1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh: Hịa
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, n Bái có diện tích trên 5,64 triệu ha và
3,5 triệu dân (2014). Tây Bắc có trên 30 dân tộc sinh sống, trong đó 63% là đồng bào
dân tộc thiểu số. Những năm qua, trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc xẩy ra nhiều hiện

84


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tượng thiên tai như: lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá, rét đậm, rét hại, khô hạn kéo dài,
cháy rừng, gây thiệt hại lớn về người, của cải vật chất và hư hỏng các cơ sở hạ tầng
thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đời sống và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các
dân tộc khu vực Tây Bắc. Trong khi đó, toàn vùng Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo cao hơn
20%, và 633 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, xã biên giới được hỗ trợ đầu tư theo
chương trình 135. Tây Bắc vẫn là khu vực nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo ở các
vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn giảm
chậm, nhiều thơn, bản gần như 100% số hộ vẫn dưới chuẩn nghèo [2]. Việc huy động
các nguồn lực phát triển của các tỉnh gặp rất nhiều thách thức, trong đó, thiên tai và
thảm họa từ thiên tai vốn là những dạng thức biểu hiện đặc thù của biến đổi khí hậu
(BĐKH), đang là những vẫn đề đang trở thành thách thức lớn nhất trong phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc.
Điều này, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần giáo dục phòng chống thiên tai cho học
sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học các khoa sư phạm
tại các trường đại học, cao đẳng trong khu vực, sau này chính đội ngũ giáo sinh này sẽ
trở thành đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia công tác giáo dục & đào tạo tại các cấp
học phổ thông từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tại các địa
phương thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc. Do vậy, bên cạnh quá trình đào tạo phát triển
năng lực toàn diện của nghề dạy học cho đội ngũ giáo sinh như hiện nay, tại các khoa

đào tạo giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Bắc cần có các biện
pháp giáo dục phát triển năng lực phòng tránh thiên tai nhằm hình thành cho giáo sinh
là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, giáo dục phịng tránh thiên tai cho đội ngũ giáo sinh
dân tộc, phát triển năng lực ứng phó với thiên tai có thể xẩy ra, chung sống, giảm thiểu
tối đa thiệt hại do các thảm họa thiên tai là yêu cầu, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục
và đào tạo giáo viên khu vực Tây Bắc nhằm nâng cao năng lực nguồn lực đội ngũ giáo
viên có năng lực phát triển tồn diện góp phần xây dựng nền móng giáo dục phổ thơng
(mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT), vì mục tiêu phát triển bền vững khu vực
Tây Bắc.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp tư liệu từ các cơng trình nghiên cứu, báo cáo tại các
hội nghi, hội thảo, sách, báo, tạp chí và trên các phương tiện thơng tin đại chúng: báo
điện tử, cổng thông tin các cơ quan trung ương và địa phương, cập nhật tin tức mới

85


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

nhất về thực trạng kinh tế, xã hội, đặc biệt để cập nhật những vấn đề thiên tai, bão lũ,
hạn hán, rét đậm, rét hại xẩy ra tại các tỉnh Tây Bắc trong những năm gần đây.
- Phương pháp phân tích các bên liên quan để làm rõ các vấn đề trong việc giáo
dục phòng tránh thiên tai áp dụng cho đối tượng sinh viên sư phạm người dân tộc
thiểu số tại các bậc học tại địa bàn Tây Bắc.
- Phương pháp phân tích, so sánh nhằm hệ thống, phân tích các tư liệu đã thu
thập thơng qua số liệu cụ thể, trên cơ sở đó, đánh đề xuất các phương thức thực hiện
giáo dục phòng tránh thiên tai cho đối tượng sinh viên sư phạm là dân tộc thiểu số
trong tại các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Bắc, đồng thời làm căn cứ đưa ra

