Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG GIAO TIẾP sư PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO dục mầm NON TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.17 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ThS. Vũ Thúy Hoàn
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm là vấn đề quan trọng trong công
tác đào tạo giáo viên hiện nay, đặc biệt là trong đào tạo giáo viên mầm non. Kỹ năng
giao tiếp sư phạm cần được hình thành và phát triển qua các bước, từ lĩnh hội tri thức,
quan sát đến luyện tập, trong đó khâu luyện tập qua thực hành trải nghiệm đóng vai trò
quan trọng nhất. Thực trạng rèn kỹ năng giao tiếp sư phạm trong công tác đào tạo giáo
viên mầm non tại Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho thấy cần phải đổi mới hơn nữa nhằm
phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn.
Từ khóa: Kỹ năng, giao tiếp sư phạm, kỹ năng giao tiếp sư phạm, cơ chế hình
thành kỹ năng, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, sư phạm mầm non.
Abstract: Develop pedagogical communication skills are important issues in
the training of teachers at present, especially in pre-school teacher training.
Pedagogical communication skills should be formed and developed through the steps,
from the fields of knowledge, to train observers, including through practical training
sewing experience the most important role. Situation forging communication skills in
pedagogical training for preschool teachers at the Ha Noi Metropolitan University
indicate the need for more innovation in order to develop pedagogical communication
skills to students more effectively, more quyckly.
Keyword: Skill, Pedagogical communication, Pedagogical communication
skills, skills formation mechanism, Ha Noi Metropolitan University, Preschool
Pedagogy
Mở đầu
Để quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả, người giáo viên
mầm non cần phải được trang bị đầy đủ năng lực chuyên môn, bên cạnh đó là các kỹ


năng nghề nghiệp, như kỹ năng phát triển và tổ chức thực hiện chương trình, kỹ năng
chăm sóc giáo dục, kỹ năng dạy học, kỹ năng giao tiếp sư phạm, kỹ năng quản lý
nhóm lớp (kỹ năng chủ nhiệm lớp)…v..v..Trong đó kỹ năng giao tiếp đóng vai trò đặc

210


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

biệt quan trọng, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các kỹ năng còn lại, ảnh hưởng đến tất
cả các khâu trong quá trình giáo dục.
Thực tế hiện nay cho thấy, tại một số cơ sở nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non còn nhiều hạn chế liên quan đến vấn đề giao tiếp ứng xử với trẻ, gây nên
những dư luận không tốt đối với hình ảnh người giáo viên mầm non. Vì vậy, trong quá
trình đào tạo giáo viên mầm non tại các trường sư phạm và quá trình bồi dưỡng thường
xuyên hàng năm cho giáo viên cần phải chú trọng hơn nữa tới việc hình thành, phát
triển kỹ năng giao tiếp sư phạm.
Để có được những kỹ năng giao tiếp sư phạm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đòi
hỏi mỗi sinh viên - mỗi giáo viên mầm non tương lai phải tích cực rèn luyện ngay từ
những ngày đầu bước chân vào học ngành. Cùng với sự tích cực của sinh viên, chương
trình đào tạo trong trường sư phạm cũng là một yếu tố then chốt trong quá trình hình
thành nhân cách nghề nghiệp, các hoạt động đào tạo cần phải có những đổi mới nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội. Và để có được
các biện pháp hiệu quả cho hoạt động rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm
cho sinh viên mầm non nói riêng, sinh viên sư phạm nói chung, trước tiên ta phải nắm
được cơ chế hình thành của nó.
Nội dung
Kỹ năng giao tiếp sư phạm và cơ chế hình thành
Kỹ năng giao tiếp sư phạm là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm giao
tiếp của giáo viên vào việc thiết lập mối quan hệ tích cực với người học, từ đó thực

hiện quá trình truyền đạt thông tin giáo dục, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác
động qua lại với người học, nhằm đạt mục đích giáo dục. Nói cách khác, kỹ năng giao
tiếp sư phạm là sự phối hợp hài hòa giữa tri thức, năng lực sư phạm và thái độ của giáo
viên, được bộc lộ trong hoạt động giáo dục. Đó là sự chín muồi các phẩm chất nhân
cách và năng lực của người giáo viên trong nghề nghiệp của mình.
Như vậy, kỹ năng giao tiếp sư phạm được thể hiện ra ngoài thực tế qua các thao
tác, nó là kết quả của quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm và thái độ tích cực của
người giáo viên nhằm thực hiện có hiệu quả theo mục đích đã đề ra. Có thể coi kỹ
năng giao tiếp sư phạm như là mặt năng lực của nhà sư phạm. Khi xem xét kỹ năng
giao tiếp sư phạm, cần phải chú ý đến tính đúng đắn, sự linh hoạt, mềm dẻo trong hành
động.