các kiến giải và giải pháp tích hợp, đồng bộ nhân rộng các phương pháp và mơ hình
giáo dục phịng tránh thiên tai ở các bậc học vùng Tây Bắc.
3. NỘI DUNG
3.1. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực giáo viên tại các trường đại học, cao
đẳng khu vực Tây Bắc
Trong những năm gần đây, xu hướng các trường đại học, cao đẳng sư phạm
chuyển đổi mơ hình từ chun đào tạo giáo viên sang đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh
vực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng nhu của xã hội tại các địa phương tăng
lên nhanh chóng. Các trường cao đẳng, đại học khu vực Tây Bắc nằm trong xu hướng
chuyển đổi trên, tuy nhiên các khoa sư phạm vẫn được duy trì, phát triển và đầu tư đội
ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ dạy và học, phương thức quản lý,
rèn nghề theo hướng phát triển kỹ năng, kiến thức, thái độ hướng đến chuẩn năng lực
của nghề giáo viên.
Bảng 1: Thực trạng đơn vị đào tạo giáo viên khu vực Tây Bắc
TT Khoa, Trường
đào tạo giáo
viên
1

2

86

Các ngành đào tạo giáo viên

Tỷ lệ sinh
viên dân tộc
thiểu số (%)

ĐH, CĐ Giáo dục Mầm non, Giáo dục tiểu

học, Sư phạm Toán, Vật Lý, Hóa, Sinh học ;
Ngữ Văn, Giáo dục chính trị ,Giáo dục thể
chất, Tiếng Anh, Địa lý, Lịch Sử

94

Cao đẳng Sơn CĐSP Toán, Ngữ Văn, Tiểu học, Mầm non,
La
Giáo dục công dân, Trung cấp Sư phạm tiểu
học, Giáo dục mầm non.

98

Đại học Tây
Bắc


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

3

CĐSP
Bình

Hịa CĐSP Ngữ Văn, Tiếng Anh,Tốn học, Mầm
non, Tiểu học, Hóa học.

4

CĐSP Lào Cai


CĐSP Tiếng Anh, Tiểu học, Toán, Địa lý, Vật
Lý.

95

5

CĐSP Yên Bái

CĐ Giáo dục tiểu học, Mần non

78

6

CĐSP
Biên

Điện CĐSP Toán, Sinh, Vật Lý, Ngữ Văn, GD Thể
chất, Lịch sử, Tiếng Anh, Tiểu học, Mầm non.

98

7

CĐ cộng đồng CĐSP Mầm non, tiểu học, GD Thể chất, Toán,
Lai Châu
Ngữ Văn


98

91

Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2. Vai trò của một số tổ chức, cá nhân đến giáo dục phòng tránh thiên tai
cho sinh viên người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc
Bảng 2: Vai trò của một số tổ chức cá nhân đến giáo dục phòng tránh
thiên tai cho sinh viên dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc
Các tổ chức và
cá nhân

Các
trường đại học,
cao đẳng, các
khoa đào tạo khu
vực Tây Bắc

Các giảng
viên trực tiếp
thực hiện giáo
dục phòng tránh
thiên tai

Tác động bên liên quan Tác động trở lại
đến giáo dục phòng
giáo dục phòng
tránh thiên tai
tránh thiên tai đến
các bên liên quan

Quyết định nội
Đa dạng hóa
dung chương trình đào hình thức giáo dục
tạo, tích hợp phịng tránh của
nhà
thiên tai, quy định các trưởng,đồng
thời
hình thức tổ chức thực khảng định trách
hiện giáo dục, huy động nhiệm với sinh
các nguồn lực của đơn vị viên, địa phương và
trong quá trình tổ chức, cộng đồng xã hội
kiểm tra, đánh giá hiệu của các trường đại
quả giáo dục phòng tránh học, cao đẳng khu
thiên tai cho sinh viên vực Tây Bắc.
dân tộc thiểu số.
Quyết định thiết
Giáo viên có
kế nội dung hình thức tổ điều kiện tiếp cận
chức giáo dục phòng tài liệu, cập nhật
tránh thiên tai, kiểm tra, kiến thức, tin tức
đánh giá mức độ tiếp thu thiên tai, đồng thời
và năng lực nhận thức, giúp học làm quen,
hành động phòng tránh tiếp cận với các

Hệ quả

Giúp
sinh viên nâng
cao nhận thức,
năng lực thích

ứng, giảm nhẹ
tác động của
thiên tai đến
lĩnh vực chun
mơn sau khi ra
trường.

Nâng
cao trách nhiệm
của giảng viên
với học người
học và các lĩnh
vực
nghề
nghiệp và cộng

87


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Sinh viên
sư phạm là dân
tộc thiểu số

Các
trường học sử
dụng đội ngũ
giáo viên


Cộng
đồng địa phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

thiên tai của sinh viên phương pháp giáo
dân tộc thiểu số Tây Bắc. dục mới thông qua
việc giáo dục phòng
tránh thiên tai.
Trực tiếp tham gia
Tiếp
cận
học tập kiến thức, và các thông tin, kiến thức,
hoạt động giáo dục kỹ các phương pháp
năng phòng tránh thiên phòng tránh, giảm
tai tại trường tại nơi thực nhẹ tác động thiên
hành, rèn nghề.
tai dựa trên cơ sở,
Vận dụng, tích căn cứ khoa học và
hợp năng lực phòng thực tiễn.
tránh thiên tai vào các
lĩnh vực nghề nghiệp sau
khi tốt nghiệp.
-Tuyên
truyền,
lan tỏa ý thức phòng
tránh, giảm thiểu ảnh
hưởng của thiên tai đến
người thân, gia đình và
địa phương.

Tham gia một số
Thu
được
khâu giáo dục phịng kiến thức, kỹ năng
tránh giảm nhẹ tác động phòng tránh giảm
thiên tai khi sinh viên nhẹ thiệt hại do
đến rèn nghề, thực hành, thiên tai gây ra đối
thực tế, thực tập
với lĩnh vực ngành
nghề cụ thế
Cung cấp kinh
nghiệm và thói quen và
bài học phòng tránh
thiên tai giúp sinh viên
nhận thức rõ hơn các
phương
thức,
kinh
nghiệm, sáng kiến phòng
tránh thiên tai từ cộng
đồng

Tiếp cận với
kiến thông tin, kiến
thức mới về bản
chất,thời điểm xẩy
ra thiên tai,tiếp cận
kỹ năng phòng
tránh thiên tai hiện
đại.


đồng xã hội tại
địa phương.

Được
tiếp cận kiến
thức, tin tức
phòng
tránh,
giảm nhẹ thiên
tai
Nâng
cao năng lực và
kỹ năng phịng
tránh thích ứng
với thiên tai
trong hoạt động
giáo dục và dạy
học

Tăng
hiệu quả
sủ
dụng lao động
và giảm thiểu
thiệt hại do
phòng
tránh
thiên tai mang
lại

Nâng
cao vai trò của
cộng đồng địa
phương
giáo
dục
phòng
tránh thiên tai.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

88


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục phòng tránh thiên tai cho sinh viên sư
phạm là người dân tộc thiểu số tại các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Bắc
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, đặt mục tiêu đến năm 2015
hoàn thành việc mở và tổ chức đào tạo các chuyên ngành phục vụ cơng tác phịng,
chống và giảm nhẹ thiên tai, từ 2016 - 2020 tổ chức triển khai áp dụng đại trà mẫu
trường/lớp học phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai [3]. Đây là tiền đề quan trọng để
thực hiện lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về phịng, chống và giảm nhẹ
thiên tai vào các chương trình giáo dục tại các trường, khoa đào tạo giáo viên khu vực
Tây Bắc.
Thiên tai và thảm họa từ thiên tai đang trở thành thách thức lớn nhất trong phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đối với các cộng đồng dân tộc thiểu
số vùng Tây Bắc. Do đó, nhận thức thiên tai ở cấp độ khác nhau trở thành vấn đề thực
tiễn được các cơ sở giáo dục, đào tạo, các khoa bộ môn, giảng viên, sinh viên, và cộng