211


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Mỗi cá nhân khi sinh ra đều không có sẵn bất kỳ một kỹ năng nào, nhà sư phạm
cũng vậy, để có được kỹ năng sư phạm, học phải trải qua một quá trình rèn luyện, vậy
cơ chế hình thành kỹ năng diễn ra như thế nào?
Quá trình hình thành kỹ năng bất kỳ, gồm 3 bước:
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu (Thông qua các tình huống giả định
và hoạt động trải nghiệm).
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện
hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra. (Thông qua các tình huống giả định và hoạt
động trải nghiệm).
Như vậy, việc nhận thức mục đích, cách thức và điều kiện hành động là rất

quan trọng. Vì mục đích là kết quả mà cá nhân đã dự kiến trước khi bắt tay vào hành
động. Trên cơ sở xác định mục đích hành động, cá nhân sẽ lập kế hoạch và tìm các
điều kiện, biện pháp phù hợp để đạt được mục đích. Như vậy, đây chỉ là bước định
hướng hành động. Nếu chỉ dừng lại ở bước này thì chưa có kỹ năng, vì nó chỉ thể hiện
mặt lý thuyết, tri thức về hành động, chứ chưa có mặt kỹ thuật, thao tác thực tiễn của
hành động để đạt mục đích đã đề ra.
Giai đoạn làm thử theo mẫu không kém phần quan trọng. Ở giai đoạn này, một
mặt cá nhân thực hiện các thao tác theo mẫu để hình thành kỹ năng, mặt khác đối
chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao tác, hành động nhằm đạt kết
quả, giảm bớt những sai sót trong quá trình hành động. Tùy theo khả năng của từng
người mà độ sai sót nhiều hay ít, giai đoạn làm thử dài hay ngắn.
Sau khi làm thử để nắm vững cách thức hành động, cá nhân phải tiến hành
luyện tập để hoàn thiện kỹ năng. Ở giai đoạn này các tri thức về hành động được củng
cố nhiều lần, cách thức hành động cũng được ôn luyện có hệ thống giúp cho cá nhân
nắm vững hành động hơn. Tuy nhiên, đến đây kỹ năng vẫn chưa ổn định. Nhiều khi,
cá nhân có thể đạt được kết quả cần thiết xong vẫn còn sai sót, vấp váp trong hành
động. Kỹ năng sẽ phát triển và thật sự ổn định khi cá nhân hành động có kết quả trong
những điều kiện khác nhau.
Việc luyện tập đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện
luyện tập, tính hệ thống của quá trình luyện tập, đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân.
Vì vậy, khi rèn luyện nhằm hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm
cho các giáo viên mầm non tương lai, trước hết ta cần giúp họ xác định mục đích, sau

212


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

đó phải thông hiểu cách thức thực hiện, hình thành động cơ và trang bị cho họ một
thực tế để trải nghiệm, để rèn luyện. Có thể nói, thực tế trải nghiệm là khâu then chốt