đồng địa phương khu vực Tây Bắc quan tâm.
Giáo dục phịng chống thiên tai có thể được tích hợp vào nhiều bài học, học
phần cả lý thuyết và thực hành đồng thời có thể là những chủ đề ngoại khóa trong các
cuộc thi dành cho sinh viên. Do đó, sinh viên có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau,
đây là thuận lợi để tăng cường đưa giáo dục phòng chống thiên tai vào các trường đại
học, cao đẳng khu vực Tây Bắc.
Sinh viên các dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng khu
vực Tây Bắc sinh ra và trưởng thành trong mơi trường điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,
khó khăn, từ nhỏ được tiếp cận với kinh nghiệm phòng chống thiên tai của gia đình,
cộng đồng địa phương nên giúp họ ý thức việc vận dụng kiến thức khoa học nhận biết,
phòng tránh thiên tai với kinh nghiệm cá nhân vào thực tiễn lĩnh vực công tác.
Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước nói chung, khu
vực Tây Bắc nói riêng chưa có mơn học/học phần độc lập giáo dục phòng tránh thiên
tai, do vậy chưa hình thành hệ thống nội dung, đào tạo, phương thức tổ chức giáo dục
phịng tránh thiên tai có bài bản tại tất cả các cấp học.
Bảng 3: Số sinh viên đại học và cao đẳng phân theo địa phương các tỉnh Tây Bắc
Đơn vị tính : Nghìn người
Tỉnh
Hịa Bình

Sinh viên công lập
1.808

89


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Sơn La
Điện Biên

Lai Châu
Yên Bái
Lào Cai
Tổng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

14.825
800
1.879
1.192
2.089
22.593
Nguồn Tổng cục Thống kê 2014 [4]

Trên 90 % sinh viên theo học các ngành đào tạo giáo viên tại các trường đại
học, cao đẳng khu vực Tây Bắc là con em dân tộc thiểu số (người Thái, Mường,
Mông, Dao…), những hạn chế về ngôn ngữ, tâm lý lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của
sinh viên người dân tộc thiểu số có nhiều nét khác biệt so với mặt bằng chung. Do vậy,
cần có cách tiếp cận nội dung và phương pháp giáo dục phòng tránh thiên tai phù hợp.
3.4. Nội dung giáo dục phát triển năng lực phòng tránh thiên tai
BĐKH đang trở thành thách thức trong quá trình phát triển kinh tế vùng Tây
Bắc, biểu hiện BĐKH cơ bản tại khu vực Tây Bắc qua các hiện tượng; mùa khô kéo
dài gây thiếu nước, hạn hán; lũ ống, lũ quét sạt lở đất đá cục bộ; các hiện tượng thời
tiết cực đoan rét đậm, rét hại, Do đó, giáo dục phịng tránh thiên tai cho sinh viên sư
phạm cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau
Bảng 4: Nội dung giáo dục phát triển năng lực giáo dục phòng tránh hiện
tượng thiên tai
Nội dung 1: Kiến thức, kỹ năng phòng tránh thiếu nước, hạn hán trong mùa
khơ

Kiến thức

Kỹ năng phịng tránh

- Nhận diện tình - Phân tích, đánh giá được những quy
trạng khô hạn
hoạch, sử dụng hợp lý nguồn nước tại
- Xác định được các hồ thủy điện tại khu vực Tây Bắc
các đợt nắng trong các môn học như Địa lý, Giáo
dục mơi trường.
nóng
- Chỉ ra ngun
nhân gây khơ
hạn, năng nóng
- Xác định được
tác động bất lợi

90

Thái độ
- Ý thức, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên nước.