trong quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là đối với nghề dạy học.
Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
từ 3 đến 72 tháng tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non. Vị trí của người giáo viên mầm
non có thể được coi là người thầy đầu tiên cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nền móng
ban đầu nhân cách của con người nói chung, trẻ em nói riêng. Điều đó cũng cho thấy
vai trò, trách nhiệm rất đặc biệt của họ đối với xã hội.
Do đặc thù của đối tượng tác động là những trẻ trước tuổi học, vì vậy, khác với
cô giáo ở các cấp học khác, giáo viên mầm non phải chăm sóc giáo dục trẻ theo
phương thức cô giáo như mẹ hiền. Cho nên, giáo viên mầm non phải hội tụ đủ những
hành vi ứng xử của người mẹ: dịu dàng, tận tụy, tỉ mỉ, vô tư (không vụ lợi), nhẹ nhàng
khi chăm sóc trẻ. Giáo viên mầm non là những người có tri thức tổng hợp khoa học
giáo dục mầm non một cách có hệ thống, biết vận dụng sáng tạo những tri thức trong
giao tiếp ứng xử với trẻ thể hiện qua sự mẫu mực hành vi ứng xử đối với mọi người,
đối với trẻ từ lời nói rõ ràng, mạch lạc, thao tác hành vi chứa đựng những thái độ đầy
lòng nhân ái, vị tha.
Từ những đặc điểm riêng đó, giao tiếp sư phạm của người giáo viên mầm non
với trẻ luôn thể hiện rõ tính xúc cảm, tính gia đình, động viên khuyến khích, đảm bảo
nguyên tắc dạy – dỗ, được thể hiện thông qua hàng loạt các kỹ năng cơ bản như: kỹ
năng nuôi dưỡng, kỹ năng chăm sóc, kỹ năng giáo dục trẻ. Các kỹ năng quan trọng
này của họ đã được hình thành và rèn luyện ngay từ khi là sinh viên, thông qua các
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Thực trạng hoạt động hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm cho
sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
Có thể nói rằng, việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp sư phạm đóng
vai trò quan trọng trong công tác đào tạo nghề cho sinh viên. Từ cơ chế hình thành kỹ
năng đã cho thấy, việc hình thành và phát triển kỹ năng nghề sẽ chỉ được diễn ra khi cá
nhân được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non của trường Đại học
Thủ Đô Hà Nội, sinh viên được thực hành, thực tập tại trường mầm non với thời lượng

khá lớn, bao gồm 3 đợt thực hành (mỗi đợt 2 tuần) và 2 đợt thực tập sư phạm (4 tuần

213


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

và 8 tuần). Với thời lượng như vậy, sinh viên khoa giáo dục mầm non đã có cơ hội rất
lớn để rèn luyện kỹ năng giao tiếp với trẻ ở mọi lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Bên
cạnh đó, việc thực hành các kỹ năng giao tiếp sư phạm trên lớp được tiến hành đan xen
trong suốt quá trình học lý thuyết cũng chiếm chỉ trọng khá lớn (đặc biệt là các học
phần nghiên cứu về tâm lý trẻ mầm non, Phương pháp ngành v.v….). Ngoài ra, sinh
viên còn được tham gia các hoạt động nhằm rèn kỹ năng giao tiếp sư phạm như cuộc
thi nghiệp vụ sư phạm cấp lớp, cấp khoa, cấp trường, các cuộc thi tài năng sư phạm ..
v. v..
Đó là những thuận lợi trong quá trình đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non.
Bên cạnh đó, chúng tôi thấy còn nhiều điểm bất cập, dẫn tới việc rèn luyện phát triển kỹ
năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên chưa thực sự có hiệu quả như mong đợi.
Thứ nhất, việc rèn kỹ năng giao tiếp sư phạm chưa được diễn ra thường xuyên
mà chỉ được tiến hành theo từng đợt tập trung, hết mỗi đợt như vậy, mọi thứ lại tạm
gác lại. Thứ hai, đối với một số môn, việc thực hành rèn nghề còn mang tính kịch
nhiều (không phải là thực hành trên đối tượng) nên chưa sát với thực tế. Chẳng hạn
trong môn học Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, thực hành rèn kỹ năng tổ
chức cho trẻ chơi nhưng có cô mà không có trẻ, sinh viên phải vừa là cô để thể hiện
kiến thức của mình, lại vừa phải nhập vai trẻ, vì vậy toàn bộ quá trình giao tiếp diễn ra
trong hoạt động đều mang tính khiên cưỡng, giả định là nhiều. Khi tiến hành trên đối
tượng thực sẽ gặp nhiều bất cập. Các hoạt động xử lý tình huống sư phạm của một số
môn học khác cũng diễn ra trong tình trạng như vậy.

Thực trạng đó cho thấy, hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên
khoa Giáo dục Mầm non của trường Đại học Thủ Đô Hà Nội bên cạnh những thuận lợi
thì vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Bàn luận và đề xuất
Như vậy, để hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kỹ năng
nghề nghiệp hơn nữa cho sinh viên khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Thủ Đô
Hà Nội, cần phải làm tốt một số vấn đề sau:
Về phía giảng viên
Đối với các giảng viên giảng dạy các học phần Tâm lý – giáo dục mầm non,
cần chủ động cập nhật, tìm hiểu thêm các tình huống sư phạm mới nảy sinh ngoài thực
tiễn và đưa vào trong quá trình giảng dạy để sinh viên trao đổi, thảo luận nhằm hình
thành các kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên.