- Lồng ghép ý thức sử
dụng
thơng
minh
nguồn nước vào các
- Tích hợp, lồng ghép giáo dục sử dụng hoạt động dạy học
các loại giống cây trồng thích hợp, sử

dụng ít nước, có sức chống chịu cao
trong khô hạn vào các môn học bậc
phổ thông qua đợt thực tập sư phậm


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

của khô hạn,
thiếu nước đối
với sản xuất và
đời sống.

bậc tiểu học, THCS, THPT.
- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa việc
giáo dục ý thức trồng, bảo vệ rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ qua các phần
thực thực hành, thực địa trong chương
trình đào tạo.

Nội dung 2: Kiến thức phòng tránh lũ ống, lũ quét trượt lở đất đá cục bộ
Kiến thức

Kỹ năng phịng tránh

- Phân tích được chú giải cảnh báo lũ
ống, lũ quét, trượt lở đất đá trong bản
đồ của dự án “Điều tra, đánh giá và
phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở
- Xác định được đất đá các vùng miền núi Việt Nam”,
các tháng trong (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng

năm xảy ra lũ sản chủ trì 2012 ÷ 2015) [4].
ống, lũ qt, - Đánh giá vai trị, vị trí của việc trồng
trượt lở đất đá.
rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn trong
- Liệt kê các tác quá trình điều tiết nguồn nước cho các
động và thiệt hại nhà máy thủy điện; phòng chống lũ lụt.
- Nhận diện hiện
trạng lũ ống, lũ
quét trượt lở đất
đá cục bộ.

của lũ ống, lũ
quét, trượt lở đất
đá với sản xuất,
đời sống người
dân Tây Bắc.

Thái độ
- Rèn luyện ý thức
trách nhiệm xã hội của
nhà giáo tương lai với
cộng đồng thơng qua
các hoạt động tích hợp
nội dung phịng tránh
lũ ống, lũ quét vào các
hoạt động học tập, rèn
luyện nghiệp vụ sư
phạm thưỡng xuyên

- Thực hành được kỹ năng phịng

tránh, đối phó lượt lở đất đá, lũ qt
cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, địa phương bố trí nơi sơ tán
an tồn cho người dân trong vùng nguy
hiểm khi có cảnh báo về bão, lũ và
mưa lớn.
- Phân tích được các phương pháp phù
hợp nhằm đẩy mạnh công tác truyền
thông cộng đồng hạn chế thiệt hại do
lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền
núi Tây Bắc.

Nội dung 3: Kiến thức, kỹ năng phòng tránh thời tiết cực đoan rét đậm, rét hại
Kiến thức

Kỹ năng phòng tránh

Thái độ

91


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Nhận diện diễn - Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của hệ
biến rét đậm, rét thống tập quán, kinh nghiệm và sáng
hại.
kiến cộng đồng dân tộc thiểu số trong

- Xác định được phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do rét
tác động bất lợi đậm, rét hại.
của rét đậm, rét
hại đến trồng
trọt, vật nuôi, sức
khỏe của con
người.

- Ý thức tích hợp kinh
nghiệm, sáng kiến cộng
đồng và kỹ thuật
phịng tránh rét đậm,
rét hại.

- Thực hành tuyên truyền thông tin về
rét đậm, rét hại trong cộng đồng dân
tộc thiểu số trên các loại hình phương
tiện thơng tin, giúp người dân chủ
động ứng phó.
- Tổ chức được những buổi tập huấn
kỹ thuật phịng chống chịu rét, giới
thiệu các mơ hình sản xuất tránh rét và
chống rét.
Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.5. Phương pháp giáo dục phịng tránh thiên tai
3.5.1. Phương pháp tích hợp giáo dục phòng tránh thiên tai vào các học
phần đào tạo
Chương trình đào tạo giáo viên mầm non: Giáo dục nhận thức các hiện tượng
thiên tai điển hình qua việc tích hợp vào các học phần trong chương trình đào tạo giáo

viên mầm non như: Phương pháp cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh; vệ
sinh phịng bệnh trẻ em, hình thành cho giáo sinh một số năng lực giáo dục và dạy học
cho trẻ: Phát triển thể chất thơng qua trị chơi vận động: Ai nhanh hơn, Ai chuyển đồ
nhanh hơn, lựa chọn quần áo phù hợp thời tiết, chăm sóc cây, dạo chơi ngồi trời; Phát
triển nhận thức qua hình thức: xem tranh về trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét, rét đậm, rét
hại; Phát triển ngơn ngữ qua hình thức: kể chuyện,đọc thơ: “Cả nhà chống bão” “Rét
về” tơ tranh; Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội: ăn mặc phù hợp với thời tiết; khơng
sợ hãi hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn khi có
thảm hoạ thiên tai ; không tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán, biết tìm nơi trú ẩn
an tồn khi có mưa bão, lũ ống, lũ qt phịng lũ quét, biết gọi người lớn khi gặp nguy
hiểm.., thu gom rác ở trường trồng cây, chăm sóc vật ni, tiết kiệm năng lượng (điện,
nước...), bảo vệ nguồn nước, cây xanh. Phát triển triển thẩm mĩ: Nghe, hát, múa, vận
động theo nhạc các bài hát liên quan đến thời tiết, trái đất, mơi trường và biến đổi khí
hậu: “Trời nắng, trời mưa”, “Mưa rơi”, “Trái đất này là của chúng mình”, “Em yêu cây
xanh”. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhận thức phòng tránh thiên tai,

92


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

giáo sinh cần phải rèn kỹ năng và sử dụng phương pháp thích hợp, gây hứng thú và
duy trì được hứng thú cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm
với thực tế tại địa phương, gia đình, bản làng, cộng đồng nơi các em đang sống.
Chương trình đào tạo giáo phổ thông (tiểu học, trung học cơ, THPT), việc tích
hợp kiến thức nhận biết các hiện tượng thiên tai và các biện pháp phòng tránh, giảm
nhẹ qua học phần khoa học mơi trường trong chương trình đào tạo là phương pháp
giáo dục hiệu quả. Hình thành cho giáo sinh năng lực và phương pháp giáo dục cho
học sinh phổ thông hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với mơi trường sống xung
quanh, thói quen sống ngăn nắp, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng để

giảm thiểu tác động tiêu cực từ các hiện tương thiên tai.
3.5.2. Phương pháp phát triển năng lực giáo dục phòng tránh thiên tai qua
hoạt động ngoại khóa
Nội dung giáo dục ý thức phòng tránh thiên tai cho sinh viên sư phạm khu vực
Tây Bắc thông qua nhiều hoạt động giáo dục bằng hình thức ngoại khóa đa dạng, trong
đó tổ chức các chương trình kiểu trị chơi trí tuệ sẽ mang lại hiệu quả thiết thực: ví dụ,
các khoa sư phạm tổ chức các buổi ngoại khóa như: “Sinh viên các dân tộc Tây Bắc
với Biến đổi khí hậu”. Các đội thi trải qua 3 phần thi: Phần 1: Giới thiệu và chào hỏi;
Phần 2: Tiểu phẩm biến đổi khí hậu, Phần 3: vịng thi hùng biện với tên gọi: “Thơng
điệp xanh”. Trong các phần thi, sinh viên nêu bật ý tưởng và nội dung làm nổi bật lên
thực trạng nhận thức của sinh viên, đề xuất những phương án tuyên truyền về biến đổi
khí hậu và bảo vệ mơi trường hiệu quả tại khu vực Tây Bắc.
3.5.3. Phương pháp phát triển năng lực giáo dục phòng tránh thiên tai qua
hoạt động học tập, tham quan, trải nghiệm
Hoạt động này, nên được vận dụng trong các đợt thực tập sư phạm của
sinh viên tại địa phương, các đoàn thực tập xây dựng kế hoạch trải nghiệm thực tế
nhằm tìm hiểu và đánh giá tác động của các hiện tượng thiên tai ngay tại địa bàn thực
tập vào thời gian phù hợp. Mục tiêu giúp sinh viên sư phạm người dân tộc thiểu số tại
các tỉnh Tây Bắc có nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH), thơng qua các hiện tượng
cụ thể đang ảnh hưởng trực tiếp tại khu vực Tây Bắc như: mùa khô kéo dài gây thiếu
nước, hạn hán; lũ ống, lũ quét sạt lở đất đá cục bộ; các hiện tượng thời tiết cực đoan
rét đậm, rét hại. Tăng cường năng lực cho sinh viên để họ có kiến thức, kỹ năng và
hành động thiết thực từ đó, đưa ra một số giải pháp tích hợp, đồng bộ nhằm giảm nhẹ
tác động bất lợi do thiên tai gây ra trong sản xuất nông lâm nghiệp nơi sống và làm
việc và đối ở các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
4.