214


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Với các giáo viên giảng dạy các môn phương pháp, ngoài việc thường xuyên
cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến, các yêu cầu đổi mới ngoài thực tế, cần
thường xuyên củng cố các kiến thức tâm lý, giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, cùng với
sự phát triển của xã hội, các đặc điểm phát triển tâm lý, thể lực và vận động của trẻ
ngày càng có nhiều những biến đổi và phát triển đa dạng, phức tạp. Nếu phương pháp
giảng dạy không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ngoài thực tế thì công tác
chăm sóc giáo dục trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng
dạy, giảng viên cần quan tâm đến việc dạy mẫu, làm mẫu. Đây là một khâu tất yếu
trong quá trình hình thành kỹ năng. Các giảng viên có thể chủ động đề xuất và mời các
giáo viên giỏi từ các trường mầm non cùng thiết kế, xây dựng và làm mẫu ngay tại
giảng đường. Sự sinh động trong hoạt động học tập trên lớp sẽ giúp sinh viên hình
thành kỹ năng sư phạm một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Trong quá trình giảng dạy, cần tăng cường giáo dục nhân thức cho sinh viên
nhằm giúp họ ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giao tiếp sư
phạm đối với việc hình thành, phát triển kỹ năng nghề, từ đó sinh viên sẽ chủ động,
tích cực rèn luyện thường xuyên, liên tục. Tránh hiện tượng chỉ chú trọng đến việc tiếp
thu kiến thức ngành mà bỏ qua kiến thức nghiệp vụ.
2.2. Về phía nhà trường
* Trong chương trình đào tạo cần bổ sung 1 đợt kiến tập đầu khóa. Sau khi sinh
viên năm thứ nhất nhập học xong, sẽ được đưa xuống trường mầm non theo hình thức
tập trung trong 1 tuần, nhằm bước đầu có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp mà mình
sẽ nghiên cứu, học tập và làm việc trong tương lai.
Khác với các chuyên ngành đào tạo khác, như đào tạo giáo viên Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, khi lựa chọn nghề, hầu như sinh viên mầm non
không hình dung được công việc nghề nghiệp mà mình sau này là gì, bởi vì những
hình ảnh về hoạt động mà họ được tham gia từ ngày còn là trẻ mầm non thì đã quá lâu,
hầu như không còn ấn tượng gì nhiều, và cũng đã khác xa rất nhiều so với cuộc sống
hiện nay. Còn hiện tại thì không thể vào các trường mầm non để quan sát và tìm hiểu,
nếu có thì cũng chỉ là sau giờ hành chính, hoặc nếu có tham khảo trên các kênh thông
tin như internet thì cũng chỉ là các tiết dạy (hoạt động) đơn lẻ. Chính vì vậy, các sinh
viên mầm non khi bắt đầu được tham gia vào quá trình đào tạo nghề đều chưa có một
kiến thức cụ thể nào về nghề. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình học
tập lý thuyết trên lớp ngay tại học kỳ đầu tiên cũng như quá trình giao tiếp với trẻ khi
đi thực hành tại học kỳ 2 của khóa học.

215


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


*Về cơ sở vật chất, cần trang bị phòng thực hành nghiệp vụ sư phạm với đầy đủ
các trang thiết bị dạy học, bàn ghế, thảm ngồi .v.v… và đồ dùng đồ chơi như một
phòng học của trẻ ở trường mầm non. Phòng thực hành sẽ là nơi để sinh viên và giảng
viên các môn phương pháp tiến hành các hoạt động thực hành môn học một cách
thường xuyên, sinh viên sẽ có cơ hội để thể hiện cách chuẩn bị môi trường chơi, đội
hình chơi cũng như các bước trong giáo án tổ chức hoạt động. Ngoài ra, phòng thực
hành cũng là nơi để giảng viên và sinh viên triển khai thí điểm các mô hình giáo dục
mới cho trẻ mầm non thông qua các giờ dạy thực nghiệm và đảm bảo nguyên tắc giáo
dục gắn lý thuyết với thực hành.
Bên cạnh đó, việc xây dựng trường mầm non thực hành và xây dựng mạng lưới
trường mầm non thực hành vệ tinh cũng là một yếu tố rất quan trọng, tạo cơ hội cho
sinh viên được thực hành trải nghiệm ở các môi trường khác nhau, hình thành và phát
triển các kỹ năng nghề nghiệp một cách ổn định như yêu cầu của cơ chế hình thành kỹ
năng.
Hệ thống thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi trong giảng dạy cho các môn học
cần được trang bị đầy đủ. Hiện nay, việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên mầm non hầu hết đầu thông qua các tri thức trong giáo trình, hoặc tốt hơn một
chút là qua quan sát các video do các giảng viên sưu tầm. Đây là một tồn tại không
nhỏ đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, việc dạy “chay” như vậy sẽ không
tạo được cơ hội cho sinh viên thực hiện đủ 3 bước để hình thành kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm.
*Cần đổi mới nội dung, cách đánh giá và cách thức tổ chức các hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ cho sinh viên và có cơ chế hỗ trợ hợp lý. Các cuộc thi Nghiệp vụ giỏi
diễn ra hàng năm bên cạnh việc tổ chức thi giảng, nên bổ sung thêm nội dung thi soạn
giáo án và được tổ chức trước các phần thi còn lại một khoảng thời gian nhất định
(phần thi giảng, soạn giáo án sẽ phải là phần thi trọng tâm của hội thi). Thực tế hiện
nay cho thấy các phần thi của Hội thi Nghiệp vụ Giỏi như Lời chào sinh viên, Sinh
viên thông thái, Tài năng sinh viên được quan tâm đầu tư rất nhiều, diễn ra rất sôi nổi,
tuy nhiên phần Thi giảng chuyên ngành chưa tạo được sự quan tâm nhiều như vậy từ
phía sinh viên. Để thay đổi được tình hình đó, cần có sự định hướng, truyền thông của

khoa và của nhà trường.
Bên cạnh đó, nhà trường tạo điều kiện để Khoa Giáo dục Mầm non được liên
kết, hợp tác toàn diện với các trường mầm non công lập, quốc tế có chất lượng đã
được thẩm định để tạo cơ hội cho sinh viên giao lưu học hỏi các kỹ năng nghiệp vụ sư

216


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

phạm trong các môi trường tiên tiến, quốc tế. Trong khi chờ đợi việc xây dựng trường
mầm non thực hành theo chủ trương, cần tìm kiếm 1 đến 2 trường mầm non công lập
đủ điều kiện để trở thành trường mầm non thực hành của trường Đại học Thủ Đô. Như
vậy, mọi hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên khoa mầm non tại
trường thực hành sẽ được thực hiện sớm hơn, và tận dụng được cơ sở vật chất và con
người của đơn vị hợp tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD và ĐT (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
[2]. Bộ GD và ĐT (2012), Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt
Nam
[3]. Bộ GD và ĐT (2014), Điều lệ trường mâm non
[4]. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2011), Giáo dục học mầm
non, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
[5]. Crucchetxki V.A (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, tập 1,2. NXB
Giáo dục.
[6]. Hồ Ngọc Đại (1983), Công nghệ giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Hồ Ngọc Đại (2012), Nghiệp vụ sư phạm hiện đại, tập 1,2, NXB Đại học Sư
phạm.
[8]. M.X.Mukhina (1981), Tâm lý học mẫu giáo (tập 1,2), NXB Giáo dục
[9]. Nicole R.Nungesser, Ruth V. Watkins (2005), Preschool Teachers’ Percesptions

and Reactions to Challenging Classroom Behavior: Implications for Speech –
Language Pathologists. Language, Speech, And Hearing Services in Schools.
Vol.36, page 139-151.
[10]. Emel Arslan (2010), Analysis of Communication Skill and Interpesonal Problem
Solving in Preschool Trainees. Social Behavior and Personality Vol.38 page 523530.
[11]. R.Ragip Basbagi (2012), Interculture Communication Skill among Prospective
Turkish Teacher of German in The Context of The Comparative Country
Knowledge Course. Educational Sciences: Theory &Practice Vol.12 page 21872193
[12]. Fulya Yukesel – Sahin (2008), Communication Skill Levels in Turkish
Prospective Teachers Social Behavior and Personality Vol.36 page 1283 -1294.

217



×