KẾT LUẬN

93



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Diễn biến tình thế thời tiết ở các tỉnh Tây Bắc cho thấy tác động bất lợi
của thiên tai ngày càng lớn đến khu vực Tây Bắc. Những biểu hiện rõ nét nhất là các
hiện tượng thời tiết diễn biến ngày càng thất thường khó dự báo, có xu hướng gia tăng:
thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, mưa lớn, cục bộ đã gây ra lũ ống, lũ quét, xói
lở, cùng với những hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như rơng, lốc xốy, mưa đá,
xương muối, rét đậm, rét hại ngày càng nhiều và khó dự báo. Trước những tác động
ngày càng rõ rệt của thiên tai do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, hệ thống cơ sở giáo
dục và đào tạo ở Tây Bắc cần xây dựng kế hoạch giáo dục và biện pháp giáo dục hiệu
quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo
dục giai đoạn 2011 – 2020. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu về giáo dục phòng tránh
thiên tai, nghiên cứu này đưa ra số khuyến nghị, giải pháp và phương pháp giáo dục và
đào tạo giúp nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai cho giáo sinh sư phạm trong khu
vực, hướng đến mục tiêu đào tạo ra những giáo viên tương lai vận dụng kiến thức, kỹ
năng, thái độ hình thành năng lực phòng tránh, giảm nhẹ tác động bất lợi của thiên tai
trên các phương diện: Nhận diện các hiện tượng thiên tai điển hình, quy mơ, diễn biến
và tác động của các đợt hạn hán trong mùa khô; xác định quy luật, nguyên nhân gây ra
hiện tượng lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá cục bộ mùa mưa; Nhận diện, dự báo các hiện
tượng thời tiết cực đoan rét đậm, rét hại. Trên cơ sở đó, chủ động vận dụng phương
pháp giáo dục phòng tránh thiên tai vào quá trình dạy học phù hợp với đặc điểm nhận
thức của học sinh từ bậc giáo dục mầm non, đến giáo dục phổ thơng theo hướng phát
triển năng lực tồn diện ở người học.
Trước thách thức của thiên tai đang diễn biến phức tạp và khó dự báo tại
khu vực Tây Bắc, thiết nghĩ các trường, khoa đào tạo giáo viên trong khu vực cần phải
đi tiên phong với những kế hoạch, nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với đặc

điểm học sinh, sinh viên sư phạm người dân tộc thiểu số, đồng thời các cơ sở giáo dục
và đào tạo giáo viên khu vực phải xây dựng và hành động có trách nhiệm với xã hội
thơng qua các hoạt động giáo dục và đào tạo cho cộng đồng các dân tộc thiểu giúp họ
nâng cao năng lực thích ứng, giảm nhẹ, và tăng cường sức chống chịu của cả cộng
đồng trước thách thức từ thiên tai vì mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Văn Tân và cộng sự (2008), Nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu tồn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng
dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[2]. Hồng Vân (2014), Giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: những
nỗ lực đồng bộ, Đài tiếng nói Việt Nam.

94


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

[3]. Bộ giáo dục & Đào tạo (2011), Kế hoạch hành động thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011
– 2020.
[4]. Tổng cục thống kê (2014), Thống kê số trường học, lớp học, giáo viên
và học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học 06 tỉnh Tây
Bắc.

95




×